Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất thương mại tiến lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.64 KB, 36 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH TẾ
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
XE TAY GA TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT - THƯƠNG
MẠI TIẾN LỘC
GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Anh Dũng
Lớp: QL 06
MSSV: 8CD00363N

Hà Nội, tháng 7 năm 2013
Nguyễn Anh Dũng_QL06

0

MSSV: 8CD00363N


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh
doanh lại không muốn gắn kinh doanh của mình với thị trường, do đó, để
năng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình
hội nhập vào hệ thống kinh doanh quốc tế và khu vực, các doanh nghiệp phải
tìm mọi cách để quảng bá sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng, không
ngừng ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất nhằm nâng cao
năng suất lao động. Các doanh nghiệp muốn tồn tại trong thị trường phải luôn
vận động biến đổi để tạo cho mình một vị trí và chiếm lĩnh những thị phần
nhất định. Sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi họ phải
xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh có hiệu quả và bền vững.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đó, công ty TNHH SX - TM Tiến Lộc
đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để tồn tại, phát triển. Tuy hàng năm
doanh thu của Công ty vẫn tăng với tỷ lệ khá nhưng vẫn còn một số hạn chế
trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Đây là khâu cuối cùng của chu kỳ sản
xuất và là khâu giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, giúp
công ty có thể tồn tại, phát triển trong cơ chế thị trường. Vậy làm thế nào để
đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm? Đây là câu hỏi đặt ra cho các nhà quản
trị công ty cũng như sinh viên khoa Quản Lý Kinh Tế. Do đó, qua thời gian
thực tập tìm hiểu tại công ty TNHH SX - TM Tiến Lộc em đã chọn đề tài:
“Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH SX - TM
Tiến Lộc” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
Khóa luận này được thực hiện với mục đích làm sáng tỏ thực tiễn thực
hiện các phương pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH SX TM Tiến Lộc, ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đó, qua đó tạo cơ sở
Nguyễn Anh Dũng_QL06

1

MSSV: 8CD00363N



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân

cho việc tìm ra những phương hướng nhằm thúc đẩy mạnh hơn nữa việc tiêu
thụ sản phẩm của công ty.
Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt quá trình hoàn thành khoá luận này
là phương pháp thu thập thông tin, phân tích số liệu, và phương pháp so sánh…
Với mục đích, yêu cầu và phương pháp nghiên cứu, khoá luận này đuợc
xây dựng theo kết cấu gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SX
- TM TIẾN LỘC
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH
TIÊU THỤ SẢN PHẨM XE MÁY CỦA CÔNG TY
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ CHO
CÔNG TY
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản lý kinh tế,
các anh chị trong công ty Tiến Lộc đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khoá
luận, và đặc biệt là Thạc Sĩ Nguyễn Thị Thanh Vân đã giúp đỡ và hướng dẫn
tận tình cho em trong suốt thời gian hoàn thành khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn và mong nhận đuợc sự đóng góp của các thầy
cô để khoá luận của em được hoàn thiện hơn!

Nguyễn Anh Dũng_QL06

2

MSSV: 8CD00363N



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân

CHƯƠNG 1 . MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG
TY TNHH SX - TM TIẾN LỘC
1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Trong những năm gần đây, khi nhà nước thực hiện chủ trương hạn chế
nhập khẩu, ưu tiên sử dụng mặt hàng trong nước sản xuất được. Đồng thời cấm
nhập khẩu xe máy nguyên chiếc, xe dạng CKD thì thị trường xe gắn máy Việt
Nam trở nên sôi động hơn. Thêm vào đó, nhu cầu sử dụng xe gắn máy của
người lao động rất cao. Mặt khác, xe máy nhập khẩu và lắp ráp tại Việt Nam có
yêu tố nước ngoài thì giá bán cao, không phù hợp với khả năng tài chính và
mức thu nhập của đại đa số người lao động và nông dân. Lúc này hàng loạt
công ty lắp ráp xe máy dạng IKD được cấp phép hoạt động, công ty TNHH SX
– TM Tiến Lộc cũng ra đời dịp đó.
Công ty chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 168/GP/TLDN
ngày 13/7/1999 của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh. Công ty đã
được Bộ Công Nghiệp công nhận và xác nhận là đủ điều kiện sản xuất và lắp
ráp xe gắn máy theo chứng nhận đăng ký kinh doanh số 072307 ngày 15/7/1999
do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Công ty TNHH SX – TM Tiến Lộc có địa chỉ trụ sở và chi nhánh đặt tại:
+ Trụ sở chính: 27 Nguyễn Trung Trực – Phường Bến Thành – Quận I – thành
phố Hồ Chí Minh
ĐT: (848).3521.0351/52/53/54

Fax: (848).3521.0350


Website: />+ Chi nhánh tại Hà Nam: 171 đường Biên Hòa – Phường Lương Khánh
Thiện – TP Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam .
ĐT : (0351) 6256016

Fax: (0351) 3883.196.

+ Chi nhánh tại Hà Nội: 278 Thụy Khuê – Tây Hồ - Hà Nội.
Nguyễn Anh Dũng_QL06

3

MSSV: 8CD00363N


Khóa luận tốt nghiệp

ĐT: 04.62583026

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân

Fax: 04.62583028

+ Nhà máy sản xuất: Lô M7 – M9 – M11 Khu công nghiệp Cát Lái – Quận 2 –
TP HCM với diện tích 30.000m2
ĐT : 08.37420991

Fax : 08.37420989

+ Trung tâm phân phối và bảo hành số 1: 155 đường An Dương Vương, quận
5, TP.HCM.

+ Trung tâm phân phối và bảo hành số 2: Số 118 Mai Hắc Đế, Quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội.
Trải qua hơn 13 năm xây dựng, hình thành và phát triển, vượt qua nhiều
gian nan vất vả Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể:
1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Công ty TNHH SX – TM Tiến Lộc chuyên kinh doanh, sản xuất phụ tùng
và lắp ráp xe gắn máy mang nhãn hiệu FASHION, SAPHIRE, BELLA với chất
lượng cao, mẫu mã đẹp, giá rẻ đang được ưa chuộng trên thị trường Việt nam.
Hiện nay, Công ty đang ngày càng mở rộng quy mô sản xuất và cải tiến quy
trình sản phẩm sản xuất ra ngày càng đa dạng và phong phú phù hợp với thị
hiếu nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng.
- Sản phẩm chính: Lắp ráp xe gắn máy các loại từ 50cc đến 125cc bao
gồm xe số và xe ga các loại.
- Sản phẩm khác: Sản xuất các chi tiết xe gắn máy như: Toàn bộ vỏ ốp
nhựa, đèn, giảm xóc, hệ điện, càng xe, hộp xích…; Sản xuất các chi tiết động cơ
như: vỏ, thân máy… và lắp ráp động cơ nguyên chiếc từ 50cc đến 125cc. Gia
công và sản xuất về sơn tĩnh điện, sơn nhựa các loại…
1.1.3. Quy mô hiện tại của công ty
Được thành lập từ năm 1999 với số vốn điều lệ ban đầu của công ty là 5
tỷ đồng. Cho đến nay, sau 12 năm đi vào hoạt động, công ty đã tăng số điều lệ

Nguyễn Anh Dũng_QL06

4

MSSV: 8CD00363N


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân

lên 150 tỷ đồng với hơn 700 công nhân viên và 44 đại lý phân bố ở khắp mọi
các tỉnh thành trong cả nước. (Bảng 1)
1.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp
* Chức năng:
- Công ty chuyên sản xuất các phụ tùng và lắp ráp xe máy với thương hiệu
FASHION cho dòng xe số; SAPHIRE, BELLA cho dòng xe tay ga
- Hoạt động một số hình thức xúc tiến thương mại, hợp tác thương mại và bán
sản phẩm, hàng hóa vào thị trường nhằm thực hiện mục tiêu phát triển thị
trường gắn với sản xuất kinh doanh của công ty.
- Sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm theo hợp đồng của khách hàng trong
nước.
* Nhiệm vụ
- Doanh nghiệp có thể quyết định hoạt động kinh doanh về các nghành đã đăng ký
lựa chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư, hình thức và cách thức huy động vốn, kể cả
liên doanh góp vốn vào các doanh nghiệp khác.
- Tự chủ trong hoạt động kinh doanh, chủ động áp dụng phương thức quản lý kế
hoạch để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác
trên thị trường. Tổ chức ghi chép, báo cáo theo đúng quy định, làm tròn nghieax
vụ nộp thuế.
1.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH SX – TM Tiến Lộc

Nguyễn Anh Dũng_QL06

5

MSSV: 8CD00363N



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC
HÀNH CHÍNH

PHÒNG KẾ
TOÁN

PHÒNG KINH
DOANH

XN SƠN

CHI NHÁNH
HÀ NỘI

PHÒNG TỔ
CHỨC NHÂN SỰ

XN LẮP
RÁP

PHÓ GIÁM ĐÓC
KỸ THUẬT

PHÒNG KẾ HOẠCH

- KỸ THUẬT

XN
NHỰA

XN CƠ
KHÍ

PHÒNG VẬT


XN ĐỘNG


(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự - Công Ty TNHH SX – TM Tiến Lộc)
1.2.1. Chức năng của các phòng ban:
- Giám đốc: Điều hành hoạt động chung của công ty. Quyết định phương
hướng, kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh và các chủ trương lớn của công ty.
Chịu trách nhiệm về tài chính trước pháp luật và toàn thể công nhân viên
- Phó Giám đốc hành chính: Là người triển khai các quyết định của
Giám đốc, điều hành Công ty khi Giám đốc vắng mặt, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc. Tổ chức điều hành các phòng ban như phòng Kinh doanh, phòng Tổ
chức nhân sư, phòng Kế hoạch – Kỹ thuật.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Là người triển khai các quyết định của Giám
đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc, giúp việc Giám đốc chỉ đạo nhiệm vụ

Nguyễn Anh Dũng_QL06

6


MSSV: 8CD00363N


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân

sản xuất ở phòng vật tư và các xí nghiệp như xí nghiệp Lắp ráp, xí nghiệp
Nhựa, xí nghiệp Cơ khí, xí nghiệp Động cơ, xí nghiệp Sơn.
- Chi nhánh Hà nội: thực hiện các thủ tục liên quan đến các cơ quan, bộ
ngành và là nơi chuyển tiếp xe tới các đại lý phía Bắc.
- Phòng kế toán:
Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài
chính kế toán trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý
tài chính của Nhà nước; Trên cơ sở các kế hoạch tài chính và kế hoạch sản xuất
kinh doanh của các đơn vị thành viên xây dựng kế hoạch tài chính của toàn
công ty. Tổ chức theo dõi và đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch tài chính
được giao
- Phòng kinh doanh:
Tham mưu cho ban giám đốc công ty quản lý, điều hành toàn bộ kế hoạch
kinh doanh của công ty; Tiến hành, triển khai kế hoạch hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty;
Nghiên cứu thông tin thị trường về hàng hóa, giá cả, mẫu mã nhằm đề
xuất thực hiện các biện pháp về tiếp thị và quảng cáo, dịch vụ hậu mãi.
- Phòng Tổ Chức hành chính - Nhân sự:
Thực hiện công tác tuyển dụng nhận sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu,
chiến lược của công ty; Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản
lý nhân sự, đào tạo và tái đào tạo; Tổ chưc việc quản lý nhân sự toàn công ty;
Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích thích
người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động; Chấp hành

và tổ chức thực hiện các chủ trương, qui định, chỉ thị của Ban Giám đốc
- Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật:
Tham mưu cho Ban Giám Đốc lập kế hoạch hoạt động SXKD của Công
ty và chịu trách nhiệm kỹ thuật, triển khai mẫu mã xe, kiểm soát việc thực hiện
Nguyễn Anh Dũng_QL06

7

MSSV: 8CD00363N


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân

quy trình kỹ thuật của các tổ sản xuất. Định kỳ có kế hoạch nghiên cứu sáng tạo
mẫu mã mới.
- Phòng vật tư: Tổ chức cung ứng, bảo quản máy móc, thiết bị, vật tư,
nguyên vật liệu kịp thời cho các xí nghiệp sản xuất và lắp ráp. Tổ chức công tác
thống kê, phản ánh kịp thời hiện trạng SXKD của Công Ty.
- Hệ thống các Xí nghiệp (Lắp ráp, Nhựa, Cơ khí, Động cơ, Sơn): Nhận
nhiệm vụ sản xuất lắp ráp xe máy, đánh giá, phân loại vật tư, linh kiện xe máy,
hàng hóa…
1.2. Các nguồn lực của doanh nghiệp
1.2.1. Nguồn vốn kinh doanh của công ty qua 3 năm từ 2010 đến 2012
Vốn là phạm trù trong lĩnh vực tài chính, nó gắn liền với sản xuất hàng
hóa. Vốn sản xuất trong công ty là hình thái giá trị của toàn bộ tư liệu sản xuất
được công ty sử dụng một cách hợp lý và có khoa học, dung vào sản xuất kinh
doanh. Tình hình nguồn vốn được thể hiện qua bảng 2
Bảng 2 cho thấy: Vốn cố định tăng dần tuy không nhiều và vốn lưu động năm

2011 lại giám chứng tỏ việc kinh doanh của Công ty có hiệu quả dù không cao.
Công ty Tiến Lộc đi vào hoạt động được hơn 12 năm nhưng có quy mô vừa và
nhỏ nên khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp có quy mô lớn về cả vốn
và nhân lực.
1.2.2.Tình hình sử dụng lao động của công ty qua 3 năm 2010 – 2012
Yếu tố giúp ta nhận biết được một doanh nghiệp hoạt động tốt hay
không, thành công hay không chính là lực lượng nhân sự của doanh nghiệp đó.
Chính con người với sức lực và trí tuệ của mình mới là nhân tố quyết định hiệu
quả hoạt động của nền kinh tế nói chung cũng như của từng doanh nghiệp nói
riêng. Chính vì vậy, công ty Tiến Lộc cũng đặc biệt quan tâm đến công tác
Nguyễn Anh Dũng_QL06

8

MSSV: 8CD00363N


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân

tuyển dụng và đào tạo lao động sao cho hợp lý để mang lại hiệu suất cao nhất.
Tình hình lao động của công ty được thể hiện qua bảng 3
Qua bảng 3 ta nhận thấy số lao động công ty tăng giảm không đồng đều.
Cụ thể, tổng số lao động năm 2011 so với năm 2010 tăng 2,32% tương ứng 16
người. Năm 2012 thì tổng số lao động của công ty cũng nằm ở mức tăng 1,56%
so với năm 2011, tương ứng 11 người, sự biến động này là do công ty tập trung
vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh đồng thời do kinh tế - xã hội cả nước
phục hồi trong năm 2011 sau hơn một năm bị tác động mạnh của lạm phát
tnagw cao và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Lao động nam là lực lượng chủ yếu trong công ty và số lao động này
luôn đạt mức tăng khá ổn định trong 2 giai đoạn phân tích trên. Vì đây là lực
lượng nòng cốt nên số lao động nam luôn chiếm số lượng lớn với 82,26% vào
năm 2012, trong khi đó, lao động nữ chỉ chiếm 17,74% trong tổng số lao động
của công ty, họ tập trung chủ yếu ở khối văn phòng. Do công ty chuyên sản
xuất và lắp ráp xe máy sẽ chuyên về kỹ thuật hơn nên thu hút nhiều lao động
nam hơn lao động nữ.
Lao động có trình độ trên ĐH, ĐH, CĐ có 142 người chiếm 19,83%. Với
một tỷ lệ như trên, công ty đã có số lượng lao động có trình độ tương đối cao.
Lực lượng lao động này phục vụ chủ yếu cho công tác lãnh đạo, quản lý.
Năm 2012, lao động trung cấp có 91 người chiếm 12,71% trong tổng số
lao đọng của công ty. Đây là lực lượng lao động chiếm tỷ lệ ít nhất trong công
ty.
Lao động phổ thông năm 2011 tăng 2,58% so với năm 2010, tương ứng
12 người và 1,26% là tỷ lệ tăng số lao động của năm 2012 so với năm 2011,
ứng với 6 người. Nhìn chung năm 2012 lao động phổ thông có 438 người,
chiếm 67.46% tổng lao động toàn công ty, là lực lượng lao động đông đảo nhất
trong công ty, đồng thời cũng là lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
Nguyễn Anh Dũng_QL06

9

MSSV: 8CD00363N


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân

Nhìn chung trình độ lao động của công ty Tiến Lộc tương đối khá. Tuy

nhiên công ty cần chú trọng hơn trong khâu tuyển dụng nhân sự để có được lực
lượng công nhân có tay nghề cao và có trình độ tốt hơn. Điều này sẽ làm cho
tình hình sản xuất được cải thiện tốt, tăng năng suất trong lao động và thu hút
được một lực lượng lao động có trình độ hơn.
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến 2012
Kết quả hoạt động SXKD của Công ty được thể hiện qua báo cáo Kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010 – 2012. (bảng 4)
Nhờ quá trình phát triển đa dạng hóa sản phẩm với nhiều chủng loại
khác nhau của xe máy nói chung và xe ga nói riêng đã thúc đẩy quá trình hoạt
động kinh doanh thương mại và sản xuất của công ty, làm cho doanh thu liên
tục tăng mạnh qua các năm
Năm 2012 doanh thu của công ty đạt 724440 triệu đồng tăng 147101 triệu
ứng với tỷ lệ tăng là 25.48%. Đó là một dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty có khả
năng đứng vững trên thị trường xe máy nói chung và thị trường sản xuất, lắp
ráp xe máy trong nước nói riêng. Có được sự thành công như vậy là do có sự
nỗ lực cố gắng rất lớn của lãnh đạo công ty, họ đã không ngừng tìm kiếm thị
trường, phát triển sản phẩm mới, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, bên
cạnh đó cũng có sự góp sức không nhỏ của công nhân viên
Mặc dù doanh thu của công ty liên tục tăng nhưng chi phí của công ty
cũng tăng đáng kể, làm giảm lợi nhuận của công ty. Chi phí bao gồm chi phí
nhập các thiết bị, linh kiện; chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất, chi phí bán
hàng…
Năm 2011 tổng chi phí của công ty là 531134 triệu đồng tăng 144755
triệu so với năm 2010, điều đáng quan tâm nhất ở đây chính là tỷ lệ tăng chi
phí 37.46% cao hơn tỷ lệ doanh thu. Nguyên nhân chính của việc tăng chi phí
mạnh như vậy là do năm 2011 công ty sản xuất, lắp ráp them loại xe ga mới đó
Nguyễn Anh Dũng_QL06

10


MSSV: 8CD00363N


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân

là SAPHIRE BELLA 125LS 2011. Cho thấy công ty đã gây lãng phí trong hoạt
động kinh doanh của mình. Lãnh đạo công ty cần xem xét lại và có biện pháp
thích hợp xử lý để hoạt động kinh doanh đem lại kết quả cao. Năm 2012 tổng
chi phí của công ty là 665060 triệu đồng tăng 133926 triệu so với năm 2011,
tuy nhiên tỷ lệ tăng chi phí là 25.22%, thấp hơn tỉ lệ tăng doanh thu vì vậy việc
quản lý chi phí của công ty là tốt không bị lãng phí.
Do tổng doanh thu có xu hướng tăng mạnh vì thế các khoản nộp ngân
sách cho nhà nước vẫn tăng đều qua các năm.
Doanh thu của công ty tăng vì vậy mức lương bình quân của công ty
cũng tăng. Tuy nhiên tỷ lệ tăng mức lương bình quân còn thấp so với tỷ lệ
doanh thu, tỷ lệ tăng lương chỉ đạt 5.29% trong khi đó tỷ lệ tăng doanh thu là
25.48%. Đây không hẳn là mức lương cao so với mặt bằng chung và tình hình
thực tế hiện nay, tuy vậy công ty đã cố gắng để cải thiện mức lương qua mỗi
năm để nhằm đảm bảo cuộc sống của người lao động.
Về chỉ tiêu lợi nhuận hàng năm của công ty không ngừng tăng lên tạo
điều kiện cho công ty phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh. Năm 2011
lợi nhuận sau thuế của công ty là 34.884.780.000 đồng tăng 6.608.520.000
đồng với tỷ lệ tăng 23.37% so với năm 2010. Năm 2012 lợi nhuận đạt được là
44.831.900.000 đồng tăng 9.947.120.000 đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 28.51%.
Điều này cho thấy công ty không những bảo toàn được vốn mà còn có lãi với tỷ
lệ tăng khá cao. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào số tuyệt đối của chỉ tiêu lợi nhuận
thì không thể nói con số tăng thì hiệu quả kinh doanh của công ty và hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng được. Bởi khi doanh thu hàng năm của

công ty lớn nhưng chi phí cũng tăng tương ứng hay tăng với tốc độ cao hơn tốc
độ tăng doanh thu thì số tuyệt đối lợi nhuận tăng nhưng rõ rang không hiệu
quả. Vì thế ta phải dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận/doanh thu để đánh giá, thì hiệu

Nguyễn Anh Dũng_QL06

11

MSSV: 8CD00363N


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân

quả sử dụng vốn của công ty năm 2011 kém hơn 2010 nhưng hiệu quả sử dụng
vốn năm 2012 tốt hơn 2011.
Như vậy sau hơn 10 năm thành lập và hoạt động trong nền kinh tế thị
trường, công ty TNHH SX - TM Tiến Lộc đã từng bước khẳng định được vị trí
của mình, tổng doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty liên tục tăng qua các
năm. Đây cũng là thành tích phản ánh sự trưởng thành và phát triển của công
ty.

CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY
MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM XE MÁY CỦA CÔNG TY
2.1. Nội dung chủ yếu của quá trình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty
2.1.1. Nghiên cứu thị trường
Thông qua các hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống báo cáo bán hàng của
Công ty, Công ty có được các thông tin nội bộ như : các đơn đặt hàng, doanh
thu, lượng tồn kho, dòng tiền mặt, các khoản phải thu, đặc điểm của các sản

phẩm,…
Công ty cũng đã thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh, khách hàng,
môi trường vĩ mô. Các thông tin này bao gồm: nhu cầu, hoạt động, ý kiến của
khách hàng, các bước phát triển của đối thủ cạnh tranh, các biến động trong môi
trường vĩ mô như các quy định pháp lý mới, các tiến bộ công nghệ, những sự
kiện xã hội,…
Công ty có được những thông tin này thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng, những cuộc gặp gỡ và khảo sát riêng, …
Từ những kết quả phân tích các nội dung trên, công ty sẽ có những đánh giá
tiềm năng thị trường tổng thể, đo lường thị phần và khách hàng tiềm năng của
doanh nghiệp.
2.1.2. Chiến lược sản phẩm
Nguyễn Anh Dũng_QL06

12

MSSV: 8CD00363N


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân

Chiến lược sản phẩm là tổng thể các định hướng, các nguyên tắc và biện pháp
thực hiện nhằm xây dựng sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Hiện nay công ty định vị các sản phẩm của mình theo 3 dòng sản phẩm:
- Dòng sản phẩm chất lượng cao: chất lượng ngang bằng với hàng nhập khẩu,
giá cạnh tranh, phục vụ đối tượng khách hàng lớn, sang trọng.
- Dòng sản phẩm cao cấp: Chất lượng, thẩm mỹ, giá cả cao hơn so với hàng
cạnh tranh trong nước 15%, đáp ứng nhu cầu thông thường của người tiêu

dùng
-

Dòng sản phẩm tiết kiệm: Chất lượng trung bình, có khả năng cạnh tranh
với hàng cạnh tranh, giá cao hơn 5%, phục vụ khách hàng quan tâm nhiều
đến giá, ít quan tâm đến chất lượng, bảo hành và dịch vụ sau bán hàng.

Để phân chia sản phẩm thành các dòng trên công ty đã dựa vào đặc điểm của
từng loại đối tượng khách hàng, nhu cầu, khả năng thanh toán của họ. Việc gắn
nhãn hiệu của công ty lên các sản phẩm cũng cần phải xem xét trong chính sách
sản phẩm.
2.1.3. Chính sách giá
Chính sách giá cả hiện nay của công ty dựa trên chi phí kinh doanh của
từng dòng sản phẩm và mối quan hệ của các thành viên trong kênh phân phối
với công ty để phân chia thành 3 mức giá, bắt đầu từ giá bán lẻ công ty xác
định mức chiết khấu cho các cấp đại lý có xem xét đến khối lượng đơn hàng để
đảm bảo mức lợi nhuận hấp dẫn các đại lý.
Hiện nay giá các sản phẩm của Tiến Lộc cao hơn khoảng từ 10-15% so
với mức giá của các đối thủ cạnh tranh. Tùy theo giá nguyên vật liệu đầu vào
mà công ty thường xuyên thay đổi giá bán, việc thay đổi giá bán này sẽ được
thông báo trước cho các đại lý trong vòng một tuần để các đại lý chủ động trong
việc điều chỉnh giá bán cho phù hợp với chủ trương của công ty. Ngoài việc áp
dụng tỷ lệ chiết khấu như trên, công ty còn áp dụng chính sách giá cả với những
Nguyễn Anh Dũng_QL06

13

MSSV: 8CD00363N



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân

sản phẩm lấy thường xuyên và lấy theo số lượng lớn như với khách hàng mua
50-100 chiếc thì được giảm 5%, với khách hàng mua từ 100 – 200 chiếc thì
được giảm 7% , còn với khách hàng mua từ 200 chiếc trở lên sẽ được giảm giá
10%. Phương thức bán này kích thích nhu cầu người khách hàng,nhất là những
khách hàng có tiềm lực tài chính vì khi mua hàng họ được hưởng một khoản lợi
không nhỏ. Phương thức này vừa kích thích được nhu cầu vừa giúp công ty
quay vòng vốn nhanh hơn, tuy nhiên công ty phải chịu thiệt do giảm giá bán.
2.1.4. Chiến lược phân phối và dịch vụ sau bán hàng.
* Kênh phân phối
Với mục đích và phương châm để bao phủ thị trường , hiện nay cấu trúc
kênh phân phối của chi nhánh công ty được thiết kế bao gồm loại kênh:
 Kênh trực tiếp (kênh không cấp): TL - Người tiêu dùng
 Kênh gián tiếp:
- Kênh cấp I: TL - Đại lý cấp I - Người tiêu dùng
- Kênh cấp II: TL - Đại lý cấp I - Đại lý cấp II - Người tiêu dùng
Sơ đồ 2. Hệ thống kênh phân phối của công ty TNHH SX - TM Tiến Lộc

Nguyễn Anh Dũng_QL06

14

MSSV: 8CD00363N


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân
Công ty TNHH SX - TM Tiến Lộc

Nhà Phân phối (đại lý cấp I)

Đại lý (cấp
II)

Cửa
hàng

P. Kinh doanh

KH (NPP)

Showroom (cửa hàng
thuộc công ty)

KH( cty lắp ráp)

NGƯỜI TIÊU DÙNG

Kênh trực tiếp
Kênh phân phối trực tiếp hay còn gọi là kênh không cấp tức là trong kênh
này các trung gian thương mại là không có. Ở loại kênh này, công ty thực hiện
việc phân phối sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các cửa hàng
showroom . Hiện nay công ty có 12 cửa hàng giới thiệu sản phẩm: 4 cửa khách
hàng ở Hà Nội, 1 ở Hải Phòng, 1 ở Quảng Ninh, 1 ở Hà Nam, 5 ở TP HCM
Khách hàng của công ty trong kênh phân phối trực tiếp bao gồm hai dạng:
Thứ nhất là các đại lý. Hiện nay, công ty đã ký hợp đồng với hơn 100 đại lý

lớn nhỏ, làm trung gian phân phối sản phẩm của mình, nằm trải dài từ Nam ra
Bắc. Doanh thu của công ty chủ yếu do hệ thống đại lý đem lại, nó chiếm
khoảng 78% doanh thu ( năm 2011), Đây là con số không nhỏ cho thấy sự thành
công của công ty trong việc đề xuất các chiến lược bán hang cũng như việc thiết
lập một kênh phân phối hiện tại.
Nguyễn Anh Dũng_QL06

15

MSSV: 8CD00363N


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân

Công ty luôn có những phương pháp bán hang riêng đối với các khách hang
là dại lý, từ chiết khấu hoa hồng 5% cho tới bảo hành vận chuyển, hay những
phương pháp hỗ trợ cho họ trong công cuộc bán hàng, nhằm tạo ra những giá trị
gia tăng.
Thứ hai là khách hàng là công ty sản xuất, lắp ráp xe máy.
Là những khách hàng không thường xuyên của công ty, họ cùng gia công
một loại sản phẩm ( chi tiết xe máy ) và khi có hợp đồng số lượng lớn thì họ ký
hợp đồng với công ty nhằm đảm bảo số lượng giao cho khách hàng của họ.
Việc xác định khách hàng trong kênh trực tiếp có ý nghĩa quan trọng để
công ty có phương hướng thích hợp phát triển kênh này thông qua các đơn hàng
cung cấp bởi sản lượng tiêu thụ theo kênh này mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong
tổng số nhưng đang có xu hướng tăng lên. Chứng tỏ kênh trực tiếp đang dần
phát huy được vai trò và sức mạnh của mình.
Kênh gián tiếp

Kênh gián tiếp là kênh mà chi nhánh công ty không bán hàng trực tiếp cho
người sử dụng cuối cùng mà giữa công ty và người sử dụng cuối cùng được liên
kết với nhau thông qua các trung gian thương mại.
Kênh gián tiếp của chi nhánh công ty bao gồm kênh 1 cấp và kênh 2 cấp
với mạng lưới trung gian là các đại lý cấp I, đại lý cấp II:
* Ở kênh một cấp thì chi nhánh công ty thực hiện việc phân phối sản phẩm đến
tay người sử dụng thông qua các đại lý cấp I.
* Ở kênh hai cấp thì Các đại lý cấp I lấy hàng của chi nhánh công ty sau đó
thông qua các đại lý cấp II đưa đến tay người người sử dụng.
Việc phân loại các đại lý phải dựa vào các tiêu thức nhất định từ đó tùy theo
từng cấp đại lý mà công ty có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ thích hợp.
Trước hết, để trở thành đại lý cấp I thì các khách hàng của công ty phải đáp
ứng được các tiêu thức sau:
Nguyễn Anh Dũng_QL06

16

MSSV: 8CD00363N


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân

- Đang là đại lý của Tiến Lộc
- Bán sản phẩm xe máy của Tiến Lộc sản xuất và phân phối
- Tổng doanh số bán hàng tối thiểu 400.000.000 đồng/ quý trong đó tỷ lệ
doanh số sản phẩm tấm tối thiểu 20% trên tổng doanh số
- Đạt các tiêu chuẩn đánh giá nội bộ là đại lý cấp I của Tiến Lộc
+ Doanh số ổn định, phát sinh đều trong các quý

+ Đang là nhà phân phối, có mạng lưới phân phối nhất định. Có kho
bãi, ô tô vận chuyển.
+ Tài chính ổn định, có khả năng thanh toán tốt
+ Có bề dày kinh nghiệm trong việc kinh doanh xe máy
Để trở thành đại lý cấp II thì các tiêu thức là:
- Bán sản phẩm xe máy của Vĩnh Tường sản xuất và được đại lý cấp I
phân phối
- Tổng doanh số bán hàng 100.000.000- 400.000.000 đồng/ quý trong đó
tỷ lệ doanh số sản phẩm tấm tối thiểu là 10% tổng doanh số
Từ các tiêu thức phân loại trên chi nhánh công ty sẽ có những chính sách ưu đãi
riêng với từng cấp đại lý.
* Dịch vụ sau bán hàng
Trong nền kinh tế thị trường dịch vụ trong và sau bán hàng có ý nghĩ hết
sức quan trọng, ảnh hưởng nhiều tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Do vậy
nhận thức đúng đắn được vấn đề này công ty không chỉ nhận được sự tín nhiệm
nơi khách hàng mà còn thúc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
Trong quá trình bán hàng nhân viên công ty luôn hướng dẫn khách hàng
cách sử dụng, bảo quản hàng hóa một cách chi tiết để khách hàng biết, hiểu hơn
về những tính năng tiện lợi nổi bật nhất của sản phẩm. Đối với sản phẩm của
công ty nếu có sự không hoàn chỉnh, hoặc không đúng những chỉ số công ty
đưa ra về sản phẩm, công ty sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm đổi hàng lại hoặc
chỉnh sửa trong thời gian ngắn nhất cho khách hàng.
Nguyễn Anh Dũng_QL06

17

MSSV: 8CD00363N


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân

Cần có chế độ bảo dưỡng xe sau khi mua một cách tốt hơn, thường xuyên
thu nhập ý kiến về mức độ thỏa mãn của khách hàng, giới thiệu gợi ý sản phẩm
mới, gửi thiệp, quà tặng chúc mừng đến những khách hàng thân thiết nhân dịp
lễ, tết.
2.1.5. Đối thủ cạnh tranh hiện tại cần quan tâm:
Trong mọi giai đoạn của cơ chế thị trường, đối thủ cạnh tranh là một nhân tố
mà các doanh nghiệp phải luôn chú tâm tìm hiểu và đề phòng sự ảnh hưởng của
nó đối với doanh nghiệp và khách hàng của họ.

Biểu đồ thị phần các công ty sản xuất và lắp ráp xe máy trên thị trường
năm 2010 – 2012

Nguyễn Anh Dũng_QL06

18

MSSV: 8CD00363N


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân

Hiện nay, trên thị trường công nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy, công ty
Sufat - Việt Nam vẫn giữ ngôi vị hàng đầu về uy tín chất lượng sản phẩm và
chiếm 38% trong thị phần của các công ty sản xuất, lắp ráp xe máy trên thị
trường. Theo sau là công ty TNHH SX-TM Tiến Lộc (TIENLOC), công ty

TNHH Ôtô Xe máy DETECH… Là công ty đứng vị trí thứ hai sau Sufat nhưng
TIENLOC vẫn luôn được nhìn nhận là công ty có tầm nhìn và sự phát triển
vững chắc từ khi thành lập đến nay.
Nắm bắt được những hạn chế của mình và những điểm mạnh của đối thủ,
công ty TIENLOC luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi một cách sàn lọc cái mới,
cái tốt của đối phương. Công ty ngày càng có những chính sách tiêu thụ, phân
phối sản phẩm hợp lý hơn, đặc biệt là khi gặp những sự cố bất ngờ công ty luôn
giải quyết một cách có hiệu quả nhằm giữ được mối quan hệ gắn bó với các
khách hàng của công ty.
Như đã nói, trên thị trường công nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy, sự cạnh
tranh về giá là rất thấp, chủ yếu chỉ cạnh tranh về uy tín, chất lượng sản phẩm,
kinh nghiệm của nhà sản xuất như: Công ty TNHH Sufat-Việt Nam… Nhưng
Nguyễn Anh Dũng_QL06

19

MSSV: 8CD00363N


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân

cũng có một số ít công ty sử dụng chiến lược định giá thấp hơn một chút như:
công ty TNHH Ôtô Xe máy DETECH… Do đó, công ty phải luôn chú ý đến
từng đối thủ cạnh tranh để có thể đưa ra các biện pháp đối phó phù hợp, tuy
nhiên công ty cũng quá tập trung vào việc đề phòng đối thủ mà quên mất nhiệm
vụ phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Công ty TNHH Sufat-Việt Nam
Ngày 8/8/1996 được xem là ngày thành lập doanh nghiệp SUFAT Việt

Nam( Tên gọi ban đầu là công ty TNHH Phạm Tú). Thành lập trước công ty
TIẾN LỘC 3 năm, nhưng tốc độ phát triển cũng như cung ứng những sản phẩm
luôn được người tiêu dung đánh giá cao. Chiếm hơn TIENLOC 8%, Đây là một
đối thủ mạnh mà TIENLOC luôn luôn cố gắng phấn đấu để đuổi kịp.
Sufat-Việt Nam có hợp đồng liên doanh hợp tác với nhóm chuyên gia Nhật
Bản, Đài Loan đã cho ra đời nhiều loại sản phẩm hoàn hảo về chất lượng, giá cả
hợp lý được người tiêu dung Việt Nam ưa chuộng.
Hiện tại Sufat bắt đầu chuyển từ đầu tư chiều rộng sang đầu tư chiều sâu,
đặc biệt là thiết kế và nghiên cứu sản phẩm mới.
Công ty TNHH Ôtô Xe máy DETECH
Ngoài công ty TNHH Sufat-Việt Nam, TIENLOC còn tập trung chú ý đến
công ty TNHH Ôtô Xe máy DETECH. Trải qua quá trình hình thành và phát
triển hơn 10 năm DETECH đã thực sự chiếm được sự tin cậy của người tiêu
dùng ở vùng có địa hình đèo dốc, nông thôn. Ngoài ra công ty còn có sự đầu tư
xây dựng một trung tâm thiết kế khuôn mẫu với các máy móc thiết bị hiện đại.
Nói tóm lại, bất cứ một doanh nghiệp nào kinh doanh sản xuất trong ngành
công nghiệp xe máy đều là đối thủ cạnh tranh của công ty nhưng công ty TNHH
Sufat-Việt Nam và công ty TNHH Ôtô Xe máy DETECH là hai đối thủ công ty
thấy phải suy nghĩ, đề phòng và tìm hiểu nhiều nhất. Với tình huống khách nhau
công ty đều có một phương pháp riêng để đối phó.
Nguyễn Anh Dũng_QL06

20

MSSV: 8CD00363N


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân


2.2. Phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty
2.2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo các ngành hàng
Kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hóa là toàn bộ doanh thu từ các mặt hàng
của công ty sau một năm hoạt động. Đây là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá
sự thành công hay thất bại của công ty trong hoạt động kinh doanh. Doanh thu
của công ty cao có nghĩa là hoạt động tiêu thụ sản phẩm đang rất tốt, còn nếu
doanh thu năm sau thấp hơn năm trước thì hoạt động tiêu thụ đang suy giảm
dần cần có biện pháp khắc phục.
Phân tích hoạt động tiêu thụ hàng hóa giúp nhà quản trị biết được thế mạnh
của công ty cũng như những hạn chế yếu kém mà công ty cần giải quyết, khắc
phục. Qua đó ban lãnh đạo công ty sẽ có chiến lược kinh doanh thích hợp nhằm
thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo tái đầu tư
tăng thị phần.
Như ta đã biết thì công ty TNHH SX-TM Tiến Lộc là một công ty tư nhân
với 100% vốn đầu tư trong nước. Nguồn doanh thu của công ty không chỉ xuất
phát từ hoạt động kinh doanh, thương mại sản phẩm chính là lắp ráp xe gắn
máy các loại từ 50cc đến125cc bao gồm xe số và xe tay ga, mà doanh thu từ
hoạt động sản xuất các chi tiết động cơ, chi tiết xe gắn máy… cũng góp phần
không nhỏ làm tăng tổng doanh thu của công ty qua các năm. (bảng 5)
Qua bảng số liệu ta có thể thấy.
Tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm
tăng khá mạnh.
Năm 2011 tổng doanh thu của công ty tăng 36,22% so với năm 2010 và
năm 2012 tăng là 25,48% so với năm 2011. Đây là một sự tăng trưởng rất tốt
nhằm củng cố và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong
những năm tiếp theo. Có được kết quả khả quan như vậy là do công ty đã phát
Nguyễn Anh Dũng_QL06

21


MSSV: 8CD00363N


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân

triển được cả hoạt động sản xuất cũng như hoạt động kinh doanh thương mại
của mình
Năm 2011 doanh thu từ hoạt động sản xuất 254831 triệu đồng năm tăng
27217 triệu đồng với tỷ lệ tăng 11,96% so với năm 2010 chiểm tỷ trọng 44,14%
làm cho tổng doanh thu tăng 27217 triệu đồng.
Doanh thu từ hoạt động sản xuất tăng là do thời kỳ này công ty nhận gia
công và sản xuất thêm một số sản phẩm có màu sắc khác nhau, thực hiện việc
đa dạng hóa sản phẩm, vì thế sản phẩm sản xuất ra tăng rất nhiều. Ngoài ra
trong năm nay công ty áp dụng hình thức bán trả chậm, đây là hình thức bán
hàng mới kích thích việc tiêu thụ hàng hóa, nhưng mới chỉ áp dụng cho những
khách hàng quen, thân thiết của công ty.
Năm 2011 doanh thu từ hoạt động thương mại là 322508 triệu đồng tăng
126219 triệu đồng với tỷ lệ tăng 64,36% so với năm 2010 chiếm tỷ trọng
55,86% làm cho doanh thu của công ty tăng 126219 triệu đồng.
Doanh thu từ hoạt động thương mại đạt mức kỷ lục với tỷ lệ tăng 64,36%
là do thời kỳ này nhu cầu về xe máy tăng, tuy nhiên nhu cầu tăng mạnh nhất là
đối với xe tay ga tầm trung mà hiện công ty đang lựa chọn đầu tư, phát triển
phân khúc này. Ngoài nhu cầu của thị trường tăng thì công ty cũng có thêm một
số bạn hàng mới, làm cho việc tiêu thụ hàng hóa tăng cao đem lại sự thành công
cho công ty.
Năm 2011 có thể nói là năm hoạt động thương mại phát triển rất nhanh từ
khi thành lập công ty, tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt trong

năm 2011 công ty TNHH SX-TM Tiến Lộc đã giới thiệu mẫu xe mới, thời trang
tên Bella 125cc. Dòng xe mới này được nghiên cứu kỹ lưỡng chất lượng và
hình dán cũng như thị hiếu người tiêu dùng trước khi đưa ra thị trường. Loại xe
này tuy mới được giới thiệu ra thị trường thời gian gần đây nhưng khối lượng
tiêu thụ rất cao mang lại nguồn doanh thu lớn cho công ty. Đây cũng là nguyên
nhân chính làm cho doanh thu từ hoạt động thương mại tăng nhanh với tỷ lệ
64,36%.
Nguyễn Anh Dũng_QL06

22

MSSV: 8CD00363N


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân

Tổng doanh thu năm 2012 so với 2011 tăng 147101 triệu đồng, tỷ lệ tăng
là 25,48%. Đây là một tỷ lệ tăng được đánh giá rất tốt nhằm đảm bảo sự tăng
trưởng và phát triển bền vững trong tương lai.
2.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng của công ty
Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng của công ty, từ đó ta sẽ biết
được đâu là sản phẩm chủ chốt, sản phẩm chiến lược và tìm ra những sản phẩm
lạc hậu, sản phẩm cần cải tiến từ đó có biện pháp thích hợp để xửu lý đảm bảo
hoạt động thương mại luôn luôn ổn định, phát triển. (bảng 6)
Năm 2011 doanh thu từ hoạt động kinh doanh xa ga đạt 163834 triệu
đồng tăng 71,8% so với năm 2010. Sở dĩ có tỷ lệ tăng mạnh như vậy là do công
ty đã nắm bắt kịp thời nhu cầu về xe tay ga tầm trung của người tiêu dùng, từ đó
đã có sự điều chỉnh giá cả phù hợp và nhanh chóng trong cách thức phân phối

đến tay người tiêu dùng.
Đối với hoạt động kinh doanh xe số cũng đạt được kết quả cao. Doanh
thu xe số năm 2011 đạt 158674 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 57.33% so với năm
2010
Năm 2012 doanh thu từ hoạt động kinh doanh xe ga tăng 30,81% so với
năm 2011. Điều này cho thấy các sản phẩm xe tay ga của công ty đang có
những bước đi thuận lợi, được sự chấp nhận của thị trường về chất lượng, mẫu
mã, kiểu dáng và ngày càng có những tính năng tiện dụng hơn cho người tiêu
dùng.
2.2.3. . Phân tích tiêu thụ theo phương thức bán
Việc bán hàng trong công ty được thực hiện bằng những phương thức khác
nhau: Bán buôn, bán đại lý và bán trả chậm. Mỗi phương thức bán có đặc điểm
kinh tế kỹ thuật khác nhau và có ảnh hưởng tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm của
công ty.
Nguyễn Anh Dũng_QL06

23

MSSV: 8CD00363N


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Vân

Phân tích doanh thu theo phương thức bán nhằm mục đích đánh giá tình hình và
khả năng đa dạng hóa các phương thức bán hàng của công ty. Qua đó tìm ra
những phương thức bán hàng thích hợp để vừa đẩy mạnh hoạt động bán hàng
tăng doanh thu vừa đảm bảo lợi nhuận cho công ty. (bảng 7)
Từ bảng số liệu trên ta thấy:

Trong các hình thức bán hàng của doanh nghiệp thì doanh thu bán buôn
luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và có sự tăng đều qua các năm. Bán buôn là hình
thức bán hàng chủ yếu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa
với khối lượng lớn và thu hồi vốn nhanh.
Bán trả chậm là hình thức công ty áp dụng năm 2011 đây có thể coi
là một biện pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa. Khách hàng có thể
nhận hàng trước và hai bên sẽ thỏa thuận và cam kết với nhau về thời
điểm thanh toán (ví dụ thanh toán sau đó 90 ngày kể từ ngày khách hàng
nhận được hàng). Doanh thu bán trả chậm tăng khá cao dù phương thức
này chỉ mới áp dụng 2 năm, tuy nhiên nó cũng gây tình trạng tồn đọng vốn
khá lớn. bán trả chậm chỉ áp dụng đối với những khách hàng thân thiết với
công ty và phải thanh toán đầy đủ như đã cam kết trong hợp đồng. Tuy
nhiên với những khách hàng có nguồn vốn hạn chế thì việc mua bán trả
chậm luôn là hình thức được lựa chọn.
Bán đại lý chiếm tỷ trọng xếp vị trí thứ 2 sau bán buôn và có doanh thu
giao động qua các năm. Các đại lý này được hưởng hoa hồng tùy thuộc vào
doanh số bán và có nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm của công ty. Bán hàng thông
qua đại lý tuy không trực tiếp với công ty và công ty phải bỏ ra một lượng chi
phí, nhưng nó có ưu điểm là có thể mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của
công ty, và phản hồi nhanh chóng những góp ý của khách hàng. Cho nên công
ty cần giữ vứng những đại lý này và có thể mở rộng them các đại lý nhằm
khuếch trương sản phẩm của mình.
Nguyễn Anh Dũng_QL06

24

MSSV: 8CD00363N



×