Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Cổ phần xây dựng giao thông Hoa Việt.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.47 KB, 86 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Quá trình chuyển sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất
kinh doanh trong các doanh nghiệp. Trong đó, cơ chế mà cấu thành là hệ thống
kích thích vật chất thông qua tiền lương đối với lao động đã có thay đổi lớn.
Tuy nhiên nhìn về những vấn đề cơ bản trong nền sản xuất hàng hoá thì lao
động vẫn là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhất là
trong tình hình hiện nay nền kinh tế thế giới bắt đầu chuyển sang nền kinh tế tri
thức thì lao động có trí tuệ có kiến thức, có kỹ thuật cao là nhân tố hàng đầu.
Muốn quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục thì người lao động phải
được tái sản xuất sức lao động. Tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao
động được dùng để bù đắp sức lao động mà người bỏ ra, xét về mối quan hệ thì
lao động và tiền lương có quan hệ mật thiết lẫn nhau.
Trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền lương được
sử dụng như một phương tiện quan trọng “đòn bảy kinh tế”. Nó động viên
người lao động sản xuất kinh doanh tăng thêm sự quan tâm của người lao động
đến sản phẩm cuối cùng, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm,
đảm bảo tính cạnh tranh trong thương trường.
Công ty Cổ phần Xây dựng công trình Hoa Việt chuyên lĩnh vực xây
dựng công trình và dân dụng. Tuy mới thành lập nhưng Công ty đã sớm biết
vận dụng cơ chế thị trường vào trong kinh doanh để đưa lại hiệu quả kinh tế
cao. Trong Công ty vấn đề về lao động và sử dụng lao động vấn đề về tiền
lương luôn được các nhà lãnh đạo quan tâm. Qua thời gian thực tập tại Công ty
dựa vào kiến thức đã học và quá trình xem xét kết quả về tổ chức hoạt động sản
xuất kinh doanh trong lĩnh vực lao động tiền lương tại Công ty Cổ phần Hoa
Việt em xin viết Luận văn tốt nghiệp với tên là: “Hoàn thiện công tác hạch
toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Cổ phần xây
dựng giao thông Hoa Việt”. Với mục đích của Luận văn là dựa vào những
1 1
nhận thức chung về quản lý lao động tiền lương trong cơ chế thị trường để phân
tích trình bày những vấn đề cơ bản của công tác tiền lương và các khoản trích


theo lương ở Công ty đồng thời đánh giá và đưa ra một số kiến nghị để hoàn
thiện công tác quản lý lao động tiền lương đối với Công ty.
Nội dung luận văn gồm các phần sau:
Phần I: Tổng quan về tình hình Công ty Cổ phần Hoa Việt
Phần II: Lý luận chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương.
Phần III: Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty Cổ phần Hoa Việt.
Phần IV: Phân tích và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tiền
lương nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở Công ty Cổ phần Hoa Việt.
Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp em đã được sự quan tâm hướng
dẫn tận tình của cô giáo Hoàng Hồng Lê, và các bác, các cô chú và anh chị
trong Công ty đặc biệt trong phòng Tài vụ đã tạo điều kiện cho em hoàn thành
bài luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự góp ý của
các thầy cô giáo để em có thể nâng cao chất lượng đề tài cũng như hiểu sâu hơn
nữa về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
2 2
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN HOA
VIỆT
I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HOA VIỆT.
Công ty Cổ phần Hoa Việt là một Công ty không có vốn của Nhà nước,
mang tính chất là một doanh nghiệp tư nhân. Tiền thân của nó là Công ty
TNHH và Thương mại Hoa Việt được thành lập ngày 12/12/1995 do Uỷ ban Kế
hoạch thành phố Hà Nội cấp, chuyên thực hiện việc xây dựng công trình và
buôn bán các công cụ trong ngành xây dựng. Đến năm 2002 thì Công ty Cổ
phần Hoa Việt được chính thức thành lập theo giấy đăng ký kinh doanh số
0103001236 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 31/7/2002 với ngành
nghề kinh doanh chủ yếu là xây dựng các công trình giao thông. Bộ máy lãnh
đạo của Công ty đều từ Công ty TNHH và Thương mại Hoa Việt chuyển sang.

Công ty Cổ phần Hoa Việt được thành lập do 11 thành viên góp vốn với
số vốn góp ban đầu của các thành viên là 3.750.000.000đ (Ba tỷ, bảy trăm năm
mươi triệu đồng chẵn). Số vốn góp được huy động dưới hình thức bán cổ
phiếu. Mệnh giá của mỗi cổ phiếu là 100.000đ/CP.
Tên gọi của Công ty là: Công ty Cổ phần Hoa Việt
Tên giao dịch: Hoa Viet JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: Hoa Việt ITC., JSC.
Trụ sở của Công ty cổ phần Hoa Việt tại: 68 – Phạm Huy Thông –
phường Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.
Công ty là một doanh nghiệp tư nhân, hạch toán độc lập, có tư cách pháp
nhân, có con dấu riêng và tài khoản riêng mở tại Ngân hàng Thương mại cổ
phần kỹ thương Việt Nam chịu trách nhiệm với các khoản nợ thuộc phạm vi số
vốn góp của mình.
* Các ngành nghề kinh doanh chính của Công ty gồm có:
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi và công trình giao thông.
- Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng.
3 3
- Dịch vụ san lắp mặt bằng xây dựng.
- Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là máy móc thiết
bị, vật tư ngành xây dựng, nguyên liệu, nhiên liệu, vậtliệu cho ngành nông
nghiệp.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
- Tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ.
- Dịch vụ tư vấn nhà đất kinh doanh bằng bất động sản/
- Buôn bán thiết bị máy móc ôtô, xe máy, gia công chế biến hàng nông
lâm thuỷ hải sản thực phẩm.
- Kinh doanh hoá chất thuốc bảo vệ thực vật (Trừ hoá chất nhà nước cấm).
- Sản xuất gia công đóng gói thuốc bảo vệ thực vật.
* Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
Sản phẩm xây lắp là các công trình g. Vật kiến trúc có quy mô lớn phức

tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian xây dựng lâu dài nên việc tổ chức quản lý
hạch toán sản phẩm phải được dự toán trước sản phẩm xây lắp được tiêu thụ
theo giá dự toán, theo thoả thuận giữa các bên, tính chất hàng hoá của sản phẩm
không thể thiện rõ.
Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện để sản xuất
thì thay đổi theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản
lý sử dụng hạch toán tài sản, vật tư dễ mất mát hư hỏng.
Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại
được chia nhỏ thành nhiều công việc khác nhau. Do vậy việc quản lý phải chặt
chẽ sao cho đảm bảo tiến độ thi công công trình đúng thời hạn đúng yêu cầu kỹ
thuật.
Ví dụ: Quá trình xây dựng đường được chia thành các công việc sau:
- Duy trì đảm bảo giao thông.
- Huy động giải thể
- Đào đất nền đường
- Thi công các công trình thoát nước.
4 4
+ Cống hộp
Cống hộp khẩu độ B = (2 x 2) m
2
Cống hộp khẩu độ B = (2,5 x 2,5) m
2
+ Cống tròn:
Cống tròn BTCT D100 cm (có hố trụ)
Cống tròn BTCT D100 cm (có hố trụ)
Trong đó công việc huy động giải thể có sự tham gia của chính quyền địa
phương.
* Với mục đích đi chuyên về xây dựng công trình dân dụng, công
nghiệp, thuỷ lợi, và công trình giao thông mà Công ty đã chuyển sang Công ty
Cổ phần Hoa Việt. Thông qua các hoạt động xây lắp của công trình dân dụng,

công trình giao thông đầu tư liên kết với các thành phần kinh tế để phát triển
sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều sản phẩm nhằm thu lợi nhuận và đáp ứng nhu
cầu của thị trường góp phần phát triển kinh tế của đất nước.
Ví dụ: Công ty đang cùng Công ty xây dựng công trình 889 thực hiện gói
thầu R
1
: Dự án xây dựng nâng cấp cải tạo QL2 Đoan Hùng – Thanh Thuỷ –
Tuyên Quang.
* Nhiệm vụ của Công ty thì ngoài các nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện
Công ty còn tự đặt ra cho mình các nhiệm vụ. Để đảm bảo hoàn thành tốt kế
hoạch đặt ra. Như:
- Nghiên cứu nhu cầu khả năng của thị trường về ngành xây lắp xây
dựng công trình giao thông. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp
theo ngành nghề đã đăng ký, thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết với các đơn vị
kinh tế khác.
- Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiền bộ khoa
học kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng công trình. Phù hợp với
thị hiếu của khách hàng. Sử dụng các thiết bị máy móc để thi công đúng tiến
độ, đảm bảo chất lượng mỹ thuật, đạt hiệu quả kinh tế cao.
5 5
Chấp hành luật pháp Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách về quản
lý uốn, vật tư, tài sản, thực hiện hạch toán kinh tế bảo toàn và phát triển vốn.
- Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, quản lý toàn diện đào tạo
và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Nâng cao chất
lượng đời sống cho người lao động.
* Đặc điểm tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.
Công ty cổ phần Hoa Việt được thành lập theo giấyđăng ký kinh doanh
số 0103001236 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 31/7/2002 với
ngành nghề kinh doanh chủ yếu là xây dựng các công trình giao thông. Kể từ
khi bắt đầu đi vào hoạt động Công ty đã nhanh chóng xác định cho mình một

hướng dẫn đi đúng đắn, đảm bảo phù hợp với ngành nghề của Công ty. Tính
đến cuối năm 2002 Công ty Cổ phần Hoa Việt đã đạt kết quả về mặt hoạt động
kinh doanh là khá khả quan. Tạo tiền đề tốt cho Công ty tiếp tục phát triển ở
những năm tiếp theo.
Bảng tài sản và nguồn vốn năm 2002
Đơn vị: Đồng
Nội dung Mã
số
Đầu năm Cuối năm
I. Tổng cộng tài sản (01 = 0,2 + 0,9) 01 12.177.000.000
1. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 02 9.061.000.000
Trong dó: - Các khoản phải thu 03 1.924.000.000
- Hàng tồn kho 04 1.148.000.000
Trong hàng tồn kho
+ Chi phí SXKD dở dang 05 1.148.000.000
+ Thành phẩm tồn kho 06
+ Hàng tồn kho 07
+ Hàng gửi đi bán 08
2. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 09 3.116.000.000
Trong đó: - Tài sản cố định (10 = 11 – 12) 10 3.116.000.000
- Nguyên giá 11 3.116.000.000
- Giá trị hao mòn luỹ kế 12
- Chi phí XDCB dở dang 13
II. Tổng cộng nguồn vốn (14 = 15 + 16) 14 12.177.000.000
- Nợ phải trả 15 8.427.000.000
- Nguồn vốn chủ sở hữu 16 3.750.000.000
6 6
7 7
Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động 31/7/02 đến cuối năm 2002 Công ty đã
huy động thêm được 8.427.000.000 đồng tiền vốn. Nâng tổng số vốn của Công

ty lên thành 12.777.000.000đ.
Công ty Cổ phần Hoa Việt đã hoàn thành tốt được số công trình đảm bảo
chất lượng tốt cả về mỹ thuật và kỹ thuật. Nhờ đó Công ty đã tạo được uy tín
trong thị trường xây dựng. Để tham gia tiếp tục vào đấu thầu các công trình có
quy mô và khối lượng lớn hơn. Một số công trình mà Công ty đã hoàn thành
như công trình xây dựng Đường Gom – Thường Tín – Cầu Giẽ. Đường TL 286
+ 295 và QL 38. Xây dựng công trình đường GTNT Nam Định. Xây dựng công
trình đường GTNT Tuyên Quan và một số công trình khác. Ngoài ra Công ty
còn đang thực hiện dự ánnâng cấp, mở rộng và cải tạo QL2. Phương hướng cho
năm 2003 của Công ty là tiếp tục hoàn thành công trình xây dựng QL2 và thực
hiện các công trình mà Công ty đang tham gia đấu thầu như công trình xây
dựng kè đá bạc (với giá trị sản lượng là: 5.000.000.000đ). Quốc lộ 21 Nam
Định – Lạc Quần (giá trị sản lượng là: 5.000.000.000đ) và dự án thành phần
Quốc lộ 5 (giá trị sản lượng là: 10.000.000.000đ) và một số công trình khác…
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Hoa Việt.
Công ty Cổ phần Hoa Việt là một Công ty Cổ phần xây dựng công trình
thuộc loại hình vừa và nhỏ. Do đó, bộ máy quản lý c Công ty được tổ chức hợp
lý sao cho phù hợp với quy mô của Công ty. Sự phù hợp đã giúp bộ máy quản
lý phát huy được vai trò quan trọng trong việc điều hành, phối hợp các hoạt
động của Công ty trong tất cả các lĩnh vực.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức
năng. Bên cạnh hệ thống chỉ huy là Giám đốc, các Phó giám đốc thường có các
bộ phận tham mưu như các phòng chức năng. Tuy nhiên, quyền quyết định vẫn
thuộc về Giám đốc của đơn vị.
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Hoa Việt
8 8
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN HOA VIỆT
9
ĐỘI THI CÔNG SỐ 3ĐỘI THI CÔNG SỐ 2ĐỘI THI CÔNG SỐ 1
ĐỘI TB CƠ GIỚI

PHÒNG HC - QTPHÒNG TÀI VỤPHÒNG KHKT
PHÒNG TÀI VỤ
PHÓ GIÁM ĐỐC
NỘI CHÍNH
PHÓ GIÁM ĐỐC
KẾ HOẠCH
PHÓ GIÁM ĐỐC
SXLD
GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
9
Đứng đầu Công ty là Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Phó Giám đốc
và các phòng chức năng.
Hội đồng quản trị đó là cơ quan quản lý của Công ty, do đại hội đồng
cổ đông của Công ty ra quyết định. Hội đồng quản trị, có toàn quyền nhân
danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, lợi ích của
Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội
đồng Quản trị gồm 05 thành viên là cổ đông sáng lập ra Công ty và do 01 Chủ
tịch Hội đồng quản trị điều hành, hoạt động theo nguyên tắc tập thể.
Ban Giám đốc do hội đồng quản trị bầu ra gồm có Giám đốc và các
Phó Giám đốc chuyên trách. Trong đó Giám đốc là thành viên của Hội đồng
quản trị và là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm về
mọimặt. Thay mặt cho Công ty trong các Giao dịch thương mại là người có
quyền diều hành cao nhất trong Công ty. Giám đốc Công ty có các quyền và
nhiệm vụ sau:
- Tiếp tục vốn, sử dụng hiệu quả và phát triển vốn.
- Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách
nhiệm vè kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Tổ chức việc xây dựng các định mức kinh tế, tổ chức thực hiện và
kiểm tra việc thực hiện các định mức này trong Công ty.

- Giám đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng toàn bộ cán
bộ công nhân viên trong Công ty.
- Xây dựng phương án, tổ chức bộ máy quản lý, điều chỉnh và phát
triển bộ máy quản lý của Công ty. Trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch đầu
tư và phát triển, công tác kinh doanh, tuyển dụng lao động, công tác tài chính
kế toán…
- Xây dựng quy chế lao động, quy chế khen thưởng, kỷ luật trong Công
ty.
10 10
- Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp khác theo quy
định của Nhà nước, lập, phản ánh và phân phối lợi nhuận sau thuế.
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
đối với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Chịu trách nhiệm trước các cổ đông của Công ty về tình hình hoạt
động, sản xuất kinh doanh của Công ty…
Phó Giám đốc Công ty là bộ phận tham mưu cho Giám đốc Công ty,
trong việc điều hành doanh nghiệp, theo sự phân công và uỷ quyền của Giám
đốc Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về nhiệm
vụ được giao.
Hiện nay Công ty có 03 Phó giám đốc, đó là: Phó Giám đốc sản xuất
kinh doanh, Phó Giám đốc kế hoạch và Phó Giám đốc nội chính.
Phó Giám đốc sản xuất kinh doanh: là người chịu trách nhiệm trước
Giám đốc về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty và trực tiếp phụ trách
các mặt công tác như:
- Chỉ đạo thi công xây dựng công trình.
- Giám sát việc thi công công trình.
- Công tác tổ chức quản lý thiết bị xe máy thi công…
Phó Giám đốc: là người đại diện cho Giám đốc và giúp Giám đốc trong
việc lập và quản lý các dự án, công trình xây dựng của Công ty. Đồng thời
trực tiếp phụ trách công tác về mặt tiền lương của các đơn vị xây lắp (Đội sản

xuất). Lập các định mức thi công cho dự án mà Giám đốc giao.
Phó Giám đốc nội chính: Là người được Giám đốc uỷ quyền chịu trách
nhiệm trực tiếp phụ trách tình hình chung của Công ty như: Công tác hành
chính y tế, công tác thi đua khen thưởng hay kỷ luật, công tác tuyển dụng
nhân sự…
11 11
Tại Công ty hiện có 03 phòng chức năng, mỗi phòng có một nhiệm vụ
riêng. Gồm: Phòng Kế toán, Tài vụ, phòng hành chính và phòng kế hoạch –
kỹ thuật.
2.1. Phòng tài vụ:
Là phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty và có trách
nhiệm phản ánh, theo dõi tình hình tài sản, sự biến động của tài sản trong
quan hệ với nguồn vốn. Đồng thời cung cấp chính xác, kịp thời thông tin tài
chính phục vụ công tác ra quyết định của nhà quản lý. Trên cơ sở các nghiệp
vụ kế toán được chứng minh bởi các chứng từ gốc, các nhân viên trong phòng
tài vụ sẽ phản ánh vào các loại sổ sách theo đúng chế độ kế toán. Đứng đầu
phòng tài vụ là kế toán trưởng (trưởng phòng tài vụ) có nhiệm vụ điều hành
và tổ chức công việc trong phòng tài vụ, hướng dẫn hạch toán kiểm tra tính
toán ghi chép sổ sách kế toán.
2.2. Phòng hành chính quản trị:
Là bộ phận thực hiện công tác quản lý và hành chính. Bộ phận này có
tác dụng phục vụ và tạo điều kiện cho các phòng ban, các đơn vị, các tổ chức
đoàn thể thực hiện được nhiệm vụ được giao. Phòng hành chính của Công ty
là bộ phận có thể bố trí sắp xếp cán bộ quản lý, việc mua sắm các thiết bị văn
phòng phẩm, quản lý văn thư lưu trữ. Ngoài ra phòng hành chính còn phụ
trách công tác tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực, đào tạo trình độ cho cán bộ
công nhân viên của Công ty. Phụ trách công tác cán bộ, công tác tiền lương và
một số mặt khác. Đứng đầu phòng hành chính là trưởng phòng hành chính và
chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc nội chính.
Phó Giám đốc nội chính có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Công ty

về tổ chức quản lý và thực hiện công tác hành chính quản trị của Công ty.
Trưởng phòng hành chính có nhiệm vụ giúp Phó Giám đốc thực hiện
các công tác tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh, công tác cán bộ,
công tác lao động, công tác chế độ nâng bậc lương, công tác thi đua khen
12 12
thưởng, kỷ luật của Công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động
của Phòng.
2.3. Phòng kế hoạch – kỹ thuật.
Chịu sự theo dõi trực tiếp của Phó Giám đốc đại diện lãnh đạo kỹ thuật
có chức năng theo dõi quản lý chất lượng công trình, quản lý các loại máy
móc thiết bị thi công. Phòng kỹ thuật còn là nơi nghiên cứu hồ sơ thiết kế, các
gps kỹ thuật và các bps an toàn kỹ thuật. Phòng có nhiệm vụ hướng dẫn về
công tác an toàn kỹ thuật lao động, bảo vệ lao động, dự án chi phí cho các
công trình, kiểm tra xử lý các sai phạm về mặt kỹ thuật. Phòng kế hoạch – kỹ
thuật có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý kế hoạch
dự án, quản lý các hoạt động sản xuất của Công ty.
Trưởng phòng là người đứng đầu phòng kế hoạch – kỹ thuật chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về tình hình hoạt động của phòng.
2.4. Các đội xây lắp – thi công.
Công ty có 03 đội xây lắp đảm nhận công việc thi công các công trình
do Công ty bàn giao. Đứng đầu các tổ đội xây lắp là các đội trưởng, chịu trách
nhiệm trực tiếp về công tác kỹ thuật chất lượng và các vấn đề khác. Chịu
trách nhiệm trước chủ yếu và pháp luật về hoạt động sản xuất của đơn vị.
Các đội xây lắp có đủ các bộ phận gồm cán bộ kỹ thuật, bộ phận kế
toán, giám sát thi công, bảo vệ công trường. Đội trưởng do Giám đốc bổ
nhiệm và chịu trách nhiệm trước Giám đốcvề mọi hoạt động của đội như tổ
chức quản lý, điều hành cán bộ công nhân viên trong đội thực hiện và hoàn
thành nhiệm vụ được giao. Đảm bảo tiến độ, chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật
xây lắp và an toàn lao động trong quá trình thi công, chịu sự chỉ đạo chuyên
môn của các phòng chức năng trong Công ty.

Các chủ nhiệm kỹ thuật công trình có trách nhiệm quản lý kiểm tra
giám sát việc thực hiện các quy trình về kỹ thuật trong thi công.
13 13
3. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Hoa Việt
Công ty Cổ phần Hoa Việt là Công ty cổ phần xây dựng có quy mô nhỏ
trực thuộc Công ty có ba đội sản xuất đóng tại Tuyên Quang. Tại mỗi đơn vị,
hàng ngày phải thực hiện các hoạt động thường xuyên, liên tục các hoạt động
thi công các công trình. Do có đặc điểm như vậy nên để đáp ứng các đặc điểm
tình hình thực tế của Công ty thì tổ chức bộ máy kế toán được tổ chức theo
mô hình tập trung để đảm bảo cho công tác kế toán tại Công ty được tiến hành
nhanh cóng và chính xác.
Đặc điểm của hoạt động xây lắp là các sản phẩm xây lắp thì cố
địnhtrong khi các điều kiện xây lắp như trang thiết bị, nguyên vật liệu thì
thường xuyên thay đổi. Do vậy, ở từng đơn vị xây lắp cần tổ chức hạch toán
trong quan hệ nội bộ chặt chẽ với phòng tài vụ của Công ty để đảm bảo cho
việc kiểm tra phản ánh một cách chính xác kịp thời từng công trình và hạng
mục công trình. Công tác hạch toán kế toán ở các đội thì do các kế toán viên ở
đội thực hiện. Hàng ngày kế toán ở các đội sẽ căn cứ vào tình hình thực tế
phát sinh để phản ánh vào các loại sổ chi tiết. Đồng thời tập hợp chứng từ gốc
vào các bảng kê tổng hợp chứng từ gốc. Phòng tài vụ sẽ căn cứ vào các bảng
kê này và các chứng từ khác có liên quan để thực hiện hạch toán chi tiết và
tổng hợp.
3.1. Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Hoa Việt.
3.1.1. Nhiệm vụ của bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán của Công ty có vai trò quan trọng trong việc quản lý
các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nó thực hiện chức năng thu
nhận và xử lý thông tin kinh tế tài chính cho các đối tượng có liên quan. Bộ
máy kế toán có nhiệm vụ tham mưu, hỗ trợ cho Giám đốc trong công tác đầu
tư liên doanh liên kết. Cụ thể bộ máy kế hoạch của Công ty có các nhiệm vụ
sau:

14 14
- Tổ chức hạch toán kế toán: phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình biến
động tài sản trong quan hệ với nguồn vốn.
- Lập và trình bày các báo cáo cần thiết theo quy định.
- Tổ chức công tác phân tích tình hình tài chính của Công ty để đề xuất
những biện pháp kịp thời cho việc ra quyết định của nhà quản lý.
- Thực hiện công tác xử lý và bảo quản chứng từ theo quy định.
- Tổ chức công tác, phổ biến kịp thời các chế độ, thể lệ quy định, quy
chế tài chính mới ban hành.
- Hướng dẫn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên kế
toán.
15 15
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
(Phó phòng tài vụ)
Kế toán thanh toán
Kế toán tập họp chi phí giá thành
Kế toán lương và các khoản phải trích theo lương
- Kế toán thủ quỹ
- Kế toán VBT
KẾ TOÁN ĐỘI
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung.
Đứng đầu bộ máy là kế toán trưởng – Trưởng phòng tài vụ.
16
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Trưởng phòng tài vụ)
16
Kế toán trưởng là người đại diện của Phòng Tài vụ trong quan hệ và
Giám đốc, Phó Giám đốc và các phòng ban khác trong đơn vị. Kế toán trưởng
là người có trình độ, có thâm niên công tác, có kinh nghiệm đặc biệt là được
đào tạo chuyên ngành tài chính kế toán và chuowng trình kế toán trưởng. Kế

toán trưởng có nhiệm vụ điều hành và tổ chức hoạt động trong phòng kế toán
tài vụ, hướng dẫn hạch toán, kiểm tra việc tính toán ghi chép tình hình hoạt
động của Công ty trên cơ sở những chế độ chính sách đã được Nhà nước quy
định. Kế toán trưởng có nhiệm vụ cập nhập được các thông tin mới về kế toán
tài chính cho các cán bộ kế toán trong Công ty, nâng cao trình độ cho cán bộ
kế toán trong Công ty.
Kế toán tổng hợp – Phó phòng tài vụ: là người chịu trách nhiệm chính
về công tác hạch toán kế toán tại Công ty. Trực tiếp kiểm tra và giám sát quá
trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho các đối tượng khác nhau. Kế
toán tổng hợp còn phải thường xuyên kiểm tra đối chiếu chi tiết và tổng hợp,
đồng thời hỗ trợ kế toán trưởng trong việc vận dụng hệ thống tài khoản phù
hợp và định kỳ lập các báo cáo tài chính tổng hợp theo quy định và báo cáo
đột xuất theo yêu cầu của công tác quản lý.
Kế toán lương và các khoản trích theo lương có nhiệm vụ tổng hợp tiền
lương và các khoản trích theo lương từ các số liẹu về số lượng, thời gian lao
động, đồng thời phân bổ chi phí tiền lương theo đúng đối tượng sử dụng. Kế
toán đội, thực hiện ghi chép đầy đủ các thông tin ban đầu về lao động tiền
lương và theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng phụ cấp cho
cán bộ công nhân viên của Công ty. Cuối kỳ kế toán tiền lương phải lập các
báo cáo về lao động và tiền lương để phục vụ cho công tác quản lý.
Kế toán thanh toán nội bộ kiêm thuế: có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh
tình hình thanh toán các khoản phải thu, phải trả đối với những cá nhân trong
và ngoài đơn vị. Đồng thời kê khai đúng các khoản thuế phải nộp, phản ánh
17 17
kịp thời số thuế đã nộp tạm thời cho Nhà nước hoặc số chính thức. Đẩy mạnh
việc thanh toán với Nhà nước đảm bảo đúng thời gian quy định.
Kế toán tập hợp chi phí – tính giá thành có nhiệm vụ theo dõi kiểm tra
việc phân bổ các chi phí trong kỳ các đối tượng, chi tiết cho từng công trình.
Cuối kỳ kế toán tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ và lập báo cáo tổng hợp
chi phí giá thành.

Kế toán vốn bằng tiền là người chịu trách nhiệm về xử lý các nghiệp vụ
có liên quan đến vốn bằng tiền như: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền
đang chuyển. Hàng ngày kế toán tiền mặt phản ánh tình hình thu chi tiền mặt,
giám sát việc chấp hành định mức tồn quỹ tiền mặt, đối chiếu tiền mặt tại quỹ
và tiền mặt ghi trong sổ sách, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm về tiền
mặt. Ngoài ra, kế toán vốn bằng tiền còn phải kiểm tra tình hình biến động
tăng, giảm về tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.
Kế toán các khoản phải thu, phải trả có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh
tình hình các khoản phải thu, phải trả phát sinh trung kỳ và luỹ kế từ các kỳ
trước.
Kế toán các đơn vị xây lắp công trình hàng ngày phải tập hợp các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ tại đơn vị. Định kỳ kế toán phải lập các
bảng kê tổng hợp và đưa số liệu về phòng tài vụ của Công ty.
Thủ quỹ là người trực tiếp quản lý tiền mặt tại quỹ của Công ty, hàng
ngày lập các báo cáo quỹ đồng thời phải liên tục kiểm tra và so sánh số tiền
mặt thực tế tại quỹ vơí số tiền mặt được phản ánh trên sổ sách để tìm ra và
giải quyết những sai phạm trong quản lý tiền mặt.
3.2. Hình thức kế toán tại Công ty cổ phần Hoa Việt
3.2.1. Sơ đồ tổng hợp hình thức kế toán tại Công ty.
Trên cơ sở các tài khoản sử dụng, nội dung và quy mô của Công ty. Để
thuận tiện và phù hợp trong quá trình hạch toán kế toán Công ty đã lựa chọn
hình thức kế toán chứng từ ghi sổ làm hình thức kế toán cho Công ty mình.
18 18
Sơ đồ tổng hợp hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Các loại sổ kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái

Bảng cân đối tài khoản
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo kế toán
Ghi hàng ngày (Định kỳ)
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
19 19
Hàng ngày, căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán phản
ánh vào các chứng từ có liên quan theo đúng quy định hiện hành.
3.2.2. Hệ thống chứng từ sử dụng.
Trong Công ty, hệ thống chứng từ được phân loại theo bản chất của
chúng. Bao gồm các loại chứng từ sau:
- Chứng từ quỹ: Được đánh số từ 1 đến n và được tập hợp hàng tháng
hay hàng quý. Đây là những chứng từ phản ánh việcthu, chi tiền mặt tại quỹ
như: Phiếu thu, phiếu chi. Đi kèm các chứng từ này là các chứng từ gốc có
liên quan như: Giấy xin tạm ứng, hoá đơn mua hàng, giấy đề nghị thanh
toán…
- Chứng từ ngân hàng: được đánh số từ 1 đến n và được tập hợp hàng
tháng hoặc hàng quý. Đây là những chứng từ có liên quan đến việc trao đổi,
giao dịch với ngân hàng như: Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng và các
chứng từ khác như bảng kê nộp tiền, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi.
- Chứng từ thanh toán: được đánh số từ 1 đến n gồm hoá đơn thanh
toán vật tư, hàng hoá dịch vụ mua ngoài, hồ sơ quyết toán với trường hợp tự
gia công chế biến và các chứng từ có liên quan như hợp đồng thanh lý hàng
hoá, bảng kê chứng từ thanh toán…
- Chứng từ vật tư, vật liệu: bao gồm phiếu nhập vật tư, phiếu xuất vật
tư, bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ…
- Chứng từ kế toán khác: là những chứng từ không bao gồm các loại
chứng từ như trên như: bảng tính và phân bổ khấu hao, bảng tính và phân bổ
tiền lương…

3.2.3. Phương pháp hạch toán.
Căn cứ vào các chứng từ kế toán phát sinh, thì kế toán sẽ phản ánh vào
các loại sổ kế toán chi tiết và các chứng từ ghi sổ theo từng laọi nghiệp vụ.
Trên cơ sở của bảng tổng hợp chứng từ kế toán để lập chứng từ ghi sổ. Chứng
20 20
từ ghi sổ sau khi đã lập xong chuyển cho kế toán trưởng hoặc phụ trách kế
toán ký duyệt rồi chuyển cho kế toán tổng hợp đăng ký vào sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ và ngày vào chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ chỉ sau khi ghi vào sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ mới được sử dụng để ghi vào sổ cái và các sổ thẻ kế
toán chi tiết.
Sau khi phản ánh tất cả chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng vào sổ cái,
kế toán tiến hành cộng số phát sinh nợ, số phát sinh có và tính ra số dư cuối
tháng của từng tài khoản. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu trên sổ cái
được sử dụng để lập bảng “Cân đối kế toán”.
Đối với các khoản phải mở rổ, thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ kế toán,
bảng tính tổng hợp chứng từ kế toán kèm theo chứng từ ghi sổ là căn cứ để
ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. Cuối tháng
tiến hành cộng các sổ thẻ kế toán chi tiết lấy kết quả lập bảng tổng hợp chi tiết
theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với số liệu trên sổ cái của tài khoản
đó. Các bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản sau khi đối chiếu được dùng
làm căn cứ lập báo cáo tài chính.
Đối với các đội thì định kỳ hoặc cuối tháng, kế toán các đội tiến hành
tập hợp các chứng từ phát sinh vào các bảng kê tổng hợp và đưa về phòng tài
vụ kèm theo chứng từ gốc. Các bảng kê gồm: Tờ kê thanh toán chứng từ hoá
đơn thanh toán chi phí… tại phòng tài vụ của chủ yếu các kế toán viên có
nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra, xem xét tính hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, kiểm tra việc tính toán của các đội gửi về đưa vào hạch toán và ghi
sổ chi tiết.
21 21
PHẦN II

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI HẠCH TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG.
Quá trình phát triển của xã hội loài người dưới bất cứ chế độ nào, việc
tạo ra của cải vật chất đều không tách rời lao động. Lao động với tư cách là
hoạt động chân tay và trí óc sử dụng công cụ tái lao động, biến đổi đối tượng
lao động thành các sản phẩm có ích phục vụ cho cuộc sống của mình. Như
vậy lao động là điều kiện đầu tiên cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người.
Để đảm bảo liên tục quá trình tái sản xuất, trước hết phải đảm bảo tái
sản xuất sức lao động. Điều đó có nghĩa là sức mà con người hao phí trong
quá trình sản xuất phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động. Tiền công
hay tiền lương là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh
nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng, chất lượng
sản phẩm mà họ làm ra. Thực chất tièn lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị
sức lao động của người làm công.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sức lao động
cũng như các hàng hoá khác. Nó có giá cả và phụ thuộc vào quy luật cung cầu
và chịu sự tác dodọng của các quy luật kinh tế thị trường khác.
Tiền lương là nguồn thu nhập chính của người lao động. Nó là nguồn
đảm bảo cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình họ. Đối với chủ
doanh nghiệp khối lượng tiền lương trả cho người lao động được coi là khoản
chi phí kinh doanh.
Ngoài tiền lương, công nhân viên chức còn được nhận các khoản trợ
cấp xã hội như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Như vậy, tiền lương cùng với
các khoản chi phí theo lương hợp thành khoản chi phí lao động sống trong giá
thành sản phẩm.
22 22
Tại các doanh nghiệp, hạch toán tiền lương là công việc phức tạp trong
hạch toán chi phí kinh doanh. Bởi vì tính chất lao động và thù lao lao động,

không đơn nhất mà thuộc nhiều ngành nghề, kỹ thuật khác nhau. Việc hạch
toán chi phí lao động có tầm quan trọng đặc biệt. Vì nó là cơ sở để xác định
giá thành sản phẩm và giá xuất xưởng. Mặt khác nó còn là căn cứ xác định
các khoản nghĩa vụ và phúc lợi xã hội.
II. TIỀN LƯƠNG VÀ PHÂN LOẠI TIỀN LƯƠNG.
1. Khái niệm tiền lương
Tại mỗi thời kỳ khác nhau thì có những quan điểm khác nhau về tiền
lương. Tuy nhiên, trong tất cả các thời kỳ tiền lương đều là phần thù lao lao
động mà người lao động được huởng duy chỉ có cách xác định là khác nhau.
1.1. Quan niệm về tiền lương trong thời kỳ bao cấp
Trước Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) nền kinh tế nước ta vận hành
theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Và trong suốt những năm này quan
niệm tiền lương là một phần thu nhập quốc dân, được Nhà nước phân phối
một cách có tổ chức, có kế hoạch cho người lao động căn cứ vào số luợng và
chất lượng lao động. Điều đó có nghĩa là tiền lương chịu sự tác động của quy
luật cân đối, có kế hoạch và chịu sự chi phối của Nhà nước. Nhà nước ban
hành các chính sách chế độ và mức lương cụ thể để áp dụng cho mỗi người
lao động, bất kỳ họ là lực lượng lao động gián tiếp hay trực tiếp. Tiền lương
của người lao động phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất của toàn đơn vị
chứ không phụ thuộc vào năng suất của từng người. Do đó tiền lương của
người làm nhiều cũng chỉ bằng người làm ít, người làm việc có hiệu quả cũng
chỉ bằng người làm việc chưa hiệu quả thậm chí là kém. Chính vì lý do này
mà nó đã kông kích thích phát triển được khả năng của người lao động trong
việcphát huy sáng kiến cũng như đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh. Và
hậu quả là đến những năm 80 đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng về
kinh tế xã hội.
23 23
1.2. Quan niệm về tiền lương trong thời kỳ cơ chế thị trường.
Để khắc phục những sai lầm trên Đại hội VI của dr đã đề ra đường lối
đổi mới. Trên lĩnh vực kinh tế Đảng chủ trương đẩy mạnh quá trình chuyển

nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tất
yếu thị trường sức lao động phải được hình thành và hoạt động theo quy luật
cung cầu về sức lao động. Giá cả của sức lao động là tiêu chuẩn chả công lao
động. Như vậy quan niệm về tiền lương trong thời kỳ này là số lượng tiền tệ
mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động để hoàn thành công
việc. Với quan niệm này thì bản chất của tiền lương chính là giá cả sức lao
động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận
giữa người có sức lao động và người sử dụng lao động.
1.3. Như vậy tiền lương nó là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động,
tiền tệ và nền sản xuất hàng hoá.
Nó là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản xuất xã hội mà người lao
động sử dụng sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình
sản xuất nhằm tái sản xuất sức lao động.
1.4. Chức năng của tiền lương.
Tiền lương đóng vai trò là đòn bẩy kinh tế trong sản xuất kinh doanh.
Đảm bảo vai trò kích thích của tiền lương và thúc ý của tiền lương khiến
người lao động phải có trách nhiệm cao với công việc.
2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách trung thực, kịp thời,
đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động.
Tình hình sử dụng thời gian lao động, kết quả lao động.
- Tính toán, chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ các khoản tiền
lương và các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động.
24 24
- Thực hiện việc kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, tình
hình chấp hành các chính sách, quỹ BHXH, BHYT.
- Tính toán và phân bổ chính xác đúng đối tượng các khoản tiền lương,
khoản trích BHXH, BHYT vào chi phí sản xuất kinh doanh. Hướng dẫn và
kiểm tra các bộ phận trong đơn vị thực hiện đầy đủ đúng đẵn chế độ ghi chép

ban đầu về tiền lương, BHXH, BHYT đúng chế độ, đúng phương pháp hạch
toán.
- Lập báo cáo về lao động tiền lương, BHXH, BHYT thuộc phận vi
trách nhiệm của kế toán, tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ
tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, đề xuất các biện pháp nhằm khai thác có hiệu
quả tiềm năng lao động, đấu tranh chống những hành vi vô trách nhiệm, vi
phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách chế độ lao động tiền lương, quỹ
lương.
3. Các hình thức tiền lương.
Tiền lương trả cho người lao động phải quán triệt nguyên tắc phân phối
theo lao động, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Việc trả lương
theo số lượng và chất lượng có ý nghĩa rất to lớn trong việc động viên khuyến
khích người lao động, thúc đẩy họ hăng say lao động, sáng tạo năng suất lao
động nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần
cho mỗi công nhân viên.
Do ngành nghề, công việc trong doanh nghiệp khác nhau nên việc chi
trả lương cho các đối tượng cùng khác nhau nhưng trên cơ sở tiền thuế phù
hợp. Thực tế có nhiều cách phân loại như cách trả lương theo sản phẩm,
lương thời gian, phân theo đối tượng gián tiếp trực tiếp… Mỗi cách phân loại
đều có tác dụng tích cức giúp cho quản lý điều hành được thuận lợi. Tuy
nhiên, để công tác quản lý nói chung và hạch toán nói riêng đỡ phức tạp tiền
lương thường được chia làm tiền lương chính và tiền lương phụ.
25 25

×