Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI HÓA ĐẶC THÙ VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.17 KB, 100 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ LỤA

MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI HÓA ĐẶC THÙ VÀ SỰ HÌNH THÀNH
“CÁI TÔI” CỦA TRẺ EM (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP LÀNG
THANH THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC– TP. HỒ CHÍ MINH)

Chuyên ngành:. Xã hội học
Mã số: 60.31.30.

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Trần Thị Kim Xuyến

HÀ NỘI, NĂM 2013


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều
của các cơ quan, đoàn thể và cá nhân.
Đầu tiên tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tri ân đến Cô PGS.TS. Trần Thị
Kim Xuyến, người thầy đã tận tụy giúp đỡ và hướng dẫn tôi thực hiện luận văn tốt
nghiệp này. Tôi không chỉ học ở cô về kiến thức mà còn học được những phẩm chất
của một nhà nghiên cứu khoa học.
Tôi xin cảm ơn:
Phòng Bảo trợ xã hội – Sở Lao động Thương binh và xã hội Tp. Hồ Chí Minh.
Cán bộ công nhân viên, các em Làng Thanh thiếu niên Thủ Đức – Tp. Hồ
Chí Minh.


Đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thu thập thông tin để
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô Khoa Xã hội học – Học viện
khoa học xã hội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như việc hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ, em gái, bạn bè, đồng nghiệp,
cô Lê Bích Hợp và anh Nguyễn Văn Nghĩa – những người luôn bên tôi và ủng hộ
tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này.


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Những kết quả và các số liệu trong luận văn chưa được ai công bố dưới bất
cứ hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về sự
cam đoan này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 04 năm 2013
Tác giả
(chữ ký)

Trần Thị Lụa


MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng biểu
PHẦN I: MỞ ĐẦU..................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................3
4. Đối tượng - khách thể nghiên cứu.......................................................................4
5. Giới hạn đề tài nghiên cứu..................................................................................4
6. Ý nghĩa của đề tài...............................................................................................5
7. Cấu trúc luận văn................................................................................................5
PHẦN II: NỘI DUNG.............................................................................................6
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN................................6
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.........................................................................6
1.1.

Tiếp cận dưới góc độ tâm lý học..................................................................6

1.2.

Tiếp cận dưới góc độ giáo dục học...............................................................9

1.3.

Tiếp cận dưới góc độ xã hội học................................................................10

2. Các lý thuyết tiếp cận........................................................................................15
3. Cách tiếp cận....................................................................................................21
4. Các khái niệm công cụ......................................................................................22
5. Khung phân tích................................................................................................27
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................28
1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu............................................................28
1.1.


Khái quát về tình hình trẻ em tại các cơ sở xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh.28

1.2.

Khái quát về Làng Thanh thiếu niên Thủ Đức...........................................29


1.3.

Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập, giải trí........................31

1.4.

Điều kiện sống của trẻ................................................................................32

2. Đặc điểm trẻ em trong Làng Thanh thiếu niên..................................................32
3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................33
4. Đặc điểm mẫu nghiên cứu................................................................................35
5. Các môi trường xã hội hóa và sự hình thành “cái tôi” của trẻ...........................36
5.1.

Giai đoạn học hỏi và hình thành “cái tôi” của trẻ trong gia đình................36

5.2.

Môi trường trường học...............................................................................48

5.3.

Xã hội.........................................................................................................57


6. Sự ảnh hưởng của môi trường xã hội hóa đến sự hình thành “cái tôi” của trẻ.........62
6.1.

Học tập.......................................................................................................62

6.2.

Sự hội nhập của các nhóm trẻ....................................................................65

6.3.

Khả năng ra quyết định..............................................................................69

6.4.

Khả năng giải quyết vấn đề........................................................................71

7. Sự hòa nhập của trẻ trong môi trường xã hội hóa đặc thù.................................73
7.1.

Tham gia các hoạt động tại trung tâm........................................................73

7.2.

Tham gia các hoạt động trên trường...........................................................78

PHẦN III: KẾT LUẬN.........................................................................................83
1. Kết luận............................................................................................................83
2. Khuyến nghị.....................................................................................................87

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................90
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Hoàn cảnh và độ tuổi của hai nhóm trẻ A và B..........................................33
Bảng 2: Kết quả học tập của hai nhóm A và B........................................................64


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là tương lai của đất nước, giáo dục và nuôi dưỡng thế hệ trẻ là nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia. Tuy nhiên hiện nay ở nước ta cũng như
trên thế giới, tình trạng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa đang có xu hướng gia
tăng. Theo Qũy Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), tính tới năm 2011 tại khu vực
Châu Phi số trẻ mồ côi chiếm tới 25% tổng số trẻ em. Còn ở Việt Nam tính tới năm
2011 có trên 147 nghìn trẻ mồ côi không nơi nương tựa [Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ
em – Bộ Lao động thương binh và xã hội, 2011]. Những trẻ em này không được sự
quan tâm giáo dục của gia đình... đặc biệt là những trẻ em trong các cơ sở xã hội,
ngay từ khi sinh ra cho đến khi lớn lên trẻ không nhận được sự giáo dục của gia
đình cũng như ít nhận được sự quan tâm thực sự của cộng đồng xã hội. Chính điều
đó làm cho trẻ khó thích nghi được với môi trường xã hội bên ngoài. Nhà xã hội
học Mỹ nổi tiếng R.E. Park “người ta sinh ra không phải đã là con người mà chỉ trở
thành con người trong quá trình giáo dục” [Lê Ngọc Hùng (2000)]. Qúa trình này
chính là quá trình xã hội hóa.
Quá trình xã hội hóa được thể hiện qua ba môi trường cơ bản: gia đình,
trường học, xã hội. Những môi trường vi mô (nhóm bạn bè, gia đình….) có vai trò
cực kỳ quan trọng trong quá trình xã hội hóa. Chính môi trường vi mô có ảnh hưởng
và quyết định đối với việc hình thành nhân cách con người. Một trong những môi
trường vi mô quan trọng nhất thực hiện chức năng xã hội hóa là gia đình. Gia đình

là môi trường hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách của con người, đặc biệt
là đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì gia đình càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc giáo
dục trẻ em. Để trẻ có thể phát triển bình thường không chỉ đòi hỏi sự hiện diện của
con người mà cần có sự quan tâm và tình thương của gia đình. Chính điều này đòi
hỏi các trung tâm bảo trợ xã hội, các cơ sở xã hội cần có một phương pháp và tiến
trình giáo dục đặc thù.

1


Từ lúc sinh ra cho đến tuổi thiếu niên và ngay cả ở lứa tuổi trưởng thành ảnh
hưởng của gia đình rất quan trọng. Nhưng chức năng xã hội hóa của gia đình không
chỉ dừng lại ở giai đoạn xã hội hóa ban đầu mà còn diễn ra suốt cuộc đời con người
với tư cách là một quá trình liên tục.
Gia đình quan trọng như vậy đối với con người. Mặc dù vậy, không phải mọi
trẻ em đều được sống trong môi trường xã hội hóa quan trọng trong buổi đầu đời
đó. Nhiều trẻ em phải rời xa gia đình từ khi còn nhỏ, đặc biệt một số không nhỏ
trong số đó không được sống trong vòng yêu thương của người thân ngay từ khi
mới chào đời.
Vấn đề xã hội hóa của trẻ em được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm với
những hướng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên nghiên cứu về môi trường xã hội
hóa và sự hình thành “cái tôi” của trẻ em trong các cơ sở xã hội, trung tâm bảo trợ
xã hội thì ít đề tài nhắc tới.
Việt Nam hiện nay, theo con số thống kê có khoảng trên 150.0001 trẻ em mồ
côi2. Mỗi tỉnh thành có ít nhất một trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi không nơi
nương tựa, còn tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí
Minh có nhiều trung tâm được thành lập không chỉ là cơ quan Nhà nước lập ra mà
còn có các tổ chức phi chính phủ, cá nhân đứng ra thành lập các trung tâm nuôi
dưỡng trẻ mồ côi. Các trung tâm này cung cấp cho các em những điều kiện cơ bản
nhất của cuộc sống như nơi ăn chốn ở, được học hành, vui chơi.

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong các thành phố lớn có số lượng trung
tâm bảo trợ, làng nuôi dưỡng trẻ mồ côi lớn nhất cả nước. Thành phố có trên 124
trung tâm, mái ấm, làng nuôi dưỡng trẻ mồ côi với số trẻ là 1094 trẻ em mồ côi và
bỏ rơi [Báo cáo tổng kết của Sở Lao động Thương binh và xã hội Thành phố Hồ
Chí Minh tháng 12/2012].
Là người làm công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nhận thấy
nhiều vấn đề bất cập trong công tác nuôi dưỡng và giáo dục đối với trẻ em phải xa

1 (ngày 19/12/2012)
2

2


người thân ngày từ thủa thiếu thời, khi có dịp thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả đã
quyết định chọn chủ đề này cho luận văn của mình.
Đó chính là lý do tác giả đã chọn “Môi trường xã hội hóa đặc thù và sự
hình thành “cái tôi” của trẻ em” (nghiên cứu trường hợp: Làng Thanh thiếu
niên Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh).
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm làm sáng tỏ một số đặc trưng của môi trường xã hội
hóa đặc thù như các loại hình nhà mở, các trung tâm chăm sóc trẻ cơ nhỡ và chỉ ra
những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành “cái tôi” của trẻ em sống trong môi
trường đó.
Mục tiêu nghiên cứu:
Môi trường xã hội hóa và sự hình thành “cái tôi” của hai nhóm trẻ.
Sự ảnh hưởng của môi trường xã hội hóa đến sự hình thành “cái tôi” của trẻ.
Chỉ ra sự hòa nhập của trẻ vào môi trường xã hội hóa đặc thù.
Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm
giúp cho trẻ tại Làng Thanh thiếu niên Thủ Đức phát triển toàn diện hơn.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, một số câu hỏi nghiên cứu
được xác định như sau:
Môi trường xã hội hóa và sự hình thành “cái tôi” trong hệ thống các trung
tâm bảo trợ xã hội như thế nào?
“Những người khác có ý nghĩa” với trẻ nhỏ trong môi trường Làng Thanh
thiếu niên là những ai? Sự giao tiếp của họ với trẻ nhỏ như thế nào?
Sự tác động của môi trường xã hội hóa đặc thù tác động đến sự hình thành
“cái tôi” của trẻ như thế nào?
Có sự khác biệt nào giữa những trẻ em được tiếp nhận môi trường xã hội hóa
đặc thù ngay từ khi mới lọt lòng và nhóm đã trải qua giai đoạn xã hội hóa trong gia
đình rồi mới vào trung tâm bảo trợ xã hội?
Sự hòa nhập của hai nhóm trẻ như thế nào?

3


4. Đối tượng - khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Môi trường xã hội hóa đặc thù và sự hình thành “cái tôi” của trẻ em.
Khách thể nghiên cứu
Là trẻ em từ 12 đến 15 tuổi thuộc hai nhóm trẻ em tại Làng Thanh thiếu niên
Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh:
o Nhóm trẻ bị bỏ rơi ngay từ khi lọt lòng (Nhóm A).
o Nhóm vào làng khi đã lớn (10 tuổi trở lên) (Nhóm B).
Một số cán bộ, công nhân viên và một số giáo viên hiện đang dạy các em
trong Làng Thanh thiếu niên Thủ Đức tại trường học.
5. Giới hạn đề tài nghiên cứu
Về nội dung:
Khách thể nghiên cứu là trẻ trong độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi thuộc hai nhóm A

và B nhưng thông tin tác giả thu thập là thời kỳ thơ ấu của trẻ. Mốc thời kỳ thơ ấu
tác giả dựa trên quan điểm của George Mead từ cấp 1 (lớp 5) trở xuống.
Tác giả đi nghiên cứu môi trường xã hội hóa đặc thù ở 3 môi trường: Gia
đình, trường học và xã hội.
Nghiên cứu yếu tố giao tiếp của hai nhóm A và B ở các khía cạnh sau:
-

Nội dung giao tiếp (trẻ thường trao đổi về vấn đề gì).

-

Thời gian giao tiếp (thời gian mà trẻ trao đổi với những người khác có
ý nghĩa).

-

Cách thức giao tiếp.

-

Đối tượng giao tiếp (người mà trẻ thường xuyên giao tiếp).

Sự ảnh hưởng của môi trường xã hội hóa đến hình thành “cái tôi” ở bốn khía
cạnh: Học tập, sự hội nhập của các nhóm trẻ, khả năng ra quyết định và khả năng
giải quyết vấn đề.
Sự hòa nhập của trẻ trong môi trường đặc thù: Tham gia hoạt động tại trung
tâm và tham gia hoạt động tại trường.
Địa bàn: Làng Thanh thiếu niên Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh.

4



Thời gian nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm từ tháng 12/2012
-> 04/2013.
6. Phương pháp nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Đối với trẻ em:
Trẻ đang sống tại Làng TTN Thủ Đức
Trẻ nằm trong độ tuổi nghiên cứu (từ 12 -> 15 tuổi)
Có thiện chí tham gia nghiên cứu
Đối với cán bộ, giáo viên:
Đang quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp trẻ
Có thiện chí tham gia nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu sẵn có
Mục đích của phương pháp này là dựa trên các tài liệu đã có từ thống kê, báo
cáo, các luận văn có liên quan đến quá trình xã hội hóa của trẻ em. Qua những
nghiên cứu trên giúp cho tác giả có thêm thông tin và cơ sở lý luận phục vụ cho đề
tài nghiên cứu.
Thu thập, xử lý thông tin qua văn bản, báo cáo, báo chí, thông tin trên
phương tiện truyền thông đại chúng.
Tổng hồ sơ được phân tích là 177 mẫu, trong đó có 57 mẫu hồ sơ thỏa mãn
với yêu cầu nghiên cứu, có 120 mẫu không thoả mãn với điều kiện mẫu được đặt ra
(có số tuổi nhỏ hơn và lớn hơn trong mẫu đưa ra; bị bại não, khuyết tật).
Trong 57 hồ sơ được phân tích, có 40,4% mẫu là nam giới và 59,6% mẫu là
nữ giới. Ở thành phố Hồ Chí Minh chiếm 67%, còn ở các vùng lân cận chiếm 33%.
Mẫu hồ sơ có độ tuổi thấp nhất là 12 tuổi và cao nhất là 15 tuổi.
6.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu bán cấu trúc nhằm thu thập thông tin
chi tiết từ đối tượng. Mục tiêu ở đây là khai thác tối đa có chiều sâu những thông tin
cần quan tâm từ người được phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn sâu đảm bảo tính

tương quan giữa nam và nữ.

5


Tổng mẫu phỏng vấn sâu: 26 mẫu, trong đó:
Đối với phỏng vấn sâu trẻ em: Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của đề
tài, tác giả phỏng vấn sâu 15 trường hợp dành cho trẻ nhóm A và nhóm B. Trong đó
có 9 mẫu là trẻ nhóm A và 6 mẫu là trẻ nhóm B (vào trung tâm từ khi 10 tuổi).
Đối với cán bộ quản lý: Phỏng vấn sâu 07 mẫu ở trung tâm trong đó có 03
mẫu là mẹ chức năng; 02 mẫu là bảo mẫu nuôi trẻ từ khi lọt lòng (khai thác nhóm A
vì khu sơ sinh chỉ dành cho các em ở trung tâm từ lúc lọt lòng), 02 mẫu là cán bộ
quản lý chung. Những mẫu này được hỏi là những người làm việc lâu năm trong
trung tâm và ở các bộ phận khác nhau để có nhiều thông tin.
Đối với giáo viên: Phỏng vấn sâu 04 mẫu là giáo viên trực tiếp giảng dạy hai
nhóm trẻ, đối với giáo viên mầm non: 2 mẫu; giáo viên tiểu học: 2 mẫu trong đó 01
giáo viên giảng dạy và 01 giáo viên kiêm quản lý. Giáo viên được hỏi là giáo viên
giảng dạy và chủ nhiệm lớp có nhiều trẻ sinh ra và lớn lên ở trung tâm vào học.
7. Ý nghĩa của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
Tìm hiểu thực trạng môi trường xã hội hóa của trẻ em trong Làng thanh thiếu
niên nhằm xem xét, đánh giá yếu tố tác động chủ yếu hình thành nên “cái tôi” của
trẻ em. Điều này giúp cho người nghiên cứu sử dụng thành thạo và đào sâu các lý
thuyết xã hội học theo chiều cạnh xã hội hóa và sự hình thành “cái tôi” cuả trẻ em.
Thông qua các phân tích lý thuyết, làm phong phú hệ thống cơ sở lý luận và
là nền tảng cho việc nghiên cứu thực nghiệm về quá trình xã hội hóa của các đối
tượng đặc thù.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Làm sáng tỏ môi trường xã hội hóa hình thành nên “cái tôi” của trẻ em tại
Làng thanh thiếu niên.

Kết quả nghiên cứu dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và
học tập của sinh viên.
8. Cấu trúc luận văn

6


Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của luận văn được chia làm hai
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận: Trong chương này tác giả
dựa trên các nghiên cứu trước để từ đó có hướng đi riêng, tìm hiểu các lý thuyết tiếp
cận và các khái niệm liên quan. Từ đó tác giả đưa ra khung phân tích của mình.
Chương 2: Kết quả nghiên cứu: Trình bày và lý giải môi trường xã hội hóa
tác động đến sự hình thành “cái tôi” của hai nhóm trẻ A và B. Bên cạnh đó đi mô tả
sự hòa nhập xã hội của hai nhóm trẻ ở hai môi trường xã hội hóa thời kỳ thơ ấu
khác nhau.
1.1.

7


PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Qúa trình xã hội hóa là nơi cá nhân có thể thực hiện thuận lợi các tương tác xã
hội của mình nhằm mục đích thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội, dù có bản chất
xã hội và tiền đề tự nhiên phù hợp, con người có thể không trở thành một nhân cách
hoàn thiện nếu không được đặt trong môi trường thích hợp. Có nhiều tài liệu nghiên
cứu về quá trình xã hội hóa ở các góc độ tâm lý học, giáo dục học, xã hội học và đề
cập tới quá trình xã hội hóa đặc thù của nhóm trẻ trong các trung tâm bảo trợ xã hội.

Sau đây là phần tổng quan nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến đề tài:
1.1. Tiếp cận dưới góc độ tâm lý học
Nghiên cứu về quá trình xã hội hóa hình thành nên nhân cách của con người
ở góc độ tâm lý học có các tác giả tiêu biểu: Jean Piaget, Sigmund Freud, Carl
Roger, Skinner…. Nhân cách (cái tôi) của Carl Roger, ông quan tâm tới tiềm năng
bẩm sinh của con người, nhân cách được hình thành do cả hai yếu tố bẩm sinh và do
yếu tố môi trường. Nếu cá nhân gặp khó khăn về tâm lý hay có những hành vi
không phù hợp thì một phần là do môi trường sống của họ không lành mạnh, không
có điều kiện để phát huy tiềm năng của họ. Ở đây ông nhấn mạnh nhân cách chỉ
được hình thành khi cả yếu tố tâm lý bên trong và các yếu tố bên ngoài thuận lợi.
Còn đối với Jean Piaget, ông nhấn mạnh nhân cách được hình thành trải qua
bốn giai đoạn: Giai đoạn vận động cảm giác là khoảng thời gian 2 năm đầu tiên của
trẻ, đây là giai đoạn mà thế giới của trẻ được hiểu chỉ bằng các giác quan theo nghĩa
tiếp xúc cụ thể, trẻ khám phá thế giới qua sờ mó, thúc đẩy, bú mút và lắng nghe;
Giai đoạn tiền suy tính: kéo dài từ khoảng 2 tuổi đến 7 tuổi. Trẻ có thể hiểu được
một vấn đề mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp, trẻ có thể gọi tên và nói được ý
nghĩa của các đồ vật bằng những từ cụ thể; Giai đoạn suy tính cụ thể: bắt đầu ở
khoảng từ 7 tuổi cho đến 11 tuổi. Trẻ bắt đầu suy nghĩ một cách lý luận, gắn liền với
một sự kiện hay đồ vật cụ thể; Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn suy tính hình thức
bắt đầu từ khi 12 tuổi đến trưởng thành, giai đoạn này trẻ có khả năng suy nghĩ về

8


chính mình và thế giới theo nghĩa trìu tượng [John Masionis (1987)]. Ông nhấn
mạnh rằng ở giai đoạn đầu tiên thì nhân cách chưa xuất hiện tức là trẻ chưa hiểu
được thế giới như một môi trường tin cậy. Piaget đồng nhất sự trưởng thành sinh
học với sự phát triển nhân cách. Điều này cho thấy con người càng trưởng thành thì
nhân cách hình thành và phát triển theo, quan điểm của ông bị nhiều nhà nghiên cứu
phê phán. Harry và Margarat Harlow phản đối quan điểm của Jean Piaget vì ông

cho rằng nếu con người cách ly xã hội ở độ tuổi sơ sinh thì sẽ gây ra những tổn
thương không thể phục hồi, ở đây tác giả nhấn mạnh đến quá trình con người tương
tác với môi trường xung quanh. Để chứng minh điều này tác giả đã làm thí nghiệm
với con khỉ nâu, nhốt cách ly với mẹ và số khỉ nâu khác thì sau một thời gian con
khỉ này có biểu hiện sợ hãi và không tự bảo vệ mình khi có con khỉ khác tấn công
[John Masionis (1987)]. Như vậy có thể nói nếu cách ly với môi trường xã hội trong
một thời gian dài thì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ dù thể chất phát triển bình
thường. Khi nói về sự hình thành nhân cách, S. Freud cho rằng nhân cách của con
người được xây dựng qua sự tương tác phức hợp giữa các xung năng với những
kinh nghiệm thời niên thiếu của họ. Hành vi của con người là kết quả nuôi dưỡng và
giáo dục của bố mẹ thời thơ ấu đặc biệt trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời. Sự hình
thành nhân cách của một đứa trẻ phụ thuộc vào thời thơ ấu, cách cha mẹ dạy dỗ trẻ
ra sao thì có ảnh hưởng đến cả quá trình sau này. Hạn chế lớn nhất của ông là quá
nhấn mạnh vào thời kỳ thơ ấu vì ngay khi đứa trẻ đi học mẫu giáo chúng không chỉ
tiếp xúc với bố mẹ mà chúng còn tiếp xúc với cô giáo và bạn bè của chúng, như vậy
cũng bị ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển nhân cách của trẻ.
Cũng nghiên cứu ở góc độ tâm lý, bài viết “Gia đình” [Yvonne Castellan
(2002)] đã chỉ ra quá trình xã hội hóa: đứa bé bắt đầu từ mối quan hệ với chính
mình – mối quan hệ với mẹ - sau đó bắt đầu với những xung năng, tiếp xúc với
những vật làm hài lòng và dần dần quá trình xã hội hóa trở nên phức tạp. Nói cách
khác đó là quá trình phát triển sinh lý – tình cảm – xã hội. Nghiên cứu nhấn mạnh
tới yếu tố tâm lý của người mẹ có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của trẻ vì tuổi ấu
thơ trẻ tiếp xúc với mẹ là nhiều nhất, người mẹ không chỉ xây dựng cho trẻ tình yêu

9


thương mà còn tạo sự gắn bó giữa trẻ với những người xung quanh. Có thể thấy
rằng tác giả đã đưa ra tầm quan trọng về tâm lý của người mẹ ảnh hưởng lớn tới sự
phát triển toàn diện của trẻ, tuy nhiên ở đây chỉ nhấn mạnh tới yếu tố tâm lý của

người mẹ thì chưa đủ mà còn có nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới
sự phát triển nhân cách của trẻ. Sự hình thành nhân cách của trẻ cũng luôn được các
tác giả nghiên cứu ở yếu tố gia đình tác động lớn đến trẻ, cụ thể trong bài viết “Vai
trò của gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Việt
Nam” [Lê Thi (1997)] cũng nhấn mạnh gia đình là môi trường giúp cho trẻ hình
thành và phát triển nhân cách bên cạnh các yếu tố khác như nhà trường và xã hội.
Gia đình không chỉ giáo dục trẻ ở tuổi ấu thơ mà nó kéo dài cả cuộc đời con người.
Bên cạnh yếu tố gia đình, nhiều tác giả cho rằng truyền thông đại chúng cũng
có tác động khá tích cực đối với sự hình thành nhân cách của con người. Hệ thống
này đã tham gia vào việc truyền bá những chuẩn mực xã hội, những khuôn mẫu
hành vi của giới trẻ. Chẳng hạn trong bài “Tác động của báo chí đến sự hình thành
và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” [Hoàng Anh
(2002)] đã đề cập đến giáo dục, xây dựng nhân cách tốt đẹp trong mỗi sinh viên
trong đó có vai trò giáo dục định hướng của báo chí. Thêm một lần nữa, các phương
tiện truyền thông đại chúng đã góp phần quan trọng trong việc định hướng nhân
cách, xây dựng lý tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức thẩm mỹ cho các thế hệ sinh
viên Việt Nam nói chung và trẻ em nói riêng. Truyền thông đại chúng như là người
bạn thân thiết của trẻ, sự tác động của truyền thông đến tâm lý trẻ ở hai mặt tích cực
và tiêu cực có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ giá trị sống của các thanh thiếu niên,
đặc biệt là các em học sinh. Những quan điểm sống, lối sống du nhập từ văn hóa
nước ngoài có thể làm thay đổi suy nghĩ và hành vi ứng xử của các em một cách từ
từ và nhẹ nhàng đến mức các em cũng không biết mình đang học hỏi chúng. Bên
cạnh một số chương trình nhằm mục đích giáo dục thì nhiều chương trình khác ít
nhiều chứa đựng nội dung định hướng tiêu cực cho các em [Nguyễn Thị Lệ Uyên
(2010)]. Truyền thông đại chúng không chỉ tác động đến nhận thức của trẻ mà nó
còn tác động đến hành vi giới tính của trẻ, nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng

10



50,3% thanh niên ở thành phố và 13,7% thanh niên ở nông thông đã sử dụng
Internet. Phần lớn thanh thiếu niên trong nghiên cứu này (69%) cho thấy họ sử dụng
Internet để trò chuyện và 62% để chơi trò chơi trực tuyến, có thể thấy rằng truyền
thông đại chúng tác động đến tâm lý lứa tuổi rất lớn và nó có sức lan tỏa rộng
không chỉ là ở thành thị mà còn ở cả nông thôn. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh dù
các yếu tố gia đình, bạn bè ảnh hưởng lớn đến nhân cách của trẻ thì sự tác động của
truyền thông đại chúng ảnh hưởng đến tâm lý trẻ cũng không kém. Điều này đòi hỏi
mỗi gia đình, nhà trường và xã hội cần phải hiểu được tâm lý ở mỗi giai đoạn nhất
định để giúp trẻ tiếp nhận thông tin phù hợp [Lê Minh Công (2010)].
Cách tiếp cận tâm lý học nhấn mạnh tới sự hình thành nhân cách của trẻ từ
tuổi ấu thơ, giai đoạn đầu của cuộc đời con người. Yếu tố gia đình đóng vai trò quan
trọng nhất, những người cha, người mẹ có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của trẻ.
Tuy nhiên các nghiên cứu tập trung vào cá nhân và yếu tố tâm lý bên trong là chủ
yếu mà ít nhắc tới môi trường xung quanh tác động đến sự hình thành nhân cách
của trẻ.
1.2. Tiếp cận dưới góc độ giáo dục học
Có thể coi gia đình là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình xã hội hóa đầu
đời của trẻ, nhà giáo dục Xô viết nổi tiếng Amacarencô (1937) đặc biệt quan tâm
đến vấn đề giáo dục của gia đình đối với thế hệ trẻ. Theo ông việc giáo dục thế hệ
trẻ phải được bắt đầu ngay từ thời thơ ấu. Nếu trẻ không được giáo dục ngay từ đầu
thì công việc cải tạo chúng sẽ tốn kém hơn rất nhiều, kinh nghiệm giáo dục gia đình
của ông vẫn còn nguyên ý nghĩa trong giáo dục thế hệ trẻ ở gia đình hiện nay. Ông
đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục đầu đời: Những gì cha mẹ làm cho
con trước 5 tuổi, đó là 90% kết quả của tất cả quá trình giáo dục, nhân cách đứa trẻ
được hình thành thông qua hành động, phản ứng từ đơn sơ đến phức tạp, gây nên
những cảm xúc vui buồn, gia đình cần kết hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục
trẻ trở thành người tốt mai sau. Ông cho rằng chính gia đình là nơi để trẻ học tập,
vui chơi giải trí và học hỏi cách ứng xử trong chính gia đình mình. Còn Ambac đi
an (1977) cũng nhấn mạnh đến sự giáo dục gia đình, với tinh thần trách nhiệm cao


11


đối với thân phận của trẻ em, cha mẹ cần phải hiểu đúng đắn về những kiến thức
tâm lý cũng như đặc điểm lứa tuổi của trẻ em để giáo dục trẻ tốt hơn. Hai tác giả
cùng chung quan điểm: muốn cho trẻ trở thành người có nhân cách tốt thì cần phải
có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục trẻ.
Đề cao môi trường giáo dục, Lốc cơ cho rằng trẻ em được giáo dục tốt là do
gia đình chứ không phải do trường học, ông quan niệm trường học là nơi tập hợp
“một đám đông lộn xộn những trẻ em thiếu giáo dục của các tầng lớp khác nhau”.
Ông lý tưởng hóa việc giáo dục trẻ ở gia đình vì ông cho rằng dù những tri thức và
kỹ năng bổ ích đến đâu được dạy ở nhà trường thì cũng không thể so sánh với các
thiếu sót của giáo dục gia đình. Sự đề cao quá mức giáo dục gia đình của ông bị
nhiều nhà nghiên cứu phê phán. Ngược với quan điểm của Lốc cơ, J.A.Cômenxki
lại đề cao vai trò giáo dục của nhà trường, ông cho rằng người không nhận được sự
giáo dục của nhà trường sẽ không thành người. Giáo dục trẻ cần phải căn cứ vào
trình độ phát triển của trẻ, nội dung phương pháp, hình thức giáo dục và loại hình
trường. Như vậy, muốn giáo dục tốt trẻ thì cần phải căn cứ vào trình độ và lứa tuổi,
bên cạnh đó thì cần phải có chương trình giáo dục hoàn thiện.
Những nghiên cứu về môi trường xã hội hóa của trẻ dưới cách tiếp cận giáo
dục thì các nhà giáo dục luôn cho rằng để trẻ có thể học hỏi cách ứng xử phù hợp
thì cần phải có sự giáo dục của nhà trường và gia đình, các nghiên cứu hướng tới
một nội dung đào tạo, cách thức đào tạo để trẻ có thể tiếp thu kiến thức và kỹ năng
một cách tốt nhất.
1.3. Tiếp cận dưới góc độ xã hội học
Môi trường xã hội hóa và sự hình thành ”cái tôi” được nghiên cứu nhiều
dưới góc độ xã hội học. Một trong những người tiêu biểu là nhà xã hội học người
Mỹ - George Herbert Mead (1863 - 1931), ông cho rằng nền tảng của sự tồn tại của
con người là “cái tôi” xuất hiện từ kinh nghiệm xã hội. Quan điểm này đối lập với
quan điểm của Jean Piaget, khi cho rằng “cái tôi” được hình thành và phát triển

cùng với sự trưởng thành về mặt sinh học hay nhân cách của con người là sự biểu
hiện của các xu thế sinh học của S.Freud. Ông đưa ra quan điểm “cái tôi” chỉ được

12


hình thành khi mà cá nhân tham gia vào kinh nghiệm xã hội với các cá nhân khác.
Để chứng minh quan điểm của mình, ông đưa ra trường hợp bị cách ly từ lúc sơ
sinh là 5 năm với môi trường bên ngoài của bé Anna dù thể chất phát triển bình
thường nhưng không xuất hiện cái tôi. Bởi vì trẻ không có được sự tương tác với
môi trường xung quanh và không hình thành được kinh nghiệm xã hội cho mình.
Để “cái tôi” phát triển thì trẻ phải có sự tương tác với những người gần gũi trẻ như
bố mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình mà Mead gọi là “những người khác có ý
nghĩa” với trẻ. Chính những người khác có ý nghĩa với trẻ sẽ giúp cho trẻ học cách
hình dung thế giới từ quan điểm của người khác.
Cũng nghiên cứu về môi trường xã hội hóa nhưng là môi trường đặc thù (cô
nhi viện), các tác giả Goldfarb, Rutter, Spitz (1935) nghiên cứu song song 130 trẻ
em ở 2 viện: 61 trẻ ở cô nhi viện và 69 trẻ ở trong một phòng trẻ của trại giam nữ
phạm pháp, phần lớn đang có mang, các tác giả gọi phòng thứ nhất là cô nhi viện,
phòng thứ hai là phòng nuôi trẻ. Cả ở hai nơi, điều kiện vệ sinh chung và ăn uống
đều tốt, quần áo và không gian vận động dành cho trẻ như nhau. Trẻ em trong cô
nhi viện còn được thuận lợi hơn phòng trẻ kia về một số điểm: chăm sóc y tế hàng
ngày, bú mẹ đến 3 tháng, đặc biệt là những bà mẹ của trẻ ở cô nhi viện nói chung có
tâm lý bình thường. Còn đối với các bà mẹ ở phòng trẻ trong tù thì phần lớn có tâm
lý không bình thường. Trong cô nhi viện, trẻ em sau khi được bú mẹ vài tháng đã
được sắp xếp vào những buồng riêng cứ 7 trẻ thì có một cô y tá. Sau một thời gian,
các tác giả nhận thấy trẻ em ở cô nhi viện mặc dù được cung cấp đầy đủ về vật chất
so với nhóm trẻ sống trong phòng tù không đầy đủ vật chất nhưng trẻ ở cô nhi viện
có sự phát triển không bình thường về mặt tâm lý xã hội so với nhóm trẻ có mẹ ở
trong phòng tù. Điều này cho thấy nếu trẻ bị cô lập trong một thời gian dài với thế

giới con người trong thời kỳ thơ ấu thì những em nhỏ này có sự phát triển không
bình thường. Nghiên cứu sâu về môi trường xã hội hóa đặc thù cụ thể là cô nhi viện,
Spitz và Wolf (1937) đã tiến hành quan sát ở 21 trẻ em từ 2 đến 4 tuổi ở nhi viện từ
ấu thơ thì thấy khả năng về ngôn ngữ của trẻ chậm phát triển. Ông quan sát nhóm
trẻ này và đưa ra kết luận: dù gặp ai trẻ từ quá xuồng xã đến lo lắng và la hét inh tai

13


có thể không dứt được. Chúng bám lấy bất cứ ai một cách dễ dàng thái quá nhưng
chỉ là bề ngoài. Người ta nghĩ là chúng dễ dàng quên mẹ nhưng khi lo sợ chúng lại
gọi mẹ. Trong nhiều trường hợp khác chúng tỏ ra vô cảm hoặc tỏ ra quá ngoan. Sự
ngoan ngoãn, im lặng dễ nhận thấy trong một phòng có đông trẻ em, những đứa trẻ
quá ngoan đến nỗi không bao giờ thấy chúng nói gì hay có biểu hiện gì. Các tác giả
cho rằng trẻ thiếu đi môi trường xã hội hóa gia đình mà cụ thể ở đây là vai trò của
người mẹ. Sự cách ly lâu dài xảy ra trong ba năm đầu tiên, đặc biệt là từ 6 đến 15
tháng đầu là nặng nhất, trẻ rất ít tương tác qua lại với mọi người xung quanh.
Quá trình xã hội hóa trong gia đình đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là người
mẹ, Goldfard đã theo dõi một cách khách quan khoa học trong nhiều năm hai nhóm
trẻ từ 10 đến 14 tuổi đã cách ly rất sớm với gia đình (từ khoảng 9 tháng tuổi) nhóm
trẻ thứ nhất được đặt vào một gia đình nuôi dưỡng từ quãng 3 tuổi sau khi đã ở một
nhi viện có cơ sở vật chất tốt nhưng hầu như không có tiếp xúc tình cảm. Nhóm trẻ
thứ hai được đưa thẳng từ nơi có mẹ đến gia đình khác nuôi dưỡng hẳn. Sự di
truyền của những đứa trẻ này và của gia đình được nuôi dưỡng trẻ trong cả hai
nhóm là như nhau. Những trẻ sống ở cô nhi viện có chỉ số I.Q thấp hơn so với
những trẻ khác (72 so với 92), chúng có những rối nhiễu về ngôn ngữ, không có khả
năng tập trung kết quả học tập ở trường kém, không có khả năng khái niệm hóa, có
thiên hướng về những câu trả lời tùy tiện, và bịa đặt chuyện không kiểm soát được
những phản ứng cảm xúc. Về mặt tình cảm và cách xử sự thiếu trưởng thành; về
mặt xã hội, khó thích nghi với các qui tắc, khó thiết lập các quan hệ xã hội, không

hòa nhập với các trẻ khác, sợ hãi, náo động, quá hiếu động, có nhu cầu tình cảm tha
thiết. Trong khi nhóm thứ hai hầu hết trẻ em phát triển bình thường. Qua nghiên cứu
cho thấy gia đình mà đặc biệt là người mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong những
năm tháng đầu đời của đứa trẻ. Dựa trên nghiên cứu này, tác giả đi nghiên cứu vai
trò của người “mẹ chức năng” trong Làng Thanh thiếu niên Thủ Đức để thấy rõ
được sự tác động của mẹ đối với trẻ.
Cũng tiếp cận ở góc độ xã hội học, [Lê Ngọc Văn (1986)] cho rằng một
trong những chức năng cơ bản của gia đình là chức năng xã hội hóa: gia đình không

14


chỉ có trách nhiệm cung cấp lương thực và quần áo cho trẻ em mà còn có trách
nhiệm trong việc cư xử của trẻ em cho phù hợp với các hình thức được xã hội chấp
nhận. Chức năng xã hội hóa của gia đình nhằm hoàn thiện nhân cách của trẻ trong
gia đình, đào tạo những công dân có tư chất cho xã hội. Ở đây tác giả nhấn mạnh
gia đình trở thành nơi thực hiện chức năng xã hội hóa ban đầu quan trọng nhất,
những chuẩn mực, giá trị của nền văn hóa xã hội được trẻ tiếp nhận trực tiếp thông
qua gia đình mà trước hết là qua bố mẹ. Rõ ràng chúng ta thấy rằng ở tuổi đầu đời
của trẻ thì gia đình không chỉ cung cấp cuộc sống vật chất mà còn dạy cho trẻ cách
ứng xử cũng là điều quan trọng mà môi trường khác không thể thay thế, trong đề tài
nghiên cứu luận văn thạc sĩ của Trần Thị Tường Vi “Vai trò của cha mẹ trong việc
định hướng nghề nghiệp cho con” (2011) cũng đề cầp tới vai trò của người mẹ trong
việc định hướng nghề nghiệp cho con cái, với 200 mẫu được hỏi thì có tới 166 mẫu
(83.0%) là cha mẹ đóng vai trò chính về dự định nghề nghiệp cho con và định
hướng nghề cho con theo học, rõ ràng có thể thấy quá trình xã hội hóa trong gia
đình không chỉ diễn ra thời thơ ấu mà kéo dài đến tuổi thành niên khi trẻ đã ra ngoài
xã hội. Những nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý
nghĩa về mặt thực tiễn. Về mặt lý luận từ góc độ xã hội học đã đi phân tích và chỉ ra
yếu tố gia đình đóng vai trò quan trọng tác động đến hành vi của trẻ không chỉ trong

thời kỳ thơ ấu mà nó còn kéo dài cả cuộc đời con người bên cạnh các yếu tố trường
học và xã hội. Về mặt thực tiễn cho chúng ta thấy rõ được gia đình không chỉ cung
cấp vật chất mà còn là cả về mặt tinh thần và lối ứng xử mà trẻ học được từ gia
đình. Trên cơ sở đó những kiến nghị, đề xuất về cách giáo dục trong gia đình giúp
cho trẻ phát triển toàn diện hơn.
Để trẻ có thể hòa nhập vào xã hội và thích nghi được với môi trường sống thì
không chỉ có yếu tố gia đình mà phải kể đến yếu tố trường học. Nguyễn Minh
Phương (2008) nhìn nhận về các yếu tố ảnh hưởng đối với việc học của học sinh
trên phạm vi rộng gồm ba thiết chế là gia đình – nhà trường – cộng đồng. Nghiên
cứu này khai thác ở chiều cạnh quá trình xã hội hóa của học sinh trong đó có nhấn
mạnh tới yếu tố trường học ảnh hưởng đến học tập của trẻ.

15


Khi trẻ đi học, môi trường trẻ tiếp xúc không chỉ là gia đình như thời ấu thơ
mà mở rộng ra là nhà trường, nhóm bạn bè cùng sở thích và các phương tiện truyền
thông đại chúng. Trong xã hội hiện đại, các phương tiện truyền thông đại chúng phát
triển mạnh. Yếu tố này trở thành tác nhân xã hội hóa không chính thức, có sức ảnh
hưởng rất lớn đến trẻ. Các nhà nghiên cứu nhận định rằng vào cuối thập niên 80 của
thế kỷ trước, truyền thông đại chúng bao gồm truyền thanh, phim, báo in, nhạc thu
âm, truyền hình đã trở thành những tác nhân quan trọng đối với quá trình xã hội hóa.
Hiện nay ở Việt Nam có 4 loại hình truyền thông đại chúng chính cung cấp thông tin
đến cho thanh thiếu niên: truyền hình, đài phát thanh, báo in và Internet. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có tới 97,2% có xem truyền hình một lần/tuần và 84,9% xem
hàng ngày [Đào Thị Bích Tuyền (2011)]. Nếu như ở SAVY I chỉ có 17% thanh thiếu
niên sử dụng Internet thì 5 năm sau kết quả SAVY II đã tăng lên 61% .
Theo J. Gonzalez-Mena cho rằng thông tin đại chúng, báo chí, tạp chí, truyện
tranh, radio, trò chơi video, phim ảnh, và đặc biệt là truyền hình ảnh hưởng rất lớn
đến sự tương tác của trẻ. Nó ảnh hưởng đến trẻ em ở một độ tuổi rất trẻ và ảnh

hưởng đến phát triển nhận thức và xã hội của họ [Elkind (2007); Wright et al
(2001)]. Trong xã hội hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ,
giới trẻ học hỏi từ truyền thông đại chúng chiếm tỷ lệ lớn.
Như vậy, nhìn chung các công trình nghiên cứu đề cập tới môi trường xã hội
hóa của trẻ em khá đầy đủ với các khía cạnh khác nhau: tâm lý học, giáo dục học,
xã hội học,…. Cách tiếp cận tâm lý học đi nghiên cứu sâu về yếu tố tâm lý cá nhân
hình thành nên nhân cách của trẻ còn cách tiếp cận hướng giáo dục thì nhấn mạnh
vào sự giáo dục của nhà trường và gia đình giúp trẻ có cách ứng xử tốt và phát triển
một cách toàn diện, đồng thời cách tiếp cận này cũng đòi hỏi hệ thống giáo dục cần
phải đổi mới hình thức và nội dung giảng dạy để trẻ tiếp thu tốt nhất. Cách tiếp cận
xã hội học cho chúng ta thấy được vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội tác
động đến quá trình xã hội hóa của trẻ, trong đó nhấn mạnh chức năng gia đình đóng
vai trò quan trọng nhất tác động tới trẻ. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy có một số
nội dung mà các cuộc điều tra, các nhà nghiên cứu tuy đã chỉ ra các khía cạnh của

16


quá trình xã hội hóa nhưng lại ít đề cập tới những yếu tố tác động đến thời kỳ thơ ấu
của nhóm trẻ đặc thù trong các cơ sở xã hội và chính tác động này ảnh hưởng đến
sự phát triển toàn diện của trẻ.
Qua những phát hiện từ các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả luận
văn đã rút ra những kinh nghiệm nghiên cứu cho mình. Đồng thời qua phần tổng
quan gợi cho tác giả thực hiện theo hướng nghiên cứu so sánh mà Goldfarb và
Spitz đã thực hiện đối với hai nhóm trẻ khác nhau tại môi trường xã hội hóa đặc
thù là cô nhi viện:
Môi trường xã hội hóa và sự hình thành “cái tôi” của hai nhóm trẻ
Sự ảnh hưởng của môi trường xã hội hóa đến sự hình thành “cái tôi” của trẻ.
Sự hòa nhập xã hội của trẻ trong môi trường xã hội hóa đặc thù.
2. Các lý thuyết tiếp cận

2.1. Lý thuyết tương tác biểu tượng của George Mead
George Herbert Mead là nhà xã hội học người Mỹ, một trong những người
sáng lập thuyết tương tác biểu trưng. Theo Mead, quá trình xã hội hóa là một nhân
cách gồm hai phần là cái tôi chủ động (I) và cái tôi bị động (Me), quá trình này trải
qua ba giai đoạn.
Bắt chước: đây là giai đoạn đứa trẻ sao chụp lại những hành vi của những
người xung quanh nhưng chưa hiểu về ý nghĩa của các hành vi đó. Mead khẳng
định rằng trẻ do thiếu kinh nghiệm xã hội bao quát, phản ứng với người khác dưới
dạng mô phỏng, lúc này cái tôi chưa tồn tại vì trẻ chỉ bắt chước hành vi của người
khác nhưng không hiểu ý định cơ bản.
Đóng vai: ở giai đoạn này đứa trẻ đã bắt đầu nhận biết được là có những
hành vi tương ứng với các vai trò nhất định, đặc biệt là các vai trò trong phạm vi
quan sát của trẻ như bố mẹ, ông bà, cô giáo…Với những nhận thức trên đứa trẻ bắt
đầu thực hiện những hành vi tương ứng. Ở đây ông nhấn mạnh trẻ chỉ đóng vai khi
có sự tương tác và giao tiếp với những người khác có ý nghĩa.
Trò chơi: ở giai đoạn này đứa trẻ cần phải biết được sự đòi hỏi không phải
chỉ một cá nhân nào đó mà của cả xã hội. Tức là đứa trẻ cần biết rằng để trở thành

17


người con ngoan, nó không chỉ ngoan hoặc với mẹ hoặc với bố hoặc với một cá
nhân cụ thể nào khác mà phải ngoan với tất cả mọi người. Đứa trẻ đã dần hình
thành một khái niệm về người khác. Môi trường mà trẻ học không chỉ là gia đình
mà là nhà trường và xã hội, trò chơi mà trẻ học được thông qua quá trình giao tiếp
tương tác với những người khác có ý nghĩa mà ở đây là ông, bà; bố mẹ; anh chị em;
cô dì,...
Thông qua cơ chế bắt chước, giao tiếp, đóng vai trong các trò chơi lúc còn
nhỏ và trong quá trình tiếp xúc, trao đổi tương tác với người khác lúc lớn lên mà
hình thành cấu trúc kép của cái tôi. Nhờ có cơ chế này con người “nhập tâm”, thâu

tóm được cái xã hội và trở thành một thành viên của nhóm, cộng đồng xã hội. Trẻ
bắt chước, đóng vai và thực hiện trò chơi thông qua các thành viên trong gia đình và
sự dạy bảo của gia đình thì đứa trẻ sẽ phát triển hoàn thiện hơn nhận thức của mình.
Điều này có thể lý giải vì sao mà những trẻ em sinh ra lớn lên tại trung tâm bảo trợ,
cô nhi viện phát triển chưa hoàn thiện.
Cái tôi xuất hiện từ kinh nghiệm xã hội và sự tương tác với người khác, vì
thế cái tôi không có nền tảng sinh học, không giống như cơ thể và không hiện hữu
lúc sinh ra, tức khi trẻ sinh ra thì cái tôi chưa hình thành mà thông qua quá trình
trưởng thành cái tôi mới xuất hiện, ở đây ông phủ nhận quan điểm của Freud, hành
vi của con người là sự biểu hiện các xu thế sinh học hay phát triển như sự trưởng
thành sinh học. Cái tôi chỉ phát triển khi cá nhân tham gia vào kinh nghiệm xã hội
với cá nhân khác. Ông dẫn chứng một ví dụ của bé Anna bị cách ly với môi trường
xã hội trong 5 năm, dù cơ thể phát triển bình thường nhưng không xuất hiện cái tôi.
Kinh nghiệm xã hội theo Mead là sự trao đổi các biểu tượng, ý nghĩa được
những người tham gia vào sự tương tác xã hội cùng chia sẻ. Quan điểm của Mead
có thể thấy rằng nếu không hoặc hạn chế sự tương tác với những người khác có ý
nghĩa thì không hình thành “cái tôi”. Sự tương tác xã hội bao gồm việc nhìn bản
thân mình như người khác nhìn chúng ta mà ông gọi là “đảm nhận vai trò của người
khác”. Việc đảm nhận vai trò này có được khi chúng ta tương tác với người xung
quanh. Chỉ khi trẻ tương tác với những người khác có ý nghĩa thì trẻ mới hiểu và
đảm nhận được vai trò của người khác.

18


Còn đối với Jean Piaget (1896 - 1980) cho rằng ở giai đoạn đầu tiên thì cái tôi
chưa xuất hiện tức là trẻ chưa hiểu được thế giới như một môi trường đáng tin. Piaget
cho rằng sự trưởng thành sinh học gắn chặt với sự phát triển cái tôi (nhân cách). Điều
này cho thấy con người càng trưởng thành thì cái tôi hình thành và phát triển. Mead
thì có quan điểm ngược lại, ông cho rằng cái tôi ngày càng phức tạp khi mà kinh

nghiệm xã hội ngày càng nhiều hơn. Lý giải điều này ông khẳng định trẻ do thiếu
kinh nghiệm xã hội nên khi phản ứng với người khác ở dạng bắt chước hành động
nhưng chưa hiểu ý định của họ. Nhưng khi trẻ có nhiều kinh nghiệm xã hội hơn thì
cái tôi trở thành phức tạp. Cách lý giải này cho thấy nếu một đứa trẻ sống trong môi
trường phát triển đầy đủ về thể chất nhưng cái tôi chưa hẳn đã phát triển.
J.Piaget nhấn mạnh nếu trẻ bị cô lập trong thời gian dài với thế giới con
người trong thời thơ ấu cho thấy các em này thường có sự phát triển không bình
thường về mặt tâm lý và xã hội. Những trẻ lớn lên trong cô nhi viện thường có
những vấn đề về phát triển tâm lý và chậm phát triển về mặt nhận thức hơn các em
được nuôi dưỡng trong gia đình [John Macsionis (1987)].
Vì vậy khi nghiên cứu môi trường xã hội hóa đặc thù của trẻ thì chúng ta
phải đặt những cá nhân này trong mối tương tác với các chủ thể khác ở những môi
trường khác nhau. Những hình thức biểu hiện bên ngoài của họ có thể có những ý
nghĩa mà chỉ trong nhóm tuổi này chia sẻ như thể hiện mình là người lớn, người có
cá tính và họ cho những điều họ làm là đúng và nên làm. Tuy nhiên những hành
động đó trong mắt người lớn, chuẩn mực xã hội thì hành vi của họ có thể quy gán là
hành vi lệch chuẩn và sẽ gặp những phản ứng. Trẻ thông qua sự tương tác giữa cha
mẹ, anh chị em trong môi trường gia đình, bạn bè… trẻ học được các khuôn mẫu xã
hội và từ những phản ứng của mọi người xung quanh. Qúa trình tương tác đó đóng
một vai trò quan trọng trong việc hình thành “cái tôi” của trẻ.
2.2. Lý thuyết xã hội hóa
Lý thuyết xã hội hóa gắn liền với các tác giả Geoge Mead, G. Andreeva,
Jean Piaget, Sigmund Freud… Xã hội hóa được các tác giả dùng để chỉ quá trình
qua đó cá nhân hòa nhập vào xã hội nói chung và những nhóm xã hội cụ thể để

19


×