Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng kỹ năng phụ trách Sao nhi đồng cho học sinh trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 13 trang )

Đề tài: Bồi dưỡng kỹ năng phụ trách Sao nhi đồng cho học sinh khối 1,2, 3 trường
tiểu học Võ Thị Sáu – Đắk Kan- Ngọc hồi – Kon Tum
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Công tác đội và công tác giáo dục trong nhà trường là hai lĩnh vực có cùng mục
tiêu giáo dục. Quan tâm đầu tư cho công tác Đội là đầu tư cho công tác giáo dục. Trên
các mô hình hoạt động không chỉ là mang ý nghĩa vui chơi mà thông qua đó để phát
triển nhân cách cho các em. Qua các buổi sinh hoạt Sao nhi đồng các em biết được,
hiểu được để các em phát triển vững vàng hơn. Bác Hồ đã nói “ Thiếu nhi là hạnh
phúc của mỗi gia đình, là người chủ tương lai của nước nhà. Chăm sóc thiếu nhi cũng
chính là động viên, cổ vũ toàn dân những người ông, bà, người làm cha làm mẹ đoàn
kết hăng hái thi đua lao động”. Chính vì vậy ngay từ buổi đầu cắp sách tới trường
song song với việc học văn hoá là giáo dục các em trên phương diện hoạt động vui
chơi thông qua các mô hình sinh hoạt Sao.
Để đáp ứng mục tiêu đào tạo, trường TH Võ Thị Sáu nói chung và các trường
tiểu học trên địa bàn nói riêng, đào tạo những con người phát triển toàn diện, bậc tiểu
học là bậc quan trọng nhất, là nền móng đầu tiên cho sự phát triển ấy. Do vậy tri thức
và nhân cách của mỗi con người được hoàn thiện hay không là nhờ vào sự kiên cố của
nền móng đó. Ở bậc tiểu học, trẻ bắt đầu tiếp xúc với hoạt động mới, hoạt động của
chúng được chuyển từ vui chơi sang hoạt động học tập. Ngoài các môn học ở tiểu học
việc hình thành nhân cách trẻ cũng phụ thuộc rất lớn vào các hoạt động mà trong đó
hoạt động Sao nhi đồng là một trong những hình thức sinh hoạt tạo nền nhân cách tự
nhiên và có hiệu quả nhất. Công tác nhi đồng ở nhiều nơi đạt kết quả tốt phụ thuộc rất
nhiều vào phụ trách Sao. Có thể nói phụ trách Sao là linh hồn của Sao. Thực tế cho
thấy phụ trách sao giỏi, nhiệt tình, hiểu tâm lý nhi đồng, có nghiệp vụ công tác và biết
hát, múa, chơi, kể chuyện một cách hấp dẫn thì ở đó chất lượng hoạt động của nhi
đồng sẽ rất cao. Ngược lại nếu phụ trách Sao năng lực kém hoặc nơi đó không có phụ
trách Sao thì hoạt động của nhi đồng rất tẻ nhạt. Do phụ trách sao là các em vừa qua
lứa tuổi nhi đồng nên dễ cảm thông và hoà đồng với nhi đồng. Mặt khác các phụ trách
Sao lại là những đội viên được Chi đội TNTP chọn cử làm phụ trách nhi đồng. Sự
gương mẫu, nhiệt tình và phương pháp tổ chức hướng dẫn của phụ trách sao có tác




động giáo dục sâu sắc và nâng cao chất lượng hoạt động của Sao nhi đồng. Như vậy
muốn duy trì được Sao nhi đồng, muốn các Sao nhi đồng hoạt động có chất lượng,
hiệu quả phải có phương pháp chọn cử và bồi dưỡng đội ngũ phụ trách Sao nhi đồng.
Là một giáo viên Tổng phụ trách tôi rất trăn trở về vấn đề này, tôi mạnh dạn vận dụng
một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã được tập huấn, được tham khảo trên internet, trên
sách báo ….để có những biện pháp giáo dục các em được hoàn thiện hơn. Đó là lí do
tôi chọn viết sáng kiến này.
II. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
- Công tác bồi dưỡng phụ trách Sao nhằm giúp các em hiểu được tâm lý, sở
thích của các em nhỏ, gần các em và yêu quý các em hơn.
- Giúp phụ trách Sao biết cách làm việc, tiến hành một buổi sinh hoạt sao theo
các bước cũng như tiến hành một trò chơi hay hoạt động múa hát cụ thể đối với các
em nhỏ.
- Giúp cho các em trở thành những người đội viên toàn diện như: Biết tôn trọng
công việc, biết tổ chức sinh hoạt tập thể lớp mình, học tập tốt hơn, tư cách đạo đức
lịch sự, thanh lịch xứng đáng là người đội viên TNTP Hồ Chí Minh.
- Công tác bồi dưỡng phụ trách Sao giúp cho Tổng phụ trách và đội ngũ giáo
viên, BGH nhà trường hiểu được vai trò quan trọng trong việc sinh hoạt Sao nhi đồng,
qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng phụ trách Sao thực sự là một
công việc mang tính chất giáo dục tinh thần trong nhà trường.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ:
1. Đối tượng: Bồi dưỡng phụ trách Sao nhi đồng cho học sinh trường tiểu học
Võ Thị Sáu – Ngọc Hồi – Kon Tum.
2. Khách thể: Học sinh lớp 1, 2, 3 trường tiểu học Võ Thị Sáu - Ngọc Hồi Kon Tum.
IV. NHIỆM VỤ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Sáng kiến kinh nghiệm này đưa ra nhằm xây dựng cơ sở lý luận của công tác
phát hiện và bồi dưỡng công tác chỉ đạo sinh hoạt Sao trong trường tiểu học Võ Thị
Sáu – Ngọc Hồi – Kon Tum.

- Đề xuất một số biện pháp của công tác chỉ đạo buổi sinh hoạt Sao nhi đồng.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
+ Phương pháp tra cứu tài liệu.


+ Phương pháp phân tích tổng hợp kinh nghiệm.
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp toạ đàm trao đổi.
+ Phương pháp toán học thống kê và xử lí số liệu.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Đối với lứa tuổi trẻ nhỏ, sự phát triển có thể các quá trình tâm lí và các phẩm
chất tâm lí được nghiên cứu các dạng hoạt động khác nhau đang được phát triển. Ví
dụ vui chơi, học tập, lao động,… Mỗi dạng hoạt động có vai trò, tác dụng khác nhau
đối với sự phát triển nhân cách của các em. Những quan sát hằng ngày cho thấy, trẻ
em rung cảm và suy nghĩ không giống người lớn, trẻ nhỏ không làm được rất nhiều
điều. Nhưng vấn đề không phải là ở chỗ trẻ không làm được những gì, chưa nắm được
những gì… mà vấn đề cơ bản là ở chỗ phải hiểu được đứa trẻ hiện có những gì, có thể
làm được những gì, nó sẽ thay đổi như thế nào và sẽ có được những gì trong quá trình
sống và hoạt động theo lứa tuổi.
1. Về mặt giáo dục học: Trong quá trình học tập, hoạt động trong nhà trường,
các em nhỏ được thể hiện thông qua tính giáo dục đạo đức trong các môn học cũng
như các hoạt động ngoại khoá. Chẳng hạn, một học sinh tiểu học vừa là đội viên
TNTP Hồ Chí Minh vừa là thành viên của đội ngũ phụ trách Sao, vừa là thành viên
đội văn nghệ của nhà trường… Khi học sinh tham gia các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt
nhi đồng… Các em quen dần với việc tôn trọng tập thể, công việc mình làm, những ý
kiến, việc làm đó được tập thể kiểm tra và đánh giá. Muốn vậy, trước hết đòi hỏi
người thầy giáo phải có khả năng xây dựng được một tập thể học sinh tốt, có yêu cầu
chặt chẽ đối với học sinh cũng như công việc, phải có sự lãnh đạo thống nhất, mỗi học
sinh phải được bình đẳng trước tập thể.

2. Về mặt xây dựng Đội: Hoạt động Đội TNTP là con đường giáo dục không
thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ em. Bởi vì mỗi trẻ em trong quá trình giáo dục
để phát triển trí tuệ, phẩm chất, năng lực đều phải bằng nhiều con đường khác nhau.
Đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh phương pháp giáo dục là thông qua hoạt động thực
tiễn của đội và tự rèn luyện đội viên. Chính vì vậy công tác nhi đồng được Đảng ta và
Bác Hồ coi đó là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho xã hội.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:


- Để góp phần nâng cao chất lượng trong trường tiểu học, hoạt động Đội nói
chung và Sao nhi đồng nói riêng là một việc làm cần thiết. Muốn có thêm nhiều Sao
nhi đồng hoạt động tốt, làm cho các em tham gia vào các hoạt động sinh hoạt vui chơi
có định hướng theo một quy trình sư phạm kết hợp với sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của
nhà trường, sinh hoạt Sao nhi đồng cần phải có một đội ngũ phụ trách Sao là các em
đội viên giỏi, nhiệt tình, biết làm việc, yêu quý em nhỏ.
- Các em nhi đồng còn rất nhỏ nên chưa tự quản lí nhau được, chưa tự tổ chức
các hoạt động được, vì vậy tập thể các em thường xuyên sinh hoạt là Sao nhi đồng.
Mỗi lớp nhi đồng có một chi đội TNTP giúp đỡ và một cán bộ phụ trách là GVCN.
- Bên cạnh đó các em chưa mạnh dạn hoà mình vào buổi sinh hoạt, đội ngũ phụ
trách Sao còn rụt rè chưa tự mình mở rộng nội dung sinh hoạt, các em nhi đồng còn
lúng túng gò bó bản thân.
- Tổ chức bồi dưỡng phụ trách Sao nhi đồng ở cơ sở là một việc làm vừa dễ mà
cũng thật khó. Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng phụ trách Sao, làm thế nào để có chất
lượng tốt là câu hỏi luôn trăn trở của giáo viên Tổng phụ trách.
C. NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Như chúng ta đó biết, Đội là lực lượng dự bị của Đoàn, vừa thể hiện tính phát
triển của tổ chức Đội và đội viên, vừa giúp đội viên phấn đấu trở thành đoàn viên
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, giúp phần trực tiếp vào việc đào tạo lớp người kế tục sự
nghiệp của Đoàn - Đội, được khẳng định là lực lượng giáo dục trong giáo dục và tự
giáo dục thông qua các tập thể do Đội tổ chức. Phương thức và biện pháp giáo dục của

Đội mang bản sắc riêng thể hiện là một lực lượng giáo dục của tổ chức trẻ em kết hợp
với sự hướng dẫn của anh chị phụ trách. Vậy để hoạt động Đội được phát triển và đạt
hiệu quả cao ta phải chú ý đến hoạt động Sao nhi đồng. Sao nhi đồng là hình thức tập
hợp các em nhi đồng từ 6 đến 8 tuổi để giáo dục các em theo 5 điều Bác Hồ dạy,
hướng dẫn nhi đồng làm quen với sinh hoạt tập thể, giúp đỡ các em trở thành con
ngoan, trò giỏi, bạn tốt, mong muốn trở thành Đội viên TNTP Hồ Chí Minh. Mỗi Sao
nhi đồng gồm từ 5 đến 10 em, có 1 đội viên TNTP làm phụ trách sao, giúp đỡ nhi
đồng vui chơi, sinh hoạt. Mỗi lớp nhi đồng có 1 chi đội TNTP giúp đỡ và một cán bộ
phụ trách là giáo viên (Giáo viên chủ nhiệm).
I. THỰC TRẠNG:
a. Đặc điểm tình hình trường TH Võ Thị Sáu:


Trường TH Võ Thị Sáu nằm trên địa bàn xã Đắk Kan. Đời sống kinh tế của địa
phương tương đối phát triển. Nên hầu hết phụ huynh rất quan tâm đến vấn đề học tập
và sinh hoạt của các em. Địa phương có truyền thống hiếu học và phong trào văn hóa
văn nghệ phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh công tác dạy và học, nhà trường thường
xuyên tổ chức các hoạt động thi văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, để tạo điều kiện
cho học sinh phát huy năng lực , sở trường của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện cho các em. Liên đội có tổng số 450 học sinh, trong đó có 10 Sao với 259
Nhi đồng. Nhìn chung, các Nhi đồng chăm ngoan, có tinh thần tự giác, phát huy được
truyền thống của nhà trường trong học tập và rèn luyện. Ngoài ra Ban giám hiệu nhà
trường rất quan tâm đến mọi hoạt động trong nhà trường, đặc biệt là công tác Đội –
Sao.

(Quang cảnh trường Tiểu học Võ Thị Sáu – Ngọc Hồi)
b. Đặc điểm tình hình của Liên đội Trường tiểu học Võ Thị Sáu:
Cơ sở vật chất nhà trường có 1 diểm trường chính và 2 điểm trường lẻ. Với diện
tích khuôn viên nhà trường là:
Điểm trường chính là: 6571,7 m² trong đó. Sân chơi: 4570 m² + Bãi tập: 2001.7

m².
Điểm Hòa Bình: 1407 m² Sân chơi: 780 m² + Bãi tập: 627 m².
Điểm Ngọc Tặng: 2905 m² Sân chơi: 1578 m² + Bãi tập: 1327 m².


Đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ, nhiệt tình và tâm huyết với công việc của mình. Phụ
trách sao: Năng nổ, là những Đội viên ưu tú, chăm học, hăng say với công việc.
Tổng phụ trách nhiệt tình ham học hỏi luôn thay đổi mọi hình thức sinh hoạt để
nâng cao hoạt động Đội – Sao trong trường học. Toàn trường có 25 phòng học, có
phòng truyền thống Đoàn Đội.
Tuy nhiên trang thiết bị phục vụ cho hoạt động Đội – Sao chưa được đầy đủ.
Tổng phụ trách là giáo viên mới nhận công tác, chưa được đào tạo chính quy
về công tác Đội, lòng nhiệt tình có nhưng hạn chế về trình độ.
Đội ngũ phụ trách còn rụt rè, chưa mạnh dạn.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO BUỔI SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG
- Xuất phát từ những thực trạng trên ở Liên đội Trường Tiểu học Võ Thị Sáu
với yêu cầu ngày càng đòi hỏi chất lượng của hoạt động Đội - Sao đáp ứng với sự phát
triển của xã hội. Vấn đề đặt ra cho Liên đội là phát triển nghiên cứu để hoàn chỉnh các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo Sao nhi đồng cụ thể là:
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên, gia đình, xã hội.
- Phối hợp với huynh trưởng bồi dưỡng các phụ trách Sao hằng ngày.
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá qua các buổi sinh hoạt Sao.
- Tập huấn nghiệp vụ cho phụ trách Sao.
- Tổ chức thi đua khen thưởng giữa các Sao các lớp nhi đồng.
- Huy động cộng đồng tham gia bồi dưỡng.
- Để buổi sinh hoạt Sao nhi đồng có hiệu quả Tổng phụ trách tạo nhiều sân chơi
bổ ích cho các em; nội dung tổ chức các sân chơi phải phong phú mềm dẻo có tính
mới lạ, thiết thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia.
Trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động vui chơi theo chủ điểm hàng
tháng.

* Đội ngũ phụ trách Sao phải nắm được:
+ Yêu cầu của một buổi sinh hoạt sao.
+ tiến trình các bước sinh hoạt sao.
+ Phương pháp tiến hành buổi sinh hoạt sao.
+ Hiểu ý nghĩa chủ điểm của từng tháng; ý nghĩa các ngày lễ lớn trong tháng.
+ Luôn thay đổi hình thức tổ chức buổi sinh hoạt sao.
1. Nâng cao về hoạt động nhận thức nhi đồng:


Công tác đội và công tác giáo dục trong nhà trường là hai lĩnh vực có cùng
mục tiêu giáo dục. Quan tâm đầu tư cho công tác Đội là đầu tư cho công tác giáo dục.
Trên các mô hình hoạt động không chỉ là mang ý nghĩa vui chơi mà thông qua đó để
phát triển nhân cách cho các em. Qua các buổi sinh hoạt Sao nhi đồng các em biết
được, hiểu được để các em phát triển vững vàng hơn. Bác Hồ đã nói “ Thiếu nhi là
hạnh phúc của mỗi gia đình, là người chủ tương lai của nước nhà... chăm sóc thiếu nhi
cũng chính là động viên, cổ vũ toàn dân những người ông, bà, người làm cha làm mẹ
đoàn kết hăng hái thi đua lao động”. Chính vì vậy ngay từ buổi đầu cắp sách tới
trường song song với việc học văn hoá là giáo dục các em trên phương diện hoạt động
vui chơi thông qua các mô hình sinh hoạt Sao.
- Tuyên truyền cho toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh
hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động sao nhi đồng.
2. Phối hợp với Giáo viên chủ nhiệm để chọn đội ngũ phụ trách Sao:
+ Học lực từ khá trở lên.
+ Đạo đức tốt.
+ Hiểu biết về các hoạt động Sao nhi đồng.
+ khả năng điều hành các hoạt động theo mô hình sinh hoạt.
+ Có uy tín trước các em nhi đồng.
+ Nhanh nhẹn, chủ động, sáng tạo và nhiệt tình với công việc gần gũi yêu mến
các em. Mỗi lớp chọn 3 – 4 em sau đó tổ chức thi để chọn đội ngũ phụ trách sao đủ
các tiêu chuẩn.

3. Tập huấn nghiệp vụ cho Giáo viên phụ trách Sao và các em phụ trách
Sao:
* Tập huấn cho Giáo viên phụ trách Sao:
- Bồi dưỡng phương pháp công tác của đội ngũ phụ trách Sao.
- Cách triển khai buổi sinh hoạt Sao.
- Phương pháp xây dựng kế hoạch theo chủ điểm hàng tháng.
- Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của đội ngũ phụ trách Sao theo định kỳ.
* Tập huấn cho các em phụ trách Sao:
- Lựa chọn phụ trách Sao không phải là sự tiếp nhận những cái đã có ở các em
vì có những phẩm chất – năng lực chỉ có thể có được trong quá trình rèn luyện. Điều


quan trọng hơn là cần phải rút ngắn khoảng cách giữa cái hiện có và cái cần có. Do
vậy, lựa chọn bao giờ cũng phải đi đôi với bồi dưỡng. Ngay từ đầu năm học tổng phụ
trách phải tổ chức nhiều buổi tập huấn kỹ năng nghiệp vụ đội ngũ huynh trưởng.
- Ngoài những buổi tập huấn do Tổng phụ trách điều hành, phải bồi dưỡng các
em hằng ngày thông qua giờ lên lớp hoặc ở nhà của các em. Điều này muốn thực hiện
được cần phải huy động cộng đồng tham gia bồi dưỡng.

Hình ảnh tập huấn công tác phụ trách sao nhi đồng cho Trưởng sao)
4. Kiểm tra đánh giá của các em qua các buổi sinh hoạt sao:
Đề ra mà không kiểm tra đánh giá coi như không thực hiện. Kiểm tra đánh giá
là một khâu hết sức quan trọng. Vì vậy để kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm cho các
phụ trách Sao thì Tổng phụ trách phối hợp với phụ trách Sao tiến hành làm như sau:
- Theo dõi sát sao việc thực hiện các buổi sinh hoạt Sao.
- Tiến hành dự buổi sinh hoạt để đúc kết kinh nghiệm kịp thời.
- Tổ chức các đợt kiểm tra để đánh giá kết quả tiếp thu các em qua các buổi sinh
hoạt.
5. Tổ chức thi đua khen thưởng:
Công tác thi đua, khen thưởng là đòn thúc đẩy chất lượng qua các buổi sinh

hoạt Sao. Vì một trong những thứ bậc của con người thể hiện bản thân và coi trọng
danh dự. Do vậy muốn duy trì tốt phong trào Đội – Sao nhi đồng trong trường học thì
Tổng phụ trách phải chú ý đến việc thi đua khen thưởng, khen chê phải đúng mức, chủ
yếu là khen những nội dung làm tốt để động viên khích lệ các em, nhắc nhở khéo léo
để không làm mất lòng tin của các em.


- Tổ chức các đợt thi đua “Phụ trách Sao giỏi” trong các ngày lễ lớn giữa các
khối lớp.
- Đề các mức thưởng cho các huynh trưởng, phụ trách sao xuất sắc.
- Thưởng cho các Sao sinh hoạt sôi nổi, thực hiện, tham mưu với lãnh đạo nhà
trường cho các em tham gia các danh lam thắng cảnh, tham gia học hỏi các mô hình
sinh hoạt sao trong và ngoài huyện.
* Công tác tham mưu với Ban giám hiệu:
- Sau khi xây dựng kế hoạch trình Ban giám hiệu duyệt.
- Nhận được sự chỉ đạo và sự giúp đỡ của các lực lượng trong nhà trường, chủ
động khắc phục và giải quyết những khó khăn trong công việc cũng như những nảy
sinh trong quá trình.
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Bước đầu làm quen với việc triển khai đề tài mà lại là đề tài “ Bồi dưỡng phụ
trách Sao nhi đồng trong trường tiểu học” bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh
nghiệm sau:
- Trong công tác Đội nói chung và công tác Sao nhi đồng nói riêng đòi hỏi giáo
Tổng phụ trách phải không ngừng học hỏi tự bồi dưỡng bản thân, nâng cao trình độ
chuyên môn và phải thực sự là người bạn, người chị, người anh của trẻ, thực sự yêu
trẻ, hoạt động với trẻ, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng và mong muốn của trẻ.
- Kế hoạch của một đề tài phải được giáo viên Tổng phụ trách nghiên cứu căn
cứ vào tình hình thực tế phối hợp với tình hình của Liên đội. Kế hoạch phải lên từ đầu
năm học và đặt ra những chỉ tiêu hoàn thành hay chương trình kiểm tra đánh giá một
cách đầy đủ, rõ ràng và cụ thể.

- Phải tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường như
Đoàn thanh niên, Công đoàn nhà trường, và đặc biệt là kinh nghiệm của giáo viên chủ
nhiệm lâu năm cũng như đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, sáng tạo hăng hỏi và yêu trẻ,
cùng với đó là sự ủng hộ của Hội cha mẹ học sinh, sự quan tâm chỉ đạo của hội đồng
Đội các cấp, các cơ quan, đơn vị đóng quân trên địa bàn…
- Để thành công một đề tài thì ngoài những yếu tố trên còn cần đến một yếu tố
không nhỏ để thành công là phải có một đội ngũ Ban chỉ huy Liên đội và đội ngũ phụ
trách Sao nhiệt tình, yêu công tác Đội, có khả năng nhận thức tốt các kiến thức về
công tác Đội nói chung, công tác sinh hoạt Sao nhi đồng nóii riêng, có kĩ năng về tổ


chức hoạt động Đội và sinh hoạt Sao nhi đồng. Muốn vậy tổng phụ trách phải thường
xuyên quan tâm đến các em, lắng nghe những mong muốn, những suy nghĩ, những
yêu cầu đề đạt và cả những sáng kiến của các em một cách sát sao gần gũi để từ đó có
sự rút kinh nghiệm trong việc triển khai hoạt động cũng như tổ chức cho các em sinh
hoạt ở các chủ điểm sau một cách tốt hơn và giải quyết các yêu cầu một cách cụ thể,
nhanh chóng và linh hoạt. Mặc dự kết quả của đề tài mới chỉ là bước đầu nhưng đó
được Ban giám hiệu, tập thể giáo viên nhà trường và hội phụ huynh đánh giá cao. Với
kết quả đó tôi tin rằng cùng với sự tiếp tục đổi mới cả về phương pháp tổ chức thì kết
quả của đề tài còn cao hơn nữa trong các năm học tới. Mặc dù vẫn ccó những thiếu sót
nhưng với những gì đã đạt được trong công tác Nhi đồng nói chung và công tác bồi
dưỡng phụ trách Sao nhi đồng nói riêng năm học 2017-2018 tôi cũng mong rằng các
cấp hội đồng Đội sẽ có sự đánh giá rút kinh nghiệm hay trong công tác Đội nói chung,
công tác bồi dưỡng phụ trách Sao nhi đồng nói riêng, góp phần cho thành công của
nền giáo dục huyện nhà.
E. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
Qua công tác Sao nhi đồng nói chung và công tác bồi dưỡng phụ trách Sao nói
riêng, tôi rút ra kết luận sau:
- Muốn Sao nhi đồng hoạt động tốt phải có một đội ngũ phụ trách sao giỏi,

được lựa chọn, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ thường xuyờn. Chính vì vậy công tác
bồi dưỡng phụ trách Sao muốn có hiệu quả rất cần có sự lựa chọn theo tiêu chuẩn đối
với những đội viên tham gia công tác này.
- Bồi dưỡng phụ trách Sao là một công tác khoa học, vấn đề sư phạm cần phải
được nghiên cứu nghiêm túc, có chương trình, có chỉ đạo, đầu tư theo hệ thống của
các cấp, phải luôn đổi mới để phù hợp với sự phát triển của các em nhi đồng và của xã
hội. Phải xác định phụ trách Sao thực chất là một cán bộ giáo dục, một tiểu giáo viên
của Đội.
- Công tác Sao nhi đồng và công tác bồi dưỡng phụ trách Sao là phương thức
giáo dục tự giáo dục đối với các em, giúp cho các em học tập tốt hơn, biết cách tổ
chức quản lí một hoạt động tập thể, biết tôn trọng công việc mình làm.
- Giúp cho Tổng phụ trách, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu nhà
ttrường, chi đoàn giáo viên nhận thức tốt về vai trũ của phụ trách Sao, qua đó tạo điều


kiện thuận lợi cho nhi đồng sinh hoạt, đến với các em bằng tình thương và trách
nhiệm, luôn động viên uốn nắn kịp thời bằng nghệ thuật sư phạm thích hợp, chắc chắn
hiệu quả của công tác sẽ tốt hơn, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng học tập và
củng cố nề nếp nhà trường.
II. KIẾN NGHỊ:
1. Đối với giáo viên:
- Phải luôn tự học hỏi không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
công tác Đội, sưu tầm những hình thức sinh hoạt mới nhằm từng bước nâng cao hiệu
quả của công tác bồi dưỡng phụ trách Sao, từ đó nâng cao hiệu quả của các buổi sinh
hoạt Sao nhi đồng.
- Quan tâm động viên, khích lệ kịp thời đội ngũ phụ trách sao, hiểu và nắm
được các tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em, lắng nghe và giải thích cụ thể
những vướng mắc trong công tác phụ trách Sao của các em nhằm giúp các em thực
hiện nhiệm vụ được tốt hơn.
- Giáo viên chủ nhiệm các lớp phải luôn quan tâm đến công tác đội nói chung,

công tác nhi đồng nói riêng, nhằm chỉnh sửa nội dung cũng như hình thức sinh hoạt
sao làm cho công tác này có chất lượng hơn.
2. Đối với các cấp quản lý:
- Mở lớp tập huấn về công tác bồi dưỡng phụ trách Sao nhi đồng cho đội ngũ
Tổng phụ trách nhằm làm cho hoạt động này có định hướng và phương pháp thực hiện
đúng đắn hơn, trọng tâm và hiệu quả hơn.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm sinh hoạt sao nhi đồng trong trường tiểu học
Võ Thị Sáu. Trong quá trình thực hiện sang kiến không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp quản lí để tôi thực hiện nhiệm vụ được
tốt hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Đắk Kan, ngày 17 tháng 1 năm 2018
Người viết

Phạm Thị Thúy Dừa


F. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Nghiên cứu tạp trí tổng phụ trách.
- Nghiên cứu chỉ thị hướng dẫn của Hội đồng đội về thực hiện nhiệm vụ năm
học 2017 – 2018.
- Nghiên cứu các văn bản nghị quyết của Đảng về công tác giáo dục và đào tạo
công tác bồi dưỡng đội – Sao trong trường học.
- Nghiên cứu văn bản hướng dẫn về chỉ đạo Đội – Sao trong trường học.


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TH VÕ THỊ SÁU
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Đắk Kan, ngày tháng 1 năm 2018
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT NGỌC HỒI
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH



×