Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Những điểm mạnh điểm yếu cơ hội cũng như nguy cơ mà doanh nghiệp gặp phải hình thành lên các chiến lược Marketing cho công ty HANOTEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.05 KB, 23 trang )

Những điểm mạnh điểm yếu cơ hội cũng như
nguy cơ mà doanh nghiệp gặp phải hình thành lên các
chiến lược Marketing cho công ty HANOTEX.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
MARKETING CỦA CÔNG TY HANOTEX XUẤT KHẨU HÀNG DỆT
MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ.
I. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp HANOTEX
Được thành lập ngày 01/12/1998 theo quyết định của bộ thương mại
Công ty HANOTEX – Tên giao dịch quốc tế là HANOTEX
COMPANYLIMITED.
Tên viết tắt:HANOTEX CO, LTD
Trụ Sở chính: Ngõ 583 Đường Láng – Quận Đống Đa – Hà Nội
Được thành lập vào cuối năm 1998 đến đầu năm 1999 công ty đi vào hoạt
động. Vì mới thành lập nên tình hình sản xuất kinh doanh của công ty còn nhiều
hạn chế, thị trường hàng dệt may trong nước lại phải cạnh tranh với hàng Trung
Quốc tràn ngập nhiều vào thị trường. Tuy sản phẩm của công ty đáp ứng đáp ứng
được về chất lượng song giá cả lại cao hơn so với đối tác, vì vậy ban giám đốc đã
quyết định tạo việc làm đầy đủ cho công nhân bằng cách mở rộng làm ăn với nước
ngoài. Cụ thể là công ty đã có đối tác mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Công ty HANOTEX chuyên sản xuất hàng may mặc, găng tay da, thảm dệt len
dưới các hình thức gia công (CMP), mua nguyên liệu, bán thành phẩm (FOB). Mổt
hàng chủ đạo của công ty là sản phẩm may mặc được sản xuất trên dây truyền hiện
đại, tiên tiến nhập từ các nước phát triển như Nhật Bản, CHLB Đức, Hồng Kông.
Sản phẩm may của công ty đã được xuất khẩu sang thị trường Mỹ (là thị trường
khó tính nhất và được đánh giá cao).
Công ty HANOTEX được thành lập cuối năm 1998 khởi đầu tổng nhân sự chỉ
có 150 người kẻ cả khối lao động sản xuất và nhân viên quản lý. Cho đến nay nhân
sự của công ty là 1250 (năm 2000) trong đó nhân viên quản lý là 70 người chiếm
5.6% tổng số lao động của toàn công ty.
Cán bộ và nhân viên của công ty là những người có năng lực và tâm huyết với


nghề nghiệp của mình, do đó hàng năm số nhân viên ngày càng khẳng định được
vai trò của mình, là đội ngũ trẻ, năng động, thích ứng nhanh với công việc được
giao.
II. Các đặc điểm chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh
1. Loại hình kinh doanh:
Công ty HANOTEX là công ty chuyên sản xuất và kinh doanh hàng măy
mặc, găng tay da, thảm len dưới các hình thức gia công (CMP) mua nguyên liệu
bán thành phẩm (FOB)
Năng lực sản xuất của công ty:
Sản phẩm măy mặc: 1.500.000 sp/năm.
Găng tay da:3.000.000 sp/năm.
Thảm dệt len: 2000 m
2
/ năm.
2. Đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp:
Sản phẩm măy mặc gồm có:
Quần áo dài nam, nữ.
Quần soóc nam, nữ.
Áo dệt kim nam, nữ.
Quần váy nữ.
Quần bò nam, nữ.
Ngoài ra còn có găng tay gia và thảm dệt len.

Bảng 1: tình hình xuất khẩu năm 2002.
Mặt hàng Sản phẩm
( chiếc )
USD
May mặc:
- Quần dài
- Quần soóc

- Áo dệt kim loại
- Quần bò
- Váy
11.196.615
896.543
1.634.236
228.159
401.356
1.142.007
762.061
4.918.656
205.347
280.881
Găng tay da 348.388 174.194
Thảm dệt kim 62.032 101.529
Sản phẩm nhập khẩu:
Là công ty sản xuất xuất khẩu hàng may mặc nên công ty thường xuyên phải
nhập khẩu các loại nguyên liệu phụ: sợi, hoá chất, thuốc nhuộm và các loại máy
móc, thiết bị phụ tùng.
Bảng 2: Tình hình nhập khẩu năm 2002
Mặt hàng Dự tính Lượng Trị giá
Sợi các loại Tấn,US
D
1765 2.857.127
Hoá chất thuốc
nhuộm
Tấn,US
D
388 9.093.200
Máy móc thiết bị USD 5.361.432

Nguyên phụ liệu USD 27.854.073
Hàng khác USD 541.468
3. Các yếu tố thuộc môi trường bểntong doanh nghiệp.
3.1. Đặc điểm tổ chức, nhân sự:
3.1.1.Đặc điểm tổ chức:
3.1.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng hành chính tổng hợpPhòng lao động tiền lươngPhòng xuất nhập khẩuPhòng tài chính kế toánPhòng kỹ thuật Phòng kinh doanh tiếp thị
Phòng phục vụ sản xuất
Sơ đồ 1: Tổ chức Bộ máy quản lý của Công ty
3.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ và các phòng ban.
- Ban giám đốc:
+ Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm cho toàn công ty, từ việc tìm
hiểu thị trường, tìm đối tác liên doanh, tiêu thụ sản phẩm và quản lý các hoạt
động của công ty.
+ Phó giám đốc 1: là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách về mảng kỹ thuật
của công ty, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, kiểm tra hàng hoá quy
cách đóng gói.
+Phó giám đốc 2: là người giúp việc cho giám đốc, chuyên môn tìm hiểu
nghiên cứu thị trường và tìm các đầu mối cung cấp nguyên liệu đầu vào và tìm
kiếm các đối tác tiêu thụ.
- Phòng hành chính tổng hợp:
+ Quản lý công tác hành chính quản trị và hành chính pháp chế quản lý công tác
kiến thiết cơ bản.
+ Giúp giám đốc tổng hợp tình hình chung của công ty và công tác theo dõi
tổng hợp phong trào thi đua của công ty.
- Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương:
+ Giúp giám đốc quản lý các mặt hàng thuộc phạm vi tổ chức nhân sự thực
hiện các chính của Đảng và nhà nước, chấp hành nội quy của công ty.
+ Quản lý hồ sơ kế hoạch CBCNV, giúp lãnh đạo soạn thảo các quyết định

thuộc phạm vi tổ chức nhân sự, sản xuất, các quyết định quản lý của công ty.
- Phòng xuất nhập khẩu:
+ Giúp giám đốc xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, lập kế hoạch tiến độ sản
xuất, kiểm tra phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất ở công
ty.
+ Lập kế hoạch tư vấn nguyên phụ liệu theo kế hoạch sản xuất. Lập báo cáo về
việc thực hiện hạn ngạch đã được phân bổ cho lãnh đạo công ty hàng tháng.
- Phòng kỹ thuật công nghệ:
+ Giúp giám đốc quản lý và thực hiện các nhiệm vụ về kỹ thuật nghiên cứu chế
thử mặt hàng mới, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật tiêu chuẩn sản phẩm
nghiên cứu cải tiến và áp dụng các phương pháp công nghệ tiên tiến vào sản xuất
nhằm không ngừng phát triển sản xuất của công ty.
+ Quản lý thiết bị cũ giá lắp, hệ thống điện nước mà có kế hoạch sửa chữa thay
thế.
- Phòng tài chính kế toán:
+ Giúp giám đốc thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế, thống kê thông tin qua
tiền tệ giúp giám đốc quản lý sử dụng tiết kiệm vật tư, thiết bị và tiền vốn thực
hiện chỉ tiêu tích luỹ hiệu quả cao nhất.
+ Thực hiện chế độ báo cáo thống kê kế toán theo quy định của nhà nước.
- Phòng phục vụ sản xuất:
+ Bám sát kế hoạch phục vụ sản xuất kịp thời cung ứng nguyên phụ liệu, quản
lý điều độ phương tiện vận tải, quản lý kho nguyên phụ liệu, thành phẩm xuất
khẩu, kho cơ khí, thu gom vật tư phế liệu, thành phẩm xuất khẩu, kho cơ khí, thu
gom vật tư phế liệu định hình phân loại.
+ Tổ chức giao nhận vận chuyển, cấp phát cấp phát vật tư hàng hoá, tổ chức
mau nguyên liệu, bao bì, phụ tùng thiết bị viết phiếu xuất nhập hang hoá.
+ Tổ chức thống kê hàng hoá vật tư trong kho.
+ Cung ứng vật tư nguyên phụ liệu cho sản xuất.
+ Quản lý kho nguyên liệu, thành phẩm sản xuất công nghiệp
- Phòng kinh doanh tiếp thị:

+ Theo dõi thị trường, nhu cầu khách hàng ký kết các hợp đồng.
+ Tổ chức tiếp thị thị trường để khai thác kinh doanh hàng may mặc và vật tư
hàng hoá.
+ Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
3.1.2. Đặc điểm lao động tiền lương.
Do đặc thù công ty là sản xuất hàng may mặc nên số lao động nữ chiếm 70%
trong tổng số 1.250 lao động trong toàn doanh nghiệp.
Thành phần lao động của công ty được sử dụng trực tiếp và gián tiếp trong các
lĩnh vực khác nhau như lao động trong lĩnh vực nhuộm, may mặc thời trang. Để
đứng vững trong cơ chế thị trường, một yếu tố chủ động đúng mức là phát triển
đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt trong mấy
năm tới vấn đề này lại càng trở nên bức xúc. Hầu hết các cán bộ quản lý trong
công ty có trình độ đại học trở nên. Tuy nhiên công nhân hầu hết có trình độ thấp
chỉ quen làm thủ công, chưa qua đào tạo huấn luyện, chính vì vậy công ty phải
đào tạo lại để nâng cao năng lực cũng như trình độ của công nhân.
Thu nhập bình quân của toàn công ty là 680 ngàn đồng / tháng, tăng 10,7 % năm
1999 và năm 2001 đạt 868 ngàn đồng / tháng tăng 27,6 % so với năm 2000 và năm
2002 đạt 936 ngàn đông/ tháng. Có được kết quả trên là do HANOTEX đã tổ chức
một cách khoa học, hợp lý trong quá trình quản lý từ đó đạt hiệu quả cao trong
công việc nên đã nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó công ty thường
xuyên có đủ công việc cho công nhân có chế độ khen thưởng phù hợp để khuyến
khích công nhân tích cực làm việc, đồng thời doanh nghiệp tổ chức kinh doanh tốt
để thúc đẩy quá trình sản xuất, từ đó tạo động lực để thúc đẩy sản xuất từ đó tạo
động lực để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
3.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty.
Công ty HANOTEX là một doanh nghiệp hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu là tổ
chức sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp theo đơn vị đặt hàng các mặt
hàng may mặc, thảm len nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong và
ngoài nước. Đồng thời công ty phải làm tròn nhiệm vụ bảo tồn và phát triển, thực
hiện phân phối theo kết quả lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện đời sống

vật chất và tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công
nhân viên chức. Với nhiệm vụ đó, công ty sẽ thực hiện như thế nào trong điều kiện
kinh tế kỹ thuật mà công ty đang có. Những điều kiện này tác động như thế nào
đến hoạt động của công ty.
Đặc trưng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Là một công ty thuộc ngành dệt may, công ty HANOTEX cũng thực hiện một
số đặc trưng nổi bật. Những đặc trưng nổi bật đó là:
- Thứ nhất là đặc trưng quá trình sản xuất phụ thuộc vào đơn đặt hàng. Đấy
là đặc trưng nổi bật nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty
HANOTEX.
- Thứ hai là đặc trưng mùa của sản phẩm. Đặc trưng mùa của sản phẩm
không thể hiện trên cả bốn mùa của năm mà chỉ phân biệt giữa mùa nóng và mùa
lạnh.
- Thứ ba là đặc trưng thay đổi của sản phẩm. Sản phẩm may được sản xuất
ra là để tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người nên tiên quyết
cho sự tồn tại của một doanh nghiệp may là biết sản xuất ra nhưng sản phẩm phù
hợp với mong muốn thị hiếu của người tiêu dùng, mà thị hiếu của người tiêu
dùng lại thường xuyên thay đổi và liên tục.
- Đặc trưng thứ tư là đặc trưng về nhân sự: là công ty thuộc ngành dệt may
tức là công ty cần những lao động có sự khéo léo và chăm chỉ, cần mẫn trong
công việc nên lao động trong công ty phần lớn là nữ. Điều này cho thấy công ty
phải có trách nhiệm thực hiện tốt chế độ chính sách đối với lao động nữ như đau
ốm, thai sản và chính điều này nhiều khi lại tác động rất lớn đến quá trình sản
xuất kinh doanh của công ty.
Tóm lại, với bốn đặc trưng trên tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh
doanh, qua đó tác động tới lợi nhuận của công ty. Tác động này thể hiện trên cả
hai góc độ là tính cực và tiêu cực. Nếu như công ty nắm bắt tốt tình hình có đầy
đủ thông tin về các vấn đề và xử lý chúng một cách khoa học thì công ty dễ dàng
đạt được mục tiêu của mình. Ngược lại thì chính các đặc trưng này sẽ tác động
tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ của công ty.

3.3. Đặc điểm của thiết bị công nghệ:
Với mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có và tạo ra sản phẩm mới có
sức cạnh tranh cao trên thị trường công ty tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất và
đổi mới thiết bị công nghệ đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới và trong nước.
Trang bị gần 700 máy may hiện đại nhằm nâng cao các mặt hàng quần áo dệt
kim, quần sooc …có mới khoảng 95% máy móc hiện đại nên chất lượng và giá
cả có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu
vực.
Tuy nhiên công đoạn chuẩn bị sản xuất, chủ yếu vẫn dùng phương pháp thủ
công. Công đoạn may thì các máy móc được sử dụng hiện nay mang tính hiện đại
cao từ 4000 đến 5000 vòng/phút có bơm dầu tự động đảm bảo vệ sinh công
nghiệp.
Công đoạn hoàn tất sản phẩm hầu hết là dùng hệ thống là hơi và dùng bàn là
theo phun nước để đảm bảo chất lượng sản phẩm không bị nhăn chân chim, hệ
thống là hơi vừa cho năng xuất cao vừa cho chất lượng tốt.
3.4. Tiềm lực tài chính của công ty.
Khi thành lập công ty vốn điều lệ của công ty là 600.000.000 VNĐ tính đến
cuối năm 2002 quy mô vốn của công ty như sau tổng vốn kinh doanh: 10.349.000
VNĐ.
Tuy được thành lập chưa lâu xong lãnh đạo công ty đã xác định rõ xu hướng
phát triển của thị trường nói chung và thị trường may mặc nói riêng, công ty
HANOTEX đã tích cực tập trung vào việc hiện đại hoá thiết bị máy móc, nâng
cấp dần các cơ sở sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao nhằm tăng doanh
thu của công ty từ đó công ty có khả năng tăng tiềm lực tài chính của mình. Đấy
chính là biểu hiện rõ nét của việc đầu tư đúng hướng của công ty HANOTEX.
3.5. Thị trường sản phẩm tiêu thụ
Thị trường chính mà sản phẩm của công ty có mặt nhiều nhất là thị trường Mỹ.
Là một thị trường không hạn ngạch, là thị trường nhập khẩu hàng dệt măy lớn
nhất thế giới; chỉ bằng hai phần ba dân số EU (~264 triệu dân) nhưng mức tiêu
thụ vải (27kg/người/năm ) của người Mỹ gấp 1,5 lần EU. Công ty đã chuẩn bị

tương đối tốt cho việc thâm nhập vào thị trường này khi hiệp định thương mại
được ký kết giữa hai bên và được hưởng quy chế thương mại thông thường.
Bên cạnh đó sản phẩm của công ty còn được bán ở thị trường EU, thị trường
Nhật Bản, thị trường Hồng Kông nhưng với số lượng nhỏ. Còn ở thị trường trong

×