Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Luận văn thạc sĩ kinh tế giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang huyện bình tân, tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

PHÙNG QUANG TRƯỜNG

Tên đề tài:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG
KHOAI LANG TẠI HUYỆN BÌ NH TÂN, TỈNH
VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

PHÙNG QUANG TRƯỜNG

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG
KHOAI LANG TẠI HUYỆN BÌ NH TÂN, TỈNH
VĨNH LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngành Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. Nguyễn Thanh Tuyền

CẦN THƠ, 2016




i

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô, làm việc tại Văn
phòng HĐND&UBND huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, và thực hiện bài luận
văn nghiên cứu: “Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang huy ện Bình
Tân, tỉnh Vĩnh Long” ở địa phương huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, nơi mà tôi
đang sinh sống. Tôi chân thành cám ơn GS . TS Nguyễn Thanh Tuyề n , nhờ sự
chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của Thầ y mà tôi có th ể hiểu rõ về phương pháp
khoa học và nội dung đề tài, từ đó có thể hiểu rõ và thực hiện luận văn hoàn thiện
hơn.
Quý Thầy, Cô trường Đại học Tây Đô đã truyền đạt những kiến thức và
kinh nghiệm quý báo trong suốt thời gian tôi theo học tại trường; những kiến
thức này cung cấp cho tôi một nền tảng vững chắc để hoàn thành luận văn cũng
như phục vụ cho công việc sau này.
Trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc
chắn luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp từ quý Thầy Cô và bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!


ii

TÓM TẮT
Ở Bình Tân Khoai lang đã được người dân trồng từ khá lâu. Khoai lang
là mô ̣t đặc sản nằm trong số chín loại trái cây, rau củ, làng nghề được Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long đề cử với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vào

tháng 3/2015. Tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề liên quan đến khâu sản xuất, chế
biến, tiêu thụ, giá cả khoai lang và theo nghiên cứu thực hiện tại các giai đoạn
phát triển cho thấy, giá trị tiềm năng của chuỗi cung ứng là cốt lõi kinh doanh
của doanh nghiệp, vì vậy “Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang ta ̣i
huyê ̣n Bình Tân , tỉnh Vĩnh Long” là hết sức cần thiết cầ n đươ ̣c nghiên cứu.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, dựa vào lý thuyết chuỗi cung ứng
và phân tić h các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng với mục tiêu nhâ ̣n da ̣ng các
điể m ngheñ trong chuỗi và tim
̀ ra các cơ hô ̣i để hoàn thiê ̣n chuỗi cung ứng
khoai lang ta ̣i huyê ̣n Bình Tân , từ đó đ ề xuất những giải pháp phù hợp với
thực tiễn trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2016 - 2020 nhằm tăng cường hiê ̣u
quả hoạt động chuỗi cung ứng khoai lang huyê ̣n Bình Tân, nhằm giúp các nhà
quản lý các cấp có đủ cơ sở xây dựng các chính sách và giải pháp phù hợp hơn
để tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững chuỗi cung ứng khoai lang tại
huyện Bình Tân, từ tập trung thực hiện trồng khoai lang theo quy trình sản
xuấ t sa ̣ch theo GAP; ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất; xây dựng
thương hiệu và quảng bá sản phẩm, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; hoàn
thiện sự tăng cường phối hợp giữa các thành phần tham gia chuỗi cung ứng
thông qua các giải pháp liên kết nông dân với các thành phần khác trong chuỗi
cung ứng, xây dựng mô hình Hợp tác xã kiểu mới ở địa phương nhằm giải
quyết các vấn đề khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ khoai lang.


iii

ABSTRACT
In Binh Tan potatoes were planted a long time ago by people. The
sweet potato is a specialty among the nine kinds of fruit, vegetables, villages
are culture, sports and tourism of Vinh Long nomination with Vietnam record
organization in March 2015. However there are many problems related to

production, processing, consumption, prices, and sweet potatoes under
research conducted at the stage of development shows that the potential value
of the supply chain is the core corporate business, so "perfect solution sweet
potato supply chain in Binh Tan district, Vinh Long province" is very
necessary need to be studied. Research using qualitative methods, based on
the theory of supply chain and analyze the actors with the goal of supply chain
Identify bottlenecks in the chain and to find opportunities to perfect supply
chain in Binh Tan sweet potatoes, which recommended out the appropriate
solutions to the realities of the next stage in 2016 - 2020 in order to enhance
the operational efficiency of supply chain yam Binh Tan district, to help
managers at all levels are sufficient grounds building policy and more
appropriate solutions to increase added value and sustainable development of
sweet potato supply chain in Binh Tan district, from focusing done sweet
potato production process clean GAP; information technology application into
production; branding and product promotion, development of rural
infrastructure; Complete the strengthening of coordination among
stakeholders supply chain solutions through linking farmers with the other
components in the supply chain, modeling new style cooperative to address
local the problems in the production and consumption of sweet potatoes.


iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là học viên lớp Cao học Quản Trị Kinh Doanh khóa 2A của Trường
Đại học Tây Đô niên khóa 2014-2016. Tôi xin cam đoan với Ban Giám hiệu, Hội
đồng Khoa học của Trường là đề tài tôi nghiên cứu về “Giải pháp hoàn thiện
chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long” là công trình do
chính tôi nghiên cứu các tư liệu thu thập từ địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh

Long thực hiện cùng với sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Thanh Tuyề n – Đa ̣i
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh . Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác. Tôi xin cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của
mình.
Bình Tân, ngày

tháng 6 năm 2016

Người cam đoan

Phùng Quang Trường


v

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
1. Lý do chọn đề tài ............................................................. Error! Bookmark not defined.
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................ Error! Bookmark not defined.
3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................... Error! Bookmark not defined.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................... Error! Bookmark not defined.
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................... Error! Bookmark not defined.
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................. Error! Bookmark not defined.
5.1. Phương pháp thu thập số liệu........................................ Error! Bookmark not defined.
5.2. Phương pháp phân tích ................................................. Error! Bookmark not defined.
6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến chuỗi cung ứngError! Bookmark
not defined.
6.1. Công trình nghiên cứu của Joeteddy B. Bugarin .......... Error! Bookmark not defined.

6.2. Chuỗi cung ứng của ZARA .......................................... Error! Bookmark not defined.
6.3. Chuỗi cung ứng của Dell ............................................. Error! Bookmark not defined.
6.4. Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng của Singapore Error! Bookmark not defined.
6.5. Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng của Hàn Quốc Error! Bookmark not defined.
6.6. Bài học kinh nghiệm từ thành công của sản phẩm gạo ở Thái Lan Error! Bookmark
not defined.
6.7. Kinh nghiệm từ thất bại trong việc xây dựng chuỗi cung ứng dừa ở Tỉnh Bến Tre
............................................................................................. Error! Bookmark not defined.
6.8. Luận văn khác ............................................................... Error! Bookmark not defined.
7. Bài học kinh nghiệm ........................................................ Error! Bookmark not defined.
8. Những nét đóng góp của luận văn ................................... Error! Bookmark not defined.
9. Các bước nghiên cứu ....................................................... Error! Bookmark not defined.
10. Kết cấu của luận văn ...................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNGError! Bookmark not
defined.
1.1. Tổ ng quan về chuỗi cung ứng ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng .............. Error! Bookmark not defined.
1.1.1.1. Chuỗi cung ứng ....................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1.2. Quản trị chuỗi cung ứng ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Phân loại chuỗi cung ứng........................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2.1. Theo tiêu chí tính liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng ............ Error!
Bookmark not defined.
1.1.2.2. Theo đặc tính của sản phẩm .................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2.3. Theo cách thức đưa sản phẩm ra thị trường............ Error! Bookmark not defined.
1.2. Các thành phần và mối quan hệ hợp tác trong chuỗi cung ứngError! Bookmark not
defined.
1.2.1. Các thành phần cơ bản trong chuỗi cung ứng ............ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Mối quan hệ hợp tác trong chuỗi cung ứng ............... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng ....................... Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Vai trò của hợp tác trong chuỗi cung ứng.................. Error! Bookmark not defined.

1.2.4.1. Đối với bản thân doanh nghiệp ............................... Error! Bookmark not defined.


vi
1.2.4.2. Đối với ngành ......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Tiêu chuẩ n đo lường hiê ̣u quả chuỗi cung ứng ............. Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Các yếu tố tác động đến hiệu quả chuỗi cung ứng .... Error! Bookmark not defined.
1.3.1.1. Sản xuất................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1.2. Hàng tồn kho ........................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1.3. Vị trí ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.1.4. Vận chuyển ............................................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.1.5. Thông tin ................................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍ CH , ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG KHOAI LANG TẠI
HUYỆN BÌNH TÂN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Tổng quan về huyện Bình Tân ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1.2 Khí hậu .................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1.3. Tài nguyên đất đai................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội........................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.1. Đơn vị hành chính ................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.2. Tình hình dân số ..................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.3. Tình hình kinh tế ..................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.4. Mạng lưới giao thông và thủy lợi ........................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Giới thiê ̣u về cây khoai lang ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Đặc điểm .................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Tình hình trồng khoai lang ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2.1. Việt Nam ................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2.2. Tình hình sản xuất khoai lang ĐBSCL ................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Giới thiê ̣u về khoai lang Bin

̀ h Tân ............................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Phân tích chuỗi cung ứng khoai lang ta ̣i huyê ̣n Bình TânError!
Bookmark
not
defined.
2.4.1. Nhà cung cấp ............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.4.2 Tình hình sản xuất của nông dân trồ ng khoai ............. Error! Bookmark not defined.
2.4.2.1 Diê ̣n tić h ................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.2.2. Tưới tiêu.................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.4.2.3. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ......................... Error! Bookmark not defined.
2.4.2.4. Lao động ................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.4.2.5. Thu hoạch .............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.4.2.6. Kinh nghiệm sản xuất ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.4.2.7. Việc sử dụng đất ..................................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.2.8. Về yếu tố kỹ thuật và nguồn vốn đầu tư ................. Error! Bookmark not defined.
2.4.2.9. Về chi phí và thu nhâ ̣p của nông hộ ........................ Error! Bookmark not defined.
2.5. Tình hình thu nhập nhà phân phối ................................ Error! Bookmark not defined.
2.5.1. Giá cả và đầu ra sản phẩm.......................................... Error! Bookmark not defined.
2.5.2. Phân phố i ................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.6. Phân tích sự phối hợp giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng khoai lang ta ̣i huyê ̣n
Bình Tân............................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.7. Cơ hô ̣i và khó khăn thách thức chuỗi cung ứng khoai lang huyê ̣n Bình Tân ........ Error!
Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG KHOAI LANG TẠI


vii
HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG .......................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp ............................................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Quan điểm đề xuất giải pháp ........................................ Error! Bookmark not defined.

3.3. Cơ sở đề xuất giải pháp................................................. Error! Bookmark not defined.
3.4. Các nhóm giải pháp hoàn thi ện chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân , tỉnh
Vĩnh Long ............................................................................ Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Nhóm giải pháp xây dựng và áp dụng thành công kỹ thuật trồng khoai lang theo tiêu
chuẩn VietGAP, GlobalGAP và chuyển giao khoa ho ̣c k ỹ thuật cho nông dân trồng khoai.
............................................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Nhóm giải pháp Ứng dụng công nghệ thông tin ........ Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Nhóm giải pháp đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Bình Tân
............................................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.4.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện phương thức giao dịch và thanh toán trong toàn chuỗi
cung ứng khoai lang huyê ̣n Bình Tân .................................. Error! Bookmark not defined.
3.4.5. Hoàn thiện công tác xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩmError!
Bookmark
not defined.
3.4.6. Nhóm giải pháp nhằm tăng cường sự phối hợp và hỗ trợ giữa các thành phần tham
gia chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân .................. Error! Bookmark not defined.
3.4.7. Những giải pháp hỗ trợ khác ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.7.1. Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật....................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.7.2. Giải pháp xây dựng mở rộng hệ thống tiêu thụ, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới
............................................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.4.7.3. Giải pháp xây dựng vùng nguyên liệu .................... Error! Bookmark not defined.
3.4.7.4. Giải pháp hỗ trợ vốn và kỹ thuật ............................ Error! Bookmark not defined.
3.4.7.6. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu khoai lang Bình Tân Error! Bookmark not defined.
3.5. Những khó khăn khi triển khai thực hiện các giải pháp Error! Bookmark not defined.
3.6. Khuyế n nghị .................................................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
TAI LIỆU THAM KHẢO ................................................. Error! Bookmark not defined.


viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diễn biến diện tích trồng khoai lang của Việt NamError!
Bookmark
not
defined.
Bảng 2.2: Diễn biến sản lượng trồng khoai lang của Việt NamError! Bookmark not
defined.
Bảng 2.3: Diễn biến năng suất trồng khoai lang của Việt NamError!
Bookmark
not
defined.
Bảng 2.4: Diễn biến diện tích sản lượng, năng suất khoai lang ĐBSCL năm 2015 ..... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.5: Diện tích và sản lượng khoai lang qua các năm .. Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.6. Diê ̣n tić h trồ ng khoai của nông hô ̣ ...................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.7: Diê ̣n tích trồ ng khoai lang của 74 hô ̣ đươ ̣c phỏng vấ n Error! Bookmark not
defined.
Bảng 2.8: Nguồ n vố n đầ u tư của nông hô ̣ ........................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.9: Chi phí đầ u tư trồ ng khoai lang ........................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.10. Thu nhâ ̣p hô ̣ nông dân trồ ng khoai .................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.11: Bảng thống kê tỷ lệ lợi nhuận của các thành phần trong chuỗi cung ứng Khoai
lang huyê ̣n Biǹ h
Tân……………………………………………………………………….Error! Bookmark
not defined.


ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh LongError!
Bookmark
not
defined.
Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng từng khu vực ........................ Error! Bookmark not defined.
Hình 2.3: Logo nhañ hiê ̣u tâ ̣p thể khoai lang Bình Tân ....... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.4: Thị trường xuất khẩu khoai lang Bình Tân .......... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.5: Ruô ̣ng khoai lang Biǹ h Tân ................................. Error! Bookmark not defined.
Hình 2.6: Sơ đồ chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình TânError! Bookmark not
defined.
Hình 2.7: Thu nhập từ hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của nhà phân phố i Error! Bookmark not
defined.


x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
GAP
ĐA
TU
BVTV
PTNT
ĐBSCL

Tên đầy đủ tiếng Việt
Thực Hành Nông Nghiệp Tốt
Đề án
Tỉnh ủy
Bảo vệ thực vật

Phát triển nông thôn
Đồng bằng sông Cửu Long


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khoai lang đã được người dân huyện Bình Tân, Vĩnh Long trồng từ khá
lâu. Khi dân cư ở vùng đất này trồng lúa mùa một vụ thì rẫy khoai lang đã được
trồng xen vào như vụ mùa thứ 2 sau khi thu hoạch lúa ở các vùng đất cao. Ngày
nay được kiên cố hóa thủy lợi nội đồng nhiều nông hộ mạnh dạn trồng khoai
lang quanh năm theo số liệu thống kê năm 2015 diện tích từ 10.579 ha.
Để tổ chức thực hiện tốt Đề án 03-ĐA/TU, ngày 20/02/2014 của Tỉnh ủy
Vĩnh Long về “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng
cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững giai đoạn 2014 – 2020” việc đưa cây
màu để thay thế diện tích đất trồng lúa năng suất thấp thì trong đó cây khoai
lang là thích hợp với Đề án vì ở đây điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi cho
trồng khoai với qui mô lớn nhằm phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao thu nhập
của nhân dân. Khoai lang là mô ̣t đặc sản nằm trong số chín loại trái cây, rau củ,
làng nghề được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long đề cử với Tổ chức
Kỷ lục Việt Nam vào tháng 3/2015.
Điệp khúc trúng mùa mất giá cứ tồn tại dai dẳng suốt nhiều năm qua ở
vùng khoai Bình Tân khiến người nông dân không khỏi lo lắng. Hầu như năm
nào cũng vậy, hễ thu hoạch rộ là khoai rớt giá thê thảm. Ngoài chuyện giá cả ra,
người dân còn bị cánh thương lái ép giá khi ến lợi nhuận của người dân giảm
đáng kể do người trồng khoai lang thiếu thông tin về thị trường, sản xuất theo
kiểu nhỏ lẻ, manh mún, kỹ thuật canh tác còn thủ công, giản đơn, chưa áp du ̣ng
các quy trình canh tác đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm nên chấ
t lươ ̣ng khoai

thấ p, tình trạng lạm dung thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ảnh hưởng đến chất
lươ ̣ng, sức khỏe người sản xuấ t và người tiêu dùng. Các hộ dân chưa liên kết lại
với nhau để hin
̀ h thành hơ ̣p tác xã khoai lang nhằ m bảo vê ̣ lơ ̣i ić h nông dân khi
giá cả và sản lượng khoai lang trên thị trường biến động . Tình trạng quá phụ
thuô ̣c vào mô ̣t thi ̣trường xuấ t khẩ u là Trung Quố c nên chưa mang tính b
ền
vững. Bên ca ̣nh quá trình toàn cầ u hóa như hiê ̣n nay phải đối mặt với sức ép
cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu, sản phẩm, dịch vụ, đầu tư của các nước
ASEAN, đặc biệt là khi các nước ASEAN loại bỏ hàng rào phi thuế quan. Một
số ngành sẽ phải thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa. Các sản phẩm xuất khẩu


2

của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng hóa từ các nước khác
trên thị trường ASEAN do AEC hình thành sẽ tạo ra thị trường chung, không
còn rào cản hàng hóa, dịch vụ, vốn…và cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu đối
với các sản phẩm, ngành hay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ngay tại thị trường
Việt Nam và theo nghiên cứu thực hiện tại các giai đoạn phát triển cho thấy, giá
trị tiềm năng của chuỗi cung ứng là cốt lõi kinh doanh của doanh nghiệp. Quản
trị chuỗi cung ứng có thể được hiểu là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa
điểm và vận chuyển giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng
nhịp nhàng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường vì v ậy “Giải pháp hoàn
thiêṇ chuỗi cung ƣ́ng khoai lang ta ̣i huyêṇ Bin
̀ h Tân , tỉnh Vĩnh Long” là
hết sức cần thiết cầ n đươ ̣c nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Tập trung nghiên cứu các tác nhân của sự hợp tác trong chuỗi cung ứng

khoai lang ta ̣i huyê ̣n Bình Tân, nhâ ̣n da ̣ng các điể m ngheñ cuả chuỗi, các cơ hội,
từ đó đề xuấ t các giải pháp để hoàn thiê ̣n.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tić h hiê ̣n tra ̣ng chuỗi cung ứng Khoai lang ta ̣i huyê ̣n Biǹ h Tân đặt
trong mối liên kết, hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng khoai lang.
Nhâ ̣n da ̣ng các điể m ngheñ trong chuỗi và tìm ra các cơ hô ̣i để hoàn thiê ̣n
chuỗi cung ứng khoai lang ta ̣i huyê ̣n Biǹ h Tân , từ đó đề xuất những giải pháp
phù hợp với thực tiễn trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2016 - 2020 nhằm tăng
cường hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng chuỗi cung ứng khoai lang huyê ̣n Bình Tân , nhằm
giúp các nhà quản lý các cấp có đủ cơ sở xây dựng các chính sách và giải pháp
phù hợp hơn để tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững chuỗi cung ứng
khoai lang tại huyện Bình Tân.
3. Câu hỏi nghiên cƣ́u
Để thực hiện tốt mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn sẽ trả lời các câu
hỏi nghiên cứu sau:
Một là Bản chất của sự hợp tác trong chuỗi cung ứng là gì?


3

Hai là sự hợp tác và tính hiệu quả của chuỗi cung ứng khoai lang huyê ̣n
Bình Tân?
Ba là Những thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng sẽ cần những giải
pháp nào để chuỗi cung ứng Khoai lang huyê ̣n Biǹ h Tân đem la ̣i hiê ̣u quả?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân , tỉnh
Vĩnh Long.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian

Nghiên cứu triển khai tại 5 xã: Thành Trung , Tân Thành , Thành Đông,
Thành Lợi, Tân Quới, là 5 xã chính tập trung hơn 80% diện tích và sản lượng
khoai lang tại huyện Bình Tân . Bên cạnh đó đề tài còn nghiên cứu các doanh
nghiệp thu mua mă ̣t hàng Khoai lang trên điạ bàn huyê ̣n và Thi ̣xã Bình Minh ,
người sản xuấ t khoai lang, thương lái và người tiêu dùng.
Về thời gian
Dữ liệu thứ cấp dùng để thực hiện đề tài nghiên cứu được thu thập trong
khoảng thời gian chủ yếu từ năm 2011-2015, từ lươ ̣c khảo tài liê ̣u thứ cấ p có
liên quan đế n sản xuấ t và tiêu thu ̣ khoai lang ta ̣i các xã và trên điạ bàn huyê ̣n
Bình Tân như: dữ liệu đã có sẵn từ các báo cáo của Chi cuc̣ thống kê huyện Bình
Tân, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Tổ ng cục thống kê tỉnh Viñ h Long.
Dữ liệu sơ cấp thu được thông qua điều tra xã hội học triển khai từ tháng
06/2016 đến tháng 08/2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luâ ̣n văn đươ ̣c thực hiê ̣n theo phương pháp nghiên cứu đinh
̣ tiń h thông
qua phỏng vấ n chuyên gia trong và ngoài liên quan đến đề tài nghiên cứu như
phỏng vấn sâu các nhà quản lý chuyên ngành nông nghiê ̣p của huyê ̣n , tỉnh và giảng
viên trường Đại học Tây Đô, tranh thủ sự đóng góp ý kiến của người hướng dẫn khoa
học GS. TS Nguyễn Thanh Tuyền – Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh nhằm

thiết lập sơ đồ chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân cho phù hợp với


4

tình hình thực tế tại huyện Bình Tân.
5.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
5.1.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp sẽ đươ ̣c thu thâ ̣p bao gồ m: diện tích trồ ng, sản lượng hàng

năm và quy hoạch phát triển trong thời gian sắp tới, cũng như tình hình mua bán
và tiêu thụ được thu thập từ nhiều nguồn như niên giám thố ng kê , các báo cáo
tổ ng hơ ̣p ở điạ phương, các đề tài nghiên cứu có liên quan, các tổ chức quản lý
địa phương và các tổ chức có chức năng liên quan.
5.1.2. Số liệu sơ cấp
Phỏng vấn trực tiếp các cá nhân , tổ chức, doanh nghiê ̣p tham gia vào quá
trình sản xuất, kinh doanh khoai lang, từ hộ trồng khoai lang đến thương lái,
doanh nghiê ̣p xuấ t khẩ u.
5.1.3. Cỡ mẩ u
Theo Hair&ctg (2006) đề nghị cỡ mẫu tố i thiể u 100 bảng câu hỏi nên tác
giả chọn cỡ mẫu 100 quan sát để phân tích hoa ̣t đô ̣ng các tác nhân trong chuỗi
cung ứng khoai lang Bin
̀ h Tân.
Các quan sát thuộc nhóm đối tượng nông dân trồng khoai lang được chọn
theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuâ ̣n tiê ̣n và đặc điểm các hộ trồng
khoai tương đố i giống nhau nên luâ ̣n văn cho ̣n 15 hộ/xã được lựa chọn. Các đối
tượng còn lại của chuỗi cung ứng khoai lang được chọn mẫu bằng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện. Ngoài ra, đối với 2 đối tượng nghiên cứu là các thương lái,
doanh nghiệp xuấ t khẩ u m ặt hàng khoai lang thì số liệu sơ cấp ngoài việc thu
thập tại địa bàn huyện Bình Tân, còn được thu thập tại thi ̣xã Bình Minh là nơi
tập trung phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu khoai lang, để xác định sự hợp
tác của chuỗi cung ứng khoai lang ta ̣i huyê ̣n Biǹ h Tân.
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua tiến trình sau:
Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi
Giai đoạn 1: Xây dựng bảng câu hỏi thô dựa trên nền tảng các thông tin cần
thu thập trong mô hình nghiên cứu.
Giai đoạn 2: Chọn lọc và hiệu chỉnh các câu hỏi dựa trên ý kiến đóng góp


5


của cán bộ phòng Nông nghiệp vàPTNT. Phỏng vấn thử 15 cá nhân để kiểm tra
mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi, qua đó ghi nhận ý kiến ban đầu của họ
Giai đoạn 3: Hiệu chỉnh và hoàn tất bảng câu hỏi lần cuối.
Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết.
Bước 3: Phỏng vấn điều tra khách hàng.
Bước 4: Kiểm tra kết quả phỏng vấn, loại ra những mẫu không đạt yêu cầu.
Bước 5: Nhập liệu
Bước 6: Xử lý dữ liệu
5.2. Phƣơng pháp phân tích
5.2.1. Phƣơng pháp phân tích đinh
̣ tính
- Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua thu thập
dữ liệu có sẵn tiến hành lập bảng biểu cũng như vẽ các đồ thị, biểu đồ để dễ
dàng so sánh và đánh giá nội dung nghiên cứu.
- Bên cạnh đó, kết hợp với phương pháp suy diễn để lập luận và giải thích
đặc điểm chuỗi cung ứng Khoai lang Biǹ h Tân thông qua các sơ đồ minh họa.
5.2.2. Phƣơng phápphân tích đinh
̣ lƣơ ̣ng
Phương pháp này được thực hiện nhằm xác định hiệu quả hoạt động của
các tác nhân trong chuỗi cung ứng khoai lang Bình Tân.
6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến chuỗi cung ƣ́ng
6.1. Công trình nghiên cứu của Joeteddy B. Bugarin
Joeteddy B. Bugarin [8] nghiên cứu về “Cải tiến trong chuỗi cung ứng của
ngành sầu riêng tại vùng Davao-Philippine” trong đó tác giả đã dùng phương
pháp thống kê miêu tả 108 mẫu, qua bài nghiên cứu tác giả đã chỉ ra được những
điểm yếu kém trong chuỗi: khâu yếu nhất là từ người trồng sầu riêng đến người
thu mua, dẫn đến chất lượng sầu riêng là vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến hiệu
quả toàn chuỗi và tác giả cũng đề ra một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả
chuỗi sầu riêng tại vùng Davao-một trong những vùng trồng sầu riêng lớn nhất

tại Philippine. Tuy nhiên, có nhiều đối tượng nghiên cứu nên phần hạn chế của
đề tài là kết quả nghiên cứu còn chưa thể hiện hết được những yếu kém của toàn


6

chuỗi cũng như những giải pháp còn mang tính chung chung, chưa cụ thể đòi
hỏi người đọc phải nghiên cứu thêm.
6.2. Chuỗi cung ứng của ZARA [6]
Hãng thời trang Zara là một ví dụ điển hình về chuỗi cung ứng nhanh và
hiệu quả. Zara là công ty thành viên có tỉ lệ lợi nhuận cao nhất, là lá cờ đầu của
tập đoàn Inditex – một trong những tập đoàn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất
trong ngành công nghiệp thời trang.
Những biểu hiện thành công của chuỗi cung ứng tại Zara:
- Lượng hàng thanh lý của hãng chỉ chiếm 10% lượng sản phẩm, so với
mức 17-20% của ngành thời trang.
- Lượng hàng bán ra với giá niêm yết ban đầu chiếm 80-85% lượng sản
phẩm, so với mức 60-70% của ngành.
- Zara quản lý hiệu quả hơn 300.000 đơn vị dự trữ mỗi năm
- Khi ngành thời trang chỉ cho phép các điểm bán hàng thay đổi 20% lượng
đơn hàng một khi mùa thời trang bắt đầu, con số Zara cho phép là 40-50%.
- Các điểm bán của Zara chỉ phải giữ một lượng hàng rất nhỏ trong kho.
- Mẫu mã thay đổi liên tục của Zara rất thu hút khách hàng. Một khách
hàng điển hình của Zara đến cửa hàng 17 lần một năm, con số này của đối thủ
cạnh tranh GAP chỉ là 4-5. Điều này giúp hãng giới hạn chi phí quảng cáo ở
mức 0,3% doanh số, so với mức 3-4% của đối thủ cạnh tranh.
Những thành tựu trên là biểu hiện rõ rệt cho hoạt động hiệu quả của Zara.
Để thành công thực hiện mục tiêu phổ thông hóa thời trang cao cấp và mang đến
khách hàng toàn cầu hơn 12.000 mẫu thiết kế mới mỗi năm, Zara đảm bảo tính
linh hoạt trong chuỗi cung ứng của mình:

- Từng hoạt động trong chuỗi cung ứng được đảm bảo hiệu quả và nhanh
chóng tối đa. Zara tập trung xây dựng tính thời gian thực của dòng thông tin và
sự phối hợp giữa mọi đối tác trong chuỗi cung ứng.
- Zara kiểm soát chặt chẽ chuỗi cung ứng của mình. Hãng sử dụng tối đa
nguồn lực của mình và các công ty cùng tập đoàn Inditex để thực hiện các công
đoạn trong chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, Zara lựa chọn các đối tác bên ngoài rất
cẩn thận.
Dòng lưu chuyển thông tin trong chuỗi cung ứng luôn thông suốt. Mọi đối
tác liên quan đến chuỗi cung ứng của Zara luôn kết nối với nhau, từ khách hàng


7

đến người phụ trách cửa hàng Zara, từ cửa hàng tới các chuyên gia về thị trường
và nhà thiết kế, từ bộ phận thiết kế đến khâu sản xuất, từ nhà máy đến các nhà
thầu cung cấp, từ kho đến trung tâm phân phối của Zara…
Mọi khâu liên quan đến hoạt động của Zara đều được hoạch định để phục
vụ mục đích này, từ cơ cấu tổ chức, cách thức kinh doanh, chỉ tiêu đánh giá hoạt
động đến cả kiến trúc văn phòng và cửa hàng.
Chủ trương này của Zara tạo điều kiện cho mọi đối tác trong chuỗi có thể
góp ý cho các quyết định của hãng.
Zara vận hành ba chuỗi cung ứng tương đối riêng biệt cho ba dòng sản
phẩm của mình. Kinh doanh các sản phẩm rất khác nhau dành cho phái đẹp,
phái mạnh và trẻ em, Zara dành riêng cho mỗi dòng sản phẩm một chuỗi cung
ứng với đội ngũ thiết kế, bán hàng, mua nguyên liệu, chuyên gia thị trường và
hoạch định sản xuất riêng biệt. Điều này có nghĩa một nhà máy gia công sản
phẩm áo cho cả phái đẹp và trẻ em của Zara phải giao dịch và hợp tác với ít nhất
hai đội ngũ khác nhau của hãng.
Một minh chứng khác cho sự hoạt động song song nhưng riêng rẽ của ba
chuỗi cung ứng nêu trên là sự phân chia đại bản doanh của Zara tại La Coruna

Tây Ban Nha thành ba khu vực khác nhau dành cho nhân sự của ba dòng sản
phẩ m. Vận hành cùng lúc ba chuỗi cung ứng tạo thêm nhiều chi phí cho Zara.
Nhưng chiến lược này mang lại cho hãng sự linh hoạt nhờ đội ngũ của từng
chuỗi chỉ tập trung cho dòng sản phẩm của mình.
Các hoạt động của Zara là kết quả của mọi đối tác trong chuỗi cung ứng.
Như đã nói ở trên, Zara rất chú trọng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, thể
hiện ở các chính sách và chiến lược của hãng.
Một ví dụ điển hình cho điề u này là viê ̣c bố trí ở mỗi phân khu mô ̣t xưởng
thiế t kế và ta ̣o sản phẩ m mẫu , tạo điều kiện cho mọi người tại Zara đóng góp ý
kiế n, tăng tin
́ h hấ p dẫn và thực tế của các mẫu thiế t kế. Trên thực tế, Zara có khả
năng hoàn thành quá trình đánh giá và lựa cho ̣n mẫu thiế t kế để đưa vào sản
xuấ t, tính toán và thông qua các nguồn lực cần thiết cho việc sản xuất và đưa sản
phẩ m đế n tay khách hàng chỉ trong vài giờ.
Zara có đươ ̣c thành quả này là nhờ các nhóm thiế t kế linh hoa ̣t gồ m nhân
sự với:


8

+ Các nhà thiết kế tài năng và năng động: Zara tuyể n cho ̣n đô ̣i ngũ thiế t kế
dựa trên thực tài. Chủ yếu là các nhà thiết kế chưa đến 30 tuổ i, họ được đánh giá
thường xuyên để đảm bảo khả năng làm viê ̣c và tiń h linh hoa ̣t.
+ Các chuyên gia thị trường: Luôn liên la ̣c với các cửa hàng và hiể u biế t về
thị trường và người tiêu dùng, họ đánh giá và đóng góp cái nhìn thực tế cho các
mẫu thiế t kế (kiể u cách, màu sắc, chấ t liê ̣u…). Các chuyên gia thị trường còn đề
xuấ t giá bán thić h hơ ̣p.
+ Các nhà hoạch định nguyên liệu và sản xuất : Dựa trên các mẫu thiế t kế
đươ ̣c phát triể n, đô ̣i ngũ này cung cấ p những tiń h toán nhanh chóng nhưng rấ t
quan tro ̣ng về năng lực sản xuấ t và chi phi.́

Zara cung cấ p nhiề u đơ ̣t hàng số lươ ̣ng nhỏ cho thi ̣trường . Thay vì dựa
vào số lượng nhỏ các đợt hàng lớn để tận dụng tính hiệu quả nhờ quy mô, Zara
gửi nhiều đợt hàng nhỏ cho thị trường. Chiến lược này tạo thêm chi phí cho
Zara, yêu cầu hãng luôn theo sát thị trường, kịp thời sản xuất và cung cấp sản
phẩm. Điều này giải thích cho việc nhiều cửa hàng Zara nhận hàng từ công ty
2-6 lần/tuần. Bên cạnh đó, lượng hàng trong kho của mỗi sản phẩm là rất ít. Tuy
nhiên, những lợi quyết định này mang là rất lớn:
+ Số lượng rất lớn các thiết kế (hơn 12.000 mẫu mới mỗi năm), chất lượng
cao và giá hợp lý tạo nên sự hấp dẫn của Zara với thị trường. Trên thực tế, lượng
hàng ít ỏi của mỗi sản phẩm khiến khách hàng thường xuyên đến các cửa hàng
Zara. Khi một mẫu thiết kế hết hàng, họ sẽ lựa chọn và mua sản phẩm khác.
Theo một cách nhất định, Zara đã biến tình trạng hết hàng thành một ưu thế
cạnh tranh của mình trên thị trường.
+ Việc tích trữ một lượng ít hàng trong kho hạn chế rủi ro mà các cửa hàng
Zara phải chịu.
+ Tính linh hoạt của Zara được đảm bảo.
Tóm lại, yếu tố quyết định trong sự thành công của chiến lược này tại Zara
là dòng thông tin luôn thông suốt mà hãng thiết lập cùng với mọi đối tác trong
chuỗi cung ứng.
Zara kiểm soát chặt chẽ chuỗi cung ứng. Tận dụng tối đa nguồn lực của
mình, và tập đoàn mẹ Inditex, và làm việc với các đối tác được lựa chọn cẩn
thận giúp Zara đảm bảo chất lượng của chuỗi cung ứng.


9

6.3. Chuỗi cung ứng của Dell [5]
Dell Inc. có một chuỗi cung ứng tuyệt vời, đã từng được Thomas Friedman
ca ngợi “Bản giao hưởng của chuỗi cung ứng Dell là một trong những kỳ quan
thực sự của thế giới phẳng”.

Cohen và Roussel cũng đánh giá “Dell đã biến chuỗi cung ứng của mình
thành một thứ tài sản chiến lược để viết lại quy luật cạnh tranh trong ngành”.
Năm 2008 chuỗi cung ứng của Dell được xếp thứ 2 trong các chuỗi cung
ứng hàng đầu thế giới, năm 2009 Dell đứng thứ 2, chỉ thua Apple.
Đặc điểm CCU của Dell:
Quản trị đầu vào
Chọn nhà cung cấp kỹ lưỡng: Dell chọn nhà cung cấp rất kỹ lưỡng, nếu họ
không theo kịp, họ sẽ bị loại. Thông thường, Dell đi với các nhà cung cấp lớn vì
sự tăng trưởng của nó sẽ ít gây khó khăn cho các nhà cung cấp đó. “Để có được
một lát trong chiếc bánh thu mua hậu hĩ của nó, đạo quân nhà cung cấp của Dell
phải làm việc theo cách của nó. Họ phải đủ linh hoạt, giá đủ cạnh tranh, - và
trên hết là đủ nhanh để cạnh tranh theo điều kiện của Dell.
Giảm số nhà cung cấp: Có lúc số lượng nhà cung cấp của Dell lên đến 500.
Khi giới hạn lại số nhà cung cấp, Dell chọn các nhà cung cấp lớn. Hiện nay, số
lượng nhà cung cấp của Dell là khoảng 35 nhà cung cấp, hầu hết là những nhà
cung cấp lớn và có uy tín như: Fujitsu, Hitachi, IBM, Microsoft…
Thay hàng tồn kho bằng thông tin: Vấn đề then chốt là cung cấp cho nhà
cung cấp tất cả các thông tin họ cần, giữ liên hệ chặt chẽ hơn với nhà cung cấp.
Dell đã hoàn toàn tự động hóa khả năng nhận hàng ngàn đơn đặt hàng, chuyển
chúng ra hàng triệu nhu cầu về linh kiện và làm việc trực tiếp với nhà cung cấp
của mình để chế tạo và giao sản phẩm, đáp ứng đòi hỏi của khách hàng.
Để nhà cung cấp giữ hàng tồn kho: Dell có khả năng hoạt động chỉ với
hàng tồn kho đủ dùng trong hai giờ, vì nó có đội ngũ các nhà cung ứng nhanh.
Tuy nhiên, nhà cung cấp lại chính là người ôm hàng tồn kho. Dell bắt nhà cung
cấp giữ hàng tồn kho ở gần mình và duy trì được những mối kết nối chặt chẽ với
các nhà cung cấp
Quản trị tồn kho
Tồn kho gần như bằng 0



10

Tăng tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho
Quản trị đầu ra
Dell - với thị trường rộng lớn như Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Á -Thái Bình
Dương, Nhật, Trung Đông và Châu Phi. Trong đó Trung Quốc có lẽ được coi là
một ví dụ tiêu biểu nhất cho thành công của Dell trong lĩnh vực phát triển thị
trường, chỉ trong 5 năm Dell đã trở thành nhà cung cấp máy tính, các sản phẩm
hệ thống và dịch vụ lớn thứ ba của nước này và Trung Quốc là thị trường lớn thứ
tư trong chính sách phát triển của Dell.
Để tiếp tục duy trì và mở rộng thị phần của mình, Dell đã xây dựng một mô
hình thương mại điện tử điển hình để quản trị tốt đầu ra, cụ thể: Dell bắt đầu
bằng mô hình marketing trực tiếp đối với máy tính cá nhân, sau đó là kinh
doanh qua mạng. Tiếp đến Dell áp dụng mô hình Build-to-order (BTO) với quy
mô lớn, cho phép khách hàng lựa chọn sản phẩm theo nhu cầu. Dell thu được lợi
nhuận nhờ giảm chi phí trung gian và giảm lượng hàng lưu kho.
6.4. Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng sầu riêng Thái Lan
- Thái Lan có chính sách hỗ trợ về giá cho nông dân trồng 05 loại cây chủ
lực là sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt và chôm chôm. Việc trợ giá nông sản
không chỉ thực hiện ở việc mua giá ưu đãi của nông dân mà nông dân còn được
hưởng những ưu đãi khác như mua phân bón với giá thấp, miễn cước vận
chuyển phân bón, được cung cấp giống mới có năng suất cao, được vay vốn lãi
suất thấp từ ngân hàng nông nghiệp .v..v...
- Thực hiện tốt chính sách hổ trợ này chính phủ Thái Lan đưa các chuyên

viên cao cấp phụ trách chương trình với nhiệm vụ giám sát từ việc sản xuất,
phân phối, chế biến, giá cả cho đến tìm thị trường xuất khẩu mới.
- Hiệp hội ngành nghề tích cực phát huy vai trò liên kết các thành phần và

cung cấp thông tin cập nhật giá cả sầu riêng qua các năm trên hệ thông website

của phòng Thương mại và Công nghiệp Thái Lan, danh sách các doanh nghiệp,
hợp tác xã nông dân được niêm yết thành sách và phát miễn phí cho các doanh
nghiệp hoặc tổ chức nước ngoài có nhu cầu hợp tác hoặc nhập khẩu sầu riêng
Thái Lan. Chính điều này đã góp phần tháo gỡ khó khăn đầu ra cho sầu riêng
Thái Lan. Nhờ có thông tin, chính sách hợp lý của chính phủ Thái Lan đã giúp


11

nông dân trồng sầu riêng duy trì sản lượng và giá bán hợp lý, tăng ổn định qua
các năm.
Đây là chính sách nhằm “bắt bệnh và tìm thuốc chữa” xuất phát từ sự quan
tâm của vua Thái Lan đến chính phủ và chính quyền của các địa phương trồng
sầu riêng. Các chính sách ấy đã kết hợp được kinh nghiệm truyền thống và công
nghệ hiện đại đề từng bước làm cho suy nghĩ, nhận thức của người nông dân
Thái Lan thay đổi, họ đã hiểu sản xuất nông nghiệp không chỉ để ăn mà còn để
xuất khẩu. Từ đây họ đã chung sức, chung lòng phát triển nền nông nghiệp với
tốc độ tăng trưởng nhanh, công nghệ cao và một số lĩnh vực đứng đầu thế giới.
6.5. Chuỗi cung ƣ́ng rau an toàn Thành phố Hồ Chí Minh
Chuỗi cung ứng rau an toàn thành phố Hồ Chí Minh tương đối chặt chẽ.
Các đối tượng giữa các khâu có mối quan chặt chẽ với nhau, trong đó vai trò của
hợp tác xã là chủ lực. Rau an toàn được hình thành từ các hộ trồng rau (hay gọi
là Tổ rau an toàn). Các Hợp tác xã thiết lập cho mục đích trồng trọt rau theo qui
trình đảm bảo an toàn và xúc được việc tiêu thụ thu gom, tập hợp sản phẩm của
các nông dân để cung cấp cho các cửa hàng, các siêu thị, trung tâm bán sỉ hiện
đại để hình thành nên mô hình mẫu trong việc cung cấp rau an toàn tại thành
phố. Bên cạnh, vai trò thương lái gắn liền với HTX, khiến cho chuỗi giá trị rau
an toàn thành phố Hồ Chí Minh phát huy hiệu quả.
Một số công ty rau quả có chuỗi cửa hàng, cung cấp cho các Nhà hàng,
khách sạn thường mua trực tiếp từ các hộ nông dân hay các tổ rau an toàn, số

lượng còn lại nhân dân bán tại các chợ, do đó cả người nông dân, siêu thị, các
cửa hàng hiện nay đều có chức năng như những người bán lẻ thực thụ. Tuy
nhiên, về qui mô cũng như về hình thức bao bì đóng gói, quy cách hàng hoá có
những sự khác biệt nên giá cả cũng khác biệt nhiều và việc chế biến rau an toàn
chưa được đẩy mạnh nên chất lượng chuỗi cung ứng rau an toàn thành phố Hồ
Chí Minh.
6.6. Bài học kinh nghiệm từ thành công của sản phẩm gạo ở Thái Lan [18]
Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm
trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo toàn cầu tuy sản lượng chỉ chiếm
khoảng 5% tổng sản lượng gạo thế giới”, đó là thông tin ít người biết mà TS
Phạm Nguyên Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công


12

Thương) cho biết tại Hội thảo cấp quốc gia chủ đề “Phát triển chuỗi giá trị nông
nghiệp bền vững” do Ủy ban Kinh tế Quốc hội Khóa XIII phối hợp cùng một số
bộ, ngành, địa phương tổ chức
Thành công của hạt gạo Thái Lan trước tiên phải kể tới vai trò của Nhà
nước trong xác định lấy ưu tiên phát triển nông nghiệp làm chiến lược cơ bản
cho phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Theo TS Phạm Nguyên Minh, năm 1982, Chính phủ nước này định ra
“Chiến lược phát triển kinh tế quốc dân lấy hiện đại hóa nông nghiệp, công
nghiệp làm mục tiêu”.
Tiếp đó là “Quy hoạch tăng cường phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và
ứng dụng kỹ thuật mới vào nông nghiệp” (năm 1995) và “Chiến lược nâng đỡ
sản xuất nông nghiệp lấy năng suất cao, tăng phụ gia sản phẩm nông nghiệp,
tăng sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp làm mục tiêu phấn đấu” (năm
2000).
Các bộ, ban, ngành đều thành lập các “Ban thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

và sản xuất lúa gạo” để thực hiện các chính sách về ưu đãi, nâng đỡ sản xuất
nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa gạo với những biện pháp (như chính sách trợ
cấp giá, đầu tư và cho vay…) nhằm phát huy tối đa tính tích cực sản xuất lúa gạo
của nông dân.
Đối với xây dựng và phát triển thương hiệu gạo xuất khẩu, theo TS Minh,
gạo thơm Thái Lan có lịch sử trên 100 năm. Năm 1959, Thái Lan đã chính thức
công bố các giống lúa gạo nổi tiếng - Thai Hom Mali Rice, đồng thời xây dựng
bộ tiêu chuẩn chất lượng cho các loại gạo. Gạo “Thai Hom Mali” với tên thương
hiệu hiện tại là Khao Hom Mali thung Kula Ronghai là sản phẩm đầu tiên ở
Đông Nam Á được đăng ký theo chương trình bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Liên
minh châu Âu.
GS. TS Võ Tòng Xuân kể rằng, với Thái Khao Dawk Mali hay Thai Hom
Mali, các nhà khoa học sau khi thống nhất chọn làm thương hiệu, họ ra đồng lựa
những nhánh lúa chất lượng nhất đem về làm giống, nhân giống cho nông dân
trồng. Sau đó thành lập tiểu ban đánh giá chất lượng gạo quốc gia. Tiếp đến, các
chuyên gia về lúa gạo ăn thử các loại gạo xem loại nào thơm, ngon cơm nhất sẽ


13

chọn loại đó làm thương hiệu quốc gia. Thái Lan chỉ chọn ra 3-4 giống lúa với
hơn 10 doanh nghiệp xây dựng thương hiệu gạo.
Trong chiến lược tuyên truyền hàng xuất khẩu thì “gạo Thái” được đặt lên
vị trí hàng đầu và Thái Lan đổ nhiều công sức, kể cả tài chính vào công tác
quảng cáo. Tất cả các cơ hội như festival, hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước
đều được Thái Lan tận dụng.
Thái Lan còn hợp tác với các nước, nhất là các nước ASEAN lập ra các tổ
chức như Hiệp hội Lúa gạo, Hợp tác Đối tác trao đổi lúa gạo, Hiệp hội Tiêu thụ
gạo... nhằm tăng cường trao đổi kinh nghiệm với các nước, đưa “gạo Thái”
thành thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.

Không chỉ nhờ có thương hiệu, gạo của Thái Lan rất có uy tín trên thị
trường thế giới nhờ khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá cả. Cũng là gạo
5% tấm nhưng gạo Thái Lan đồng đều về độ dài, bóng và chỉ tiêu tạp chất chưa
đầy 1,5%, giá xuất khẩu thường ở mức trên dưới 600 USD/tấn. Chất lượng gạo
xuất khẩu trong các giao dịch quốc tế chịu sự giám sát của Sở Ngoại thương và
các tổ chức tiếp thị cho nông dân. Chính phủ Thái Lan luôn khuyến khích nông
dân trồng lúa chất lượng cao.
Để nâng cao giá trị gia tăng của hạt gạo, Thái Lan tập trung thực hiện hàng
loạt chính sách từ quy hoạch vùng cung ứng nguyên liệu quy mô nhằm giảm giá
thành thu mua; đầu tư nghiên cứu và ứng dụng các loại lúa có chất lượng cao, kể
cả việc nhập khẩu loại giống lúa chất lượng cao từ các nước nông nghiệp phát
triển; đầu tư vào khâu chế biến, bảo quản.
Hiện Thái Lan có trên 90% cơ sở chế biến gạo quy mô lớn, được trang bị
đồng bộ nên chất lượng gạo xuất khẩu cao. Thái Lan rất chú trọng đầu tư vào
khâu tiêu thụ, quảng bá và phát triển thương hiệu sản phẩm. Gạo Thái Lan được
đóng bao với trọng lượng 5-10kg, bên ngoài có nhãn mác ghi đầy đủ nguồn gốc
xuất xứ, tên gọi bằng tiếng Anh, tiếng Thái và cả tiếng nước ngoài ở những
vùng có nhiều người nước ngoài sử dụng
Tại Thái Lan, tất cả các sản phẩm từ hạt thóc đều được sử dụng chế biến
thành các sản phẩm có giá trị. Bên cạnh việc tạo ra sản phẩm chính là gạo trắng,
thì các phần khác của gạo cũng được tận dụng sử dụng vào các mục đích khác


×