Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đặc điểm cổ địa lý thời kỳ miocen khu vực thái bình trên cơ sở nghiên cứu hóa thạch trùng lỗ (foraminifera) và bào tử phấn hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGÔ THỊ ĐÀO

ĐẶC ĐIỂM CỔ ĐỊA LÝ THỜI KỲ MIOCEN KHU VỰC THÁI BÌNH TRÊN
CƠ SỞ NGHIÊN CỨU HÓA THẠCH TRÙNG LỖ (FORAMINIFERA)
VÀ BÀO TỬ PHẤN HOA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội, 2018
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGÔ THỊ ĐÀO

ĐẶC ĐIỂM CỔ ĐỊA LÝ THỜI KỲ MIOCEN KHU VỰC THÁI BÌNH TRÊN
CƠ SỞ NGHIÊN CỨU HÓA THẠCH TRÙNG LỖ (FORAMINIFERA)
VÀ BÀO TỬ PHẤN HOA
Chuyên ngành: Địa chất học
Mã số: 60440201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH VĂN THUẬN



Hà Nội, 2018
2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................4
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU .....................................................6
1.1. Vị trí vùng nghiên cứu .......................................................................................6
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ...................................................................7
1.3. Đặc điểm địa tầng vùng nghiên cứu. ...............................................................10
1.3.1. Các thành tạo trƣớc Kainozoi. .................................................................. 10
1.3.2. Các thành tạo Kainozoi. ........................................................................... 10
CHƢƠNG II: CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................25
2.1. Lịch sử nghiên cứu. ..........................................................................................25
2.2.
2.3.

Cơ sở tài liệu ....................................................................................................25
Các phƣơng pháp nghiên cứu. .........................................................................26

2.3.1. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu cổ sinh (bào tử phấn hoa, trùng lỗ) và
cổ sinh thái. ............................................................................................................ 26
2.3.2. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu sinh địa tầng ................................... 30
2.3.3. Nhóm các phƣơng pháp phụ trợ ............................................................... 31
CHƢƠNG III: ĐẶC ĐIỂM CÁC PHỨC HỆ HÓA THẠCH TRÙNG LỖ
(FORAMINIFERA) VÀ BÀO TỬ PHẤN HOA TRONG TRẦM TÍCH MIOCEN
VÙNG NGHIÊN CỨU..................................................................................................33
3.1. Tổng quan về hóa thạch trùng lỗ (Foraminifera) và bào tử phấn hoa. ............33
3.1.1. Trùng lỗ (Foraminifera) ........................................................................... 33

3.1.2. Bào tử phấn hoa........................................................................................ 40
3.2. Môi trƣờng trầm tích Miocen trên cơ sở nghiên cứu cổ sinh. .........................45
A. Lỗ khoan 51SH ............................................................................................... 45
B. Lỗ khoan 97SH ............................................................................................... 50
C. Lỗ khoan 102SH ............................................................................................. 54
D. Lỗ khoan 104 .................................................................................................. 58
CHƢƠNG IV: CỔ ĐỊA LÝ THỜI KỲ MIOCEN VÙNG NGHIÊN CỨU..................65
4.1. Cơ sở tài liệu xây dựng môi trƣờng trầm tích thời kỳ Miocen vùng nghiên
cứu…………… ..........................................................................................................65
4.1.1. Cơ sở cổ sinh. ........................................................................................... 65
4.1.2. Cơ sở về thạch học. .................................................................................. 66
4.1.3. Cơ sở về hóa lý. ........................................................................................ 67
4.2. Đặc điểm cổ địa lý thời kỳ Miocen sớm khu vực Thái Bình. ..........................67
4.3. Đặc điểm cổ địa lý thời kỳ Miocen giữa khu vực Thái Bình...........................68
1


4.4.

Đặc điểm cổ địa lý thời kỳ Miocen muộn khu vực Thái Bình. .......................69

KẾT LUẬN ...................................................................................................................73
KIẾN NGHỊ ...................................................................................................................74
PHỤ LỤC CÁC ẢNH MINH HỌA ..............................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................80

2


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí vùng và các lỗ khoan nghiên cứu.
Hình 1.2: Cột địa tầng trƣớc Hệ Đệ tứ vùng nghiên cứu.
Hình 1.3: Cột địa tầng Hệ Đệ tứ vùng nghiên cứu.
Hình 3.1: Phân loại trùng lỗ theo cách hình thành vỏ.
Hình 3.2: Một số dạng vỏ chủ yếu của trùng lỗ.
Hình 3.3: Phân loại trùng lỗ theo môi trƣờng cƣ trú.
Hình 3.4: Một số kiểu hình dáng vỏ của trùng lỗ.
Hình 3.5: Một số kiểu tô điểm của vỏ trùng lỗ.
Hình 3.6: Sự phát sinh các dạng trùng lỗ trôi nổi trong Kainozoi.
Hình 3.7: Trùng lỗ và phân bố trong các môi trƣờng sống.
Hình 3.8: Mối quan hệ giữa phức hệ bào tử phấn và môi trƣờng trầm tích.
Hình 3.9: Sự phân bố địa tầng của một số dạng bào tử phấn hoa ở Đông Nam Á và lân
cận.
Hình 3.10: Đới bào tử phấn hoa thềm lục địa Việt Nam (Viện Dầu khí).
Hình 4.1: Mặt cắt môi trƣờng trầm tích thời kỳ Miocen khu vực Thái Bình.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Đối sánh thang địa tầng đới trùng lỗ Blow với một số tài liệu liên quan.
Bảng 3.2: Phân chia địa tầng lỗ khoan 51SH.
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả phân tích mẫu cổ sinh lỗ khoan 51SH.
Bảng 3.4: Phân chia địa tầng lỗ khoan 97SH.
Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả phân tích mẫu cổ sinh lỗ khoan 97SH.
Bảng 3.6: Phân chia địa tầng lỗ khoan 102SH.
Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả phân tích mẫu cổ sinh lỗ khoan 102SH.
Bảng 3.8: Phân chia địa tầng lỗ khoan 104.
Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả phân tích mẫu bào tử phấn hoa lỗ khoan 104.

3


MỞ ĐẦU

Trầm tích Kainozoi, đặc biệt là Miocen ở khu vực đồng bằng Sông Hồng chứa
nhiều khoáng sản quan trọng và cần thiết để phát triển kinh tế. Trong số đó đáng kể
nhất là than nâu (Vũ Nhật Thắng – chủ biên, 1995). Kết quả nghiên cứu của tập đoàn
Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam tại vùng châu thổ Sông Hồng đã phần nào
xác định đƣợc đặc điểm trầm tích, môi trƣờng thành tạo than, trữ lƣợng và chất lƣợng
than, điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình và khả năng khai thác
than với trình độ và công nghệ khai thác hiện tại trên thế giới (Tập đoàn Công nghiệp
Than – Khoáng sản Việt Nam, 2016). Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu địa chất, vấn đề
quan trọng đầu tiên quyết định tới các hƣớng nghiên cứu tiếp theo, ở đây đã đƣợc đề
cập song chƣa đƣợc quan tâm thích đáng, làm hạn chế ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
thăm dò trong việc đánh giá tìm kiếm cho toàn vùng. Nhằm góp phần làm sáng tỏ đặc
điểm địa chất thời kỳ Miocen khu vực phía đông nam của vùng châu thổ sông Hồng,
học viên đã dùng phƣơng pháp phân tích cổ sinh chứa trong trầm tích Miocen ở một số
lỗ khoan thuộc khu vực tỉnh Thái Bình.
Các nhóm cổ sinh tuy rất nhỏ nhƣng lại dễ đƣợc bảo tồn trong đá với số lƣợng
tƣơng đối phong phú do chúng có một lớp vỏ khá bền vững. Các nhóm cổ sinh khác
nhau thƣờng có những đặc điểm riêng về hình dạng, kích thƣớc và về cấu trúc chi tiết
nên có thể phân biệt đƣợc chúng thông qua các đặc điểm đó. Mỗi nhóm cổ sinh lại
mang những nét đặc trƣng cho điều kiện môi trƣờng khi chúng sinh trƣởng và phát
triển ở đó, mặt khác sự tiến hóa của các dạng cổ sinh theo thời gian cũng đƣợc ghi
nhận bằng các giống, loài đặc trƣng. Vì vậy, phƣơng pháp nghiên cứu cổ sinh không
những xác định đƣợc tuổi địa chất của các tầng trầm tích chứa chúng mà còn là cơ sở
quan trọng để khôi phục lại điều kiện cổ địa lý (môi trƣờng trầm tích, cổ khí hậu, cổ
thực vật,…) của các thời kỳ địa chất trƣớc đây (Nguyễn Ngọc, 2004).
Với những ý nghĩa thực tiễn nêu trên, học viên chọn luận văn thạc sĩ với đề tài:
“Đặc điểm cổ địa lý thời kỳ Miocen khu vực Thái Bình trên cơ sở nghiên cứu hóa
thạch trùng lỗ (foraminifera) và bào tử phấn hoa.”
Mục tiêu của đề tài:
- Chính xác hóa địa tầng và môi trƣờng trầm tích Miocen.
- Khôi phục đặc điểm cổ địa lý thời kỳ Miocen.

Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu đặc điểm các phức hệ hóa thạch trùng lỗ (Foraminifera) và bào tử
phấn hoa trong trầm tích Miocen.
- Nghiên cứu xây dựng thang địa tầng Miocen.
4


- Nghiên cứu đặc điểm cổ địa lý thời kỳ Miocen.
Cấu trúc của luận văn
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan vùng nghiên cứu.
Chƣơng 2: Cơ sở tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Đặc điểm các phức hệ hóa thạch trùng lỗ (Foraminifera) và bào tử
phấn hoa trong trầm tích Miocen vùng nghiên cứu.
Chƣơng 4: Cổ địa lý thời kỳ Miocen vùng nghiên cứu.
Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.

5


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí vùng nghiên cứu
Thái Bình là tỉnh ven biển, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trong
vùng ảnh hƣởng của tam giác tăng trƣởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Phía Bắc giáp với tỉnh Hƣng Yên, Hải Dƣơng và Hải Phòng; phía Tây và Tây Nam
giáp với tỉnh Nam Định và Hà Nam; phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ.

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí vùng và các lỗ khoan nghiên cứu.
6



1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Khí hậu khí tượng
Khí hậu Thái Bình mang tính chất cơ bản là nhiệt đới ẩm gió mùa. Thái Bình có
nhiệt độ trung bình 23º-24ºC, số giờ nắng từ 1600-1800h, tổng lƣợng mƣa trong năm
1700-2200mm, độ ẩm không khí từ 80-90%. Gió mùa mang đến Thái Bình một mùa
đông lạnh mƣa ít, một mùa hạ nóng mƣa nhiều và hai thời kỳ chuyển tiếp ngắn.
Là tỉnh đồng bằng nằm sát biển, khí hậu Thái Bình đƣợc điều hòa bởi hơi ẩm từ
vịnh Bắc Bộ tràn vào. Gió mùa đông bắc qua vịnh Bắc Bộ vào Thái Bình làm tăng độ
ẩm so với những nơi khác nằm xa biển. Vùng áp thấp trên đồng bằng Bắc Bộ về mùa
hè hút gió biển làm bớt tính khô nóng ở Thái Bình. Sự điều hòa của biển làm cho biên
độ nhiệt tuyệt đối ở Thái Bình thấp hơn ở Hà Nội 5ºC.
Ngay trong phạm vi tỉnh, sự điều hòa nhiệt ẩm ở vùng ven biển Thái Thụy, Tiền
Hải rõ rệt hơn những vùng xa biển. Biên độ nhiệt trung bình trong năm ở Diêm Điền là
12,8ºC, còn ở thành phố Thái Bình là 13,1ºC. Tuy nhiên do diện tích nhỏ, gọn và địa
hình tƣơng đối bằng phẳng nên sự phân hóa theo lãnh thổ tỉnh không rõ rệt.
Tài nguyên đất
Theo số liệu của Cục Thống kê năm 2000, diện tích đất tự nhiên Thái Bình là
154,224ha, chủ yếu là đất nông nghiệp và lâm nghiệp. Đất nông nghiệp của tỉnh tuy
chỉ có 96,567ha, bình quân trên đầu ngƣời thấp, nhƣng do có nhiều kinh nghiệm sản
xuất và áp dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến trong nông nghiệp nên sản lƣợng lƣơng
thực ngày một tăng. Đất lâm nghiệp toàn tỉnh chỉ có 2.560ha ở ven biển Thái Thụy,
Tiền Hải. Rừng trên diện tích này không nhiều, một vài nơi có sú vẹt dƣới bãi triều
hoặc phi lao trên bờ cao. Việc bảo vệ và phát triển rừng trên diện tích này là nhiệm vụ
quan trọng góp phần cố định phù sa, mở rộng diện tích tự nhiên của tỉnh.
Đặc điểm địa hình
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình tƣơng đối bằng phẳng với độ dốc
nhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1-2m so với mực nƣớc biển, thấp dần từ
tây bắc xuống đông nam. Nền địa hình Thái Bình là đồng bằng đƣợc hình thành cách

đây không lâu. Đƣờng bờ biển hiện nay chỉ mới đƣợc bồi đắp trong vòng 100-200 năm
trở lại đây. Tỉnh Thái Bình nằm trong đồng bằng Bắc bộ, có đặc điểm chung của đồng
bằng châu thổ, đồng thời có những nét riêng. Nhìn chung đất Thái Bình đƣợc bồi đắp
từ phù sa của các dòng sông lớn. Trong đó vai trò bồi đắp phù sa của hệ thống sông
Hồng là chủ yếu. Quá trình bồi tụ diễn ra liên tục và từ từ, trải qua thời gian dài (hàng
nghìn năm), kết hợp với gió bão, sóng biển, diễn biến thủy triều của biển Đông, nên ở
đây địa hình thấp, bằng phẳng. Song hành với thời gian diễn ra sự bồi tụ của tự nhiên
7


còn phải kể đến trí tuệ và sức lao động của con ngƣời sống trên mảnh đất này. Hiện
nay, Thái Bình trở thành một trọng điểm lúa nƣớc nằm trong vựa lúa của đồng bằng
Bắc Bộ và cả nƣớc.
Đặc điểm thủy văn
Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên hàng năm đón nhận một
lƣợng mƣa lớn (1.700-2.200mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con sông lớn, đó là các
chỉ lƣu của sông Hồng, trƣớc khi chạy ra biển. Mặt khác, do quá trình sản xuất nông
nghiệp, trải qua nhiều thế hệ, ngƣời ta đã tạo ra hệ thống sông ngòi dày đặc. Tổng
chiều dài các con sông, ngòi của Thái Bình lên tới 8492km, mật độ bình quân từ 56km/km2. Hƣớng dòng chảy của các con sông đa số theo hƣớng tây bắc xuống đông
nam. Phía bắc, đông bắc Thái Bình còn chịu ảnh hƣởng của sông Thái Bình.
Kinh tế
a. Sản xuất nông – lâm – thủy sản.
Trong những năm gần đây, tuy gặp nhiều khó khăn do môi trƣờng diễn biến
phức tạp, dịch bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi,… nhƣng nhờ đẩy mạnh công tác
khuyến nông, khuyến ngƣ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chủ động
kiểm soát, phòng trừ dịch bệnh, nên giá trị sản xuất của ngành nông, lâm, thủy sản vẫn
giữ mức tƣơng đối ổn định. Theo số liệu năm 2016:
Trồng trọt: Tuy bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 1 gây ra nhƣng giá trị sản xuất
vẫn tăng 1,89% so với năm trƣớc. Tổng diện tích gieo trồng đạt 225.148 ha, bằng
99,58% so với năm 2015 (chủ yếu do chuyển sang sản xuất công nghiệp, đất ở và xây

dựng các công trình giao thông), trong đó diện tích lúa đạt 160,061 ha, bằng 99,5%.
Chăn nuôi, thủy sản phát triển ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Chăn nuôi
trang trại, gia trại tiếp tục phát triển, toàn tỉnh hiện có 744 trang trại chăn nuôi. Công
tác thú y đƣợc chú trọng, triển khai thực hiện tốt kế hoạch tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc
khử trùng cho đàn gia súc, gia cầm. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 14.662ha,
sản lƣợng ƣớc đạt 198.737 tấn. Khai thác thủy sản tiếp tục phát triển theo hƣớng đẩy
mạnh khai thác xa bờ, sản lƣợng ƣớc đạt 70.240 tấn.
b. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp trong tỉnh tuy còn nhiều khó khăn, nhƣng đã đạt đƣợc kết
quả rất đáng khích lệ, giá trị sản xuất ƣớc đạt 40.911 tỷ đồng. Hoạt động của doanh
nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp ổn định và có mức tăng trƣởng khá. Nghề và
làng nghề tiếp tục đƣợc duy trì và phát triển với tổng số 247 làng nghề đƣợc công
nhận.
c. Thƣơng mại – dịch vụ và tài chính ngân sách
8


Công tác khuyến thƣơng, xúc tiến thƣơng mại và quản lý thị trƣờng đƣợc quan
tâm chỉ đạo thực hiện tốt. Thực hiện hiệu quả chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, hội
chợ Nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc Bộ, chƣơng trình đƣa hàng Việt về nông
thôn, tăng cƣờng các biện pháp đấu tranh chống gian lận thƣơng mại, sản xuất kinh
doanh trái phép,… Các ngành thƣơng mại, dịch vụ phát triển ổn định. Giá trị sản xuất
toàn ngành ƣớc đạt 23.500 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
ƣớc đạt 32.815 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu ƣớc đạt 1.400 triệu USD; kim ngạch
nhập khẩu ƣớc đạt 1.21. triệu USD. Dịch vụ vận tải, bƣu chính, viễn thông trên địa bàn
cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân.
Tín dụng ngân hàng tăng trƣởng khá. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện
tốt việc quản lý tiền tệ, ngân hàng; đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng,
xử lý nợ xấu. Công tác quản lý điều hành tài chính – ngân sách đƣợc chỉ đạo quyết liệt,
đạt hiệu quả cao; thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp tăng cƣờng quản lý nguồn thu,

chống thất thu ngân sách.
Xã hội
a. Dân số, dân tộc
Dân số trung bình của tỉnh Thái Bình là 1.786 nghìn ngƣời, chiếm 0,5% về diện
tích, chiếm 9,85% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và khoảng 2,23% của cả nƣớc.
Mật độ dân số trung bình là 1.196,7 ngƣời/km2. Dân cƣ trong tỉnh chủ yếu là dân tộc
Kinh. Những năm đầu khi chiến tranh mới kết thúc, dân số của vùng phát triển tƣơng
đối nhanh, về sau tốc độ tăng dân số giảm dần theo kế hoạch phát triển dân số của cả
nƣớc và của vùng. Hiện nay, dân số có sự phát triển bình thƣờng tăng theo tỷ lệ tăng tự
nhiên, không chịu ảnh hƣởng của tăng dân số cơ học, tức là không có sự di cƣ từ các
miền đất khác đến đây.
b. Giáo dục
Sự nghiệp giáo dục của tỉnh đã và đang đƣợc quan tâm phát triển, từ giáo dục
mầm non cho đến đại học. Trong năm học 2012 – 2013, Thái Bình là một trong năm
tỉnh, thành phố đầu tiên trong cả nƣớc đƣợc công nhận đạt phổ cập mầm non cho trẻ 5
tuổi, học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt tỷ lệ cao, số học sinh đỗ đại học, cao
đẳng xếp thứ 2 toàn quốc.
c. Y tế
Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân trong tỉnh đã và đang đƣợc chú
trọng. Mạng lƣới chăm sóc sức khỏe cộng đồng phát triển đều khắp trên địa bàn tỉnh.
Hầu nhƣ không còn điểm trắng về cơ sở khám chữa bệnh ở các vùng nông thôn. 100%
các xã đều có trạm y tế, đội ngũ bác sỹ, y tá ngày càng đƣợc bổ sung. Tuy vậy, sự phát
9


triển của mạng lƣới chăm sóc sức khỏe cộng đồng còn chƣa phù hợp với tốc độ phát
triển dân cƣ trong vùng cũng nhƣ nhu cầu mở rộng các điểm dân cƣ.
Công tác phòng bệnh đƣợc thực hiện tốt, toàn vùng về cơ bản đã khống chế và
thanh toán đƣợc một số các bệnh dịch nguy hiểm nhƣ sốt phát ban, tiêu chảy cấp,…
1.3. Đặc điểm địa tầng vùng nghiên cứu.

1.3.1.Các thành tạo trƣớc Kainozoi.
Trong khu vực nghiên cứu không gặp các đá cổ lộ ra trên bề mặt mà chỉ gặp
trong các lỗ khoan sâu. Theo các tài liệu khoan của Dầu khí, tại phần đáy của lỗ khoan
104, độ sâu 3860m gặp các đá phun trào của hệ tầng Tam Đảo có tuổi Trias giữa với
thành phần chủ yếu là ryolit porphyr phân lớp dày màu xám, ryolit phân dải. Các đá
ryolit này không xác định đƣợc bề dày. Tại phần đáy của lỗ khoan 81, ở độ sâu
2485m; phần đáy của lỗ khoan 203, ở độ sâu 4128m gặp các đá vôi màu xám, xám
sáng có chứa dolomit phân lớp dày dạng khối của hệ tầng Bắc Sơn có tuổi Cacbon –
Permi. Không xác định đƣợc bề dày của các lớp đá này.
1.3.2.Các thành tạo Kainozoi.
Trong các nghiên cứu gần đây, phần lớn các tác giả đều thống nhất trầm tích
Kainozoi ở đồng bằng Sông Hồng có tuổi từ Eocen đến Holocen muộn thuộc các hệ
tầng mô tả thạch học theo mặt cắt chuẩn và theo thứ tự từ già đến trẻ nhƣ sau:
GIỚI KAINOZOI
Hệ Paleogen
Thống Eocen
Hệ tầng Phù Tiên (E2 pt)
Hệ tầng Phù Tiên đƣợc Lê Văn Cự và nhiều tác giả xác lập năm 1985 dựa trên cơ
sở các tài liệu thu thập ở lỗ khoan LK104 xã Đình Cao, huyện Phù Tiên, tỉnh Hải
Hƣng.
Trầm tích của hệ tầng Phù Tiên phân bố theo dạng tuyến kẹp giữa đứt gãy sông
Lô và đứt gãy sông Chảy. Mặt cắt của hệ tầng Phù Tiên đƣợc đặc trƣng bởi các trầm
tích lục địa. Trên cơ sở đặc điểm thạch học có thể phân ra hai phần sau:
Phần thấp của mặt cắt gồm: sét kết màu xám đen, bột kết màu xám đen tƣớng hồ
giữa núi, xen các thấu kính nhỏ cuội kết, sỏi kết thuộc tƣớng lòng sông, tƣớng sƣờn.
Sét kết ở đây bị nén ép mạnh tạo thành đá argilit rắn chắc. Trong đá còn quan sát thấy
nhiều mạch thạch anh nhiệt dịch xuyên cắt làm cho đá bị biến đổi mạnh.
Phần cao của mặt cắt gồm: cuội kết, sỏi kết, cát kết đa khoáng. Đá có màu tím,
tím đỏ. Cuội sỏi có thành phần phong phú: thạch anh, canxit, ryolit, quarzit, đá phiến,
10



cát kết, bột kết và sét kết,… Kích thƣớc hạt không đều (từ vài cm đến vài chục cm),
mài tròn tốt nhƣng chọn lọc kém.
Cát kết hạt thô đến mịn, thuộc loại cát kết đa khoáng, cát kết arko và cát kết
grauvac.
Nhìn chung đá của hệ tầng gắn kết chặt chẽ. Trên lát mỏng quan sát thấy thạch
anh, felspat bị ép nén uốn cong gặm mòn. Đá phát triển khá nhiều mặt trƣợt. Mức độ
biến đổi của đá ở vào giai đoạn Metagenez sớm (Vũ Nhật Thắng, 1995).
Bề dày của hệ tầng 413m.
Ngoài bào tử phấn hoa chƣa gặp một dạng hóa thạch nào khác. Bào tử phấn hoa
gặp chủ yếu trong các lớp sét kết màu đen, đôi khi gặp cả trong các lớp cát kết hạt mịn
màu xám đen; thành phần giống loài thƣờng gặp là Leotriletes sp., Cyathedies sp.,
Diporiter sp. Phấn hoa hạt trần của phức hệ này nghèo (10-25%), trong khi đó thành
phần giống loài của thực vật hạt kín khá phong phú với các dạng chiếm ƣu thế là
Striatricolpollenites sp., Subriporopollenites sp., Esiratriporopollenites sp.. Các bào tử
phấn hoa kể trên đƣợc coi là thuộc phức hệ Verrucatosporites foramea đặc trƣng cho
Eocen giữa đến muộn. Tuy nhiên tuổi chung của hệ tầng hiện nay đã đƣợc xác định là
Eocen không phân chia.
Dựa vào đặc điểm của trầm tích và màu sắc của đá cho thấy khí hậu trong thời kỳ
này là khô nóng, xen các chu kỳ ẩm.
Về quan hệ địa tầng, theo tài liệu lỗ khoan ở vùng trũng Hà Nội, hệ tầng Phù
Tiên phủ không chỉnh hợp trên ryolit Tam Đảo tuổi Trias giữa và trên đá vôi Carbon –
Permi. Quan hệ trên, chúng bị hệ tầng Đình Cao phủ không chỉnh hợp lên trên.
Hệ Paleogen
Thống Oligocen
Hệ tầng Đình Cao (E3 dc)
Hệ tầng Đình Cao cũng đƣợc Lê Văn Cự và các đồng nghiệp xác lập năm 1985
trên cơ sở tài liệu thu thập đƣợc ở lỗ khoan LK104 và lỗ khoan 81 tại huyện Thái Thụy
– Thái Bình. Nó gần tƣơng đƣơng với khối lƣợng của “điệp Đình Cao” do Phạm Hồng

Quế mô tả trƣớc đó.
Trầm tích thuộc hệ tầng Đình Cao bao gồm sét kết, bột kết màu tím đen, cát kết
màu tím phớt nâu, đôi chỗ xen các lớp mỏng cuội kết đa khoáng ở phần thấp, ở phần
cao chủ yếu là cát kết đa khoáng hạt trung đến thô, gặp ít dạng cát kết arko, một ít cát
kết dạng grauvac. Hạt vụn có độ mài tròn và chọn lọc kém. Xi măng gắn kết chủ yếu
là canxit và sét (Vũ Nhật Thắng, 1995).
11


Cuội kết có thành phần đa khoáng, độ mài tròn tốt, nhƣng độ chọn lọc kém. Sét
kết có thành phần chủ yếu là sericit, nhiễm khá nhiều sắt (oxyt sắt). Quan sát trên lát
mỏng thấy các mảnh sericit sắp xếp định hƣớng.
Các đá kể trên của hệ tầng thƣờng phân lớp dày và ít nén ép, gắn kết chặt. Trong
các lớp bột kết và sét kết quan sát thấy các vi uốn nếp và những vết trƣợt bóng.
Mức độ biến đổi của đá xếp vào giai đoạn Katagenez muộn.
Ngoài bào tử phấn hoa đến nay chƣa gặp các dạng hóa thạch nào khác. Phức hệ
bào tử phấn hoa của hệ tầng này chỉ khác đôi chút so với hệ tầng Phù Tiên. Tỷ lệ bào
tử chiếm khoảng 20 – 30%, đƣợc đặc trƣng bởi các dạng: Verrucatos porites sp.,
Diporites sp., Cyatheadites sp. Phấn hoa thực vật hạt trần chiếm tỷ lệ không đáng kể
(10 – 15%) với các dạng thƣờng gặp nhƣ Pinus sp., Podocarpus sp., Taxodium sp.
Phấn hoa của thực vật hạt kín chiếm tỷ lệ khá cao (65 – 75%) với các dạng chủ yếu là
Lycopodiumsporites neogenicus, Gothanipollis bassensis, Tricolpoporopollenites sp.,
Platycaryapollenites sp.,…
Tuổi của phức hệ bào tử phấn hoa này là Oligocen.
Dựa vào đặc điểm của trầm tích, phức hệ bào tử phấn hoa và màu sắc của đá cho
thấy đây là các thành tạo lục địa trong điều kiện khí hậu khô và nóng.
Quan hệ địa tầng: theo tài liệu 2 lỗ khoan vùng trũng Hà Nội, hệ tầng Đình Cao
phủ không chỉnh hợp lên hệ tầng Phù Tiên và bị hệ tầng Phong Châu phủ không chỉnh
hợp lên trên.
Hệ Neogen

Thống Miocen
Phụ thống Miocen hạ (N11)
Hệ tầng Phong Châu (N11 phc)
Hệ tầng Phong Châu do Polusstovic .B và Nguyễn Ngọc Cừ xác lập năm 1972,
theo tài liệu thu thập đƣợc ở lỗ khoan LK100 tại xã Phong Châu, Đông Hƣng, Thái
Bình.
Hệ tầng bao gồm cát kết hạt mịn đến trung, màu trắng, màu xám, sét bột kết màu
xám đen. Trong cát kết chứa nhiều khoáng vật đồng sinh glauconit và các kết hạch
siderit đặc trƣng cho môi trƣờng trầm tích biển, tƣớng vũng vịnh, ven bờ. Đôi chỗ
quan sát thấy sự xen kẽ các lớp cát kết hạt thô, hoặc sạn kết, cuội kết có thành phần
gần nhƣ đơn khoáng. Cát kết ở đây chủ yếu là cát kết đa khoáng, thành phần hạt vụn
gồm thạch anh, canxit, các mảnh vụn đá magma từ đá xâm nhập đến đá phun trào, độ
chọn lọc và mài tròn từ trung bình đến tốt. Các lớp sạn kết và cuội kết có thành phần
đa khoáng, độ mài tròn và chọn lọc trung bình (Vũ Nhật Thắng, 1995).
12


Các lớp sét kết, bột kết phân lớp dày dạng khối, có khi tới vài chục mét. Thành
phần khoáng vật sét của đá chủ yếu là hydromica, kaolinit. Ngoài ra còn xen các tập
carbonat rất mỏng tạo nên dạng vân của đá. Riêng ở khu vực Đông Quan (huyện Đông
Hƣng) các lớp sét, bột kết có màu đen, đôi chỗ phớt tím, chúng bị vò nhàu uốn nếp và
biến đổi mạnh.
Nét đặc trƣng của trầm tích hệ tầng Phong Châu là sự xen kẽ giữa các lớp cát kết
có chứa các ổ pyrit và glauconit màu xanh lục với các lớp cát kết hạt mịn, các lớp bột
kết thành những dải dọc.
Về mức độ biến đổi của đá, đã quan sát thấy hiện tƣợng tái kết tinh của canxit
trong xi măng tạo nên kiến trúc dạng khảm. Xi măng silic tái sinh khá phổ biến, mặt
khác thì sét ở đây hầu hết là hydromica. Do vậy, đá của hệ tầng Phong Châu đƣợc xếp
vào giai đoạn Katagenez sớm.
Các thành tạo của hệ tầng Phong Châu trong vùng nghiên cứu đƣợc bắt gặp ở lỗ

khoan 104 từ độ sâu 1665m đến 2480m. Trong trầm tích của hệ tầng chứa phức hệ hóa
thạch bào tử phấn hoa với những đặc điểm: bào tử Dƣơng xỉ chiếm tỷ lệ thấp, chỉ từ 10
– 12% với các dạng điển hình nhƣ Triletes sp., Acrostichum sp., Polypodiacea gen.
indet., phấn hoa thực vật hạt trần cũng chiếm tỷ lệ rất thấp từ 7 – 10% với dạng đặc
trƣng thƣờng gặp là Pinuspollenites sp., phấn hoa thực vật hạt kín chiếm đa số với tỷ
lệ từ 70 – 80% với các dạng thƣờng gặp nhƣ Triporopollenites sp., Quercoidites sp.,
Castanopsispollenites sp., Mcheliapollenites sp., Caryapollenites sp., Myricapollenites
sp., Florchuetzia trilobata, Zonocostites sp., Acrostichum sp, Florchuetzia
meridionalis,…
Căn cứ vào các hóa thạch động vật và thực vật, đặc điểm của bào tử phấn hoa, vị
trí địa tầng trong mặt cắt, tuổi của hệ tầng Phong Châu đƣợc xác định là Miocen sớm.
Về quan hệ địa tầng, hệ tầng Phong Châu phủ không chỉnh hợp lên hệ tầng Đình
Cao và bị hệ tầng Phủ Cừ phủ không chỉnh hợp lên trên.
Hệ Neogen
Thống Miocen
Phụ thống Miocen trung (N12)
Hệ tầng Phủ Cừ (N12 pc)
Hệ tầng Phủ Cừ do Golovenoc V.K và Lê Văn Chân xác lập năm 1970 dựa trên
cơ sở tài liệu lỗ khoan LK2 thị trấn Phủ Cừ, Hải Hƣng.
Nhìn chung hệ tầng Phủ Cừ đƣợc thành tạo bởi các trầm tích có độ hạt mịn hơn
so với hệ tầng Phong Châu. Thành phần chủ yếu bao gồm cát kết hạt mịn đến trung
màu xám sáng, cát bột kết xen kẽ nhau tạo thành các lớp mỏng, đôi khi phân lớp dạng
13


gợn sóng, uốn lƣợn hoặc dạng thấu kính, sét bột kết màu xám đen, cấu tạo khối (phân
lớp dày) chứa nhiều hóa thạch thực vật. Trong hệ tầng Phủ Cừ có chứa nhiều vỉa than
nâu và có biểu hiện của dầu. Đá của hệ tầng hầu nhƣ đƣợc gắn kết hoàn toàn, chúng bị
biến đổi ở giai đoạn Katagenez sớm đến muộn (Vũ Nhật Thắng, 1995).
Dựa trên thành phần thạch học, hóa thạch động thực vật,…hệ tầng Phủ Cừ đƣợc

chia thành 3 phụ hệ tầng gồm phụ hệ tầng Phủ Cừ dƣới, phụ hệ tầng Phủ Cừ giữa và
phụ hệ tầng Phủ Cừ trên.
Phụ hệ tầng Phủ Cừ dưới (N12 pc1): các thành tạo của phụ hệ tầng Phủ Cừ dƣới
trong vùng nghiên cứu đƣợc bắt gặp ở lỗ khoan 104 từ độ sâu 1325m đến 1665m
Thành phần chủ yếu của phụ hệ tầng này bao gồm: cát kết hạt trung màu xám sáng,
thƣờng có cấu tạo phân lớp mỏng. Các lớp bột kết và sét kết có cấu tạo phân lớp dày,
xen kẹp với các lớp đá trầm tích là các vỉa than có độ dày, mỏng khác nhau.
Trong trầm tích của phụ hệ tầng này ở lỗ khoan 104 chứa phức hệ bào tử phấn
hoa với đặc điểm: bào tử Dƣơng xỉ chiếm tỷ lệ khoảng 28 – 30% với các dạng thƣờng
gặp nhƣ Stenochleana sp., Polypodiaceae sp., Crassoretitriletes sp., Pteris sp.. Phấn
hoa thực vật hạt trần rất hiếm gặp, phấn hoa hạt kín chiếm ƣu thế với tỷ lệ 70 – 75%
với các dạng thƣờng gặp là Florchuetzia meridionalis, Zonocostites sp., Quercoidites
sp., Triporopollenites sp., Myrica sp.,… Thực vật ngập mặn chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao
với các dạng điển hình nhƣ Zonocostites sp., Florchuetzia meridionalis, Florchuetzia
trilobata, đặc biệt là sự có mặt của thực vật vùng đầm lầy Stenochleana sp. Phức hệ
hóa thạch này đặc trƣng cho môi trƣờng trầm tích đầm lầy ven biển.
Phụ hệ tầng Phủ Cừ giữa (N12 pc2): các thành tạo của phụ hệ tầng Phủ Cừ giữa
trong vùng nghiên cứu đƣợc bắt gặp ở lỗ khoan 104 từ độ sâu 998m đến độ sâu
1325m.
Thành phần chủ yếu bao gồm: bột kết, sét kết màu xám đen, xám nhạt cấu tạo
khối (phân lớp dày) xen các lớp bột kết cấu tạo phân lớp mỏng, các tập cát kết thạch
anh hạt trung, màu xám, xám trắng gắn kết tốt, xi măng là sét và canxi kiểu lấp đầy.
Nhìn chung đá có cấu tạo phân nhịp, mỗi nhịp từ 5 – 10m, có nhịp dày hàng chục
mét, chứa than hoặc không chứa than. Các nhịp đối xứng khá hoàn chỉnh, đặc trƣng
cho kiểu trầm tích chứa than đầm lầy, bãi triều ven biển.
Trong trầm tích của phụ hệ tầng này tại lỗ khoan 104 chứa phức hệ bào tử phấn
hoa với đặc điểm: Bào tử Dƣơng xỉ chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 20 – 23% với các
dạng thƣờng gặp nhƣ Stenochleana sp., Triletes sp., Polypodiaceae gen. indet,
Gleichenia sp.. Phấn hoa hạt kín vẫn chiếm đa số từ 75 – 78% với các dạng thƣờng
gặp nhƣ Sonneratia sp., Triporopollenites sp., Magnoliapollenites sp., Quercoidites

14


microhenrici, Florchuetzia meridionalis,... Phức hệ hóa thạch này đặc trƣng cho môi
trƣờng trầm tích bãi triều, đầm lầy ven biển.
Trong công tác thăm dò dầu khí đã phát hiện đƣợc nhiều vỉa than trong phụ hệ
tầng này.
Phụ hệ tầng Phủ Cừ trên (N12 pc3): các trầm tích của phụ hệ tầng Phủ Cừ trên
trong vùng nghiên cứu đƣợc gặp ở lỗ khoan 104 từ độ sâu 756m đến 998m. Thành
phần đặc trƣng của phụ hệ tầng này là cát kết hạt trung bình màu xám trắng, gắn kết từ
trung bình đến chắc, xen cá lớp bột kết, sét kết màu xám, xám đen, cấu tạo phân lớp
song song, hoặc một vài lớp bột kết cấu tạo phân lớp dày. Một trong những đặc điểm
của phụ hệ tầng này là tính phân nhịp rõ ràng.
Trong trầm tích của phụ hệ tầng này tại lỗ khoan 104 chứa phức hệ hóa thạch bào
tử phấn hoa với các đặc điểm: bào tử Dƣơng xỉ chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao từ 25 – 28%
với các dạng đặc trƣng nhƣ Gleichenia sp., Triletes sp., Polypodiaceae sp., Pteris sp..
Phấn hoa của thực vật hạt trần rất hiếm gặp. Phấn hoa thực vật hạt kín vẫn chiếm ƣu
thế, 70 – 73% với các dạng thƣờng gặp Cordosphaeridium sp., Sonneratia sp.,
Quercoidites sp., Polypodites sp., Florchuetzia meridionalis, Platycaryapollenites sp.,
Florchuetzia trilobata, Zonocostites sp., Triporopollenites sp.,… Phức hệ này đặc
trƣng cho môi trƣờng trầm tích bãi triều ven biển.
Dựa vào các tập hợp hóa thạch bào tử phấn hoa chứa trong trầm tích của ba phụ
hệ tầng kể trên, đồng thời dựa theo trật tự địa tầng tuổi của hệ tầng Phủ Cừ đƣợc xác
định là Miocen giữa.
Về quan hệ địa tầng, hệ tầng Phủ Cừ phủ không chỉnh hợp lên trên hệ tầng Phong
Châu và chuyển tiếp từ từ lên trên hệ tầng Tiên Hƣng.
Hệ Neogen
Thống Miocen
Phụ thống Miocen thượng (N13)
Hệ tầng Tiên Hƣng (N13 th)

Hệ tầng Tiên Hƣng do Golovenoc V.K và Lê Văn Chân thành lập năm 1970 trên
cơ sở tài liệu thu thập lỗ khoan LK4 đặt tại thị trấn Tiên Hƣng, Thái Bình.
Thành tạo của hệ tầng này phân bố khá rộng, trải từ đứt gãy Sông Lô sang đến
đứt gãy Nam Định và thêm một phần còn lại của cấu trúc sụt lún Trực Ninh. Trong
vùng nghiên cứu, hệ tầng Tiên Hƣng đƣợc bắt gặp ở lỗ khoan 104, 51SH, 97SH và
102SH.
Hệ tầng Tiên Hƣng bao gồm sạn kết, bột kết, sét kết, sét than và than nâu. Cát kết
hạt thô đến mịn chiếm tỷ lệ lớn trong mặt cắt. Thành phần hạt vụn chủ yếu là thạch
15


anh, ngoài ra còn gặp felspat, đá phiến gneis, xi măng gắn kết là hỗn hợp canxit, oxyt
sắt và sét. Chúng có tính phân nhịp rõ ràng và sự lặp lại nhiều lần của các tập hạt thô –
hạt mịn.
Đá nói chung đƣợc gắn kết yếu. Kết quả nghiên cứu mức độ biến đổi thứ sinh,
các trầm tích của hệ tầng đƣợc xếp vào giai đoạn Diagenez, chúng đƣợc biểu hiện ở sự
thay đổi yếu của vật chất sét cả của các mảnh vụn biotit bị thủy hóa hoặc kaolinit hóa
yếu (Vũ Nhật Thắng, 1995).
Dựa trên kết quả nghiên cứu cổ sinh (bào tử phấn hoa, trùng lỗ) các thành tạo của
hệ tầng Tiên Hƣng đƣợc chia ra làm 3 phụ hệ tầng: phụ hệ tầng Tiên Hƣng dƣới, phụ
hệ tầng Tiên Hƣng giữa và phụ hệ tầng Tiên Hƣng trên.
Phụ hệ tầng Tiên Hưng dưới (N13 th1): trong vùng nghiên cứu, phụ hệ tầng Tiên
Hƣng dƣới đƣợc bắt gặp ở lỗ khoan 104 ở độ sâu 560m đến 756m và phần đáy của lỗ
khoan 51SH.
Thành phần chủ yếu của phụ hệ tầng này bao gồm bột kết, sét kết màu xám, xám
đen, cát kết hạt mịn đến thô lẫn ít thấu kính sỏi, sạn, có nhiều vỉa than nâu.
Nhìn chung đá có cấu tạo phân lớp dày và lặp lại tạo thành nhịp dày tới hàng
chục mét, vài nơi phân lớp mỏng song song, lƣợn sóng. Cát kết chủ yếu là loại ít
khoáng nhƣ thạch anh ackor, thạch anh – grauvac. Hàm lƣợng cát trung bình trong hệ
tầng là 37%.

Trong trầm tích của phụ hệ tầng này tại lỗ khoan 104 chứa phức hệ hóa thạch bào
tử phấn hoa với các đặc điểm: bào tử Dƣơng xỉ chiếm tỷ lệ khoảng 17 – 21% với các
dạng đặc trƣng nhƣ Acrostichum sp., Triletes sp., Polypodiaceae gen. indet. Phấn hoa
hạt trần rất hiếm gặp. Phấn hoa hạt kín chiếm ƣu thế 70 – 75% với các dạng thƣờng
gặp nhƣ Quercoidites sp., Triporopollenites sp., Zonocostites sp., Florchuetzia
meridionalis, Poaceae gen. indet,…Thực vật ngập chiếm tỷ trung bình khoảng 16 –
18% với các dạng đặc trƣng nhƣ Acrostichum sp., Florchuetzia sp., Stenochleana sp..
Phức hệ này đặc trƣng cho môi trƣờng trầm tích bãi triều, đầm lầy ven biển.
Phụ hệ tầng Tiên Hưng giữa (N13 th2): trong vùng nghiên cứu, phụ hệ tầng Tiên
Hƣng giữa đƣợc bắt gặp ở lỗ khoan 104 từ độ sâu 315m đến 560m, lỗ khoan 51SH từ
độ sâu 700m đến 1050m và phần đáy của lỗ khoan 97SH, 102SH.
Thành phần đá chủ yếu gồm cát kết hạt trung đến thô màu xám sáng, xám trắng,
bột kết, sét kết màu xám nâu, xám tro có chứa nhiều di tích thực vật hóa than, than nâu
màu đen.

16


Nhìn chung đá có cấu tạo phân lớp dày là chính, nhƣng một số nơi (vùng ven
biển nhƣ ở lỗ khoan 97SH, 102SH) có xen các lớp mỏng cát kết hạt mịn và bột kết có
cấu tạo phân lớp. Thành phần hạt vụn chủ yếu là thạch anh, felspat, và silic.
Trong trầm tích của phụ hệ tầng này chứa hóa thạc bào tử phấn hoa với các dạng
thƣờng gặp nhƣ Polypodiaceaea gen. indet., Magnastriatites howardi,
Crassoretisporites sp., Stenochleana sp., Polypodites sp., Pinuspollenites sp., Cycas
sp., Quercoidites sp., Triporopollenites sp., Zonocostites sp. Tricolpoporopollenites
sp., Florschuetzia sp., Florschuetzi levipoli, Florschuetzia meridionalis, Zonocostites
sp., Stenochleana sp., Phragmites sp.. Phức hệ hóa thạch này đặc trƣng cho môi
trƣờng bãi triều, đầm lầy ven biển.
Phụ hệ tầng Tiên Hưng trên (N13 th3): diện phân bố của phụ hệ tầng về cơ bản
không có gì khác so với hai phụ hệ tầng dƣới và giữa. Trong vùng nghiên cứu, phụ hệ

tầng Tiên Hƣng trên đƣợc bắt gặp ở lỗ khoan 104, lỗ khoan 51SH từ độ sâu 268m đến
700m, lỗ khoan 97SH từ độ sâu 365m đến 895m, lỗ khoan 102SH từ độ sâu 370m đến
821,9m.
Cát kết của phụ hệ tầng này thuộc loại thạch anh ít khoáng, thạch anh ackor, độ
mài tròn chọn lọc khá tốt. Bột kết, sét kết màu xám đen, xám tối cấu tạo phân lớp dày,
có chứa các vỉa than nâu và trầm tích thực vật.
Trong trầm tích của phụ hệ tầng này chứa hóa thạch bào tử phấn hoa với các
dạng đặc trƣng thƣờng gặp nhƣ Polypodiaceae gen. indet, Stenochleana sp., Cyathea
sp., Polypodites sp., Pinuspollenites sp., Magnoliapollenites sp., Micheliapollenites
sp., Platycarypollenites sp., Triporopollenites sp., Florchuetzia levipoli, Zonocostites
sp., Florchuetzia meridionalis, Florchuetzia levipoli, Stenochleana sp., Phragmites sp.
Ngoài ra, trong các tập cát kết hạt mịn tại độ sâu 650m, 392m của lỗ khoan 51SH còn
chứa hóa thạch động vật biển thuộc nhóm trùng lỗ nhƣ Globigerinoides ruber,
Globigerinoides trilobus, Globorotalia sp.; Elphidium sp., Bolivina sp., Ammonia
beccarii, Ammonia sp., Neogloboquadrina acostaensis,… Tại độ sâu 377m của lỗ
khoan 102SH, trong trầm tích cát kết hạt mịn gặp hóa thạch trùng lỗ nhƣ Globorotalia
sp., Ammonia beccarii, Ammonia sp., Cibicides sp.. Tại độ sâu 654m, cũng trong trầm
tích cát kết hạt mịn gặp hóa thạch trùng lỗ thuộc giống Ammonia, Cibicides. Đặc điểm
của phức hệ hóa thạch cổ sinh cho phép xác định môi trƣờng trầm tích của phụ hệ tầng
là bãi triều, đầm lầy ven biển xen biển nông ven bờ.
Tuổi Miocen của hệ tầng Tiên Hƣng đƣợc xác định dựa vào hóa thạch trùng lỗ
của loài Neogloboquadrina acostaensis (đới N16 Blow) tƣơng ứng với tuổi Miocen
muộn.
17


Về quan hệ địa tầng, theo tài liệu trƣớc đây cho rằng hệ tầng Tiên Hƣng là hệ
tầng chuyển tiếp xuống hệ tầng Phủ Cừ nằm dƣới và chuyển tiếp dần lên hệ tầng Vĩnh
Bảo. Theo các tài liệu mới của Viện Dầu khí, chủ yếu là các tài liệu khoan sâu thì hệ
tầng Tiên Hƣng bị hệ tầng Vĩnh Bảo phủ không chỉnh hợp lên trên, và đáy của hệ tầng

Tiên Hƣng chuyển tiếp dần xuống hệ tầng Phủ Cừ ở phía dƣới.
Hệ Neogen
Thống Pliocen (N2)
Hệ tầng Vĩnh Bảo (N2 vb)
Hệ tầng Vĩnh Bảo đƣợc Golovenoc xác lập năm 1965, trên cơ sở tài liệu lỗ khoan
LK3 – 36 đặt tại thị trấn Vĩnh Bảo – Hải Phòng.
Tại khu vực nghiên cứu, các thành tạo trầm tích của hệ tầng Vĩnh Bảo đƣợc bắt
gặp ở lỗ khoan 51SH, 97SH và 102SH. Thành phần trầm tích chủ yếu gồm cát kết hạt
nhỏ đến hạt thô xen kẽ các lớp bột kết, sét bột kết và cát sạn kết, đá có cấu tạo phân
nhịp không rõ ràng, các nhịp dày từ 16,5m đến 42m, mỗi nhịp bắt đầu từ cát sạn kết
chuyển dần lên cát kết – bột kết, xen sét bột kết. Nhìn chung đá của hệ tầng gắn kết
yếu, có hiện tƣợng phong hóa yếu.
Trong trầm tích của hệ tầng này tại lỗ khoan 97SH và lỗ khoan 102SH chứa di
tích trùng lỗ với các dạng thƣờng gặp nhƣ Globigerina bulloides, Globigerinoides
trilobus, Globigerinoides ruber, Ammonia sp., Ammonia beccarii, Cibicides sp.. Các
di tích sinh vật trên cho tuổi Pliocen.
Về quan hệ địa tầng, trầm tích của hệ tầng Vĩnh Bảo bị trầm tích của hệ tầng Lệ
Chi (Q11 lc) phủ không chỉnh hợp lên trên. Quan hệ không chỉnh hợp này có thể quan
sát rất rõ ở LK53-NĐ và LK16-TB. Việc xác định quan hệ không chỉnh hợp giữa hệ
tầng Vĩnh Bảo và hệ tầng Lệ Chi còn dựa vào tài liệu carota và đặc điểm trƣờng địa
vật lý của hệ tầng Vĩnh Bảo. Về quan hệ dƣới của hệ tầng Vĩnh Bảo, trên cơ sở tài liệu
LK19-204 và các tài liệu khoan sâu, thì quan hệ giữa hệ tầng Tiên Hƣng và hệ tầng
Vĩnh Bảo là không chỉnh hợp (Vũ Nhật Thắng, 1995).
Hệ Đệ Tứ
Thống Pleistocen
Phụ thống Pleistocen dưới
1
Hệ tầng Lệ Chi (Q1 lc) do Ngô Quang Toàn xác lập năm 1987 khi nghiên cứu
chi tiết mặt cắt tại lỗ khoan LK4-HN thuộc xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội.
Trầm tích hệ tầng Lệ Chi – nguồn gốc sông – biển ở diện tích Thái Bình – Nam

Định không lộ ra trên mặt, chỉ gặp chúng trong các lỗ khoan sâu (LK53NĐ, LK30NĐ,
LKQ109b, LK56NĐ,…) và thƣờng nằm ở độ sâu từ 71 – 142m trở xuống.
18


Nhìn chung, trầm tích của hệ tầng Lệ Chi phân bố trong những đới sụt kiến tạo,
kéo dài theo phƣơng Tây Bắc – Đông Nam. Tại mặt cắt ở lỗ khoan LK30NĐ, có thể
chia hệ tầng Lệ Chi làm 3 tập từ dƣới lên trên nhƣ sau:
Tập 1: (146 – 142m) gồm cát hạt thô, hạt trung màu xám, cuội nhỏ, sỏi, sạn lẫn
ít bột sét màu xám, sẫm hoặc màu xám đen do lẫn di tích thực vật. Ở độ sâu 144m gặp
tập hợp bào tử phấn hoa Polypodium sp., Cadrus sp., Cyathea sp., Leiosporites sp.,
Pnius sp.,…tập hợp trên có yếu tố Pleistocen sớm.
Tập 2: (142 – 137,5m) có thành phần thạch học gồm cát hạt trung – hạt nhỏ, màu
xám, xám sáng. Trong cát có lẫn ít bột và sạn sỏi thạch anh, silic.
Tập 3: (137,5 – 136m) gồm bột, bột sét màu xám sẫm, xám đen nhạt, xám vàng
nhạt, có chứa di tích thực vật dạng lá thân gỗ màu đen. Trong trầm tích có lẫn cát hạt
nhỏ và ít sỏi, cuội nhỏ, thành phần sỏi, cuội là bột kết màu vàng nhạt, tím đỏ, mài tròn
tốt.
Về quan hệ địa tầng, qua các lỗ khoan thấy đƣợc trầm tích của hệ tầng Lệ Chi
nằm phủ không chỉnh hợp lên trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo và bị trầm tích hạt thô của
hệ tầng Hà Nội phủ lên. Ranh giới giữa hệ tầng Lệ Chi và hệ tầng Vĩnh Bảo cũng là
ranh giới giữa trầm tích Neogen và Đệ tứ ở vùng nghiên cứu.
Hệ Đệ Tứ
Thống Pleistocen
Phụ thống Pleistocen giữa
Hệ tầng Hà Nội (Q12 hn)
Hệ tầng Hà Nội do Hoàng Ngọc Kỷ xác lập năm 1973. Theo quan điểm của ông,
khối lƣợng hệ tầng Hà Nội tƣơng đƣơng với tập hạt thô nằm ở phần trên cùng hệ tầng
Hải Dƣơng do Golovenoc V.K và Lê Văn Chân xác lập năm 1965.
Trầm tích của hệ tầng Hà Nội không lộ ra trên mặt, bắt gặp trong hầu khắp các lỗ

khoan ngoại trừ vùng Nga An, Kim Sơn và quanh thị trấn Vụ Bản. Bề dày trầm tích
biến đổi từ 10 – 63,5m. Bề dày lớn nhất bắt gặp ở lỗ khoan LK109b Hải Hậu – Nam
Định. Trầm tích hệ tầng Hà Nội đƣợc phân ra 2 kiểu nguồn gốc khác nhau:
Trầm tích sông: phần trên gồm có cát hạt mịn – hạt nhỏ, màu xám xáng, xám
sẫm, xen bột sét màu xám. Phần dƣới gồm cát hạt nhỏ - hạt trung màu xám sáng, trong
cát lẫn ít bột sét màu xám, cuội sỏi thạch anh, silic đƣợc mài tròn tốt. Di tích bào tử
phấn hoa gồm có Polypodium sp., Pteris sp., Taxus sp., Rubia sp., Quercus sp.
Trầm tích nguồn gốc sông – biển: phần trên gồm có sét bột màu xám nâu, nâu gụ,
xám xanh, xen kẹp lớp bột, cát hạt mịn mỏng. Phần dƣới gồm cát hạt nhỏ - hạt trung
lẫn ít bột màu xám, xám sáng lẫn vảy nhỏ Muscovit. Di tích bào tử phấn gồm có các
19


dạng Cyathea, Cycas, Sequosa, Taxus, Pinus, Compositac. Ngoài ra còn có các dạng
tảo mặn – ngọt nhƣ Thalasiosira, Coscinodicus, Navicula gastrum.
Bề dày chung cả 2 tập trầm tích của hệ tầng là 21m.
Về quan hệ trên của hệ tầng, trầm tích hệ tầng Hà Nội nằm dƣới tập cát lẫn ít sạn
sỏi màu xám, xám vàng của hệ tầng Vĩnh Phúc. Quan hệ dƣới của hệ tầng, trầm tích
của hệ tầng Hà Nội nằm phủ trực tiếp trên bề mặt bào mòn của hệ tầng Lệ Chi hoặc
trên trầm tích của hệ tầng Vĩnh Bảo.
Hệ Đệ Tứ
Thống Pleistocen
Phụ thống Pleistocen trên
Hệ tầng Vĩnh Phúc (Q13 vp)
Hệ tầng Vĩnh Phúc do Hoàng Ngọc Kỷ và Nguyễn Đức Tâm xác lập năm 1973
khi nghiên cứu trầm tích sét loang lổ ở vùng Vĩnh Phúc. Tổng hợp tài liệu trong những
lỗ khoan sâu, trầm tích của hệ tầng Vĩnh Phúc đƣợc chia làm 3 kiểu nguồn gốc:
Trầm tích nguồn gốc sông: gồm cát hạt nhỏ, hạt trung, sạn sỏi, cuội nhỏ màu
xám, xám sáng, thành phần sạn sỏi, thạch anh, silic. Trong tập trầm tích này bắt gặp
hóa thạch bào tử phấn hoa với các dạng Polypdium sp., Cyathea sp., Taxodium sp.,

Pinus sp., Podocarpur sp., Graminae sp. đặc trƣng cho môi trƣờng trầm tích sông, có
tuổi là Pleistocen muộn phần muộn. Ngoài ra, còn gặp một số dạng tảo nƣớc ngọt nhƣ
Navicula sp., Eunotia sp., Epithemia sp., Pinnularia sp…
Trầm tích nguồn gốc sông - biển của hệ tầng Vĩnh Phúc có thành phần chủ yếu là
sét, sét bột, cát hạt mịn, xuống dƣới lƣợng cát tăng dần đều, màu xám tro, xám nâu,
xám sẫm. Trong tập trầm tích này bắt gặp phức hệ bào tử phấn hoa với các dạng
Gleichenia sp., Larix sp., Taxodium sp., Sequoia sp., Tsuga sp…đặc trƣng cho môi
trƣờng trầm tích sông và phức hệ bào tử phấn hoa Cyathea sp., Pteris sp., Acrostichum
sp., Acanthus sp., Cycas sp.,…đặc trƣng cho môi trƣờng cửa sông ven biển. Cả hai
phức hệ đều có tuổi Pleistocen muộn.
Trầm tích nguồn gốc biển của hệ tầng Vĩnh Phúc không lộ ra trên mặt, có thành
phần chủ yếu là sét, sét bột màu xám xanh, xanh xi măng, xám tro có lẫn di tích thực
vật màu đen, bề mặt bị phong hóa nên có màu sắc sặc sỡ, loang lổ. Trong tập trầm tích
này có bắt gặp hóa thạch tảo Cara và phức hệ hóa thạch Trùng lỗ với các dạng đặc
trƣng cho môi trƣờng biển nông ven bờ nhƣ Discorbis sp., Elphidium sp., Ammonia
sp., Ammonia beccarii, Bolivina sp…
Về quan hệ dƣới của hệ tầng Vĩnh Phúc, trầm tích nguồn gốc sông và nguồn gốc
sông – biển của hệ tầng phủ không chỉnh hợp lên trầm tích hạt mịn nguồn gốc sông
20


biển của hệ tầng Hà Nội hoặc phủ trực tiếp lên bề mặt laterit hóa của hệ tầng Vĩnh
Bảo. Về quan hệ trên, việc bắt gặp bề mặt vỏ phong hóa của hệ tầng Vĩnh Phúc trong
hầu khắp các lỗ khoan chứng minh cho quan hệ không chỉnh hợp của hệ tầng này với
hệ tầng Hải Hƣng. Gián đoạn trầm tích này đánh dấu bƣớc chuyển tiếp từ thế
Pleistocen sang thế Holocen.
Hệ Đệ Tứ
Thống Holocen
Phụ thống Holocen dưới – Holocen giữa
Hệ tầng Hải Hƣng (Q21-2 hh)

Hệ tầng Hải Hƣng đƣợc Hoàng Ngọc Kỷ (1978) xác lập khi nghiên cứu trầm tích
Đệ tứ ở tờ Hải Phòng – Nam Định. Trầm tích của hệ tầng Hải Hƣng lộ ra ở vùng Vụ
Bản, Bình Lục, Hƣng Hà, Đông Hƣng và bắc Thái Thụy. Trên cơ sở tổng hợp các kết
quả phân tích về thành phần vật chất, di tích động thực vật, địa vật lý, hệ tầng Hải
Hƣng đƣợc chia ra làm 2 phụ hệ tầng:
Phụ hệ tầng Hải Hưng dưới (Q21-2 hh1):
Phụ hệ tầng Hải Hƣng dƣới có 3 kiểu nguồn gốc. Trầm tích sông – biển bao gồm
các thành tạo hạt mịn là sét bột màu xám nâu nhạt, đôi chỗ xám lục có những vi lớp
cát hạt mịn, đôi chỗ quan sát thấy cấu tạo phân lớp xiên chéo. Trong trầm tích này có
chứa hóa thạch bào tử phấn với các dạng đặc trƣng cho môi trƣờng cửa sông nhƣ
Polypodium sp., Cyathea sp., Pteris sp., Taxodium sp.,…phức hệ bào tử phấn hoa này
có tuổi Holocen sớm – giữa. Ngoài ra còn gặp hóa thạch thuộc nhóm Trùng lỗ
Ammonia beccarii, quinqueloculina sp., quinqueloculina lamarckiana,…và một số
dạng tảo mặn lợ nhƣ Coscinodiscus sp., Thalasiosira sp., Diplomeis smithii,… Các di
tích hóa thạch trên đều thuộc môi trƣờng cửa sông ven biển tuổi Holocen sớm – giữa.
Trầm tích biển – đầm lầy có thành phần trầm tích gồm sét bột, bột sét lẫn cát hạt
mịn màu tím thẫm, xám, xám xanh, xám nhạt, đôi nơi có lẫn nhiều vỏ xác động vật
biển và di tích thực vật màu đen. Trong trầm tích này có chứa di tích hóa thạch Trùng
lỗ Ammonia beccarii, nonion sp., Quinqueloculina vulgaris, Elphidium advenum;
phức hệ bào tử phấn hoa với các dạng Polypodium sp., Pteris sp., Osmunda sp.,
Acrostichum sp., Hibiscus sp., Acanthus sp. Ngoài ra còn gặp di tích tảo mặn lợ.
Trầm tích biển phụ hệ tầng Hải Hƣng dƣới có thành phần gồm bột cát hạt mịn lẫn
ít sét màu xám, xám sẫm. Trong trầm tích chứa nhiều di tích hóa thạch Trùng lỗ nhƣ
Quinqueloculina vulgaris, Bolivina sp., Elphidium advenum, Lagena striata,…Tập hợp
bào tử phấn hoa với các dạng Polypodium sp., Hibiscus sp., Cyperus sp.,…
21


Trầm tích phụ hệ tầng Hải Hƣng dƣới thƣờng nằm phủ trực tiếp lên bề mặt bào
mòn của hệ tầng Vĩnh Phúc và chuyển tiếp từ từ lên phụ hệ tầng Hải Hƣng trên.

Phụ hệ tầng Hải Hưng trên (Q21-2 hh2): mặt cắt ở vùng phủ cho thấy thành
phần trầm tích gồm bột sét lẫn ít cát màu xám, xám xanh. Ở những vùng lộ ra trên bề
mặt trầm tích sét này thƣờng bị phong hóa nhẹ, do vậy có màu sắc loang lổ. Trầm tích
chứa phong phú hóa thạch Trùng lỗ với các dạng đặc trƣng cho môi trƣờng biển nông
nhƣ Ammonia beccarii, Nonion sp., Bolivina sp. Tập hợp bào tử phấn hoa Pteris sp.,
Tsuga sp., Polypodium sp. thuộc môi trƣờng biển nông gần bờ, khoảng tuổi Holocen
sớm - giữa.
Trên cơ sở các kết quả phân tích cổ sinh, tuổi tuyệt đối C14 và mối quan hệ địa
tầng, khoảng tuổi của hệ tầng Hải Hƣng là Holocen sớm – giữa.
Về quan hệ trên, trầm tích của hệ tầng Hải Hƣng bị phủ không chỉnh hợp bởi
trầm tích của hệ tầng Thái Bình. Về quan hệ dƣới, trầm tích của hệ tầng Hải Hƣng phủ
không chỉnh hợp trên bề mặt sét loang lổ của hệ tầng Vĩnh Phúc.
Hệ Đệ Tứ
Phụ thống Holocen trên
Hệ tầng Thái Bình (Q23 tb)
Hệ tầng Thái Bình lần đầu tiên đƣợc Hoàng Ngọc Kỷ (1978) xác lập khi nghiên
cứu trầm tích Đệ tứ tờ Hải Phòng – Nam Định. Các thành tạo của hệ tầng Thái Bình là
các thành tạo trẻ nhất với tuổi xác định là Holocen muộn.
Hệ tầng Thái Bình đƣợc phân chia làm 3 phụ hệ tầng: phụ hệ tầng Thái Bình
dƣới, phụ hệ tầng Thái Bình giữa và phụ hệ tầng Thái Bình trên (Vũ Nhật Thắng,
1995).
Phụ hệ tầng Thái Bình dưới (Q23 tb1): các thành tạo của phụ hệ tầng Thái Bình
dƣới thuộc các nguồn gốc sau: Nguồn gốc biển – sông có thành phần chủ yếu là bột sét
lẫn ít cát hạt mịn, xuống dƣới hạt mịn hơn có màu xám, xám nâu, xám sẫm, phần trên
chứa di tích thực vật. Trong đá trầm tích chứa hóa thạch trùng lỗ thuộc các giống
Ammonia, Quinqueloculina, Spiroloculina, Cibicides. Nguồn gốc biển – đầm lầy có
thành phần chủ yếu là cát bột, bột sét màu xám, xám sẫm, xám đen chứa di tích động
thực vật. Nguồn gốc biển có thành phần chủ yếu là bột sét chứa ít cát hạt mịn màu xám
sẫm nâu tím, lẫn vảy muscovit. Trong đá trầm tích chứa hóa thạch trùng lỗ thuộc các
giống Ammonia, Quinqueloculina, Spiroloculina, Cibicides, Hanzawaia.

Phụ hệ tầng Thái Bình giữa (Q23 tb2): các thành tạo của phụ hệ tầng Thái Bình
giữa thuộc các nguồn gốc sau:
22


Nguồn gốc biển có thành phần chủ yếu là cát hạt mịn, cát bột lẫn ít sét màu xám,
xám vàng. Nguồn gốc sông – biển có thành phần chủ yếu là sét bột, bột sét lẫn ít hạt
mịn màu xám, xám vàng nhạt. Trong trầm tích chứa di tích hóa thạch bào tử phấn hoa
Polypodium, Gleichenia, Pteris, Tsuga và di tích tảo Cyclotella, Tholosiosira.
Phụ hệ tầng Thái Bình trên (Q23 tb3): các thành tạo của phụ hệ tầng Thái Bình
trên thuộc các nguồn gốc sau:
Nguồn gốc sông có thành phần chủ yếu là sét bột, bột sét pha cát hạt mịn màu
nâu. Nguồn gốc sông – đầm lầy có thành phần chủ yếu là sét cát, cát sét lẫn mùn thực
vật màu xám tro, xám nâu. Nguồn gốc biển gió có thành phần chủ yếu là cát hạt mịn,
hạt nhỏ màu xám vàng, xám nâu liên quan tới sa khoáng ilmenit, Rutin, Zicon. Nguồn
gốc sông – biển có thành phần chủ yếu là sét bột, bột sét lẫn ít cát hạt mịn, màu xám
nâu, nâu. Nguồn gốc biển có thành phần chủ yếu là cát bột màu xám lẫn vỏ sò hến.

23


×