Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Ôn tập sinh 9 ( kỳ II)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.56 KB, 3 trang )

TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ LUẬN SINH 9
Câu hỏi 1: Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của nhân tố sinh thái với sự
thích nghi của sinh vật không?
Các nhân tố ST vô sinh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý của sinh
vật. Thực vật và động vật đều mang nhiều đặc điểm sinh thái thích nghi với môi trường. Do đó có thể căn cứ
vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật .
Câu 2: Nêu các điểm khác biệt về các mối quan hệ cùng loài và khác loài.
Quan hệ cùng loài gồm:
Quan hệ hỗ trợ: Giúp SV dễ kiếm thức ăn hơn, chống đỡ tốt hơn với các điều kiện bất lợi của môi trường.
Quan hệ cạnh tranh: Xảy ra khi số cá thể trong đàn tăng quá cao hoặc thiếu thức ăn.
Quan hệ khác loài gồm:
*Quan hệ hỗ trợ gồm các dạng:
- Cộng sinh: cần thiết và có lợi cho cả 2 bên.
- Hợp tác : có lợi cho cả 2 bên nhưng không nhất thiết cần cho sự tồn tại của chúng.
- Hội sinh: chỉ có lợi cho 1 bên.
* Quan hệ đối địch gồm các dạng:
- Cạnh tranh: các loài cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở..., kìm hãm sự phát triển của nhau.
- Kí sinh, nửa kí sinh: hình thức sống bám của 1 SV này trên cơ thể SV khác, lấy các chất dinh dưỡng... từ sinh
vật đó.
- SV ăn SV khác: ĐV ăn TV, ĐV .
- Ức chế - cảm nhiễm: Loài này ức chế sự phát triển hoặc sinh sản của loài khác bằng cách tiết vào môi
trường những chất độc.
Câu 3: Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở những đặc điểm nào?
Nêu ý nghĩa của tháp dân số.
Đặc điểm có ở cả QT người và QT SV: giới tính, lứa tuổi, mật độ, tử vong.
Đặc điểmchỉ có ở QT người, không có ở QTSV: pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hoá.
Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy.
Ý nghĩa của tháp dân số:
Dạng tháp dân số trẻ: biểu hiện tỉ lệ trẻ em hàng năm nhiều và tỉ lệ tử vong cao ở người trẻ tuổi, tỉ lệ tăng
trưởng dân số cao.
Dạng tháp dân số già có tỉ lệ trẻ em hàng năm sinh ra ít, tỉ lệ người già nhiều.


Do đó tháp dân số giúp ta phát triển dân số hợp lí là điều kiện để phát triển bền vững của mỗi Quốc gia, tạo sự
hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng hợp lí tài nguyên, môi trường của đất nước.
Câu 4: Quần xã và quần thể phân biệt với nhau về những mối quan hệ cơ bản nào?
Quần thể Quần xã
Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong 1
sinh cảnh.
Đơn vị cấu trúc là cá thể.
Được hình thành trong 1 thời gian tương đối ngắn.
Mối quan hệ giữa các cá thể chủ yếu là quan hệ
sinh sản và di truyền.
Không có cấu trúc phân tầng
Tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1
sinh cảnh.
Đơn vị cấu trúc là quần thể.
Được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử.
Mối quan hệ chủ yếu giữa các quần thể là quan hệ
dinh dưỡng (quan hệ hỗ trợ, đối địch).
Có cấu trúc phân tầng.
Câu 5: Hãy điền những cụm từ thích hợp vào các ô ở chuỗi thức ăn dưới đây và giải thích.
Giải thích: Chuỗi thức ăn là 1 dãy nhiều loài SV có quan hệ dinh dưỡng với nhau. SVSX (TV) là sinh vật bị
ĐV ăn TV tiêu thụ. ĐV ăn TV vừa là SV tiêu thụ mắt xích phía trước là TV vừa là SV bị bị mắt xích phía sau
là ĐV ăn ĐV tiêu thụ. Các xác chết của TV và ĐV được VK, nấm... phân giải.
Câu 6: Trình bày những hoạt động tích cực và tiêu cực của con người đối với môi trường.
Trả lời:
SV sản xuất
(TV)
SV tiêu thụ bậc 1
(ĐV ăn TV)
SV tiêu thụ bậc 2
(ĐV ăn ĐV)

SV phân giải
(nấm, vi khuẩn)
*Hoạt động tích cực:
Hạn chế phát triển dân số quá nhanh; sử dụng nhiệu có quả các nguồn tài nguyên; bảo vệ các loài sinh vật;
phục hồi và trồng rừng mới; kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm; cải tạo nhiều giống cây
trồng, vật nuôi có năng suất cao.
*Hoạt động tiêu cực:
Phá rừng, chăn thả gia súc quá mức, tưới tiêu không hợp lí, khai thác khoáng sản quá mức, dân số tăng quá
nhanh… từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu như; xói mòn và thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lũ lụt…;
làm mất cân bằng sinh thái.
Câu 7: Vì sao nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con ngườì gây ra? Nêu những biện
pháp để hạn chế ô nhiễm.
Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con ngườì gây ra như việc đốt cháy nhiên liệu (củi, than, dầu
mỏ, khí đốt…), trong công nghiệp giao thông vận tải và đun nấu… và do 1 số hoạt động của tự nhiên như núi
lửa, lũ lụt…
Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm...dùng không đúng cách và dùng quá liều lượng sẽ có tác động
bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
* Các biện pháp hạn chế ô nhiễm:
Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, cải tiến công nghệ, sử dụng nhiều loại năng lượng không
gây ô nhiếm môi trường như năng lượng gió, năng lượng mặt trời..., xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh
để hạn chế bụi và điều hoà khí hậu...Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý
thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm.
Câu 8: Bằng cách nào con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên 1 cách tiết kiệm và hợp lí?
Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần phải sử dụng 1 cách tiết kiệm và hợp lí. Bảo vệ rừng
và cây xanh trên mặt đất sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật
khác
Câu 9: Vì sao cần bảo vệ các hệ sinh thái? Nêu các biện pháp bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ
sinh thái.
Trái đất của chúng ta chia ra nhiều vùng với các hệ sinh thái khác nhau: hệ sinh thía rừng, hệ sinh thái biển, hệ
sinh thái nông nghiệp... Các hệ sinh thái này rất quan trọng chẳng hạn rừng là môi trường sống của nhiều loài

SV, điều hoà khí hậu, giữ cân bằng sinh thái trên Trái Đất; Các loài ĐV trong hệ sinh thái biển rất phong phú,
là nguồn thức ăn chủ yếu của con người; các hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩmcho con
người và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
Tóm lại các hệ sinh thái là các nguồn tài nguyên phong phú tuy nhiên không phải là nguồn tài nguyên vô tận
ngày càng cạn kiệt do đó cần được bảo vệ.
Các biện pháp bảo vệ:
- Hệ sinh thái rừng: Xây dựng kế hoạch khai thác hợp lí; xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn Quốc
gia; phòng chống cháy rừng; vận động đồng bào định canh định cư, trồng rừng; tăng cường công tác giáo dục
về bảo vệ rừng...
- Hệ sinh thái biển: Khai thác hợp lí, bảo vệ và nuôi trồng các loài SV biển quý hiếm, chống ô nhiễm môi
trường biển...
- Hệ sinh thái nông nghiệp: Bảo vệ và cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất cao.
Câu 10: Vì sao cần có Luật Bảo vệ môi trường? Nêu 1 số nội dung cơ bản trong Luật bảo vệ môi trường
của Việt Nam.
*Luật bảo vệ môi trường được ban hành nhằm điều chỉnh hành vi của xã hội để ngăn chặn, khắc phục các hậu
quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.
* Một số nội dung cơ bản:
- Các tổ chức cá nhân có trách nhiệm giữ cho MT trong lành, sạch đẹp, cải thiện MT, bảo dảm cân bằng sinh
thái, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho MT, khai thác, sử dụng hợp
lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.
- Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.
- Các tổ chức, cá nhân gây ra sự cố MT có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt MT.
Bài tập:
1. Có các sinh vật sau: cua, mèo rừng, sâu, cây, dê, cỏ, chim sâu, hổ, vi sinh vật, chuột.
Sắp xếp các sinh vật trên thành 3 nhóm: SV phân giải, SV sản xuất, SV tiêu thụ
- SV sản xuất: cây, cỏ.
- SV tiêu thụ: cua, sâu, dê, chim sâu, hổ, chuột, mèo rừng.
- SV phân giải: vi sinh vật.
2. Tại sao khi trồng cây cảnh trong nhà, thỉnh thoảng người ta phải đưa ra ngoài nắng?

Cây để trong nhà thường là cây ưa bóng nhưng thỉnh thoảng phải để cây ra ngoài nắng để cây có thể quang
hợp và tạo diệp lục.
3. Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng?
Rừng là môi trường sống của nhiều SV. Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài SV, giữ cân bằng sinh thái
của đất. Ngoài ra, rừng còn có vai trò bảo vệ và chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước
4. Thế nào là mật độ quần thể? Mật độ quần thể tăng hay giảm phụ thuộc vào những yếu tố nào , cho ví
dụ?
Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
Mật độ quần thể thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố như sau:
- Theo thời gian (theo mùa, theo năm)
- Theo chu kì sống của SV.
- Các điều kiện thức ăn, nơi ở...
5. Theo em nguồn năng lượng chủ yếu của con người trong tương lai là gì? Giải thích?
Nguồn năng lượng chủ yếu của con người trong tương lai sẽ là nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt
trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều hay năng lượng nhiệt từ lòng trái đất. Bởi chúng không những
không gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng mà còn cho ta hiệu quả cao. Hơn nữa 1 số nguồn năng lượng phổ
biến hiện nay dần cạn kiệt như là dầu lửa, khí đốt, than đá.
6. Một QXSV ở ruộng gồm nhiều QT cùng sinh sống: rong tảo là thức ăn của các loài cá nhỏ; lúa là
thức ăn của châu chấu và chuột; các loài cua, cá nhỏ ăn mùn bã; châu chấu, cá nhỏ, cua là thức ăn của
ếch nhái, cá ăn thịt có kích thước lớn ; rắn là loài ưu thế nhất, chúng ăn cả ếch, chuột, cá ăn thịt.
a) Vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong QX.
b) Lưới thức ăn này có mấy chuỗi thức ăn.
c) Có bao nhiêu mắt xích chung?
Mùn bã
Cua Ếch Rắn
Cá nhỏ
Cá ăn thịt
Tảo
Rong
Lúa

Châu chấu
Chuột
b) Có 10 chuỗi thức
ăn
c) Có 6 mắt xích
chung (cua, ếch, cá
nhỏ, châu chấu, cá
ăn thịt, rắn)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×