Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH ĐẾN ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

PHAN NGUYỄN BẢO QUỲNH

TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH ĐẾN ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH
TRƯỜNG HỢP CÁC NG N H NG THƯ NG MẠI
TẠI VI T NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TH NH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

PHAN NGUYỄN BẢO QUỲNH

TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH ĐẾN ỔN ĐỊNH T I CHÍNH
TRƯỜNG HỢP CÁC NG N H NG THƯ NG MẠI
TẠI VI T NAM

Ngành

: Tài chính – Ngân hàng

Mã số

: 60340201


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRƯ NG QUANG THÔNG

TH NH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu riêng của tác giả. Các số liệu
trong luận văn là trung thực, do chính tác giả thu thập và phân tích. Nội dung trích dẫn
được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Các phân tích và kết quả trong luận văn là
thành quả nghiên cứu khoa học của bản thân.
Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình.
TP.HCM, ngày 12 tháng 12 năm 2017
Tác giả

Phan Nguyễn Bảo Quỳnh


ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

FEM

Mô hình tác động cố định


GMM

Phương pháp mô-men tổng quát

IMF

Quỹ Tiền tệ quốc tế

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng Trung ương

REM

Mô hình tác động ngẫu nhiên

TCTC

Tổ chức tài chính

TCTD


Tổ chức tín dụng

VACM

Công ty Quản lý tài sản


iii

AN

MỤC CÁC

N

BIỂU

Bảng 2.1: Tóm tắt một số nghiên cứu liên quan ........................................................... 24
Bảng 3.1: Tóm tắt các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu .......................... 36
Biểu đồ 4.1: Hệ số Lerner của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016 .............. 48
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ an toàn vốn trung bình của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 –
2016 ............................................................................................................................... 50
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ trung bình của các NHTM Việt Nam giai
đoạn 2006 – 2016 .......................................................................................................... 51
Biểu đồ 4.4: Hệ số Z-SCORE trung bình của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 –
2016 ............................................................................................................................... 53
Bảng 4.1: Thống kê mô tả ............................................................................................. 54
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc CAR và các biến giải thích
....................................................................................................................................... 57

Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc NPL và các biến giải thích 57
Bảng 4.4: Ma trận hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc LnZ-SCORE và các biến giải
thích .............................................................................................................................. 58
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ............................................... 59
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng S-GMM cho tác động của cạnh tranh đến ổn định tài
chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016 ............................................... 61


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................... ii
DANH MỤC CÁC B NG BIỂU ............................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
C ƯƠN

1:

IỚI THIỆU TỔNG QUAN .............................................................. 1

1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan .................................................................. 3
1.3 Khe hở nghiên cứu và hướng phát triển đề tài ........................................................ 5
1.3.1 Khe hở nghiên cứu ............................................................................................... 5
1.3.2 Hướng phát triển đề tài......................................................................................... 5
1.4 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 6
1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 6
1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 6
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 7

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 7
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 7
1.6 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 7
1.7 Nguồn số liệu thu thập ............................................................................................ 8
1.8 Những đóng góp khoa học ..................................................................................... 8
1.9 Kết cấu luận văn ...................................................................................................... 8


v

C ƯƠN

2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH

CỦA CÁC N ÂN

ÀN

T ƯƠN

MẠI .............................................................. 10

2.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh của các ngân hàng thương mại ................................... 10
2.1.1 Tổng quan về cạnh tranh của các ngân hàng thương mại .................................... 10
2.1.2 Các phương pháp đo lường cạnh tranh ................................................................ 12
2.1.2.1 Đo lường cạnh tranh theo phương pháp truyền thống ..................................... 12
2.1.2.2 Đo lường cạnh tranh theo phương pháp mới.................................................... 13
2.1.2.3 So sánh cạnh tranh theo tiếp cận truyền thống và tiếp cận mới ....................... 14
2.2 Cơ sở lý luận về ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại ........................ 15
2.2.1 Tổng quan về ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại .......................... 15

2.2.2 Các phương pháp đo lường ổn định tài chính ...................................................... 16
2.2.2.1 Chỉ tiêu phản ánh đảm bảo vốn đầy đủ (CAR) ................................................. 16
2.2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính ngân hàng (NPL) ....................................... 17
2.2.3.3 Chỉ tiêu phản ánh rủi ro phá sản ngân hàng (Z-SCORE) ................................ 17
2.3 Mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại 17
2.4 Tổng quan một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn
định tài chính ................................................................................................................. 20
2.4.1 Các nghiên cứu ở cấp độ quốc tế ......................................................................... 20
2.4.1.1 Nghiên cứu ủng hộ quan điểm “cạnh tranh – bất ổn tài chính” ...................... 20
2.4.1.2 Nghiên cứu ủng hộ quan điểm “cạnh tranh – ổn định tài chính” .................... 21
2.4.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................................. 23
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 26


vi

C ƯƠN

3: P ƯƠN

P ÁP N

ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC N ÂN

IÊN CỨU VỀ CẠNH TRANH VÀ ỔN
ÀN

T ƯƠN

MẠI ............................ 27


3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu ................................................................................ 27
3.1.1 Biến phụ thuộc: Ổn định tài chính ....................................................................... 28
3.1.2 Biến độc lập: Cạnh tranh ngân hàng .................................................................... 30
3.1.3 Các biến kiểm soát ............................................................................................... 32
3.2 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 38
3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 39
3.2.1.1 Dữ liệu quan sát ................................................................................................ 39
3.2.1.2 Dữ liệu thu thập ................................................................................................ 40
3.2.1.3 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 40
3.2.2 Phương pháp phân tích và mô hình nghiên cứu ................................................... 41
3.2.2.1 Thống kê mô tả .................................................................................................. 41
3.2.2.2 Phân tích tương quan ........................................................................................ 41
3.2.2.3 Phân tích hồi quy .............................................................................................. 41
3.2.2.4 Kiểm định mô hình ............................................................................................ 42
3.2.2.5 Khắc phục khuyết tật cho mô hình .................................................................... 44
Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 47
C ƯƠN

4: T ỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA

CÁC NHTM VIỆT NAM ........................................................................................... 48
4.1 Thực trạng cạnh tranh và ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt
Nam ............................................................................................................................... 48


vii

4.1.1 Thực trạng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ........................ 48
4.1.2 Thực trạng ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam ............. 50

4.2 Kết quả ước lượng tác động cạnh tranh đến ổn định tài chính của các ngân hàng
thương mại Việt Nam .................................................................................................... 54
4.2.1 Thống kê mô tả..................................................................................................... 54
4.2.2 Phân tích tương quan và đa cộng tuyến các biến trong mô hình ......................... 56
4.2.3 Kết quả ước lượng mô hình và thảo luận kết quả nghiên cứu ............................. 60
Kết luận chương 4 ......................................................................................................... 66
C ƯƠN

5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 67

5.1 Kết luận ................................................................................................................... 67
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................. 68
5.2.1 Đối với các ngân hàng thương mại ...................................................................... 68
5.2.1.1 Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại .......................... 69
5.2.1.2 Xây dựng chiến lược khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ ...................... 69
5.2.1.3 Xây dựng đội ngũ nhân sự và hiện đại hóa công nghệ ..................................... 70
5.2.1.4 Kiến nghị về quản trị rủi ro cho các ngân hàng thương mại............................ 71
5.1.2.5 Kiến nghị về quản lý tài sản .............................................................................. 72
5.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước .............................................................................. 73
5.3 Hạn chế nghiên cứu ................................................................................................. 75
Kết luận chương 5 ......................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KH O ................................................................... 76
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 83


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1 Đặt vấn đề
Ngân hàng là trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế, giữ vai trò là cầu

nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Sự phát triển và ổn định của
ngành ngân hàng thúc đẩy cho các ngành khác phát triển để từ đó thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế của một quốc gia. Do đó, ngân hàng được xem như là huyết mạch trong
hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng
chịu nhiều tác động từ những khó khăn nội tại của hệ thống tài chính và nền kinh tế
cũng như những tác động từ bên ngoài. Vì vậy, sự ổn định tài chính của các ngân hàng
thương mại được xem là nội dung quan trọng, chính yếu trong sự ổn định của hệ thống
tài chính, giúp nền kinh tế hoạt động vững chắc và hiệu quả.
Áp lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra một sức ép
lớn cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, sức ép này là cần thiết để
giúp các ngân hàng phát triển và ngày càng trở nên vững mạnh hơn. Cạnh tranh giữa
các ngân hàng thương mại được xem xét khi so sánh về nguồn vốn, kinh nghiệm quản
lý, nhân lực, công nghệ và khả năng cung ứng dịch vụ. Sự cạnh tranh buộc các ngân
hàng phải nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng, nâng cao vị thế kinh doanh và tránh bị đào thải trong môi trường mới.
Trong mối quan hệ với ổn định tài chính, cạnh tranh là môi trường tạo động lực thúc
đẩy các ngân hàng gia tăng hiệu quả hoạt động và nâng cao sự ổn định. Cạnh tranh sẽ
xác định vị thế, sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng
cần đánh giá mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định tài chính để tìm ra những giải
pháp góp phần lành mạnh hóa hệ thống tài chính tại Việt Nam.
Mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định tài chính đã và đang nhận được sự quan
tâm rất lớn từ các học giả trên thế giới. Các cuộc tranh luận về mối quan hệ này được
chia thành hai quan điểm trái ngược là quan điểm “cạnh tranh – bất ổn tài chính” và


2

cạnh tranh – ổn định tài chính”. Theo quan điểm “cạnh tranh – bất ổn tài chính”, cạnh
tranh ngân hàng càng tăng sẽ làm giảm sức mạnh thị trường, giảm lợi nhuận biên dẫn
đến giảm giá trị thương hiệu của ngân hàng (Berger và cộng sự, 2009; Ariss; 2010).

Cạnh tranh khuyến khích các ngân hàng chấp nhận nhiều rủi ro hơn để tìm kiếm lợi
nhuận và gây ra sự bất ổn cho hệ thống (Keeley, 1990). Một số nghiên cứu khác của
Boyd và De Nicolo (2005), Carbo và cộng sự (2009), Kasman và Kasman (2015),
Kouki và Al-Nasser (2017) cũng đã chứng minh tác động tiêu cực của cạnh tranh đến
ổn định tài chính. Ngược lại, quan điểm “cạnh tranh – ổn định tài chính” cho rằng có
mối quan hệ tích cực giữa cạnh tranh và ổn định tài chính của các ngân hàng. Trong
một thị trường cạnh tranh thấp, rủi ro có thể xảy ra nhiều hơn khi các ngân hàng lớn có
sức mạnh thị trường và được xem là “quá lớn để phá sản”. Các ngân hàng này thường
được nhận các khoản hỗ trợ từ Chính phủ khi gặp khó khăn trong kinh doanh (Mishkin,
1999). Thêm vào đó, các ngân hàng lớn thường đưa ra mức lãi suất cho vay cao hơn;
điều này gây khó khăn cho việc trả nợ của khách hàng và gia tăng rủi ro cho ngân hàng
(Fu và cộng sự, 2014). Mặt khác, các ngân hàng hoạt động trong thị trường có tính
cạnh tranh cao, mức lãi suất cho vay thường thấp, vấn đề “quá lớn để phá sản” ít được
quan tâm và do đó tác động tích cực đến ổn định ngân hàng (Boyd và De Nicolo, 2005;
Schaek và cộng sự, 2006). Kết quả nghiên cứu của Soedarmono và cộng sự (2013) đã
cung cấp bằng chứng cho thấy sức mạnh thị trường của ngân hàng càng cao sẽ dẫn đến
gia tăng rủi ro phá sản. Quan điểm “cạnh tranh – ổn định tài chính” còn được ủng hộ
bởi các nhà nghiên cứu như Beck và cộng sự (2006), Anginer và cộng sự (2014).
Tại Việt Nam, Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm (2016) đã cung cấp bằng chứng
thực nghiệm chỉ ra rằng năng lực cạnh tranh thúc đẩy sự hiệu quả và ổn định tài chính
của các ngân hàng. Lê Hoàng Anh và cộng sự (2017) cũng đưa ra các kết quả cho thấy
cạnh tranh gia tăng giúp ngân hàng ổn định hơn.Tuy nhiên, nghiên cứu của các tác giả
vẫn còn tồn tại những vấn đề chưa được giải quyết như: (1) Nghiên cứu xem xét tác
động cạnh tranh đến ổn định tài chính thông qua mô hình bảng tĩnh, trong trường hợp


3

mô hình gặp phải các khuyết tật như phương sai thay đổi, tự tương quan và nội sinh thì
ước lượng không hiệu quả, tin cậy; (2) Các nghiên cứu trên chỉ xem xét sự ổn định tài

chính thông qua tiêu chí rủi ro phá sản; điều này là hoàn toàn hợp lý nhưng chưa đủ để
phản ánh hết các khía cạnh về ổn định tài chính của ngân hàng.
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu sâu rộng, các ngân hàng cần có chiến lược và
hướng đi phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng ổn định tài chính và
giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, cơ sở lý luận và hoạt động đánh giá tác động của cạnh
tranh đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam chưa nhiều,
đặc biệt là việc vận dụng phương pháp thống kê kinh tế lượng trong đánh giá mối quan
hệ này vẫn còn hạn chế. Trên cơ sở đó, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là thông tin
hữu ích cho các nhà quản trị đưa ra chiến lược cạnh tranh phù hợp với mục tiêu đảm
bảo sự ổn định tài chính cho ngân hàng. Nhận thấy tầm quan trọng trong việc nghiên
cứu về vấn đề này, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Tác động của cạnh tranh
đến ổn định tài chính – Trƣờng hợp các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam” để
thực hiện luận văn thạc sỹ.
1.2 Lƣợc khảo các nghiên cứu có liên quan
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng, mức độ cạnh tranh càng cao thì
càng dễ dẫn đến bất ổn tài chính thông qua sự suy giảm sức mạnh thị trường; hậu quả
là làm giảm lợi nhuận và giá trị thương hiệu. Các nghiên cứu ủng hộ quan điểm “cạnh
tranh – bất ổn tài chính” được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau như: Nghiên cứu
của Keeley (1990) đã chỉ ra các ngân hàng có sức mạnh thị trường hơn, được phản ánh
trong các tỷ lệ tài sản trên thị trường, nắm giữ nhiều vốn hơn so với tài sản (trên cơ sở
giá trị thị trường) sẽ có rủi ro vỡ nợ thấp hơn. Do đó, việc các ngân hàng mất năng lực
tài chính hoặc mất khả năng thanh toán có thể là do sự gia tăng cạnh tranh và việc bỏ
bớt các quy định đối với ngành ngân hàng và dịch vụ tài chính ở Mỹ. Nghiên cứu của
Hellmann và cộng sự (2000) đã kết luận việc loại bỏ trần lãi suất đã tạo ra cạnh tranh


4

cao hơn về giá và khuyến khích những hành vi rủi ro đạo đức trong ngân hàng. Nghiên
cứu của Berger và cộng sự (2009) dựa trên dữ liệu của 23 quốc gia phát triển trong giai

đoạn 1999 – 2005 đưa ra kết luận ủng hộ quan điểm “cạnh tranh – bất ổn tài chính”,
tác giả cho rằng quyền lực thị trường càng cao hay cạnh tranh càng thấp sẽ làm giảm
rủi ro ngân hàng. Nghiên cứu của Cihak và Hesse (2010) đã thông qua một mẫu nghiên
cứu gồm 45 quốc gia trong giai đoạn 1980 – 2002 đã kết luận các ngân hàng cạnh tranh
hơn dẫn đến dễ xảy ra khủng hoảng hệ thống hơn.
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã ủng hộ quan điểm “cạnh tranh – ổn định tài
chính”. Boyd và De Nicolo (2005) cho rằng quyền lực thị trường của các ngân hàng
càng lớn hay cạnh tranh càng thấp trong các thị trường cho vay làm tăng rủi ro cho các
ngân hàng; điều này được lý giải rằng mức lãi suất cao hơn khiến cho việc hoàn trả của
khách hàng trở nên khó khăn, làm trầm trọng hơn vấn đề rủi ro đạo đức. Ngược lại,
trong một thị trường mà sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cao, mức lãi suất cho vay
thường thấp sẽ làm giảm sự bất ổn của hệ thống ngân hàng. Nghiên cứu của Beck và
cộng sự (2006) đã sử dụng một mẫu quan sát gồm 69 quốc gia giai đoạn 1980 – 1997
đã khám phá rằng các nước có mức độ tập trung thị trường thấp hay cạnh tranh cao thì
ít có khả năng bị khủng hoảng tài chính. Nghiên cứu của Fu và cộng sự (2014) dựa trên
thông tin của 14 nền kinh tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 2003 –
2010, họ cho rằng các ngân hàng có sức mạnh thị trường cao sẽ có nguy cơ rủi ro cao
hơn đối với các khoản cho vay, mức độ cạnh tranh thấp khuyến khích họ đưa ra mức
lãi suất cao đối với các khoản vay, từ đó làm gia tăng rủi ro và khả năng vỡ nợ. Nghiên
cứu của Anginer và cộng sự (2014) về tác động của cạnh tranh đến rủi ro hệ thống của
các ngân hàng trên 63 quốc gia giai đoạn 1997 – 2009 đã nhận thấy rằng cạnh tranh sẽ
chấp nhận đa dạng hóa rủi ro, giúp cho hệ thống ngân hàng khó xảy ra nguy cơ đổ vỡ
trước các cú sốc. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm
(2016) dựa trên dữ liệu của 37 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014,
kết quả nghiên cứu cho thấy việc nâng cao năng lực cạnh tranh giúp các ngân hàng tạo


5

lợi nhuận càng cao và ổn định hơn. Tác giả Lê Hoàng Anh và cộng sự (2017) đã chứng

minh tác động tích cực của cạnh tranh đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương
mại Việt Nam. Tác giả đã dựa trên bộ dữ liệu của 24 ngân hàng thương mại Việt Nam
giai đoạn 2008 – 2016 để thực hiện cho nghiên cứu này.
1.3 Khe hở nghiên cứu và hƣớng phát triển đề tài
1.3.1 Khe hở nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu về tác động của cạnh tranh đến ổn định tài chính đã được
thực hiện tại Việt Nam. Các nghiên cứu này chỉ xem xét ở mô hình dữ liệu bảng tĩnh;
trong trường hợp mô hình gặp phải các khuyết tật như phương sai thay đổi, tự tương
quan và đặc biệt là nội sinh thì ước lượng này sẽ không hiệu quả, tin cậy.
Thứ hai, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định tài chính ở
Việt Nam hầu hết đều sử dụng hệ số rủi ro phá sản; do đó việc đưa ra nhiều chỉ tiêu đo
lường cho ổn định tài chính để có sự đối chiếu, so sánh là điều cần thiết.
1.3.2 Hƣớng phát triển đề tài
Thứ nhất, luận văn sẽ áp dụng phương pháp ước lượng cho dữ liệu bảng động
thay vì dữ liệu bảng tĩnh bằng mô hình S-GMM vì bản chất của mô hình động sẽ gây ra
hiện tượng nội sinh do xuất hiện biến trễ làm biến giải thích trong mô hình. Ngoài ra,
phương pháp S-GMM cũng có thể áp dụng thêm các tùy chọn nhằm xử lý các khuyết
tật như phương sai thay đổi và tự tương quan (nếu có) khá phổ biến trong lĩnh vực tài
chính ngân hàng. Mặt khác, phương pháp GMM hệ thống (S-GMM) cũng được các
nhà nghiên cứu chứng minh hiệu quả hơn phương pháp GMM sai phân (D-GMM).
Thứ hai, luận văn mở rộng nghiên cứu sự ổn định tài chính trên nhiều khía cạnh
bằng các phương pháp đo lường khác nhau thông qua hệ số an toàn vốn (CAR), tỷ lệ
nợ xấu trên tổng dư nợ (NPL) và hệ số rủi ro phá sản (LnZ-SCORE). Đồng thời, giai


6

đoạn nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2016 vừa thể hiện được tình hình thực tế trong
một khoảng thời gian dài vừa giúp dữ liệu đảm bảo tính cập nhật.
1.4 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận văn là đánh giá sự tác động của cạnh tranh đến ổn định
tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016. Từ kết quả
nghiên cứu, luận văn đưa ra những kiến nghị phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và ổn
định hệ thống ngân hàng. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập
trung vào những mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, đánh giá tình hình cạnh tranh và ổn định tài chính của các ngân hàng
thương mại Việt Nam.
Thứ hai, đánh giá tác động cạnh tranh đến ổn định tài chính của các ngân hàng
thương mại Việt Nam.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích tác động cạnh tranh đến ổn định tài chính, luận văn
đề xuất những kiến nghị giúp nhà quản trị ngân hàng có các chiến lược cạnh tranh hợp
lý để nâng cao sự ổn định tài chính.
1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để làm rõ các mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu bao gồm:
Thứ nhất, tình hình cạnh tranh và ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại
Việt Nam như thế nào?
Thứ hai, mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định tài chính của các NHTM Việt
Nam như thế nào?
Thứ ba, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần làm gì để nâng cao khả năng
cạnh tranh và duy trì sự ổn định tài chính?


7

1.5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tác động của cạnh tranh đến ổn định tài
chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến ổn
định tài chính của 27 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2016.
Phạm vi không gian: Tính đến ngày 31/12/2016, có 31 ngân hàng thương mại cổ
phần trong nước và 4 ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50%
vốn điều lệ1. Tuy nhiên, dựa trên sự liên tục của dữ liệu thu thập, tác giả sẽ chỉ chọn
nghiên cứu trên 27 ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng cho luận văn bao gồm phương pháp nghiên cứu
định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích và
tổng hợp các nghiên cứu trước đây để có cái nhìn toàn diện về tác động của cạnh tranh
đến ổn định tài chính. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp tổng quan lịch sử,
thống kê mô tả và phân tích số liệu thống kê để làm rõ vấn đề này.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phần mềm STATA trong phân tích định
lượng được sử dụng để xây dựng các mô hình phân tích hồi quy cho dữ liệu dạng bảng
nhằm xem xét mối quan hệ giữa cạnh tranh và sự ổn định tài chính. Hệ số an toàn vốn
(CAR), tỷ lệ nợ xấu (NPL) và hệ số rủi ro phá sản (LnZ-SCORE) là các biến phụ thuộc
đo lường ổn định tài chính của các NHTM trong khi hệ số Lerner sẽ đại diện cho cạnh
tranh ngân hàng. Các biến như quy mô ngân hàng, tỷ lệ tăng trưởng tài sản, tỷ lệ cho
1




8

vay trên tổng tài sản, tăng trưởng kinh tế hay lạm phát được sử dụng như là các biến
kiểm soát. Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp dữ liệu bảng động moment tổng
quát hệ thống (S-GMM) hai bước sẽ được sử dụng để khắc phục hiện tượng nội sinh,
phương sai thay đổi và tự tương quan của mô hình.

1.7 Nguồn số liệu thu thập
Số liệu được sử dụng trong luận văn là số liệu thứ cấp được thu thập và tính toán
từ các báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo thường niên đã kiểm toán của 27 ngân
hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian 11 năm từ năm 2006 đến năm 2016,
tương ứng là 210 quan sát. Thêm vào đó, nguồn thu thập dữ liệu vĩ mô là từ số liệu
thống kê của các định chế tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng
Thế giới (WB) cùng một số nguồn dữ liệu chính thống khác.
1.8 Những đóng góp khoa học
Nghiên cứu này nhằm mục đích xây dựng mô hình đo lường tác động cạnh tranh
đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Việc đo lường sự ổn định tài chính sẽ dựa trên nhiều góc độ khác nhau thông qua
các chỉ tiêu khác nhau, điều này giúp cho người đọc có cái nhìn bao quát hơn về mối
quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định tài chính.
Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra một số kiến nghị cho các nhà quản trị
ngân hàng trong việc xây dựng các chiến lược cạnh tranh hiêu quả và nâng cao ổn định
tài chính cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.9 Kết cấu luận văn
Kết cấu đề tài gồm năm chương:
Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quan
Nội dung chương là nêu bật lên tính cấp thiết của đề tài và dựa trên các nghiên
cứu đi trước để đưa ra được chủ đề nghiên cứu cho luận văn. Đồng thời, chương này


9

cũng trình bày khái quát về mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa
thực tiễn của đề tài.
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và ổn định tài chính của các ngân
hàng thƣơng mại
Trong chương 2, luận văn sẽ trình bày các khái niệm có liên quan đến cạnh tranh,

ổn định tài chính và cơ sở lý thuyết cho mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định tài
chính của các ngân hàng thương mại. Mặt khác, luận văn cũng tham khảo các nghiên
cứu trước đây nhằm xây dựng mô hình thực nghiệm và kỳ vọng dấu cho mối quan hệ
giữa cạnh tranh và ổn định tài chính của các ngân hàng ở chương 3.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu về cạnh tranh và ổn định tài chính của
các ngân hàng thƣơng mại
Chương này sẽ tập trung xây dựng mô hình nghiên cứu cho tác động của cạnh
tranh và các yếu tố khác đến ổn định tài chính ngân hàng. Đồng thời, luận văn cũng
xây dựng kỳ vọng nghiên cứu và phương pháp xử lý dữ liệu.
Chƣơng 4: Thực trạng cạnh tranh và ổn định tài chính của các ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam
Chương 4 bao gồm hai nội dung chính, phần thứ nhất của chương trình bày về
thực trạng cạnh tranh và ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam;
phần thứ hai sẽ vẫn dụng mô hình đã xây dựng ở chương 2 để phân tích tác động cạnh
tranh đến ổn định tài chính thông qua nghiên cứu định lượng.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
Nội dung của chương này sẽ tóm lược kết quả nghiên cứu gắn với các mục tiêu
nghiên cứu đã đề ra của luận văn, từ đó sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh và ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đồng
thời, luận văn cũng sẽ đưa ra một số hạn chế chưa giải quyết được ở chương này.


10

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ
ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại
2.1.1 Tổng quan về cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại
Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế - xã hội nên có nhiều cách tiếp cận khác
nhau và có nhiều cách hiểu khác nhau. Đề cập đến cạnh tranh trong điều kiện nền kinh

tế tư bản chủ nghĩa, K. Mark2 đã đưa ra khái niệm: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu
tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản
xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Hai nhà kinh tế học
Samuelson và Nordhaus (2006) cho rằng: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh
nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường”. Hai tác giả này cho
rằng cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo. Môi trường cạnh tranh hoàn hảo
là khi mà mọi hành vi của cá nhân đều không ảnh hưởng tới giá cả thị trường và thị
trường này có rất nhiều người bán và người mua. Theo Porter (1990) thì: “Cạnh tranh
là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận
cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của quá trình
cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu
dẫn đến hệ quả là giá cả có thể giảm đi”. Tóm lại, cạnh tranh là sự ganh đua nhằm
giành lấy phần thắng giữa các chủ thể kinh tế với nhau bằng những biện pháp khác
nhau để giành được những lợi thế nhất định trên thị trường. Cạnh tranh được diễn ra
trong một môi trường cụ thể và có những quy định chung buộc các chủ thể phải chấp
hành (như điều kiện pháp lý, thông lệ kinh doanh, đặc điểm sản phẩm…). Trong quá
trình cạnh tranh, các chủ thể được sử dụng những công cụ khác nhau (như chính sách
sản phẩm, giá hay phân phối…) nhằm đạt được mục đích cuối cùng là tìm kiếm lợi
nhuận cho mình.
2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin (2013), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội


11

Trong quá trình hình thành và phát triển của kinh tế thị trường, cạnh tranh đã
được chứng minh là động lực chủ yếu để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cũng giống
như mọi doanh nghiệp, NHTM cũng là một doanh nghiệp và là một doanh nghiệp đặc
biệt, vì thế NHTM cũng tồn tại vì mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Vì thế, các NHTM

cũng tìm đủ mọi biện pháp để cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao với nhiều
lợi ích cho khách hàng, với mức giá và chi phí cạnh tranh nhất; cùng với đó là sự đảm
bảo về tính chính xác, độ tin cậy và sự tiện lợi nhất nhằm thu hút khách hàng, mở rộng
thị phần để đạt được lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Do vậy, cạnh tranh trong
NHTM là cũng là sự tranh đua, giành lấy khách hàng dựa trên tất cả những khả năng
mà ngân hàng có được để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về việc cung cấp những sản
phẩm dịch vụ có chất lượng cao, có sự đặc trưng riêng của mỗi ngân hàng so với các
NHTM khác trên thị trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận ngân hàng,
tạo được uy tín, thương hiệu và vị thế trên thị trường.
Do hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại
(NHTM) có sự khác biệt so với cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Cụ thể, các đối thủ
cạnh tranh hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng thường có số lượng giới hạn; sự gia
tăng hay giảm bớt số lượng này là rất khó khăn và hạn chế; điều này là do việc cho
phép một tổ chức được tham gia vào hoạt động kinh doanh ngân hàng hoặc rút lui khỏi
thị trường đòi hỏi phải tuân thủ một quy trình kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Trung
ương (NHTW) nhằm tránh cho nền kinh tế khỏi những tổn thất do hoạt động yếu kém,
không rõ ràng, minh bạch.
Thêm vào đó, các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ngân hàng thường có mối
quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tác nghiệp kinh doanh; sự liên kết này là tất
yếu bởi vì ngân hàng luôn cần một môi trường bình đẳng, thân thiện và minh bạch với
các ngân hàng khác.


12

Cuối cùng, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng luôn được khuyến khích. Tuy
nhiên, NHTW có thể can thiệp vào quá trình cạnh tranh này bằng việc thực thi chính
sách tiền tệ (chính sách tín dụng, chính sách dự trữ bắt buộc, chính sách ngoại hối,
chính sách thị trường mở…) hay chính sách kiểm soát đặc biệt nhằm mục tiêu giữ gìn
sự ổn định nền kinh tế và quyền lợi của người gửi tiền hay các chủ thể vay tiền.

Vai trò của cạnh tranh đối với ngân hàng thương mại: cạnh tranh được xem như
là một trong những tiêu chí quyết định đến sự tồn tại của một ngân hàng. Cạnh tranh
tạo ra động lực phát triển cho các ngân hàng và thúc đẩy tìm kiếm các biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các ngân hàng cần thiết thúc đẩy sự phát triển khoa học
công nghệ để nâng cao chất lượng lao động, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển công tác
marketing, tăng cường công tác quảng cáo, khuyến mãi, bảo hành,… nhằm nắm bắt
được nhu cầu và thị hiếu luôn thay đổi của khách hàng cũng như nâng cao khả năng
cạnh tranh trên thị trường nhằm cung cấp chất lượng tốt nhất cho khách hàng.
2.1.2 Các phƣơng pháp đo lƣờng cạnh tranh
2.1.2.1 Đo lường cạnh tranh theo phương pháp truyền thống
Lý thuyết cạnh tranh theo cách tiếp cận truyền thống dựa trên lý thuyết cạnh tranh
tân cổ điển (Neoclassical Theory); là cách tiếp cận cạnh tranh ở dạng tĩnh (Static
Approach) với bốn dạng thị trường chính: cạnh tranh hoàn hảo (Perfect competition),
độc quyền (Monopoly), cạnh tranh độc quyền (Monopolist competition) và độc quyền
nhóm (Oligopoly) (Frank và Bernanke, 2004).
Theo cách tiếp cận truyền thống, Chỉ số H hay còn được gọi là thống kê H được
phát triển dựa trên lý thuyết của Panzar và Rosse (1987). Chỉ số H có giá trị trong
khoảng [0;1] với ý nghĩa khi chỉ số H tiến dần đến 0 thì thị trường là cạnh tranh hoàn
hảo và ngược lại chỉ số H tiến dần đến 1 thì thị trường là độc quyền, chỉ số này được sử
dụng trong các nghiên cứu liên quan đến tác động của cạnh tranh ngân hàng đến ổn
định tài chính (Yuan, 2006; Molyneux và cộng sự, 2012).


13

Bên cạnh chỉ số H, hệ số Lerner cũng là phương pháp truyền thống đo lường sức
mạnh thị trường và được sử dụng chủ yếu trong việc đo lường mức độ cạnh tranh trong
lĩnh vực ngân hàng phát triển bởi Lerner (1934), hệ số Lerner đánh giá trực tiếp về sức
mạnh thị trường thông qua sự khác biệt giữa giá và chi phí biên (Tusha và Hashorva,
2015). Hệ số Lerner cho thấy sức mạnh thị trường của công ty nằm trong khoảng nào

giữa mức cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền, đồng thời xem xét vai trò của độ co giãn
của cầu đối với khả năng tăng giá của công ty. Nếu hệ số Lerner = 0 thì thị trường là
cạnh tranh hoàn hảo và ngược lại, nếu Lerner = 1 thì thị trường là độc quyền. Hệ số
Lerner được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm của Berger và cộng
sự (2009), Tabak và cộng sự (2012), Beck và cộng sự (2013), Fungacova và Weill
(2013), Fu và cộng sự (2014) hay Kasman và Kasman (2015).
2.1.2.2 Đo lường cạnh tranh theo phương pháp mới
Cạnh tranh theo phương pháp mới được tiếp cận ở dạng động (Dynamic
Approach) dựa trên lý thuyết cạnh tranh theo trường phái Áo (Austrian School).
Trường phái này cho rằng: “Cạnh tranh đơn giản là hành vi ganh đua giữa các cá nhân
và được xem là động lực để cố gắng đưa ra phương thức tốt hơn so với đối thủ cạnh
tranh”.
Lý thuyết cạnh tranh động cho rằng, kiến thức và thông tin là không hoàn hảo,
doanh nhân đóng vai trò trung tâm trong mô hình cạnh tranh động. Trong lý thuyết
này, quá trình động được xem là quyết định của người tiêu dùng, doanh nghiệp và chủ
sở hữu tài nguyên. Trong đó, doanh nhân là người tương tác giữa người tiêu dùng và
người sở hữu nguồn lực nên quyết định của doanh nhân là hướng đến tạo ra một sự
phân bổ nguồn lực khan hiếm trong dài hạn. Cạnh tranh sẽ dẫn đến cải tiến thông qua
giới thiệu sản phẩm và đổi mới sản phẩm, chinh phục thị trường mới cho đầu vào và
đầu ra, tái tổ hợp và sắp xếp lại sản xuất,…


14

Chỉ số Boone là chỉ số đo lường cạnh tranh theo phương pháp mới, chỉ số Boone
đại diện cho giả thuyết cấu trúc – hiệu quả dựa trên cơ sở của lý thuyết hiệu quả được
phát triển bởi Demsetz (1973). Boone (2008) đề xuất một mô hình mới để đo lường
mức độ cạnh tranh; ý tưởng cơ bản của mô hình là các ngân hàng hoạt động hiệu quả
hơn sẽ giành được thị phần và tăng lợi nhuận hơn là các ngân hàng kém hiệu quả. Cạnh
tranh sẽ tăng cường hiệu quả của các ngân hàng hoạt động hiệu quả và làm suy yếu

những ngân hàng kém hiệu quả hơn, hiệu quả này sẽ cao hơn khi cạnh tranh trên thị
trường mạnh mẽ hơn. Nếu chỉ số Boone mang giá trị âm nghĩa là ngân hàng có chi phí
biên càng cao thì lợi nhuận càng nhỏ, ngược lại nếu chỉ số Boone mang giá trị tuyệt đối
thì hệ số này càng lớn chứng tỏ cạnh tranh giữa các ngân hàng càng mạnh (Boone,
2008; Phan Thị Thơm và Thân Thị Thu Thủy, 2015). Chỉ số Boone được sử dụng rộng
rãi trong các nghiên cứu của Leuvensteijn và cộng sự (2011), Tabak và cộng sự (2012),
Schaeck và Cihak (2014), Kasman và Kasman (2015).
2.1.2.3. So sánh cạnh tranh theo tiếp cận truyền thống và tiếp cận mới
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp đo lường cạnh tranh theo tiếp cận
mới bằng chỉ số Boone có các đặc điểm phân biệt so với phương pháp truyền thống
thông qua chỉ số H hay hệ số Lerner. Sự khác biệt đó là hệ số Lerner không chỉ tập
trung vào đánh giá cạnh tranh mà còn hướng tới việc khuyến khích tối đa hóa lợi nhuận
ngân hàng trong khi chỉ số Boone ước tính cạnh tranh theo các sản phẩm cụ thể, riêng
biệt mà không cần quá nhiều dữ liệu trong tính toán (Tusha và Hashorva, 2015).
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn
2005 – 2014 của Phan Thị Thơm và Thân Thị Thu Thủy (2015) là minh chứng cho ta
thấy sự không thống nhất khi so sánh kết quả đo lường cạnh tranh thông qua các mô
hình khác nhau. Tuy nhiên, dựa trên kết quả hồi quy đã cho thấy rằng hệ số Lerner phù
hợp trong tính toán mức độ cạnh tranh hơn chỉ số Boone. Cụ thể hơn, thông qua phân
tích sự tương quan cặp giữa các chỉ số đo lường cạnh tranh, nghiên cứu này đã cho


15

thấy hệ số Lerner có tương quan âm và mối tương quan rất cao với thời gian. Điều này
có nghĩa là nếu đo lường cạnh tranh trong hệ thống NHTM Việt Nam thì hệ số Lerner
đã phản ánh được cạnh tranh được cải tiến theo thời gian trong khi chỉ số Boone không
phản ánh được điều này.
Mặt khác, khi so sánh thống kê H và hệ số Lerner trong đo lường cạnh tranh ngân
hàng, phương pháp đo lường bằng thống kê H đo lường cạnh tranh ở mức độ toàn

ngành ngân hàng nhưng hệ số Lerner lại đo lường cạnh tranh của từng ngân hàng trong
mẫu nghiên cứu. Do đó, luận văn sẽ áp dụng hệ số Lerner để đo lường cạnh tranh của
các NHTM Việt Nam và xem xét tác động của nó đến ổn định tài chính.
2.2 Cơ sở lý luận về ổn định tài chính của các ngân hàng thƣơng mại
2.2.1 Tổng quan về ổn định tài chính của các ngân hàng thƣơng mại
Tác giả Jahn và Kick (2011)3 định nghĩa về sự ổn định tài chính ngân hàng như
sau: “Sự ổn định tài chính của ngân hàng là trạng thái ổn định mà khi đó hệ thống ngân
hàng thực hiện hiệu quả các chức năng của nó như phân phối nguồn lực, phân tán rủi ro
và phân phối thu nhập”. Theo Jokipii và Monnin (2013), sự ổn định tài chính còn được
định nghĩa dựa trên định nghĩa của sự bất ổn tài chính như sau: “Sự bất ổn tài chính của
các ngân hàng xảy ra khi các ngân hàng có thể mất khả năng thanh toán trong các quý
tiếp theo. Do đó, khi xác suất mất khả năng thanh toán giảm đi thì tương ứng với sự ổn
định tài chính ngân hàng tăng lên và ngược lại, nếu xác suất mất khả năng thanh toán
tăng lên thì tương ứng với sự ổn định tài chính ngân hàng giảm đi”.
Như vậy, ổn định tài chính của các NHTM đạt được khi các ngân hàng hoạt động
một cách trơn tru, không bị tác động bởi những tác nhân không mong muốn ở hiện tại
và tương lai, vững vàng trước những cú sốc kinh tế. Sự ổn định tài chính của các ngân
hàng có thể bị ảnh hưởng bởi sự vận hành của các yếu tố tài chính bên trong và các cú
sốc đến từ môi trường bên ngoài. Sự bất ổn định tài chính của các ngân hàng có thể
3

Nadya Jahn và Thomas Kick (2011), Determinants of Banking System Stability: A Macro-Prudential Analysis.


16

làm gián đoạn chức năng trung gian tài chính và trung gian thanh toán của ngân hàng.
Nghiêm trọng hơn, nó có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính và gây ra những hệ lụy
cho nền kinh tế.
Vai trò của ổn định tài chính đối với ngân hàng thương mại: Sự ổn định hệ thống

tài chính bao gồm nhiều thành tố như sự ổn định hoạt động của trung gian tài chính, hạ
tầng tài chính và thị trường tài chính. Trong đó, sự ổn định của các trung gian tài chính
là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với sự ổn định hệ thống tài chính. Các
NHTM chính là trung gian tài chính quan trọng của hệ thống tài chính bởi vì các ngân
hàng đóng vai trò trung tâm trong quá trình tạo tiền, hệ thống thanh toán, các khoản
đầu tư tài chính và sự phát triển kinh tế quốc gia. Lĩnh vực kinh doanh tiền tệ của các
NHTM cũng chịu những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ những khó khăn nội tại
của hệ thống tài chính, của nền kinh tế và những tác động từ bên ngoài. Do đó, sự ổn
định tài chính của các NHTM là nền tảng quan trọng giúp hệ thống tài chính và nền
kinh tế hoạt động vững chắc và hiệu quả.
2.2.2 Các phƣơng pháp đo lƣờng ổn định tài chính
2.2.2.1 Chỉ tiêu phản ánh đảm bảo vốn đầy đủ (CAR)
Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn
tự có để hỗ trợ cho các hoạt động nhằm bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến các
mức độ rủi ro cao hơn. Sự đảm bảo vốn đầy đủ hay khả năng có được vốn khả dụng
chính là xác định tình trạng lành mạnh của các định chế tài chính đối với cú sốc hay
sức ép về bảng cân đối tài chính. Chỉ số CAR được sử dụng thông dụng nhất là tỷ lệ
vốn trên cơ sở rủi ro tích hợp hay tỷ lệ vốn trên tài sản điều chỉnh rủi ro. Xu hướng
giảm của chỉ số này có thể là tín hiệu gia tăng nguy cơ rủi ro. Chỉ số CAR được sử
dụng trong nghiên cứu của Soedarmono và cộng sự (2013).


×