Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận tập huấn thanh tra văn bằng không hợp lệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.46 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Do việc thiếu trách nhiệm, quan tâm sâu sát trong tổ chức và hoạt động quản lý
Nhà nước của các cấp có thẩm quyền, các ngành (UBND xã CT).....................12
Do một số bất cập trong các văn bản pháp luật, liên quan đến chế độ, chính sách
cho cán bộ, công chức, viên chức. Trong cơ chế chính sách của Việt Nam còn
coi trọng vấn đề bằng cấp trong tuyển dụng cũng như đánh giá, xét nâng lương
cho đội ngũ cán bộ công nhân viên chức.............................................................12
2. Hạn chế:..........................................................................................................12
a. Hậu quả về kinh tế .........................................................................................12
Sau khi bị phát hiện giả mạo, cô Thịnh bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi
việc đã làm giảm thu nhập tiền lương hàng tháng của cô, ảnh hưởng đến quá
trình công tác 12 mà cô đã theo đuổi để được hưởng chế độ hưu sau khi đến tuổi
về hưu theo quy định...........................................................................................12
Cuộc sống kinh tế gia đình sẽ mất ổn định, nếu cô Thịnh không có ý chí, nghị
lực, tìm cho mình một công việc thích hợp có thu nhập thì dẫn đến sa sút về kinh
tế và kéo theo các hệ luỵ khác trong cuộc sống gia đình....................................12
b. Hậu quả về xã hội :.........................................................................................12
Mất uy tín, lòng tin với đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh - xã hội..................12
Tình cảm chị em trong gia đình mẫu thuẫn, mặc cảm, ghen ghét và kéo theo các
hệ luỵ khác trong cuộc sống gia đình..................................................................12
IV. Đề xuất các giải pháp....................................................................................12
Thông qua tình huống cô Thịnh bị tốt cáo sử dụng văn bằng không hợp pháp để
được đi học và trở thành viên chức Nhà nước. Qua đó để chấm dứt tình trạng sử
dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp, đồng thời giúp các đơn vị sự nghiệp
công lập, các cơ quan Nhà nước trong công tác quản lý hồ sơ cá nhân, công tác
thanh tra, kiểm tra việc sử dụng văn bằng chứng chỉ của cán bộ, công chức, viên
chức trong đơn vị mình quản lý. Tôi xin đề xuất 4 giải pháp quyết sau:............12
1. Giải pháp 1:....................................................................................................12
Đề xuất các cấp có thẩm quyền chỉ đạo sát sao các phòng chuyên môn, các đơn
vị trường học nơi cô Thịnh công tác xử lý bằng hình thức cảnh cáo, không bố trí
giảng dạy mà chuẩn sang làm nhiệm vụ khác tại đơn vị cũ................................12


* Ưu điểm:..........................................................................................................13
Tham mưu với các cấp có thẩm quyền có biện pháp chỉ đạo xử lý vụ việc kịp
thời.......................................................................................................................13
Việc sai phạm của cô Thịnh đã được xử lý đảm bảo ổn định chính trị, tư tưởng
trong đội ngữ công chức, viên chức....................................................................13
Cô Thịnh vẫn có việc làm nuôi sống được bản thân, không phụ thuộc gia đình,
thu nhập từ lương tuy có giảm nhưng vẫn ổn định..............................................13
* Hạn chế:...........................................................................................................13
Chưa phát huy được tính nghiêm minh của pháp luật, quyền uy của các cơ quan
chức năng trong việc quản lý vi phạm của cô Nguyễn Thị Thịnh.......................13
Chưa có tính răn đe cao đối với những trường hợp tương tự như cô Nguyễn Thị
Thịnh nhưng chưa được phát hiện.......................................................................13
1


Tại đơn vị cũ do ảnh hưởng về yếu tố tâm lý nên cô Thịnh không thể hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao..............................................................................13
2. Giải pháp 2:....................................................................................................13
Đề xuất các cấp có thẩm quyền chỉ đạo sát sao các phòng chuyên môn, các đơn
vị trường học nơi cô Thịnh công tác xử lý bằng hình thức cảnh cáo, không bố trí
giảng dạy mà chuyển sang làm nhiệm vụ tại đơn vị khác xa trường cũ..............13
* Ưu điểm:..........................................................................................................13
Tham mưu với cấp có thẩm quyền có biện pháp chỉ đạo xử lý vụ việc kịp thời.
.............................................................................................................................13
Việc sai phạm của cô Thịnh đã được xử lý đảm bảo ổn định chính trị tư tưởng
trong đội ngũ cán bộ giáo viên............................................................................13
Cô Thịnh vẫn có việc làm nuôi sống được bản thân và con, không phụ thuộc
vào gia đình, thu nhập từ lương tuy có giảm nhưng vẫn ổn định........................13
* Hạn chế:...........................................................................................................13
Chưa phát huy được tính nghiêm minh của pháp luật, quyền uy của các cơ quan

chức năng trong việc xử lý vi phạm của cô Nguyễn Thị Thịnh..........................13
Chưa có tính răn đe cao đối với các trường hợp tương tự như cô Nguyễn Thị
Thịnh nhưng chưa được phát hiện.......................................................................13
Tại đơn vị mới nơi cô Thịnh công tác, xa nhà với mức lương thấp sẽ khó ổn
định để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao........................................................14
3. Giải pháp 3:....................................................................................................14
Đề xuất các cấp có thẩm quyền chỉ đạo sát sao các phòng chuyên môn, các đơn
vị trường học nơi cô Thịnh công tác xử lý bằng hình thức buộc thôi việc..........14
* Ưu điểm:..........................................................................................................14
Hành vi sai phạm của cô Nguyễn Thị Thịnh được xử lý nghiêm minh theo đúng
quy định của pháp luật, áp dụng hình thức buộc thôi việc đối với «Cán bộ, công
chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp để được học nâng cao trình
độ, chuyên môn nghiệp vụ, tuyển dụng vào cơ quan tổ chức, đơn vị Nhà nước»
.............................................................................................................................14
Giải quyết ngay được viên chức ngồi nhầm vị trí công tác................................14
Giúp các đơn vị trường học, cơ quan Nhà nước thanh lọc được những giáo viên
không có tính trung thực trong nghề nghiệp, giữ được uy tín cho ngành...........14
* Hạn chế:...........................................................................................................14
Cá nhân cô Nguyễn Thị Thịnh rơi vào tình thế bất lợi: Vừa mất công ăn việc
làm vừa không có thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống gia đình.......................14
4. Giải pháp 4:....................................................................................................14
Đề xuất các cấp có thẩm quyền chỉ đạo sát sao các phòng chuyên môn, các đơn
vị trường học nơi cô Thịnh công tác xử lý bằng hình thức thôi việc cho hưởng
chế độ một lần trước khi thôi việc.......................................................................14
* Ưu điểm:..........................................................................................................14
Hành vi sai phạm của cô Nguyễn Thị Thịnh được xử lý nghiêm minh theo đúng
quy định của pháp luật, áp dụng kỷ luật buộc thôi việc đối với «Cán bộ, công
chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp để được học nâng cao trình
độ, chuyên môn nghiệp vụ, tuyển dụng vào cơ quan tổ chức, đơn vị Nhà nước »
.............................................................................................................................14

2


Giải quyết ngay được viên chức ngồi nhầm vị trí công tác................................14
Giúp các đơn vị trường học, cơ quan Nhà nước thanh lọc được những.............14
giáo viên không có tính trung thực trong nghề nghiệp, giữ được uy tín cho
ngành...................................................................................................................15
Giúp cho cô Nguyễn Thị Thịnh có được một số tiền 12 năm công tác, đóng góp
cho sự nghiệp giáo dục tại địa phương, cô Thịnh có điều kiện tìm một công việc
mới để tiếp tục ổn định cuộc sống gia đình.........................................................15
* Hạn chế:...........................................................................................................15
Sẽ phải mất nhiều thời gian để nghiên cứu hồ sơ, các văn bản quy phạm pháp
luật để xem xét giải quyết....................................................................................15
Dựa vào việc so sánh mặt được và mặt còn hạn chế của 3 giải pháp đưa ra ở
trên, tôi lựa chọn giải pháp thứ 4 để xử lý tình huống sử dụng văn bằng không
hợp pháp tại trường THPT S, vì:.........................................................................15
Thứ nhất: Giải pháp này đáp ứng được các mục tiêu xử lý tình huống trên......15
Thứ hai: Sau khi xử lý vẫn để người vi phạm pháp luật tâm phục, khẩu phục,
đồng thời giúp họ có nghị lực vươn lên để ổn định cuộc sống gia đình, không
làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế xã hội, tình hình an ninh trật tự
tại địa phương......................................................................................................15
V. Tổ chức thực hiện giải pháp...........................................................................15
Thực hiện tốt vai trò của người cán bộ, khi nhận được thông tin về đơn vị có cá
nhân thể hiện hành vi không trung thực trong việc sử dụng các loại văn bằng,
chứng chỉ.............................................................................................................15
Trình tự, thử tục xử lý kỷ luật đối với viên chức được quy định từ Điều 15 đến
điều 19 của Nghị định số 27/2012/NĐ-CP, ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính
phủ.......................................................................................................................15
Bước 1: Sở Nội vụ phối hợp với Sở giáo dục và Đào tạo tiến hành làm việc với
ban lãnh đạo trường THPT S và UBND xã CT để xác minh sự việc, báo cáo cho

Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo ra quyết định tạm đình chỉ công tác..............15
đối với bà Nguyễn Thị Tịnh, thành lập Hội đồng kỷ luật....................................15
Bước 2: Triệu tập bà Nguyễn Thị Thịnh và yêu cầu bà Nguyễn Thị Thịnh tường
trình lại sự việc cụ thể về hành vi đang sử dụng các loại văn bằng, chứng.........15
chỉ và nộp toàn bộ các loại văn bằng chứng chỉ, giấy khai sinh, học bạ THPT và
các hồ sơ có liên quan..........................................................................................16
Bước 3: Chuẩn bị họp Hội đồng kỷ luật. Áp dụng Điều 18, Nghị định
27/2012/NĐ-CP, chậm nhất là 3 ngày làm việc trước cuộc họp của Hội đồng kỷ
luật, giấy triệu tập phải được gửi tới viên chức có hành vi vi phạm pháp luật.
Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt phải có lý do chính đáng.
Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt sau 02 lần gửi
giấy triệu tập thì đến lần 03 sau khi gửi giấy triệu tập, nếu viên chức đó vẫn
vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật.
Hồ sơ xử lý kỷ luật trình Hội đồng kỷ luật gồm: Bản tự kiểm điểm, trích ngang
sơ yếu lý lịch của viên chức, có hành vi vi phạm pháp luật, biên bản cuộc họp
kiểm điểm viên chức và các tài liệu giấy tờ có liên quan....................................16
Bước 4: Sau khi đã tập hợp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, nội dung đã xác minh,
Sở Nội vụ triệu tập cuộc họp đầy đủ các thành viên (Sở giáo dục và Đào tạo nơi
3


ký quyết định tuyển dụng viên chức, Sở Nội vụ, Ban giám hiệu trường THPT X,
Tranh tra, các cá nhân có liên quan)....................................................................16
Bước 5: Ra quyết định kỷ luật............................................................................16
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ
luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp
Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật gửi Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo)
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của
Hội đồng kỷ luật, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật đối
với bà Nguyễn Thị Thịnh. Trường THPT S, Sở giáo dục và Đào tạo Tuyên

Quang, Sở Nội vụ, UBND tỉnh, thực hiện giải quyết tình huống này dựa trên căn
cứ là Nghị định 27/2012/NĐ - CP. Việc này đã phần nào đóng góp vào cuộc vận
động «Nói không với vi phạm đại đức Nhà giáo và học sinh không đạt chuẩn
kiến thức lên lớp» của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá phẩm chất của
Nhà giáo cũng như cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước. Tuy nhiên trong quá
trình thực hiện vẫn cần phải xem xét các yếu tố khác như lý do thực hiện hành
vi, hoàn cảnh, mức độ hậu quả gây ra, .... của viên chức để đưa ra mức độ xử lý
phù hợp................................................................................................................16
Bước 6: Hướng dẫn giải quyết sau khi có kết luật kỷ luật.................................17
Đề nghị Bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả chế độ mà bà Nguyễn Thị Thịnh
đã đóng trong thời gian công tác giảng dạy có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
theo quy định hiện hành (12 năm) nhằm giúp đỡ bà Thịnh có một số tiền để tiếp
tục tìm kiếm việc làm mới, ổn định cuộc sống....................................................17
PHẦN C. KẾT LUẬN.........................................................................................17
Qua cách xử lý như trên đội ngữ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân rất
đồng tình và nhất trí quan điểm tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng và
pháp luật của Nhà nước. Đây là một vấn đề đang nổi cộm và khá nhạy cảm trong
các hoạt động Quản lý Nhà nước về lĩnh vực quản lý cán bộ, công chức, viên
chức hiện nay. Điều này làm ảnh hưởng lòng tin tới nhân dân. Thấm nhuần tư
tưởng «Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh». Tình huống này
là bài học kinh nghiệm để cán bộ, công chức, viên chức cần trung thực, chấp
hành nghiêm chỉnh trong công tác tuyển sinh và sử dụng các loại văn bằng
chứng chỉ.............................................................................................................17
1. Kiến nghị:.......................................................................................................17
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, ngành giáo dục
phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhất là việc xây dựng, bồi
dưỡng đội ngữ Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có đủ năng lực, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, lối sống xứng tầm với yêu cầu phát
triển của xã hội là việc làm hết sức cần thiết. Để đạt được điều đó thiết nghĩ
Đảng, Nhà nước cần tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác quản Nhà nước về

lĩnh vực giáo dục, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm giúp cho các cơ
quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp thực thi đúng qui
định của pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao,
trong đó chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất, thường xuyên và định17
kỳ về việc sử dụng, cấp phát văn bằng, chứng chỉ của các cơ quan, đơn vị có
thẩm quyền..........................................................................................................17
4


2. Đề xuất:..........................................................................................................17
Tập trung tuyên truyền phổ biến sâu rộng mọi chủ trương, đường lối của Đảng,
.............................................................................................................................17
hính sách pháp luật của Nhà nước cho đông đảo quần chúng, cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động hiểu rõ và tự giác thực hiện...................................18
Mỗi một cơ quan, đơn vị phải làm tốt công tác tiếp dân, tiếp nhận và giải quyết
kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân tại mỗi cơ
quan, đơn vị, tạo được niềm tin đối với nhân dân đối với đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước....................................................18
Việc xác minh, lưu trữ, bảo quản hồ sơ, việc cấp phát văn bằng chứng chỉ đối
với cơ quan, đơn vị phải hết sức chặt sẽ, khoa học, phải được cơ quan có thẩm
quyền thanh tra, kiểm tra thường xuyên đúng định kỳ. Việc xử lý lỷ luật đối với
cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức là cần thiết,
phải tìm hiểu rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, hoàn cảnh vi phạm pháp
luật để xử lý. Khi xử lý phải khách quan, vô tư trong việc đề xuất hình thức xử
lý kỷ luật để tạo niềm tin cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người
dân, để góp phần làm trong sạch bộ máy của cơ quan, đơn vị Nhà nước...........18
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện viết Tiểu luận, với sự hiểu biết và thời
gian đầu tư cho nghiên cứu Tiểu luận có hạn. Em mạnh dạn nêu lên những suy
nghĩ, quan điểm của mình về xử lý tình huống “Sử dụng văn bằng không hợp
pháp tại trường THPT S, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang”. Mặc dù đã có

nhiều cố gắng xong không thể tránh được những hạn chế và thiếu sót. Rất mong
nhận được ý kiến chỉ dẫn, đóng góp của các thầy giáo và các bạn đồng nghiệp để
Tiểu luận của em được hoàn thiện hơn, đó cũng là góp phần tăng cường nghiệp
vụ cho công tác cộng tác viên thanh tra giáo dục ở một số tỉnh miền Bắc, còn
nhiều khó khăn như tỉnh Tuyên Quang hiện nay.................................................18
Tuyên Quang, ngày 10 tháng 6 năm 2018...........................................................18
NGƯỜI VIẾT TIỂU LUẬN................................................................................18
Vũ Văn Dũng.......................................................................................................18
- Nghị định 27/2012/NĐ-CP, ngày 6/04/2012 của Chính phủ qui định về việc xử
lý kỷ luật viên chức và có trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.......19

5


PHẦN A. MỞ ĐẦU
Trong thời gian qua việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
dưới nhiều hình thức khác nhau tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn cả nước,
nhằm đáp ứng kịp những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp
ứng nhu cầu Công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập Quốc tế. Đây là việc
hoàn toàn đúng đắn, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và khuyến
khích.
Tuy nhiên bên cạnh việc quản lý, lưu trữ hồ sơ, cấp phát văn bằng, chứng
chỉ, việc thanh tra, kiểm tra các loại văn bằng, chứng chỉ của các cơ quan Nhà
nước chưa được chú trọng. Việc nhận thức về đường lối, chủ trương, chính sách
pháp luật của Nhà nước của một số bộ phận cán bộ, công chức, viên chức Nhà
nước chưa được đúng đắn dẫn đến lợi dụng kẽ hở; tình trạng sử dụng một số
văn bằng, chứng chỉ không phải của mình để tìm cách đi học, xét tuyển vào các
cơ quan, đơn vị, Nhà nước, thậm chí luồn lách để thăng tiến mà ít bị cơ quan
pháp luật phát hiện, xử lý.
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về “Đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết là tuyển dụng, bổ nhiệm, sắp
xếp bố trí đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo vị trí việc làm.
Trong đó tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trong các cơ sở
giáo dục đúng theo các văn bản hướng dẫn của Trung ương, tỉnh. Cần đặc biệt
chú trọng tuyển chọn những người có năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng,
phẩm chất đạo đức lối sống tốt, trung thực, có trách nhiệm, ý thức công việc,
lương tâm nghề nghiệp, thái độ hợp tác, có tinh thần xây dựng khối đại đoàn kết
thống nhất cao trong nội bộ cơ quan.

6


Trong Nghị quyết cũng đã khẳng định hai khâu then chốt trong đổi mới căn
bản toàn diện giáo dục đó là: “Đổi mới cơ chế quản lý, phát triển đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý; Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
các hoạt động giáo dục, tại các cơ sở giáo dục nhằm khắc phục các biểu hiện
tiêu cực trong giáo dục. Xử lý nghiêm, đúng pháp luận các hành vi vi phạm
pháp luật”.
Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật
thanh tra số 56/2010/QH12 thông qua ngày 15/11/2010; Luật khiếu nại số
02/2011/QH13; thông qua ngày 11/11/2011; Luật tố cáo số 03/2011/QH13,
thông qua ngày 11/11/2011; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83 /2012/NĐCP, ngày 9/10/2012 quy định về tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục và các
thông tư của Bộ giáo dục và Đào tạo liên quan đến cộng tác viên thanh tra.
Trong những năm học gần đây hiệu lực quản lý Nhà nước về các lĩnh vực
của đời sống xã hội, trong đó lĩnh vực giáo dục đặc biệt được chú trọng. Việc
thanh tra, kiểm tra sử dụng các loại văn bằng, chứng chỉ của cán bộ công chức,
viên chức (trong đó có độ ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý) trong các cơ quan

đơn vị sự nghiệp công lập Nhà nước bằt đầu quan tâm. Lãnh đạo các cấp có
thẩm quyền nhận thức được đó là việc làm thường xuyên và rất cần thiết để đánh
giá, sắp xếp, phân công việc hợp lý đối với cán bộ công chức, viên chức trong
các cơ quan Nhà nước. Theo thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo cho đến nay;
Thanh tra Bộ đã phát hiện và xử lý trên 3 nghìn trường hợp đã sử dụng văn
bằng, chứng chỉ không hợp pháp, trong đó có trên 600 trường hợp là công chức,
viên chức và gần 200 trường hợp đã bị kỷ luật, buộc thôi việc.
Được tham dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra Giáo dục
do Học viện Quản lý giáo dục tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.
Thời gian khóa học tuy không dài, nhưng với việc biên soạn nội dung,
chương trình giảng dạy ngắn gọn, đầy đủ, với sự tận tâm, trách nhiệm các giảng
viên đã truyền đạt những kiến thức cho lớp học gồm 71 học viên hiện là Hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng phòng, phó phòng, chuyên viên của các sở,
phòng cùng giáo viên cốt cán của Tiểu học, THCS và THPT. Sau 8 ngày được
7


bồi dưỡng kiến thức, chúng em nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của công tác
thanh tra, kiểm tra trong quy trình thực hiện nhiệm vụ của mình và nắm vững
hơn quy trình thanh tra, kiểm tra. Qua đó em xin chọn Tiểu luận xử lý tình
huống “Sử dụng văn bằng không hợp pháp tại trường THPT S, Huyện Na
Hang, tỉnh Tuyên Quang” làm Tiểu luận cuối khoá học.
Áp dụng vào thực tế tại cơ sở và tra cứu các văn bản quy phạm pháp luật
được ban hành có hiệu lực cùng với những kiến thức được nghiên cứu em đưa
ra những giải pháp thiết thực, giúp cho bản thân có nhiều kinh nghiệm trong quá
trình công tác để ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời ngày càng có kiến
thức, kỹ năng, bản lĩnh tham mưu tốt cho lãnh đạo, cơ quan tiếp tục xử lý
những tình huống xảy ra trong quá trình quản lý, điều hành các hoạt động giáo
dục tại cơ sở.
Góp phần tăng cường pháp chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước

và ngăn ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong công tác thanh tra,
kiểm tra là khâu hết sức quan trọng trong quản lý giáo dục.
PHẦN B. NỘI DUNG
I. Mô tả nêu tình huống:
Cô Nguyễn Thị Thu (chị) và cô Nguyễn Thị Thịnh (em) là hai chi em sinh
đôi học cùng nhau từ nhỏ cho đến THPT tại trường THPT X. Đến ngày 21
tháng 6 năm 1985 hai chị cô Thu và Thịnh cùng dự kỳ thi tốt nghiệp THPT
người chị Thu đỗ tốt nghiệp người em Thịnh do ham chơi không đỗ tốt nghiệp
và cũng không dự thi lại vào các năm tiếp theo. Một thời gian sau đó người chị
Thu không tiếp tục học chuyên nghiệm mà ở nhà làm giúp bố mẹ sinh sống tại
quê sau đó đi xây dựng gia đình tại xã CT, huyện SD, tỉnh Tuyên Quang. Sau 4
năm cô Thịnh muốn đi học chuyên nghiệm (Tại chức) của tỉnh nên đã lấy bằng,
học bạ, giấy khai sinh của chị Thu (người chị không được biết) nộp hồ sơ vào
học tại trung giáo giáo dục thường xuyên tỉnh Tuyên Quang kết hợp với trường
Đại học TN tổ chức, trong thời gian học chuyên nghiệp cô em (khi này mang
tên Thu) đã học rất tốt, hết khoá học được cấp bằng tốt nghiệp chuyên nghiệp và
được xét trúng tuyển vào biên chế Nhà nước (ngày 01/9/1993) tại một trường
8


THPT S, huyện G, tỉnh Tuyên Quang.
Tưởng chỉ dừng lại ở đó, nhưng sau một thời gian khá dài cô Thu ở quê
làm hội phụ nữ của thôn bản rất tốt và UBND xã xét thấy cô Thu có năng lực,
chuyên môn tốt nên cử đi học lớp Đại học Tại chức tại trung tâm giáo dục
thường xuyên tỉnh kết hợp với trường Đạo học Mở Hà Nội. Sau này sẽ cân nhắc
làm chủ tịch hội phụ nữ của UBND xã; Khi đó phải có hồ sơ tốt nghiệp THPT.
Cô chị về nhà bố mẹ đẻ tìm thì được biết là cô em tên Thịnh đã lấy toàn bộ hồ
sơ đi học rất lâu rồi; cô chị Thu hỏi cô em thì được cô em trả lời ậm ừ em không
lấy (không trả) và cô nói những lời súc phạm tới danh dự gia đình người chị
(người chồng vô tình biết được câu chuyện và lời lẽ của cô em vợ). Từ đó hai

chị em gây ra mâu thuẫn (người chị không được đi học).
Do đó người chồng ép người vợ (Thu) làm đơn (vào ngày 31/8/2005) tố
cáo người em Thịnh nên Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang với lý do
lấy trộm văn bằng, học bạ, giấy khai sinh của chị để được đi học.
Sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang nhận được đơn tố cáo
đã thành lập đoàn về trường THPT S kiểm tra, tiến hành rà soát thu hồi toàn bộ
hồ sở lý lịch của cô em Thu; Từ đó đoàn kiểm tra tiến hành về địa phương nơi
cư trú trước đây của cô Thịnh, Thu và trường THPT X, xác minh. Đã phát hiện
cô Nguyễn Thị Thu (trong hồ sơ) chính là cô em Nguyễn Thị Thịnh (Trong kỳ
thi THPT năm 1985 trượt tốt nghiệp).
II. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Qua tình huống trên, trong quá trình giao nhiệm vụ, phối hợp xác minh
làm rõ vấn đề việc sử dụng văn bằng không hợp pháp của cô Nguyễn Thị Thịnh.
Bản thân tôi thấy một số vấn đề sau: Cô Nguyễn Thị Thịnh vào ngành từ ngày
01 tháng 9 năm 1993 đến thời điểm kiểm tra, xác minh văn bằng, chứng chỉ đã
công tác được 12 năm nhưng không có cơ quan chức năng nào phát hiện việc sử
dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp của cô Nguyễn Thị Thịnh. Đến khi
có kết quả kiểm tra, xác minh cô Nguyễn Thị Thịnh đã sử dụng văn bằng,
chứng chỉ của người chị để đi học. Khi đó Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên
Quang yêu cầu cô Nguyễn Thị Thịnh viết bản tự kiểm điểm và tự nhận hình
9


thức kỷ luật (Căn cứ vào Nghị định 27/2012/NĐ-CP, ngày 6/04/2012 của Chính
phủ qui định về việc xử lý kỷ luật viên chức và có trách nhiệm bồi thường, hoàn
trả của viên chức)
III. Phân tích tình huống
1. Nguyên nhân:
a. Nguyên nhân chủ quan:
Cô Nguyễn Thị Thịnh không đỗ tốt nghiệp THPT vì ham chơi, không có

trình độ văn hoá đạt chuẩn lại làm công tác giảng dạy kiến thức, dạy người. Bản
thân cô Thịnh không ý thức được hậu quả việc mình đang làm có thể ảnh hưởng
đến chất lượng giáo dục, đến uy tín của ngành, đến các hệ thống học sinh trong
tương lai. Đây là một vấn đề liên quan đến đạo đức của Nhà giáo. Thiếu trung
thực và việc thực hiện quy định của ngành, của các cấp có thẩm quyền, của
Chính phủ quy định.
Do bản thân cá nhân chưa nghiên cứu kỹ các văn bản quy định về đào tạo,
bồi dưỡng, tuyển dụng của các đơn vị, cơ sở giáo dục, cơ quan Nhà nước, cũng
như chưa nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Cô Thịnh lấy văn bằng của chị để đi học chuyên nghiệp và được tuyển vào biên
chế Nhà nước để có việc làm ổn định cho tương lại và sự nghiệp của bản thân
mình. Chủ quan cho rằng mình và chị gái sẽ không có chuyện gì xảy ra mâu
thuẫn và không ai phát hiện.
b. Nguyên nhân khách quan:
Trong công tác tuyển sinh của một số trường chuyên nghiệp trước đây
chưa thực sự chặt chẽ, làm kẽ hở cho một số người lợi dụng vào đó để được đi
học trong các trường chuyên nghiệp, từ đó bằng mọi cách để được đứng vào
trong hàng ngũ cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước.
Việc thanh tra, kiểm tra của các ngành, các cấp chưa thường xuyên, liên
tục, chưa xâu, đôi khi còn mang tính hình thức, đại khái.
Trong công tác quản lý của trường Đại học sư phạm TN và trung tâm giáo
dục thường xuyên tỉnh Tuyên Quang về việc rà soát hồ sơ học viên, kiểm tra
giấy tờ, văn bằng chứng chỉ, điều kiện để được phép tham gia học tập của các
10


đơn vị trường học còn qua loa, chưa chặt chẽ mới dẫn đến việc cô Thịnh nộp hồ
sơ đi học và được vào học tại trung tâm.

11



Do việc thiếu trách nhiệm, quan tâm sâu sát trong tổ chức và hoạt động
quản lý Nhà nước của các cấp có thẩm quyền, các ngành (UBND xã CT)
Do một số bất cập trong các văn bản pháp luật, liên quan đến chế độ,
chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức. Trong cơ chế chính sách của Việt
Nam còn coi trọng vấn đề bằng cấp trong tuyển dụng cũng như đánh giá, xét
nâng lương cho đội ngũ cán bộ công nhân viên chức.
2. Hạn chế:
a. Hậu quả về kinh tế
Sau khi bị phát hiện giả mạo, cô Thịnh bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc
thôi việc đã làm giảm thu nhập tiền lương hàng tháng của cô, ảnh hưởng đến
quá trình công tác 12 mà cô đã theo đuổi để được hưởng chế độ hưu sau khi đến
tuổi về hưu theo quy định.
Cuộc sống kinh tế gia đình sẽ mất ổn định, nếu cô Thịnh không có ý chí,
nghị lực, tìm cho mình một công việc thích hợp có thu nhập thì dẫn đến sa sút
về kinh tế và kéo theo các hệ luỵ khác trong cuộc sống gia đình.
b. Hậu quả về xã hội :
Mất uy tín, lòng tin với đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh - xã hội
Tình cảm chị em trong gia đình mẫu thuẫn, mặc cảm, ghen ghét và kéo
theo các hệ luỵ khác trong cuộc sống gia đình.
IV. Đề xuất các giải pháp
Thông qua tình huống cô Thịnh bị tốt cáo sử dụng văn bằng không hợp
pháp để được đi học và trở thành viên chức Nhà nước. Qua đó để chấm dứt tình
trạng sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp, đồng thời giúp các đơn vị sự
nghiệp công lập, các cơ quan Nhà nước trong công tác quản lý hồ sơ cá nhân,
công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng văn bằng chứng chỉ của cán bộ, công
chức, viên chức trong đơn vị mình quản lý. Tôi xin đề xuất 4 giải pháp quyết sau:
1. Giải pháp 1:
Đề xuất các cấp có thẩm quyền chỉ đạo sát sao các phòng chuyên môn,

các đơn vị trường học nơi cô Thịnh công tác xử lý bằng hình thức cảnh cáo,
không bố trí giảng dạy mà chuẩn sang làm nhiệm vụ khác tại đơn vị cũ.
12


* Ưu điểm:
Tham mưu với các cấp có thẩm quyền có biện pháp chỉ đạo xử lý vụ việc
kịp thời.
Việc sai phạm của cô Thịnh đã được xử lý đảm bảo ổn định chính trị, tư
tưởng trong đội ngữ công chức, viên chức.
Cô Thịnh vẫn có việc làm nuôi sống được bản thân, không phụ thuộc gia
đình, thu nhập từ lương tuy có giảm nhưng vẫn ổn định.
* Hạn chế:
Chưa phát huy được tính nghiêm minh của pháp luật, quyền uy của các
cơ quan chức năng trong việc quản lý vi phạm của cô Nguyễn Thị Thịnh.
Chưa có tính răn đe cao đối với những trường hợp tương tự như cô
Nguyễn Thị Thịnh nhưng chưa được phát hiện.
Tại đơn vị cũ do ảnh hưởng về yếu tố tâm lý nên cô Thịnh không thể
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Giải pháp 2:
Đề xuất các cấp có thẩm quyền chỉ đạo sát sao các phòng chuyên môn, các
đơn vị trường học nơi cô Thịnh công tác xử lý bằng hình thức cảnh cáo, không bố
trí giảng dạy mà chuyển sang làm nhiệm vụ tại đơn vị khác xa trường cũ.
* Ưu điểm:
Tham mưu với cấp có thẩm quyền có biện pháp chỉ đạo xử lý vụ việc kịp
thời.
Việc sai phạm của cô Thịnh đã được xử lý đảm bảo ổn định chính trị tư
tưởng trong đội ngũ cán bộ giáo viên.
Cô Thịnh vẫn có việc làm nuôi sống được bản thân và con, không phụ
thuộc vào gia đình, thu nhập từ lương tuy có giảm nhưng vẫn ổn định.

* Hạn chế:
Chưa phát huy được tính nghiêm minh của pháp luật, quyền uy của các
cơ quan chức năng trong việc xử lý vi phạm của cô Nguyễn Thị Thịnh.
Chưa có tính răn đe cao đối với các trường hợp tương tự như cô Nguyễn
Thị Thịnh nhưng chưa được phát hiện.
13


Tại đơn vị mới nơi cô Thịnh công tác, xa nhà với mức lương thấp sẽ khó
ổn định để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3. Giải pháp 3:
Đề xuất các cấp có thẩm quyền chỉ đạo sát sao các phòng chuyên môn,
các đơn vị trường học nơi cô Thịnh công tác xử lý bằng hình thức buộc thôi việc
* Ưu điểm:
Hành vi sai phạm của cô Nguyễn Thị Thịnh được xử lý nghiêm minh theo
đúng quy định của pháp luật, áp dụng hình thức buộc thôi việc đối với «Cán bộ,
công chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp để được học nâng cao
trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, tuyển dụng vào cơ quan tổ chức, đơn vị Nhà
nước»
Giải quyết ngay được viên chức ngồi nhầm vị trí công tác
Giúp các đơn vị trường học, cơ quan Nhà nước thanh lọc được những
giáo viên không có tính trung thực trong nghề nghiệp, giữ được uy tín cho
ngành.
* Hạn chế:
Cá nhân cô Nguyễn Thị Thịnh rơi vào tình thế bất lợi: Vừa mất công ăn
việc làm vừa không có thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống gia đình.
4. Giải pháp 4:
Đề xuất các cấp có thẩm quyền chỉ đạo sát sao các phòng chuyên môn,
các đơn vị trường học nơi cô Thịnh công tác xử lý bằng hình thức thôi việc cho
hưởng chế độ một lần trước khi thôi việc.

* Ưu điểm:
Hành vi sai phạm của cô Nguyễn Thị Thịnh được xử lý nghiêm minh theo
đúng quy định của pháp luật, áp dụng kỷ luật buộc thôi việc đối với «Cán bộ,
công chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp để được học nâng cao
trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, tuyển dụng vào cơ quan tổ chức, đơn vị Nhà
nước »
Giải quyết ngay được viên chức ngồi nhầm vị trí công tác
Giúp các đơn vị trường học, cơ quan Nhà nước thanh lọc được những
14


giáo viên không có tính trung thực trong nghề nghiệp, giữ được uy tín cho
ngành.
Giúp cho cô Nguyễn Thị Thịnh có được một số tiền 12 năm công tác,
đóng góp cho sự nghiệp giáo dục tại địa phương, cô Thịnh có điều kiện tìm một
công việc mới để tiếp tục ổn định cuộc sống gia đình.
* Hạn chế:
Sẽ phải mất nhiều thời gian để nghiên cứu hồ sơ, các văn bản quy phạm
pháp luật để xem xét giải quyết.
Dựa vào việc so sánh mặt được và mặt còn hạn chế của 3 giải pháp đưa ra
ở trên, tôi lựa chọn giải pháp thứ 4 để xử lý tình huống sử dụng văn bằng không
hợp pháp tại trường THPT S, vì:
Thứ nhất: Giải pháp này đáp ứng được các mục tiêu xử lý tình huống
trên.
Thứ hai: Sau khi xử lý vẫn để người vi phạm pháp luật tâm phục, khẩu
phục, đồng thời giúp họ có nghị lực vươn lên để ổn định cuộc sống gia đình,
không làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế xã hội, tình hình an ninh
trật tự tại địa phương.
V. Tổ chức thực hiện giải pháp
Thực hiện tốt vai trò của người cán bộ, khi nhận được thông tin về đơn vị

có cá nhân thể hiện hành vi không trung thực trong việc sử dụng các loại văn
bằng, chứng chỉ.
Trình tự, thử tục xử lý kỷ luật đối với viên chức được quy định từ Điều
15 đến điều 19 của Nghị định số 27/2012/NĐ-CP, ngày 06 tháng 4 năm 2012
của Chính phủ.
Bước 1: Sở Nội vụ phối hợp với Sở giáo dục và Đào tạo tiến hành làm
việc với ban lãnh đạo trường THPT S và UBND xã CT để xác minh sự việc, báo
cáo cho Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo ra quyết định tạm đình chỉ công tác
đối với bà Nguyễn Thị Tịnh, thành lập Hội đồng kỷ luật.
Bước 2: Triệu tập bà Nguyễn Thị Thịnh và yêu cầu bà Nguyễn Thị Thịnh
tường trình lại sự việc cụ thể về hành vi đang sử dụng các loại văn bằng, chứng
15


chỉ và nộp toàn bộ các loại văn bằng chứng chỉ, giấy khai sinh, học bạ THPT và
các hồ sơ có liên quan.
Bước 3: Chuẩn bị họp Hội đồng kỷ luật. Áp dụng Điều 18, Nghị định
27/2012/NĐ-CP, chậm nhất là 3 ngày làm việc trước cuộc họp của Hội đồng kỷ
luật, giấy triệu tập phải được gửi tới viên chức có hành vi vi phạm pháp luật.
Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt phải có lý do chính đáng.
Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt sau 02 lần gửi
giấy triệu tập thì đến lần 03 sau khi gửi giấy triệu tập, nếu viên chức đó vẫn
vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật.
Hồ sơ xử lý kỷ luật trình Hội đồng kỷ luật gồm: Bản tự kiểm điểm, trích ngang
sơ yếu lý lịch của viên chức, có hành vi vi phạm pháp luật, biên bản cuộc họp
kiểm điểm viên chức và các tài liệu giấy tờ có liên quan.
Bước 4: Sau khi đã tập hợp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, nội dung đã xác
minh, Sở Nội vụ triệu tập cuộc họp đầy đủ các thành viên (Sở giáo dục và Đào
tạo nơi ký quyết định tuyển dụng viên chức, Sở Nội vụ, Ban giám hiệu trường
THPT X, Tranh tra, các cá nhân có liên quan)

Bước 5: Ra quyết định kỷ luật
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng
kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp
Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật gửi Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo)
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của
Hội đồng kỷ luật, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật đối với
bà Nguyễn Thị Thịnh. Trường THPT S, Sở giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang, Sở
Nội vụ, UBND tỉnh, thực hiện giải quyết tình huống này dựa trên căn cứ là Nghị
định 27/2012/NĐ - CP. Việc này đã phần nào đóng góp vào cuộc vận động «Nói
không với vi phạm đại đức Nhà giáo và học sinh không đạt chuẩn kiến thức lên
lớp» của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá phẩm chất của Nhà giáo cũng
như cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện
vẫn cần phải xem xét các yếu tố khác như lý do thực hiện hành vi, hoàn cảnh,
mức độ hậu quả gây ra, .... của viên chức để đưa ra mức độ xử lý phù hợp.
16


Bước 6: Hướng dẫn giải quyết sau khi có kết luật kỷ luật.
Đề nghị Bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả chế độ mà bà Nguyễn Thị
Thịnh đã đóng trong thời gian công tác giảng dạy có đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc theo quy định hiện hành (12 năm) nhằm giúp đỡ bà Thịnh có một số tiền
để tiếp tục tìm kiếm việc làm mới, ổn định cuộc sống.
PHẦN C. KẾT LUẬN
Qua cách xử lý như trên đội ngữ cán bộ, công chức, viên chức và nhân
dân rất đồng tình và nhất trí quan điểm tin tưởng vào chủ trương, đường lối của
Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đây là một vấn đề đang nổi cộm và khá nhạy
cảm trong các hoạt động Quản lý Nhà nước về lĩnh vực quản lý cán bộ, công
chức, viên chức hiện nay. Điều này làm ảnh hưởng lòng tin tới nhân dân. Thấm
nhuần tư tưởng «Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh». Tình
huống này là bài học kinh nghiệm để cán bộ, công chức, viên chức cần trung

thực, chấp hành nghiêm chỉnh trong công tác tuyển sinh và sử dụng các loại văn
bằng chứng chỉ.
1. Kiến nghị:
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, ngành giáo
dục phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhất là việc xây dựng,
bồi dưỡng đội ngữ Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có đủ năng lực, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, lối sống xứng tầm với yêu cầu phát
triển của xã hội là việc làm hết sức cần thiết. Để đạt được điều đó thiết nghĩ
Đảng, Nhà nước cần tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác quản Nhà nước về
lĩnh vực giáo dục, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm giúp cho các cơ
quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp thực thi đúng qui
định của pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao,
trong đó chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất, thường xuyên và định
kỳ về việc sử dụng, cấp phát văn bằng, chứng chỉ của các cơ quan, đơn vị có
thẩm quyền.
2. Đề xuất:
Tập trung tuyên truyền phổ biến sâu rộng mọi chủ trương, đường lối của Đảng,
17


hính sách pháp luật của Nhà nước cho đông đảo quần chúng, cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động hiểu rõ và tự giác thực hiện.
Mỗi một cơ quan, đơn vị phải làm tốt công tác tiếp dân, tiếp nhận và giải
quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân tại
mỗi cơ quan, đơn vị, tạo được niềm tin đối với nhân dân đối với đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Việc xác minh, lưu trữ, bảo quản hồ sơ, việc cấp phát văn bằng chứng chỉ
đối với cơ quan, đơn vị phải hết sức chặt sẽ, khoa học, phải được cơ quan có
thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thường xuyên đúng định kỳ. Việc xử lý lỷ luật
đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức là cần

thiết, phải tìm hiểu rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, hoàn cảnh vi phạm
pháp luật để xử lý. Khi xử lý phải khách quan, vô tư trong việc đề xuất hình
thức xử lý kỷ luật để tạo niềm tin cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và
người dân, để góp phần làm trong sạch bộ máy của cơ quan, đơn vị Nhà nước.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện viết Tiểu luận, với sự hiểu biết và
thời gian đầu tư cho nghiên cứu Tiểu luận có hạn. Em mạnh dạn nêu lên những
suy nghĩ, quan điểm của mình về xử lý tình huống “Sử dụng văn bằng không
hợp pháp tại trường THPT S, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang”. Mặc dù
đã có nhiều cố gắng xong không thể tránh được những hạn chế và thiếu sót. Rất
mong nhận được ý kiến chỉ dẫn, đóng góp của các thầy giáo và các bạn đồng
nghiệp để Tiểu luận của em được hoàn thiện hơn, đó cũng là góp phần tăng
cường nghiệp vụ cho công tác cộng tác viên thanh tra giáo dục ở một số tỉnh
miền Bắc, còn nhiều khó khăn như tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
Tuyên Quang, ngày 10 tháng 6 năm 2018
NGƯỜI VIẾT TIỂU LUẬN

Vũ Văn Dũng

18


PHẦN D: TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị 8, BCHTW khóa XI
về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Thông tư số: 39/2013/TT-BGDĐT, ngày 04 tháng 12 năm 2013, hướng dẫn về
thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.
- Luật thanh tra số 56/2010/QH12 thông qua ngày 15/11/2010;
- Luật khiếu nại số 02/2011/QH13; thông qua ngày 11/11/2011;
- Luật tố cáo số 03/2011/QH13, thông qua ngày 11/11/2011;
- Nghị định số 83 /2012/NĐ-CP, ngày 9/10/2012 quy định về tổ chức hoạt động

thanh tra giáo dục và các thông tư của Bộ giáo dục và Đào tạo liên quan đến
cộng tác viên thanh tra.
- Nghị định 27/2012/NĐ-CP, ngày 6/04/2012 của Chính phủ qui định về việc xử
lý kỷ luật viên chức và có trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức
- Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra do giảng viên lớp Bồi
dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục triển khai và các văn bản liên
quan đến công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục./.

19



×