Tải bản đầy đủ (.doc) (204 trang)

Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 204 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ đÀO TẠO TRƯỜNG đẠI
HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-----

----

PHAN đÌNH HÀ

GIẢI PHÁP đẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN đỊA BÀN HUYỆN THANH CHƯƠNG
TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TUẤN SƠN

HÀ NỘI - 2011


LỜI CAM đOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2011
Tác giả



Phan đình Hà

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
……………………………

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ rất nhiệt tnh và có hiệu quả của Viện sau đại học – Trường đại học
nông nghiệp Hà nội và Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, đảng ủy và Ủy
ban nhân dân các xã và đông đảo bà con nhân dân của huyện Thanh Chương.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong Bộ
môn Phân tích định lượng, Viện đào tạo sau đại học, Trường đại học Nông
nghiệp Hà Nội, đặc biệt là Phó giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Tuấn Sơn, người đã
nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong việc hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, các ban của
Huyện ủy, các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thanh
Chương; xin cản ơn các đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã và bà con nhân dân
đã giúp đỡ, cộng tác cùng cúng tôi để đề tài được thực hiện kịp tiến độ
theo kế hoạch.
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2011
Tác giả

Phan đình Hà

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
……………………………


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan
cảm ơn

i Lời
ii Mục lục

iii Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng

v
vi

1

MỞ ðẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2


Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

1.4

Câu hỏi nghiên cứu

4

2

5

2.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ðỀ NGHIÊN
CỨU
Cơ sở lý luận của xây dựng nông thôn mới

2.2

Quan điểm của ðảng về xây dựng nông thôn mới


10

2.3

Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới

27

3

ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

45

3.1

ðặc điểm của địa bàn nghiên cứu

45

3.2

Phương pháp nghiên cứu

59

4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


62

4.1

Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Chương

62

4.1.1

Thành lập bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ huyện đến
cơ sở

4.1.2

5

62

Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
……………………………

63

3



4.1.3

Kết quả bước đầu tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương
trình mục têu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 –
2020

4.2

63

Những thuận lơi và khó khăn trong xây dựng nông thôn mới ở
huyện Thanh Chương thời gian qua

76

4.2.1

Thuận lợi

76

4.2.2

Những khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa
phương

4.3

79


Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới
ở huyện Thanh Chương đến năm 2015

4.3.1

84

Phương hướng, mục têu xây dựng nông thôn mới của huyện
Thanh Chương

84

4.3.2

Các giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

85

5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

95

5.1

Kết luận

95


5.2

Kiến nghị

96

PHỤ LỤC

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
……………………………

101

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
XHCN

Xã hội chủ nghĩa BCH

Ban chấp hành NTM

Nông

thôn mới UBND

Ủy ban


nhân dân HđND

Hội đồng

nhân dân MTTQ

Mặt trận

Tổ quốc
VH-TT-TT-DL

Văn hóa-Thông tin – thể thao – Du lịch

THCS

Trung học cơ sở SXKD

Sản xuất kinh doanh MT
Môi trường
QH

Quy hoạch

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

NN

Nhà nước


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
……………………………

5


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1

Kết quả hoạt động đào tạo trong phong trào Saemaul Udong

33

3.1

Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai từ năm 2008-2010

49

3.2

Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển KT-XH


53

3.3

Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Thanh Chương từ
2008-2010

4.1

Kết quả thực hiện các têu chí 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (đến tháng 6 năm
2011)

4.2

57
64

Kết quả thực hiện các tiêu chí 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 đến
tháng 6 năm 2011)

68

4.3

Kết quả thực hiện các têu chí 17, 18, 19 (đến tháng 6 năm 2011) 72

4.4

Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí trên toàn huyện (Tính
đến tháng 6 năm 2011)


75

4.5

Phân loại đội ngũ cán bộ cấp huyện và xã năm 2010

82

4.6

Tổng hợp tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên địa
bàn
huyện Thanh Chương

84

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
……………………………

6


1. MỞ đẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp, do lịch sử quá trình đấu tranh dựng
nước và giữ nước nên phần lớn dân cư nước ta sống quần tụ theo từng
dòng họ và theo phạm vi làng, xã. Cùng với văn minh lúa nước, làng (bản,
thôn, xóm…) đã trở thành nét văn hóa riêng của người Việt Nam từ muôn
đời nay. đến nay, tuy quá trình đô thị hóa đã diễn ra khá mạnh mẽ nhưng

vẫn còn hơn
70% dân số sinh sống và hơn 54% lao động làm việc ở nông thôn.
Nông thôn nước ta luôn chiếm một vị trí quan trọng trong quá
trình dựng nước và giữ nước. Trong các cuộc chiến tranh chống lại các cuộc
xâm lược của ngoại bang, nông thôn là nơi cung cấp người và của để chiến
thắng quân thù. Trong hàng ngàn năm phát triển, nông thôn là nơi hình
thành và lưu giữ nhiều nét bản sắc văn hóa của dân tộc. Ngày nay, nông thôn
vừa là nơi cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng xã hội, nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến, nông sản hàng hóa cho xuất khẩu, nhân lực
cho các hoạt động kinh tế và đời sống của đô thị, vừa là nơi tiêu thụ hàng
hóa do các nhà máy ở thành phố sản xuất ra.
Trong thời kỳ nào đảng ta cũng chăm lo đến phát triển kinh tế xã hội
ở nông thôn. Sau đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), đất nước ta
bước vào công cuộc đổi mới, nền kinh tế được vận hành theo cơ chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và ngày càng hội nhập sâu hơn với
kinh tế thế giới. Nền kinh thế thị trường và hội nhập có nhiều ưu điểm như
giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng, tạo điều kiện để nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuy vậy, bên cạnh những ưu
điểm thì nền kinh tế thị trường đã bộc lộ nhiều khuyết tật. Do việc phân bổ
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
……………………………

1


nguồn lực kinh tế tuân theo quy luật vận động của hệ thống thị trường, cho
nên, những

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
……………………………


2


vùng, địa phương khó khăn, ít tài nguyên khoáng sản và không có vị trí địa lý
thuận lợi thì vẫn phát triển chậm, đời sống của nhân dân vẫn còn nhiều khó
khăn, phân cực giàu nghèo ngày càng sâu sắc, nhất là ở nông thôn vùng sâu,
vùng xa. Một thực tế đang diễn ra là do nông thôn chậm phát triển nên áp
lực di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng lớn làm ảnh hưởng đến quá
trình ổn định và phát triển của các đô thị.
Trước thực trạng nêu trên, đảng và Nhà nước ta đã có nhiều
chủ trương, giải pháp để hạn chế những tác động têu cực của kinh tế thị
trường và hội nhập như triển khai thực hiện chương trình đầu tư cho các xã
đặc biệt khó khăn (Chương trình 135) và đầu tư cho các huyện nghèo
theo Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ… Các địa phương cũng đã
có nhiều cố gắng để xây dựng nông thôn mới nhưng nông thôn nước ta có
phạm vi rất rộng lớn, kinh tế của nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp
nên nhìn chung nông thôn nước ta còn rất nghèo. Cùng với đặc điểm địa
hình phức tạp, nhiều sông suối chia cắt và cách lập làng theo tập quán có từ
lâu đời nên nông thôn ta phát triển còn lộn xộn, mỗi nơi làm theo một cách,
chưa theo một chuẩn mực thống nhất nào.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông
dân và nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia
về nông thôn mới” (Quyết định số 491/Qđ-TTg ngày 16/4/2009) và “Chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại Quyết định số 800/QđTTg ngày 06/4/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới
trên cả nước. Tuy thời gian triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới chưa lâu nhưng các địa phương, nhất là cấp cơ sở đã bộc lộ nhiều
lúng túng, vướng mắc trong quá trình chỉ đạo thực hiện.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

……………………………

3


Huyện Thanh Chương là huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, cách
Thành phố Vinh 54 km về phía Tây Nam. Trong những năm qua, huyện

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
……………………………

4


Thanh Chương đã đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế-xã hội nông
thôn như chương trình bê tông hóa kênh mương, làm đường nhựa, xây dựng
trường học, trạm y tế và các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao đạt
chuẩn quốc gia, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi, phát triển làng
nghề…theo hướng xây dựng nông thôn mới. Mặc dầu đã có nhiều cố gắng
nhưng kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn, cơ sở hạ tầng của huyện
còn nhiều bất cập và xây dựng thiếu quy hoạch, Thanh Chương vẫn là một
huyện nghèo, kinh tế của huyện vẫn là thuần nông, sản xuất hàng hóa
chưa phát triển, đời sống của nhân dân còn hết sức khó khăn.
Triển khai thực hiện Quyết định số 491/Qđ-TTg ngày 16/4/2009 của
Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nông thôn mới theo chuẩn nông thôn mới,
huyện Thanh Chương đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải
quyết như xuất phát điểm của huyện thấp, trình độ, năng lực của đội ngũ
cán bộ còn hạn chế, đời sống của nhân dân còn khó khăn. để góp phần công
sức vào quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương, chúng tôi chọn
đề tài nghiên cứu: “Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa

bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1
chung

Mục

têu

Trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và mô hình nông
thôn mới ở huyện Thanh Chương thời gian qua đề xuất các giải pháp chủ yếu
đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương thời gian tới.
1.2.2 Mục têu cụ
thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình nông thôn mới
và xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
……………………………

5


- đánh giá thực trạng mô hình nông thôn mới và quá trình xây
dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Chương thời gian qua.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
……………………………

6



- Xác định những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng nông
thôn mới ở địa bàn nghiên cứu.
- đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh quá trình
xây dựng nông thôn mới ở địa phương trong những năm tới.
1.3. đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 đối tượng nghiên cứu
đối tượng nghiên cứu là mô hình nông thôn mới, các chủ thể tham
gia quá trình xây dựng nông thôn mới bao gồm các hộ nông dân, cán bộ các
cấp, các tổ chức đoàn thể thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian: Huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
* Phạm vi về thời gian
Nguồn số liệu thu thập phục vụ cho việc nghiên cứu trong 3 năm từ
2008 đến 2010.
Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 10
năm 2011.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến việc xây
dựng và hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở huyện Thanh Chương, Nghệ An
(1) Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta dựa trên cơ sở lý luận và
thực tễn nào?
(2) Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng
mô hình nông thôn mới ở địa phương?
(3) Những kết quả đã đạt được và những việc cần phải làm nhằm xây
dựng và hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở địa phương?
(4) Giải pháp nào cần đề xuất nhằm đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện
mô hình nông thôn mới ở huyện Thanh Chương thời gian tới?
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
……………………………


7


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN đỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận của xây dựng nông thôn mới
2.1.1 Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới
2.1.1.1 Khái niệm nông thôn mới
đã có một số diễn giải và phân tích về khái niệm thế nào là nông thôn
mới. Nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị tứ;
đó là nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống. Nếu so sánh
giữa nông thôn mới và nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao
hàm cơ cấu và chức năng mới (Cù Ngọc Hưởng, 2006).
Ngày 04 tháng 6 năm 2010 Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 800/Qđ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Tại quyết định này, mục têu chung
của Chương trình được xác định là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,
dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông
thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái
được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần
của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, nông thôn mới là nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội
dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất, tnh thần
được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ
vững.
2.1.1.2 Khái niệm xây dựng nông thôn mới:
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

……………………………

8


Từ Quyết định số 491 và Quyết định 800/Qđ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ thì “Xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn đạt 19 tiêu

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
……………………………

9


chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”.
2.1.2 đơn vị nông thôn mới
Khoản 3 điều 23 Thông tư 54/2009/TT-BNN&PTNT ngày 21 tháng 8
năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn
thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới quy định: Ban chỉ đạo nông
thôn mới Trung Ương kiểm tra việc công nhận xã nông thôn mới ở các tỉnh
để xét công nhận huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới cho các huyện có
75% số xã trong huyện đạt nông thôn mới và tỉnh có 75% số huyện trong tỉnh
đạt nông thôn mới.
Như vậy đơn vị nông thôn mới có 3 cấp:
- Xã nông thôn mới (đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn
mới);
- Huyện nông thôn mới (khi có 75% số xã nông thôn mới);
- Tỉnh nông thôn mới (khi có 75% số huyện nông thôn mới).
2.1.3 Chức năng của nông thôn mới
2.1.3.1 Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại

Sản xuất nông nghiệp cần diện tích lớn, nhất là ngành trồng trọt
như sản xuất lương thực, cây công nghiệp và trồng rừng. Do đó, nông thôn là
nơi diễn ra phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các quốc gia.
“Có thể nói nông nghiệp là chức năng tự nhiên của nông thôn. Chức năng cơ
bản của nông thôn là sản xuất dồi dào các sản phẩm nông nghiệp chất lượng
cao. Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp của nông
thôn mới bao gồm cơ cấu các nghành nghề mới, các điều kiện sản xuất
nông nghiệp hiện đại hoá, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và
xây dựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại” (Cù Ngọc Hưởng, 2006).
2.1.3.2 Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống
Trải qua lịch sử phát triển hàng ngàn năm, các làng xóm ở nông thôn
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
……………………………

10


thường được hình thành dựa trên những cộng đồng có cùng phong tục, tập
quán, họ tộc. Người dân trong các làng xóm thường cư xử với nhau dựa trên
quan hệ huyết thống và phong tục, tập quán. “Cũng chính văn hoá quê
hương đã sản sinh ra những sản phẩm văn hoá tinh thần quý báu như lòng
kính lão yêu trẻ, giúp nhau canh gác bảo vệ, giản dị tiết kiệm, thật thà
đáng tin, yêu quý quê hương.vv.., tất cả được sản sinh trong hoàn cảnh xã
hội nông thôn đặc thù. Các truyền thống văn hoá quý báu này đòi hỏi phải
được giữ gìn và phát triển trong một hoàn cảnh đặc thù. Môi trường thành
thị là nơi có tính mở cao, con người cũng có tính năng động cao, vì thế văn
hoá quê hương ở đây sẽ không còn tính kế tục. Do vậy, chỉ có nông thôn với
đặc điểm sản xuất nông nghiệp và tụ cư theo dân tộc, dòng tộc mới là môi
trường thích hợp nhất để giữ gìn và kế tục văn hoá quê hương. Ngoài ra,
các cảnh quan nông thôn với những đặc trưng riêng đã hình thành nên màu

sắc văn hoá làng xã đặc thù, thể hiện các tư tưởng triết học như trời đất
giao hoà, thuận theo tự nhiên với sự tôn trọng tự nhiên, mưu cầu phát
triển hài hoà cũng như chú trọng sự kế tục phát triển của các dân tộc” (Cù
Ngọc Hưởng, 2006).
2.1.3.3 Chức năng sinh thái
Nói đến nông nghiệp là nói đến cây trồng. Cây trồng, một mặt cung cấp
cho con người những nông sản cần thiết, một mặt có tác dụng cải tạo môi
trường, làm đẹp cảnh quan… do đó, nông nghiệp nói riêng và nông thôn nói
chung có chức năng sinh thái.
“Thuộc tính sản xuất nông nghiệp đã quyết định hệ thống sinh thái nông
nghiệp mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái. đất đai canh tác nông
nghiệp, hệ thống thuỷ lợi, các khu rừng, thảo nguyên..vv..phát huy các tác


dụng sinh thái như điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm tếng ồn, cải thiện nguồn
nước, phòng chống xâm thực đất đai, làm sạch đất..vv (Cù Ngọc Hưởng,
2006).


2.1.4 Chủ thể xây dựng nông thôn mới
Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, người dân phải tham gia từ
khâu quy hoạch, đồng thời góp công, góp của và phần lớn trực tếp lao động
sản xuất trong quá trình làm ra của cải vật chất, giữ gì bản sắc văn hóa dân
tộc… đồng thời, cũng là người hưởng lợi từ thành quả của nông thôn mới,
chính vì vậy, người dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới.
“Có người cho rằng chủ thể xây dựng nông thôn phải là chính quyền.
Tuy nhiên, trên thực tế, người nông dân mới thực sự là chủ thể xây dựng
nông thôn. đó không phải là do nhà nước không có đủ tiềm lực kinh tế để
đóng vai trò chủ thể này, mà cho dù tiềm lực kinh tế của nhà nước có
mạnh đi chăng nữa thì cũng không thể thiếu sự tham gia đóng góp tích

cực của chính tầng lớp nông dân. Hiển nhiên nói người nông dân ở đây
không phải chỉ đơn thuần là cá thể nông dân, mà phải được hiểu là các tổ
chức nông dân” (Cù Ngọc Hưởng, 2006).
2.1.5 Nguồn gốc động lực xây dựng nông thôn mới
2.1.5.1 động lực từ đô thị hóa
Nông thôn là một phần của các quốc gia, do đó, không thể giải quyết
các vấn đề của nông thôn nếu như tác riêng nó với các khu vực khác của
quốc gia. Trong các hoạt động kinh tế - xã hội của nông thôn bao giờ cũng
có mối liên hệ mật thiết với đô thị và ngược lại. Chính vì vậy, “xây dựng nông
thôn mới nếu chỉ dựa vào nguồn đầu tư từ nhà nước hay chỉ tiến hành trong
nội bộ nông thôn sẽ không tạo ra được động lực cũng như tính linh hoạt,
mà cần phải đặt nó trong bối cảnh phát triển thành thị và nông thôn đồng
hành với nhau, dựa trên những quan điểm hệ thống. Thực tế, các vấn đề về
nông nghiệp cần phải được giải quyết thông qua phát triển công nghiệp,


các vấn đề về nông dân phải giải quyết thông qua phi nông hóa, phát triển
nông thôn phải song hành cùng phát triển thành thị” (Cù Ngọc Hưởng, 2006).


2.1.5.2 động lực từ công nghiệp hóa
“Quá trình đi lên hiện đại hóa của một quốc gia cũng chính là quá trình
chuyển dịch từ nông nghiệp truyền thống sang công nghiệp hiện đại, đồng
thời cũng là quá trình người nông dân tự do chuyển đổi thân phận của mình.
Trong quá trình này, nguồn lực lao động sẽ chuyển dịch không ngừng từ nông
nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, từ nông thôn sang thành thị, đó cũng
chính là quá trình phi nông hóa người nông dân. Giải phóng thân phận phi
nông hóa của nông dân là yêu cầu để phát triển nông thôn, đồng thời cũng là
nhu cầu tất yếu của chính bản thân người nông dân” (Cù Ngọc Hưởng, 2006).
Việc lao động nông nghiệp chuyển dịch sang các lĩnh vực phi nông

nghiệp sẽ tạo điều kiện cho nông nghiệp ở nông thôn chuyển từ sản xuất
tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Mặt khác, quá trình này sẽ giúp cho
những người nông dân ở lại sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có điều kiện
tích tụ ruộng đất, từ đó phát triển kinh tế theo hướng trang trại, chuyên
canh, đưa cơ giới, khoa học kỹ thuật cao áp dụng vào sản xuất, nâng cao hiệu
quả và sức cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp. Như vậy, sự nghiệp công
nghiệp hóa là động lực to lớn để thúc đẩy nhanh quá trinh xây dựng nông
thôn mới.
2.1.5.3 động lực từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và các
tổ chức hợp tác
Sản xuất nông nghiệp tất yếu sẽ từng bước xóa bỏ sản xuất đơn lẻ của
các hộ nông dân, tiến tới hình thành sự liên kết giữa các hộ và phát triển các
doanh nghiệp, hợp tác xã… “Một trong những nhiệm vụ quan trọng của sự
nghiệp xây dựng nông thôn mới là phát triển hiện đại hóa nông nghiệp. Hiện
đại hóa nông nghiệp ở đây phải được hiểu là ngoài các điều kiện sản xuất
hiện đại như thủy lợi, làm đất, đường sá giao thông, viễn thông thông


tin..vv., nó còn bao hàm chuyên nghiệp hóa trong các doanh nghiệp sản
xuất nông nghiệp. Một khi đã thực hiện kinh doanh gia đình và phát triển
kinh tế thị


trường trong nông nghiệp, thì nhất định cũng phải thực hiện chuyên
nghiệp hóa các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. đây còn là cơ
sở để gia tăng sức cạnh tranh quốc tế cho nông nghiệp. Ngoài ra, trong điều
kiện thị trường, thì chỉ có sự tham gia của các tổ chức nông dân mới có thể
nâng cao giá trị nông sản phẩm, đây cũng chính là chức năng cũng như trách
nhiệm của các tổ chức hợp tác nông dân. Trong quá trình đẩy mạnh ứng
dụng khoa học kỹ thuật trong nông thôn hay tổ chức các hệ thống dịch vụ

xã hội hóa cũng như tham gia vào gia công sản xuất nông sản phẩm, tổ
chức đào tạo xã viên để nâng cao tố chất cho người nông dân..vv..trong tất
cả các quá trình này, tổ chức hợp tác nông dân phát huy vai trò không thể
thay thế (Cù Ngọc Hưởng,
2006).
2.2 Quan điểm của đảng về xây dựng nông thôn
mới
2.2.1 Các quan điểm của đảng về xây dựng NTM trước đại hội
VI
Từ ngày thành lập đến nay, đảng ta luôn khẳng định tầm quan
trọng của vấn đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
- đại hội đảng lần thứ III (năm 1960): Trong bối cảnh đất nước ta
đang tạm bị chia cắt thành 2 miền, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước đang ngày càng ác liệt, đại hội đảng toàn quốc lần thứ III đã xác
định: đưa miền Bắc từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên sở hữu cá thể về tư liệu
sản xuất tiến lên nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, dựa trên sở hữu toàn dân và
sở hữu tập thể... từ tình trạng kinh tế rời rạc và lạc hậu, xây dựng thành
một nền kinh tế cân đối và hiện đại. Chủ trương của đảng là: “...xây dựng
một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp
với nông nghiệp và lấy công n ghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
……………………………

10


công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp
và công nghiệp nhẹ...” (Văn kiện đại hội, Ban chấp hànhTrung ương đảng
Lao động Việt Nam, xuất bản tháng 9 – 1960, tr.182-183).


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
……………………………

11


×