Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Phương pháp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng từ hán việt cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 75 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 4
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................4
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................4
3. Mục đích của đề tài ...........................................................................................9
4. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................9
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài ...........................................................9
6. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................9
7. Ý nghĩa, hiệu quả của đề tài ............................................................................10
Chƣơng 1. NHỮNG GIỚI THUYẾT CƠ BẢN VỀ TỪ HÁN VIỆT ................... 11
1.1. Khái niệm từ Hán Việt .................................................................................11
1.2. Tiếp xúc Hán Việt và tiếp xúc Việt Hán......................................................13
1.3. Vai trò của từ Hán Việt. ...............................................................................15
1.4. Đặc trƣng ngữ nghĩa của từ Hán Việt trong cảm thức ngôn ngữ của ngƣời
Việt………………………………………………………………………………17
1.5. Đặc trƣng chức năng và phong cách của vốn từ Hán Việt trong cảm thức
ngôn ngữ của ngƣời Việt. ......................................................................................21
1.6. Sự phân công chức năng và phong cách của từ Hán Việt và thuần Việt
trong tiếng Việt văn học. .......................................................................................25
1.7. Dạy học từ Hán Việt ở chƣơng trình Tiểu học ............................................27
1.8. Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................29

2


Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NHẬN DIỆN VÀ GIẢI NGHĨA TỪ HÁN VIỆT
............................................................................................................................................ 31
2.1. Nhận diện âm tiết Hán Việt về mặt ngữ âm trong mối quan hệ với âm tiết
thuần Việt...............................................................................................................31
2.2. Nhận diện về mặt cấu tạo .............................................................................35
2.3. Nhận diện từ Hán Việt theo tiêu chí ngữ nghĩa và phong cách ...................42


2.4. Phƣơng pháp giải nghĩa từ Hán Việt ..........................................................48
2.5. Một số nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn từ hoặc hiểu sai nghĩa từ Hán
Việt………………. ...............................................................................................49
2.6. Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................51
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT ............. 54
3.1. Tiểu dẫn .......................................................................................................54
3.2. Những chú giải, định hƣớng giúp sinh viên nắm vững vốn từ Hán Việt ....54
3.3. Phát huy tối đa tính tích cực chủ động của sinh viên ..................................57
3.4. Tiếp cận và tích luỹ vốn từ Hán Việt ...........................................................58
3.5. Xây dựng hệ thống tài liệu tham khảo bảng chú giải, giải thích cơ bản về từ
đơn, từ ghép..........................................................................................................62
3.6. Thuyết minh về từ Hán Việt ........................................................................63
3.7. Một số câu hỏi và bài tập định hƣớng..........................................................63
3.8. Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................71
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 74

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhƣ chúng ta đã biết, hiện tƣợng dùng sai, nhầm lẫn từ Hán Việt đang là một
hiện tƣợng phổ biến; nguyên nhân sai do không hiểu, dùng sai mà tƣởng đúng hoặc
dùng sai nhiều do thói quen, do bắt chƣớc hay bị ảnh hƣởng từ ngƣời khác hay đài
báo mà thành phổ biến, từ phổ biến mà thành “đúng”…
Việc học tập để hiểu đúng và sử dụng đúng hệ thống từ Hán Việt không thể
tiến hành một cách cấp tốc hay qua loa đại khái bằng các biện pháp ghi nhớ, vận
dụng một cách khá máy móc. Đối với sinh viên việc học tập này cần phải đƣợc xem
nhƣ là một quá trình tích luỹ lâu dài, và đặc biệt là phải có phƣơng pháp tiếp cận

một cách có khoa học.
Chính vì vậy, đề tài này nhằm cung cấp các phƣơng pháp bồi dƣỡng kỹ năng
sử dụng từ Hán – Việt cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học trƣờng Đại học Sài
Gòn.
2. Lịch sử vấn đề
Từ Hán Việt nói riêng và vốn từ gốc Hán nói chung đã đƣợc chú ý nghiên
cứu sâu từ mấy chục năm trở lại đây và đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng.
Tác giả Trần Trí Dõi tác giả của sách “Giáo trình Lịch sử tiếng Việt (sơ
thảo)” đã nêu rõ tiếng Việt có họ Nam Á, phân chia các giai đoạn phát triển của lịch
sử tiếng Việt; đồng thời cũng đã khẳng định lịch sử tiếng Việt gắn liền với lịch sử
dân tộc Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Văn Khang viết trong “Từ ngoại lai trong tiếng Việt”, từ
ngoại lai cụ thể là từ mƣợn Hán (gồm từ Hán Việt, từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt Việt
hóa, từ Hán Việt phỏng âm phƣơng ngữ Hán), từ mƣợn Pháp và từ tiếng Anh sử
dụng trong tiếng Việt. Đối với ông, từ ngoại lai trong tiếng Việt chỉ là những từ mà
ngƣời ta có thể nhận thấy “từ nguyên” của chúng. Đồng thời, ông cũng đã lƣờng
trƣớc việc truy tìm từ nguyên để phân biệt từ ngoại lai với từ thuần Việt trong tiếng
Việt “chỉ là lý thuyết”. Nhƣng dù sao ở đây ông vẫn nhấn mạnh vào giá trị nguồn
4


gốc của từ, coi nó nhƣ là tiêu chí cơ bản để phân biệt “từ thuần gốc” với “từ ngoại
lai”. Nói đến “từ ngoại lai” trong tiếng Việt là nói đến từ gốc Hán. Qua đó, nó đã
cung cấp cho tiếng Việt một số lƣợng từ khổng lồ và khác nhau về nguồn gốc mà
nay vẫn quen gọi là từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt.
Trong “Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt và mở rộng vốn từ Hán Việt”
Nguyễn Quang Ninh – Đào Ngọc – Đặng Đức Siêu – Lê Xuân Thại cũng đã phân
tích sự hình thành từ ngữ Hán Việt trong từ vựng tiếng Việt, yếu tố Hán Việt và mở
rộng vốn yếu tố Hán Việt; phân tích cấu tạo của từ Hán Việt và thành ngữ, tục ngữ
Hán Việt. Đặc biệt, các tác giả đã chỉ ra đƣợc giá trị phong cách của từ ngữ Hán

Việt và phƣơng pháp dạy yếu tố Hán Việt ở bậc Trung học cơ sở.
Đặc biệt GS. Phan Ngọc đã viết “Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt” cho thấy tiếng
Việt tinh vi, tế nhị và sâu sắc qua việc giới thiệu các quan hệ ngữ nghĩa của từ Hán
Việt. Từ đó giải thích một lƣợng khá lớn từ Hán Việt thông dụng dựa trên các quan
hệ ngữ nghĩa nhƣ: những quan hệ lịch sử một ngàn năm trƣớc Công Nguyên, những
quan hệ về cấu trúc do sự đối lập giữa từ Hán Việt với từ Thuần Việt hay có những
quan hệ nảy sinh do sự đối lập với các từ đồng nghĩa và phản nghĩa trong nội bộ các
từ Hán Việt hoặc do sự kết hợp của hai âm tiết và vị trí trƣớc sau của chúng đã
đƣợc quy thành công thức.
Ngoài ra có rất nhiều từ điển từ Hán Việt của nhiều tác giả nhƣ : Đào Anh
Duy, Lại Cao Nguyện, Phan Văn Các,… hay “Sổ tay từ ngữ Hán Việt trong sách
Ngữ văn Trung học cơ sở” của Trần Đại Vinh; “Sổ tay từ ngữ Hán Việt dung trong
nhà trƣờng” của Nguyễn Trọng Khánh (chủ biên) hoặc “Giải nghĩa và mở rộng từ
ngữ Hán Việt dành cho học sinh các lớp 6 - 7 - 8 – 9” của Lê Xuân Anh… cũng đã
phân tích cụ thể về ngữ nghĩa của từ cũng nhƣ hoàn cảnh sử dụng từ giúp ngƣời tra
cứu trau dồi thêm nhiều từ Hán Việt và cách sử dụng chúng.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã chú ý tìm hiểu các vấn đề chủ yếu sau
đây:
Nghiên cứu quá trình giao lƣu tiếp xúc ngôn ngữ văn hoá Việt - Hán trong
lịch sử và những hệ quả của quá trình đó.

5


Nghiên cứu quá trình hình thành vốn từ tiếng Việt, bao quát trong đó là vấn đề
lịch sử du nhập các yếu tố ngôn ngữ Hán vào tiếng Việt; quá trình hình thành vốn từ
Hán Việt: quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, lịch sử từ Hán Việt.
Tìm hiểu và khẳng định đặc điểm Việt hoá các yếu tố ngôn ngữ văn tự Hán.
Các nội dung Việt hoá chủ yếu thuộc những phƣơng diện cơ bản nhƣ: âm đọc, cấu
tạo, ý nghĩa, phạm vi sử dụng và sự phân định phong cách từ Hán Việt với từ thuần

Việt...
Tranh luận và trình bày các quan điểm về xác định khái niệm từ thuần Việt
với từ Hán Việt.
Tìm hiểu quá trình và đặc điểm sử dụng từ Hán Việt nói chung và các yếu tố
Hán Việt trong cấu tạo từ tiếng Việt.
Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo từ Hán Việt.
Nghiên cứu đặc điểm và phong cách từ Hán Việt cũng nhƣ những thể
nghiệm về phong cách sử dụng từ Hán Việt trong văn học.
Đặt vấn đề sử dụng và sáng tạo từ Hán Việt trong mối quan hệ với bối cảnh
văn hoá nói chung: khoa cử chữ Hán, Nho học ở Việt Nam, vấn đề điển tích điển cố
và thi văn liệu Hán học trong sáng tác văn học trung đại...
Ngoài ra, từ Hán Việt cũng đƣợc đặt ra và bàn luận trên phƣơng diện dạy học
trong nhà trƣờng. Với tƣ cách là đối tƣợng dạy học, từ Hán Việt đƣợc đề cập cụ thể
ở nhiều góc độ, nhƣ: vấn đề lựa chọn từ Hán Việt nhƣ thế nào, số lƣợng là bao
nhiêu cho phù hợp với mỗi trình độ, cấp học; vấn đề lựa chọn nghĩa để giải thích
cho phù hợp với ngữ cảnh trong khi mỗi một từ Hán Việt thƣờng có nhiều nét nghĩa
khác nhau; phƣơng pháp và cách thức truyền đạt làm sao cho đúng, dễ hiểu, dễ tiếp
thu và vận dụng chính xác…
Có thể nhận thấy, các vấn đề nghiên cứu đã đƣợc đặt ra vừa có phạm vi rộng,
vừa có những nội dung chi tiết, ở những phạm vi ứng dụng cụ thể. Nhìn chung, các
nhà nghiên cứu đã giải quyết và đi đến thống nhất một số vấn đề cơ bản sau đây:
Khẳng định vai trò, ý nghĩa văn hoá, học thuật quan trọng của vốn từ gốc
Hán nói chung và vốn từ Hán Việt nói riêng trong việc hình thành nên tiếng Việt
văn hoá...
6


Thống nhất về quan điểm lịch sử trong nhìn nhận, phân tích, đánh giá về các
phƣơng diện liên quan của từ Hán Việt với tiếng Việt và văn hoá Việt - Hán.
Thành tựu trong nghiên cứu về nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc

Hán Việt...
Xây dựng phƣơng tiện và cách thức bồi dƣỡng kiến thức và kĩ năng sử dụng
từ Hán-Việt cho học sinh tiểu học là đề tài đƣợc nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục
học quan tâm.
Liên quan đến đề tài này, trong những năm gần đây, không ít các công trình
nghiên cứu về từ Hán-Việt, nguồn gốc, sự tiếp xúc, cách dùng từ Hán-Việt đã đƣợc
công bố với nhiều luận điểm khác nhau, nhƣng đa số các đề tài chuyên nghiên cứu
về các vấn đề sau:
Những vấn đề khái quát về cấu tạo và ngữ nghĩa của từ Hán-Việt.
Từ Hán-Việt về mặt lý thuyết đã đƣợc nghiên cứu khá kĩ càng, tuy nhiên trên
thực tiễn vẫn chƣa đƣợc khảo sát một cách đầy đủ.
Năm 1983, Giáo sƣ Phan Ngọc - nhà ngôn ngữ học của Việt Nam đã có báo
cáo nghiên cứu về “Tiếng Việt-Tiếng Hán và những hệ quả của nó”. Tác giả đã nêu
ra những vấn đề về sự tiếp xúc Hán-Việt đã kéo dài hàng nghìn năm nên những đơn
vị Hán-Việt đã có sự thay đổi gì về nghĩa so với nghĩa trƣớc đây của nó trong tiếng
Hán cũng nhƣ so với những từ đồng nghĩa với nó trong tiếng Việt. Bên cạnh đó, tác
giả còn chỉ ra việc xác định những đặc điểm và cấu trúc ngữ nghĩa của từ Hán-Việt
trên phƣơng diện đồng đại.
Ngoài ra, Giáo sƣ Phan Ngọc còn có một số đề tài khác cũng liên quan đến
mảng từ Hán-Việt nhƣ: “Ngữ nghĩa của từ Hán-Việt”(năm 1987), hay cuốn “Mẹo
giải nghĩa từ Hán-Việt” (năm 1991). Trong đề tài này, tác giả đƣa ra những cách
giúp ngƣời Việt hiểu đúng nghĩa, biết dùng đúng và hay các từ Hán-Việt. Nội dung
sách còn giới thiệu các quan hệ ngữ nghĩa bằng cách suy ra thành công thức giúp
ngƣời Việt nhận thức dễ dàng nhờ ấn tƣợng vốn có, từ đó sẽ hiểu từ Hán-Việt sâu
sắc và sử dụng từ Hán-Việt một cách chủ động.
Với nhiều quan điểm chung, Đặng Đức Siêu cũng đã khẳng định quá trình
tiếp xúc ngôn ngữ Hán-Việt kéo dài hàng nghìn năm trong bài “Từ Hán-Việt từ góc
7



độ tiếp xúc ngôn ngữ văn học. Tác giả đã chỉ ra từ Hán-Việt là những từ Việt gốc
Hán ( vay mƣợn trực tiếp hay vay mƣợn trung gian) hoạt động trong làng tiếng Việt
dƣới sự chi phối về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp của tiếng Việt.
Vấn đề sử dụng các thuật ngữ Hán-Việt nhƣ thế nào cho hợp lý đã đƣợc tác
giả Nguyễn Văn Tu đề cập trong bài “Việc dùng từ Hán-Việt thế nào cho thích
hợp”. Ông đã đề cập đến các khái niệm: từ Hán cổ, từ gốc Hán và Hán Việt, từ góc
nhìn của một nhà nghiên cứu, tác giả nói lên đƣợc những giá trị phong cách cũng
nhƣ những hạn chế của từ vay mƣợn. Còn tác giả Trƣơng Chính với bài “Từ lời
dạy của Bác đến việc biên soạn cuốn từ điển mới” đã nêu rõ sự cần thiết có một
cuốn từ điển làm chuẩn cho ngƣời sử dụng cũng nhƣ cho ngƣời dạy và học, đó
chính là cách góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt về mặt từ
ngữ.
Từ Hán Việt là đối tƣợng dạy học trong nhà trƣờng phổ thông.
Theo hƣớng này, nhiều tác giả đã có đóng góp các đề tài nghiên cứu nhƣ: Lê
Xuân Thại, Phan Thiều, Phan Văn Các, Nguyễn Văn Khang…
Trƣơng Chính đã đƣa ra những đề xuất về việc dạy và học từ Hán-Việt ở
trƣờng phổ thông nhƣ thế nào qua bài “Dạy học từ Hán-Việt ở trƣờng phổ thông”.
Ở bài “Xử lý các yếu tố gốc Hán trong ngôn ngữ sách giáo khoa phổ thông”,
Phan Văn Các đã đi sâu vào khảo sát và thống kê từ Hán-Việt có trong sách giáo
khoa tiểu học với nhiều nhận xét về từ ngữ, ngữ Hán-Việt. Bên cạnh đó, tác giả còn
chỉ ra những thiếu sót của soạn giả sách giáo khoa, đồng thời nêu những đề xuất về
phƣơng pháp dạy từ Hán-Việt ở Tiểu học, cần xác lập một bảng ngữ liệu định
lƣợng những từ, từ tố Hán-Việt tối thiểu, cần thiết và đủ dung cho học sinh từ thấp
lên cao.
Phan Thiều có bài “Dạy cho học sinh nắm yếu tố và các kiểu quan hệ ngữ
nghĩa trong các đơn vị định danh”, qua đó tác giả đã đề xuất phƣơng pháp dạy từ
Hán-Việt cho học sinh một cách có hiệu quả nhằm tạo cho học sinh một vốn cơ sở
để có thể tự mình suy ra ngữ nghĩa của từ ghép mà mình gặp.
Cũng nghiên cứu về phƣơng pháp dạy từ Hán-Việt, tác giả Nguyễn Văn
Khang đã có bài nói về một vài đặc điểm liên quan đến việc dạy và học từ Hán-Việt

8


ở trƣờng phổ thông. Theo quan điểm của mình, đi từ khái niệm, tác giả đã tiến hành
nhận diện từ Hán-Việt. Từ kết quả và thực tế nghiên cứu, tác giả nêu lên cách chọn
và dạy học từ Hán-Việt ở trƣờng phổ thông.
Đáng chú ý hơn là tác giả Lê Xuân Thại với bài “Xung quanh vấn đề dạy và
học từ Hán-Việt”. Tác giả đã nhấn mạnh việc tìm hiểu từ, vai trò của các yếu tố cấu
tạo từ đối với việc lý giải nghĩa của từ Hán-Việt. Từ các yếu tố. chúng ta có thể
hiểu đƣợc nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa phát sinh của từ. Sau mỗi yếu tố cấu tạo từ
là một hình ảnh sinh động, phong phú góp phần làm nên giá trị thẩm mỹ, tăng khả
năng biểu cảm của từ Hán-Việt.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu kể trên với những giới thuyết, giải
pháp đƣa ra cũng đã ít nhiều giúp cho ngƣời dạy cũng nhƣ ngƣời học hoàn thiện
hơn kĩ năng sử dụng từ Hán-Việt. Tuy nhiên, thực tế giáo dục hiện nay, hiện tƣợng
học sinh mắc lỗi về hiểu nghĩa và dùng từ Hán-Việt còn khá phổ biến.
Ở đề tài xây dựng phƣơng tiện và cách thức bồi dƣỡng kiến thức và kĩ năng
sử dụng từ Hán Việt cho sinh viên ngành Tiểu học Trƣờng Đại học Sài Gòn này,
chúng tôi mong góp một phần nhỏ công sức vào việc nâng cao chất lƣợng và hiệu
quả việc dạy và học từ Hán Việt.
3. Mục đích của đề tài
Cung cấp cho sinh viên phƣơng pháp nhằm bồi dƣỡng kỹ năng sử dụng từ
Hán Việt.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Các phƣơng pháp nhằm bồi dƣỡng kỹ năng sử dụng từ Hán Việt cho sinh
viên ngành Tiểu học trƣờng Đại học Sài Gòn.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu và khảo sát chủ yếu liên quan đến các từ Hán Việt xuất
hiện trong chƣơng trình Tiểu học.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Phƣơng pháp thống kê phân loại: đƣợc sử dụng để thống kê, phân loại
các vấn đề, các phƣơng diện đƣợc trình bày trong đề tài.
9


6.2. Phƣơng pháp đối chiếu, so sánh: đƣợc sử dụng trong phân tích và chứng
minh các vấn đề, các dẫn chứng cụ thể.
6.3. Phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ: đƣợc sử dụng trong các trƣờng hợp
thuyết minh vai trò của từ Hán Việt.
6.4. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: hai phƣơng pháp này thƣờng xuyên
đƣợc sử dụng; phân tích để làm rõ các vấn đề cụ thể và tổng hợp nhằm khái quát lại
các ý chính.
7. Ý nghĩa, hiệu quả của đề tài
Chúng tôi hy vọng rằng, đề tài của chúng tôi có giá trị thiết yếu trong việc
hình thành đƣợc kỹ năng sử dụng từ Hán Việt cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu
học Đại học Sài Gòn.

10


Chƣơng 1. NHỮNG GIỚI THUYẾT CƠ BẢN VỀ TỪ HÁN VIỆT
1.1. Khái niệm từ Hán Việt
Từ Việt gốc Hán là một hiện tƣợng đa dạng và phức tạp. Nó thuộc các nguồn
khác nhau, đƣợc du nhập vào tiếng Việt qua nhiều giai đoạn và phƣơng thức khác
nhau; có lúc lẻ tẻ, chậm chạp, theo con đƣờng khẩu ngữ, có lúc ồ ạt mang tính hệ
thống theo con đƣờng sách vở, hành chính, giáo dục; có lúc bị biến đổi theo sự biến
đổi ngữ âm của tiếng Việt, có lúc bị biến đổi ngữ nghĩa qua thời gian sử dụng, cũng
có lúc bị biến đổi cả cấu trúc. Ngay nhƣ ở thời kỳ sau này, cũng có những từ vay
mƣợn theo con đƣờng khẩu ngữ, mang tính phƣơng ngữ, bằng cách phiên âm (nhƣ :
hoành thánh, há cảo,…), tuy không nhiều. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc San quan

niệm từ Việt gốc Hán bao gồm từ tiền Hán Việt, từ Hán Việt, từ Hán Việt Việt hóa.
Sự phân chia này cũng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu khác tán đồng.
1.1.1. Từ tiền Hán Việt (Hán Việt cổ)
Đó là những từ gốc Hán đƣợc đọc mô phỏng theo âm Hán Thƣợng cổ, tức
âm Hán thời Tiên Tần. Bên cạnh đó có một số từ bắt nguồn từ âm Hán Trung cổ,
nhƣng trƣớc khi hình thành âm Hán-Việt đã bị Việt hóa về mặt ngữ âm; âm này
đƣợc dùng đọc chữ Hán trƣớc khi có âm Hán-Việt và cũng tạm đƣợc coi là âm tiền
Hán-Việt. Các từ tiền Hán Việt do du nhập vào tiếng Việt từ rất sớm, vào đời Hán,
thế kỉ II-I trƣớc công nguyên; và không mang tính hệ thống; tuyệt đại đa số là
những từ đơn tiết nên đã bị Việt hóa rất sâu; chúng tồn tại hòa hợp với từ thuần
Việt, đƣợc sử dụng rộng rãi và ngƣời bình thƣờng không còn nhận biết đƣợc gốc
gác Hán của nó.
Các từ Hán Việt cổ có khả năng hoạt động độc lập và có một vị trí không
khác gì với các từ gốc Mon-Khme, gốc Tày-Thái. Vì vậy, theo quan điểm đƣơng
đại, các nhà nghiên cứu xem chúng nhƣ là từ thuần Việt.
Ví dụ: mùa hè (hán cổ) - mùa hạ (âm sau này). Tƣơng tự: chè - trà; xưa - sơ;
chứa - trữ; mả - mồ, mộ; chém - trảm...
1.1.2. Từ Hán Việt Việt hóa
Đó vốn là những từ Hán Việt, nhƣng đã bị Việt hóa hoàn toàn. Sau khi cách
đọc Hán Việt hình thành, và mang tính hệ thống ổn định thì trong tiếng Việt vẫn
11


tiếp tục xảy ra những biến đổi ngữ âm. Bởi cách đọc trên đã mang tính hệ thống ổn
định, nên những biến đổi ngữ âm này chỉ tác động đến những đơn vị lẻ tẻ, nhất là ở
những từ Hán Việt đƣợc dùng hàng ngày. Trƣớc tác động nhƣ vậy, những từ Hán
Việt này sẽ có xu hƣớng bị tách ra làm hai; một là giữ nguyên âm Hán Việt cũ, hai
là phát sinh một cách đọc mới. Xu hƣớng Hán Việt Việt hóa này thực chất là sự
biến đổi ngữ âm tạo nên từ mới, vốn cũng là một xu hƣớng sản sinh từ trong tiếng
Việt. Những từ mới sản sinh này khác với từ Hán Việt cũ không chỉ về mặt ngữ âm

mà cả về mặt ngữ nghĩa, phong cách cũng nhƣ khả năng hoạt động ngữ pháp. Cho
nên có thể nói những từ này tạo thành một lớp riêng. Cũng giống nhƣ từ tiền Hán
Việt, chúng có đặc điểm là đã bị Việt hóa hoàn toàn về các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa
và phong cách, hoàn toàn giống nhƣ những từ bản địa, chúng có thể hoạt động độc
lập trong cấu tạo từ cũng nhƣ trong câu. Do vậy, các nhà nghiên cứu cũng đồng tình
xếp chúng vào lớp từ thuần Việt.
Quá trình Việt hóa về mặt ngữ âm đƣợc thực hiện bằng cách thay thế, bổ
sung phụ âm đầu, phần vần hoặc thanh điệu của một âm tiết Hán. Ví dụ: thanh
(Hán) – xanh (Việt), đao - dao, tâm can - tim gan, kí - ghi, cận - gần, ngoại - ngoài,
kiều - cầu, họa - vạ... Một số chữ Hán bị phát âm chệch đi vì nhiều nguyên nhân
hoặc để tránh sự phạm húy. Ví dụ: sinh - sanh, trường - tràng, bảo - bửu, phúc phước, hoàng - huỳnh, nghĩa - ngãi, nhân - nhơn...
1.1.3. Từ Hán Việt
Ta có thể hiểu từ Hán Việt là các từ gốc Hán đƣợc đọc theo âm Hán Việt
(đƣợc gọi tắt là từ Hán-Việt). Âm Hán Việt là âm đọc của tất cả các từ Hán đƣợc
Việt hóa theo một con đƣờng nhƣ nhau, đƣợc hình thành cho tất cả mọi chữ Hán,
theo những quy luật khá chặt chẽ; lấy xuất phát điểm là âm Hán Trung cổ ở các thế
kỷ VIII, IX, trƣớc thời tự chủ của dân tộc ta ít lâu (ứng với thời kỳ triều đại Nhà
Đƣờng của Trung Quốc) và phản ảnh khá sát cách phát âm này. Âm Hán Trung cổ
này đƣợc Việt hóa từ đầu thời tự chủ (thế kỷ X) khi tiếng Hán đã mất tính cách là
một sinh ngữ, do đó phải tuân theo những quy luật ngữ âm của tiếng Việt và phụ
thuộc vào thói quen cấu âm của ngƣời Việt. Quá trình này chắc chắn có mầm mống
từ trƣớc thế kỷ X, và phải kéo dài hàng mấy thế kỷ mới hình thành ra âm Hán-Việt
12


ngày nay. Cách đọc âm Hán Việt đƣợc thực hiện cho tất cả các từ Hán nằm trong
thƣ tịch của ngƣời Hán, kể cả các thƣ tịch có trƣớc đời Đƣờng (trƣớc các thời Tiên
Tần, Lƣỡng Hán) và các thƣ tịch xuất hiện sau này (Nguyên, Minh, Thanh). Cho
nên âm Hán Việt vừa là một sự kiện lịch sử xảy ra ở một thời điểm, vừa là cách đọc
chung và phổ biến cho mọi thời kỳ, đƣợc sử dụng để đọc và sáng tác văn thơ bằng

chữ Hán, vì thế nó có tính chất ổn định. Rõ ràng, khác với từ Tiền Hán Việt, lớp từ
Hán Việt đƣợc du nhập một cách ồ ạt và tạo thành một hệ thống ngữ âm riêng. Đây
là nhóm từ Hán Việt thực sự tiêu biểu và có số lƣợng lớn nhất. Nó là hệ quả của
một thời kì lịch sử mà chữ Hán đƣợc sử dụng trong mọi phạm vi giao tiếp chính
thức nhƣ hành chính, giáo dục, nghệ thuật. Về cơ bản, ngƣời Việt tiếp thu cách phát
âm của ngƣời Hán giai đoạn này.
1.2. Tiếp xúc Hán - Việt và tiếp xúc Việt - Hán
Trải qua một thời gian dài bị nô lệ, tiếng Hán đƣợc sử dụng nhƣ là “quốc
ngữ” để làm phƣơng tiện ghi chép trong mọi lĩnh vực sinh hoạt xã hội: sử liệu, văn
chƣơng, văn thƣ hành chính, thi cử, vv... , tạo thành một giai tầng thay thế hoàn
toàn cái gì của ngƣời Việt đã có từ trƣớc. Ngƣời Việt phải học lịch sử và văn học
của ngƣời Hán, nhiều đến nỗi cho đến ngày nay đa số ngƣời Việt biết rành rẽ về
lịch sử và điển tích của ngƣời Hán nhiều hơn lịch sử và điển tích của chính nƣớc
mình.
Song, Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp, tuy nghèo nhƣng sống định cƣ, và
có truyền thống “phép vua thua lệ làng.” Nhờ vậy, khuôn thƣớc ngàn đời vẫn đƣợc
giai tầng này lƣu giữ cho chúng ta sử dụng ngày nay. Các giai tầng do ngƣời Hán
áp đặt và đƣợc tiếp tay bởi chính quyền đƣơng thời không thẩm thấu hoàn toàn
xuống tất cả làng mạc Việt Nam, nơi mà tiếng Việt và nếp sống Việt vẫn còn đƣợc
bảo tồn mãi mãi.
Do đó trong suốt thời gian bị đô hộ, ngƣời Việt đã thu thập từ ngƣời Hán
những kiến thức về mọi lĩnh vực, mà ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng, sau đó
chọn lọc và sử dụng chữ Hán “theo tinh thần tiếng Việt” để trở thành tài sản riêng
của ngƣời Việt.

13


Với sự giao lƣu trên các bình diện văn hóa, kinh tế và chiến tranh giữa các
dân tộc ở Trung Quốc, Đông Á và Đông Nam Á, chữ Trung Quốc đƣợc hình thành,

phát triển và trở thành chữ viết chung đƣợc sử dụng rộng rãi trong các dân tộc ở
khu vực này. Lƣu ý là cách nói và ngôn ngữ của các dân tộc có thể hoàn toàn khác
nhau vì thuộc các hệ ngôn ngữ khác nhau.
Sau hàng chục thế kỷ dƣới sự cai trị và đồng hóa của ngƣời Hán, ngƣời Việt
vẫn giữ đƣợc tiếng nói và nhiều phong tục riêng của mình. Tuy vậy, vẫn có sự ảnh
hƣởng nhất định về văn hóa, thể chế chính trị của Trung Quốc đối với ngƣời Việt,
kể cả trong tƣ tƣởng triết học và ngôn ngữ.
Do không có chữ viết riêng (theo truyền thuyết thì ngƣời Việt cổ có chữ viết
riêng nhƣng bị ngƣời Hán hủy bỏ, cấm đoán dẫn đến mất hẳn), trƣớc khi chữ quốc
ngữ ra đời, ngƣời Việt phải dùng chữ Hán để viết nhƣng họ đọc theo âm Việt (chữ
Nôm cũng dựa vào chữ Hán nhƣng phức tạp hơn và chƣa đƣợc chuẩn hóa nên cũng
không đƣợc phổ cập). Cùng với tâm lý ngƣỡng mộ văn hóa Trung Hoa, xem đó là
mẫu mực, văn hóa Trung Quốc cũng ảnh hƣởng một phần tới văn hóa Việt. Tổ chức
chính quyền phong kiến các triều đại đều theo mô hình Trung Quốc. Các nghi lễ
"hôn, quan, tang, tế" cũng ảnh hƣởng của kiểu Trung Quốc.
Hệ quả của quá trình giao lƣu tiếp xúc ngôn ngữ - văn hoá Việt - Hán trong
một thời kì lịch sử lâu dài đã để lại trong tiếng Việt một bộ phận quan trọng, đó
chính là lớp từ Hán Việt. Nó cũng là bộ phận chủ yếu của vốn từ gốc Hán trong
tiếng Việt. Từ gốc Hán trong tiếng Việt còn có các bộ phận khác là lớp từ tiền Hán
Việt, lớp từ Hán Việt Việt hoá, các từ thuộc phƣơng ngữ của tiếng Hán hiện đại du
nhập vào tiếng Việt gần đây.
Trong các loại từ vay mƣợn tiếng Hán, từ Hán Việt chiếm ƣu thế tuyệt đối.
Theo ƣớc lƣợng của các nhà nghiên cứu, từ Hán Việt chiếm khoảng trên dƣới 70%
vốn từ trong phong cách chính luận, khoa học (Maspéro thì cho rằng, chúng chiếm
tới hơn 60% lƣợng từ tiếng Việt).
Sở dĩ có nhiều lớp từ gốc Hán nhƣ thế trong tiếng Việt là vì quá trình du
nhập ngôn ngữ và văn hoá Hán xảy ra đối với xã hội Việt Nam qua nhiều giai đoạn
khác nhau. Ở mỗi một thời kì, ngôn ngữ Hán du nhập vào tiếng Việt lại chịu ảnh
14



hƣởng bởi các giai đoạn ngữ âm Hán khác nhau. Lớp từ Tiền Hán Việt chịu ảnh
hƣởng của ngữ âm Hán Thƣợng Cổ, Hán Việt chịu ảnh hƣởng bởi ngữ âm đời
Đƣờng – tƣơng ứng với ngữ âm Hán Trung Cổ; và về sau, trong vốn từ Hán Việt lại
có một bộ phận từ ngữ tiếp tục đƣợc biến đổi cho phù hợp với cơ cấu phát âm và
thói quen sử dụng của ngƣời Việt…, cho nên gọi là lớp từ Hán Việt Việt hoá – tức
là Việt hoá từ Hán Việt.
1.3. Vai trò của từ Hán Việt.
Nhƣ chúng ta đã biết, Việt Nam và Trung Quốc từ lâu đời đã có mối giao lƣu
qua lại, ảnh hƣởng nền văn hoá lẫn nhau. Đặc biệt là tiếng Việt và tiếng Hán vốn có
nguồn gốc sâu xa từ trong ngữ hệ của tộc ngƣời Nam Á. Ngƣời Việt vốn tách ra từ
các tộc Bách Việt (Nam Á), vì vậy tiếng Việt và tiếng Hán đều có chung một đặc
điểm đó là thứ ngôn ngữ "đơn tiết tính". Thứ ngôn ngữ này đều lấy độ cao thấp của
âm thanh (tiếng Hán có 4 thanh điệu, tiếng Việt có 6 thanh điệu) để phân biệt nghĩa
của từ, lấy trật tự của từ và các hƣ từ làm quy tắc văn phạm. Điều này làm cho ngôn
ngữ tiếng Việt, tiếng Hán khác hẳn với các ngôn ngữ biến hình nhƣ tiếng Anh,
Pháp, Nga... và các loại ngôn ngữ khác. Những nét tƣơng đồng về ngữ âm, cú pháp,
và cách cấu tạo từ giữa tiếng Việt và tiếng Hán chính là điều kiện thuận lợi để
ngƣời Việt từ thời cổ trung đại tạo ra cách đọc chữ Hán theo một lối riêng duy trì
đến ngày nay mà ta quen gọi là âm Hán Việt. Do vậy, từ Hán Việt là từ gốc Hán
nhƣng đƣợc đọc theo âm Việt.
Ở Việt Nam trong suốt thời kỳ phong kiến Trung Quốc đô hộ, tất cả những
công văn hành chính, giấy tờ đều đƣợc viết bằng chữ Hán, và cho đến sau này khi
nƣớc ta giành đƣợc độc lập, xây dựng nhà nƣớc phong kiến tự chủ thì vẫn dùng chữ
Hán để viết các công văn giấy tờ, sáng tác thơ ca, làm những bộ sử liệu... Ngay khi
chữ Nôm ra đời (chữ Nôm do ngƣời Việt sáng tạo dựa trên cơ sở chữ Hán) thì chữ
Hán vẫn không mất đi vai trò của nó. Quả thật đã có một khoảng thời gian gần
mƣời thế kỷ, dân tộc ta đã dùng chữ Hán và chữ Nôm để ghi lại tâm tƣ tình cảm của
mình và chế tác ra hàng loạt các tác phẩm có giá trị nhƣ Triết học, Sử học, Y học,
Văn học... Chính vì lẽ đó mà mặc dù là một ngôn ngữ cổ nhƣng từ Hán Việt vẫn

cần phải đƣợc học trong nhà trƣờng để giúp cho ngƣời đời sau có thể hiểu đƣợc nội
15


dung của các trƣớc tác và quan trọng hơn cả là học từ Hán Việt để giúp chúng ta
trong quá trình giao tiếp.
Trong khi giao tiếp, ngƣời sử dụng tiếng Việt phải tuân theo quy luật phát
triển tự nhiên của ngôn ngữ. Tuỳ theo nội dung của vấn đề giao tiếp mà ngƣời sử
dụng nó có thể dùng từ Hán Việt hay từ thuần Việt. Trong một số văn cảnh hay ngữ
cảnh nhất định, từ thuần Việt và từ Hán Việt có thể thay thế đƣợc cho nhau nhƣng
có rất nhiều trƣờng hợp từ thuần Việt và từ Hán Việt có những khả năng diễn đạt và
biểu cảm khác nhau mà ngƣời sử dụng nó khó có thể đổi chỗ đƣợc. Ví dụ: từ thuần
Việt phổ biến, giản dị, trong sáng, dễ hiểu đối với quảng đại quần chúng nhân dân.
Loại từ này nói lên ai cũng hiểu đƣợc. Đối với từ thuần Việt ngoài việc giản dị, dễ
hiểu nó còn có sắc thái dựng hình, gợi cảnh, tô màu tạo cảm giác sinh động (khúc
khuỷu, ghồ ghề, mênh mông, bát ngát, đỏ chon chót...) nhƣng ít có khả năng diễn
đạt các khái niệm trừu tƣợng. Trên thực tế có một số vốn từ thuần Việt còn là
những yếu tố xúc tác nhằm phát huy tối đa tiềm năng vốn có của từ Hán Việt, ví dụ
nhƣ câu:
"Cầu thệ thuỷ ngồi trơ cổ độ
Gác phong thu đứng rũ tà huy"
(Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều)
Thì những từ thuần Việt nhƣ "cầu", "ngồi trơ", "gác", “đứng rũ” đã là những
chất xúc tác cực mạnh giúp cho những ngƣời thƣởng thức nó chƣa hiểu rõ nghĩa từ
Hán Việt trong câu mà cũng thấm hiểu đƣợc nỗi buồn thê lƣơng trong cảnh hoang
phế đến cực độ. Đó là một chiếc cầu trơ khấc, một bến đò không ngƣời qua lại và
căn gác để đón gió thu đứng rũ trong bóng chiều tà.
Không chỉ "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều mà ngay cả
"Truyện Kiều" của Nguyễn Du là tác phẩm Nôm trong đó chứa đựng rất nhiều từ
Hán Việt, cùng những điển cố điển tích xen kẽ với các từ thuần Việt và chúng đã

đƣợc các từ thuần Việt làm rõ nghĩa cho. Bởi vậy, có rất nhiều ngƣời không đƣợc
trang bị từ Hán Việt nhƣng đọc "Truyện Kiều", đọc "Chinh phụ ngâm" (bản dịch)
vẫn hiểu, vẫn cảm thấy cái hay của nó. Nói nhƣ vậy để thấy cái giá trị đích thực của
từ thuần Việt. Tuy nhiên trong quá trình giao tiếp, trong quá trình sáng tác thơ,
16


thƣởng thức văn chƣơng và nghiên cứu văn học nếu ta đƣợc trang bị một cách đầy
đủ ý nghĩa và cách dùng của một số lƣợng từ Hán Việt tối thiểu thì cũng không phải
là thừa. Bởi vì từ Hán Việt có những sắc thái tu từ mà từ thuần Việt không thể có
đƣợc. Nhƣ trên đã nói: từ Hán Việt là từ Hán đƣợc đọc theo âm Việt. Loại từ này có
khả năng diễn đạt những khái niệm trừu tƣợng trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Từ
Hán Việt có một khả năng tiềm ẩn đặc biệt. Nó mang những sắc thái tu từ với
những ý nghĩa chỉ những cái trang trọng, im lìm, bất động, cổ kính. Ví dụ nhƣ khi
giới thiệu một vị tổng thống của một phái đoàn ngoại giao, ngƣời ta phải dùng từ
Hán Việt: "... Cùng đi với ngài tổng thống là Quý phu nhân..." chứ không nên dùng:
"... Cùng đi với ngài tổng thống là người vợ yêu quý của ông..." thì sẽ làm mất đi
tính trang trọng cần thiết trong một buổi tiếp sứ giả ngoại giao mang tầm cỡ quốc
gia.
Hay trong văn chƣơng thơ phú, có những từ Hán Việt mà khó có từ Thuần
Việt nào thay thế đƣợc. Mở đầu bài "Thăng Long thành hoài cổ" bà Huyện Thanh
Quan viết:
"Tạo hoá gây chi cuộc hí trường"
"Hí trường" là từ Hán Việt có thể dịch là nơi chơi, chỗ chơi, trƣờng chơi...
nhƣng dùng những từ thuần Việt đó thì khó lột tả đƣợc cái khái quát, cái trừu tƣợng
về cuộc đời thay đổi vô lƣờng. Cuộc "hý trường" mà tác giả sử dụng, ở đây là để
nói đến trò chơi của con tạo với sự biến đổi "vũng nên đồi" trong trƣờng đời.
Từ Hán Việt này còn là thần thái của câu thơ giãi bày nỗi ai oán hoài cổ của
các tác giả-một di thần của triều cựu Lê với những thay đổi khó lƣờng.
Nêu đôi ba ví dụ nhỏ thƣờng gặp đó để nhấn mạnh giá trị biểu cảm không thể

thay thế đƣợc trong giao tiếp cũng nhƣ trong văn chƣơng cổ của từ Hán Việt. Trên
thực tế, nếu chúng ta không đƣợc trang bị một vốn từ Hán Việt cần thiết thì sẽ
không thấu hiểu đƣợc nội dung của tác phẩm (đôi khi vấn đề còn bị hiểu lệch) và
khi giao tiếp nhiều khi sử dụng từ Hán Việt sai nghĩa và sai cả phong cách.
1.4. Đặc trưng ngữ nghĩa của từ Hán Việt trong cảm thức ngôn ngữ của
người Việt

17


1.4.1 Nghĩa của từ đơn Hán Việt
Thƣờng thì nghĩa của từ Hán Việt đa phần là nghĩa vay mƣợn. Tuy nhiên,
cũng có một số từ đơn Hán Việt đƣợc gia giảm về ngữ nghĩa, những nét nghĩa gia
giảm này chỉ bộc lộ trong từng ngữ cảnh nhất định. Cho nên, ở đây có thể chia
những từ đơn Hán Việt tùy theo ngữ nghĩa thành hai loại sau:
1.4.1.1. Từ đơn Hán Việt nguyên nghĩa Hán
Nguyên nghĩa của một từ đơn Hán Việt là chỉ chung những nét nghĩa vốn có
trong tiếng Hán văn ngôn. Nhờ một dung lƣợng nguyên nghĩa khá phong phú, nhƣ
nghĩa gốc, nghĩa mở rộng..., những từ đơn Hán Việt loại này có đủ khả năng hoạt
động một cách tự nhiên bên cạnh những từ ngữ thuần Việt. Có điều, trên phƣơng
diện vận dụng, ngƣời cầm bút chỉ chọn một nét nghĩa nào đó trong một từ để diễn
đạt những tƣ duy lôgích, cũng nhƣ sắc thái phù hợp với vần điệu trong câu thơ tiếng
Việt. Tính nguyên nghĩa của chúng luôn đƣợc bảo tồn cho dù xuất hiện ở bất cứ
trƣờng hợp nào. Đó là các nhóm từ chỉ phƣơng hƣớng: đông, đoài; nhóm từ chỉ thời
tiết : xuân, thu, đông; nhóm từ chỉ hoạt động tâm lý: sầu, não, oán, thương, v.v..;
nhóm từ chỉ các khái niệm trừu tƣợng: chí, hồn, kiếp v.v..
Chẳng hạn, xét về từ xuân thì tuy ở từng ngữ cảnh vẫn có nét nghĩa khác
nhau, nhƣng suy cho cùng thì cũng đều dùng theo nguyên nghĩa trong tiếng Hán.
Và vì vậy, nếu xuân trong câu: “Xuân từng đổi mới đông nào còn dƣ”, cả từ xuân
và đông ở đây đều là từ Hán Việt dùng để chỉ về mùa trong một năm thì trong câu:

“Trải mấy xuân tin đi tin lại”, xuân lại là từ đƣợc mƣợn để chỉ cho một năm. Một ví
dụ khác nhƣ từ hồn. Trong tiếng Hán hồn là chỉ về phần tinh thần của con ngƣời đối
lập với thể xác (vị nhân chi tinh thần dã. Từ hải, tr. 4968. Từ điển yếu tố Hán Việt
thông dụng, tr. 184), và đây là nghĩa chính trong câu thơ: “Há nhƣ ai hồn say bóng
lẫn”. Còn trong câu: “Hồn tử sĩ gió ù ù thổi” thì hồn lại là phần tinh thần của con
ngƣời đã rời khỏi thể xác và tồn tại biệt lập. Tính nguyên nghĩa vẫn tồn tại trong từ
hồn, mặc dù một bên thì phụ thuộc vào thân thể hiện hữu còn một bên đã tách rời
thực thể.
1.4.1.2.

Từ đơn Hán Việt biến nghĩa Việt

18


Sự biến nghĩa ở một số từ đơn Hán Việt là nói về những nét nghĩa đƣợc hình
thành trong tiếng Việt. Chúng cùng tồn tại với những nét nghĩa tiếng Hán và chỉ
bộc lộ rõ nét trong một ngữ cảnh nhất định của từng câu thơ trong dịch phẩm. Nhìn
chung, sự biến nghĩa này có khi dựa trên nghĩa tiếng Hán, có khi thoát ly hẳn với
tiếng Hán, độc lập bằng nghĩa Việt. Chẳng hạn, từ ước (約) trong tiếng Hán không
có nét nghĩa động từ: “cầu mong, ƣớc ao, ƣớc muốn” nhƣ trong câu: “Ước gì gần
gũi tất gang”. Một ví dụ khác, nhƣ từ tưởng (想) chẳng hạn. Trong tiếng Hán tưởng
có nghĩa là nghĩ ngợi, nhớ mong (tưởng: Hữu sở hi kí nhi tƣ chi dã. 有 所 希 冀 而
思 之 也... Song khi xuất hiện trong câu thơ: “Thiếp chẳng tưởng ra ngƣời chinh
phụ” thì “chẳng tưởng” lại có nghĩa là chẳng ngờ đến. Tưởng ở đây chỉ còn là cái
vỏ ngữ âm Hán Việt đang hàm chứa ý nghĩa Việt: việc đáng lý phải thế này lại bày
ra thế khác. Hoặc nhƣ từ thấu (透). Trong tiếng Hán thấu có nghĩa: vƣợt qua, xuyên
qua, đạt đến mức tƣờng tận. (khiêu dã, quá dã; triệt dã. Từ hải, tr. 4311). Từ những
nét nghĩa này đã hình thành nét nghĩa khá tinh tế trong tiếng Việt: lên tới, vang tới,
nhƣ trong câu” “Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu”. Một ví dụ khác nhƣ từ thương

chẳng hạn. Nếu trong câu: “Con chim bạt gió lạc loài kêu thương” (nguyên tác:
khiếu thanh ai), thương hàm nghĩa Hán: đau buồn xót xa, thì trong câu: “Kìa lão
thân khuê phụ nhớ thương”, thương lại mang nét nghĩa rất tinh tế là yêu mến,
thƣơng quý trong tiếng Việt.
1.4.2. Nghĩa của từ ghép Hán Việt
Về phƣơng diện ngữ nghĩa của từ Hán Việt, có hiện tƣợng sử dụng xen kẽ
giữa nguyên nghĩa tiếng Hán và biến nghĩa tiếng Việt. Vì vậy, ở đây có thể nhận xét
ngữ nghĩa của từ Hán Việt trên hai phƣơng diện sau:
1.4.2.1. Từ ghép Hán Việt nguyên nghĩa Hán
Là những từ ghép Hán Việt vốn có trong tiếng Hán. Chẳng hạn, xét về từ
hồng tiện thì hồng là tên một loài chim có khả năng bay xa, chuyên giúp việc đƣa
tin tức; tiện là chỉ sự thuận lợi, dễ dàng. Từ hai yếu tố này hình thành nét nghĩa
mang tính thành ngữ cho cả từ: thƣ từ, tin tức qua lại không bị trở ngại. Chính từ
ghép này dịch giả đã mƣợn trong nguyên tác (Tây phong dục ký vô hồng tiện).
19


Đồng thời, trong lớp từ ghép nguyên nghĩa này, cũng có những từ chính bản thân
nó lại mang hai nét nghĩa tƣơng phản, vì vậy, dịch giả đã khéo léo tạo ra một ngữ
cảnh để xác định một nghĩa hành chức nhất định của từ. Ví dụ, từ ghép phong lưu
hàm chứa hai nét nghĩa đối lập nhau, một nghĩa biểu thị phong cách tốt (bao nghĩa)
và một nghĩa biểu thị hành động xấu (biếm nghĩa). Khi hành chức trong câu:
“Khách phong lưu đƣơng chừng niên thiếu” thì phong lưu phải đƣợc giải thích với
nét nghĩa tốt: ngƣời có học thức, có cử chỉ thái độ thanh nhã, đài các; đối lập với
nghĩa: chuyện tình nam nữ bất chính (phong tình lưu lãng 風 情 流 浪).
1.4.2.2. Từ ghép Hán Việt biến nghĩa Việt
Đây là loại từ ghép cũng đƣợc vay mƣợn từ tiếng Hán văn ngôn nhƣng lại
mang nét nghĩa đƣợc hình thành trong tiếng Việt. Ví dụ, từ ghép hư không. Trong
tiếng Hán hư không có nghĩa là khoảng không trống rỗng, không có gì, nhƣng trong
tiếng Việt thì hư không còn có nghĩa là không có thật, là trạng thái lửng lơ, hụt hẫng

trong mong chờ, nhƣ trong câu: “Bỗng thơ thơ, thẩn thẩn hư không”. Một ví dụ nữa
nhƣ từ ghép trân trọng chẳng hạn. Trong tiếng Hán trân trọng có nghĩa: khéo tự
bảo trọng (thiện tự bảo trọng. 善自保重. Thiện da bảo trọng đích ý tứ. 善 加 保 重
的 意 思. . Trong tiếng Việt, ngoài các nghĩa: tỏ ý quí trọng và nghĩa: quí trọng, nó
còn có thêm nét nghĩa: yêu quí, nâng niu và luôn giữ ở bên mình, nhƣ trong câu:
“Để chàng trân trọng dấu ngƣời tƣơng thân”.
Các Từ Hán, lúc đầu, chúng là những từ mang nghĩa cụ thể. Ngƣời Hán có
thể dựa vào tính hình tƣợng trong văn tự của họ mà hiểu đƣợc nghĩa cụ thể của
chúng. Ví dụ từ tinh (chữ viết gồm bộ mễ chỉ gạo và thành tố ghi âm thanh) có
nghĩa cụ thể là gạo đã được giã trắng. Về sau từ này biến chuyển nghĩa theo
phƣơng thức mở rộng nghĩa nên mang nghĩa trừu tƣợng chỉ cái cốt lõi quý giá nhất.
Ngƣời Việt trƣớc đây, khi tiếp thu từ Hán qua việc học chữ Hán, thì có khả năng
nhận thức theo kiểu chiết tự nêu trên của ngƣời Hán. Nhƣng từ khi chữ quốc ngữ
thay thế cho chữ Hán thì những ngƣời không có vốn Hán học hoàn toàn không thể
có khả năng tri nhận kiểu chiết tự nhƣ đã đƣợc đề cập ở trên. Cảm thức về nghĩa
của từ Hán Việt ở đại đa số ngƣời Việt lúc này trở nên mơ hồ. Ngay cả ở những

20


ngƣời vốn Hán học mỏng, yếu cũng khó nắm bắt chính xác nghĩa của chúng. Song,
bên cạnh đó, nhờ những yếu tố đơn tiết Hán Việt đi vào những kết hợp đa tiết mang
tính cố định cao, có tính thành ngữ về nghĩa, tạo nên những loạt gần nghĩa hoặc
đồng nghĩa, cho nên các từ Hán Việt, cả những yếu tố Hán Việt, có khả năng đa
hƣởng về nghĩa. Nghĩa là một từ hay một yếu tố Hán Việt xuất hiện có khả năng
kích thích ta liên tƣởng đến những trƣờng hợp gần gũi về nghĩa.
1.5.

Đặc trƣng chức năng và phong cách của vốn từ Hán Việt trong


cảm thức ngôn ngữ của ngƣời Việt.
Tu từ học nghiên cứu những thuộc tính biểu cảm của các phƣơng tiện ngôn
ngữ. Sự vận dụng các kết quả nghiên cứu đó sẽ giúp cho lời văn hay hơn, đẹp hơn.
Trải qua quá trình lựa chọn, cải biên và vận dụng kéo dài hàng ngàn năm, lớp từ
Hán Việt đã trở thành một bộ phận hữu cơ trong kho tàng di sản văn hoá của dân
tộc ta và đƣợc chúng ta sử dụng để thể hiện sắc thái tu từ trong các phong cách
chức năng khác nhau. Từ Hán Việt là nguồn chất liệu đáng kể trong văn học bác
học và văn chƣơng bình dân. Các tác phẩm văn học kinh điển của dân tộc ta, nhƣ:
Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều, Khóc Trương Quỳnh Như,
Chiều hôm nhớ nhà... đều sử dụng từ Hán Việt.
Ngày nay, trong kho từ ngữ tiếng Việt còn tồn tại hàng loạt cặp từ Hán Việt và
thuần Việt có nghĩa tƣơng đƣơng nhau về sắc thái ý nghĩa, về mặt biểu cảm và đƣợc
dùng song song với nhau. Trong đó, từ Hán Việt thƣờng mang sắc thái cổ kính và
không thông dụng còn các từ thuần Việt mang tính hiện đại, thông dụng. Và các
nhà thơ cổ điển đã dịch một khái niệm cổ điển sang hiện đại. Ví dụ:
quyền môn → cửa quyền
phù vân

→ mây nổi

thanh sử → sử xanh
Có thể nói tới 4 sắc thái tu từ của từ Hán Việt.
1.5.1. Sắc thái trang trọng
Một số từ Hán Việt thay thế từ thuần Việt vì Hán Việt tạo cảm giác trang
trọng, nghiêm trang hơn:
21


phụ nữ – đàn bà
nông dân – dân cày


Dùng sinh, phế, phúng, tặng, tẩy... thay cho: đẻ, bỏ, viếng, cho, rửa...
Cách đặt tên phố, chợ, bút danh (các nhà thơ trào phúng lại dùng các từ thuần
Việt cho có vẻ hài hƣớc).
Bác Hồ dùng từ Hán Việt trong trƣờng hợp trang nghiêm: Các em quyết tử cho
Tổ quốc quyết sinh.
1.5.2. Sắc thái tao nhã
Từ Hán Việt thay thế cho từ thuần Việt trong trƣờng hợp từ thuần Việt khi
đƣợc nói ra gây cảm giác thô tục, khiếm nhã.
Các từ chỉ bệnh tật ghê sợ: thổ huyết, xuất huyết, viêm họng...
Các từ chỉ tai nạn, chết chóc: hoả hoạn, thương vong, từ trần...
Các từ chỉ hoạt động sinh lí: giao phối…
Từ Hán Việt đƣợc dùng với tƣ cách là uyển ngữ: mãn nguyệt khai hoa, động
phòng hoa trúc, cấp dưỡng...
1.5.3. Sắc thái khái quát và trừu tượng
Một số từ Hán Việt, đặc biệt là thuật ngữ khoa học có ý nghĩa khái quát hoá
cao mà từ thuần Việt không có hoặc không có nghĩa tƣơng đƣơng.
Về chính trị: độc lập, tự do, dân chủ, dân quyền...
Về ngoại giao: công hàm, lãnh sự, sứ quán...
Về quân sự: tiến công, kháng chiến, du kích...
Về toán học: đồng quy, tiếp quyến, tích phân...
...
Những thuật ngữ này có nội hàm lớn, khái quát cao, nếu dùng từ thuần Việt
thì dài dòng.
Từ Hán Việt có tính chất trừu tƣợng, tĩnh gợi cho ta hình ảnh thế giới ý niệm
im lìm, tĩnh tại...
Từ thuần Việt gợi sắc thái sinh động, cụ thể của thế giới thực tại.

22



Có thể lấy ví dụ so sánh bằng hai bài thơ: Thu điếu (Nguyễn Khuyến) và
Chiều hôm nhớ nhà (Bà huyện Thanh Quan). Trong bài Thu điếu, Nguyễn
Khuyến dùng toàn từ thuần Việt để gợi về mùa thu có thực, về nông thôn bình dị,
đẹp nên thơ và rất đỗi thân yêu của làng quê Việt Nam. Ông không dùng từ Hán
Việt vì nếu dùng thì cảm giác thân quen, gần gũi rất có thể sẽ bị mất đi. Và ở đây,
chính các từ thuần Việt đã tạo nên âm hƣởng, tạo nên cảm giác thân quen ấy. Trái
lại, trong bài thơ của bà huyện Thanh Quan đó lại là hình ảnh về buổi chiều của nội
tâm. Tác giả đã đẩy lùi bức tranh vào thế giới của tâm tƣởng, ý niệm. Trong Mẹo
giải thích từ Hán Việt của Phan Ngọc có viết: Các từ Hán Việt mà nữ thi sĩ dùng
đẩy ta vào thế giới muôn đời. Trên đời chỉ có những ông chài, những thôn bản,
những trẻ chăn trâu, những ngƣời ở đài cao, những ngƣời khách trọ cảnh ấm lạnh
của cuộc đời. Làm gì có những ngƣ ông, những viễn phố, những mục tử, những cô
thôn, làm gì có trang đài, ngƣời lữ... Từ Hán Việt đều đặt vào vị trí quyết định – vần
cuối câu thơ – dễ gây tiếng vọng trong tâm hồn ta, kéo ta về cõi vĩnh viễn của ý
niệm. Và nỗi u hoài của nhà thơ là nỗi u hoài của cái kiếp trƣớc không biết đến
tháng năm, thời đại. Đây là nghệ thuật lựa chọn từ ngữ rất công phu. Những từ đó là
những tín hiệu thẩm mĩ, những mô típ nghệ thuật gắn với phong cách Đƣờng thi và
trở thành nét đẹp truyền thống của thơ ca Việt Nam.
1.5.4. Sắc thái cổ
Một số từ Hán cổ quen dùng trong quá khứ đến bây giờ dùng lại gợi sắc thái
cổ: tôn ông, huynh ông, phụ vương, ái phi, đồng môn, đồng tuế...
Mô tả những hình ảnh cổ kính của một triều đại đã qua với một tâm trạng
nuối tiếc, trong bài thơ Thăng Long thành hoài cổ, bà huyện Thanh Quan đã sử
dụng những từ Hán Việt một cách có ý thức. Và việc xếp những từ này vào cuối
dòng thơ càng in đậm những hình tƣợng ngƣng đọng trong kí ức. Tất cả đƣa đến
cho ta cảm giác về một sự đổi thay của tạo hoá:
Tạo hoá gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
23


Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Nghìn năm gương cũ soi thành cổ
Cảnh đấy người đây chốn đoạn trường
Nhà thơ Sóng Hồng cũng dùng từ Hán Việt để gợi lại không khí cổ:
Đêm lạnh cành sương đượm
Long lanh bóng nguyệt vờn
Tố Hữu khi nói về truyền thống cổ xƣa của dân tộc cũng sử dụng từ Hán
Việt:
Cảm ơn Đảng cho ta dòng sữa
Bốn nghìn năm chan chứa ân tình
Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn bạo chúa
Kiếp tì nô vùng dậy chém nghê kình
Từ Hán Việt có sắc thái cổ còn thƣờng đƣợc dùng trong thể loại kịch, tuồng.
Khi viết về một sự kiện lịch sử, nhà văn thƣờng dùng ngôn ngữ của thời kì lịch sử
đó, nếu không, ngƣời xem có thể thấy lạc điệu.
Các sắc thái ngữ nghĩa của từ Hán Việt có sức mạnh tu từ nói trên chính là vì
nó nằm trong thế đối lập với các từ thuần Việt. Hay nói một cách khác, chính sự đối
lập với tiếng Việt là nguyên nhân làm cho nó có sắc thái ngữ nghĩa hay tu từ mà nó
vốn không có khi ở trong tiếng Hán. Và sắc thái mới ấy chính là bằng chứng chắc
chắn cho thầy rằng từ Hán Việt đã là một bộ phận hữu cơ của hệ thống từ vựng
tiếng Việt.

24



1.6. Sự phân công chức năng và phong cách của từ Hán Việt và thuần
Việt trong tiếng Việt văn học
Từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, cổ kính còn từ thuần Việt mang sắc
thái dân dã, bình dị, cụ thể. Từ Hán Việt đã làm cho tiếng Việt giàu có thêm về cả
mặt từ vựng - ngữ nghĩa lẫn sắc thái biểu cảm.
Phong cách cổ kính, trang trọng, thấp thoáng của từ Hán Việt là điều hiển
nhiên, có thực chứ không phải là sự suy đoán và nó đã gây áp lực đến hệ thống âm
Hán Việt. Hai hệ thống âm Hán Việt và thuần Việt có một đƣờng ranh giới ngữ âm,
vì âm Hán Việt suy cho cùng vẫn là hệ quy chiếu âm nƣớc ngoài. Ví dụ: Hán Việt
không có thủy âm [g] và [r]; các âm đầu tắc họng (không đƣợc ghi trong chữ Quốc
ngữ) bắt nguồn từ âm tắc họng vô thanh Hán nên luôn luôn đứng trƣớc các vần
mang thanh điệu bổng (ngang, sắc, hỏi) ví dụ: a, á, ả, âm, ấm, ẩm, ung, úng, ủng, y,
ý, ỷ... các thủy âm [ch], [gi], [kh], [x] bắt nguồn từ âm đầu vô thanh Hán nên cũng
luôn luôn đứng trƣớc các vần mang thanh điệu bổng (ngoại lệ chỉ có xã, xạ) nhƣ:
chi, chí, chỉ, chung, chúng, chủng, gia, giá, giả, giang, giáng, giảng, kham, khám,
khảm, khô, khố, khổ, xi, xí, xỉ, xa, xá, xả... về vần, Hán Việt không có các vần on,
ot, om, op, ơm, ơp, oen, oét, âng, âc, e, en, eo, em, ep, ên, êt, êm, êp, v.v.. các nhà
văn xƣa khi sáng tác văn thơ Nôm bằng tiềm thức đã lờ mờ nhận thấy đƣờng ranh
giới này mà vận dụng nó trong khi lựa chọn vần thơ. Áp lực phong cách của hai hệ
thống từ vựng đã ảnh hƣởng cả vào địa hạt ngữ âm. Vần Hán Việt đƣợc dùng để tạo
không khí trang trọng, cổ kính cho bài thơ. Ví dụ Bà Huyện Thanh Quan đã dùng
vần Hán Việt ôn để viết bài Chiều hôm nhớ nhà và vần Hán Việt ương viết bài
Thăng long thành hoài cổ với những câu nhƣ:
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thóat mấy tinh sương
Dấu xƣa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương...
Và ngƣợc lại, các thi sĩ dùng vần thuần Việt om, on, eo... để tạo cho bài thơ ý
vị dân dã, mộc mạc, thân thuộc, hoặc bỡn cợt. Nguyễn Khuyến dùng vần eo sáng
tác bài Thu điếu, gợi nên phong cảnh làng quê thân thƣơng giản dị với những câu:

25


Ao thu lạnh lẽo nƣớc trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo...
Lá vàng trƣớc gió sẽ bay vèo...
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo...
Không phải vô tình mà chỉ trong hai chục bài thơ của Hồ Xuân Hƣơng in
trong Tuyển tập thơ văn Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX (Nxb. Văn học, H, 1978) có 5
bài thơ “khóc” (Than thân, Khóc ông phủ Vĩnh Tường, Khóc Tổng Cóc, Khóc
chồng, Lấy lẽ) đều dùng các vần Hán Việt ôn, ôi, ông... và 10 bài thơ “lỡm” (Tự
tình, Mắng học trò dốt, Mắng văn nhân dốt, Đền Sầm Nghi Đống, Chùa Quán Sứ,
Đèo Ba Dội, Hang Cắc cớ, Cái quạt, Bánh trôi nước) đều dùng các vần Thuần Việt
ênh, om, ơ, ên, ec, ay, on... ví dụ bài Hang Cắc Cớ có những câu:
Trời đất sinh ra đá một chòm,
Nứt làm đôi mảnh hỏm hòm hom...
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm.
Giọt nƣớc hữu tình rơi lõm bõm,
Con đƣờng vô ngạn tối om om...
Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm!
Sự nhận thức ra đƣợc, tuy còn chƣa rõ rệt, quan hệ đối lập giữa hai hệ thống
ngữ âm thuần Việt và Hán Việt cũng phải trải qua một quá trình lịch sử lâu dài. Qua
bao phen mài câu chọn chữ để sáng tác ra một áng thơ Nôm, cha ông ta đã lần ra
đƣợc sự thực này và sử dụng nó nhƣ một bí quyết, một chìa khóa, một cái nút để tạo
phong cách cho bài thơ.
Thƣờng ngƣời ta coi sự đối lập phong cách học giữa từ Hán Việt và từ thuần
Việt nhƣ một cái gì hiển nhiên đã có sẵn mà không chú ý đến quá trình sinh thành
ra nó. Nội dung của sự đối lập này phải đƣợc xác lập dần dần qua lịch sử. Các từ
Hán Việt cũ từ chỗ lúc đầu đƣợc dùng đậm đặc trong các tác phẩm Nôm cổ
(Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm) dần dần thƣa hơn trong các tác phẩm Nôm thế

kỷ XVIII, XIX, lại rất ít tham gia vào ngôn ngữ dân gian (ví dụ hầu nhƣ vắng mặt
trong các chuyện cổ tích) nên đã khoét sâu dần cái hố ngăn cách giữa chúng với các
từ thuần Việt, khiến ta nhìn chúng nhƣ nhìn vào quá khứ, nhìn vào một bức tƣợng
26


×