BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
TRẦN VIỆT TUẤN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN
NGHỆ THUẬT TẠI ĐOÀN KỊCH NÓI HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Khóa 5 (2016 - 2018)
Hà Nội, 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
TRẦN VIỆT TUẤN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN
NGHỆ THUẬT TẠI ĐOÀN KỊCH NÓI HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 8319042
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hường
Hà Nội, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn "Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ
thuật tại Đoàn Kịch nói Hải Phòng" là công trình nghiên cứu của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Thu Hường.
Các trích dẫn, bảng biểu, số liệu, nhận xét nêu trong luận văn là
trung thực, có xuất xứ rõ ràng.
Về những ý kiến khoa học được đề cập trong luận văn, nếu có điều
gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn
Trần Việt Tuấn
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ VHTTDL
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
CT/TW
Chỉ thị Trung ương
NQCP
Nghị quyết Chính phủ
NSND
Nghệ sĩ nhân dân
NSƯT
Nghệ sĩ ưu tú
NSXSTP
Nghệ sĩ xuất sắc thành phố
NTSK
Nghệ thuật sân khấu
Nxb
Nhà xuất bản
QĐ-TTg
Quyết định Thủ tướng
QĐ-UBND
Quyết định ủy ban nhân dân
SK
Sân khấu
Sở VHTT
Sở Văn hóa và Thể thao
TBTW
Thông báo Trung ương
TT-BVHTTDL
Thông tư Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch
TW
Trung ương
UBHC
Ủy ban hành chính
UBND
Ủy ban nhân dân
VHTTDL
Văn hóa thể thao du lịch
XHH
Xã hội hóa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐOÀN KỊCH NÓI HẢI PHÒNG ......................... 17
1.1. Một số khái niệm .................................................................................. 17
1.1.1. Nghệ thuật sân khấu .......................................................................... 17
1.1.2. Biểu diễn nghệ thuật.......................................................................... 19
1.1.3. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật ............................................................ 20
1.1.4. Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật ........................................... 20
1.1.5. Văn bản quản lý nhà nước về hoạt động biểu diễn nghệ thuật ......... 22
1.2. Tổng quan về Đoàn Kịch nói Hải Phòng ............................................. 22
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................... 22
1.2.2. Đặc điểm hoạt động của Đoàn Kịch nói Hải Phòng ......................... 35
1.2.3. Vai trò quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật đối với Đoàn Kịch nói
Hải Phòng .................................................................................................... 37
Tiểu kết ........................................................................................................ 38
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN
NGHỆ THUẬT TẠI ĐOÀN KỊCH NÓI HẢI PHÒNG ............................. 39
2.1. Chủ thể quản lý nhà nước hoạt động biểu diễn nghệ thuật .................. 39
2.1.1. Cục Nghệ thuật biểu diễn .................................................................. 39
2.1.2. Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng ................................. 40
2.1.3. Đoàn Kịch nói Hải Phòng ................................................................. 41
2.2. Hoạt động nghệ thuật biểu diễn của Đoàn Kịch nói Hải Phòng .......... 43
2.2.1. Phục vụ nhiệm vụ chính trị ............................................................... 45
2.2.2. Phục vụ đời sống văn hóa của nhân dân thành phố .......................... 46
2.3. Công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Kịch nói
Hải Phòng .................................................................................................... 47
2.3.1. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy có liên quan ..................... 47
2.3.2. Công tác xây dựng kế hoạch biểu diễn ............................................. 47
2.3.3. Công tác xây dựng chương trình, kịch mục ...................................... 49
2.3.4. Hoạt động Marketing, truyền thông tổ chức biểu diễn ..................... 50
2.3.5. Công tác phát triển khán giả.............................................................. 53
2.3.6. Quản lý tổ chức biểu diễn ................................................................. 56
2.3.7. Thực hiện chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển
nhân lực ...................................................................................................... 57
2.3.8. Công tác thanh tra, kiểm tra .............................................................. 59
2.4. Đánh giá công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Đoàn
Kịch nói Hải Phòng ..................................................................................... 64
2.4.1. Những thành tựu ................................................................................ 64
2.4.2. Những hạn chế .................................................................................. 64
2.4.3. Nguyên nhân ..................................................................................... 65
Tiểu kết ........................................................................................................ 66
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI ĐOÀN
KỊCH NÓI HẢI PHÒNG ............................................................................ 68
3.1. Định hướng của Nhà nước đối với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật
trong bối cảnh hiện nay ............................................................................... 68
3.1.1. Quan điểm ......................................................................................... 69
3.1.2. Mục tiêu............................................................................................. 69
3.1.3. Giải pháp thực hiện ........................................................................... 70
3.2. Những yếu tố tác động đến nghệ thuật sân khấu ................................. 72
3.2.1. Nền kinh tế thị trường ....................................................................... 72
3.2.2. Quá trình hội nhập quốc tế ................................................................ 73
3.2.3. Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa ......................................... 74
3.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động biểu diễn nghệ
thuật tại Đoàn Kịch nói Hải Phòng ............................................................. 75
3.3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức ............................................................... 75
3.3.2. Nhóm giải pháp về chuyên môn........................................................ 77
3.3.3. Đổi mới phương thức quản lý ........................................................... 82
3.3.4. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa đối với nghệ thuật kịch nói .............. 83
3.3.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực................................................ 84
3.3.6. Xây dựng, thanh tra, kiểm tra cơ sở vật chất .................................... 86
3.3.7. Mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước .............. 89
Tiểu kết ........................................................................................................ 89
KẾT LUẬN ................................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 94
PHỤ LỤC .................................................................................................. 100
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghệ thuật sân khấu nói chung và sân khấu kịch nói riêng chuyển tải
những giá trị đạo đức xã hội bằng yếu tố thẩm mỹ thông qua số phận của
từng nhân vật. Nghệ thuật sân khấu gắn với cuộc sống của thời đại, là tấm
gương phản chiếu hiện thực đời sống. Các tác phẩm sân khấu có vị trí quan
trọng trong việc chuyển tải các lý tưởng, nguyên tắc đạo đức tới mọi đối
tượng trong xã hội. Chính vì vậy, các tác phẩm nghệ thuật sân khấu, các vở
kịch đã góp phần bồi dưỡng, xây dựng lối sống và đạo đức con người Việt
Nam trong suốt lịch sử phát triển nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam.
Kịch nói hay thoại kịch là môn nghệ thuật trình diễn dùng ngôn ngữ
để biểu đạt thay vì âm nhạc, động tác, hay vũ điệu, ngôn ngữ ở đây là ngôn
từ và động tác thường nhật rút từ cuộc sống, không phải những điệu múa
hay dáng bộ ước lệ [Từ điển Wikipedia]. Các tác giả Phan Kế Hoành và
Huỳnh Lý [20, tr. 26] đánh giá vở “ Chén thuốc độc" ra đời đã có tiếng
vang lớn. Đối với đương thời, "Chén thuốc độc" là một thành công báo
hiệu sau những lần thử thách, lần mò. Kịch nói Việt Nam đến đây đã hình
thành và chính thức gia nhập đại gia đình sân khấu Việt Nam”. Hội khoa
học lịch sử Việt Nam ”, Tạp chí Xưa - Nay, số 1 năm 2000 cũng ghi nhận
vở kịch này đã đi vào văn học sử và sân khấu Việt Nam với tư cách một
sự mở đầu cho kịch nói dân tộc. Theo tác giả Sokolov Anatoly, Viện
Đông phương học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga Matxcơva, Liên bang
Nga, đã phát biểu vào ngày 28 tháng 7 năm 2010 rằng:
Sự ra đời của kịch nói và văn học kịch hiện đại ở Việt Nam vào
những thập niên đầu thế kỷ XX là kết quả tiếp xúc, giao lưu văn
hoá phương Đông và phương Tây. Xã hội Việt Nam đã tiếp nhận
những tư tưởng và nghệ thuật để phù hợp với những yêu cầu của
2
nền văn hóa bản địa, đã góp phần đưa xã hội đó từ hình thái cũ
(tức là phong kiến) lên hình thái mới (tức là nửa thuộc địa nửa
phong kiến). Trong tiến trình phức tạp và đa dạng này là sự giao
lưu văn minh, ở đây diễn ra một quá trình chọn lọc và thúc đẩy sự
xuất hiện những nhân tố mới trong văn học và nghệ thuật, kể cả
sân khấu [54].
Nguyên nhân chính dẫn tới sự ra đời của kịch nói hiện đại ở Việt
Nam là việc Việt Nam bị thực dân Pháp đô hộ và bị ảnh hưởng nền văn hóa
của họ, vì vậy cùng với tiểu thuyết hiện đại và phong trào thơ mới, văn học
kịch góp phần quan trọng trong việc biến đổi tính cách và bộ mặt của văn
học dân tộc Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XX, thúc đẩy văn học
nước nhà hội nhập vào quá trình phát triển của văn học thế giới. Trong quá
trình phát triển trước năm 1945, nghệ thuật kịch nói hiện đại không hề bài
xích và bãi bỏ nghệ thuật âm nhạc truyền thống Việt Nam là tuồng và chèo.
Phạm vi phổ biến của kịch nói là miền Bắc với những thành phố lớn, đặc
biệt là thành phố cảng Hải Phòng, trong khi đó cải lương thịnh hành ở miền
Nam do nếp sống, tâm lý và truyền thống âm nhạc của người dân bản xứ.
Mỗi vở kịch thường chỉ kéo dài trên dưới 3 giờ đồng hồ và còn tùy
kịch ngắn, kịch dài. Căn cứ vào nội dung kịch có thể chia thành các thể
loại: Hài kịch, bi kịch, bi hài kịch, chính kịch... Cũng có thể căn cứ vào nội
dung của các đề tài mà chia kịch thành: kịch cổ điển; kịch dân gian; kịch
thần thoại; kịch hiện đại.
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
kịch nói đã tỏ rõ sức mạnh, vai trò chủ yếu của loại hình nghệ thuật đại
chúng, như một loại vũ khí sắc bén len lỏi đến từng trận địa, chiến trường
của nhân dân ta thông qua các tác phẩm, vở kịch có nội dung ngợi ca cách
mạng, ý chí chiến đấu vì độc lập dân tộc cũng như phản ảnh sinh động mọi
khía cạnh của cuộc sống.
3
Nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay
vừa mang lại những thuận lợi nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức đối với
nghệ thuật sân khấu và sân khấu kịch nói. Nghệ thuật sân khấu còn tồn tại
xu thế “thương mại hóa” đi theo định hướng không đúng, nhiều yếu tố
thiếu sự lành mạnh, chính thống. Các đề tài truyền thống vắng bóng dần,
các đề tài kinh dị, bạo lực, tình ái chụp giật… nổi lên như một cứu cánh
xuất hiện. Một số vở kịch sân khấu có biểu hiện bắt chước, mô phỏng, chạy
theo hình thức và thủ pháp mới, đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Tác
phẩm sân khấu phản ánh hiện thực đời sống mờ nhạt, vì vậy thời gian qua
không ít nhà hát, rạp chiếu bóng quạnh vắng, không có người xem, nhiều
nghệ sĩ không sống được với nghề nên đã bỏ nghề, đi tìm mưu sinh khác….
Đoàn Kịch nói Hải Phòng cũng nằm trong vòng quay chung đó. Được
thành lập sau ngày thành phố giải phóng vào năm 1965 từ một đội Kịch của
đoàn Văn công tổng hợp Hải Phòng, với đội ngũ diễn viên say nghề, sở hữu
các đạo diễn, nhà biên kịch tài ba, Đoàn Kịch nói Hải Phòng đã sớm trưởng
thành và có tên tuổi trong nước. Ra đời trong chiến tranh ác liệt của kháng
chiến chống Mỹ, các nghệ sĩ luôn miệt mài tập luyện để sáng đèn biểu diễn
ở các địa điểm trong thành phố, các địa phương cũng như đến với chiến
trường. Trải qua chặng đường vàng son hơn nửa thế kỷ, với muôn vàn khó
khăn, gian khổ nhưng các thế hệ diễn viên vẫn luôn cố gắng thể hiện để
lung linh dưới ánh đèn sân khấu, quyết tâm giữ vững truyền thống của một
Đoàn Kịch nói chuyên nghiệp nổi tiếng của Việt Nam.
Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, Hải Phòng không còn là “điểm
son” của sân khấu kịch nói như trước đây, thời mà mỗi buổi biểu diễn,
người xem xếp hàng dài để mua vé.
Hiện tại, Đoàn Kịch nói Hải Phòng vẫn là đơn vị sự nghiệp công
lập thuộc sự quản lý của Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng và được
“bao cấp” toàn bộ.
4
Tuy nhiên, ngày 09 tháng 8 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết
số 40/NQ - CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Thông
báo kết luận số 37- TB/TW ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị về
Đề án Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy
mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công [41].
Như vậy, trong tương lai không xa, Đoàn Kịch nói Hải Phòng sẽ phải
chuyển đổi cơ chế hoạt động và quản lý nhà hát, cơ cấu lại phương thức
đầu tư từ ngân sách Nhà nước sang cơ chế hoạt động tự chủ về tài chính, tự
chủ về thực hiện nhiệm vụ và tổ chức bộ máy, đổi mới để có được các sản
phẩm nghệ thuật có chất lượng đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật
ngày càng cao của khán giả.
Để làm cho sân khấu kịch nói Hải Phòng trở lại với vị trí như xưa,
chuẩn bị tâm thế chủ động chuyển sang cơ chế hoạt động tự chủ một cách
tốt nhất, cần nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan như cơ chế, chính
sách của Đảng và Nhà nước, sự đóng góp của đội ngũ diễn viên, đạo diễn,
biên kịch, công tác quản lý hoạt động biểu diễn của Ban lãnh đạo nhà
hát, sự quan tâm của công chúng. Vì vậy, tác giả luận văn chọn đề tài
"Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Đoàn Kịch nói Hải Phòng",
mã ngành quản lý văn hóa với mong muốn góp một phần khiêm tốn cho
việc nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động biểu diễn tại Đoàn Kịch
nói Hải Phòng.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về nghệ thuật sân khấu nói chung và nghệ thuật kịch nói
nói riêng là những vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Cho đến
nay, đã có nhiều công trình dưới dạng sách, bài tạp chí, bài báo, luận án
tiến sỹ, luận văn thạc sỹ... bàn về các chủ đề này. Có thể tạm phân chia các
công trình thành hai nhóm chính như sau:
5
2.1. Các công trình về nghệ thuật sân khấu
Trước tiên, có thể kể tới công trình Đại cương nghệ thuật sân khấu
của tác giả Trần Trí Trắc. Ngoài các khái niệm cơ bản có liên quan đến
nghệ thuật sân khấu, tác giả trình bày nguồn gốc ra đời của nghệ thuật sân
khấu, những thành phần cơ bản của nghệ thuật sân khấu (kịch bản văn học,
nghệ sỹ biểu diễn, đạo diễn và khán giả). Bốn thành phần cơ bản đó tạo nên
bộ mặt và sức sống của nghệ thuật sân khấu và cũng là quá trình vận hành
của lịch sử, là thước đo của nghệ thuật sân khấu. Ông cho rằng nghệ thuật
sân khấu không thể thiếu bốn thành phần đó và càng không thể thiếu những
tài năng của bốn thành phần đó trong mối quan hệ thống nhất, hài hòa của
tác phẩm [45, tr.27].
Thực trạng đời sống sân khấu hiện nay ra sao là vấn đề được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm. Tác giả Thành Nhân cho rằng thực trạng lớn nhất
là sân khấu ít người xem, lỗi do ai: diễn viên đổ lỗi cho đạo diễn, đạo diễn
đổ lỗi cho tác giả, tác giả đổ lỗi cho nhà quản lý, nhà quản lý đổ lỗi cho cơ
chế… và kết quả là bế tắc vẫn bế tắc. Lỗi do đâu? Do tất cả các khâu sáng
tạo ra tác phẩm sân khấu mà người quản lý là phải chịu trách nhiệm lớn
nhất bởi theo tác giả thực tế cho thấy Nhà hát nào, Sở Văn hóa nào có nhà
quản lý giỏi về chuyên môn, có lương tâm với sân khấu thì ở đó sân khấu
vẫn sáng đèn, vẫn sống, vẫn có khán giả vì nếu chuyên môn và mặt bằng
văn hóa của cán bộ quản lý thấp thì sân khấu khó phát triển được [25, tr.
65-69]. Còn tác giả Đình Quang đánh giá chặng đường đã qua của sân khấu
Việt Nam với sự băn khoăn về sự khủng hoảng của sân khấu và cho rằng
sân khấu Việt Nam sẽ ra sao trong tương lai phụ thuộc nhiều vào tiềm năng
sáng tạo của nghệ sỹ, vào nhà quản lý, vào xu hướng thẩm mỹ của người
xem và nhiều điều kiện khách quan khác [31, tr. 97-102].
Thực trạng của các đơn vị nghệ thuật Việt Nam hiện nay cũng là một
trong những vấn đề của nghệ thuật sân khấu. Tác giả Trần Thị Minh Thu
6
phân tích vấn đề này từ góc độ triết học đó là quan hệ sản xuất nghệ thuật
vốn được sinh ra từ thời kỳ bao cấp gắn liền với hình thức sở hữu xã hội về
tư liệu sản xuất, chế độ quản lý tập trung quan liêu, chế độ phân phối bình
quân đầu người. Nhà nước thể hiện rõ vai trò là nguồn sữa duy nhất cung
cấp kinh phí giao nhiệm vụ với hệ thống chỉ tiêu kế hoạch từ trên xuống,
trả lương, quyết định việc sản xuất lưu thông và tiêu dùng sản phẩm nghệ
thuật, chịu trách nhiệm về thành quả của công việc sáng tạo và đảm bảo đời
sống ổn định cho mọi thành viên của các đơn vị nghệ thuật. Mặc dù cho
đến nay, quan hệ này đã phần nào bị xóa bỏ nhưng vẫn còn duy trì ở các
đơn vị nghệ thuật thể hiện ở chế độ sở hữu xã hội - các nhà hát, các đoàn
tồn tại với tư cách là đơn vị nghệ thuật của nhà nước, chế độ quản lý (kế
hoạch, bao cấp: nhà nước cho tiền dựng vở, xây dựng kịch bản, duyệt
phương hướng, kế hoạch, biên chế, tăng lương…., còn các nghệ sỹ phải
nghe theo nhà quản lý trong việc sáng tạo nghệ thuật, chế độ phân phối theo
lao động tất cả đều bình đẳng: là viên chức, công chức - những người làm
công ăn lương cho nhà nước… Tất cả điều này không tạo động lực thúc đẩy
lực lượng sản xuất nghệ thuật phát triển. Vì vậy, tác giả cho rằng muốn phát
triển trong bối cảnh hôm nay cần phải có sự thay đổi về chế độ quản lý theo
kinh tế thị trường, giao quyền tự chủ cho các bộ phận trong mọi công việc
như tìm và chọn lựa kịch bản, mời ekip sáng tạo vở diễn, lập kế hoạch biểu
diễn, chi phí cho công tác quảng cáo và tiếp thị. Ban lãnh đạo chỉ định
hướng công tác, nghiệm thu về sản phẩm, đánh giá kết quả. Để làm được
điều đó, vai trò của nhà quản lý rất quan trọng bởi họ là người trực tiếp nghĩ
ra những cách thức năng động để liên hệ biểu diễn, bán vé… để có nhiều
buổi diễn tăng thu nhập cho cán bộ, diễn viên. Còn bản thân đơn vị nghệ
thuật chỉ có thể bảo lãnh về mặt tư cách pháp nhân, định hướng, giám sát, hỗ
trợ với tinh thần có sự quản lý của nhà nước trong sự nghiệp phát triển văn
hóa nghệ thuật chung của xã hội [43, tr. 63-65]. Truy tìm sự sa sút của sân
7
khấu Việt Nam trong hai thập niên qua, tác giả Hoàng Bách Thành nhận
định 2 nguyên nhân: Thứ nhất, về nội dung các kịch bản, vở diễn của làng
kịch Việt Nam đã gần như né tránh những vấn đề bức xúc đang được người
xem quan tâm. Kịch thiếu hẳn sự phản ánh những mâu thuẫn lớn, những vấn
đề nóng, thiếu hẳn những thông điệp và những dự báo lớn. Thứ hai, trong
khi nền kịch thế giới đã có nhiều sự biến đổi cách tân trong hầu hết các khâu
để làm nên vở diễn từ kịch bản, cách dàn dựng, cách thể hiện, sử dụng các
yếu tố do tiến bộ kỹ thuật cho phép thì sân khấu của Việt Nam vẫn loay
hoay dậm chân tại chỗ, vẫn tự giam mình trong cách viết, cách chọn kịch
bản “an toàn” nghĩa là né tránh hiện thực, những vấn đề “nhạy cảm” đang
được dư luận nhân dân chú ý.
Từ phương pháp tiêu chí như vậy cùng với cách làm sân khấu từ
ngân sách nhà nước, hầu hết các đơn vị sân khấu đã làm sân khấu theo ý
muốn chủ quan của mình với mục tiêu nằm ngoài nghệ thuật là sự an toàn
của nhà hát, sự an toàn của lãnh đạo nhà hát, bất chấp mong muốn, khát
vọng của khán giả - thành phần quan trọng và sống còn kích thích cho sân
khấu phát triển, hoàn thiện.
Vì vậy, để tạo ra bước ngoặt cho sân khấu thì cần phải cách tân, sáng
tạo ở các khâu kịch bản, thiết kế sân khấu, cách diễn, trang trí, âm nhạc….
[39, tr. 28-31].
Bước vào cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế nhạc Rock, Hip Hop,
Pop ồ ạt tràn vào Việt Nam khiến cho văn hóa nghệ thuật trong đó có
nghệ thuật sân khấu biến động không ngừng. Tác giả Trần Trí Trắc phân
tích nguyên nhân là bởi con người Việt Nam, tư duy Việt Nam, lối sống
Việt Nam đã hòa nhập vào dòng văn minh của nhân loại trong thời đại thế
giới phẳng. Nhờ đó mà văn hóa dân tộc chuyển hóa từ văn minh sống tĩnh
sang sống động và nhanh theo tốc độ công nghệ cao của thời hiện đại. Từ
văn minh gia đình "tam, tứ đại đồng đường" sang văn minh độc lập, đơn
8
lẻ, ít con, ở riêng… từ văn minh cần kiệm liêm chính, ăn ít làm nhiều sang
văn minh theo chủ nghĩa tiêu thụ: thích mua sắm, thích đi du lịch, thích
đến những điểm vui chơi, giải trí, thích diện khoe mốt, và thích sống theo
phương Tây: tổ chức các ngày Valentine, Noel, Halloween, sinh nhật,
tuần trăng mặt… từ văn minh đọc báo, nghe đài sang văn minh lướt mạng,
sử dụng email, facebook, nhắn tin… tất cả đã làm cho văn hóa truyền
thống Việt Nam, nghệ thuật truyền thống Việt Nam biến động và đổi mới.
Trước bối cảnh thay đổi về mọi mặt như vậy, sân khấu Việt Nam cũng
phải thay đổi và thay đổi thế nào? Về mặt tổ chức hoạt động, một số nhà
hát công đang triển khai vào cơ chế xã hội hóa bằng cách kết hợp với các
doanh nghiệp, các công ty, các tổ chức xã hội để “xin tài trợ” nhằm tạo
nên kịch mục hoặc chi phí cho những chuyến lưu diễn ở nước ngoài và
các chương trình phục vụ sinh viên, học sinh miễn phí. Cách làm này
mang tính cá nhân, không bền vững mà làm cho các nghệ sỹ vô cùng mệt
mỏi [47, tr.34-36]. Tác giả nhận định nghệ thuật sân khấu Việt Nam trong
cơ chế thị trường đang có nguy cơ suy thoái, tàn lụi, bế tắc, mờ mịt… vì
càng nuôi dưỡng thì càng thất thu, càng làm vở thì càng vắng khách. Sân
khấu cố tìm đến khán giả, thì khán giả càng xa cách hơn… các nhà hát thì
đóng cửa, diễn viên thì bỏ nghề hoặc kiếm thêm công việc khác. Để tìm ra
giải pháp của thực trạng sân khấu, chính là phải đi tìm nguyên nhân nội
tại của sân khấu: nhà quản lý, chính sách, cơ chế, tài năng nghệ sỹ, truyền
thống - hiện đại… và hướng tới nhận định quan trọng là sân khấu không
thể lấy khuôn mẫu từ thời bao cấp để định hình cho sự phát triển hôm nay,
sân khấu phải đổi mới tận gốc quan niệm về cách làm ăn cũ, vốn coi sân
khấu là thánh đường, hạ thấp trình độ của công chúng và sân khấu cần tôn
trọng khán giả, thay sự răn dạy bằng đối thoại, tranh luận. Sự khủng
hoảng về khán giả là một trong những nguyên nhân chính của khủng
hoảng sân khấu. Do đó, để giải quyết khủng hoảng khán giả hiện nay là
9
thị hiếu bởi thị hiếu biểu thị khả năng đánh giá, xúc cảm của khán giả và
gắn bó chặt chẽ với lý tưởng thẩm mỹ và trình độ dân trí [46, tr.105-106].
Cùng với chủ đề về khán giả, năm 2002 tác giả Hồng Hạnh đã điều
tra 601 người được hỏi sử dụng thời gian rỗi tại Hà Nội thì có tới 88,5% ý
kiến trả lời là để xem ti vi, 13,8% xem nghệ thuật tại rạp, bãi. Như vậy đa
số người Hà Nội đã chọn hình thức giải trí ngay tại nhà xem truyền hình.
Trong các chương trình truyền hình thì chương trình sân khấu có còn thu
hút người xem? Kết quả là người thích xem tuồng (19,3%), chèo 39,4 %,
kịch nói 39.9%, còn lại là các chương trình khác. Số liệu trên cho thấy cùng
với sự thay đổi trong đời sống kinh tế, xã hội thị hiếu và nhu cầu thưởng
thức nghệ thuật của công chúng Hà Nội chắc chắn thay đổi. Vì vậy, các nhà
quản lý và hoạt động nghệ thuật cần tìm hiểu nhu cầu thực sự của khán giả
đối với từng loại hình nghệ thuật để có thể tìm ra những định hướng trong
sáng tạo nghệ thuật để đáp ứng nhu cầu khán giả [18, tr. 56-60].
Về giải pháp quản lý, tác giả Hoài Giang đi tìm mô hình tổ chức biểu
diễn phù hợp khả năng sáng tạo của người nghệ sỹ từ phục trang đến diễn
xuất. Đây là một thực tiễn khó quản lý bởi người diễn viên luôn thể hiện cái
tôi. Họ muốn tạo nhiều khác biệt trong tổng thể một con người đến phương
thức xử lý tác phẩm. Từ thực tiễn quản lý vĩ mô, các môn biểu diễn nghệ
thuật đương đại cần điều kiện mới. Đó là tổ chức hoạt động nghệ thuật
chuyên nghiệp, quản lý nghệ thuật theo mô hình: Biểu diễn là nghệ thuật
động: động trong không gian, thời gian, động trong diễn xuất biểu cảm tính
cách nhân vật, thay đổi phục trang, động tác hình thể, ngôn ngữ ca từ, đối
thoại, giao tiếp khán giả… Những đặc điểm chuyển độn ngôn ngữ hình thể
trong các loại hình nghệ thuật biểu diễn, là điều kiện tạo cơ hội người diễn
viên ứng tác tùy hứng dẫn đến vi phạm cảm xúc thẩm mỹ. Hoạt động biểu
diễn dù có nhiều văn bản pháp quy, chế tài xử phạt sai phạm trong biểu diễn
vẫn chưa thể an toàn. Do đó, nguyên nhân sai phạm là từ con người, các diễn
viên, nhà quản lý chưa rèn luyện tác phong lao động tư duy khoa học. Giải
10
pháp khắc phục sai phạm là yêu cầu mọi người lao động nghệ thuật chuyên
nghiệp, cần nâng cao dân trí của người nghệ sỹ. Quản lý biểu diễn đòi hỏi
người phụ trách show diễn tư duy khoa học, thị sát từng chi tiết trò diễn thật
cẩn thận trước khi lên sàn [15, tr.37-39].
Về quản lý nhà nước đối với nghệ thuật sân khấu, có thể kể tới một
số công trình tiêu biểu. Năm 2013, Nxb Chính trị quốc gia biên soạn và in
cuốn Văn bản pháp luật về hoạt động văn hoá biểu diễn nghệ thuật, thời
trang thi người mẫu, người đẹp và dịch vụ văn hoá công cộng. Cuốn sách
này giới thiệu các nghị định của Chính phủ về quy chế hoạt động văn hoá
và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng; về biểu diễn nghệ thuật, trình
diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi
âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
Năm 2014, tác giả Phạm Phương Thùy có bài “Quản lý nhà nước đối
với hoạt động biểu diễn nghệ thuật”, đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ thuật
số 361, tr.23-26 [42]. Bài viết đề cập đến quan niệm về quản lý nhà nước
với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, tầm quan trọng của quản lý hoạt động
biểu diễn nghệ thuật và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong bối cảnh hiện nay.
Năm 2015, tác giả Nguyễn Hữu Hiệp bảo vệ thành công đề tài thạc
sĩ Quản lý hoạt động biểu diễn của Nhà hát Múa rối Việt Nam tại
Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW [19]. Từ những hoạt động đã
và đang diễn ra tại Nhà hát múa rối Việt Nam, tác giả đã tìm hiểu những
tác động, ảnh hưởng của công tác quản lý nhà nước trong những hoạt
động này, để từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
công tác quản lý tại đây.
Năm 2016, tác giả Lê Thị Hoài Phương biên soạn cuốn Quản lý hoạt
động nghệ thuật biểu diễn trong cơ chế thị trường, Nxb Sân khấu xuất bản
[28]. Trên cơ sở tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn Việt Nam trong những
11
năm gần đây, cuốn sách đã trình bày nội dung quản lý nghệ thuật biểu diễn
trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam và nghiên cứu quá trình xã hội hoá hoạt
động nghệ thuật biểu diễn. Trong cuốn sách này, tác giả cũng giới thiệu
kinh nghiệm quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn ở Vương quốc Anh.
2.2. Các công trình về nghệ thuật sân khấu kịch
Về lịch sử du nhập và phát triển của kịch nói tại Việt Nam, tác giả
Nguyễn Văn Thành đã trình bày khá chi tiết trong bài viết Kịch nói Việt
Nam nội sinh và ngoại sinh. Kịch nói vào Việt Nam những thập kỷ đầu tiên
của thế kỷ 20 như là kết quả của quá trình tiếp nhận ảnh hưởng trực tiếp từ
nền sân khấu Pháp. Bài viết phân tích sự du nhập ấy diễn ra trên thực tế
như thế nào, đồng thời rút ra những kinh nghiệm của bộ môn nghệ thuật có
nguồn gốc ngoại lai đã biến cải, cấu trúc lại ra sao trong điều kiện cụ thể
của môi trường mới. Những bài học thật hữu ích khi Việt Nam đang bước
vào cuộc hội nhập toàn diện và sâu sắc [41, tr.68-71].
Mặc dù kịch nói được du nhập từ Pháp nhưng phải khẳng định có
tính dân tộc. Tính dân tộc của kịch nói Việt Nam được bắt nguồn từ ý thức
dân tộc của các nhà viết kịch Việt Nam thế kỷ XX khi họ đều quyết tâm
đưa con người và cuộc sống Việt Nam đương đại lên sàn diễn kịch nói.
Trong tiến trình lịch sử phát triển một thế kỷ qua, đại đa số các vở diễn
kịch nói do các nhà viết kịch Việt Nam sáng tác đều phản ánh cuộc sống và
con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại nhằm vào những chủ đề
quan trọng liên quan đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất
nước và cải tạo xã hội, luôn là những vở diễn xung kích trên mặt trận văn
hóa và tư tưởng. Từ việc tập trung phản ánh cuộc sống và con người Việt
Nam đương đại, kịch nói Việt Nam đã tiếp cận đề tài lịch sử và khai thác
từ kho tàng truyện dân gian, truyền thuyết dân gian Việt Nam làm phong
phú thêm đề tài của sân khấu kịch nói. Nội dung phản ánh là cuộc sống và
con người Việt Nam đã dần dần tạo nên cho kịch nói Việt Nam có được
12
tính dân tộc trong nhiều vở diễn, bởi chúng đã đề cập tới những vấn đề có
tính chất sống còn của dân tộc và ngợi ca, khẳng định phẩm chất anh hùng
của dân tộc Việt Nam qua các thời đại. Qua nội dung phản ánh, hiện thực
đời sống và tính cách con người Việt Nam đã được tái hiện trên sàn diễn
kịch nói. Không dừng lại ở đó, nhiều tác giả, đạo diễn, nghệ sỹ kịch nói đã
quyết tâm đổi mới kịch nói Việt Nam trong hình thức thể loại để tạo nên
tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật (chứ không chỉ trong nội dung phản
ánh), đó là các đạo diễn đã tiếp thu một số nguyên tắc hoặc thủ pháp của
kịch hát truyền thống Việt Nam và sân khấu phương Đông. Các thủ pháp tự
sự, ước lệ, cách điệu hóa đã được vận dụng sáng tạo, được kịch nói hóa
trong nhiều vở diễn đạt thành công cao. Qúa trình tiếp thu và vận dụng
sáng tạo các nguyên tắc và thủ pháp của kịch hát truyền thống trong kịch
nói Việt Nam diễn ra một cách thận trọng, chắc chắn. Tiến trình lịch sử đã
chứng tỏ các nghệ sỹ kịch nói Việt Nam luôn là những người có ý thức tự
cường cao, sẵn sàng dồn hết tâm sức của mình cho sự tìm tòi sáng tạo nghệ
thuật để có được một phong cách kịch nói Việt Nam đậm đà bản sắc dân
tộc, khẳng định được vị thế của kịch nói trong nghệ thuật sân khấu, đáp
ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân trong thời kỳ đổi mới
[7, tr. 70-72].
Ngoài tính dân tộc, kịch nói Việt Nam còn mang tính hiện đại, vấn
đề này được đề cập trong Luận án Tiến sỹ của Phạm Thị Hà “Tính hiện đại
trong kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử” đã được bảo vệ năm 2016 tại
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam [17].
Tác giả Đỗ Hương bàn về mối tương tác giữa kịch hát và kịch
nói.Theo tác giả, con đường chuyên nghiệp của kịch nói Việt Nam là sự
tiếp nhận tiến bộ sân khấu phương Tây hiện đại và ứng dụng tinh hoa kịch
hát truyền thống. Sự đa dạng hình thái miêu tả, sự linh hoạt trong ngôn ngữ
13
biểu đạt tạo nên khí chất đặc biệt cho nghệ thuật kịch nói Việt Nam hiện
đại [23].
Thực trạng sân khấu kịch nói như thế nào trong bối cảnh hiện nay?
Câu trả lời của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa trong đó có tác giả Nguyễn
Hoàng Chương đó là vắng bóng những tác phẩm hay, vắng bóng khán giả,
đời sống nghệ sỹ gặp nhiều khó khăn. Chủ trương xã hội hóa sân khấu kịch
nói được thực hiện. Tuy vậy, kết quả đạt được còn hạn chế, thể hiện ở việc
thu hút các nguồn lực xã hội thấp, chủ yếu vẫn dựa vào nguồn tài trợ từ
ngân sách nhà nước, tuy nhiên sự đầu tư của nhà nước chưa có hình thức
ưu tiên và chưa đi vào chiều sâu, còn dàn trải, cào bằng. Do vẫn được đầu
tư từ nhà nước nên tạo ra tâm lý ỷ lại, thụ động trong việc tìm kiếm nguồn
tài trợ của các đơn vị nghệ thuật, nhất là các đơn vị nghệ thuật công lập.
Nghệ sỹ phải chân trong, chân ngoài mới có thể mưu sinh đủ cho cuộc sống
[8, tr. 63-66].
Mới đây, năm 2017, tác giả Nguyễn Hoàng Chương cũng đã trình
bày vấn đề này trong Luận án tiến sĩ “ Xã hội hóa hoạt động sân khấu kịch
công lập ở Việt Nam” [9] .
Về tình hình hoạt động của nhà hát kịch Việt Nam, tác giả Phạm Văn
Phúc cho rằng cốt lõi làm nên tên tuổi, tiếng tăm cho Nhà hát kịch Việt
Nam chính là sức hấp dẫn của kịch mục. Chặng đường 60 năm của nhà hát
kịch đã dựng nên hàng trăm vở diễn. Sức hấp dẫn của các vở diễn là do có
một đội ngũ tác giả mẫn cán, tâm huyết, dồi dào trình độ với bề dày kinh
nghiệm làm việc, có một đội ngũ đạo diễn trí tuệ dày dạn kinh nghiệm, yêu
nghề, có sức sáng tạo, có lực lượng diễn viên tài hoa, có đội ngũ họa sỹ
thực tài đã tạo nên nhiều tác phẩm kiểu mẫu. Nhưng bao trùm lên tất cả là
chủ đề tư tưởng của các vở diễn, đề cập đến những vấn đề nóng hổi, thiết
tha với xã hội, với từng con người, có tính nhân đạo, nhân văn cao cả… đã
làm nên một thời hoàng kim của sân khấu.
14
Tác giả cũng đề cập nguyên nhân tại sao trong thời buổi kinh tế thị
trường, nghệ thuật sân khấu lại sa sút, vắng bóng khán giả? Bởi nghệ thuật
kịch ít đổi mới, nội dung miêu tả quan hệ tình cảm lứa đôi, gia đình, anh
em, đồng nghiệp thường tình, vụn vặt, nêu những vấn đề ít liên quan đến
cuộc sống. Đạo diễn thường nhào nặn kịch bản, biến ý đồ sáng tác sang
một chiều hướng khác, ít có những sáng tạo xuất thần, mang tính tư tưởng
cao, khán giả thì lười nhác đến Nhà hát trong lúc truyền hình, phương tiện
giải trí ở khắp nơi lại miễn phí. Vì vậy, để sân khấu không xa rời quần
chúng chỉ còn cách những nhà sáng tác phải vượt lên chính mình, vượt
những khó khăn bức bách của cuộc sống, sáng tạo nên những tác phẩm mới
lạ, có nội dung và hình thức cao [30, tr. 40-42].
Còn tác giả Nguyễn Văn Thành khái quát tình hình hoạt động của
kịch nói tại thành phố Hồ Chí Minh với những bước chuyển đổi về mọi
mặt: mở rộng cách tân về không gian sân khấu, vận dụng những thành tựu
kỹ thuật chiếu sáng vào sân khấu, sử dụng có mức độ thủ pháp nghệ thuật
điện ảnh, mở rộng giao lưu liên kết với các tổ chức sân khấu thế giới.
Ngoài ra, vấn đề quan trọng làm nên thành công của một đơn vị nghệ thuật
ngoài đội ngũ nghệ sỹ là chương trình kịch mục và tổ chức biểu diễn, phổ
biến tiết mục theo phương pháp tự quản của xu hướng xã hội hóa
[40, tr. 71-77].
Tựu trung, tuy có nhiều công trình nghiên cứu về nghệ thuật sân
khấu và kịch nói như đã đề cập, tuy nhiên cho đến nay, nghiên cứu về công
tác quản lý hoạt động biểu diễn diễn nghệ thuật tại một đơn vị cụ thể, đó là
Đoàn Kịch nói Hải Phòng thì chưa có công trình nào đi sâu và đây là
khoảng trống nghiên cứu mà Luận văn hướng tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khái quát hoạt động biểu diễn nghệ thuật và thực trạng công tác
quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Đoàn Kịch nói Hải Phòng và đề
15
xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong
thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày khái quát hoạt động biểu diễn nghệ thuật, pháp lý về công
tác quản lý trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói chung và Đoàn Kịch nói
Hải Phòng nói riêng.
- Giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành, phát triển của Đoàn
Kịch nói Hải Phòng.
- Khảo sát, đánh giá công tác quản lý trong hoạt động biểu diễn
nghệ thuật tại Đoàn Kịch nói Hải Phòng từ năm 2003 đến nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Đoàn Kịch nói Hải Phòng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động biểu diễn
nghệ thuật của Đoàn Kịch nói Hải Phòng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ
thuật của Đoàn Kịch nói Hải Phòng
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2003 - thời điểm chấm dứt “thời kỳ
vàng son” của Đoàn Kịch nói Hải Phòng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện Luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp bao gồm:
- Phương pháp điền dã, khảo sát thực địa: tác giả sẽ phỏng vấn với
các đối tượng khác nhau (khán giả, diễn viên, cán bộ quản lý….) để tìm
hiểu về các hoạt động biểu diễn và thực trạng tổ chức hoạt động và quản lý
các hoạt động biểu diễn của Đoàn Kịch nói Hải Phòng.
16
- Phương pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu thứ cấp: tác giả sẽ
tổng hợp và chọn lọc để kế thừa những tài liệu liên quan trực tiếp đến nội
dung của luận văn.
6. Những đóng góp của luận văn
- Từ những kết quả khảo sát, luận văn góp phần chỉ ra những hạn chế
và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động biểu
diễn nghệ thuật của Đoàn Kịch nói Hải Phòng hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng
cao hiệu quả hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Kịch nói Hải Phòng
trong bối cảnh hiện nay.
- Kết quả của luận văn hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà
quản lý trong lĩnh vực quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói chung và
của Đoàn Kịch nói Hải Phòng nói riêng.
7. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận
văn gồm có 03 chương như sau:
Chương 1: Khái quát hoạt động biểu diễn nghệ thuật và tổng quan về
Đoàn Kịch nói Hải Phòng
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ
thuật tại Đoàn Kịch nói Hải Phòng
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động biểu diễn nghệ
thuật tại Đoàn Kịch nói Hải Phòng
17
Chương 1
KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT VÀ
TỔNG QUAN VỀ ĐOÀN KỊCH NÓI HẢI PHÒNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Nghệ thuật sân khấu
Nghệ thuật sân khấu là lĩnh vực đặc biệt tinh tế của văn hóa, là nhu
cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng Chân - Thiện - Mỹ của con người. Đây là
loại hình nghệ thuật tổng hợp trên sân khấu hàm chứa cả văn học, âm nhạc,
hội họa, điêu khắc, múa, điện ảnh và nghệ thuật biểu diễn của diễn viên
cùng sự tham gia trực tiếp của khán giả. Nó chứa đựng những nội dung
phong phú, đa dạng về cuộc sống, từ triết học, mỹ học, sử học, dân tộc học,
xã hội học, đến chính trị, đạo đức, tôn giáo. Nghệ thuật sân khấu là toàn bộ
thế giới tinh thần và vật chất của con người, được thể hiện bằng sáng tạo
của nghệ sỹ ở trên sân khấu trước khán giả xem trực tiếp và khán giả cùng
sáng tạo trực tiếp với nghệ sỹ. Chính vì vậy khán giả tiếp nhận những bài
học đạo đức và nhận thức rõ ràng về những gì mà vở diễn đem tới. NTSK
là tấm gương phản chiếu cuộc đời, giảng giải về cái đẹp, cái xấu, cái thực,
cái giả, cái tiên tiến, cái lạc hậu, cái mới, cái, cũ, cái vui, cái buồn, cái yêu,
cái ghét, cái khóc, cái cười…. và giúp con người có sức mạnh, niềm tin để
vươn lên cái cao cả, hoàn thiện cuộc đời. NTSK đem đến cho mọi người
niềm khoái cảm, giải trí. Khoái cảm giải trí của NTSK bao giờ cũng mang
tính thẩm mỹ và tính giáo dục. Tính giáo dục càng cao, tính thẩm mỹ càng
lớn thì khoái cảm và giải trí của nghệ thuật sân khấu càng mạnh, càng thỏa
mãn, thu hút lòng người [45, tr.9-11]. Những tác phẩm sân khấu mẫu mực
thường thỏa mãn 3 yêu cầu: chân thực về mặt đời sống, sâu sắc về mặt tư
tưởng và hoàn mỹ về mặt nghệ thuật [32, tr. 68].
Những vấn đề đạo đức xã hội được chuyển tải bằng yếu tố thẩm mỹ
thông qua số phận của từng nhân vật, từ đó góp phần bồi dưỡng tinh thần
18
yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Khi cảm
thụ, thưởng thức tác phẩm nghệ thuật sân khấu, công chúng đánh giá - tiếp
nhận không chỉ cảm nhận cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài ... trong cuộc
sống và trong tác phẩm nghệ thuật sân khấu, mà qua đó chính tác phẩm
nghệ thuật sâu khấu đã góp phần bồi đắp xây dựng đạo đức con người Việt
Nam trong suốt sự hình thành và phát triển nền nghệ thuật sân khấu Việt
Nam. Cuộc sống ở trong nghệ thuật sân khấu là hiện thực ở cuộc đời, được
bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống phụ thuộc vào quy luật của thực tiễn và
được các nghệ sỹ khái quát sáng tạo để nói về cuộc đời.
Diễn viên là trung tâm của nghệ thuật sân khấu và nghệ thuật sân
khấu đã mang theo ngôn ngữ hành động của họ thành đặc trưng cơ bản với
các loại hình nghệ thuật khác. Qua tác phẩm sân khấu, qua sự diễn xuất của
diễn viên, những hoàn cảnh, những tình huống đã lột tả những tích cách, số
phận của người được tái hiện chân thực, sinh động, vừa mang tính cụ thể,
lại vừa có tính khái quát cao. Người diễn viên đóng vai trong vở diễn được
gọi là nhân vật, một số vở diễn có thể có từ một đến nhiều nhân vật. Khán
giả được thấy như cuộc sống thật đang diễn ra trước mắt họ. Họ chứng kiến
các nhân vật xuất hiện một cách sinh động với diện mạo, cử chỉ, giọng nói
và những xúc cảm thật của con người.
Trên sân khấu người diễn viên có nắm vững hành động sân khấu,
thực hiện hành động một cách chính xác, sâu sắc, rõ rệt và đẹp đẽ mới mô
tả được nhân vật, khắc họa được tính cách và biểu đạt được tư tưởng tới
người xem một cách hiệu quả, hành động sân khấu chính là phương tiện
nghệ thuật của người diễn viên.
Diễn viên là tác giả của nhân vật, họ cho nhân vật mượn cơ thể, tình
cảm của mình, cho tác giả, đạo diễn mượn tài năng hoạt động của mình để
làm cầu nối giữa nghệ thuật sân khấu với khán giả, giữa người xem với
nhân vật, giữa cuộc đời với nghệ thuật.
19
Trên sân khấu người diễn viên chính là người đóng vai trò kể lại câu
chuyện kịch bằng vận động tâm lý và hình thể của chính bản thân mình có
sự hỗ trợ của các môn nghệ thuật khác.
Tóm lại nghệ thuật sân khấu là môn nghệ thuật tổng hợp phản ánh
thực tại bằng ước lệ nghệ thuật mô phỏng hiện thực thông qua phương pháp
trình diễn của diễn viên.
1.1.2. Biểu diễn nghệ thuật
Là hoạt động biểu diễn một tác phẩm/sáng tạo nghệ thuật của nghệ
sỹ trước khán giả bằng sáng tạo hình tượng, là giai đoạn cuối cùng của sáng
tạo nghệ thuật, chủ thể của biểu diễn nghệ thuật là nghệ sỹ.
Biểu diễn nghệ thuật hiện nay còn được sử dụng các phương tiện kỹ
thuật hiện đại để tạo các hiệu ứng với cảm giác cực kỳ mới lạ cho người
thưởng thức. Các hình thức biểu diễn đa dạng và đại chúng những năm gần
đây được đầu tư một cách bài bản, mạnh mẽ. Khán giả đều có thể tham gia
trở thành người đồng sáng tạo trong biểu diễn nghệ thuật.
Nghệ thuật biểu diễn là nghệ thuật tổng hợp gồm nhiều loại hình,
nhiều thể loại, được nghệ sỹ/diễn viên diễn trên sân khấu cho khán giả xem
bằng ngôn ngữ của mình (nhạc bằng âm thanh, múa bằng động tác, chèo
bằng hoạt động chèo ...). Nghệ thuật biểu diễn gồm nhiều nghệ thuật tham
gia (tác giả, đạo diễn, diễn viên, khán giả). Các thành phần trên phải thống
nhất biện chứng với nhau và đều có tầm quan trọng như nhau
Trước đây hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam phần lớn do
nhà nước đầu tư, hiện nay một số đơn vị nghệ thuật xã hội hóa do tư nhân
đảm nhận rất năng động đã tạo nên một diện mạo mới sinh động hơn cho
sự phát triển của sân khấu các hoạt động biểu diễn nghệ thuật do tư nhân tổ
chức ngày càng quy mô và thu hút đông đảo sự tham gia của công chúng.