Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÍ THUYẾT MÔN TỘI PHẠM HỌC (có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.57 KB, 15 trang )

ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT TỘI PHẠM HỌC
Câu 1: Sự hiểu biết về nhân thân người phạm tội có ý nghĩa gì?/ Việc
nghiên cứu nhân thân người phạm tội tại Việt Nam hiện nay có ý nghĩa gì?
Nhân thân người phạm tội là gì?
Nhân thân người phạm tội là những đặc điểm, những dấu hiệu đặc trưng
nhất phản ánh bản chất người phạm tội. Những đặc điểm, dấu hiệu này tác động
với những tình huống, hoàn cảnh khách quan khác đã tạo ra xử sự phạm tội.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội tạo cơ sở cho việc xác định nguyên
nhân và điều kiện của tội phạm, đặc biệt là nhóm nguyên nhân và điều kiện từ
phía người phạm tội. Tội phạm, như mọi hành vi khác của con người là kết quả
của quá trình tác động lẫn nhau giữa cá nhân và hoàn cảnh khách quan bên
ngoài. Vì vậy nguyên nhân của việc thực hiện tội phạm một mặt do tổng những
hoàn cảnh khách quan bên ngoài tác động; mặc khác do các đặc điểm nhân thân
người phạm tội như hệ thống nhu cầu, lợi ích, quan điểm sống, định hướng giá
trị.
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa trong việc quyết định
biện pháp trách nhiệm hình sự phù hợp. Vì những đặc điểm nhân thân người
phạm tội chi phối việc hình thành động cơ phạm tội, chi phối việc lựa chọn và
quyết định cách thức, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội. Điều 45 BLHS qui
định phải xem xét đặc điểm nhân thân người phạm tội.
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội sẽ tạo cơ sở cho việc xây dựng các
biện pháp giáo dục cải tạo người phạm tội phù hợp. Chính kết quả nghiên cứu
nhân thân người phạm tội sẽ là căn cứ để xây dựng nội dung, phương pháp, hình
thức giáo dục cải tạo đối với người phạm tội.
Việc nghiên cứu những đặc điểm đặc trưng của người phạm tội sẽ xác
định những đặc điểm ấy ảnh hưởng như nào đối với việc thực hiện tội phạm, vai
trò và vị trí trong cơ chế tâm lí xã hội của hành vi phạm tội. Vì vậy sự thay đổi
của chúng sẽ dẫn tới sự thay đổi về phương thức, thủ đoạn phạm tội cũng như
xuất hiện thêm những tội phạm mới trong tương lai. Nghiên cứu nhân thân
người phạm tội tạo cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp dự báo và phòng


ngừa tội phạm trong xã hội.
Câu 2: Trình bày thực trạng/ cơ cấu/ động thái/ thiệt hại của tình hình tội
phạm, cho biết thực trạng/ cơ cấu/ động thái của tình hình tội phạm được
thể hiện bằng những loại bảng, biểu nào?


Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, trái pháp luật hình sự mang
tính giai cấp, luôn thay đổi theo quá trình lịch sử, được thể hiện bằng tổng thể
thống nhất các tội phạm xảy ra trong một không gian, thời gian xác định.
 Thực trạng
Thực trạng của tình hình tội phạm là thông số phản ánh tổng số tội phạm,
tổng số người phạm tội trong một không gian, thời gian xác định.
Phương pháp xác định: Phương pháp số tuyệt đối; Phương pháp hệ số và
phương pháp khác.
Thực trạng được hiểu là tình trạng tồn tại trên thực tế cho nên tổng số tội
phạm, người phạm tội ở đây xác định là số tội phạm, số người phạm tội đã xảy
ra trên thực tế cho dù có bị phát hiện, xử lý hay chưa.
Vì vậy, thực trạng của thtp bao gồm hai bộ phận: số người phạm tội, số tội
phạm đã xảy ra và đã bị phát hiện, xử lý (tội phạm rõ) và số người phạm tội, tội
phạm đã xảy ra nhưng chưa bị phát hiện, xử lý (tội phạm ẩn)
Việc thừa nhận các khái niệm tội phạm rõ, tội phạm ẩn cho phép chúng ta
nhận thức được thtp trên thực tế gồm hai phần: phần rõ của thtp và phần ẩn của
thtp, trong đó phần rõ của thtp bao gồm tất cả các tội phạm rõ và phần ẩn của
thtp bao gồm tất cả các tội phạm ẩn. Phần rõ và phần ẩn của thtp cùng tồn tại
trong một chỉnh thể thtp nói chung, tức là tỉ lệ phần tội phạm rõ càng lớn thì tỉ lệ
phần tội phạm ẩn càng bị thu hẹp và ngược lại.
>> Thực trạng của thtp được thể hiện thông qua tổng số tội phạm rõ và tội phạm
ẩn. Nhưng trên thực tế các cơ quan chức năng chỉ có thể xem xét đến tội phạm
rõ bởi vì việc đánh giá tội phạm ẩn gặp rất nhiều khó khăn.
Thực trạng của thtp còn có thể được xác định thông qua phương pháp hệ số

thể hiện ở số vụ phạm tội trên một lượng dân cư nhất định đã đến tuổi chịu trách
nhiệm hình sự. Số vụ phạm tội ở đây được hiểu là số tội phạm rõ được thể hiện
trong thống kê tội phạm và không đề cập đến tội phạm ẩn. Phương pháp hệ số
chủ yếu được sử dụng để đánh giá khái quát về tình hình tội phạm trong một địa
bàn và trong một khoảng thời gian xác định và có thể được sử dụng khi so sánh
thực trạng thtp ở những địa phương khác nhau.
Trên thực tế các chuyên gia có thể sử dụng "đồng hồ tội phạm" minh họa cho
tình hình tội phạm tại một quốc gia, một địa phương trong một năm nhất định,
tức xác định số vụ phạm tội trên một đơn vị thời gian nhất định như giây, phút,
giờ. (cứ bao nhiêu thời gian thì xảy ra một tội phạm nhất định)
>> Việc xác định thực trạng của thtp có vai trò quan trọng trong việc mô tả bức
tranh thtp trên thực tế, là cơ sở để phòng ngừa các tội phạm phổ biến và là căn


cứ để đánh giá hiệu quả của hoạt động phòng ngừa tội phạm (thông qua việc
tăng, giảm số tội phạm, số người phạm tội)
Thực trạng của tình hình tội phạm được thể hiện bằng biểu đồ cột.
 Cơ cấu
Cơ cấu của thtp là thành phần, tỷ trọng và sự tương quan giữa các tội phạm,
loại tội phạm trong một chỉnh thể thtp. Cơ cấu của thtp được biểu thị bằng chỉ số
tương đối, tức là chỉ số phản ánh mối tương quan giữa các loại tội phạm, các tội
phạm cụ thể trong tổng thể tình hình tội phạm.
Hiện nay, BLHS thường được sử dụng làm căn cứ, tiêu chí xác định cơ cấu
của tình hình tội phạm, cụ thể:
- Căn cứ vào tính nghiêm trọng của tội phạm: cơ cấu thtp có thể xác định tỉ
trọng các tội ít nghiêm trọng, các tội nghiêm trọng, các tội rất nghiêm trọng và
các tội đặc biệt nghiêm trọng (tiêu chí xác định: điều 8 BLHS)
- Căn cứ vào tội phạm cụ thể, các nhóm tội phạm được quy định trong
BLHS để xác định cơ cấu tình hình tội phạm theo từng tội phạm cụ thể hay
nhóm tội phạm trong tổng tình hình tội phạm nói chung.

- Căn cứ vào quy định về tái phạm (điều 49 BLHS) để xác định tỉ trọng
phạm tội tái phạm với phạm tội lần đầu.
- Căn cứ vào giới tính người phạm tội để xác định cơ cấu tình hình tội
phạm theo tỉ trọng người phạm tội là nam, nữ.
- Căn cứ vào độ tuổi của người phạm tội để xác định cơ cấu của thtp theo
từng nhóm tuổi khác nhau
- Căn cứ vào tính có tổ chức của tội phạm để xác định tỉ trọng các tội phạm
có tổ chức trong tổng tình hình tội phạm nói chung
- Ngoài ra, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, cơ cấu tình hình tội phạm
có thể xác định căn cứ vào trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, tình trạng nghề
nghiệp,...
Ý nghĩa: Xác định cơ cấu của thtp sẽ có vai trò quan trọng trong:
- Đánh giá mức độ, tính chất nguy hiểm của tình hình tội phạm => tập
trung vào những tội phạm chiếm tỉ trọng cao
- Là cơ sở để đánh giá hiệu quả của hoạt động phòng ngừa tội phạm thông
qua sự thay đổi tăng, giảm về cơ cấu của các tội phạm phổ biến và nguy hiểm
nhất.


- Biểu hiện quy luật tồn tại, phát triển của tội phạm, biểu hiện các tội phạm
nguy hiểm, phổ biến nhất,... làm cơ sở để các chủ thể hoạch định các kế hoạch
phòng chống tội phạm
Cơ cấu của tình hình tội phạm được thể hiện bằng biểu đồ tròn.
 Động thái
Động thái của thtp là sự thay đổi về thực trạng và cơ cấu của tình hình tội
phạm tại một không gian, thời gian xác định. Sự thay đổi này xác định bằng tỉ lệ
tăng, giảm thực trạng, cơ cấu tình hình tội phạm so với điểm thời gian được lựa
chọn làm mốc (xác định là 100%)
- Động thái về thực trạng: sự thay đổi về số tội phạm, số người phạm tội tại
một địa bàn trong một khoảng thời gian xác định so với điểm thời gian làm mốc.

- Động thái về cơ cấu: là sự thay đổi về thành phần, tỉ trọng các tội, nhóm
tội phạm trong tổng thtp tại một địa bàn trong một khoảng thời gian xác định so
với điểm thời gian làm mốc
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi quan trọng nhất là những nguyên nhân từ
- Sự thay đổi của xã hội: thay đổi trong các quan hệ xã hội, các điều kiện xã
hội, sự vận động phát triển của xã hội biểu hiện trong những thay đổi về kinh tếxã hội, chính trị - xã hội, văn hóa - xã hội,...
- Sự thay đổi của pháp luật: sự thay đổi của xã hội kéo theo những biến đổi
về số lượng tội phạm, người phạm tội, thay đổi trong tính chất nguy hiểm của tội
phạm, nên pháp luật cũng có thay đổi trong các quy định về tội phạm, hình phạt,
đường lối xử lý... để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm
Ý nghĩa của nghiên cứu động thái tình hình tội phạm:
- Theo dõi sự thay đổi của thtp trong từng thời kì, xác định những nguyên
nhân dẫn đến sự thay đổi về thực trạng, cơ cấu từ đó có biện pháp đấu tranh với
tội phạm trong hiện tại và phòng ngừa tội phạm trong tương lai
- Cơ sở để đánh giá hiệu quả của hoạt động phòng ngừa tội phạm
Động thái của tình hình tội phạm được thể hiện bằng bảng biểu đồ thị.
 Thiệt hại
Thiệt hại của thtp là toàn bộ những thiệt hại mà tình hình tội phạm đã gây ra
cho xã hội, gồm thiệt hại vật chất và thiệt hại phi vật chất.
Những thiệt hại này là một chỉ số phản ánh tình hình tội phạm, mức độ nguy
hiểm, tính nghiêm trọng của thtp trên thực tế; là căn cứ trong việc hoạch định kế
hoạch phòng chống tội phạm và đánh giá hiệu quả của hoạt động phòng ngừa tội
phạm


Câu 3: Phân tích cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội.
Cơ chế tâm lí xã hội của hành vi phạm tội chính là sự thể hiện sinh động
và đầy đủ mối liên hệ của môi trường bên ngoài với những quá trình, trạng thái
tâm lí bên trong đã thúc đẩy và điều khiển việc lựa chọn một xử sự chống đối xã
hội của cá nhân trong những bối cảnh đặc thù.

=> Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội là mối liên hệ và sự tác động lẫn
nhau giữa những đặc điểm cá nhân của người phạm tội và những tình huống,
hoàn cảnh khách quan bên ngoài hình thành động cơ phạm tội và thực hiện tội
phạm.
Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội luôn bao gồm hai bộ phận cơ
bản tác động lẫn nhau là:
- Các nhân tố bên ngoài thuộc về môi trường khách quan. Đây là những
tình huống, hoàn cảnh tạo ra sự thuận lợi cần thiết cho việc thực hiện một tội
phạm cụ thể trong thực tế
- Các đặc điểm của cá nhân người phạm tội. đây là những đặc điểm
thuộc về người phạm tội, nó bao gồm các khía cạnh về sinh học, tâm lí, xã hội
của người phạm tội.
Cơ chế tâm lí xã hội của hành vi phạm tội thông thường được thể hiện qua
ba khâu cơ bản là quá trình hình thành tính động cơ của tội phạm, kế hoạch hóa
việc thực hiện tội phạm và trực tiếp thực hiện tội phạm
 Quá trình hình thành cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội
Quá trình hình thành tính động cơ của hành vi phạm tội
Khâu này bao gồm hệ thống các nhu cầu (need), định hướng giá trị (value
orientation), các lợi ích (benefit), mục đích (purpose) , kế hoạch trong đời sống
cá nhân (personal life plan). Các yếu tố này trong sự tác động lẫn nhau với các
tình huống khách quan bên ngoài sẽ làm phát sinh động cơ của hành vi phạm tội.
Động cơ là thuộc tính tâm lý thể hiện sự thôi thúc, sự cần thiết phải thực
hiện ngay một hành vi, xử sự nào đó nhằm thỏa mãn lợi ích của cá nhân.
Động cơ được hình thành dựa trên nền tảng của hệ thống nhu cầu cá nhân,
của tổng thể những đặc điểm tâm lý cá nhân đã được hình thành trong suốt một
quá trình lâu dài của sự phát triển nhân cách.
Động cơ của tội phạm chỉ được hình thành khi có sự tương tác của các
đặc điểm cá nhân thuộc về người phạm tội với những tình huống, hoàn cảnh
thuận lợi đến từ môi trường khách quan bên ngoài.



Động cơ được coi là động lực trực tiếp làm phát sinh một hành vi cụ thể
của cá nhân trước những kích thích, tác động của ngoại cảnh. Tuy nhiên động cơ
vẫn phải thông qua sự kiểm soát của ý thức cá nhân ở những mức độ khác nhau.
Động cơ có một số chức năng quan trọng:
- Chức năng phản ánh: cho ta biết nguồn gốc của việc hình thành động
cơ, những điều kiện sinh sống bất lợi ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện nhân
cách của cá nhân.
- Chức năng thúc đẩy: nó thể hiện sự cần thiết phải thực hiện tội phạm
bằng mọi cách.
- Chức năng điều chỉnh đối với hành vi: thể hiện qua việc điều chỉnh
hành vi phạm tội, mức độ thực hiện tội phạm và định hướng cho việc thực hiện
tội phạm.
- Chức năng kiểm tra: thể hiện ở sự đánh giá lại từng hành vi của cá
nhân dự định sẽ thực hiện trong đó có hành vi phạm tội.
Khâu thứ nhất của cơ chế diễn ra trong ý thức chủ quan của người phạm
tội, chưa có biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan, vì vậu nó chưa phải chịu
bất kì sự điều chỉnh nào của nhà nước và xã hội
Kế hoạch hóa việc thực hiện tội phạm
Trong khâu này chủ thể xác định mục đích của hành vi (purpose), xác
định cách thức (way), phương tiện (means), thủ đoạn, địa điểm, thời gian thực
hiện tội phạm đồng thời đưa ra các quyết định cụ thể. ở khâu này đã có sự bộc lộ
ra bên ngoài thế giới khách quan thông qua một số hành vi nhất định của người
phạm tội tuy nhiên những hành vi đó còn hạn chế và đặc biệt là nó chưa được
mô tả trong cấu thành tội phạm cụ thể.
Khâu này tương ứng với giai đoạn chuẩn bị phạm tội được quy định trong
BL hình sự và người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp
hành vi phạm tội là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Thực hiện tội phạm
Đối với khâu này có thể nhận thấy mức độ biểu hiện ra bên ngoài là đầy

đủ và trọn vẹn nhất. nó đã bộc lộ hẳn ra thế giới khách quan bằng hành vi được
mô tả trong cấu thành tội phạm và nó tất yếu làm biến đổi thế giới khách quan.
>> Ba khâu này diễn ra theo trình tự chặt chẽ, khâu trước là cơ sở, tiền đề
của khâu sau và không thể có sự đảo lộn, thay đổi. không phải bất kỳ hành vi
phạm tội nào khi thực hiện cũng bộc lộ đầy đủ 3 khâu này, mà nó tùy thuộc vào
sự khác nhau ở mỗi hành vi phạm tội, loại lỗi, sự phát triển của hoạt động phạm


tội trong thực tế. Thông thường, chỉ có loại tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý
mới có cơ chế tâm lí xã hội được biểu hiện đầy đủ gồm ba khâu.
 Phân loại cơ chế tâm lí xã hội của hành vi phạm tội
Căn cứ vào mức độ hoàn thành của cơ chế: xét về nội dung của cơ chế khi
thực hiện tội phạm có được bộc lộ đầy đủ hay không.
- Cơ chế tâm lí xã hội của hành vi phạm tội được bộc lộ đầy đủ gồm có cả
ba khâu. (lỗi cố ý)
- Cơ chế tâm lí xã hội của hành vi phạm tội được bộc lộ không đầy đủ. Hai
dạng khiếm khuyết: chỉ có khâu thực hiện trên thực tế (lỗi vô ý)/ chỉ có khâu
hình thành động cơ, kế hoạch hóa mà không có khâu thực hiện tội phạm (nguyên
nhân khách quan và chủ quan).
• Chủ quan: người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện
tội phạm.
• Khách quan: chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, tội phạm
không được thực hiện đến cũng vì có sự trở ngại của hoàn cảnh khách quan
không thuận lợi
Căn cứ vào nguồn gốc hình thành của cơ chế
- Cơ chế tâm lí xã hội của hành vi phạm tội được hình thành từ sự biến
dạng của hệ thống nhu cầu và lợi ích của cá nhân. Sự thỏa mãn các nhu cầu này
mâu thuẫn trực tiếp với sự phát triển bình thường của đời sống xã hội cũng như
của bản thân người phạm tội. Từ các nhu cầu biến dạng này đã thúc đẩy chủ thể
tìm kiếm phương thức thỏa mãn và khi gặp những hoàn cảnh điều kiện thuận lợi

sẽ làm hình thành động cơ phạm tội.
- Cơ chế tâm lí xã hội của hành vi phạm tội được hình thành từ sự biến
dạng của một số quan điểm, quan niệm về đạo đức, pháp luật và định hướng giá
trị của cá nhân
- Cơ chế tâm lí xã hội của hành vi phạm tội được hình thành từ những
khiếm khuyết và sai sót trong việc đề ra và thực hiện một số quyết định của bản
thân cá nhân. Đây là loại cơ chế biểu hiện sự thiếu thống nhất giữa động cơ ban
đầu của cá nhân với kết quả cuối cùng của hành vi trên thực tế.
Câu 4: Phân loại các biện pháp PNTP theo phạm vi, mức độ tác động của
biện pháp.
Các biện pháp phòng ngừa chung đối với tình hình tội phạm
Khái niệm : là những biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện chung
của tình hình tội phạm, hạn chế phát sinh nhiều loại tội phạm, làm giảm bớt mâu


thuẫn xã hội, xóa bỏ hiện tượng xã hội tiêu cực, vì thế tình hình tội phạm nói
chung không có cơ sở để phát sinh và tồn tại.
Ví dụ: Biện pháp giải quyết tình trạng thất nghiệp, tuyên truyền pháp luật,
quản lý dân cư,…
Các biện pháp phòng ngừa loại tội phạm
Khái niệm: là những biện pháp tác động căn bản đến một hoặc một số lĩnh
vực, loại trừ nguyên nhân và điều kiện quan trọng của một loại tội phạm, hạn
chế khả năng làm phát sinh loại tội phạm đó. Loại biện pháp này có mức độ tác
động sâu sắc đến loại tội phạm cần phòng ngừa.
Ví dụ: Biện pháp kiểm tra, giám sát cán bộ để phòng ngừa tham nhũng.
Các biện pháp phòng ngừa các tội phạm cụ thể
Khái niệm: Là những biện pháp tác động đến từng cá nhân và loại trừ
từng tình huống phạm tội của một tội phạm cụ thể. Tuy có phạm vi tác động hẹp,
nhưng loại biện pháp này có mức độ tác động sâu sắc, cụ thể đến từng tội phạm,
hạn chế khả năng làm phát sinh tội phạm đó.

Ví dụ, tuyên truyền pháp luật giao thông và trang bị hệ thống tín hiệu
giao thông tốt sẽ có tác dụng phòng ngừa tội phạm vi phạm các quy định về điều
khiển giao thông đường bộ.
Câu 5: Trình bày khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của
tội phạm cụ thể. Việc nghiên cứu về khía cạnh nạn nhân có ý nghĩa như thế
nào trong hoạt động phòng ngừa tội phạm
Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể
Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể
là một dạng tình huống cụ thể, tình huống do nạn nhân tạo ra. Khía cạnh nạn
nhân của tội phạm là những yếu tố thuộc về nạn nhân của tội phạm, có vai trò
trong cơ chế tâm lí xã hội của hành vi phạm tội, góp phần làm phát sinh một tội
phạm cụ thể gây thiệt hại cho chính nạn nhân. Những yếu tố đó bao gồm:
- Các đặc điểm nhân thân của nạn nhân: Các đặc điểm về sinh học (giới
tính, độ tuổi), xã hội (nghề nghiệp, vị trí xã hội, hoàn cảnh kinh tế), tâm lý của
nạn nhân.
- Yếu tố hành vi của nạn nhân: hành vi tích cực (hành vi chính đáng, hợp
pháp của nạn nhân), hành vi tiêu cực (hành vi không chính đáng, vi phạm đạo
đức, phi phạm pháp luật tác động đến cá nhân người phạm tội hoặc người thân
thích của họ), hành vi cẩu thả (hành vi vô ý, chủ quan, quá tự tin, dễ dãi với sự
an toàn về sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của chính nạn
nhân.


- Mối quan hệ của nạn nhân với người phạm tội: gồm hai dạng là quen
biết và phụ thuộc.
Khía cạnh nạn nhân giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ chế tâm
lí xã hội của hành vi phạm tội. Khi thực hiện tội phạm, người phạm tội luôn cân
nhắc đến khía cạnh nạn nhân -> giữ vai trò khuyến khích, củng cố động cơ phạm
tội và tạo ra sự kiên định cần thiết cho việc thực hiện tội phạm
Ý nghĩa việc nghiên cứu về khía cạnh nạn nhân trong hoạt động phòng ngừa tội

phạm: Giúp chúng ta xác định được một cách đầy đủ và toàn diện về nguyên
nhân điều kiện của tội phạm cụ thể, xác định được tình hình tội phạm ẩn trong
xã hội, tìm hiểu đặc trưng của các nhóm người có nguy cơ cao trở thành nạn
nhân của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng những định hướng
cũng như các biện pháp phòng ngừa.
Câu 6: Trình bày khái niệm và phân loại tội phạm ẩn. Phân tích nguyên
nhân dẫn đến tội phạm ẩn.
 Khái niệm: Là tội phạm đã xảy ra nhưng chưa bị cơ quan chức năng phát hiện,
xử lý và không tồn tại trong thống kê tội phạm.
 Phân loại: 3 loại
Một là, tội phạm ẩn tự nhiên: tội phạm đã xảy ra nhưng cơ quan chức năng hoàn
toàn không có thông tin về tội phạm cho nên tội phạm không bị xử lý và không
đưa vào thống kê tội phạm (tội phạm ẩn khách quan). Nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến sự tồn tại của tội phạm ẩn tự nhiên là do các cơ quan chức năng không có
thông tin về tội phạm (do các cơ quan chức năng; do nạn nhân và những người
khác biết tội phạm xảy ra; từ phía người phạm tội).
- Cơ quan chức năng còn thụ động, chưa nỗ lực trong việc phát hiện
tội phạm cũng như sự yếu kém về trình độ chuyên môn.
- Nạn nhân không tố giác tội phạm, chủ yếu là do tâm lý sợ bị trả thù,
sợ bị mất thời gian vì không tin tưởng vào hiệu quả làm việc của cơ
quan chức năng, tâm lý của đi thay người khi giá trị tài sản không
lớn và trong một số trường hợp tồn tại tâm lý e ngại, lo sợ chịu trách
nhiệm khi phải khai báo tội phạm khi mà nạn nân cũng là người có
lỗi. Gia đình nạn nhân, những người khác biết tội phạm xảy ra không
tố giác do tâm lý lo sợ bị người phạm tội, gia đình người phạm tội trả
thù hoặc không muốn trở thành người làm chứng vì sợ bị ảnh hưởng
đến công việc, đời sống bình thường của họ.
- Người phạm tội thì che dấu tội phạm của mình do luôn tồn tại tâm lý
che giấu tội phạm, có thể bằng những thủ đoạn rất tinh vi, trong khi
đó khả năng phát hiện của cơ quan chức năng lại bị hạn chế, cho nên

tội phạm không bị phát hiện


Hai là, tội phạm ẩn nhân tạo: tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã bị các cơ quan
chức năng phát hiện nhưng không bị xử lý do có sự che đậy từ tội phạm ẩn tự
nhiên khác (ẩn chủ quan). Thời điểm xác định tội phạm bị cơ quan chức năng
phát hiện là khi đã bị khởi tố theo thủ tục tố tụng hình sự và được thể hiện trong
thống kê tội phạm. Nguyên nhân chính dẫn đến tội phạm ẩn nhân tạo là có sự
tham gia của con người, cụ thể là những người có quyền hạn nhất định, mặc dù
tội phạm đã bị phát hiện những những chủ thể có quyền hạn này cố tình không
xử lý với nhiều lí do khác nhau. Lý do để không xử lý tội phạm thực chất là do
có sự tồn tại của tội phạm ẩn tự nhiên khác như các tội phạm về đưa, nhận hối
lộ, làm sai lệch hồ sơ vụ án, tội làm trái các quy định của nhà nước.
Ba là, tội phạm ẩn thống kê: tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã bị các cơ
quan chức năng phát hiện, xử lý nhưng không đưa vào thống kê hình sự. Nếu số
tội phạm, người phạm tội đã bị phát hiện, xử lý nhưng không được phản ánh
trong số liệu thống kê thì số các tội phạm, người phạm tội này vẫn chưa được
nhận biết, ảnh hưởng nghiên trọng đến việc đánh giá tình hình tội phạm trên
thực tế không được chính xác, dẫn đến hiệu quả của hoạt động dự báo và phòng
ngừa tội phạm. Nguyên nhân của tội phạm ẩn thống kê chủ yếu xuất phát từ sai
sót trong quá trình thống kê, không hoàn chỉnh trong các quy định pháp luật về
hoạt động thống kê, vì lý do thành tích hay các lý do khác, cơ quan chức năng cố
tình không thống kê số vụ phạm tội, số người phạm tội.
Câu 7: Ý nghĩa của hoạt động phòng ngừa tội phạm trong bối cảnh tình
hình tội phạm tại Việt Nam hiện nay.
Phòng ngừa tội phạm đem lại ý nghĩa nhân đạo và tiến bộ xã hội nhà nước và
xã hội có sự chia sẻ trách nhiệm với người phạm tội
Về mặt kinh tế, phòng ngừa tội phạm sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt
hại về kinh tế mà tình hình tội phạm gây ra trong xã hội kể cả những thiệt hại
gián tiếp mà nhà nước, xã hội phải chi phí để khắc phục hậu quả do tội phạm để

lại.
Về mặt quản lý xã hội, thông qua hoạt động phòng ngừa tội phạm, nhà nước có
thể kiểm sóat được mảng tối của đời sống xã hội là tình hình tội phạm, qua đó
nâng cao tính hiệu quả của họat động quản lý nhà nước, đồng thời tăng cường
hiệu quả trong họat động chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan bảo vệ pháp
luật
Câu 8: Phân tích tầm quan trọng của việc nghiên cứu nhân thân người
phạm tội là người chưa thành niên ở Việt Nam.
Đối với người chưa thành niên thì nhóm này gắn liền với một số đặc điểm
về tâm lí, xã hội như nhận thức chưa đầy đủ, khả năng kiềm chế hành vi thấp,
muốn khẳng định mình nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống, chưa có việc làm
sống lệ thuộc vào gia đình. Vì vậy nhóm người này thường có xu hướng thực


hiện các hành vi bạo lực để tự khẳng định mình hoặc thực hiện các tội phạm
xâm phạm sở hữu như trọng cắp, cướp giật để thỏa mãn nhu cầu tiêu xài khi
chưa có khả năng kiếm tiền.
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội là người chưa thành niên ta sẽ thấy
được mối liên hệ giữa độ tuổi với tình hình hội phạm, xác định được nét đặc
trưng về lứa tuổi này với các nhóm tội phạm khác, thấy được vai trò của độ tuổi
trong việc lựa chọn hình thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm, ảnh hưởng của độ
tuổi trong cơ chế hành vi phạm tội. Sự phát triển của xã hội kéo theo sự thay đổi
trong tư tưởng và hành động của nhóm người này, có khả năng phát sinh thêm
những tội phạm mới. Chính vì vậy việc nghiên cứu nhân thân nhóm người trên
tạo cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp dự báo và phòng ngừa tội phạm trong
xã hội.
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội là người chưa thành niên có ý
nghĩa trong việc quyết định biện pháp trách nhiệm hình sự phù hợp. Vì những
đặc điểm nhân thân người phạm tội chi phối việc hình thành động cơ phạm tội,
chi phối việc lựa chọn và quyết định cách thức, thủ đoạn thực hiện hành vi

phạm tội. Điều 50 BLHS qui định phải xem xét đặc điểm nhân thân người phạm
tội.
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội là người chưa thành niên sẽ tạo cơ
sở cho việc xây dựng các biện pháp giáo dục cải tạo phù hợp cho nhóm người
đặc biệt này. Vì người chưa thành niên sẽ là nhân lực cho sự phát triển đất nước
về sau, nên việc xây dựng biện pháp giáo dục cải tạo là vô cùng cần thiết.
Câu 9: Anh chị có dự báo gì về tình hình tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện tại Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. (làm đại)
Báo động là xu hướng hình thành băng ổ nhóm, phạm tội có tổ chức, có
tính toán kỹ về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng chưa thành
niên phạm tội. Những đối tượng này ham thích cái mới lạ, muốn thể hiện mình,
thích phiêu lưu nhưng lại nông nổi, dễ bị lôi kéo, nhận thức pháp luật kém nên
nhiều khi vi phạm pháp luật mà không biết. Phần lớn có trình độ văn hóa thấp
(97% học dưới lớp 6, trong đó có 5,4% mù chữ), chơi bời, lêu lổng và sớm
nhiễm những thói xấu như nghiện thuốc lá, uống rượu, nghiện ma túy, thích xem
phim kích động tình dục, bạo lực, nghiện game online...
Thống kê cho thấy 71% vị thành niên vi phạm pháp luật thiếu sự quan
tâm, giáo dục của gia đình, trong đó phần lớn là sinh ra trong những gia đình
không hoàn thiện về hôn nhân như bố mẹ bỏ nhau, ly thân hoặc ngoại tình. Đau
lòng khi có nhiều bậc cha mẹ sử dụng, lợi dụng con cái tham gia thực hiện tội
phạm như trộm cắp, buôn người, buôn bán ma túy, cướp... Hiện nay, hầu hết các
trường học trên toàn quốc đều tổ chức cho học sinh ký cam kết không vi phạm
pháp luật nhưng hiệu quả thấp, cơ chế kiểm soát, phòng ngừa còn nhiều bất cập,


trách nhiệm của nhà trường trong phát hiện, giáo dục học sinh chậm tiến nhiều
nơi còn buông lỏng.
Đáng lưu ý là tình trạng học sinh bỏ học có chiều hướng gia tăng là nguy
cơ, điều kiện để tội phạm lợi dụng xâm hại hoặc dụ dỗ lôi kéo các em vào con
đường phạm tội (số liệu của Bộ GD-ĐT cho thấy hiện nay có gần 255.000 học

sinh, sinh viên bỏ học). Ngoài ra, công tác phối hợp đấu tranh, phòng ngừa hành
vi vi phạm pháp luật của các cơ quan chức năng, ban ngành, đoàn thể vẫn chưa
chặt chẽ, chưa hiệu quả, mới chỉ chú trọng xử lý các vụ việc đã xảy ra mà chưa
coi trọng công tác phòng ngừa.
Bên cạnh đó, các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội, những quan điểm
lệch lạc đầy rẫy trên mạng xã hội cũng đã tác động tiêu cực đến lối sống của
không ít người, trong đó có trẻ VTN. Trong khi đó, gia đình thiếu quan tâm, các
ngành, các cấp chính quyền chưa coi trọng đúng mức và chưa thực hiện hết
trách nhiệm của mình trong công tác phòng chống vi phạm pháp luật của người
chưa thành niên. Công tác tuyên truyền pháp luật nói chung và pháp luật về bảo
vệ, giáo dục trẻ em nói riêng chưa được chú trọng…
Những con số này cho thấy một thực trạng đáng lo ngại về trẻ vị thành
niên phạm tội. Nếu như trước đây, tội phạm do trẻ em vị thành niên gây ra chủ
yếu là các tội ít nghiêm trọng, thì nay đã có một số vụ án rất nghiêm trọng và
đặc biệt nghiêm trọng.
Dự báo trong thời gian tới các vụ vi phạm pháp luật và số người vị thành
niên vi phạm pháp luật sẽ có xu hướng tiếp tục gia tăng với tính chất, mức độ
nghiêm trọng hơn. Các hành vi phạm tội chủ yếu tập trung vào các nhóm tội
phạm xâm phạm sở hữu, xâm phạm sức khỏe danh dự nhân phẩm của con
người, xâm phạm an toàn, trật tự công cộng, các tội phạm về ma túy...
Câu 10: Ý nghĩa của việc nghiên cứu tội phạm ẩn trong tội phạm học.
Nguyên nhân nào làm xuất hiện tồn tại tội phạm ẩn khách quan.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu tội phạm ẩn trong tội phạm học.
Có cách nhìn toàn diện về tình hình tội phạm: Nghiên cứu về thực trạng
của tình hình tội phạm không chỉ dựa vào con số về tội phạm rõ mà còn phải
dựa vào việc đánh giá về tội phạm ẩn bởi vì số liệu tội phạm rõ chỉ phản ánh
được phần nào tình hình tội phạm.
Định hướng đấu tranh phòng chống tội phạm: Những tiêu chí căn cứ để
xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm chủ yếu được xác định dựa trên các
thông số tình hình tội phạm và một số căn cứ khác. Vì vậy không thể bỏ qua

thông số về tội phạm ẩn- những tội phạm không được thống kê.


Đánh giá kết quả đấu tranh phòng chống tội phạm: Nếu không nghiên cứu
tội phạm ẩn, ta sẽ không đánh giá được toàn diện hiệu quả của đấu tranh tội
phạm, bỏ qua mất những tội phạm không được thống kê.
Nguyên nhân làm xuất hiện tồn tại tội phạm ẩn khách quan.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tồn tại của tội phạm ẩn tự nhiên là do
các cơ quan chức năng không có thông tin về tội phạm (do các cơ quan chức
năng; do nạn nhân và những người khác biết tội phạm xảy ra; từ phía người
phạm tội).
- Cơ quan chức năng còn thụ động, chưa nỗ lực trong việc phát hiện
tội phạm cũng như sự yếu kém về trình độ chuyên môn.
- Nạn nhân không tố giác tội phạm, chủ yếu là do tâm lý sợ bị trả thù,
sợ bị mất thời gian vì không tin tưởng vào hiệu quả làm việc của cơ quan chức
năng, tâm lý của đi thay người khi giá trị tài sản không lớn và trong một số
trường hợp tồn tại tâm lý e ngại, lo sợ chịu trách nhiệm khi phải khai báo tội
phạm khi mà nạn nân cũng là người có lỗi. Gia đình nạn nhân, những người
khác biết tội phạm xảy ra không tố giác do tâm lý lo sợ bị người phạm tội, gia
đình người phạm tội trả thù hoặc không muốn trở thành người làm chứng vì sợ
bị ảnh hưởng đến công việc, đời sống bình thường của họ.
- Người phạm tội thì che dấu tội phạm của mình do luôn tồn tại tâm lý
che giấu tội phạm, có thể bằng những thủ đoạn rất tinh vi, trong khi đó khả năng
phát hiện của cơ quan chức năng lại bị hạn chế, cho nên tội phạm không bị phát
hiện
Câu 11: Trình bày khái niệm tội phạm rõ. Sự hiểu biết về tội phạm rõ góp
phần làm sáng tỏ những vấn đề gì trong nghiên cứu Tội phạm học.
Khái niệm tội phạm rõ: Là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, bị cơ quan
chức năng phát hiện và xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự. Trên thực tế, số tội
phạm rõ này được xác định qua thống kê của cơ quan chức năng.

Sự hiểu biết về tội phạm rõ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề gì trong
nghiên cứu Tội phạm học.
Trong lí luận cũng như thực tiễn phòng ngừa tội phạm, việc xác định tội
phạm rõ, tội phạm ẩn có nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi vì để có cái nhìn khách
quan và tương đối toàn diện về thực trạng của tình hình tội phạm, trước hết cần
phải đồng thời dựa vào số liệu về tội phạm rõ và số liệu về tội phạm ẩn. Sở dĩ
phải có sự kết hợp này vì không phải mọi tội phạm xảy ra trên thực tế đều bị
phát hiện và xử lí về hình sự. Có khá nhiều tội phạm xảy ra trên thực tế nhưng
do nhiều nguyên nhân khác nhau nên không bị phát hiện và do vậy không bị xử
lí về hình sự. Vì vậy, việc nhận thức đúng và thống nhất về tội phạm rõ, tội
phạm ẩn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác thống kê tội phạm cũng


như đánh giá được ở mức độ tương đối về thực trạng tội phạm ẩn, từ đó giúp
cho cơ quan có thẩm quyền có được cái nhìn tương đối toàn diện về tình hình tội
phạm, trên cơ sở đó xây dựng được biện pháp phòng ngừa tội phạm sát với thực
tế. Cũng chính vì tội phạm ẩn và tội phạm rõ tồn tại trong chỉnh thể tình hình tội
phạm nói chung, tức là tỉ lệ phần tội phạm rõ càng lớn thì tỉ lệ phần tội phạm ẩn
càng bị thu hẹp và ngược lại
Câu 12: Theo anh (chị) hoạt động dự báo tội phạm tại Việt Nam hiện nay có
ý nghĩa gì và hoạt động này đang gặp những khó khăn nào?
Ý nghĩa:
Dự báo tình hình tội phạm sẽ tạo sự chủ động cho các chủ thể khi tiến
hành họat động phòng ngừa tội phạm, làm nên chất lượng phòng chống tội phạm
cao
Dự báo tình hình tội phạm tạo cơ sở cho việc họach định các chính sách
phát triển kinh tế xã hội trong đó có các chính sách về pháp luật nói chung và
chính sách hình sự nói riêng
Dự báo tình hình tội phạm còn tạo cơ sở cho việc hòanthiện bộ máy
phòng chống tội phạm như nhân sự, cơ cấu tổ chức, lực lượng, cơ chế phối hợp

kết hợp, trang thiết bị
Khó khăn:

Câu 13: Trình bày nội dung cơ bản/ chính của kế hoạch phòng ngừa tội
phạm. Cho ví dụ.


Phải xác định cụ thể về đối tượng ( người phạm tội có đặc điểm nhân thân
gì, lọai tội phạm nào )
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu của kế họach ( các mục tiêu cụ thể cần đạt
được của kế họach : 4 chỉ tiêu của tình hình tội phạm )
Xác định các chủ thể thực hiện kế họach
Xác định thời hạn của việc thực hiện kế họach ( ngắn hạn, trung hạn 3-5
năm, dài hạn )
Các biện pháp cụ thể để thực hiện kế họach trong thực tế
Xây dựng cơ chế phối hợp, cơ chế kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ
luật các chủ thể trong việc thực hiện kế họach
Xác định nguồn ngân sách để đáp ứng cho việc thực hiện kế họach



×