Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

40 Câu trắc nghiệm phần chống Pháp 19451954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.34 KB, 6 trang )

CHỦ ĐỀ: KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP 1945-1954
Họ và tên HS: ………………………………………………………Điểm:………..
Câu 1: Những văn kiện nào sau đây thể hiện Đường lối kháng chiến chống Pháp?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi .
B. Chỉ thị toàn dân kháng chiến, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm kháng chiến
nhất định thắng lợi.
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và chỉ thị toàn dân kháng chiến.
D. Kháng chiến nhất định thắng lợi, chỉ thị toàn dân kháng chiến.
Câu 2: Âm mưu cơ bản của Pháp trong cuộc tấn công Việt Bắc năm 1947 là gì?
A. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
B. Tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta
C. Chuyển từ chiến lược “tằm ăn dâu” sang “đánh nhanh thắng nhanh”.
D. Muốn giải quyết mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán quân.
Câu 3: Chiến dịch nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Rơ ve của Pháp?
A. Chiến dịch Biên Giới 1950.

B. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

C. Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975.

D. Chiến dịch Việt Bắc 1947.

Câu 4: Nội dung nào là mục tiêu quan trọng của Đảng khi mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
A. Tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực địch.
B. Củng cố mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
C. Đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta sang một giai đoạn mới.
D. Khai thông biên giới Việt Trung.
Câu 5: Pháp đã sử dụng kế hoạch nào khi tấn công ta ở Việt Bắc thu đông 1947?
A. đánh nhanh thắng nhanh.

B. Dùng người Việt đánh người Việt.



C. Đánh lâu dài.

D. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

Câu 6: Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ phát động cuộc kháng chiến
toàn quốc chống Pháp?
A. Hội nghị trù bị ở Đà Lạt giữa ta và Pháp thất bại.
B. Pháp được sự hỗ trợ của Anh nổ súng đánh chiếm Nam Bộ.
C. Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Hà Nội.
1


D. Pháp gửi tối hậu thư cho ta đòi ta giao quyền kiểm soát thủ đô.
Câu 7: Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ năm 1951 có tên là gì?
A. Đảng cộng sản Việt Nam.

B. An Nam cộng sản Đảng.

C. Đảng Lao Động Việt Nam.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 8: Thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi là ý nghĩa của
A. Hội nghị thành lập Đảng (2/1930).

B. Đại hội lần thứ nhất của Đảng (10/1930).

C. Đại hội lần thứ II của Đảng ( 2/1950).


D. Đại hội lần thứ III của Đảng ( 9/1960).

Câu 9: Chiến thắng nào là thắng lợi quân sự đầu tiên của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp?
A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
C. Chiến dịch Biên giới 1950.

B. Chiến dịch Việt Bắc 1947.

D. Chiến cuộc đông xuân 1953-1954.

Câu 10: Ý nghĩa cơ bản của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 là
A. tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
B. đánh tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
C. tạo điều kiện cho cả nước đi vào kháng chiến lâu dài.
D. buộc địch phải đánh theo lối đánh của ta.
Câu 11: Ý nghĩa cơ bản của chiến dịch Việt Bắc là gì?
A. Buộc Pháp chuyển sang đánh lâu dài với ta.
B. Pháp phải thực hiện chính sách “dùng người Việt trị người Việt”.
C. Bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến.
D. Đưa cuộc kháng chiến toàn quốc chuyển sang giai đoạn mới.
Câu 12: Ý nghĩa cơ bản của chiến dịch Biên giới 1950 là
A. phá vỡ thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ Việt Bắc.
B. chọc thủng hành lang Đông Tây của Pháp.
C. khai thông biên giới Việt - Trung.
D. quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường.
Câu 13: Đâu là chiến dịch lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực ta, chủ động tấn công Pháp?
A. chiến dịch Việt Bắc.

B. chiến dịch Biên giới.


C. chiến dịch Hòa Bình.

D. chiến dịch Điện Biên Phủ.
2


Câu 14: Đường lối kháng chiến chống Pháp mà Đảng ta đã đề ra là
A. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
B. Toàn dân, toàn diện, trường kì, cầu viện nước ngoài.
C. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
D. Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 15: Quân đội nước nào vào nước ta với tư cách là nước Đồng minh, giải giáp quân đội phát xít?
A. quân Tưởng và quân Anh.

B. quân Tưởng và quân Pháp.

C. quân Tưởng, quân Anh và quân Pháp. D. quân Tưởng, quân Anh, quân Pháp, phát xít Nhật.
Câu 16: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, trong số các lực lượng có mặt trên đất nước ta lực
lượng nào là nguy hiểm nhất? Vì sao?
A. quân Anh, vì quân Anh tạo điều kiện cho Pháp xâm lược nước ta.
B. quân Tưởng, vì Tưởng âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng nước ta.
C. quân Pháp, vì quân Pháp quay lại với ý định xâm lược nước ta.
D. quân Nhật, vì quân Nhật chống lại lực lượng vũ trang của ta.
Câu 17: Đâu là biện pháp quan trọng để giải quyết nạn đói sau năm 1945?
A. lập hũ gạo cứu đói, không dùng gạo để nấu rượu. B. đẩy mạnh tăng gia sản xuất.
C. tổ chức ngày đồng tâm để có thêm gạo cứu đói. D. kêu gọi mọi người nhường cơm xẻ áo.
Câu 18: Để giải quyết khó khăn về tài chính, Đảng đã
A. kêu gọi mọi người nộp tiền cho nhà nước.
B. kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của người dân.
C. kêu gọi mọi người nộp vàng cho nhà nước.

D. vận động mọi người ủng hộ.
Câu 19: Sự kiện nào chứng tỏ Pháp mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần II?
A. đánh úp trụ sở ủy ban nhân dân Nam Bộ.
B. đánh úp nhiều cơ quan quan trọng của ta ở Nam Bộ.
C. gửi tối hậu thư cho ta yêu cầu ta nộp thành cho chúng.
D. tấn công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
Câu 20: Sách lược của ta nhằm đối phó với quân Tưởng là gì?
A. nhân nhượng, hòa hoãn.

B. đầu hàng, nhường cho Tưởng 70 ghế trong quốc hội.
3


C. nhượng cho Tưởng quyền lợi về kinh tế, văn hóa.

D. ban hành sắc lệnh trấn áp.

Câu 21: Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) có ý nghĩa gì?
A. có thời gian xây dựng và củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. Pháp chấm dứt các hành động khiêu khích và tấn công ta.
C. Đuổi được 20 vạn quân Tưởng về nước.
D. là cơ sở để ta đấu tranh giành độc lập hoàn toàn.
Câu 22: Tạm ước ngày 14/9/1946, ta đã nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về
A. kinh tế, chính trị.

B. kinh tế, văn hóa.

C. kinh tế, văn hóa-xã hội.

D. chính trị, xã hội.


Câu 23: Căn cứ địa Việt Bắc đã biến thành “mồ chôn giặc Pháp” trong chiến dịch nào?
A. chiến dịch Việt Bắc.

B. chiến dịch Biên giới.

C. chiến dịch Hòa Bình.

D. chiến dịch Điện Biên Phủ.

Câu 24: Điều khoản nào của Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) trên thực tế có lợi cho ta?
A. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
B. Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội
Nhật Bản.
C. Hai bên ngừng mọi xung đột ở phía Nam.
D. hai bên sẽ tiến tới một cuộc đàm phán chính thức.
Câu 25: Điều khoản nào của Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) chứng tỏ thắng lợi bước đầu của ta?
A. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
B. Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội
Nhật Bản.
C. Hai bên ngừng mọi xung đột ở phía Nam.
D. hai bên sẽ tiến tới một cuộc đàm phán chính thức.
Câu 26. Với kế hoạch Nava Pháp hi vọng điều gì?
A. trong vòng 18 tháng sẽ kết thúc chiến tranh trong danh dự.
B. trong vòng 8 tháng sẽ kết thúc chiến tranh trong danh dự.
C. giành lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
D. đánh nhanh thắng nhanh, kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Câu 27. Cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953-1954 có ý nghĩa gì?
4



A. buộc địch phải bị động phân tán lực lượng để đối phó với ta.
B. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava.
C. làm phá sản bước đầu kế hoạch Nava.
D. tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
Câu 28. Mục tiêu quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 là?
A. tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
C. kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.

B. tạo điều kiện giải phóng bắc Lào.

D. giải phóng Tây Bắc.

Câu 30. Chủ trương của ta trong đông - xuân 1953-1954 là?
A. mở những cuộc tấn công vào những hướng quan trọng mà địch tương đối yếu.
B. mở những cuộc tấn công vào những hướng ít quan trọng, địch tương đối yếu.
C. buộc địch phải tập trung lực lượng để đối phó với ta.
D. tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
Câu 31. Cuộc tiến công chiến lược của ta trong đông - xuân 1953-1954 đã giam chân địch ở đâu?
A. Điện Biên Phủ.

B. Tây Bắc.

C. vùng rừng núi.

D. vùng trung du.

Câu 32. Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 Pháp phải
A. bồi thường chiến phí cho nước ta.


B. rút hết quân về nước.

C. yêu cầu Mĩ rút hết quân về nước.

D. ngừng bắn trên toàn Đông Dương.

Câu 33. Phương châm của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ là
A. thần tốc, táo bạo, bất ngờ.

B. đánh nhanh thắng nhanh.

C. đánh chắc tiến chắc.

D. chinh phục từng gói nhỏ.

Câu 34. Với kế hoạch Nava Pháp muốn điều gì?
A. trong vòng 18 tháng sẽ kết thúc chiến tranh trong danh dự.
B. xoay chuyển cục diện chiến tranh.
C. giành lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
D. đánh nhanh thắng nhanh, kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Câu 35. Cuộc đàm phán chính thức giữa ta và Pháp tại Phông-ten-nơ-blo (7/1946) thất bại là do?
A. Pháp ngoan cố không chịu công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
B. Pháp ngoan cố không chịu công nhận độc lập và chủ quyền của nước ta.
C. Pháp ngoan cố không chịu công nhận độc lập và thống nhất của nước ta.
D. Pháp tăng cường các hoạt động khiêu khích và tấn công ta.

5


Câu 36: Những văn kiện nào đã nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của kháng chiến

chống Pháp?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi .
B. Chỉ thị toàn dân kháng chiến, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm kháng chiến
nhất định thắng lợi.
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và chỉ thị toàn dân kháng chiến.
D. Kháng chiến nhất định thắng lợi, chỉ thị toàn dân kháng chiến.
Câu 37: Pháp có âm mưu thành lập chính phủ bù nhìn, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Âm mưu đó
được thể hiện trong chiến dịch nào?
A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
C. Chiến dịch Biên giới 1950.

B. Chiến dịch Việt Bắc 1947.

D. Chiến cuộc đông xuân 1953-1954.

Câu 38: Kế hoạch Đờ-lát-đơ-tát-xinhi của Pháp không có nội dung nào sau đây?
A. đánh phá hậu phương của ta bằng biệt kích, thổ phỉ, gián điệp.
B. xây dựng phòng tuyến công sự, hành lang Đông - Tây.
C. tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm.
D. tập trung quân Âu-Phi, xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh.
Câu 39: Từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946, Đảng và chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa đã thực hiện sách lược gì đối với thực dân Pháp?
A. vừa kháng chiến vừa hòa hoãn.

B. kháng chiến và hòa hoãn.

C. kiên quyết kháng chiến.

D. hòa hoãn, nhân nhượng.


Câu 40: Cách mạng Việt Nam thời kì 1945-1954 thực hiện nhiệm vụ chiến lược nào?
A. Kháng chiến, kiến quốc.

B. giành và bảo vệ độc lập dân tộc.

C. độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.

D. giải phóng và giữ nước.

6



×