Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

BÀI THI: “ Tìm hiểu việc thực thi chính sách công đối với các xã tại vùng đặc biệt khó khăn tại tỉnh Thanh Hóa”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.41 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC KINH BẮC
KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

BÀI THI: “ Tìm hiểu việc thực thi chính sách công đối với các xã tại vùng đặc
biệt khó khăn tại tỉnh Thanh Hóa”
(Lấy thực tế tại xã Tân Dân, huyện Tĩnh Gia)

Họ và tên: Vàng Láo Tả
Lớp: 05D.QLNN
Khoa: Quản lý nhà nước

Bắc Ninh, ngày 15 tháng 11 năm 2018


A.
1.
a)

b)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tầm quan trọng, ý nghĩa của chính sách công ( CSC ).
Tầm quan trọng của chính sách công.
 Thứ nhất, định hướng mục tiêu cho các chủ thể tham gia hoạt động
kinh tế - xã hội.
 Thứ hai, tạo động lực cho các đối tượng tham gia hoạt động kinh tế
- xã hội theo mục tiêu chung.
 Thứ ba, phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục những hạn chế
của nền kinh tế thị trường.
 Thứ tư, tạo lập các cân đối trong phát triển.


 Thứ năm, kiểm soát và phân bổ các nguồn lực trong xã hội
 Thứ sáu, tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động kinh tế - xã
hội.
 Thứ bảy, thúc đẩy sự phối hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành.
Ý nghĩa của chính sách công.
CSC có ý nghĩa chính trị, xã hội, pháp lý, khoa học và thực tiễn ở chỗ
nó là chính sách của nhà nước, phản ánh ý chí, quan điểm, thái độ,
cách xử sự của nhà nước để phục vụ cho mục đích và lợi ích của nhà
nước. Tính chínr trị của CSC biểu hiện rõ nét qua bản chất của nó là
công cụ quản trị, quản lý của nhà nước, phản ánh bản chất, tính chất
của nhà nước và chế độ chính trị trong đó nhà nước tổn tại. Nếu chính
trị của nhà nước thay đổi, tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chính sách.
Điều này khẳng định CSC mang tính chính trị hay ý nghĩa chính trị
đậm nét.
Tính pháp lý hay ý nghĩa pháp lý của CSC ở chỗ, chính sách của nhà
nước được ban hành trên cơ sở pháp luật, nhưng pháp luật là của nhà
nước nên CSC đương nhiên có ý nghĩa hay tính pháp lý. CSC dựa trên
cơ sở của pháp luật cũng chính là dựa trên ý chí của nhà nước, chuyển
tải ý chí của nhà nước thành chính sách, công cụ quan trọng để nhà
nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Tính chất xã hội hay ý nghĩa xã hội của CSC thể hiện ở chức năng xã
hội của CSC. CSC là chính sách của nhà nước ban hành để thực hiện
chức năng xã hội của nhà nước, ngoài phục vụ lợi ích của nhà nước
còn để phục vụ xã hội, phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân, tạo
điều kiện và định hướng cho xã hội phát triển. CSC phản ánh rõ vai
trò là chức năng xã hội của nhà nước, phản ánh bản chất, tính ưu việt


của nhà nước. Do đó, CSC luôn hàm chứa tính xã hội, ý nghĩa xã hội.
CSC còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, nếu xã hội phản đối,

chống lại chính sách của nhà nước, sẽ dẫn đến khủng hoảng, bất ổn
định trong xã hội. Một khi xã hội bất ổn định thì hệ quả tất yếu, tác
động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nhà nước. Vì vậy, khi
nhà nước ban hành CSC phải đặc biệt chú ý đến yếu tố xã hội, tính
chất và ý nghĩa xã hội của CSC.
CSC có tính khoa học hay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực.
Tính khoa học của CSC thể hiện ở tính khách quan, công bằng tiến bộ
và sát với thực tiễn. Nếu CSC mang tính chủ quan duy ý chí của nhà
nước sẽ trở thành rào cản kìm hãm sự phát triển của xã hội. Điều này
cũng có nghĩa là việc ban lành CSC của nhà nước bất thành, sẽ ảnh
hưởng đến uy tín và vai trò của nhà nước. Nếu CSC nhà nước ban
hành đảm bảo các yếu tố khách quan, công bằng và tiến bộ, phù hợp
với lòng dân và xã hội, phù hợp với ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi
ích hợp pháp của người dân thì sẽ được người dân và xã hội ủng hộ,
chính sách đó sẽ được thực hiện trong cuộc sống một cách nhanh
chóng, hiệu quả uy tín và vai trò của nhà nước được đề cao tính khoa
học của chính sách còn thể hiện ở ý nghĩa thực tiễn và tính thiết thực
của chính sách, yêu cầu khi nhà nước ban hành chính sách phải phù
hợp với diều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước, thực tại
khách quan của chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Điều này cũng
có nghĩa là khi ban hành CSC cần phải tính đến các điều kiện các
nguồn lực để duy trì chính sách, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ
chức thực hiện chính sách vào thực tiễn cuộc sống. Để đảm bảo ý
nghĩa thực tiễn hay tính sát thực, CSC không thể cao hơn hay thấp hơn
trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trình độ phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước đến đâu thì đề ra mục tiêu, nhiệm vụ,
giải pháp, công cụ của CSC đến đó.
2.
-


Mục tiêu của bài viết.
Làm rõ được chính sách công là gì. Và những vấn đề chung của chính
sách công ở Việt Nam.
Hiểu về các chính sách công dành cho các vùng đặc biệt khó khăn.
Quan bài viết này giúp các bạn hiểu rõ hơn về việc thực thi chính sách
công ở địa phương và những vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt là
hiểu được tình hình thực hiện chính sách công ở xã Tân Dân, huyện
Tĩnh Gia.


3.

Mục đích cuối cùng là nêu được những sai xót và những giải pháp
giuos cho chính sách công được thi hành một cách hiệu quả nhất.
Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu về chính sác công trong phạm vi ở Việt Nam, cụ thể là
chính sách công dành cho các xã đặc biệt khó khăn và lấy xã Tân
Dân, huyên Tĩnh Gia để tìm hiểu và làm rõ được các chính sách và
thực thi chính sách ở xã.

B.
I.
1.
a.

NỘI DUNG

Những vấn đề chung về chính sách công.
Một số khái niệm.
Chính sách.



Chính sách là Sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt được một mục
đích nhất định dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế
mà đề ra.
Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể
quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo ra sự ưu đãi một
hoặc số nhóm xã hội kích thích vào động cơ hoạt động cơ hoạt động
của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó.
Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách công
như sau: “ Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường
lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất
định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương
hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ
chính trị, kinh tế, văn hóa,…”
Như vậy, có thể hiểu: Chính sách là chương trình hành động do các
nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó
thuộc phạm vi thẩm quyền của mình.
b.
-

-

2.

Chính sách công.
Cách tiếp cận thứ nhất:
+ Chính sách công là quyết định lựa chọn của Nhà nước.
+ Chính sách công là cách xứng xử của Nhà nước đối với cách
quá trình kinh tế xã hội.

+ Chính sách công là những gì Nhà nước nên làm hay không
nên làm.
Cách tiếp cận thứ hai: Chính sách công là thái độ, quan điểm, lập
trường của Nhà nước đối với các quá trình kinh tế xã hội được thể
hiện bằng một hệ thống các biện pháp nhằm thực hiện một mục tiêu cụ
thể trong quá trình tiến tới mục tiêu chung.
Những nhân tố tác động/ ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách
công.
Trong quá trình thực thi chính sách sẽ có liên quan đến nhiều tổ
chức, cá nhân vì thế kết quả tổ chức thực thi chính sách cũng sẽ chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có yếu tố chủ quan và khách
quan. Cụ thể:
-Yếu tố khách quan là: Là các yếu tố xuất hiện và tác động đến tổ chức
thực thi chính sách từ bên ngoài, độc lập với ý muốn của chủ thể quản
lý, các yếu tối này vận động theo quy luật khác quan nên ít tạo sự biến


đổi do đó cũng khó gây sự chú ý của các nhà quản lý nhưng lại tác
động lớn đến quá trình thực thi chính sách, đó là các yếu tố:
Tính chất của vấn đề chính sách là yếu tố gắn liền với mỗi chính sách
nó tác động trực tiếp đến hooạch định và thực thi sẽ dễ dàng và đơn
giản hơn. Như vậy, tính chất của vấn đề có ahr hưởng khách quan đến
việc tổ chức thực thi chính sách nhanh hay chậm, thuận lơi hay khó
khăn.
Môi trường thực thi chính sách là yếu tố lien quan đén các hoạt động
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,… điều này nói
lên rằng một môi trường ổn đinh ít biến đổi về chính trị sẽ đưa tới sự
ổn định về hệ thống chính sách và thực thi thuận lợi. Nếu các bộ phận
của môi trường ổn định thì nó sẽ tạo cho các hoạt động thực thi dễ
dàng.

Mối quan hệ gữa các đối tượng thực thi chính sách là sự thể hiện
thống nhất hay không về lợi ích của các đối tượng trong quá trình thực
hiện mục tiêu chính sách. Nếu mối quan hệ này có mâu thuẫn sẽ ảnh
hưởng đến công tác tổ chức.
Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách được hiểu là thực lực
tiềm năng của các nhóm trong mỗi quan hệ so sánh với các nhóm đối
tượng khác. Tiềm lực này thể hiện trên các phương diện chính trị, kinh
tế, xã hội…
Đặc tính của đối tượng chính sách là những tính chất đặc trưng mà các
đối tượng có được từ bản tính cố hữu hoạc do môi trường sống tạo nên,
các đặc tính như tính tự giác, kỷ luật, sang tạo… gắn liền với mỗi đối
tượng thưc thi chính sách do đó cần biết cách khơi dậy hay kiềm chế
nó để có kết quả nhất cho quá trình thực thi chính sách.
-Yếu tố chủa quan: Là các yếu tố thuộc về cơ quan công quyền, do cán
bộ công chức chủ động chi phối đến quá trình thực thi chính sách nên
nó có ảnh hưởng lớn đến việc thực thi.
Thực thi đúng đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực thi chính
sách, các bước này được coi là nguyên lý khóa học được đúc kết từ
thực tiễn cuộc sống, việc tuân thủ quy trình một một nguyên tắc quản
lý.
Năng lực thực thi chính sách của cán bộ công chứ trong bộ máy quản
lý nhà nước là yếu tố chủ quan có vai trò quyết định đến kết quả tổ
chức thực thi chính sách công. Năng lực thực thực thi của cán bộ, công
chức là các tiêu chí về đạo đức, công cụ, năng lực nếu thiếu các điều
kiện này thì việc thực thi sẽ không hiệu quả. Còn nếu các cán bộ, công


3.
a.


chức có năng lực mà kết hợp với các yếu tố khác thuận lợi sẽ mang lại
một kết quả thực sự.
* Điều kiện vật chất cần cho quá trình thực thi chính sách là yếu tố
ngày càng có vị trí quan trọng để cùng yếu tố nhân sự và các yếu tố
khác thực thi thắng lợi chính sách công. Các điều kiện vật chất này là
các trang thiết bị nhà nước đầu tư cho quá trình quản lý và khi thực thi
chính sách thì họ dùng để tuyên truyền, phổ biến các chính sách.
*Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân là nhân tố có vai trò đặc biệt
quan trọng quyết định sự thành bại của 1 chính sách. Các chính sách là
những vấn đề lớn lao, do đó cần có sự đóng góp sức người, sức
củatrong suốt quá trình thực thi.
* Vậy trong 2 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách thì
yếu tố chủ quan là quan trọng hơn cả vì nó quyết định sự thành
bạicủachính sách, vì trong yếu tố này nó có các nhân tố quan trọng
như nhân sự,và sự ủng hộ của người dân là 2 nhân tố cần cho việc thực
thi chính sách công.
Một số chính sách công dành cho các xã đặc biệt khó khăn.
Thế nòa là xã đặc biệt khó khăn.
Vùng đặc biệt khó khăn là thôn có 1 trong 2 tiêu chí sau: (1) Tổng tỷ lệ
hộ nghèo và cận nghèo từ 65% trở lên (trong đó tỷ lệ hộ nghèo từ 35%
trở lên) theo tiêu chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020.
(2) Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 55% trở (các tỉnh khu vực
Đông Nam Bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ 30% trở lên)
theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 và có 2 trong
3 yếu tố sau (đối với các thôn có số hộ dân tộc thiểu số từ 80% trở lên,
cần có 1 trong 3 yếu tố): trục chính đường giao thông thôn hoặc liên
thôn chưa được cứng hóa theo tiêu chuẩn nông thôn mới; từ 60% trở
lên số phòng học cho lớp mẫu giáo chưa được kiên cố; chưa có Nhà
văn hóa - Khu thể thao thông theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch.

Xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi được xác định theo ba khu
vực: Xã khu vực III là xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn; xã khu vực II là xã có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn
nhưng đã tạm thời ổn định; xã khu vực I là các xã còn lại.
Xã khu vực III là xã có ít nhất 2 trong 3 tiêu chí sau: số thôn đặc biệt
khó khăn còn từ 35% trở lên (trong đó tỷ lệ hộ nghèo từ 35% trở lên)


theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020; tổng tỷ lệ
hộ nghèo và cận nghèo từ 55% trở lên (các tỉnh khu vực Đông Nam
Bộ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ 30% trở lên) theo chuẩn
nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 và có ít nhất 3 trong 6
điều kiện sau (đối với xã có số hộ dân tộc thiểu số từ 60% trở lên, cần
có ít nhất 2 trong 6 điều kiện): trục chính đường giao thông đến Ủy
ban nhân dân xã hoặc đường liên xã chưa được nhựa hóa, bê tông hóa
theo tiêu chí nông thôn mới; trường mầm non, trường tiểu học hoặc
trường trung học cơ sở chưa đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo; chưa đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã theo quy
định của Bộ Y tế; chưa có Trung tâm Văn hóa, Thể thao xã theo quy
định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; còn từ 20% số hộ trở lên
chưa có nước sinh hoạt hợp vệ sinh và còn từ 40% số hộ trở lên chưa
có nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế.
Xã khu vực II là xã có 1 trong 3 tiêu chí sau: tổng tỷ lệ hộ nghèo và
cận nghèo từ 55% trở lên (các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, khu vực
đồng bằng sông Cửu Long từ 30% trở lên) theo chuẩn nghèo tiếp cận
đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 và có không đủ 3 trong 6 điều kiện (đối
với xã có số hộ dân tộc thiểu số từ 60% trở lên, có không đủ 2 điều
kiện trong 6 điều kiện) quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 của Quyết
định này; tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 15% đến dưới 55% (các
tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ

15% đến dưới 30%) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016
- 2020; tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo dưới 15% theo chuẩn nghèo
tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 và có ít nhất một thôn đặc biệt
khó khăn.
Xã khu vực I là các xã còn lại thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi
không phải xã khu vực III và xã khu vực II.
b.

Một số chính sách dành cho xã đặc biệt khó khăn.
Nhóm chính sách an sinh xã hội
- Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở
vùng khó khăn. Mức hỗ trợ 100.000đ/ khẩu/năm thuộc xã khu vực III.


- Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ,
phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ
đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó
khăn.
- Quyết định 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính
phủ, về chính sách hỗ trợ nhà ở đối vối hộ nghèo theo chuẩn nghèo
giai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo
Quyết định 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2). Mức vay 25 triệu đồng/hộ
từ Ngân hàng CSXH lãi suất 3%/năm.
- Quyết định 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính
phủ Quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện và Quyết định số
60/2014/QĐ- TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy
định hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện. Mức hỗ trợ là:
46.000đ/hộ/tháng.
- Quyết định 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính

phủ, về chính sách cho vay vốn của quỹ Quốc gia về việc làm.
- Quyết định 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính
phủ, về chính sách hỗ trợ XKLĐ cho người nghèo, dân tộc thiểu số và
người có công với cách mạng.
- Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng
Chính phủ, về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Nghị định 136/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ, về chính
sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
- Nghị định 20/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về chính
sách trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
- Quyết định 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính
phủ, về chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.
- Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về
Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
+ Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập;
+ Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí


+ Chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và
huyện.
-Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng chính phủ.
Phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 - 2020.
- Quyết đinh 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ,
phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ
phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an
toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
- Quyết định 2188/QĐ-TTg ngày 08/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt danh mục “Khoản vay bổ sung Dự án Giảm nghèo của
các tỉnh miền núi phía Bắc - giai đoạn 2” vay vốn Ngân hàng Thế

giới.
- Quyết định 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt “Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt
khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự đo, khu rừng đặc dụng giai đoạn
2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản
lý, sử dụng đất lúa.
- Quyết định 27/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân
tỉnh Yên Bái về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp
và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai
đoạn 2016 - 2020; Quyết định 250/QĐ-UBND ngày 19/02/2015 của
Ủy ban nhân tỉnh Yên Bái về phê duyệt kinh phí thực hiện chính sách
hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ
cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái năm 2016.
Nhóm chính sách Y tế - Dân số
- Chính sách cấp thẻ bảo hiểm Y tế theo Luật Bảo hiểm y tế ngày
14/11/2008 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y
tế ngày 13/6/2014.
- Quyết định 28/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân
tỉnh Yên Bái phê duyệt Đề án về công tác DS - KHHGĐ tại 72 xã đặc


biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 – 2020. Trong đó hỗ trợ
đặt vòng 200.000đ/người, triệt sản 1.000.000đ/người.
- Nghị định 39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ quy định
chính sách hỗ trợ phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi
sinh con đúng chính sách dân số.
Nhóm chính sách Giáo dục
- Quyết định 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính
phủ, về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và

trường phổ thông dân tộc bán trú.
- Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ, Quy
định cơ chế thu quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thông
giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí
học tập từ năm 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.
- Quyết định 12/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính
phủ, về chính sách hỗ trợ học sinh THPT ở vùng có điều kiên kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Mức hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương tối
thiểu/tháng; tiền nhà ở bằng 10% mức lương tối thiểu/tháng (đối với
học sinh phải tự túc chỗ ở).
- Quyết định 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính
phủ, về chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Mức hỗ trợ 15kg
gạo/học sinh/tháng.
- Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày
31/12/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội, Bộ Tài Chính về chính sách hỗ trợ học sinh khuyết tật. Mức
hỗ trợ 920.000/học sinh/năm.
- Quyết định 24/2014/QĐ-UBND ngày 13/10/2014 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Yên Bái ban hành Quy định chính sách thu hút, đào tạo cán
bộ khoa học, cán bộ quản lý; hỗ trợ đào tạo cán bộ, học sinh, sinh
viên người dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2014 - 2016. Trong
đó học sinh DTTS Trung học PT và Bổ túc THPT được hỗ trợ
200.000đ/tháng.


Ngoài những chính sách quyết định trên. Còn rất nhiều chính sách liên
quan đến các vùng đặc biệt khó khăn.
II.
1.
a.


Tình hình thực hiện chính sách công tại các xã đặc biệt khó khăn
tại tỉnh Thanh Hóa ( lấy thực tế tại xã Tân Dân, huyện Tĩnh Gia).
Khái quát về tỉnh Thanh Hóa
Điều kiện thự nhiên.
Vị trí địa lý.
Thanh Hoá là một tỉnh lớn của Bắc Trung Bộ có toạ độ địa lý:
- Điểm cực Bắc: 20040’B (tại xã Tam Chung – huyện Quan Hoá)
- Điểm cực Nam: 19018’B (tại xã Hải Thượng – Tĩnh Gia)
- Điểm cực Đông: 106004’Đ (tại xã Nga Điền – Nga Sơn)
- Điểm cực Tây: 104022’Đ (tại chân núi Pu Lang – huyện Quan Hóa)
Thanh Hoá có lãnh thổ rộng lớn: 11.129,48 km2, là tỉnh có diện tích
lớn thứ 5 trong cả nước. Về vị trí địa lý, Thanh Hóa tiếp giáp với các
tỉnh và nước bạn như sau:
- Phía Bắc: giáp 3 tỉnh, gồm: Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình với đường
ranh giới dài 175km.
- Phía Nam : giáp Nghệ An với đường ranh giới dài 160 km
- Phía Đông: giáp biển Đông với chiều dài đường bờ biển 102 km.
- Phía Tây: giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào với đường
biên giới dài 192km.
Thanh hoá nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh
phía Nam nước ta. Trong lịch sử nơi đây từng là căn cứ địa vững chắc
chống ngoại xâm, là kho nhân tài vật lực phục vụ tiền tuyến.
Tỉnh Thanh Hoá nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ. Với 102 km đường bờ biển ở đây có thể phát triển
hoạt động du lịch, khai thác cảng biển; có đường quốc lộ 1A, đường
Hồ Chí Minh, đường sắt xuyên Việt và sân bay Thọ Xuân. Thêm vào
đó, Thanh Hóa có quy mô diện tích lớn với nhiều vùng sinh thái khác
nhau.
Đặc điểm về vị trí địa lý trở thành một trong những điều kiện thuận lợi

cho sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
Diện tích.


Thành phố Thanh Hoá là một thành phố lớn, có diện tích là 147 km2.
Địa hình.
Thành phố Thanh Hóa nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Hóa, đồng
bằng rộng nhất trong các đồng bằng duyên hải miền Trung, có nhiều
núi đất, núi đá nằm rải rác với những cánh đồng rộng - hẹp, nông - sâu.
-Núi:
Núi Hàm Rồng: Chạy từ làng Dương Xá xã Thiệu Dương, TP Thanh
Hóa, men theo hữu ngạn sông Mã về đến chân cầu Hàm Rồng. Núi
Hàm Rồng vừa dài vừa uốn lượn,đến khúc cuối thì phình to ra như một
cái đầu có miệng khổng lồ, vì thế, dân gian đặt tên là núi Hàm Rồng.
Núi Hàm Rồng nằm án ngữ cửa ngõ phía Bắc thành phố, theo tương
truyền, núi Hàm Rồng có 99 đỉnh. Đặc điểm địa hình độc đáo đã vô
tình tạo nên một cứ điểm phòng không vững chắc góp phần tạo ra
huyền thoại về chiếc cầu Hàm Rồng không thể bị đánh sập trong chiến
tranh chống Mỹ cứu nước.
Núi Mật Sơn: Là núi sót thấp nằm trên địa phận phường Đông Vệ.
-Sông:
Sông Mã: Theo tương truyền, nước sông chảy xiết và dũng mãnh như
một con ngựa phi nước đại nên có tên là sông Mã. Con sông mở đầu
bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng ('Sông Mã xa rồi Tây Tiến
ơi') khi chảy vào địa phận thành phố trở nên hiền hòa, uốn lượn quanh
núi Hàm Rồng trước khi đổ ra biển. Sông Mã đã được chọn làm trục
xương sống để xây dựng một thành phố hiện đại bên bờ sông Mã trong
tương lai.
Hệ thống sông đào bao gồm: sông Thọ Hạc, sông Cốc, sông Lai
Thành, sông Nhà Lê, sông Kênh Bắc tlrước đây được xây dựng để

cung cấp tưới tiêu, chống hạn, chống lụt cho nhân dân trên địa bàn
thành phố. Cùng với những con sông đào này là những cây cầu mà
người dân thành phố thường dùng tên chúng để chỉ những khu vực
không mang địa danh hành chính chính thức như cầu Cốc, cầu
Sâng, cầu Hạc, cầu Bố, cầu Treo, cầu Lai Thành...
Khí hậu.
-Nhiệt độ:
Với vị trí trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong một năm thành phố
Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hai mùa nóng và lạnh rõ rệt.


Mùa nóng: Bắt đầu từ cuối Xuân đến giữa mùa thu. Ở khoảng thời gian
này trong năm, thời tiết rất nắng, mưa nhiều, gây ra lụt lội và hạn hán.
Những ngày có gió Lào, nhiệt độ còn được đẩy cao tới 39-40 độ C.
Mùa lạnh: Bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa
này thường hay xuất hiện gió mùa Đông Bắc, lại mưa ít; đầu mùa
thường hanh khô. Mùa lạnh nhiệt độ có thể xuống thấp tới 5 - 6 độ C.
Nhiệt độ trung bình cả năm từ 23,3 đến 23,6 độ C.
Gió:
Do nằm trong vùng đồng bằng ven biển, thành phố Thanh Hóa hàng
năm có 3 mùa gió:
Gió Bắc: (gió mùa Đông Bắc) Không khí lạnh từ vùng Siberia thổi
vào, gây ra mùa đông lạnh và giá buốt.
Gió Tây Nam: (gió Lào) Từ vịnh Bengal qua Thái Lan rồi qua Lào,
mang theo không khí nóng và khô rát vào những ngày hè. Cường độ
gió Lào ở thành phố Thanh Hóa không mạnh bằng ở các tỉnh miền
Trung khác.
Gió Đông Nam: (gió Nồm) Là gió từ biển vào mang theo khí hậu mát
mẻ.
Lượng mưa:

Lượng mưa hàng năm trung bình đạt 1730 – 1980 mm.
b.

Điều kiện xã hội.
Dân số, lao động và nguồn nhân lực:
Thanh hóa là một tỉnh đất rộng người đông, có quy mô tương đối lớn,
dân cư đông đúc, đa dạng.
Theo số lượng thống kê năm 2012, dân số thành phố Thanh Hóa
khoảng 393.294 người, mật độ sân số khoảng 3.370 người/km2 ( có
mật độ gấp 10 lần so với toàn tỉnh- mật độ dân số tỉnh Thanh Hóa là
330 người/km2)
Dự kiến đến năm 2025: dân số của thành phố khoảng 500.000 người,
trong đó nội thành khoảng 400.000 người, ngoại thành khoảng 100.000
người.
Kinh tế và công nghiệp:
Theo số liệu năm 2011. tỷ trọng các nhành kinh tế trong GDP ước đạt:
-Công nghiệp: 46,7%


-Nông nghiệp: 2,5%
-Dịch vụ: 50,8%
-Tăng trưởng kinh tế ước đạt 17,8%
-Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 7.850 tỷ đồng
-GDP bình quân đầu người 2951 USD
Thành phố có khoảng 3 khu công nghiệp chính:
+ Khu công nghiệp Lễ Môn
+ Khu công nghiệp Đình Hương – Tây Bắc Ga
+ Khu công nghiệp Hòa Long
Thương mại, dịch vụ và du lịch.
Với sự tồn tại song song của các chợ theo mô hình cũ và các siêu thị

mua sắm hiện đại, hàng hóa trở nên rất đa dạng, phong phú và người
dân thành phố có them nhiều sự lựa chọn.
Ở Thanh Hóa cũng là một nơi có nhiều di tích lịch sử, các điểm du
lịch như:
Di tích lịch sử có:
-

Lăng và đền Bà Trệu
Đền thờ Lê Hoàn
Thành Nhà Hồ
Khu Lam Sơn- Lam Kinh
Khu Ba Đình
Di tích cách mạng và kháng chiến

-

Chiến khu Ngọc Tạo
Hàm Rồng- cây cầu Hàm Rồng bất tử
Các điểm du lịch

-

Bãi biển Sầm Sơn
Thắng tích Hàm Rồng
Động Bích Đào
Động Hồ Công
Động Kim Sơn
Biện Sơn
Núi Nhồi- Núi Vọng Phu
Thắng tích Của Hà

Suối cá Cẩm Lương
Thắng tích Ngàn Nưa


-

Vườn cò Tiến Nông
Vườn quốc gia Bến En
Ngoài những điểm du lịch trên Thanh Hóa còn rất nhiều đền chùa nổi
tiếng và đẹp.
Các Dân tộc ở Thanh Hóa.

-

Dân tộc Thái

-

Dân tộc MườngDân tộc H.Mông

-

Dân tộc Dao

-

Dân tộc Khơ Mú
*Các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn tại Thanh Hóa theo Quyết
định Số: 900/QĐ-TTg quyết định phê duyệt DANH SÁCH XÃ ĐẶC
BIỆT KHÓ KHĂN, XÃ BIÊN GIỚI, XÃ AN TOÀN KHU VÀO

DIỆN ĐẦU TƯ CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2017 –
2020.
-Tại Huyện Mường Lát: Có xã Mường Lý, Tam Chung, Quang Chiểu,
Tén Tằn, Nhi Sơn, Trung Lý, Mường Chanh, Pù Nhi.
-Huyện Quan Sơn: có xã Tam Lư, Sơn Điện, Mường Mìn, Na Mèo,
Sơn Thủy, Tan Thanh, Sơn Lư, Sơn Hà, Trung Thượng, Trung tiến,
Trung Hạ Trung Xuân.
-Huyện Quan Hóa; có xã Phú Nghiêm, Hồi Xuân, Thanh Xuân, Phú
Xuân, Phú Lệ , Phú Sơn, Phú Thanh, Thành Sơn, Trung Thành, Trung
Sơn, Nam Xuân, Nam Tiến, Nam Động, Hiền Chung, Thiên Phủ, Hiền
Kiệt.
-Huyện Tĩnh Gia: có xã Tân Trường, Tân Dân, Phú Sơn.
Ngoài những xã ở các huyện trên còn rất nhiều xã tại Thanh Hóa thuộc
diện đặc biệt khó khăn có trong danh sách ở QĐ 900/QĐ-TTg.
2. Khái quát về huyện Tĩnh Gia.

Tĩnh Gia là huyện cực nam của tỉnh Thanh Hóa:


Phía Nam giáp thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ
An.




Phía Đông giáp biển Đông.



Phía Bắc giáp huyện Quảng Xương.




Phía Tây giáp huyện Nông Cống và huyện Như Thanh.

Diện tích tự nhiên của huyện là 450 km². Dân số năm 2017 là 300.000
người, tốc độ tăng trưởng kinh tế 11% /năm (năm 2002). Ðịa hình của
huyện thuộc loại bán sơn địa, bao gồm những hang động, đồng bằng
và có đường bờ biển dài, huyện cũng có một số hòn đảo nhỏ, 3 cửa
lạch, 2 cảng biển lớn.[1]
Đây là địa phương có tuyến Đường cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa và
tuyến Đường cao tốc Thanh Hóa – Hà Tĩnh đi qua đang được xây
dựng.
Tại huyện Tĩnh Gia có các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn là xã Tân
Trường, Tân Dân, Phú Sơn.
3. Khái quát về xã Tân Dân, huyện Tĩnh Gia.

a.Điều kiện tự nhiên.
-Diện tích: Diện tích tự nhiên của xã là 963.63ha.
-Khí hậu:
Nhiệt độ không khí trung bình năm là 22 - 23 0C, mùa hè, nhiệt độ tối
cao có thể đạt tới 410C, song về mùa đông, nhiệt độ có thể hạ thấp
xuống dưới 20C ở vùng núi, kèm theo sương giá, sương muối.
Lượng mưa trung bình phổ biến là 1.700mm, Có hai thời kỳ khô
ngắn và không ổn định vào đầu hè (tháng 5 và 6) và vào các tháng 10,
11. Từ tháng 7 đến tháng 11, có nhiều cơn bão xuất hiện và có thể gây
ảnh hưởng lớn.
-Thổ nhưỡng: Ở Tân Dân chủ yếu có các loại đất như đất vàng nhạt
trên đá cát Thích hợp với cây lâm nghiệp. Và đất cát bãi, cát biển
(trồng rau quả, cây công nghiệp ngắn ngày).

-Vị trí địa lý:
Cách trung tâm thành phố về phía bắc 9 km.
Phía đông: giáp với biển.


Phía tây: giáp với Hùng Sơn.
Phía bắc: giáp với xã Hải An.
Phía nam: giáp với xã Hải Lĩnh.
-Thế nào là xã “bãi ngang”: Là xã có vị trí ở vùng bãi ngang ven biển
hoặc là xã cồn bãi, đầm phá, bán đảo và hải đảo có đường ranh giới
sát bờ biển; có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, luôn chịu ảnh hưởng
của triều cường, hạn hán, đất khô cằn, bạc mầu, canh tác khó khăn;
nằm ngoài Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt
khó khăn vùng miền núi và vùng sâu, vùng xa.
b.Điều kiện kinh tế- xã hội.
-Dân số: Dân số là 6.7 nghìn. Hộ khẩu thường trú là 1.7 nghìn hộ. Xã
được chia thành 8 thôn.
-Sự phát triển kinh tế. Mức sống, thu nhập bình quân đầu người:
Người dân, học sinh được hỗ trợ vay vốn, miễn giảm học phí, 100%
người dân được cấp BHYT.
Tỷ lệ hộ nghèo xã giảm từ 26,5% (2006) xuống còn 5.3% đến nay.
Cơ sở hạ tầng được xậy dựng mới đẹp như Trường học, y tế, nhà văn
hóa,....
Điểm đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới đạt
19 tiêu chí trong năm 2018. Và đag hoàn thiện hồ sơ để công nhận
nông thôn mới.
Có chế độ chính sách cho người có công.
Thu nhập bình quân đầu người là 34,850 triệu đồng/ năm/ người.
Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư và chuẩn bị đầu tư về địa bàn như các
mặt hàng dầy, dép,... tạo ra công việc cho người dân, giảm tỷ lệ thất

nghiệp ở xã xuống thấp.
-Đời sống văn hóa và tinh thần: Đời sống văn hóa và tinh thần của
người dân trong địa bàn khá là tốt, người dân có nếp sống văn minh,
có lỗi sống tốt, các tệ nạn xã hội ở xã ít. Chính những điều đấy đã tạo
nên một môi trường sống lành mạnh cho người dân tại xã, không
những thế còn tạo ra một tinh thần thoải mãi trong công việc hàng
ngày của người dân.
-Tỷ lệ hộ nghèo: năm 2006 là 26.5%, đến nay giảm xuống còn 5.3%.


c.Hệ thống cơ cấu bộ máy chính trị ở xã.
- Về tổ chức chính trị Đảng.
Xã có 267 Đảng viên, 6 Chi bộ nông thôn, 4 chi bộ y tế- giáo dục.
-Về cơ cấu tổ chức bộ máy.
Xã có 24 cán bộ, công chức.

(Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền của Xã Tân Dân)

4. Tình hình thực hiện chính sách công tại xã Tân Dân.
a. Thuận lợi.
-Các văn bản có nội dung đầy đủ.
-Các tập thể,cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ thuế.
-Nhiều chính sách đã và đang đạt được những kết quả nhất định.
-Và nhiều chính sách sau khi được ban hành được triển khai kịp thơi
và đồng bộ. Vì vậy được người dân ủng hộ rất cao.
b. Khó khăn.
Có thể khẳng định rằng có được chính sách công đúng đắn mới chỉ là
“điều kiện cần” để đưa chính sách vào cuộc sống. Tổ chức thực thi là
“điều kiện đủ” của chính sách công. Nói như vậy để thấy rõ mối quan
hệ có tính quyết định giữa các khâu trong quá trình thực thi chính

sách. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn tồn tại những chính sách ban hành
chưa sát thực tiễn nên thực hiện hiệu lực, hiệu quả thấp.


- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về nội dung và yêu cầu
của chính sách có khi chưa đầy đủ, rõ ràng và kịp thời tới những đối
tượng liên quan (nhà chức trách, những người thực thi và người dân),
dẫn đến hiểu sai.
- Các văn bản hướng dẫn nhiều khi không rõ ràng, thống nhất, thậm
chí mâu thuẫn nhau. Tình trạng luật, pháp lệnh đã ban hành nhưng
phải chờ nghị định và thông tư hướng dẫn diễn ra khá phổ biến, cản
trở việc áp dụng.
- Sự phân công nhiệm vụ giữa các đơn vị tổ chức thực thi chính sách
chưa thực sự khoa học, vẫn có sự chồng chéo, trùng lặp giữa quyền
hạn và lợi ích. Cơ chế phối hợp giữa các cấp và giữa các cơ quan đồng
cấp chưa chặt chẽ, đặc biệt trong việc chia sẻ, trao đổi, công khai
thông tin. Bên cạnh đó, một bộ phận trong đội ngũ cán bộ, công chức
thiếu năng lực, trình độ và sự trong sạch trong thực thi chính sách
cũng đang là một trong những nguyên nhân bóp méo, thậm chí đi
ngược lại mục tiêu của chính sách.
- Những quy chế, thủ tục lập ra trong quá trình tổ chức thực thi chính
sách thường thiếu tính ổn định tương đối, gây xáo trộn cho quá trình
thực thi chính sách công. Thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp, rắc
rối gây khó khăn, cản trở việc thực thi chính sách.
- Sự thiếu cơ chế theo dõi và đánh giá làm cho việc đánh giá kết quả
thực hiện các chính sách công trở nên khó khăn, không có các thông
tin đáng tin cậy về những hoạt động tốt và những đòi hỏi cần hoàn
thiện.
c. Những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực thi chính sách
công.

Có một số thành phần người dân cố tình chống đối và không thực hiện
đúng theo những chính sách của Nhà nước.
Dân không nộp thuế , hoặc trốn thuế. Được thực hiện bởi nhiều hình
thức khác nhau. Như báo cáo của Chủ tịch UBND xã Tân Dân, thực tế
đã có một xử việc như sau:
Có một số hộ dân là bán hàng tạp hóa hoặc các loại hàng hóa khác
nhưng lại không đăng ký buôn bán, và UBND không thể thu được
thuế từ những hộ dân này. Khi UBND cử người điều tra và dẹp những
cửa hàng đó, người dân lại dọn đồ vào nhà và trình bày nhiều lý do
khác nhau. Rồi sau một thời gian nhất định khi không thấy cán bộ của
UBND đi kiểm tra, những hộ này lại bầy bán trái phép.


Quyết định số 257/2003/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : QĐ hỗ
trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn
vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Chương trình này hỗ trợ xây dựng lại nhà ở cho người dân nằm trên
địa bàn thuộc những xã đặc biệt khó khăn. Nhưng lúc ban hành quyết
định và lúc UBND xã nhận được khoản chi của chính phủ về xã thì
khoảng thời gian cũng khá lâu. Đến lúc đấy những hộ dân bên cạnh
thấy nhà người ta hỏng như thế được nhận tiền hỗ trợ xây lại, trong
khi đó nhà mình cũng hỏng như thế lại không được. Như vậy lại viết
đơn lên UBND khiếu nại. Thực tế là lúc quyết định đưa ra lúc đấy là
nhà ông chưa hỏng, sau nhiều năm nhà ông mới hỏng, vì vậy ông cũng
muốn được cấp tiền hỗ trợ xậy dựng lại.
Vì vậy mới nói nhiều những khó khăn khi thực hiện chính sách ở cấp
xã. Nhưng cán bộ của xã luôn luôn bình tĩnh và giải quyết vấn đề hợp
tình hợp lý. Chính vì vậy xã đã đạt được nhiều kết quả hơn mong đợi.
c.Kết quả.
-Người dân, học sinh được hỗ trợ vay vốn, miễn giảm học phí, 100%

người dân được cấp BHYT.
-Tỷ lệ hộ nghèo xã giảm từ 26,5% (2006) xuống còn 5.3% đến nay.
-Cơ sở hạ tầng được xậy dựng mới đẹp như Trường học, y tế, nhà văn
hóa,....
-Điểm đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới
đạt 19 tiêu chí trong năm 2018. Và đag hoàn thiện hồ sơ để công nhận
nông thôn mới.
-Có chế độ chính sách cho người có công.
-Thu nhập bình quân đầu người l à 34,850 triệu đồng/ năm/ người.
-Hiện tại hội trường của UBND xã đang xây có tổng chi phí là 4.9 tỷ,
trong đấy Nhà nước hỗ trợ 4.5 tỷ còn lại là lấy từ ngân sách của xã.
-Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư và chuẩn bị đầu tư về địa bàn như các
mặt hàng dầy, dép,... tạo ra công việc cho người dân, giảm tỷ lệ thất
nghiệp ở xã xuống thấp.
-Kết quả trong thu chi của xã là 12 tỷ 455 triệu, trong đấy có 522 triệu
là của nguồn thu từ xã.
5. Một số khuyến nghị và giải pháp để việc thực thi tài chính công
một cách hiệu quả.
Nhận thức đầy đủ, đúng đắn các nội dung của chính sách là yêu cầu
quan trọng đầu tiên trong quá trình đưa chính sách của Nhà nước vào


cuộc sống. Các nhà hoạch định, tổ chức thực thi chính sách, lực lượng
tham gia và cả các đối tượng chịu ảnh hưởng chính sách cần hiểu rõ
mục tiêu, ý nghĩa, nội dung của chính sách và các giải pháp thực hiện,
từ đó tạo ra sự đồng thuận trong cả hệ thống chính trị, tạo nên sức
mạnh tổng hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách.
-Về phía nhà nước:
+Quốc hội: Tổ chức thực hiện một cách khoa học, hợp lý, phân công
trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân liên quan; xác định người

chịu trách nhiệm chính và những người tham gia phối hợp trong quá
trình tổ chức thực hiện chính sách. Trong phân công nhiệm vụ, cần
chú ý đến khả năng, tính chất chuyên môn và thế mạnh của từng
người; hạn chế tình trạng trùng chéo nhiệm vụ và không rõ trách
nhiệm.
+Chính phủ: Thành lập các đoàn thanh tra kiểm tra việc thực hiện
chính sách. Mục đích của việc thanh tra, kiểm tra là phát hiện, phòng
ngừa và xử lý vi phạm (nếu có); phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý,
trong chính sách và pháp luật để kiến nghị với cơ quan thẩm quyền có
biện pháp khắc phục. Đồng thời, thông qua đó để phát huy nhân tố
tích cực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ
quan, tổ chức liên quan.
-Về phía địa phương (tỉnh. huyện)
Cụ thể hoá chính sách: sau khi chính sách mới ban hành, cần phải cụ
thể hoá bằng các chương trình hành động, chương trình mục tiêu, các
kế hoạch thực hiện; ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính
sách, các biểu mẫu báo cáo (nếu có); xây dựng các đề án, dự án phát
triển kinh tế - xã hội cụ thể (nếu có). Các thủ tục này tạo ra môi trường
thực thi chính sách, quy định những đòi hỏi và bước đi cần thiết trong
việc thực hiện chính sách. Tuy nhiên, khi ban hành các thủ tục hành
chính cần phải nghiên cứu kỹ để tránh sự rườm rà, phức tạp không cần
thiết; đồng thời phải đảm bảo tính ổn định tương đối để không gây
nhiều xáo trộn cho quá trình thực thi. Bên cạnh đó, những thủ tục đã
lỗi thời, kìm hãm việc thực thi cần được thay thế bằng những thủ tục
mới hợp lý và thuận tiện hơn.
Chuẩn bị nguồn lực cho việc thực hiện chính sách: huy động các
nguồn lực (bao gồm nguồn nhân lực, nguồn kinh phí...) từ trung ương,
các địa phương, các tổ chức quốc tế (nếu có).



Về nguồn nhân lực, nên hạn chế ở mức ít nhất có thể số lượng cơ
quan thực thi chủ yếu để đảm bảo tính hiệu quả của chính sách.
Về nguồn kinh phí, nếu không có hoặc không đủ thì không thể thực
hiện được chính sách, dù chính sách đó mang ý nghĩa xã hội to lớn.
Có thể khai thác các nguồn lực trong nhân dân nhằm giảm bớt chi phí
từ ngân sách nhà nước, nâng cao trách nhiệm cộng đồng xã hội, khai
thác sự tài trợ của các tổ chức quốc tế và các chính phủ. Nguồn kinh
phí cần sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Cơ quan nhà nước có
thẩm quyền giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng kinh phí và đánh
giá hiệu quả.
-Về phía chính quyền địa phương:
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách đến các đối tượng liên
quan, các tầng lớp nhân dân; thực hiện công khai để mọi người biết,
được bàn, được làm và được kiểm tra chính sách, từ đó tạo dư luận xã
hội và môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách.
Tuỳ từng đối tượng mà tổ chức các hình thức tuyên truyền, phổ biến
và quán triệt phù hợp như: mở các lớp tập huấn tập trung để quán triệt,
nghiên cứu các nội dung chính sách, bàn các giải pháp và phân công
thực hiện (hình thức này phù hợp với các đối tượng tham gia trực tiếp
vào quá trình tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện chính sách); tổ
chức các lớp tuyên truyền chính sách cho các cơ quan thông tin đại
chúng, cán bộ tuyên truyền; gửi các tài liệu hướng dẫn nghiên cứu
chính sách cho các tổ chức, doanh nghiệp liên quan để tự nghiên cứu
và xây dựng chương trình tham gia thực hiện chính sách.
C. KẾT LUẬN
Chính sách công là những quy định về ứng xử của Nhà nước với những
hiện tượng nảy sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện dưới những
hình thức khác nhau một cách ổn định nhằm đạt được mục tiêu định
hướng.

Việc tổ chức thực thi chính sách là quá trình biến các chính sách thành
những kết quả, trên thực tế là các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà
nước, nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà chính sách đã đề ra.
Nhiều người hiểu chính sách công một cách đơn giản là những chủ
trương, chế độ mà Nhà nước ban hành, điều đó đúng nhưng chưa đủ.
Nếu không có việc thực thi chính sách để đạt được những kết quả nhất
định thì những chủ trương, chế độ chỉ là những khẩu hiệu.
Công tác tổ chức thực thi chính sách nếu không được tiến hành tốt, dễ
dẫn đến sự thiếu tin tưởng, thậm chí sự chống đối của nhân dân đối với


Nhà nước. Điều này hoàn toàn bất lợi về mặt chính trị và xã hội, gây ra
những khó khăn cho Nhà nước trong công tác quản lý.
Có những vấn đề trong giai đoạn hoạch định chính sách chưa phát sinh,
bộc lộ hoặc đã phát sinh nhưng các nhà hoạch định chưa nhận thấy, đến
giai đoạn tổ chức thực thi mới phát hiện. Quá trình thực thi chính sách
với những hành động thực tiễn sẽ góp phần điều chỉnh, bổ sung và hoàn
thiện chính sách phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.
Việc phân tích, đánh giá một chính sách (mức độ tốt, xấu) chỉ có thể
đầy đủ, có sức thuyết phục là sau khi thực hiện chính sách. Qua tổ chức
thực hiện, cơ quan chức năng mới có thể biết chính sách đó được xã hội
và đại đa số nhân dân chấp nhận hay không, đi vào cuộc sống hay không.
Việc đưa chính sách công vào thực tiễn không đơn giản, nhanh chóng.
Đó là quá trình phức tạp, đầy biến động, chịu tác động của một loạt các
yếu tố, thúc đẩy hoặc cản trở công việc thực thi.
Với những nhìn nhận mới trong thực thi chính sách công của Đảng và
Nhà nước ta, chúng ta hoàn toàn có thể chắc chắn rằng trong thời gian tới
chúng.

.

.



×