Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích bản chất và mối quan hệ giữa hai học thuyết thuyết bản chất con người của MC gregor và thuyết hai yếu tố herzberg vận dụng thực tế vào trường đh hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.59 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH BẢN CHẤT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI HỌC THUYẾT:
THUYẾT BẢN CHẤT CON NGƯỜI CỦA MC. GREGOR VÀ THUYẾT HAI
YẾU TỐ HERZBERG. VẬN DỤNG THỰC TẾ VÀO TRƯỜNG ĐH HẢI
PHÒNG.

Lời nói đầu
Sau khi hoàn thành môn học Quản trị hành vi tổ chức do PGS.TS. Trần Văn Bình
giảng dạy, tôi nhận thấy môn học này là công cụ cơ bản và cần thiết để hiểu rõ hầu hết
các khía cạnh của việc quản lý con người và các quy trình trong tổ chức. Bài giảng
của thầy đã tập trung trình bày lý thuyết và đưa ra các ví dụ cụ thể để giúp học viên
hiểu rõ hành vi con người cũng như phản ứng cá nhân, quan hệ tương tác và môi
trường hệ thống trong tổ chức. Đồng thời trong môn học này chúng tôi còn hiểu thêm
về các hành vi của cá nhân và động lực trong tổ chức cũng như các vấn đề xoay quanh
văn hóa nhóm và kỹ năng lãnh đạo.
Vận dụng những kiến thức đã học, dưới đây tôi xin được trinh bày những quan điểm
cá nhân về bản chất và mối quan hệ giữa hai học thuyết cơ bản về tạo động lực cho
người lao động: Học thuyết bản chất con người của MC. Gregor và Thuyết hai yếu tố
Herzberg. Dựa vào đó để áp dụng vào nơi tôi đang làm việc Trường ĐH Hải Phòng để
phân tích về động cơ làm việc của họ.

I. Bản chất và mối quan hệ giữa hai học thuyết: Học thuyết hai yếu tố
Herzberg và học thuyết bản chất con người của MC. Gregor.
1. Động lực làm việc là gì?


Bản thân cá nhân tôi đang làm việc trong môi trường sư phạm, là một giảng viên
khoa kinh tế. Khi gắn kiến thức học về hành vi tổ chức, liên hệ thực tế với công việc
mình đang làm. Tôi thấy ứng dụng thực tế vào ngay sinh viên của mình cũng như đội
ngũ các giảng viên trong ngành.
Bản thân một người giảng viên đứng trên bục giảng cần phải có năng lực hay ở đây
chính là chuyên môn, và cần hơn hết là tâm huyết. Động lực gì để họ gắn bó với nghề


giáo, yêu thích nghề dạy học. Và sinh viên, động lực học của các em là gì? Dựa vào
đâu để có thể khiến các em có kết quả tốt, yêu thích môn mình học, ngành mình đang
học, thậm chí là tự hào về trường mình học. Vậy đối với sinh viên, để các em có một
kết quả học tập tốt phụ thuộc vào đâu? Có thể là khả năng học lực của học viên. Động
cơ, thái độ, động lực học tập của học viên. Sự hấp dẫn của môn học, chương trình học,
của sự truyền đạt của giảng viên. Hay mong muốn chứng tỏ mình của ngay chính sinh
viên đó. Và nếu có một môi trường học tập tốt, cơ hội có được từ kết quả học tập tốt
thì cũng là một trong những nhân tố góp phần giúp sinh viên đạt được một kết quả tốt.
Vậy động lực để sinh viên học, để giảng viên tâm huyết với nghề là gì? Đó chính là
những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho
phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện cụ thể của nó chính là sự sẵn sàng nỗ
lực say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của bản thân để ra.
2. Các yếu tố tác động đến động lực làm việc.
Nói đến các yếu tố tác động đến động lực làm việc, có 3 nhóm yếu tố: đặc điểm cá
nhân, nhân tố công việc, đặc điểm của tổ chức. Cụ thể ở đây, xét trong lĩnh vực giảng
dạy, đối với một giảng viên. Xét về đặc điểm cá nhân, thái độ và quan điểm của mỗi
cá nhân cũng ảnh hưởng đến động lực giảng dạy. Hay cũng như thái độ và quan điểm
của họ với giới trẻ 9x bây giờ quá khắt khe, nhìn nhận các em phiên diện thì họ cũng
không thể giảng dạy nhiệt tình được. Hay như nhận thức về năng lực bản thân. Nếu
bản thân giảng viên cho rằng mình là thầy, năng lực của mình quá cao siêu, sinh viên
chỉ là học trò. Thì khi sinh viên đóng góp ý kiến không giống tư duy của mình, thì sẽ
không lắng nghe. Về nhu cầu cá nhân, có người đứng trên bục giảng quan điểm chỉ là
đi dạy cho vui, cho có việc làm, thu nhập ko để ý, họ sẽ không tâm huyết với nghề. Họ
không có động lực hết mình vì sinh viên. Hay như tính cách của mỗi người cũng ảnh
hưởng đến động lực làm việc của họ. Khi tính cách của một người dễ gần, thân thiện,


biết lắng nghe sinh viên, tự nhiên họ sẽ được sinh viên yêu mến, từ đó tìm được niềm
vui trong nghề.
Còn về nhân tố công việc, kĩ năng nghề nghiệp, chuyên môn hóa, một giảng viên với

kiến thức sâu rộng sẽ đem đến cho bài giảng của mình thú vị hơn, sinh động hơn. Mức
độ phức tạp và tầm quan trọng của môn học cũng tạo động lực cho cả sinh viên cũng
như giảng viên. Giống như quan điểm của rất nhiều sinh viên, các em chỉ chịu học
môn chuyên ngành, mà bỏ qua các môn cơ sở. Về nhân tố đặc điểm của tổ chức, một
môi trường đại học tốt sẽ tạo rất nhiều điện kiện phát triển cho cả giảng viên và sinh
viên.
3. Lý thuyết bản chất con người của MC. Gregor.
Trong bản thân con người luôn tồn tại hai mặt – xấu và tốt. Lý thuyết con người của
MC. Gregor bao gồm thuyết X và Y chỉ ra hai mặt xấu- tốt của con người. Thuyết X
chỉ ra rằng con người tự thân không thích làm việc nên cần phải kiểm soát và thúc
đẩy. Vì không thích làm việc nên hị sẽ trốn tránh nếu có thể. Cũng giống như sinh
viên, không thích học, nếu gặp giảng viên dễ tính, các em có thể trốn tiết, đến muộn.
Vì vậy, chúng ta phải thưởng nếu hị muốn làm việc và phạt nếu họ không làm việc.
Với sinh viên, điều này thể hiện cụ thể thông qua điểm chuyên cần và kiểm tra của các
em. Bên cạnh đó, thuyết X còn chỉ ra rằng, con người thích bị kiểm soát và chỉ dẫn,
tránh trách nhiệm, ít hoài bão và thường mong muốn sự ổn định hơn bất cứ thứ gì
khác. Cũng giống như vậy, sinh viên cũng có khi các em ỷ lại, lười. Nếu không đốc
thúc, các em sẽ không chịu học, chịu nghiên cứu, bạn nào lười, càng sợ trách nhiệm,
càng không muốn tham gia vào hoạt động lớp, trường…
Nhưng ngược lại, thuyết Y lại chỉ ra mặt tốt của con người. Thuyết Y cho rằng con
người luôn yêu thích công việc, tự tìm kiếm trách nhiệm và tự kiểm soát công việc của
mình. Trong một điều kiện phù hợp, scon người sẽ thích làm việc. Với sinh viên cũng
vậy, vì sao các em hay nói với nhau, học dưới Hải Phòng chán lắm, không bằng các
trường trên Hà Nội, chán không muốn học? Ngoài ra các em còn muốn tự định hướng,
làm chủ hơn là chịu sự điều khiển. Một vấn đề khi đi dạy xảy ra là hầu hết các em
được hỏi tại sao lại chọn chuyên ngành kế toán? Các em trả lời do xin việc dễ, bố mẹ
bắt, các em không thích học. Với các em chuyên ngành quản trị, lại trả lời vì điểm
thấp chỉ đủ vào đây. Chính vì các em không được tự định hướng, không biết mình



thích gì muốn gì, nên đi học chỉ để đối phó. Đi học giống như bị lao động. Gia đình và
chính giảng viên không giúp được các em yêu thích chính ngành mình học. Chỉ khi
nào bạn yêu thích việc gì thì bạn mới không coi bạn đang bị lao động. Bên cạnh đó,
thuyết Y còn chỉ ra, con người sẽ cam kết với mục tiêu nếu đạt được sự thỏa mãn cá
nhân từ công việc. Nếu Hải Phòng không chê các em học trường ĐH Hải Phòng,
Hàng Hải, Dân Lập Hải Phòng,… Ra trường các em nhận được công việc tốt. Trong
trường được đào tạo tốt thì không lẽ nào các em không có gắng hịc và phấn đấu vươn
lên, không bỏ học vì “ học cao đẳng ở đây cũng chẳng có tương lai gì cô ạ”. Không
chỉ thế, nếu trong điều kiện thích hợp, họ sẽ chấp nhận và gách vác trách nhiệm. Vì
sao sinh viên thích được làm cán bộ lớp, cán bộ đoàn, vì các em sẽ được thầy cô chú
ý, nhớ tên, khi đó, các em sẽ cố gắng phấn đấu học, để được ưu ái…. Cuối cùng,
thuyết Y còn chỉ ra một mặt tốt của con người, Ai cũng có sự khéo léo và sang tạo, nó
luôn tiềm ẩn trong con người nhưng nhìn chung chưa được khai thác ra. Khi đứng trên
bục giảng, có một vấn đề tôi nhân ra được. Sinh viên không phải các em không chịu
học, lười, hoặc không chịu tư duy… Có những em vì tự ti với bạn bè, có em nhút
nhát… Nhưng khi bản thân mình khám phá ra. Tao điều kiện cho các em thể hiện
mình thì các em cũng đưa ra những ý kiến rất tốt.
Xét về bản chất, một con người, không ai xâu hoàn toàn và không ai tốt hoàn toàn.
Nếu cho bạn vào một môi trường làm việc kém, không có cạnh tranh, văn hóa tổ chức
kém, đến chính bản thân bạn cũng không muốn phấn đấu vươn lên. Nhưng nếu nơi
bạn làm việc, môi trường tốt, có cạnh tranh, có năng lực, văn hóa tổ chức, văn hóa
giữa sếp và nhân viên tốt, bạn sẽ muốn gắn bó ở đó lâu dài mãi mãi.Vì sao hầu hết các
em học trường chuyên, lớp chọn, ra trường rồi vẫn luôn tự hào về trường mình, vẫn
luôn nói tốt về trường mình. Vì sao hầu hết các em học ĐH trên Hà Nội về đầu được
các doanh nghiệp nhận làm, đi đâu các em cũng tự hào về trường mình. Nhưng các em
dưới Hải Phong, thậm chí lúc đi học, còn chán trường mình? Vì thế, nhiệm vụ của các
nhà quản lý là tạo môi trường thuận lợi để mặt tốt của con người được nuôi dưỡng.
4. Thuyết hai yếu tố Herzberg.
Với mỗi một cá nhân, dù làm việc trong môi trường nào, bản thân họ đều có 2 lý do
nếu họ chọn duy trì với nơi công tác đó. Một là yếu tố động lực, hai là yếu tố duy trì.

Hai nhóm yếu tố này giúp mỗi cá nhân hăng say làm việc, tận tụy với công việc, trung


thành với tổ chức. Thuyết hai yếu tố của Herzberg cho rằng có 2 yếu tố chính thúc đẩy
hành vi của con người: Một là yếu tố tạo sự thỏa mãn nằm ở bản thân công việc. Hai
là yếu tố khiến cho nhân viên bất mãn nằm ở môi trường làm việc. Hay nói cách khác
đi, có hai nhóm yếu tố tác động đến quá trình làm việc của các cá nhân trong doanh
nghiệp. Một nhóm có tác dụng động lực mà vì nó các cá nhân trong doanh nghiệp sẽ
làm việc tốt hơn. Đó chính là sự thách thức trong công việc và sự trưởng thành, là
thành tích và trách nhiệm, triển vọng công việc của bạn. Trong nghề sự phạm cũng
không phải ngoại lệ, trong quá trình giảng dạy, những thách thức trong nghề, như trình
độ học vấn phải được nâng cao, thách thức từ chính sinh viên của mình sẽ tạo động
lực thôi thúc bạn nhanh chóng hoàn thiện trình độ nghiệp vụ của bạn. Khi khả năng
chuyên môn được nâng cao, bạn được phân giảng dạy các lớp cao hơn, bản thân cá
nhân ban cũng sẽ lại có động lực để học hỏi nhiều hơn nữa. Tất cả những động lực đó
sẽ giúp bạn yêu thích công việc của mình hơn.
Bên cạnh đó, nhóm yếu tố thứ 2 chỉ có tác dụng duy trì sự hoạt động của mọi người.
Ví dụ như sự giám sát và các điều kiện làm việc, lương bổng và cuộc sống riêng tư,
các điều kiện làm việc, các chính sách của doanh nghiệp. Nói đơn thuần, vì sao nghề
giáo được lựa chọn, có người chọn nó vì ổn định, thời gian thoải mái, làm chủ được
thời gian, có thời gian cho gia đình, được mọi người coi trọng. Vì sao mọi người chê
cơ quan nhà nước, mà vẫn xin vào nhà nước rất nhiều, vì lo cho lương hưu, ổn định
sau này… Đây chính là tất cả các yếu tố thuộc nhóm duy trì, dùy trì “sự tồn tại” của
bạn trong doanh nghiệp.
Động lực chính là sự thúc đẩy một cá nhân nâng cao thành tích trong công việc. Vậy
để tạo được động lực cho cá nhân, cần phải làm gì. Chúng ta có thể thông qua việc ghi
nhận thành tích , thông qua sự công nhận, hay chính bản thân công việc của bạn phải
có ý nghĩa, bạn được giao trách nhiệm, và bạn phải có cơ hội phát triển. Nhưng bên
cạnh đó, nếu không có các yếu tố duy trì sẽ gây ra sự bất mãn. Vậy để có được nhóm
yếu tố duy trì, bản thân doanh nghiệp cần có điều kiện làm việc tốt, tiền lương, mối

quan hệ cá nhân, công việc ổn định….
5. Mối quan hệ giữa hai học thuyết.
Nếu thuyết bản chất con người của MC. Gregor chỉ ra trong con người luôn tồn tại
hai mặt tốt và xấu. Nếu bạn cho họ một môi trường làm việc tốt, điệu kiện làm việc


tốt, tiền lương hợp lý, bản thân công việc thách thức, cho họ những đãi ngộ họ xứng
đáng được nhận,… họ sẽ bộc lộ những mặt tốt. Nhưng nếu bạn không cho họ những
kết quả xứng đáng với công sức họ bỏ ra, họ sẽ chán nản, không yêu thích công việc,
ỳ trệ, xao nhãng,… lâu dần họ se xao nhãng, trốn tránh công việc, trốn tránh trách
nhiệm. Nếu bạn không kiểm soát, không đôn thúc, không chỉ dẫn họ sẽ không làm…
Vậy để đẩy lùi mặt xấu, và khai thác mặt tốt của mỗi cá nhân, các nhà quản lý cần
phải làm gì? “ Tạo môi trường thuận lợi để mặt tốt được nuôi dưỡng”. Vậy để tạo
được môi trường đó, môi trường đó có gì, cần gì, thì chính thuyết hai yếu tố của
Herzberg đã góp phần làm sang tỏ điều đó. Bạn xây dựng cho họ nhóm yếu tố động
lực, nhóm yếu tố duy trì để họ được thỏa mãn, từ đó, mặt tốt của họ được bộc lộ, được
nuôi dưỡng dần dần. Tìm kiếm sự tận tụy với công việc, hăng say với nghề, trung
thành với doanh nghiệp.

II. Ứng dụng lý thuyết vào thực tế tại trường ĐH Hải Phòng.
1. Giới thiệu về trường ĐH Hải Phòng và nơi làm việc cá nhân:
Đầu tiên tôi xin giới thiệu, cá nhân tôi hiện đang là giảng viên tại trường ĐH Hải
Phòng, khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh. Hiện tại, Trường ĐH Hải Phòng bao gồm:
+ 17 Khoa: Khoa Toán, Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Ngữ văn, Khoa KH Tự
nhiên, Khoa KH Xã hội, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Thể dục - Thể thao, Khoa GD Tiểu
học, Khoa GD Mầm non, Khoa Giáo dục chính trị, Khoa Tâm lý - Giáo dục học; Khoa
Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Khoa Kế toán - Tài chính, Khoa Xây dựng, Khoa Cơ
khí, Khoa Nông nghiệp, Khoa Đào tạo tại chức.
+ 9 Trung tâm: Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ, Trung
tâm Giáo dục Quốc phòng, Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức bách khoa, Trung tâm

Giáo dục quốc tế và Đào tạo Hán ngữ, Trung tâm Tư vấn, đào tạo và xúc tiến việc
làm, Trung tâm Thực hành kỹ thuật, Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ,
Trung tâm Phát triển đào tạo.
+ 16 Phòng, Ban, Trạm, Thư viện: Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Chính trị - Tổng
hợp, Phòng Đào tạo, Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học, Phòng Hợp tác
quốc tế, Phòng Hành chính - Quản trị, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Quản lý
Thiết bị, Phòng Công tác học sinh - sinh viên, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất


lượng, Phòng Bảo vệ, Thư viện, Ban Quản lý dự án xây dựng, Trạm Y tế, Phòng
Thanh tra - Pháp chế, Ban Quản lý Ký túc xá.
+ 3 Trường thực hành sư phạm: Trường Mầm non Thực hành, Trường Tiểu học Thực
hành, Trường PT Phan Đăng Lưu.
Cá nhân tôi hiện đang giảng dạy tại khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh. Khoa tôi
bao gồm 4 tổ bộ môn: Quản trị kinh doanh, Kinh tế ngoại thương, Kinh tế vận tải,
Quản lý kinh tế.
2. Những mặt hạn chế về động lực làm việc tại trường.
Trường ĐH Hải Phòng với quy mô lớn với 17 khoa, đa dạng về ngành học cho sinh
viên chọn lựa. Nhưng cũng không tránh khỏi những mặt hạn chế hay tiêu cực về động
lực làm việc cho chính giảng viên cũng như sinh viên.
Đầu tiên xét về riêng đội ngũ giảng viên. Trên thực tế, tôi là giảng viên khoa kinh tế,
bản thân những nhận định của tôi chỉ mang tính chất nhỏ trong khoa mình và một số
nhận biết của cá nhân. Về động lực giảng dạy của giảng viên, cá nhân tôi thấy có một
số mặt hạn chế như: Nếu trước đây được học trên Hà Nội, cũng như nghe bạn bè học
các trường khác kể. Tôi được biết, các trường ĐH phân khoa và chuyên ngành theo
chuyên ngành học. Ví dụ, nếu là khoa Quản trị sẽ bao gồm tất cá các chuyên ngành về
quản trị, các thầy cô giáo trong khoa cũng sẽ là những thầy cô dạy ngành quản trị. Khi
mà sinh viên ngành- khoa Quản trị muốn được học các môn cơ sở của bên kế toán,
chính trị, tin học, khoa cuả bạn sẽ có trách nhiệm bố trí các thầy cô khác ở khoa khác
mời về khoa mình dạy. Như thế bản thân các thầy cô sẽ có chuyên môn sâu về môn

mình học. Vì lên ĐH hay như cấp 3, các thầy cô đều đi vào chuyên sâu. Nhưng tại nơi
tôi làm việc, việc phân công về khoa hay về tổ hầu như không theo chuyên ngành các
thầy cô học. Có thể có thầy cô tốt nghiệp kế toán vẫn về khoa Kinh tế. Và khi phân về
các tổ bộ môn cũng tương tự. Dẫn đến việc, khoa kinh tế, hay kế toán có thể tự biên,
tự diễn từ A đến Z tất cả các môn học cho sinh viên. Thậm chí một giảng viên chuyên
ngành xây dựng vẫn dạy được Marketing. Dẫn đến việc, sự phân công chồng chéo,
kiến thức không thống nhất. Tiêu chí lại muốn các em học được nhiều môn, các thầy
cô cũng dạy được nhiều môn. Một người có thể đảm nhân 5,6 môn hoặc hơn, có thể
không phải môn chuyên ngành của mình. Lại không chung một giáo trình, kiến thức
chung, từ đó ảnh hưởng đến kiến thức của sinh viên. Đặc biệt đến khi hướng dẫn tốt


nghiệp, lại không phân về các chuyên ngành. Dẫn đến việc, có thầy cô chuyên ngành
Kinh tế xây dựng, không biết hướng dẫn sinh viên Quản trị như thế nao. Tương tự, có
thầy cô chuyên ngành quản trị, marketing không biết phải hướng dẫn các em về vận
tải như thế nào. Khi lâp hôi đồng chấm thi, cá nhân tôi, có lúc ngồi xem luận văn của
em viết về vận tải đường biển hay viết về xây dựng. Thực chất mình cũng chẳng biết
gì mà nhận xét. Toàn tính toán giờ tàu, hàng hóa, kết cấu bê tông cốt thép, nhìn như
không nhìn. Dẫn đến việc, ngồi nghe cũng chán. Có những khi phải hướng dẫn sinh
viên cũng thấy xấu hổ vì mình chẳng biết gì về chuyên ngành đấy. Nên nhiều khi
chính bản thân cũng thấy không có động lực để hăng say. Chỉ khi đứng trên bục giảng,
đúng chuyên ngành cảu mình mới tìm được niềm vui.
Về sự ghi nhận công việc hay ghi nhận thành tích cũng là một vấn đề hạn chế. Bản
thân cá nhân giảng viên có đinh mức đi dạy. Trường thiếu giảng viên, khoa khác
thiếu, mời giảng viên đi dạy. Nhưng đi dạy về lại bị kiểm điểm vì vượt quá giờ. Làm
nhiều thầy cô cũng chán. Anh mời tôi đi dạy. Nhưng lại về khiển trách tôi. Dẫn đến,
nhiều khi chính giảng viên cũng như sinh viên lười. Thầy cô chán dạy, sinh viên chán
học. Có kiểm tra, có thanh tra thì làm quy củ. Hay như nói về điều kiện làm việc, văn
hóa nơi làm việc. Cá nhân tôi nghĩ, môi trường ĐH là nơi hướng dẫn để các em sinh
viên phát triển tư duy tự nhiên. Vì các em đã qua 18 tuổi, các em là tuổi vị thành niên.

Nhà trường không phải là giám sát, quản thúc các em như khi các em vị thành niên.
Các thầy cô cũng là người dạy người lớn, dạy nhân cách, cách sống cho các em.
Nhưng nhất thiết bắt tất cả các em mặc đồng phục. Nhiều khi không mặc đồng phục
không cho vào lớp học, đi thi nhắc nhở. Bản thân giảng viên cũng mặc đồng phục. Cá
nhân tôi, tôi thấy, nếu mình là một giảng viên Marketing, mà ngay từ bên ngoài mình
đã không thể hiện phong cách của ngành mình dạy, thì mình cũng giống bao giảng
viên khác. Khi đứng trên bục giảng, miễn bạn ăn mặc kín đáo, lịch sự, tôn trọng sinh
viên ngôi dưới vậy là bạn đã có tư cách rồi. Chứ môi trường ĐH rồi, mà từ cô đến trò
đều đông phục, thì ngay đến cấp 1 cũng không như vậy. Nên chính bản thân tôi đi dạy
cũng có lúc rất ức chế, không thấy động lực làm việc ở đâu. Có hôm đi dạy, mặc
nguyên bộ quần áo công sở, chỉ là áo trắng có cải ít hoa văn. Lại bị kiểm điểm, chê là
phản cảm, chỉ mặc một màu. Bản thân lúc đó đã ức chế, về đến nhà, sau khi đi hỏi một
lượt người già, người lớn trong nhà, thấy quá hoàn toàn bình thường. Thì bản thân
càng khó chịu vô cùng. Cảm thấy đi dạy cũng không hứng thú thoải mái nữa. Cách


xưng hô với sinh viên cũng bị nhắc nhở thái quá. Có giảng viên trẻ đi dạy lớp tại chức,
các anh chị lớn tuổi rồi, giảng viên đó xưng tôi và gọi anh chị, cũng bị nhắc nhở.
Chính vì vậy, bản thân cá nhân giảng viên cũng không thấy có động lực hăng say với
công việc.
Còn về yếu tố duy trì , nghề sư phạm luôn được yêu thích vì tính chất ổn định của
công việc. Nhưng hạn chế không phải không có, cũng như việc lương tháng của giảng
viên có khi chậm gần tháng, lương dạy cứ trả một cục rồi tính thuế thu nhập cá nhân.
Người nào tiền vượt định mức nhiều cũng bị khiển trách. Bên cạnh đó, do trường quá
rộng, lại nhiều cơ sở, ví dụ như khoa kế toán và kinh tế ở bên Nguyễn Bình, thì trung
tâm trường bên Kiến An, nên xét về mối quan hệ giữa các đồng nghiệp cũng không
được nhiều.
Thậm chí, việc các em chưa kịp đóng học phí đình chỉ thi, không mua bảo hiểm
cũng đình chỉ thi. Có những khi gặp sinh viên đứng ở cửa phòng thi khóc. Nói gia
đình em, nuôi mấy anh chị em đi học, bố mẹ không lo được liền lúc đóng cho mấy

đứa, phải đóng từng đứa một, xin khất. Nhưng em vẫn không được thi. Có những khi
chính giảng viên cũng buồn khi thấy sinh viên của mình như vậy. Bản thân các giảng
viên gắn bó với nghiệp vì sự ổn định.
Về phía các em sinh viên, cũng có những khi bản thân các em cũng muốn học, cũng
hứng thú học, nhưng gặp những giảng viên “khắt tính” quá, các em tự nhiên không
thích học nữa, chống đối giảng viên. Trong con người các em, luôn tồn tại cả 2 mặt,
nếu bạn biết khai thác, ban sẽ thấy mặt tốt của các em. Ví dụ, như cá nhân tôi đi dạy,
dạy 3 lớp CĐ. Có giảng viên vào 3 lớp đấy, không biết như thế nào, các em phản ứng
sao. Nhưng giảng viên phải chạy ra khỏi lớp khóc. Nhưng cũng 3 lớp đấy, tôi đi dạy,
tôi lại rất quý các em. Dù mọi người nói CĐ hư lắm, nhưng vào giờ tôi, dù tôi chẳng
mấy khi điểm danh, nhưng các em không trốn học, về nhà làm đề cương rất đầy đủ,
gặp đâu cũng chào. Cá nhân tôi luôn nghĩ, sinh viên cũng là con người. Các em không
phải lười học. Nếu bạn cho chúng bài giảng hay, chúng sẽ lắng nghe bạn. Và quan
trọng, bạn cần tôn trọng sinh viên của mình dù các em nhỏ tuổi hay không. Luôn giữ
thái độ lắng nghe, ghi nhận ý kiến của các em dù có trái với mình hay không. Như thế
sinh viên sẽ tự khắc được nuôi dưỡng những tính tốt. Nếu các em nghe được các thầy
cô nói lớp mình không tốt, bản thân các em cũng không có động lực để học. Bản thân


giảng dạy như đã trình bày ở trên, dẫn đến việc, yếu tố duy trì của các em với trường
cũng không cao. Nếu có cơ hội thi lại ĐH và đỗ, các em cũng sẽ bỏ trường vì điều
kiện, môi trường học tập. Có nhiều khi sinh viên phàn nàn: “ Cô ơi, tại sao tụi em
đóng tiền như các bạn, mà tụi em phải học tại cơ sở tồi tàn như thế này hả cô?” Thật
sự lúc đấy, không biết nói gì với các em nữa.
III. Đề xuất giải pháp cải thiện.
Thực sự gọi là đưa ra giải pháp, nhưng rất khó để thực hiện, vì khoa cũng không thể
quyết, còn chờ bên trên phê duyệt. Nhưng cá nhân tôi nghĩ, nếu có thể, về phía giảng
viên, nên có những chính sách rõ ràng và cụ thể về việc phân công dạy, phải ghi nhân
công sức và thành tích của họ với những đóng góp của họ. Việc vượt định mức, nhà
trường phải có quy định cụ thể và rõ ràng. Nếu tôi dạy, mà không được ghi nhận, và bị

khiển trách, vậy khi được mời. tôi không nhận lời thì sao? Phải có khen thưởng rõ
ràng, không thể có thầy cô bỏ công sức ra làm ISO, rồi cuối cùng, công sức cũng
không được ghi nhận.
Việc phân công dạy đúng chuyên ngành, chuyên sâu về ngành học cũng cần được
giải quyết. Tránh tình trạng dạy và hướng dẫn sai chuyên ngành của giảng viên. Phân
công hội đồng chấm luận văn và tốt nghiệp cũng phải theo đúng từng chuyên ngành.
Có sự thống nhất về bài giảng giữa các thầy cô trong khoa. Trả các môn học về đúng
khoa, đúng tổ bộ môn để đảm bảo sự thống nhất về kiến thức. Để đảm bảo chất lượng
sinh viên, cải thiện đầu ra.
Và mặc dù việc kiến nghị chuyện mặc đồng phục được đưa ra rất nhiều lần vẫn chưa
giải quyết. Nhưng cá nhân tôi cũng thấy vấn đề này cần được thay đổi. Cần tôn trọng
cá nhân các sinh viên cũng như chính giảng viên. Vì đây là môi trường ĐH, một môi
trường tự học, khuyến khích phát triển cá nhân. Đem chính con người của giảng viên
của môn học lên bục giảng, dùng chính con người của các em để đi học, mà không
cần ngụy trang. Các em cần được tôn trọng khi các em là chính em. Chứ không phải vì
“mặc đòng phục để ai cũng giống ai.” Bên cạnh đó, cần cải thiện cơ sở vật chất cho
các em có điều kiện học tập tốt, và các giảng viên có niềm đam mê với công việc.

Kết luận


Qua môn học Quản trị hành vi tổ chức, tôi nhận thấy đây là môn học thực sự cần thiết
cho những người đang làm việc trong các tổ chức, cho các cá nhân và cho cả ban lãnh
đạo. Quản trị hành vi tổ chức giúp chúng tôi nhìn nhận được những thiếu xót trong
việc thúc đẩy động lực làm việc cho các nhân viên, tạo ra một môi trường làm việc
thoai mái, khích lệ tinh thần và nâng cao hiệu quả. Bên cạnh đó giúp doanh nghiệp
nhận ra tầm quan trọng của các hoạt động nhóm, giao tiếp và truyền thông, việc xây
dựng văn hóa doanh nghiệp riêng cho tổ chức, vai trò của người lãnh đạo trong việc
đinh hướng cho nhân viên trong toàn bộ doanh nghiệp.
Tôi hi vọng bằng những kiến thức đã học cùng với sự đóng góp và đưa ra ý kiến

đóng góp của các thầy cô hướng dẫn sẽ giúp cho tôi trong quá trình giảng dạy sau này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Văn Bình cho những bài giảng
bổ ích của thầy.



×