Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

CÁC CHIẾN LƯỢC CHUỖI CUNG ỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.36 KB, 11 trang )

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

GV: TS. LÊ NHƯ BÍCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI:

CÁC CHIẾN LƯỢC CHUỖI CUNG ỨNG

GVHD: TS. Lê Như Bích
SVTH: Võ Thị Minh Trang
MSSV: 1801064
LỚP: QTK26BCH

Lâm Đồng, tháng 10 năm 2018
VÕ THỊ MINH TRANG- LỚP QTK26BCH

1


QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

GV: TS. LÊ NHƯ BÍCH

MỤC LỤC
Trang
I.
II.


TÓM TẮT.......................................................................................2
GIỚI THIỆU..................................................................................2
II.1 Khái niệm chuỗi cung ứng.........................................................2
II.2 Quản trị chuỗi cung ứng.............................................................3
II.3 Hoạch định chiến lược chuỗi cung ứng......................................4
2.3.1 Hoạch định chiến lược.......................................................4
2.3.2 Hoạch định chuỗi cung ứng...............................................4

III.

CÁC CHIẾN LƯỢC CHUỖI CUNG ỨNG...............................5
3.1 Sử dụng 3PLs (Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba)......5
3.2 Liên kết và hợp tác ....................................................................5
3.3 An ninh- tìm kiếm sự an toàn trong chuỗi cung ứng.................6
3.4 Sử dụng công nghệ nhận dạng bằng song vô tuyến (RFID)......6
3.5 Chuỗi cung ứng xanh.................................................................7
3.6 LEAN trong công ty- Sản xuất tinh gọn, cải tiến liên tục..........7
3.7 Làm việc trong chuỗi cung ứng.................................................8

IV.

KẾT LUẬN....................................................................................9

V.

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................10

II.4.....................................................................................................

VÕ THỊ MINH TRANG- LỚP QTK26BCH


2


QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
I.

GV: TS. LÊ NHƯ BÍCH

TÓM TẮT

Mặc dù đã xuất hiện từ những năm đầu thập niên 1980, nhưng cho đến
nay mới chỉ có một số ít công ty nắm vững và sử dụng tốt khái niệm hiện đại
về quản trị chuỗi cung ứng.
Xây dựng một chuỗi cung ứng hoàn hảo không chỉ đòi hỏi thời gian,
công sức, tiền của, tài năng, mà còn cần cả sự tận tâm và lòng can đảm. Vì vậy
cần có một đội ngũ đoàn kết cố gắng xây dựng, duy trì và đảm bảo sự hoạt
động trơn tru của chuỗi cung ứng.
Một kế hoạch về chuỗi cung ứng chỉ tốt khi có dòng thông tin thông
suốt. So sánh chuỗi cung ứng với các tiêu chuẩn và đối thủ cạnh tranh sẽ giúp
công ty biết chuỗi cung ứng của doanh nghiệp thành công đến mức độ nào.
Việc nắm bắt tốt chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết
định sáng suốt không chỉ cho nội tại doanh nghiệp mà còn cho khách hàng.
Các chuỗi cung ứng hàng đầu luôn thiết kế và đưa ra các sản phẩm đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Khi hàng hóa được vận chuyển càng nhanh, càng
phải tiêu tốn nhiều hơn cho vận tải, và quy tắc hàng đầu chính là “giao hàng
đúng địa điểm vào đúng thời gian quy định”.
Đề tài được kết cấu làm năm phần:
Phần I: Tóm tắt
Phần II. Giới thiệu

Phần III. Các chiến lược chuỗi cung ứng
Phần IV. Kết luận
Phần V. Tài liệu tham khảo
II.
2.1

GIỚI THIỆU

Khái niệm chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt
động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc chuyển sản phẩm hay dịch
vụ từ nhà cung cấp (chuỗi cung ứng) đến khách hàng. Hoạt động chuỗi cung
ứng liên quan đến chuyển đổi các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các
thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao cho khách hàng cuối
cùng. Trong các hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm được sử
dụng có thể tái nhập vào chuỗi cung ứng tại bất kỳ điểm nào giá trị còn lại có
thể tái chế được. Chuỗi cung ứng liên kết các chuỗi giá trị.

VÕ THỊ MINH TRANG- LỚP QTK26BCH

3


QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

GV: TS. LÊ NHƯ BÍCH

CÁC NHÂN TỐ CHÍNH CỦA CHUỖI CUNG ỨNG
1. SẢN XUẤT

Sản xuất cái gì, bằng cách nào và khi nào?

2. HÀNG TỒN KHO
Sản xuất ra bao nhiêu và trữ kho bao nhiêu?

5. THÔNG TIN
Nền tảng để đưa ra các quyết định

4. VẬN CHUYỂN
Chuyên chở sản phẩm bằng cách nào và khi nào?

3. VỊ TRÍ
Nơi nào tốt nhất cho hoạt động nào?

Khả năng phản ứng và tính hiệu quả
Sự kết hợp đúng đắn giữa khả năng phản ứng và tính hiệu quả trong
từng nhân tố trên đây sẽ giúp chuỗi cung ứng “tăng thông lượng sản phẩm,
đồng thời giảm cả hàng tồn kho và chi phí vận hành”
2.2

Quản trị chuỗi cung ứng

Hội đồng các chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng (The Council of
Supply Chain Management Professionals - CSCMP) đã định nghĩa quản trị
chuỗi cung ứng như sau:
Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động lên kế hoạch và
quản trị liên quan đến nguồn cung ứng, thầu, chuyển đổi và các hoạt động
quản lý hậu cần (logistics management). Quan trọng không kém là nó cũng
bao gồm sự phối hợp là liên kết với các kênh đối tác như là các bên cung cấp,
bên trung gian, nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, và khách hàng. Về bản chất,

quản trị chuỗi cung ứng tích hợp quản trị cung và cầu bên trong và bên ngoài
các công ty. Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với trách
nhiệm chính cho việc kết nối các chức năng kinh doanh chính và các quy trình
kinh doanh trong các công ty thành một mô hình kinh doanh gắn kết và hiệu
suất cao. Nó bao gồm toàn bộ các hoạt động quản lý hậu cần đã đề cấp phía
trên, cũng như các hoạt động chế tác, và nó thúc đẩy các quá trình và hoạt
VÕ THỊ MINH TRANG- LỚP QTK26BCH

4


QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

GV: TS. LÊ NHƯ BÍCH

động hợp tác với mảng marketing, bán hàng, thiết kế sản phẩm, tài chính và
công nghệ thông tin.
Các nguyên tắc quản trị chuỗi cung ứng
-

-

-

-

2.3

Nguyên tắc 1: Phân khúc khách hàng theo nhu cầu dịch vụ của từng
nhóm và sử dụng chuỗi cung ứng để phục vụ các phân khúc khách hàng

này một cách hiệu quả.
Nguyên tắc 2: Tùy biến mạng lưới logictics theo các yêu cầu về dịch vụ
và khả năng sinh lời của các phân khúc khách hàng.
Nguyên tắc 3: Lắng nghe tín hiệu thị trường và lên kế hoạch nhu cầu
tương ứng xuyên suốt chuỗi cung ứng, đảm bảo các dự báo nhất quán
và phân bổ nguồn lực tối ưu.
Nguyên tắc 4: Khác biệt hóa sản phẩm gần hơn với khách hàng và đẩy
nhanh giao dịch xuyên suốt cung ứng.
Nguyên tắc 5: Quản lý các nguồn cung một cách chiến lược để giảm
tổng chi phí nguyên vật liệu và dịch vụ.
Nguyên tắc 6: Phát triển chiến lược ứng dụng công nghệ trên toàn chuỗi
cung ứng hỗ trợ việc ra quyết định ở nhiều cấp độ và mang lại cái nhìn
rõ hơn về luồng lưu chuyển sản phẩm, dịch vụ và thông tin.
Nguyên tắc 7: Áp dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động trên toàn kênh
phân phối để đánh giá thành công chung trong việc cung ứng tới khách
hàng một cách hiệu quả và hiệu năng.

Hoạch định chiến lược chuỗi cung ứng
2.3.1 Hoạch định chiến lược

Hoạch định chiến lược về bản chất là việc phân tích, dự báo và xây
dựng năng lực (capabilities) để hình thành, thực hiện và triển khai chiến
lược sao cho hiệu quả nhất.
Hoạch định là một công việc khoa học, nó hướng tới việc chia các
mục tiêu, dự định kinh doanh thành các phần nhỏ hơn để hệ thống hóa và
thực hiện chúng một cách logic và có tính liên kết cao. Michael Porter đã
phát biểu trên tạp chí The Economist như sau “Tôi ủng hộ các kỹ thuật
phân tích để phát triển chiến lược.”
Theo Henry Mintzberg, để hoạch định chiến lược một cách hiệu quả,
cần có sự phối hợp về mặt tư duy chiến lược của lãnh đạo doanh nghiệp. Tư

duy chiến lược là nền tảng cho hoạch định chiến lược. Tư duy chiến lược
thuộc về sự sáng tạo, về trực giác và kinh nghiệm của nhà lãnh đạo.
2.3.2 Hoạch định chuỗi cung ứng
Hoạch định chuỗi cung ứng là một công việc tất yếu trong quá trình
hoạch định chiến lược và vận hành doanh nghiệp. Phạm vi của hoạch định
chuỗi cung ứng bắt đầu ngay từ quá trình định hình chiến lược cho đến thực
thi và triển khai hoạt động kinh doanh.
VÕ THỊ MINH TRANG- LỚP QTK26BCH

5


QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

GV: TS. LÊ NHƯ BÍCH

Hoạch định chuỗi cung ứng là một quá trình đầu vào và đầu ra. Đầu
vào của hoạch định chiến lược là thông tin về chiến lược, nhu cầu, nguồn
lực hiện tại chuỗi cung ứng. Còn đầu ra là một bản hoạch định cung ứng
khả thi có thể đáp ứng nhu cầu phát triển chiến lược kinh doanh.
Hoạch định chuỗi cung ứng bao gồm hai cấp độ cơ bản: hoạch định
chiến lược và hoạch định vận hành
III.
3.1

CÁC CHIẾN LƯỢC CHUỖI CUNG ỨNG

Sử dụng 3PLs (Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba)

Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba là một công ty có cơ sở vật

chất hay không có cơ sở vật chất, quản lý một hoặc nhiều quy trình logistics
hoặc các hoạt động (đặc trưng như vận tải hoặc dịch vụ kho hàng) cho một
công ty khác.
Việc sử dụng 3PL sẽ cho bạn nhiều cơ hội để tập trung vào việc đáp
ứng nhu cầu của khách hàng.
Giám sát tất cả các khía cạnh hoạt động của 3PL để có một cái nhìn
tổng quát, đầy đủ, xuyên suốt toàn chuỗi cung ứng.
Trong khi các công ty 3PLs thông thường đảm đương trách nhiệm đối
với các dịch vụ riêng biệt, một số công ty lại thích thuê ngoài một nơi có thể
chịu trách nhiệm nhiều hơn một dịch vụ, được biết đến như là một nhà tổ chức
cung cấp dịch vụ logistics, có chức năng giống như một tổng thầu bởi vì nó có
khả năng quản lý tất cả các hoạt động logistics của công ty. Vì một LLP
thường hành động như người giám sát một hoặc nhiều công ty 3PLs. Đôi khi
nó được nói đến là một nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ tư (4PL).
3.2

Liên kết và hợp tác

Niềm tin là nền tảng của mọi mốt quan hệ, bao gồm quan hệ hợp tác
trong chuỗi cung ứng.
Hợp tác hoạch định, dự báo, bổ sung (CPFR) cho phép các đối tác trong
chuỗi cung ứng chia sẻ dữ liệu trong quá khứ và phát triển các kế hoạch sản
xuất và phân phối cùng một sản phẩm. Sự chia sẻ thông tin này được sử dụng
để dự báo nhu cầu, thiết lập và thay đổi mốc thời gian khuyến mãi, và xác
định khi hàng tồn kho hoặc vật tư cần phải được bổ sung.
Doanh nghiệp cần nhận biết và chuẩn bị giải pháp cho các vấn đề có thể
xảy ra khi hiệu quả hoạt động của đối tác không được như mong muốn.
Doanh nghiệp luôn cần giám sát và đánh giá chính xác tính hiệu quả
của chuỗi cung ứng.


VÕ THỊ MINH TRANG- LỚP QTK26BCH

6


QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

GV: TS. LÊ NHƯ BÍCH

Chương trình 09 bước thực hiện (theo www.visc.org)
Bước 1: Đạt thỏa thuận ban đầu
Bước 2: Cùng nhau lập kế hoạch kinh doanh
Bước 3: Dự báo bán hàng
Bước 4: Nhận định các khả năng ngoài dự báo bán hàng
Bước 5: Giải quyết các khả năng ngoài dự báo bán hàng
Bước 6: Đưa ra dự báo đặt hàng
Bước 7: Nhận định các khả năng ngoài dự báo đơn hàng
Bước 8: Giải quyết các khả năng ngoài dự báo đơn hàng
Bước 9: Đưa ra các đơn đặt hàng
3.3

An ninh- tìm kiếm sự an toàn trong chuỗi cung ứng

Một kế hoạch an ninh chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp có
cái nhìn chiến lược rõ ràng về mọi hoạt động của mình cũng như của các đối
tác trong chuỗi cung ứng.
Các chương trình quản trị rủi ro giúp giảm đáng kể khả năng chuỗi
cung ứng không kịp đáp ứng với các thay đổi của môi trường.
Khả năng chống chọi rủi ro của chuỗi cung ứng tỉ lệ thuận với sự vững
vàng của doanh nghiệp, cả trong hoạt động hàng ngày.

Để đảm bảo lợi thế cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp hàng đầu
luôn huấn luyện đội ngũ nhân viên và cập nhật cho họ mọi thay đổi đối với
các quy trình ứng phó với những rủi ro của doanh nghiệp.
3.4

Sử dụng công nghệ nhận dạng bằng song vô tuyến (RFID)

Nhận dạng tầng số vô tuyến (RFID) là công nghệ thu thập dữ liệu bằng
cách sử dụng sóng vô tuyến để chuyển thông tin từ một thẻ đến nơi tiếp nhận.
RFID giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn chuỗi cung ứng, giảm thiểu
vấn đề hết hàng.
RFID là một công cụ hiệu quả giúp truy xuất sản phẩm và chống hàng
giả
RFID mang lại rất nhiều lợi ích cho các nhà bán lẻ.
RFID là một công cụ hiệu quả giúp truy xuất sản phẩm và chống hàng
giả.
Thẻ RFID chạy bằng pin hay các công nghệ không dây giúp mở rộng
phạm vi ứng dụng của RFID.

VÕ THỊ MINH TRANG- LỚP QTK26BCH

7


QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
3.5

GV: TS. LÊ NHƯ BÍCH

Chuỗi cung ứng xanh


Hiện nay, số lượng khó thải gây nên hiệu ứng nhà kính (carbon dioxide)
được sinh ra bởi cá nhân hoặc tổ chức, hoặc số lượng khí được sử dụng trong
việc sản xuất và phân phối. dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu và làm thay
đổi môi trường kinh doanh.
Quản lý chuỗi cung ứng xanh nói đến sự sắp xếp của nguồn cung ứng,
sản xuất, phân phối, vận chuyển và tái sản xuất/quá trình tái chế với mục tiêu
giảm khí thải carbon của công ty.
Hầu hết các công ty lớn đang áp dụng các sáng kiến xanh để tuân theo
quy định hoặc sự tín nhiệm của khách hàng.
Tuy nhiên, những khoản tiết kiệm có được từ các chương trình sử dụng
năng lượng hiệu quả đã chứng tỏ rằng các chương trình này rất có ý nghĩa.
Các công ty cần phải hiểu rõ và đo lường chính xác những yếu tố nào
tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm của họ với chiến lược
than thiện với môi trường để phát triển chuỗi cung ứng từ kho, phân phối và
vận tải,….
Những nỗ lực phát triển bên vững đang dần mở ra cơ hội mới cho các
doanh nghiệp.
Có năm cơ hội, xác định bởi Accenture và diễn đàn Kinh tế thế giới với
tiềm năng lớn nhất để giảm phát thải khí nhà kính là:
3.6

Những công nghệ xe sạch
Chậm hơn và tối ưu trong vận tải
Những sang kiến thiết kế đóng gói hàng hóa
Tối ưu hóa mạng lưới
Các tòa nhà tiết kiệm năng lượng
LEAN trong công ty- Sản xuất tinh gọn, cải tiến liên tục

Sản xuất tinh gọn (Lean) là một triết lý quản lý tập trung vào việc loại bỏ

lãng phí, giảm hàng tồn kho, gia tăng lợi nhuận,..
Tất cả nhân viên cần được trao quyền phù hợp với khả năng và có trách
nhiệm đưa công ty đi lên.
Quản trị Lean là một chiến lược loại bỏ sự lãng phí, chứ không phải là
chiến lược cắt giảm chi phí.
Việc vận dụng Lean cần gắn liền với quá trình quản trị chuỗi cung ứng của
công ty.
* 14 nguyên tắc có khả năng giúp doanh nghiệp xây dựng và quản lý
chuỗi cung ứng Lean của mình:
1. Đánh giá sự cải thiện của mỗi bộ phận bằng cách phân tích ảnh
hưởng của sự thay đổi đó lên toàn hệ thống.

VÕ THỊ MINH TRANG- LỚP QTK26BCH

8


QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

GV: TS. LÊ NHƯ BÍCH

Tập trung vào mục tiêu nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng lean,
nhưng không được bỏ qua các yếu tố trong môi trường kinh doanh
của doanh nghiệp
3. Tập trung vào nhu cầu của khách hàng cũng như các quy trình cần
thiết cho việc kinh doanh khi thiết kế và phát triển các sản phẩm.
4. Duy trì vật tư sản xuất ở xa giai đoạn thành phẩm lâu nhất có thể.
5. Phản ứng với sự biến động của thị trường thông qua việc điều chỉnh
năng suất sản xuất chứ không dựa vào lượng lưu trữ.
6. Tận dụng các kết quả dự đoán để hoạch định các chiến lược, đặc biệt

là các hoạt động liên quan đến yếu tố kéo trong chuỗi cung ứng.
7. Xây dựng các quan hệ đối tác chiến lược cũng như liên minh với các
đối tác khác nhau trong chuỗi cung ứng, hỗ trợ cho việc cung cấp
cho khách hàng các hàng hóa và dịch vụ cần thiết.
8. Thiết kế các sản phẩm phù hợp và quy trình hoạt động với mục tiêu
tăng tính năng linh hoạt của doanh nghiệp.
9. Xây dựng các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá có khả năng giúp
doanh nghiệp liên kết và thống nhất các bộ phận khác nhau, hướng
họ đến mục tiêu chung của doanh nghiệp, thay vì tập trung vào chức
năng của từng bộ phận.
10. Giảm thiểu thời gian lãng phí cho các trở ngại đối với các nguồn lực
quan trọng của doanh nghiệp, vì những lãng phí có ảnh hưởng xấu
đến năng suất của toàn chuỗi cung ứng.
11. Các quyết định đưa ra cần dựa trên mục tiêu tăng trưởng lâu dài và
tập trung vào tính thông suốt của chuỗi cung ứng.
12. Hoạch định tiến trình của các tài nguyên quan trọng và có mức rủi ro
cao, sau đó hoạch định tiến trình của các tài nguyên khác để hỗ trợ
các tài nguyên vừa nêu.
13. Trọng tâm của chuỗi cung ứng nên là sự thông suốt và thống nhất,
không tập trung vào cân bằng năng lực giữa các thời điểm đối tác.
14. Giảm các biến động trong hệ thống, với mục tiêu tăng tính thông
suốt của chuỗi cung ứng, giúp chuỗi cung ứng đạt hiệu quả cao hơn
trong khi hạ thấp lượng tồn kho và chi phí hoạt động.
2.

3.7

Làm việc trong chuỗi cung ứng

Những công ty hàng đầu có những người hàng đầu hoạt động chuỗi

cung ứng làm việc cho họ.
Những nhà quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả phải có khả năng đánh giá
đúng vật đúng việc hơn là làm cái gì cũng làm.
Người giải quyết vấn đề tốt sẽ chứng minh được các khả năng của mình
thông qua việc:
1.
2.
3.

Xác định được vấn đề.
Xác định được mục tiêu.
Đưa ra nhiều phương án khác nhau.

VÕ THỊ MINH TRANG- LỚP QTK26BCH

9


QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
4.
5.
6.
7.

GV: TS. LÊ NHƯ BÍCH

Phát triển kế hoạch hành động chi tiết.
Khắc phục sự cố.
Giao tiếp.
Thực hiện.


Mỗi công ty nên cân nhắc xem xét bổ nhiệm một cá nhân lãnh đạo toàn
bộ chuỗi cung ứng.
Đây là thời điểm để bắt đầu việc phát triển những tài năng tương lai
trong hoạt động chuỗi cung ứng.
IV.

KẾT LUẬN

Chuỗi cung ứng của công ty là phần thiết yếu trong phương pháp tiếp
cận đến thị trường mà công ty phục vụ. Chuỗi cung ứng cần phải đáp ứng
yêu cầu của thị trường và đáp ứng chiến lược kinh doanh của công ty.
Chiến lược kinh doanh mà công ty sử dụng xuất phát từ nhu cầu khách
hàng mà công ty phục vụ hay sẽ phục vụ. Dựa vào nhu cầu khách hàng,
chuỗi cung ứng phải thể hiện tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả. Cùng
với mức chi phí, chuỗi cung ứng của công ty nào đáp ứng nhu cầu khách
hàng càng hiệu quả thì công ty đó sẽ giành được thị phần cũng như có lợi
nhuận nhiều hơn.

VÕ THỊ MINH TRANG- LỚP QTK26BCH

10


QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
V.
1.
2.
3.


GV: TS. LÊ NHƯ BÍCH

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài giảng TS. Lê Như Bích- Quản trị chuỗi cung ứng
Bài giảng ThS. Nguyễn Công Bình - Quản lý chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng những trải nghiệm tuyệt vời- David
Blanchard (Nhóm dịch GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân)- Nhà xuất

4.

bản Lao Động Xã Hội.
Nguyên lý quản trị Chuổi cung ứng- Micheal H.Hugos (Phan

5.

Mạnh Đình dịch)- Nhà xuất bản Thế Giới.
Nagurney, Anna (2006). Supply Chain Network Economics:
Dynamics of Prices, Flows, and Profits. Cheltenham, UK:

6.

7.
8.
9.
10.

Edward Elgar
Christopher Trunk, “Keep’Em Flying,” Supply Chain Technology
News (2003).



www.supplychaininsight.vn
www.visc.org

VÕ THỊ MINH TRANG- LỚP QTK26BCH

11



×