Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

KINH NGHIEM DAY PHEP SO SANH TROMG PHAN MON LUYEN TU VA CAU LOP 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.01 KB, 22 trang )

Kinh nghiệm dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

KINH NGHIỆM DẠY PHÉP SO SÁNH
TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 3
A/ PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hiện nay sự bùng nổ về lượng thông tin cũng như sự bùng nổ về kiến
thức đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trước nền kinh tế của xã hội làm cho
nội dung giáo dục ở nhà trường luôn bị tụt hậu so với sự phát triển của khoa
học và công nghệ. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của xã hội, đòi hỏi
phải có một ngành giáo dục sao cho phù hợp với sự đi lên của thời cuộc, sự
chuyển mình của xã hội, yêu cầu ngành giáo dục cần phải có những giải pháp
mới, kịp thời làm sao để nâng cao chất lượng dạy học nhằm tạo ra những sản
phẩm có chất lượng tốt cả về tri thức lẫn năng lực lao động.
Bậc tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ở
học sinh. Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự
nhiên xã hội, trang bị các phương pháp và kỹ năng ban đầu về hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng phát huy tình cảm, thói quen và đức
tính tốt đẹp của con người Việt Nam.
Các môn học ở tiểu học đều có mối quan hệ với nhau, hỗ trợ cho nhau,
môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành kĩ năng hoạt động ngôn ngữ cho học
sinh. Năng lực ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động tương ứng
với chúng là bốn kĩ năng : nghe, đọc, nói, viết. Chúng là một dạng hoạt động
ngôn ngữ, là quá trình chuyển lời nói có âm thanh sang hình thức chữ viết.
Luyện từ và câu là một trong các phân môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có vị trí
quan trọng. Có thể nói đây là một phân môn khó đối với học sinh Tiểu học.
Đây là nguyên nhân khiến học sinh gặp khó khăn trong quá trình hình thành
khái niệm và dễ bị mắc lỗi. Nhất là dạy phép so sánh trong phân môn Luyện
từ và câu lớp 3. Bởi vì, đối với học sinh so sánh sự vật với sự vật, hình ảnh
Người thực hiện: Triệu Thị Quỳnh

Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ 1




Kinh nghiệm dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

với hình ảnh, âm thanh với âm thanh…đòi hỏi các em phải có sự tưởng tượng
phong phú.
Vì vậy muốn học sinh học tốt trước hết giáo viên phải dạy tốt. Trên cơ
sở nắm vững nội dung chương trình, người giáo viên truyền đạt nội dung, tri
thức đến học sinh và bằng sự truyền đạt đó mà tổ chức cho học sinh tiến hành
hoạt động để chiếm lĩnh tri thức. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải có
một trình độ sư phạm lành nghề, luôn luôn tìm tòi trong phương pháp giảng
dạy. Trang bị cho mình vốn kiến thức và phương pháp dạy học mới nhằm phát
huy tính năng động, chủ động của học sinh, tạo cho học sinh khả năng làm
việc độc lập và tự giải quyết các tình huống nảy sinh trong cuộc sống.
Phân môn Luyện từ và câu không tách rời việc ( tách rời ) xác định
nhiệm vụ và mục tiêu của dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. Luyện từ và câu trước
hết là môn học cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt bằng con
đường quy nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết ), kĩ năng so
sánh cho học sinh.
Dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 qua các bài
tập Luyện từ và câu ở Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ.
Thu nhập và sử lí các tài liệu có liên quan đến vấn đề Luyện từ và câu,
phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.Thống kê phân loại các nội dung
dạy học, các dạng bài tập về phép so sánh.Tìm ra nguyên nhân và những yếu
kém về kĩ năng so sánh, đánh giá theo kiểu rèn kiến thức, kĩ năng của chương
trình lớp 3. Đề ra một số cải tiến hoặc đổi mới trong phương pháp dạy học
qua hệ thống bài tập về phép so sánh.Việc dạy và học phép so sánh trong phân
môn Luyện từ và câu của học sinh lớp 3, chương trình sách giáo khoa dạy
Luyện từ và câu lớp 3. Để giải quyết một phần mâu thuẫn của vấn đề này
trong phạm vi trường đang dạy thuộc địa bàn vùng sâu vùng xa, kinh tế còn

rất khó khăn, thiếu thốn em chọn đề tài:” Một số kinh nghiệm dạy phép so
sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3” .

Người thực hiện: Triệu Thị Quỳnh

Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ 2


Kinh nghiệm dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

B/ PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. Cơ sở lí luận :
Môn Tiếng Việt là môn học công cụ, giúp học sinh hình thành và phát
triển những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và
giao tiếp, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh. Môn Tiếng
Việt cung cấp những kiến thức sơ giản của Tiếng Việt về tự nhiên, xã hội và
con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu
tiếng mẹ đẻ và thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh.
Phân môn Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt đã tích cực góp phần
vào thực hiện những nhiệm vụ của môn Tiếng Việt. Nó cung cấp và mở rộng
vốn từ vựng theo những chủ đề trên, giúp học sinh sử dụng đúng từ ngữ Tiếng
Việt, phong cách ngôn ngữ và các biện pháp tu từ.
Ở lớp 3, phân môn Luyện từ và câu kế thừa các nội dung các em đã
được học ở lớp 1 và lớp 2 các từ ngữ về nhà trường, gia đình, thiên nhiên, đất
nước, tiếp tục cung cấp và mở rộng vốn từ vựng bao gồm cả thành ngữ và tục
ngữ dễ hiểu về lao động sản xuất, văn hóa xã hội, bảo vệ Tổ quốc.
Ngoài ra, Luyện từ và câu ở lớp 3 còn có nhiệm vụ rất quan trọng là
giúp các em bước đầu nhận biết phong cách ngôn ngữ và các biện pháp tu từ

sơ giản như so sánh, nhân hóa.
Việc các em so sánh được sự vật với sự vật, hình ảnh với hình ảnh, âm
thanh với âm thanh,…trong các ngữ liệu giúp cho sự diễn đạt nói và viết
Tiếng Việt được phong phú hơn, tường minh hơn và hay hơn. Nó đặc biệt
quan trọng trong việc vận dụng vào học môn Tập làm văn.

Người thực hiện: Triệu Thị Quỳnh

Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ 3


Kinh nghiệm dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

II. Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay nhiều giáo viên đã nắm bắt được nội dung chương trình và
phương pháp dạy học theo hướng đổi mới; Tổ chức các hoạt động học tập tích
cực cho học sinh. Ở phần bài tập về phép so sánh đã đạt được những kết quả
nhất định theo yêu cầu mà ý đồ của sách giáo khoa đặt ra. Tuy vậy vẫn còn
một số hạn chế:
Do năng lực của một số giáo viên còn hạn chế nên việc chuyển đổi từ
phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học mới còn chậm.
Một số giáo viên chưa tích cực sử dụng đồ dùng dạy học, tìm tòi tổ
chức các hình thức dạy học phong phú, đa dạng để gây hứng thú học tập cho
các em học sinh.
Đặc biệt có một hiện thực là một số giáo viên chưa giải quyết triệt để
các yêu cầu của bài tập Luyện từ và câu về biện pháp so sánh với ba yêu cầu:
+ Yêu cầu 1: Phát hiện hình ảnh so sánh, sự vật so sánh, từ so sánh.
+ Yêu cầu 2: Hiểu tác dụng của so sánh.
+ Yêu cầu 3: Vận dụng vào câu văn, đoạn văn có sử dụng biện pháp so
sánh.

Thường giáo viên mới dừng ở yều cầu 1 và yêu cầu 3, việc vận dụng
còn mang tính hình thức – chưa nhận xét kỹ cho học sinh.
Chính vì những lý do trên dẫn tới tiết học còn đơn điệu, chưa tổ chức
được các hoạt động tích cực cho học sinh để các em tự phát hiện, tự giải quyết
các vấn đề mà bài học đặt ra để tự chiếm lĩnh kiến thức một cách dễ dàng và
hiệu quả.
*. Thực trạng :
Khi dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu chúng ta cần
đạt được một số yêu cầu sau :
Củng cố và mở rộng vốn từ về phép so sánh cho học sinh.

Người thực hiện: Triệu Thị Quỳnh

Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ 4


Kinh nghiệm dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

Củng cố thêm các mặt nhận thức về tư tưởng tình cảm, mĩ cảm, những
hiểu biết về cuộc sống, được hình thành qua giờ Tập đọc, học thuộc lòng.
Bồi dưỡng cho học sinh óc thẩm mĩ, sự tưởng tượng phong phú và đa
dạng, tính khoa học.
Với những yêu cầu như trên, qua việc trực tiếp giảng dạy và qua các
tiết dự giờ của đồng nghiệp, em nhận thấy giáo viên tập trung nhiều vào việc
giải các bài tập, học hỏi, tìm ra phương pháp, cách dạy đạt hiệu quả cao,
nhưng bên cạnh đó vẫn còn có hạn chế đó là chưa phân tích kĩ cho học sinh
hiểu về tác dụng của so sánh, việc vận dụng của học sinh còn mang tính hình
thức, chưa khơi dậy hết sự tưởng tượng phong phú cho học sinh.Do thời gian
trên lớp có hạn nên học sinh được thực hành ít, chưa kích thích sự tò mò
khiến học sinh học tập tốt.


Người thực hiện: Triệu Thị Quỳnh

Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ 5


Kinh nghiệm dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

CHƯƠNG II : MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY PHÉP
SO SÁNH TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3 :
1. Hướng dẫn học sinh nhận biết về so sánh:
Trong thực tế cuộc sống hàng ngày chúng ta sử dụng phép so sánh (đó
là nhìn vào cái này mà xem xét cái kia, để thấy sự giống nhau, khác nhau
hoặc sự hơn kém). Khi nói hoặc khi viết có sử dụng việc so sánh thì người
nói, người viết sẽ làm cho người nghe dễ hiểu, dễ tưởng tượng điều muốn
diễn tả. Có thể minh họa điều đó bằng hai ví dụ sau:
Ví dụ 1: Búp bê rất xinh.
Ví dụ 2: Búp bê xinh như một đóa hoa hồng.
Chúng ta nhận thấy cả hai câu trên đều có nội dung miêu tả con búp bê
xinh nhưng ở ví dụ 2 ( có dùng phép so sánh ) câu văn rõ ràng hơn và gợi tả
hơn. Đó cũng chính là lý do để mỗi giáo viên khi dạy về phép so sánh trong
phân môn Luyện từ và câu lớp 3, cần hướng dẫn học sinh phân tích kỹ các ví
dụ ở từng tiết dạy, với một hệ thống câu hỏi gợi mở, để học sinh thấy rõ được
giá trị của phép so sánh.
Ví dụ 1: Bài 2 trang 8 Tiếng Việt lớp 3 tập 1:
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
Với ví dụ trên giáo viên cần dùng câu hỏi gợi mở để học sinh
nhận thấy:
+ Hình ảnh so sánh hai sự vật cần nói đến là hai bàn tay em.

+ Hình ảnh dùng để so sánh hay sự vật dùng để so sánh là hoa đầu
cành.
+ Từ so sánh là từ như.

Người thực hiện: Triệu Thị Quỳnh

Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ 6


Kinh nghiệm dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

Đối với học sinh ( trung bình – yếu) giáo viên dùng phiếu sơ đồ để trợ
giúp ( hỗ trợ học sinh tìm sự vật được so sánh với nhau)
Sự vật 1

Từ so sánh
Sự vật 2
như
Với phiếu bài tập này học sinh (trung bình –yếu) sẽ tìm được các sự vật
được so sánh với nhau như sau :
Sự vật 1
Từ so sánh
Sự vật 2
Hai bàn tay em
như
hoa đầu cành
Vậy: Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành.
Ví dụ 2: Cánh diều như dấu “á”.
Ai vừa tung lên trời.


(Lương Vĩnh Phúc)

Ngoài biện pháp sử dụng phiếu bài tập như trên, tôi có thể đưa câu hỏi
xuôi chiều ( đưa sự vật so sánh – tìm sự vật được so sánh) giúp học sinh tìm
ra hình ảnh so sánh trong câu thơ. Tôi có thể hướng dẫn học sinh thảo luận
cặp đôi với câu hỏi : Cánh diều được so sánh với cái gì? Học sinh dễ dàng tìm
ra câu trả lời : Cánh diều được so sánh với dấu «á«.
Ví dụ 3 :

Ơ, cái dấu hỏi.
Trông ngộ ngộ nghê.
Như vành tai nhỏ.
Hỏi rồi lắng nghe.

*. Với câu hỏi xuôi chiều như trên lại không phù hợp với đối tượng
học sinh khá, giỏi bởi câu hỏi xuôi chiều sẽ không kích thích tư duy của các
em. Khi đó giáo viên có thể có các cách đặt câu hỏi ngược (đưa sự vật dùng
để so sánh – yêu cầu tìm sự vật được so sánh) làm cho giờ học được sinh
động, kích thích tính tích cực học tập của các học sinh như :
Tác giả đã dùng hình ảnh dấu « á » để so sánh với sự vật nào ?
Học sinh sẽ nhận ra hình ảnh dấu « á » để so sánh với «cánh diều ».
*. Với học sinh (trung bình – yếu) giáo viên dùng phiếu sơ đồ để trợ
giúp (hỗ trợ cho học sinh tìm sự vật được so sánh với nhau).

Người thực hiện: Triệu Thị Quỳnh

Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ 7


Kinh nghiệm dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3


Sự vật 1

Từ so sánh
Sự vật 2
như
Với phiếu bài tập này học sinh (trung bình –yếu) sẽ tìm được các sự vật
được so sánh với nhau như sau :
Sự vật 1
Từ so sánh
Cánh diều
như

Sự vật 2
dấu á

Dấu hỏi
như
vành tai nhỏ
Kết luận : Từ những ví dụ cụ thể học sinh hiểu được muốn câu có hình
ảnh so sánh thì câu đó phải có :
- Hình ảnh so sánh.
- Hình ảnh dùng để so sánh.
- Từ so sánh.
Lưu ý: Các sự vật được so sánh với nhau phải có nghĩa tương đồng.
2. Hướng dẫn học nắm được các kiểu so sánh:
Trong quá trình dạy học sinh về phép so sánh, giáo viên cũng cần
hướng dẫn học sinh nắm được các kiểu so sánh. Có như vậy học sinh mới
thấy được hết tác dụng của so sánh và vận dụng có hiệu quả phép so sánh vào
trong việc đặt câu và viết đoạn, bài. Trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3,

phần dạy về so sánh các ví dụ ở sách giáo khoa đưa ra theo hai kiểu:
Kiểu so sánh ngang bằng và kiểu so sánh hơn – kém. Giáo viên cần
hướng dẫn học sinh phân biệt hai kiểu so sánh bằng các ví dụ cụ thể.
Ví dụ: Bài 1: (Tiếng Việt lớp 3 tập 1 trang 42)
Yêu cầu của bài là tìm các hình ảnh so sánh trong khổ thơ sau:
Những ngôi sao thức ngoài kia.
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn.
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Trần Quốc Minh)
Với bài tập trên, muốn hướng dẫn học sinh phân biệt hai kiểu so sánh
trong khổ thơ, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh theo các bước sau :
Người thực hiện: Triệu Thị Quỳnh

Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ 8


Kinh nghiệm dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

Bước 1 : Tìm ra các hình ảnh so sánh :
Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để học sinh tìm ra các hình ảnh
so sánh được gạch chân như sau :
Những ngôi sao thức được so sánh với mẹ đã thức vì chúng con.
Mẹ được so sánh với ngọn gió.
Bước 2 : Hướng dẫn học sinh phát hiện từ dùng để so sánh :
Nếu như để học sinh tự tìm từ so sánh một cách tự do, tôi thấy rất
nhiều học sinh tìm thiếu từ hoặc thiếu chính xác. Vì vậy tôi đã hướng dẫn học
sinh dựa trên cơ sở cấu tạo của một hình ảnh so sánh bằng phiếu bài tập đã
xác định hình ảnh so sánh và hình ảnh dùng để so sánh.
Ví dụ :

Sự vật 1
Từ so sánh
Sự vật 2
Những ngôi sao
mẹ đã thức vì chúng con
Mẹ
ngọn gió của con suốt đời
Với sự định hướng trên, học sinh tìm từ so sánh rất nhanh và chính
xác như trên:
Sự vật 1
Từ so sánh
Sự vật 2
Những ngôi sao
Chẳng bằng
mẹ đã thức vì chúng con
Mẹ

ngọn gió của con suốt đời
Từ phiếu bài tập trên, học sinh tìm được các từ so sánh là từ « chẳng
bằng », « là ».
Sau khi đã tìm được từ so sánh tôi cho học sinh thảo luận nhóm để tìm
ra mức độ của từ so sánh để học sinh nhận thấy có hai kiểu so sánh.
- Kiểu 1 : So sánh ngang bằng : Thường có các từ như : Như, như là,
giống như, tựa, tựa như, là...
- Kiểu 2 : So sánh hơn (kém) : Thường có các từ như : Chẳng bằng,
hơn, kém...
Khi dạy học sinh phân biệt các kiểu so sánh giáo viên cũng cần lưu ý
một số trường hợp đặc biệt :
Trường hợp 1 :Cần phân biệt mẫu câu Ai là gì ? với câu có hình ảnh so
sánh :

Người thực hiện: Triệu Thị Quỳnh

Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ 9


Kinh nghiệm dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

Trong quá trình giảng dạy tôi thấy khi yêu cầu học sinh đặt câu hỏi có
hình ảnh so sánh thì không ít học sinh đặt nhầm sang mẫu câu « Ai là gì ? » vì
học sinh nóng vội, không suy đoán cứ thấy từ chỉ sự vật và có từ « là » là cho
đó là câu so sánh. Vì vậy tôi hướng dẫn học sinh phân biệt câu theo mẫu « Ai
là gì ? » với câu có sử dụng từ « là » dùng để so sánh là một việc làm hết sức
quan trọng. Với những trường hợp đó, tôi đã đưa ra cách hướng dẫn học sinh
phân biệt như sau :
Bước 1 : Đưa ví dụ :
Ví dụ 1 : Chị em là bác sĩ.
Ví dụ 2 : Chị em là cô tiên.
Bước 2 : Hướng dẫn học sinh phân tích hai ví dụ (sự vật so sánh và sự
vật dùng để so sánh).
Ở ví dụ 1 : Chị em là sự vật so sánh – từ chỉ người.
Bác sĩ là sự vật được so sánh – từ chỉ nghề nghiệp.
Phân tích ví dụ trên học sinh thấy từ chỉ người không thể so sánh với
từ chỉ nghề nghiệp được. Từ đó học sinh nhận thấy ví dụ 1 không phải là câu
sử dụng phép so sánh.
Ở ví dụ 2 : Chị em là sự vật so sánh – từ chỉ người.
Cô tiên là dùng để so sánh – từ chỉ người
Hai từ chỉ sự vật này (chị em, cô tiên) đều có nét tương đồng nên chị
em được so với cô tiên – đây là câu sử dụng phép so sánh.
Trường hợp 2 : Một số trường hợp có hình ảnh so sánh nhưng không
có từ so sánh :

*. Dùng dấu gạch ngang (-) thay cho từ so sánh :
Đối với trường hợp này tôi hướng dẫn học sinh phân biệt bằng ngữ
cảm.
Ví dụ: Bài 3(Tiếng Việt 3 - tập 1 - trang 43)
Thân dừa bạc phếch tháng năm.
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Người thực hiện: Triệu Thị Quỳnh

Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ 10


Kinh nghiệm dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

Đêm hè - hoa nở cùng sao.
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
Ở ví dụ trên, bằng ngữ cảm học sinh nhận thấy: Quả dừa – đàn lợn:
Tàu dừa – chiếc lược đều là từ chỉ sự vật và có nét tương đồng nên:
Quả dừa so sánh với đàn lợn.
Tàu dừa so sánh với chiếc lược.
Và ở đây tác giả đã dùng dấu gạch ngang (-) để thay cho từ so sánh.
*. Dùng dấu hai chấm (:) thay cho từ so sánh:
Ví dụ:

Trường Sơn: chí lớn ông cha.
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
(Lê Anh Xuân)

Tương tự cách phân tích trên, học sinh nhận thấy:
Trường Sơn được so sánh với chí lớn của ông cha.
Cửu Long được so sánh với lòng mẹ bao la sóng trào.

Và ở đây tác giả đã dùng dấu (:) thay cho từ so sánh.
*. Không có dấu hiệu về từ hoặc dấu:
Ví dụ:

Trời như cánh đồng.
Xong mùa gặt hái.
Diều em lưỡi liềm.
Ai quên bỏ lại.
(Trần Đăng khoa)

Đối với dạng bài tập này giáo viên nên dùng để phát hiện và bồi
dưỡng học sinh giỏi ngay trong từng giờ học.
+. Mức độ 1: Học sinh (trung bình) tìm được hình ảnh so sánh Trời
như cánh đồng.
+. Mức độ 2: Học sinh (khá – giỏi) ngoài tìm được một hình ảnh ở
mức độ 1 thì học sinh còn phát hiện ra hình ảnh so sánh thứ 2 đó là Diều em
lưỡi liềm.
3. Hướng dẫn học sinh nhận diện các cách so sánh:
Người thực hiện: Triệu Thị Quỳnh

Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ 11


Kinh nghiệm dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

Muốn xác định được đúng là cách so sánh nào tôi hướng dẫn học sinh
tìm hình ảnh so sánh ở các ví dụ cụ thể để tìm ra các cách để so sánh như sau:
3.1. So sánh sự vật với sự vật:
Ví dụ 1: Bài 1: (Tiếng Việt 3 – tập 1- trang 25)
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

Để tìm được cách so sánh trong câu văn trên, giáo viên hướng dẫn học
sinh thực hiện như sau:
Bước 1: Tìm hình ảnh so sánh? (dòng sông)
Tìm hình ảnh dùng để so sánh? (đường trăng)
Bước 2: Xác định từ loại: Cả hai từ (dòng sông và đường trăng) đều là
từ chỉ sự vật và chúng có nét tương đồng.
Bước 3: Kết luận: Đây là cách so sánh sự vật với sự vật.
Đối với sọc sinh (khá – giỏi) giáo viên có thể gợi ý để học sinh phát
hiện ra điều kiện để hai sự vật trên so sánh với nhau được là: Vào những đêm
trăng sáng. Làm như vậy không những học sinh nhận ra được cách so sánh
trong câu văn mà còn tạo ra điều kiện để học sinh phát huy trí tưởng tượng và
phát triển tư duy cho các em.
Cũng tiến hành tương tự như vậy với các cách so sánh sau:
3.2. So sánh sự vật với con người:
Ở cách so sánh này sách giáo khoa đưa ra rất nhiều bài tập:
Ví dụ:
Trẻ em như búp trên cành.
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
Đối với bài tập trên giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo cặp
đôi để tìm ra các hình ảnh so sánh:
Trẻ em như búp trên cành.
*. Trong quá trình dạy học để phát huy năng lực của mỗi học sinh thì
người giáo viên cũng cần quan tâm đến cách khai thác như với hai dạng bài
(3.1 và 3.2):
Người thực hiện: Triệu Thị Quỳnh

Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ 12


Kinh nghiệm dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3


Trong cùng một thời gian, giáo viên yêu cầu học sinh tự đặt câu có
hình ảnh so sánh. Tôi đã chia thành hai mức độ:
+.Mức độ 1: Học sinh (trung bình) tìm thêm được 2 đến 3 ví dụ.
+.Mức độ 2: Học sinh (khá – giỏi) tìm thêm được 3 đến 6 ví dụ.
Kết luận : Học sinh tìm rất nhanh được các hình ảnh so sánh trong
câu thơ trên và còn tìm thêm được nhiều ví dụ khác.
3.3. So sánh âm thanh với âm thanh:
Ví dụ 1: Bài 2 (Tiếng Việt 3 – tập 1 – trang 80)
a.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
(Hồ Chí Minh)

b. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc
những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm,
cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá.
(Đoàn Giỏi)
Học sinh thảo luận nhóm tìm ra những âm thanh được so sánh với
nhau là:
a. Tiếng suối như tiếng hát.
b. Tiếng chim như tiếng xóc những rổ tiền đồng .

3.4. So sánh hoạt động với hoạt động:
Ví dụ: Bài 2: (Tiếng Việt 3 – tập 1 – trang 98)
Con trâu đen lông mượt
Cái sừng nó vênh vênh.
Nó cao lớn lềnh khềnh.
Chân đi như đập đất.

Người thực hiện: Triệu Thị Quỳnh

Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ 13


Kinh nghiệm dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

(Trần Đăng Khoa)
Qua sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh nhận thấy đây là cách so
sánh giữa hai hoạt động với nhau (“đi”, được so sánh với “đập đất”).
3.5. So sánh đặc điểm với đặc điểm:
Bài 2: (Tiếng Việt 3 – tập 1 – trang 117).
Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông hiền như hạt gạo
Bà hiền như suối trong.
Học sinh nhận thấy đây là cách so sánh hai đặc điểm với nhau (ông
hiền như hạt gạo, bà hiền như suối trong ).
Kết luận : Sử dụng các phương pháp nêu trên để dạy phép so sánh tôi
thấy các em học tập rất tích cực, phát huy được trí tưởng tượng phong phú
cho các em. Tiết học đạt hiệu quả rất cao.
4. Hướng dẫn nhận biết tác dụng của so sánh:
So sánh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu
hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan, không đồng nhất với nhau
hoàn toàn mà chỉ có một nét nghĩa giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình
ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng. Trong lời nói hàng ngày những cách
nói so sánh ví von khiến cho lời nói có hình ảnh, sinh động và thật thấm thía.
Chính vì vậy dạy cho học sinh thấy hết được tác dụng của so sánh là một việc
làm hết sức quan trọng.
Ví dụ 1: Bài 2: (Tiếng Việt 3 – tập 1 – trang 8).

Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
Học sinh thấy rằng so sánh như vậy khiến em thấy mặt biển rất rộng,
trong xanh như màu ngọc thạch.
Ví dụ 2: Chị em hiền như cô Tấm.

Người thực hiện: Triệu Thị Quỳnh

Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ 14


Kinh nghiệm dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

Cách so sánh này giúp em liên tưởng tới một người chị rất hiền, ngoài
ra còn bộc lộ cảm xúc yêu quý của người em với chị.
Kết luận: Từ các ví dụ cụ thể học sinh thấy rằng giúp các em:
- Diễn tả được ở nhiều mức độ khác nhau.
- Dễ hình dung, dễ hiểu.
- Phát triển trí tưởng tượng, sự liên tưởng, óc sáng tạo.
5. Hướng dẫn vận dụng thực hành:
Việc học sinh cảm thụ văn chương và biết nói, viết những câu văn có
hình ảnh so sánh là cái đích cần đạt được. Trong giờ Luyện từ và câu giáo
viên chưa có điều kiện về thời gian để khai thác hết. Mặt khác để học sinh vận
dụng tốt vào nói, viết trong thực tế và vận dụng trong học tập. Chính vì vậy
mà tôi đã tiến hành luyện tập thêm và hướng dẫn cho học sinh luyện ở nhà để
học sinh hiểu và vận dụng thực hành qua một số dạng bài tập. Quy trình đó
được diễn ra như sau:
Bước 1: Hiểu để cảm thụ.
Ví dụ 1: Chị em đẹp như tiên.
Ví dụ 2: Mai xấu như quỷ.
Học sinh nhận thấy cả hai câu trên đều nhận xét về hình thức (câu một

về chị, câu hai về Mai). Cả hai câu trên đều dùng phép so sánh có giá trị gợi
tả, giúp ta dễ hình dung ra nét đẹp của chị và cái xấu của Mai. Ngoài ra hai
câu trên còn có tính gợi cảm ( câu một bộc lộ cảm xúc yêu quý chị, còn câu
hai tỏ ý không quý Mai).

Bước 2: Vận dụng nói – viết câu có hình ảnh so sánh:
Tùy thuộc vào khẳ năng của học sinh tôi đã đưa ra một số dạng bài tập
từ dễ đến khó để học sinh vận dụng, thực hành ngay trong các giờ Luyện từ
và câu như sau:
Dạng 1: Nhận biết câu có hình ảnh so sánh:
Người thực hiện: Triệu Thị Quỳnh

Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ 15


Kinh nghiệm dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

Ví dụ 1: Bài trắc nghiệm.
Mùa đông
Trời là cái tủ ướp lạnh
Mùa hè
Trời là cái bếp lò nung.
Khổ thơ trên có: 1 hình ảnh so sánh.
2 hình ảnh so sánh.
3 hình ảnh so sánh.
Ví dụ 2: Bài lựa chọn:
+ Mức độ 1: Đưa hàng loạt câu – học sinh tìm ra câu có hình ảnh so
sánh.
Ví dụ a:


Tay em đánh răng.
Răng trắng hoa nhài.
Tay em chải tóc.
Tóc ngời ánh mai.
(Huy Cận)

Ví dụ b: Từ dưới nhìn lên, ngọn cau xòe ra như chiếc ô màu xanh, còn
nõn cau như mũi kiếm đâm vút lên trời.
(Theo Băng Sơn)
Học sinh nhận thấy ở câu a không có hình ảnh so sánh còn ở câu b có
hình ảnh so sánh. Đối với học sinh giỏi thì các em còn phát hiện được ở câu b
có 2 hình ảnh so sánh.
+.Mức độ 2: Yêu cầu học sinh tìm trong các bài tập đọc để chọn ra câu
có sử dụng phép so sánh:
Ví dụ: Bài: Hai bàn tay em (Tiếng Việt 3 – tập 1 – trang 7).
Học sinh tìm ra câu có hình ảnh so sánh là:
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
Người thực hiện: Triệu Thị Quỳnh

Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ 16


Kinh nghiệm dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

Ví dụ: Bài: Mẹ vắng nhà ngày bão(Tiếng Việt 3 – tập 1 – trang 32).
Học sinh tìm ra câu có hình ảnh so sánh là: Mẹ về như nắng mới v.v…
Dạng 2: Tạo câu có phép so sánh:
*. Dạng bài: Nối từ ngữ cho thích hợp:
Ví dụ:

Quả mướp

chiếc ô khổng lồ

Lá cây phải bóng

như

chiếc bánh quy

Cây dừa

con cá chuối

Hãy đọc câu có hình ảnh so sánh vừa tạo ra.
Học sinh đọc:
Quả mướp như con cá chuối….
*.Dạng bài: Cho một vế tạo câu có hình ảnh so sánh:
Cho hai sự vật – điền từ so sánh:
Để học sinh thấy rõ được điều đó giáo viên có thể cho học sinh khôi
phục câu bằng cách thêm từ so sánh:
Ví dụ 1: Tàu dừa…chiếc lược chải vào mây xanh.
+.Mức độ 1: Học sinh (trung bình) tìm được một cách.
Tàu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh.
+.Mức độ 2: Học sinh (khá – giỏi) tìm được nhiều cách:
Ví dụ:

Tàu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh.
Tàu dừa là chiếc lược chải vào mây xanh.
Tàu dừa tựa như chiếc lược chải vào mây xanh.


Cho một sự vật và từ so sánh – điền sự vật còn lại:
Ví dụ: Lá cọ tròn xoe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như...
Lá cọ tròn xoe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như mặt trời.
Cho từ so sánh – điền hai sự vật:
Ví dụ: … như…
Công cha như núi Thái Sơn.
Người thực hiện: Triệu Thị Quỳnh

Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ 17


Kinh nghiệm dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

Dạng 3: Viết câu văn có sử dụng phép so sánh:
*.Dạng bài: Cho câu – viết thành câu có sử dụng phép so sánh:
Ví dụ: Lan có đôi mắt đen tròn, hai má ửng hồng.
Học sinh: Lan có đôi mắt đen tròn như hai hạt nhãn, hai má ửng hồng
như hai quả hồng.
*.Dạng bài đặt câu:
Ví dụ 1: Tập đặt câu có hình ảnh so sánh:
Học sinh đặt câu: Mắt bé đen như hạt nhãn.
Mùa hè, mặt trời như quả cầu lửa.
Ví dụ 2: Đặt câu theo yêu cầu như: Tả tiếng mưa:
Học sinh 1: Mưa tí tách như ngô nổ.
Học sinh 2: Mưa ào ào như thác đổ.
Học sinh 3: Mưa ào ào và sấm nổ gần như tiếng bom.
Học sinh (khá – giỏi) so sánh mức độ các trận mưa ở các ví dụ trên.
Ví dụ 3: Tập viết câu văn, đoạn văn có sử dụng so sánh:
Học sinh viết câu: Đàn gà con mới nở, con nào con nấy như những

nắm bông vàng tươi lăn tròn trên sân.
Học sinh viết văn về một con vật:
Nhà em nuôi một con thỏ. Chú có bộ lông trắng như bông. Đôi mắt
như hai viên kẹo hồng. Hai cái tai dài. Em rất thích chú thỏ này vì nó rất
ngoan.
Nhà em nuôi một con gà trống. Nó có bộ lông mượt như tơ.Em rất
thích chú gà trống này vì mỗi sáng nó cất tiếng gáy gọi em thức dậy.
6. Kết quả cụ thể sau quá trình áp dụng các biện pháp trên :
*. Trước khi áp dụng biện pháp :
Các cách so sánh

Người thực hiện: Triệu Thị Quỳnh

Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ 18


Kinh nghiệm dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

Tổng số học

Sự vật

Sự vật

Âm thanh

với sự

với con


với âm
thanh
SL %

sinh

vật
SL

%

người
SL %

28

80

26

7

20

9

Hoạt động Đặc điểm
với hoạt
động
SL %


với đặc
điểm
SL %

Biết
nhận

35

diện
Chưa
nhận

35

74,3 30

85,7 29

82,9 28

25,7

14,3

17,1

5


6

7

80

20

diện
*. Sau khi áp dụng biện pháp: ( Em xin phép không nêu học sinh biết so sánh)
Đối

Tổng

tượng

số

thực

học

nghiệm sinh

Số học sinh chưa nắm được cách so sánh
Sự vật
Sự vật
Âm thanh Hoạt động Đặc điểm
với sự
vật

SL %

với con
người
SL %

với âm

với hoạt

với đặc

thanh
SL %

động
SL %

điểm
SL %

1

0

1

2,9

17,1 7


20

Lớp
thực

35

1

2,9 2

5,7

35

7

20

25,7 5

2,9

0

nghiệm
Lớp
đối


9

14,3 6

chứng

C/ PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN:
Trong quá trình giảng dạy hiện nay đều hướng tới việc đổi mới
phương pháp dạy học để đem lại hiệu quả học tập cao cho học sinh, học sinh
sẽ được phát triển kỹ năng nếu mọi giáo viên đều hướng tới áp dụng linh hoạt
cho cách thức dạy học phù hợp với nội dung và đối tượng.
Người thực hiện: Triệu Thị Quỳnh

Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ 19


Kinh nghiệm dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

Thấy rõ điều này là thiết thực, hiệu quả tôi đã áp dụng cho đối tượng
học sinh lớp 3A với 35 học sinh về dạy phép so sánh trong phân môn luyện từ
và câu. Tôi thấy rằng những biện pháp, hình thức trên trường chúng tôi đã áp
dụng đều đưa tới mức độ phát triển, kỹ năng so sánh khả quan.
Vai trò chủ động của giáo viên cần tích cực tìm tòi, vận dụng sáng tạo
hơn nữa trong xu hướng đổi mới phương pháp hiện nay để hình thành cho học
sinh những kỹ năng cơ bản của cấp học, nền tảng đề ra.
Cần chú ý đến đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 3 (chủ yếu mang đặc
điểm cảm tính) nên trong việc dạy phép so sánh trong phân môn luyện từ và
câu cần áp dụng các hình thức so sánh gây hứng thú cho học sinh, xong giáo
viên cần phải hướng dẫn so sánh cho thật chuẩn.
Luôn nâng cao chất lượng kế hoạch bài dạy, học hỏi đồng nghiệp, dự

giờ rút kinh nghiệm… giữ mối liên hệ gia đình và giáo viên. Trên cơ sở kết
quả thực nghiệm cùng với kinh nghiệm giảng dạy em tin rằng việc áp dụng
những giải pháp đề ra sẽ đạt kết quả cao. Xong những vấn đề đưa ra không
phải đem lại kết quả ngay trong ngày một ngày hai hay trong vài tiết học mà
cần phải thường xuyên kiên trì, nghiên cứu bài dạy một cách tỉ mỉ, cụ thể và
linh hoạt của giáo viên. Giáo viên luôn luôn quan tâm tạo được hứng thú, lòng
say mê rèn luyện của học sinh.. dần dần làm cho tiết học về phép so sánh
trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 trở nên nhẹ nhàng sinh động.
*. Một số bài học kinh nghiệm:
Đối với giáo viên:
Một là : Để học sinh học tốt, giáo viên cũng phải tư duy trao đổi.
Hai là : Cần phát huy nhiều hình thức dạy học gây hứng thú học cho
học sinh, phải có hứng thú nghề nghiệp chuyên sâu vào phương pháp đổi mới
giảng dạy.
Ba là : Giáo viên cần quan tâm khai thác các dạng bài tập khác
nhau.Sử dụng tốt phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh khi kàm bài.

Người thực hiện: Triệu Thị Quỳnh

Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ 20


Kinh nghiệm dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

Bốn là : Cần tìm tòi, tổ chức các hình thức dạy học phong phú đa
dạng, khơi dậy cho các em trí óc tưởng tượng về thế giới xung quanh.
Năm là : Lời nói của giáo viên phải nhẹ nhàng, hướng dẫn lôi cuốn.
Liên hệ bài học với thực tế cuộc sống.
Đối với học sinh: Phải chủ động lĩnh hội kiến thức, các em phải tự tìm
tòi, tự đặt câu có hình ảnh so sánh. Các em phải tự nguyện học tập, không gò

bó, cần thoải mái khi học, tích cực học tập. Điều đó mới tạo cho các em trí
tưởng tượng phong phú và đa dạng.
Đối với phụ huynh học sinh:
Giáo viên tác động tới phụ huynh để quan tâm đến việc học hơn nữa
cho sự hình thành kỹ năng của học sinh. Phải hết sức khuyến khích học sinh
sáng tạo, dù sự sáng tạo đó được thể hiện ở bất kỳ hình thức nào. Cho nên
việc quan tâm của các bậc phụ huynh tới việc học tập của con em là điều
không thể thiếu được, góp phần giúp các em học tập tốt hơn.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân em khi dạy phép so
sánh trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3 ở Trường Tiểu học
Nguyễn Công Trứ. Do thời gian có hạn, năng lực có hạn nên phần trình bày
của em còn nhiều khiếm khuyết. Vậy em rất mong được sự giúp đỡ chỉ bảo
tận tình của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của em
thành công hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
H’Bông, ngày 10 tháng 02 năm 2009
Người viết
Triệu Thị Quỳnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Lê Phương Nga “Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 2” nhà
xuất bản Đại học Sư Phạm, 2006.
Nguyễn minh Thuyết ( Chủ biên), “Tiếng Việt 3 - tập 1” nhà xuất bản
giáo dục, 2007.
Người thực hiện: Triệu Thị Quỳnh

Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ 21


Kinh nghiệm dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3


Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) “Sách giáo viên Tiếng Viết 3” nhà xuất
bản giáo dục, 2004.
MỤC LỤC:
Trang
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ----------------------------------------------01
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG----------------------------------------------------03
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN------------------------------03
I. Cơ sở lý luận-------------------------------------------------------------------03
II. Cơ sở thực tiễn---------------------------------------------------------------04
CHƯƠNG II : MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY PHÉP SO SÁNH TRONG
PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3 --------------------------------------06
1. Hướng dẫn học sinh nhận biết về so sánh--------------------------------06
2. Hướng dẫn học nắm được các kiểu so sánh------------------------------08
3. Hướng dẫn học sinh nhận diện các cách so sánh------------------------12
3.1. So sánh sự vật với sự vật--------------------------------------------------12
3.2. So sánh sự vật với con người---------------------------------------------12
3.3. So sánh âm thanh với âm thanh------------------------------------------13
3.4. So sánh hoạt động với hoạt động----------------------------------------14
3.5. So sánh đặc điểm với đặc điểm------------------------------------------14
4. Hướng dẫn nhận biết tác dụng của so sánh-------------------------------14
5. Hướng dẫn vận dụng thực hành--------------------------------------------15
6. Kết quả cụ thể sau quá trình áp dụng các biện pháp trên---------------19
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN-----------------------------------------------------20
Tài liệu tham khảo---------------------------------------------------------------22

Người thực hiện: Triệu Thị Quỳnh

Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ 22




×