Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Biện pháp thi công hệ thống MEP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.91 MB, 100 trang )

BIỆN PHÁP THI CÔNG
HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN

1. GIỚI THIỆU CHUNG
2. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:
2.1. Bảo đảm an toàn lao động và phòng chống cháy nổ
2.2. Biện pháp sơ cấp cứu
2.3. Bảo vệ tài sản cho bên thứ ba
2.4. Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường và trật tự an ninh
3. BIÊN PHÁP QUẢN LÝ THI CÔNG
3.1 Quản ký cấp phát, bảo vệ và bảo quản thiết bị, vật tư, vật dụng đồ nghề:
3.2. Quản lý chất lượng kỹ thuật công trình:
3.3. Quản lý tiến độ thi công công trình:
3.4. Công tác phối hợp với các nhà thầu khác và Ban quản ký công trình
4. BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG VIỆC CÂN CHỈNH, KIỂM TRA HỆ
THỐNG
4.1. HỆ THỐNG ĐIỆN
4.1.1. Quy định chung:
4.1.2. Công tác thi công ống luồn dây điện âm sàn, âm tường
4.1.3. Lắp đặt ống điện uPVC nỗi
4.1.4. Công tác thi công thang cáp trunking, hộp box
4.1.5. Công tác thi công kéo rải dây điện trên thang cáp, trunking
4.1.6. Công tác thi công lắp đặt tủ điện
4.1.7. Công tác đấu nối cáp điện vào tủ điện
4.1.8. Công tác thi công kéo cáp điện trong ống điện âm sàn, âm tường, treo trần
4.1.9. Công tác thi công HT Busway
4.2. HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC
4.2.1. Quy định chung :
4.2.2. Công tác lắp đặt hệ thống cấp nước
4.2.3. Công tác lắp đặt đường ống thoát nước
4.2.4. Biện pháp kiểm tra,khắc phục lỗi của hệ thông đường ống.


4.2.5. Biện pháp thi công chống thấm cho các lỗ xuyên sàn:
4.2.6. Biện pháp thi công đặt SLEEVE xuyên sàn hệ nước thoát
4.2.7. Phương pháp lắp đặt ống uPVC
4.2.8. Công tác lắp đặt và đấu nối hệ thống bơm, hệ thống nước thải cho tòa nhà.
4.2.9. Công tác thử nghiệm cho toàn bộ hệ thống
4.2.10. Biện pháp đảm bảo an toàn cho thiết bị đã lắp đặt
5. THI CÔNG HỆ THỐNG BÁO CHÁY, CHỬA CHÁY
5.1. Công tác thi công lắp đặt đầu báo cháy, đầu báo khói, tủ báo cháy trung tâm
5.2. Công tác thi công lắp đặt đầu phun chửa cháy
5.3. Đầu nối tủ FM với đường ống
Trang 1


5.4. Phương pháp nối ống với thiết bị
5.5. Phương pháp lắp đặt ống chửa cháy:
5.6. Công tác thi công lắp đặt đèn chỉ dẫn thoát hiểm, đèn chiếu sáng khẩn cấp,
5.7. Công tác lắp đặt bơm chữa cháy, tủ điện điều khiển
5.8. Công tác thí nghiệm và thử nghiệm cho toàn bộ hệ thống
6. BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
6.1. Hệ thống điều hòa không khí.
7. HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG ĐỒNG, ỐNG NƯỚC NGƯNG
7.1. Điều kiện kỹ thuật thi công
7.2. Lắp đặt đường ống đồng
7.3. Lắp đặt đường nước xả (đường nước ngưng tụ):
7.4. Lắp đặt hệ ống gió
7.5. Lắp đặt vỏ bộ lọc Hepa
7.6. Lắp đặt thiết bị
7.7. Hệ thống điện
7.8. Kiểm tra và chạy thử
7.9. Nghiệm thu, bàn giao

8. HỆ THỐNG CHỐNG SÉT
8.1. Công tác kéo rải dây thoát sét từ mái xuống bãi thoát sét
8.2. Công tác thi công lắp đặt kim thu sét
9. THỬ ÁP LỰC CHO ĐƯỜNG ỐNG CỦA HỆ PCCC VÀ CẤP THOÁT NƯỚC
9.1. Việc thử nghiệm áp lực đường ống phải tuân theo một số nguyên tắc sau đây :
9.2. Thử nghiệm áp lực đường ống tại hiện trường
9.2.1. Lựa chọn đoạn ống, tuyến ống để thử áp lực
9.2.2. Lựa chọn áp lực để thử
10. BIỆN PHÁP PHỐI HỢP THI CÔNG

Trang 2


1. GIỚI THIỆU CHUNG
Việc tổ chức thi công trên công trình có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng
và tiến độ thi công không những của hạng mục cơ điện nói riêng và cả công trình nói chung. Với
phạm vi công việc khá rộng và nhất là đòi hỏi cao về trình độ lắp đặt nên việc tổ chức thi công
lắp đặt hệ thống cơ điện ( hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điều hòa không khí,
hệ thống PCCC, hệ thống phát thanh, camera quan sát…) nói chung trong công trình là một điều
kiện tiên quyết và là yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ nhà thầu nào.
Với tư cách là một nhà thầu đã từng cung cấp và lắp đặt hệ cơ điện phục vụ các tòa nhà cho
khách sạn, cao ốc văn phòng, nhà văn hóa…phương châm của chúng tôi khi thi công trình là:
- Quản ký tốt và an toàn vật tư tại hiện trường, cung cấp thiết bị, vật tư kịp thời đúng tiến độ
xây lắp.
- Đảm bảo được an toàn tuyệt đối trong thi công xây lắp.
- Đạt được các yêu cầu kỹ thuật đề ra của chủ đầu tư.
- Đảm bảo chất lượng thi công theo đúng yêu cầu của chủ đầu tư cũng như tiêu chuẩn lắp đặt
chung và các tiêu chuẩn đặt biệt của nhà sản xuất đề ra.
- Đảm bảo được tiến độ thi công của công trình, đảm bảo cho chủ đầu tư có thể nhanh chóng
đưa công trình vào sử dụng đúng thời gian quy định.

- Quản lý chặt chẽ về nhân sự và vật dụng thi công trên công trình.
- Phối hợp chặt chẽ thường xuyên với chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và các nhà thầu của các
dịch vụ khác ở công trường trên tinh thần cùng hợp tác vì mục đích chung, tất cả vì tiến độ
và chất lượng của công trình.
2. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:
Các tiêu chuẩn, quy phạm và yêu cầu nhà thầu áp dụng bao gồm:
+ TCVN 5308 – 91: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
+ TCVN 4086 – 85: Công tác an toàn trong lao động.
+ TCVN 4055 – 85: Công tác tổ chức thi công.
+ 20TCN 25 – 91: Công tác thi công điện.
+ 20TCN -177: Tiêu chuẩn chống ồn trong công trình.
+ TCVN 4519 – 88: Công tác thi công nước.
+ TCVN – 3146 – 86: Yêu cầu chung về an toàn.
+ TCVN – 2622 – 95: Phòng chống cháy cho nhà và công trình.
2.1. Bảo đảm an toàn lao động và phòng chống cháy nổ
Đây là vấn đề quan trọng trong thi công mà nhà thầu chúng tôi luôn đặt lên hàng đầu.
Trong quá trình thi công lắp đặt, công tác bảo đảm an toàn lao động và thiết bị vô cùng quan trọng,
nó đóng vai trò to lớn cho việc hoàn thành theo đúng tiến độ và chất lượng công trình. Công ty
chúng tôi rất qua tâm đến vấn đề này và có cử cán bộ chuyên trách phụ trách an toàn lao động đề ra
những biện pháp cụ thể như sau:
Người phụ trách công trường cần phổ biến và đưa vào thực hiện các biện pháp an toàn
lao động cho toàn bộ công nhân theo đúng các bộ luật và quy định về an toàn lao động có liên quan.

Trang 3


Mọi công nhân và kỹ sư tham gia thi công trên công trường phải tuyệt đối tuân thủ các
yêu cầu về an toàn lao động trên công trường đồng thời nắm vững các quy định về an toàn về trang
thiết bị bảo hộ lao động, quy định phòng cháy chữa cháy, sử dụng điện, hàn cắt áp lực và làm việc
trong công trường xây dựng.

Mọi công nhân và kỹ sư tham gia thi công trên công trường sau khi được học về an toàn
phải cam kết với người sử dụng lao động về việc thực hiện các quy định về an toàn lao động. Cụ
thể:
+ Tuyệt đối chấp hành tuân thủ các quy định của bên mời thầu.
+ Tuyệt đối chấp hành các nội quy, quy tắc và an toàn lao động chung trên công trường, nếu
vi phạm sẽ bị cán bộ an toàn xử lý cảnh cáo, kỷ luật. Nếu ngiêm trọng sẽ bị đuổi khỏi ra công
trường.
+ Tùy vào tính chất công việc mà phải đeo khẩu trang, găng tay, kính hàn.
+ Khi sử dụng điện phải tuân thủ các quy tắc về an toàn điện và phòng chống cháy (tuyệt đối
không cho phép người không có chuyên môn về điện nối, đấu điện).
+ Khi thi công tại những vị trí có độ cao nguy hiểm trên 2m phải thắt dây an toàn và người
phụ trách công trình cần nhắc nhở và kiểm tra việc sử dụng các dụng cụ an toàn, dây an toàn đúng
yêu cầu.
+ Tất cả các lỗ xuyên tầng, dầm đà….cần phải có biện pháp bảo vệ hữu hiệu, đối với những
lỗ nhỏ phải đậy cẩn thận. Đối với khoảng trống lớn cần phải bao quanh bằng hàng rào và biển báo
nguy hiểm.
+ Những nơi có nguy cơ bị các vật dụng rơi từ trên cao xuống cần phải bao bọc bằng màng
lưới hay các biện pháp bảo vệ khác.
+ Khi sử dụng máy cắt, máy khoan….máy nâng, cần trục phải tuân thủ các quy tắc an toàn.
+ Tất cả các công việc liên quan đến điện tại công trường cần tuân theo những tiêu chuẩn cơ
bản quốc tế. Bất kỳ thiết bị điện nào không đảm bảo tính an toàn, các phương pháp đấu nối hay đi
dây mà bị phát hiện thì ngay lập tức phải chở ra công trường.
+ Tôn trọng, hòa nhã, ăn nói lịch sự đối với người của đơn vị khác thi công trên công trường
và đối với khách.
+ Người phụ trách công trường cần phổ biến và đưa vào áp dụng các biện pháp phòng cháy
chữa cháy một cách nghiêm ngặt tại công trường:
+ Khi hàn hơi, hàn điện phải tuân thủ các quy tắc về an toàn phòng nổ, phòng cháy của các
cơ quan thanh tra an toàn lao động và cơ quan phòng cháy chữa cháy.
+ Không được để bất kỳ các vật dụng đẽ cháy nào tại công trường.
+ Không được mang bất kỳ phương tiện nấu nướng vào công trường trừ khi có sự chấp thuận

của chủ đầu tư và phải có biện pháp bảo vệ thích hợp.
+ Tất cả các nguyên vật liệu dễ cháy phải được chứa trong các kho chống cháy tại khu vực
được chỉ định phía bên ngoài khu vực đang thi công.
Công ty có trách nhiệm trang bị các trang thiết bị bảo hộ lao động cần thiết phục vụ cho
công tác thi công trên công trường theo quy định an toàn lao động: quần áo bảo hộ lao động, mũ,
giầy, kính bảo vệ, găng tay, dây đeo bảo hiểm,…..
Trang 4


Để đảm bảo an toàn, thực hiện tốt các công tác phòng cháy chữa cháy, ở mỗi nhà kho tạm và
văn phòng và những nơi dễ xảy ra hỏa hoạn, các địa điểm thi công đều được trang bị bình chữa
cháy CO2 kịp thời đạp tắt hỏa hoạn khi có sự cố xảy ra.
Nhằm phục vụ công tác an toàn lao động, tại văn phòng quản lý thi công sẽ trang bị 01 tủ
thuốc sơ cứu.
2.2. Biện pháp sơ cấp cứu
- Người phụ trách công trình cần thành lập và duy trì một trạm phục vụ sơ cấp cứu tại công
trường.
- Mỗi công trường đều có người được đào tạo sơ cấp cứu, cấp cứu túc trực
- Tai nạn xảy ra tại công trường đối với công nhân hay nhân viên phải ghi vào báo cáo
hàng ngày và cũng có thể ghi lại báo cáo hàng tháng.
- Trong trường hợp cấp cứu hoặc người bị tai nạn không thể chữa trị tại trạm sơ cấp cứu thì
chuyển ngay đến trạm xá hoặc bệnh viện gần nhất hoặc liên hệ để yêu cầu giúp đỡ.
- Tất cả các trường hợp cấp cứu đều phải được báo cáo ngay cho người quản lý công
trường.
- Các số điện thoại, địa chỉ liên hệ trong trường hợp cần thiết phải được ghi rõ ràng và treo
trong văn phòng công trường.
2.3. Bảo vệ tài sản cho bên thứ ba
- Cấm công nhân không được xâm phạm tài sản và ranh giới làm việc của bên thứ ba. Nếu vi
phạm sẽ bị cảnh cáo, kỷ luật. Nếu nặng hơn sẽ đuổi việc.
- Trong quá trình thi công nếu có ảnh hưởng đến bên thứ ba thì cán bộ kỹ thuật phải thông báo

cho bên thứ ba biết để có biện pháp hợp lý
- Trường hợp bất khả kháng: gây ra thiệt hại cho bên thứ ba thì nhà thầu phải lập tức tiến hành
đàm phán để bồi thường hay sửa lại như cũ.
2.4. Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường và trật tự an ninh
2.4.1. – Vệ sinh môi trường
Bao gồm công tác chống ô nhiễm, chống bụi bẩn, chống ồn. Cụ thể tại hiện trường nhà thầu
chúng tôi sẽ thực hiện những công tác sau:
Phụ trách công trường có trách nhiệm giám sát và luôn đảm bảo công tác vệ sinh trên công
trường được duy trì.
Rác, vật dụng được thu gom về vị trí được chỉ định tại mỗi khu vực thi công. Rác được chưa
trong thùng hay vị trí được chỉ định hoặc cho phép.
Trước khi bàn giao mặt bằng thi công, phụ trách công trình cần yêu cầu bằng văn bản mặt
bằng đó thì chi tiết về tình trạng vệ sinh hoặc cảnh quang được ghi rõ trong báo cáo hàng ngày.
Trong quá trình thi công nhà thầu sẽ luôn duy trì công trường an toàn sạch sẽ, tất cả các lỗ
xuyên tường, dầm….sau khi khoan phá cần có biện phấp bảo vệ hữu hiệu: đối với những lỗ nhỏ
phải được đậy nắp gỗ, đối với những lỗ hay khoảng trống lớn cần bao quanh bằng hàng rào hay
thanh gỗ cứng cùng biển báo có chức năng bảo vệ tương ứng. Tại những nơi có nguy cơ các vật
dụng từ trên cao xuống cần bao bọc bằng màng lưới hay các phương tiện bảo vệ khác. Hàng ngày
rác chứa, vật dụng được thu gom về vị trí chỉ định tại mỗi khu vực thi công.
Trang 5


Sau mỗi ngày lao động, các giám sát sẽ tổ chức cho các công nhân thu dọn vệ sinh mặt bằng
thi công, đảm bảo vệ sinh công nghiệp tại hiện trường đồng thời chuẩn bị tốt cho việc thi công
nhanh chóng và an toàn cho ngày hôm sau.
Trong trường hợp tình trạng vệ sinh công trường không được gọn gàng sạch sẽ mà nguyên
nhân gây ra là một bên thứ ba thì tình trạng này cũng cần được ghi rõ trong báo cáo hàng ngày.
2.4.2. Trật tự trị an
Khi nhà thầu tham gia thi công sẽ tiến hành đăng ký tạm trú với công an phường sở tại và
kết hợp quản lý số nhân lực của đơn vị thi công trên công trường.

Nhà thầu sẽ cam kết với chính quyền địa phương đảm bảo an trật tự trị an khu vực công
trường trong suốt thời gian thi công.
3. BIÊN PHÁP QUẢN LÝ THI CÔNG
3.1 Quản ký cấp phát, bảo vệ và bảo quản thiết bị, vật tư, vật dụng đồ nghề:
Ngay sau khi ký hợp đồng, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng một văn phòng công trình và
kho tạm tại vị trí đã được Ban quản lý công trình chấp thuận trên công trường. Đây là nơi làm việc
của Ban quản lý phụ trách thi công của chúng tôi và bảo quản thiết bị vật tư cần thiết trong thi công.
Một thủ kho sẽ được bổ nhiệm để quản lý vât tư thiêt bị. Thủ kho chịu trách nhiệm bảo quản
vật tư, cấp phát vật tư, đồ nghề theo yêu cầu sử dụng của các đội, tổ thi công.
Việc giao nhận vật tư, đồi nghề giữa thủ kho, cung ứng vật tư và công nhân đều được quản
lý bằng các biểu mẫu hành chính. Mọi vật tư đưa vào hay chuyển ra khỏi công trường đều được
khai báo với bảo vệ công trường.
Bộ phận vật tư, xuất nhập của chúng tôi sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc cung cấp các
tài liệu kỹ thuật hoặc mẫu cho Ban quản lý công trình xét duyệt cũng như việc cung ứng toàn bộ các
chủng vật tư thiêt bị cho công trình theo đề nghị của phụ trách quản lý thi công.
Đội bảo vệ của chúng tôi có trách nhiệm phối hợp với đội bảo vệ của công trường bảo vệ tất
cả các vật tư thiết bị của Công ty chúng tôi đã được lắp đặt trên công trường.
3.2. Quản lý chất lượng kỹ thuật công trình:
Chất lượng kỹ thuật công trình phụ thuộc và chất lượng của vật tư thiết bị và chất lượng thi
công công trình.
Vật tư cung cấp cho công trình sẽ tuân theo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật do bản thiết kế đề
ra. Toàn bộ vật tư cung cấp đề đúng như trong bảng dự toán làm cơ sở cho việc ký kết hợp đồng.


Kiểm tra việc cung cấp vật tư phục vụ thi công và kiểm soát vật tư do người mua cung
cấp trên cơ sở Quyết định số 35/1999/ QĐ-BXD về quản lý chất lượng công trình xây
dựng.




Kiểm tra chất lượng (bằng mắt thường hay bằng thử nghiệm nếu cần thiết) thiết bị, vật
tư đưa vào lắp đặt công trình.



Kiểm tra từng công đoạn thi công xây lắp.

Mọi công nhân thi công đều chịu trách nhiệm về chất lượng của các hạng mục công việc mà
mình thực hiện. Việc giám sát chất lượng kỹ thuật thi công sẽ được tiến hành liên tục bởi nhiều cấp
khác nhau:
Trang 6




Tổ trưởng thường xuyên kiểm tra chất lượng lắp đặt của các tổ viên.



Giám sát kỹ thuật kiểm tra chất lượng kỹ thuật của các tổ.



Một giám sát về chất lượng của công ty sẽ được phân công để giám sát kiểm tra chất lượng

của toàn bộ công trình.
Bộ phận lỹ thuật của công ty sẽ được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, giải quyết mọi vướng mắc về
mặt kỹ thuật xảy ra trong thi công.
Toàn bộ vật tư thiết bị sau khi chuyển tới chân công trình nhà thầu vẫn chịu trách nhiệm
quản lý cũng như đảm bảo an toàn. Bất kỳ những rủi ro nào xảy ra thì nhà thầu vẫn chịu trách

nhiệm khắc phục.
Toàn bộ công việc bốc dỡ vận chuyển hàng nhà thầu tuân thủ triệt để theo hướng dẫn dỡ
hàng của nhà sản xuất đã chỉ trên bao bì và do nhà thầu đảm nhiệm
3.3. Quản lý tiến độ thi công công trình:
Trong trường hợp cần thiết cần đẩy nhanh tiến độ thi công, công nhân sẽ được yêu cầu làm
thêm giờ nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn lao động chặt chẽ.
Nếu trường hợp trong quá trình thi công bị mất điện, để đảm bảo tiến độ thi công đề ra,
chúng tôi sẽ bố trí trên công trường một máy phát điện chạy bằng Diezen để đảm bảo duy trì tiến độ
thi công.
3.4. Công tác phối hợp với các nhà thầu khác và Ban quản ký công trình
Để có thể đạt được tiến độ thi công cũng như chất lượng toàn bộ công trình, công tác phối
hợp giữa các nhà thầu và Ban quản lý công trình cũng rất quan trọng. Một sự phối hợp tốt sẽ làm
cho công việc của các bên tiến hành nhanh hơn, ít tổn hao sức lực và thời gian, tài sản. Do đó sự
phối hợp sẽ được tiến hành ngay sau khi bắt tay vào thi công công trình. Đối với chúng tôi sự phối
hợp giữa các bên được thể hiện qua một số hạng mục cụ thể sau:


Trong quá trình thi công, các giám sát viên, phụ trách thi công của các nhà thầu cũng

sẽ thường xuyên phối hợp với nhau để giải quyết những vướng mắc nảy sinh trong quá
trình thi công trên cơ sở hợp tác lẫn nhau cùng hoàn thành tốt công việc.


Phối hợp sử dụng các công trình tiện ích của công trường: để có điện, nước tạm phục

vụ cho các công tác thi công, chúng tôi đề nghị được sử dụng các nguồn điện nước của
Ban quản lý công trình.


Mọi vấn đề phát sinh liên quan đến sửa đổi thiết kế, phối hợp với các bên sẽ được đệ


trình bằng văn bản, bản vẽ cho Ban quản lý công trình.
4. BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG VIỆC CÂN CHỈNH, KIỂM TRA
HỆ THỐNG
4.1. HỆ THỐNG ĐIỆN
4.1.1. Quy định chung:
 Quá trình lắp đặt theo các tiêu chuẩn sau đây
-

Tiêu chuẩn TCVN 394-2007

-

Tiêu chuẩn AS/NZS 2053 cho hệ thống ống và phụ kiện.
Trang 7


 Màu sơn cho ống điện: các ống điện âm sàn và ống nổi được phân biệt bởi các màu sau đây:
-

Màu trắng dùng cho ống hệ thống chiếu sáng

-

Màu cam dùng cho hệ thống điện động lực

-

Màu đỏ dùng cho hệ thống báo cháy.


-

Màu xanh là dùng cho hệ thống âm thanh, tel/data

-

Màu vàng cho hệ thống kiểm soát ra vào.

4.1.1.2. Tổ chức thi công
 Vật tư, vật liệu :
Tất cả các vật tư đầu vào phải được BQLDA &TVGS kiểm tra số lượng và chất lượng.
- Phụ kiện, vật tư phụ (box ngã, khớp nối..) theo danh mục vật tư được BQLDA và TVGS


phê duyệt.
Kho chứa vật tư :
- Kho vật tư chứa ống điện và phụ kiện nên ở trong khu vực sạch, khô, khu vực “Cấm hút
thuốc ” và được người có thẩm quyền (thủ kho) kết hợp với cán bộ an toàn kiểm soát chặt chẽ.
Ống âm trong sàn bê tông:



a. Chuẩn bị
-

Nhân lực để thi công ống âm sàn.

-

Lò xo uốn ống.


-

Kéo cắt ống.

-

Máy cưa ống.

-

Dụng cụ cầm tay.

-

Thước kéo.

-

Dụng cụ đánh dấu đường thẳng.

-

Bản vẽ thi công ( Shopdrawing ) đã được BQLDA và TVGS duyệt.

-

Ống PVC, hộp âm sàn, dây thép, mút xốp, phụ kiện, giá đỡ, sơn, keo dán, vật tư phụ…..
b. Trình tự thi công.


-

Sau khi nhà thầu xây dựng thi công hoàn thành hạng mục trải coppha sàn, nhà thầu M&E

tiến hành định vị, đánh dấu (marking) những vị trí đèn, ổ cắm, công tắc. Các hộp kéo dây trung
gian sẽ được định vị chắc chắn vào ván sàn bằng đinh tán. Đây là giai đoạn quan trọng cần phải
kiểm tra, giám sát chặt chẽ để tránh những sai sót làm ảnh hưởng đến những công tác sau này.
-

Sau khi nhà thầu xây dựng hoàn thành lớp sắt 1, nhà thầu M&E tiến hành lắp đặt ống điện

âm sàn, ống chôn ngầm sẽ được cố định chắc chắn chống sự di chuyển và rung động.
-

Bề mặt lắp đặt ống dẫn phải song song với các bộ phận của kiến trúc và đặt cách xa bề mặt

kết cấu bằng cách dùng các thanh đỡ dưới các khớp nối.
Trang 8


-

Kích cỡ ống và đường dẫn phải đảm bảo có thể dễ dàng rút cáp từ trong ra ngoài. Một

đường dẫn sẽ không có nhiều hơn 2 chỗ uốn cong 900.
-

Khoảng cách 2 ống điện song song tối thiểu là 20mm.

-


Bề mặt ống luồn phải có giá đỡ tại các khoảng cách, thông thường không vượt quá 1.2m đối

với ống nằm ngang và 1.5m đối với ống đứng.

Hình 1: Chi tiết lắp đặt điển hình
 Biện pháp sửa chữa và bảo vệ ống.
-

Thay thế tất cả các ống điện, hộp nối, phụ kiện bị hư hỏng.

-

Tất cả các ống điện âm trong bê tông sẽ lắp đặt nối lại bằng khớp nối.

-

Biện pháp bảo vệ ống dẫn: trước khi đổ bê tông, cắt ngắn ống bằng với mặt sàn bê tông,

quấn băng keo bảo vệ ngăn nước và cát vào ống, chụp mút xốp lên trên đầu ống, mút xốp cao
hơn mặt sàn bê tông 10mm và được buộc cố định vào lớp thép 2. (xem chi tiết điển hình)

Trang 9


Hình 2: Chi tiết lắp đặt điển hình

a. Ống âm trong tường gạch:
-


Đánh dấu vị trí công tắc, ổ cắm…trên tường gạch theo bản vẽ thi công đã được BQLDA và

TVGS phê duyệt.
-

Đánh dấu đường đi của tuyến ống trên tường với 2 đường đánh dấu theo kích thước ống.

-

Dùng máy cắt tường để cắt tường gạch theo các đường đã đánh dấu, sau đó tiến hành đục tỉa

và lắp tuyến ống âm, cố định ống vào tường bằng dây thép.
-

Hộp âm phải được lắp đầy bằng mốp xốp và dán băng keo kín bề mặt để ngăn ngừa vữa hồ

lọt vào bên trong hộp.
-

Khi lắp đặt 2 hoặc nhiều ống song song thì khoảng cách các ống phải không được nhỏ hơn

½ đường kính ống đủ để đảm bảo vữa, hồ trám lọt vào cố định chắc chắn.
-

Sau khi gia cố ống và trám hồ cần có biện pháp đóng lưới tránh tình trạng nứt tường sau này.

Đóng lưới đủ bề rộng nhỏ nhất 100mm so với mép đục.

Trang 10



Hình 3: Chi tiết lắp đặt điển hình
b.

Lắp đặt ống nổi trên trần:

-

Sử dụng máy chiếu laser hoặc đánh dấu mực lên sàn.

-

Tiến hành lắp đặt tuyến ống 1 cách thẳng hàng, không đi cong. Tại những chỗ rẽ 90 độ,

dùng box trung gian để kết nối.
-

Sử dụng các kẹp ống để cố định tuyến ống lại. Khoảng cách giữa các kẹp ống sẽ tuân theo

bản dưới.
-

Từ box hoặc trunking xuống thiết bị tùy theo thực tế lắp đặt mà sử dụng ống cứng hoặc ống

mềm để kết nối.
-

Từ box xuống trunking sử dụng ống mềm để kết nối như hình minh bên dưới.

Trang 11



Hình 4: Chi tiết lắp đặt điển hình
Kích thước ống

Khoảng cách kẹp

D20

1.0m

D25

1.0m

D32

1.2m
Khoảng cách hộp và kẹp: 0.3m

Trang 12


Hình 5: Chi tiết lắp đặt điển hình

Hình 6: Chi tiết lắp đặt điển hình
4.1.2. Công tác thi công ống luồn dây điện âm sàn, âm tường
- Ống luồn dây là ống nhựa tiêu chuẩn BS6099
-


Uốn ống bằng lò xo, bán kính bằng 03 lần đường kính, đảm bảo không bị rạn nứt.

-

Ống chịu lực cao 750N, khi gắn trong tường, bê tông không bị nén vỡ.

-

Gia công hợp chờ bằng cách điền đầy xốp và dán băng keo kín để tránh bê tông vào ống
Ống nối bằng khớp nối dán keo có thể chống thấm nước cao, đo lấy dấu đầu ống nối có độ

dài bằng chiều sâu của khớp nối.
- Các nhánh rẽ dùng các loại hộp chia dây đồng bộ.
-

Cắt ống bằng kéo chuyên dùng chính xác theo độ dài.

-

Ống lắp trong sàn, dầm được định vị trên sàn cofa bằng cách buộc dây thép vào các gối đỡ

bằng bê tông, đảm bảo đi ống trong sàn không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của sàn bê
tông.
Trang 13


-

Công tác cắt tường đi ống âm tường được làm bằng máy cắt cầm tay, ống sau khi lắp phải


được cố định bằng đinh thép và dây kẽm. Khi trám đường ống âm tường phải có lưới thép chống
nứt tường.
- Ống lắp nổi trên tường, sàn được cố định bằng líp kẹp nhựa đồng bộ, khoảng cách giữa hai
líp kẹp L = 1.5m.
- Liên kết ống và các hộp box công tắc, ổ cắm là các khớp nối ren hoặc đầu vặn ren nhựa
đồng bộ.
- Tuyến lắp đặt ống luồn dây điện tuân theo các bản vẽ shop drawing.
 Trước khi lắp đặt
-

Đệ trình bản vẽ lắp đặt, bao gồm bản vẽ mặt bằng, mặt dựng, mặt cắt và các chi tiết lắp đặt

cần thiết.
- Đệ trình các vật tư mẫu hoặc catalogue các loại dây và cáp, vật tư của hệ đường dẫn cáp.
 Quá trình lắp đặt
-

Đánh dấu bằng mực phát quang hoặc mực có màu sắc tương phản với tường, trần, sàn nha,

ván khuôn sàn.
- Sau khi nhà thầu xây dựng hoàn thành lớp sắt 1 sau đó sẽ tiến hành lắp đặt các ống luồn dây
dùng kẽm cố định ống vào sắt, khoản cách buộc kẽm thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chí kỹ thuật
- Đối với hệ thống ống điện PVC, cần phải sử dụng keo dán ở các mối ghép nối (khi chôn
trong sàn bê tông). Các co, khuỷ phải có góc uốn nhỏ hơn 45 độ, trong trường hợp càn phải đặt
góc uốn lớn hơn, cần phải uốn ống ở nhiều điểm khác nhau trên ống. Tổng số lượng các góc uốn
phải nhỏ hơn 3 góc 90 độ giữa 2 điểm ra dây. Ống PVC định vị trên sàn bê tông bằng kẹp ống và
trong tường bằng dây thép.
- Lắp đặt hệ thống giá đỡ cho hệ đường dẫn cáp.
-


Lắp đặt hệ thống đường dẫn cáp. Cân chỉnh theo cao độ và cố định chắc chắn.

-

Tiến hành kéo dây và cáp theo từng phụ tải và sắp xếp có thứ tự trong máng cáp, khay cáp,

tránh trường hợp chồng chéo hoặc xoắn vào nhau.

Trang 14


Hình 7: Chi tiết lắp đặt điển hình

 Sau khi lắp đặt
-

Cung cấp dây mồi để kéo dây từ đầu này đến đầu kia của ống.

-

Vệ sinh và đậy kín hệ thống đường dẫn cáp ở các nơi có người xâm nhập và các trục đứng
xuyên tầng.

4.1.3. Lắp đặt ống điện PVC nỗi
-

Đánh dấu bằng mực phát quang hoặc mực có màu sắc tương phản với tường, trần, sàn nhà.

-


Lắp đặt các kẹp đở ống hoặc dùng kẽm cố định ống vào sắt. (theo bản vẽ chi tiếc lắp đặt)

-

Các co, khuỷ phải có góc uốn nhỏ hơn 45 độ, trong trường hợp càn phải đặt góc uốn lớn hơn,

cần phải uốn ống ở nhiều điểm khác nhau trên ống. Tổng số lượng các góc uốn phải nhỏ hơn 3 góc
90 độ giữa 2 điểm ra dây.
4.1.4. Công tác thi công thang cáp trunking, hộp box
 Quy định chung
-

Màu thang cáp:


Màu cam dùng cho hệ thống điện động lực.



Màu xanh dùng cho hệ thống điện nhẹ

 Quá trình lắp đặt: theo các tiêu chuẩn sau đây
Trang 15


a. Tiêu chuan TCVN 394-2007
b. Tiêu chuẩn AS/NZS 2053 cho hệ thống thang máng cáp
-

Thang cáp, trunking, phụ kiện co tê các loại được chế tạo, sơn tĩnh điện hoàn thiện tại xưởng


trước khi tập kết đến công trường.
-

Thang cáp được làm bằng tôn có độ dày 1.2mm hoặc theo spec

-

Trunking sử dụng loại có đục lỗ thông thoáng mục đích tăng cường giải nhiệt cho cáp điện

đi bên trong. Vật liệu là tôn dày 1.2mm sơn tĩnh điện.
-

Giá đỡ, treo thang cáp, trunking được chế tạo và lắp đặt căn cứ thực tế tại công trường,

khoảng cách giữa các giá đỡ cáp nhỏ hơn L = 2m.
-

Các lỗ xuyên tường, sàn được làm trước khi tiến hành thi công lắp đặt thang, máng cáp và

được làm kín sau khi kéo rải cáp điện bằng bông thủy tinh hoặc PU.
-

Thang, trunking điện được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC.

-

Các module thang cáp, trunking, phụ kiện lắp, co, tê, rẽ nhánh sau khi chế tạo hoàn thiện

được làm nhẵn và bulon liên kết là loại có đầu dù nhằm tránh hiện tượng trầy xước cáp điện

trong quá trình kéo rải cáp.
-

Giữa liên kết của các module có dây đồng liên tục và được nối đất.

-

Hộp box đấu dây, công tắc, ổ cắm là loại chống cháy được chế tạo đồng bộ theo tiêu chuẩn

IEC được gắn nổi hoặc âm tùy theo yêu cầu thực tế.
-

Hộp box được nối với ống luồn dây và thang cáp, máng cáp bằng các khớp nối ren PVC

đồng bộ.
 Trước khi lắp đặt
-

Đệ trình bản vẽ lắp đặt, bao gồm bản vẽ mặt bằng, mặt dựng, mặt cắt và các chi tiết lắp đặt
cần thiết.

-

Đệ trình các vật tư mẫu hoặc catalogue của hệ đường dẫn cáp.

 Quá trình lắp đặt
-

Đánh dấu bằng mực phát quang hoặc mực có màu sắc tương phản với tường, trần, sàn nhà.


-

Lắp đặt hệ thống giá đỡ cho hệ đường dẫn cáp. (theo bản vẽ chi tiếc lắp đặt)

-

Hệ thống thang máng cáp được được lắp đặt theo khuyến cáo của nhà sản xuất, các chổ thay

đổi cao độ phải có góc hợp lý để cho cáp được ôm sát vào máng.
-

Lắp đặt hệ thống đường ống dẫn cáp. cố định chắc chắn. Kiểm tra và làm vệ sinh bên trong

hệ đường dẫn cáp để chắc chắn rằng bề mặt kéo cáp và dây điện là trơn nhẵn. Việc lắp đặt các co
khuỷ, ngã rẽ, giảm cấp của hệ thống khay cáp, thang cáp, máng cáp phải tuân thủ quy định về
bán kính cong tối thiểu để việc kéo cáp và dây điện được dễ dàng,
Trang 16


 Sau khi lắp đặt
-

Vệ sinh và đậy kín từng vật tư thiết bị ở các nơi có người xâm nhập và các trục đứng xuyên

tầng.
4.1.4.1. Vật tư
 Máng cáp
-

Máng cáp phải được nghiệm thu khi vào công trường bởi Tư vấn/chủ đầu tư.


-

Hệ thống trunking bao gồm việc chế tạo linh kiện tại nhà máy như: co, ngã ba, gia giảm

vv…, và sẽ được nối đất liên tục bằng miếng đồng.
-

Kích thước và độ dầy của máng theo tiêu chuẩn kỹ thuật

 Thang cáp
-

Thang cáp và các phụ kiện thang cáp sẽ được nhúng nóng.

-

Thang cáp bao gồm các thanh cạnh và các thanh ngang.

-

Các thanh này sẽ được hàn cứng lại và được chế tạo có độ dầy tối thiểu là 2 mi-li-mét.

-

Kích thước thang cáp theo bản vẽ thi công được duyệt

 Ti treo giá đỡ cho thang, máng
-


Giá đỡ U, V có độ dầy không nhỏ hơn 2 mi-li-mét.

-

Tất cả các thang, máng cáp sẽ được treo bởi các giá đỡ với khoảng cách không quá một mét
rưỡi (ngang và dọc).

-

Kích thước: Như bản vẽ được duyệt.

-

Tắc kê đạn/tắc kê nở

-

Kích cỡ: M8, M10, M12
Ty treo

-

Tiết diện bình thường của ty treo sẽ không nhỏ 8 mi-li-mét và đối với máng cáp có bề rộng

lớn hơn 600 mi-li-mét sẽ dùng ty treo có tiết diện 12 mi-li-mét.
-

Kích cỡ: Dựa trên bản vẽ được duyệt.

-


Vật tư: Tuân theo vật tư được phê duyệt từ Tư vấn/Chủ đầu tư.

4.1.4.2. Chuẩn bị
 Dụng cụ và máy móc
Máy khoan điện, máy đục, thước thủy, máy bắn mực, thước kéo, dụng cụ cầm tay…
 Giàn giáo và thang
-

Lắp đặt giàn giáo ở nơi làm việc có trần cao được tiến hành.

Trang 17


-

Lắp hàng rào bảo vệ khi chiều cao làm việc vượt trên 3 mét.

-

Giàn giáo/ thang được sử dụng ở công trường phải được nghiệm thu và an toàn bởi Giám

-

sát An Toàn của nhà thầu phụ trước khi sử dụng. Gắn thẻ phải được cung cấp bởi nhà thầu

-

tương ứng.


-

Giàn giáo/ thang bị lỗi phải loại bỏ ngay.

-

Giám sát an toàn thực hiện kiểm tra thang hàng tuần để duy trì điều kiện làm việc an toàn.

-

Báo cáo những sai sót đến Quản lý nếu cần thiết.

-

Mặt bằng chăc chắn để lắp thang và không có tình huống nào dùng gạch, ván để kê lót.

-

Không bao giờ đứng trên bậc thang trên cùng của thang. Đổi thang dài hơn nếu thấy cần.

-

Khi sử dụng tất cả thang phải được kéo dài toàn bộ có thanh an toàn giữ.

-

Tất cả thang sẽ được làm bằng nhôm hoặc sắt

 Chuẩn bị
-


Công việc sẽ được bắt đầu sau khi giải phóng mặt bằng và phê duyệt kế hoạch lắp đặt.

-

Kiểm tra vị trí trên bản vẽ được duyệt so với vị trí thực tế ngoài công trường.

-

Sử dụng trục tham khảo xây dựng cho việc đánh dấu tuyến thang, máng cáp.

-

Chắc chắn mặt bằng hoặc tắc kê đạn/tắc kê nở sẵn sàng cho việc lắp đặt.

-

Khoan lổ lắp tắc kê đạn/tắc kê nở.

-

Chuẩn bị ty treo theo chiều dài đã được cắt và loại bỏ những ba vớ sau khi cắt.

4.1.4.3. Công việc lắp đặt.
 Lắp đặt giá đỡ
Sự lắp đặt chi tiết hoặc tắc kê đạn và tắc kê nở đã được ghi rõ trong phương pháp lắp đặt.

Trang 18



Trang 19


Insert M810

Trang 20


 Lắp đặt thang máng cáp
-

Thang máng cáp kết thúc bằng mặt bích cuối sẽ được bắt vít trực tiếp vào tủ phân phối hoặc
máy móc.

-

Thanh kết nối phải được sử dụng và dùng bu-lon đầu dù (dạng nấm) có khả năng chốt vòng
đệm chống rung.

-

Mỗi khớp nối sẽ bắt liên kết đồng để mỗi góc cạnh máng cáp đảm bảo liên tục điện.

-

Ba vớ, đầu nhọn sẽ được gọt bỏ khỏi máng cáp trước khi lắp đặt.

-

Ống điện vào máng cáp sẽ là khớp nối PVC như hình bên dưới


-

Thang, máng cáp sẽ được khoan ở công trường.

-

Nơi khay / máng cáp qua khe co giãn, một hệ thống khay / máng được sử dụng sẽ cho

-

phép mở rộng và duy trì nối đất liên tục.

Trang 21


-

Máng cáp được lắp đặt trong mặt phẳng thẳng đứng phải có thiết bị hỗ trợ đầy đủtrong máng

để ngăn chặn sức căn trên các loại cáp do trọng lượng của dây cáp, và để ngăn chặn chuyển động
thẳng đứng của dây cáp.
 Thang cáp

-

Thang cáp sẽ được treo từ mặt dươi của tấm kết cấu sàn, dầm, vv..., bởi giá đỡ được nhúng

nóng.
-


Hệ thống ty treo sẽ có khoảng cách tùy theo số lượng và kích thước của các loại cáp trên

khay / thang, nhưng không nơi nào họ được vượt quá khoảng 1,5 m để đảm bảo rằng võng khay
không vượt quá 1:500 với tất cả các loại cáp.
-

Cáp được lắp đặt trên khay cáp /thang cáp được sắp xếp gọn gàng và bảo đảm cho đay cáp

từng đoạn không vượt quá 2 mét.
4.1.5. Công tác thi công kéo rải dây điện trên thang cáp, trunking
Trang 22


 Quy định chung :
+ Màu cáp:
a.

Màu các pha dẫn thông thường: đỏ, xanh, vàng (bắt buộc).

b.

Màu cho dây trung tín: màu đen.

c.

Màu cho dây tiếp địa an toàn: xanh/vàng, hoặc có thể dùng xanh lá.

+ Quá trình lắp đặt : theo các tiêu chuan sau đây


-

a.

Tiêu chuẩn TCVN 394-2007

b.

Tiêu chuẩn AS 3000 nguyên tắc đi dây

c.

Tiêu chuẩn 3008.1 sự lựa chọn dây cáp

Việc thi công đảm bảo rằng khi cắt dây cáp thì phải đủ chiều dài cho những mục tiêu đã định

sẵn tránh sự lãng phí và thiệt hại.
-

Việc lắp đặt cáp phải đúng cách sao cho không gây hư hỏng do sự ăn mòn hay sức căng quá

mức.
-

Chú ý về khoảng cách đến các hệ thống khác, tách riêng đường ống đặt ngầm cho cáp điện

và đường ống gas tối thiểu 600mm.
-

Các phương pháp lắp đặt chung phải đảm bảo sao cho không vượt quá độ chịu kéo căng của


các dây và cáp điện.
-

Sử dụng những con lăn đỡ dây cáp cho việc lắp đặt trên thang, máng hoặc trong các mương

máng âm dưới đất.
-

Nối cáp: trừ những điểm tất yếu do độ dài quá dài hoặc trong điều kiện khó thi công thì dây

cáp sẽ được chạy thẳng không nối giữa chừng. Việc nối dây cáp (nếu cần) sẽ được đặt ở vị trí có
thể dễ thao tác được ở bên trong hộp nối cáp.
-

Trong tường có vật liệu cách nhiệt thì dây cáp sẽ được lắp đặt trong ống nhựa PVC.

-

Dây cáp lắp đặt trên thang máng sẽ được xếp song song tránh không bị xoắn hoặc chéo

nhau, sau đó sẽ được bó chặt trên thang hoặc máng có đục lỗ ở những khoáng cách đều đặn.
-

Đối với các vị trí ngoài trời khi dây cáp đi vào bên tong tủ thì sẽ được đấu nối từ phía dưới

hoặc bên hông tủ.
-

Dây cáp đi xuyên qua các lỗ xuyên sẽ được lắp đặt vuông góc với bề mặt lỗ và đoạn dây cáp


thẳng sẽ dài tối thiểu là 150mm ở cả 02 phía của lỗ xuyên.
-

Dây cáp 1 ruột sẽ được lắp đặt theo dạng trefoil và sẽ được chèn theo yêu cầu của nhà sản

xuất có tính đến trường hợp xảy ra dòng ngắn mạch. Dạng này sẽ được áp dụng cho dây cáp khi
chạy trong cùng thang, máng cáp.
-

Những dây cáp có đường kính ngoài trên 75mm sẽ được chèn riêng ở mỗi đầu nối.

Trang 23


-

Dây cáp sẽ có hình xoắn ốc ở những nơi khả thi cho đèn, ổ cắm an toàn và cho những động

cơ nhỏ.
-

Tất cả đầu cuối dây cáp sẽ được làm kín phù hợp sau khi lắp đặt trước khi đến đầu nối.

-

Dây cáp sẽ được tách riêng theo từng nhóm phù hợp tiêu chuẩn lắp đặt và tiện cho việc thiết

kế mương cáp, ống, giá đỡ:
-


Ví dụ :
+ Cáp nguồn trung thế 22KV.
+ Dây cáp động lực và điều khiển hạ thế 380/220V.
+ Dây cáp điện thoại và mạng dữ liệu.

-

Khoảng cách tối thiểu giữa các loại dây cáp theo phương ngang và phương thẳng đứng sẽ

tuân theo các chuẩn sau :
+ Giữa dây cáp cao thế và dây cáp điện thoại – mạng dữ liệu là 1200mm
+ Giữa dây cáp hạ thế và dây cáp điện thoại – mạng dữ liệu là 600mm.
+ Giữa dây cáp cao thế và dây cáp hạ thế là 300mm.
+ Khoảng cách trên có thể được giảm lại khi những tuyến cáp chéo nhau và diện tích
chéo bị giới hạn, tuyến cáp vuông góc nhau thì khoảng cách tối thiểu sẽ đạt là 300mm.
-

Đối với những hệ thống có 02 nguồn cung cấp thì dây cáp phải chạy theo những

tuyến khác nhau và phải đi xa nhau nhất có thể được.
-

Các dây điều khiển, các mạch có dây điện áp khác nhau, dây tín hiệu kỹ thuật số và

tương tự nói chung không được chạy trong cùng một mương, máng, ống điện.
-

Mạch đèn và ổ cắm không được đi trong cùng một ống điện.


-

Dây cáp ngầm dưới đất đi vào tòa nhà sẽ được đặt trong ống uPVC chôn ngầm.
+ Các lỗ xuyên cáp sẽ được tạo với khả năng dự phòng 25% theo sức chứa.

 Trước khi lắp đặt
-

Đệ trình bản vẽ lắp đặt, bao gồm bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt và các chi tiết lắp đặt

-

cần thiết.
Đệ trình các vật tư mẫu hoặc catalogue các loại dây và cáp, vật tư của hệ đường dẫn cáp.

-

Quy định chung về màu cáp :
+ Màu cáp pha dẫn thông thường: đỏ, xanh, vàng
+ Màu cho dây trung tính: đen.
+ Màu cho dây tiếp địa an toàn: xanh/vàng, hoặc có thể dùng xanh lá.
+ Dây cáp điện phải được sắp xếp, đánh dấu theo tuyến rõ ràng dễ bảo trì.

Trang 24


+ Dùng dây rút cáp để giữ cáp.
 Quá trình lắp đặt
-


Đánh dấu bằng mực phát quang hoặc

mực có màu sắc tương phản với tường, trần,
sàn.
- Kiểm tra và làm vệ sinh bên trong hệ
đường dẫn cáp để chắc chắn rằng bề mặt
kéo cáp và dây điện là trơn nhẵn.
- Tiến hành kéo dây và cáp theo từng
phụ tải và sắp xếp có thứ tự trong máng cáp,
khay cáp, tránh trường hợp chồng chéo
hoặc xoắn vào nhau.
 Quy cách lắp đặt thang và dây cáp
-

Lắp đặt trên thang cáp : (Tham khảo

hình trang bên)
- Lắp đặt trong trunking
 Sau khi lắp đặt
-

Nhất thiết phải đo trị

số điện trở cách điện và
tính thông mạch của dây
và cáp trước khi thực
hiện việc đấu nối dây
vào thiết bị và tủ điện.
- Vệ sinh và đậy kín
hệ thống đường dẫn cáp

ở các nơi có người xâm nhập và các trục đứng xuyên tầng.
4.1.6. Công tác thi công lắp đặt tủ điện
-

Tủ điện được chế tạo hoàn thiện tại xưởng sản xuất chuyên nghiệp.

-

Thiết bị đóng ngắt, bảo vệ được nhập khẩu.

-

Tủ điện được kiểm tra liên tục trong quá trình chế tạo lắp ráp và được kiểm tra bằng dụng cụ

chuyên ngành điện trước khi xuất xưởng và có giấy chứng nhận KCS trước khi xuất xưởng.
-

Các lỗ mở trên hoặc dưới của tủ điện để kết nói với thang cáp, trunking được làm nhẵn và

được bọc 1 lớp gioăng cao su đảm bảo không làm hỏng lớp cách điện của dây, cáp điện khi tiếp
xúc.
 Vấn đề đánh dấu dán nhãn
Trang 25


×