Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong việc giải quyết vấn đề đoàn kết tôn giáo tại huyện mỹ lộc tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.59 KB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

PHAN THỊ NHÂM

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINHTRONG
VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀĐỒN KẾT TƠN GIÁO
TẠI HUYỆN MỸ LỘC, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

PHAN THỊ NHÂM

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG
VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỒN KẾT TÔN GIÁO
TẠI HUYỆN MỸ LỘC, TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 02 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS ĐỖ QUANG HƢNG



Hà Nội - 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ........................ 2
3.Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ................................................................ 7
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu đề tài. ...................................................... 8
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ....................................................................... 8
7. Bố cục ........................................................................................................... 9
NỘI DUNG..................................................................................................... 10
CHƢƠNG 1.CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT TƠN GIÁO................................................... 10
1.1. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo ..... 10
1.1.1. Truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại ......... 10
1.1.2. Chủ nghĩa Mác - Lênin ................................................................. 15
1.1.3. Điều kiện xã hội trong nước và thế giới tác động đến việc hình
thành tư tưởng đồn kết ở Hồ Chí Minh ................................................. 19
1.1.4. Hồ Chí Minh tiếp thu và hình thành tư tưởng đồn kết tơn giáo.. 22
1.2 Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo .................... 25
1.2.1. Đồn kết tơn giáo cũng chính là đồn kết dân tộc ....................... 26
1.2.2. Tơn trọng sự bình đẳng giữa các tơn giáo, quyền tự do tín ngưỡng,
tơn giáo của nhân dân ............................................................................. 31
1.2.3.Giải quyết vấn đề đồn kết tơn giáo phải gắn chặt trong các chủ
truowg chính sách của Đảng và Nhà nước ............................................. 35
1.2.4 Công tác tôn giáo ........................................................................... 37
1.3. Giá trị lý luận và thực tiễn trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đồn

kết tơn giáo. ................................................................................................ 39


1.3.1. Giá trị lý luận ................................................................................ 39
1.3.2. Giá trị thực tiễn ............................................................................. 44
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 47
CHƢƠNG 2.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỒN KẾT TƠN GIÁO ỞHUYỆN
MỸ LỘC, TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY THEOTƢ TƢỞNG HỒ CHÍ
MINH.............................................................................................................. 48
2.1. Bối cảnh huyện Mỹ Lộc ..................................................................... 48
2.2. Thực trạng và những vấn đề đồn kết tơn giáo đặt ra ở huyện Mỹ
Lộc. ............................................................................................................. 50
2.2.1. Tình hình đời sống tơn giáo ở huyện Mỹ Lộc ............................... 50
2.2.2. Những thành tựu đạt được ............................................................ 53
2.2.3. Hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong vấn đề đồn kết tơn giáo tại
huyện Mỹ Lộc .......................................................................................... 59
2.3. Một số vấn đề đặt ra, kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cƣờng
đồn kết tơn giáo theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở huyện Mỹ Lộc .......... 71
2.3.1. Những vấn đề đặt ra ...................................................................... 71
2.3.2. Một số giải pháp............................................................................ 78
2.3.3. Một số kiến nghị để xây dựng đoàn kết tôn giáo .......................... 83
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 87
KẾT LUẬN .................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 96


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề tơn giáo là một trong những nội dung quan trọng và xuyên suốt

trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Người đã sớm đề cập
đến vấn đề đoàn kết tơn giáo, đã có những đóng góp to lớn trong cơng tác tơn
giáo để có thể đồn kết tơn giáo. Hồ Chí Minh là người đi đầu trong cuộc vận
động đồn kết tơn giáo; điều này được thể hiện qua hành động của Người
như: Hồ Chí Minh viết thư gửi cho những chức sắc tôn giáo, thông qua những
cuộc viếng thăm trị chuyện các sư thầy, các chùa ví dụ như chùa Quán sứ,....
Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và Nhà nước ta một kho tàng lý luận cũng như
những bài học thực tiễn cho công tác tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Số lượng người theo
các tôn giáo khá lớn, theo số liệu thống kê của Ban tơn giáo Chính phủ năm
2011: Việt Nam có hơn 25 triệu người theo các tơn giáo, tương đương với
khoảng 27% tổng dân số cả nước (theo nguồn: Cổng thơng tin điện tử của
Ban tơn giáo Chính phủ - bài viết: Tình hình tơn giáo và những u cầu đặt ra
với công tác giáo vận). Như vậy, vấn đề tơn giáo, đặc biệt là đồn kết tơn giáo
ở Việt Nam là một trong những vấn đề trọng tâm, luôn được đặt lên hàng đầu.
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tuy nhiên những mâu thuẫn tôn giáo
khơng q gay gắt và cũng khơng có xung đột tôn giáo nào. Nhưng Việt Nam
lại là một quốc gia nhỏ đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến và cách mạng,
trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay việc chống lại các thế lực thù địch
trong và ngoài nước là hết sức cần thiết. Đặc biệt chống lại việc địch lợi dụng
tơn giáo để làm mất đi sự đồn kết trong dân tộc, sự bất ổn trong chính trị trên
cả nước. Điều này khơng chỉ địi hỏi riêng ở cấp Nhà nước, mà cịn địi hỏi
cơng tác vận động đồn kết tơn giáo ở ngay từ cấp cơ sở. Hay nói một cách

1


khác thì để có thể thực hiện tốt việc đồn kết tơn giáo trong cả nước thì ngay
từ cấp cơ sở phải làm tốt được điều này.

Huyện Mỹ Lộc là một huyện nhỏ của tỉnh Nam Định, với diện tích
khoảng 74,07 km2; dân số cả huyện khoảng 72000 người (năm 2016). Mỹ
Lộc khơng phải một huyện có mâu thuẫn tơn giáo gay gắt; tuy nhiên trên
địa bàn huyện vẫn có những mâu thuẫn tôn giáo nhỏ, không quá gay gắt
nhưng trên thực tế vẫn có. Bên cạnh đó, các tín đồ tơn giáo, đặc biệt là của
Cơng giáo có thể bị ảnh hưởng, bị sự tác động từ các mâu thuẫn tại các
huyện khác trong tỉnh như huyện Xuân Trường, Ý Yên; hay từ các tỉnh lân
cận như tỉnh Thái Bình, thành phố Hà Nội. Từ đó, u cầu đặt ra đối với
huyện Mỹ Lộc: cần thiết phải nâng cao hơn nữa công tác tôn giáo để nâng
cao vấn đề đồn kết tơn giáo trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, qua tìm hiểu
thực tế cuộc sống người dân trên địa bàn huyện, tác giả nhận thấy trong tư
tưởng người dân vẫn có sự bài xích đối với tín đồ một số tôn giáo, hay sự
đối xử không giống nhau đối với các tôn giáo, đặc biệt là đối với Cơng
giáo. Đây cũng có thể là một trong những điểm mà các thế lực thù địch lợi
dụng để chia rẽ, gây mất đoàn kết trong nhân dân, làm bất ổn về chính trị,
tạo nguy cơ đến an ninh nơng thơn không chỉ của riêng huyện Mỹ Lộc mà
là của tỉnh Nam Định, và cả nước.
Từ tất cả những lí do trên, tác giả đã chọn đề tại làm luận văn tốt nghiệp
của mình là: "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc giải quyết vấn đề
đồn kết tơn giáo tại huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định".
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Sự tác động của tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã dẫn đến những
biến đổi lớn trong đời sống tôn giáo Việt Nam nói chung, huyện Mỹ Lộc nói
riêng. Trong bối cảnh đó, các tơn giáo, hệ phái của các tơn giáo, các hiện
tượng tơn giáo mới ở bên ngồi có điều kiện du nhập, đi sâu vào các địa

2


phương của nước ta trong đó có huyện Mỹ Lộc. Sự du nhập các tôn giáo mới

làm cho bức tranh tôn giáo Việt Nam trở nên đa sắc màu hơn, tuy nhiên nó
cũng tạo nên sự cạnh tranh giữa các tôn giáo với nhau. Một mặt, đã tạo nên sự
phát triển cho các tơn giáo. Mặt khác, đó cũng là mối nguy cho sự ổn định xã
hội, đoàn kết dân tộc. Điều này đã có nhiều bài học từ trên thế giới. Đó khơng
chỉ là mâu thuẫn giữa các tơn giáo với nhau, mà đó cịn là những mâu thuẫn
giữa những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo. Trên thực tế, có
khơng ít đề tài nghiên cứu vấn đề này, tuy nhiên số bài nghiên cứu về vấn đề
vận dụng tư tưởng đồn kết tơn giáo của Hồ Chí Minh trong việc đồn kết tơn
giáo tại địa phương cụ thể là khơng nhiều. Qua tìm hiểu, tác giả tạm chia đề
tài nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước thành hai nhóm nghiên cứu:
Nhóm 1, những cơng trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn
giáo. Nhóm 2, những cơng trình nghiên cứu về vấn đề đồn kết dân tộc, đồn
kết tơn giáo.
Nhóm một: Những cơng trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về
đồn kết tơn giáo. Có một lượng lớn các tác phẩm, đề tài khoa học nghiên cứu
vấn đề này, trong đó các tác giả đề cập đến cơ sở hình thành, nội dung cơ bản
của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đồn kết tơn giáo, đồn kết lương - giáo.
Tiêu biểu như một số tác phẩm.
Cuốn "Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, tơn giáo và đại đoàn kết
trong cách mạng Việt Nam", Đỗ Quang Hưng (chủ biên), Nxb Quân đội nhân
dân, 2003. Trong đó đề tài đã tuyển chọn các bài viết, các bài nói của chủ tịch
Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, một số bài mới sưu tầm, hay các bài viết về
chủ đề Hồ Chí Minh và các chính sách mà Hồ Chí Minh khởi xướng lãnh đạo,
phát huy sức mạnh đồn kết dân tộc.
Đề tài "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết lương - giáo trong
thực hiện chính sách tôn giáo hiện nay", Nguyễn Văn Siu, Hà Nội, 2011.

3



Trong đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn
kết lương - giáo, để từ đó đề xuất ra những căn cứ khoa học, nhằm thực hiện
tốt hơn chính sách tơn giáo hiện nay.
Đề tài "Quan điểm Hồ Chí Minh về tơn giáo và sự vận dụng quan điểm
đó vào việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta hiện nay", Lê
Bá Trình, Hà Nội, 2012. Đề tài đã làm rõ những quan điểm cơ bản của chủ
tịch Hồ Chí Minh về tơn giáo và đồn kết dân tộc, kết quả vận dụng quan
điểm tơn giáo Hồ Chí Minh trong nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết dân
tộc từ cách mạng tháng Tám (1945) đến nay và những vấn đề đặt ra hiện nay.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc vận dụng quan điểm tôn giáo
Hồ Chí Minh để xây dựng khối đại đồn kết toàn dân tộc ở nước ta hiện nay.
Đề tài "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo và sự vận dụng tư
tưởng đó vào thực hiện chính sách đồn kết tơn giáo ở Việt Nam hiện nay",
Nguyễn Xn Trung, Hà Nội, 2014. Tác giả đã khái quát, hệ thống những nội
dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo. Đánh giá thực
trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo của Đảng và Nhà
nước ta nhằm củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc
trong giai đoạn hiện nay.
Ngồi ra, cịn có các đề tài khoa học, các cơng trình nghiên cứu khác
như: Hồ Chí Minh về tơn giáo, tín ngưỡng, Viện nghiên cứu Tôn giáo, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996; Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng
tác tơn giáo, Lê Hữu Nghĩa Và Nguyễn Đức Lữ (đồng chủ biên), Nxb Tơn
giáo, Hà Nội, 2003,...
Nhóm hai, những cơng trình nghiên cứu về vấn đề đoàn kết dân tộc,
đoàn kết tơn giáo.
Cuốn "Lý luận về tơn giáo và tình hình tơn giáo ở Việt Nam", Đặng
Nghiêm Vạn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007. Là kết quả nghiên cứu

4



của giáo sư Đặng Nghiêm Vạn, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Tơn
giáo nằm trong Chương trình khoa học, cơng nghệ cấp Nhà nước KX-04-08.
Luận cứ khoa học được đưa ra làm cơ sở cho việc đổi mới chính sách và cơ
chế quản lý việc thực hiện chính sách tơn giáo được tiến hành từ đầu những
năm 90 của thế kỷ trước. Cuốn sách nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên
quan đến vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, nghiên cứu đặc điểm và vai trị của tơn
giáo Việt Nam trong đời sống hiện nay, đặc biệt là đời sống văn hóa khi đất
nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ
động hội nhập vào xu thế tồn cầu hóa. Từ đó, đề cập đến một số vấn đề về
chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Cuốn sách được tái
bản nhiều lần trong tình hình thế giới và đất nước có nhiều thay đổi và biến
động, nhưng cơng trình vẫn giữ nguyên được giá trị cơ bản của nó. Cuốn sách
vẫn được khẳng định là một cơng trình khá tồn diện, q giá về lý luận tơn
giáo và tình hình tơn giáo ở Việt Nam.
Cuốn "Củng cố mối quan hệ dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam trong bối
cảnh hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh", Vũ Văn Hậu, Nxb Chính trị quốc
gia, 2009. Trong đó, cơng trình đã tập trung trình bày một số vấn đề lí luận
thực tiễn về mối quan hệ giữa dân tộc - tơn giáo trong bối cảnh hiện nay, qua
đó củng cố mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam, tác động của
tồn cầu hóa đối với đời sống tôn giáo ở nước ta.
Cuốn "Lý luận về tơn giáo và chính sách tơn giáo ở Việt Nam", Nguyễn
Đức Lữ (chủ biên), Nxb Chính trị hành chính quốc gia, Hà Nội, 2013. Tác
phẩm tập trung tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
tín ngưỡng tơn giáo, tình hình tơn giáo trên thế giới và một số đặc điểm tôn
giáo ở Việt Nam. Đặc biệt giới thiệu một số tôn giáo như Phật giáo, Cơng
giáo, Tin lành, đạo Cao đài, phật Hịa hảo. Chính sách thực hiện chính sách
đối với tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

5



Cuốn "Mấy vấn đề tôn giáo và mặt trận tổ quốc Việt Nam với tôn giáo",
Vũ Trọng Kim (chủ biên), Nxb Cơng an nhân dân, 2013. Trong đó, tác giả đã
trình bày đại cương về tơn giáo và các tơn giáo ở Việt Nam. Một số vấn đề chủ
yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tơn giáo và căn cứ chính trị,
pháp lý về vai trị, nhiệm vụ của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong công tác tôn
giáo. Những văn bản, tài liệu hiện hành của Đảng, Nhà nước về tơn giáo và có
liên quan đến tôn giáo. Tổng hợp số liệu về các tổ chức tơn giáo ở Việt Nam.
Qua việc phân nhóm các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học,
các nhà nghiên cứu ở trên, tác giả nhận thấy được một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, các đề tài tập trung đi vào nghiên cứu: Cơ sở hình thành và
phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đồn kết tơn giáo; bên cạnh đó các
đề tài, các cơng trình nghiên cứu đi trước còn tập trung nghiên cứu việc vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng khối đại đồn kết tồn dân
tộc. Các cơng trình nghiên cứu, các đề tài luận văn, luận án cịn mang tính lý
thuyết, tính lý luận cao. Và những đề tài nghiên cứu về sự vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh trong việc đồn kết tơn giáo cịn mang tầm vĩ mơ, có ít những
đề tài nghiên cứu sâu sự vận dụng vào trong việc đồn kết tơn giáo tại địa
phương, tại một địa điểm cụ thể.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu trước đây đều tập trung đi vào
nghiên cứu lý luận, hoặc có vận dụng là vào trong bối cảnh cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ. Tức là đặt trong hoàn cảnh, điều kiện đất nước tiến hành
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, trong hồn cảnh hai cuộc kháng chiến để
giữ vững nền độc lập.
Đề tài nghiên cứu của tác giả có sự tiếp thu những giá trị về mặt lý luận
của những cơng trình đi trước. Tuy nhiên, bên cạnh đó trong đề tài nghiên cứu
của tác giả có những điểm mới hơn so với những cơng trình nghiên cứu đi
trước. Điểm mới thứ nhất, đề tài luận văn này đã đối chiếu vào những quan


6


điểm và những bài học của Hồ Chí Minh về vấn đề tơn giáo trong điều kiện
hiện nay. Từ đó góp phần trả lời câu hỏi của nhiều người, cũng như một lần
nữa khẳng định giá trị tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề đồn
kết tơn giáo vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn cũng như lý luận trong giai đoạn
hiện nay; và giá trị đó sẽ còn nguyên trong tương lai. Tác giả tập trung đi vào
làm rõ tư tưởng đồn kết tơn giáo trong thực tiễn, và tại một địa bàn cụ thể, đó
là huyện MỹLộc, tỉnh Nam Định. Điểm mới thứ hai, tác giả đặt vấn đề và giải
quyết vấn đề đoàn kết tôn giáo trong giai đoạn hiện nay, cụ thể là trong giai
đoạn Việt Nam tiến hành xây dựng đất nước, tiến hành đổi mới chuyển sang
nền kinh tế thị trường, một nền kinh tế mở cửa có sự du nhập của các tôn giáo
mới vào Việt Nam; và huyện Mỹ Lộc cũng có sự ảnh hưởng bởi sự du nhập
đó, từ đó thêm một lần nữa khẳng định tính đúng đắn, giá trị thực tiễn của
quan điểm Hồ Chí Minh về vấn đề đồn kết tơn giáo.
3.Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung cơ bản về đồn kết tơn giáo cũng như
những kinh nghiệm đồn kết tơn giáo của Hồ Chí Minh, luận văn vận dụng tư
tưởng đó trong việc xây dựng khối đại đồn kết tơn giáo tại một địa phương
cụ thể, đó là huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số nội dung trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về đồn kết tơn giáo.
- Làm rõ hơn về giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về
đồn kết tơn giáo và sự cần thiết phải vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng khối
đồn kết tơn giáo ở huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
- Luận văn dưa ra một số nhận định, giải pháp giải quyết vấn đề đồn
kết tơn giáo tại huyện Mỹ Lộc.


7


4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu đề tài.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu vấn đề đoàn kết tơn giáo theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, và sự vận dụng tư tưởng đó trong q trình xây dựng khối đồn kết tơn
giáo tại huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện đồn kết tơn giáo theo tư
tưởng Hồ Chí Minh tại huyện Mỹ Lộc từ năm 2004 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Một mặt, tác giả tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng những
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm
của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề đồn kết tơn giáo; từ việc nghiên cứu,
tìm hiểu các đề tài có liên quan của những người đi trước. Mặt khác, tác giả
cũng tiếp cận vấn đề này từ góc độ chính trị học, từ thực thi quyền lực chính
trị của Đảng và Nhà nước ta.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp chính trị học, điều tra, tổng hợp, phân
tích, quan sát, so sánh và phỏng vấn sâu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận văn đóng góp một phần nhỏ vào kho tàng lý luận nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo, mà cụ thể là nghiên cứu về đồn kết tơn giáo.
Luận văn cũng nêu lên mối quan hệ giữa việc đồn kết tơn giáo với
việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Với việc sử dụng các phiếu điều
tra và phỏng vấn sâu các đối tượng trong huyện, đây có thể được xem là tài


8


liệu có ích cho các đề tài nghiên cứu sau về vấn đề đồn kết tơn giáo tại các
địa phương.
Luận văn cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những nội
dung liên quan tại các trường học.
7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu
luận văn gồm 2 chương 6 tiết (chương 1 gồm 3 tiết, chương 2 gồm 3 tiết).

9


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
ĐỒN KẾT TƠN GIÁO
1.1. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo
Đồn kết tơn giáo là một nội dung quan trọng trong toàn bộ tư tưởng
đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, nó được hình thành trên việc Hồ Chí
Minh học tập tiếp thu những lý luận, triết lí, các giáo lý và sự tiếp thu chủ
nghĩa Mác - Lênin; qua quá trình hoạt động thực tiễn của mình. Trong luận
văn này, tác giả chia cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn
giáo thành các nội dung: Truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa
nhân loại, chủ nghĩa Mác - Lênin, các vấn đề tơn giáo sinh thời Hồ Chí Minh,
sự tiếp thu của bản thân Hồ Chí Minh.
1.1.1. Truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại
Bất cứ một tư tưởng nào của Hồ Chí Minh đều xuất phát từ những

truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là lịng u nước mà sau này trở thành
chủ nghĩa yêu nước; là tinh thần đoàn kết dân tộc, tương thân tương ái... Hồ
Chí Minh sinh ra trong thời kì mà nền văn hóa Việt Nam đang có sự biến đổi
khá lớn, có sự du nhập của những tơn giáo mới đặc biệt là Thiên chúa giáo
(sau này được gọi là Cơng giáo); hay phật Hịa Hảo... Chính những điều này
đã được Hồ Chí Minh tiếp thu một cách chủ động chứ khơng bị động. Nó dần
hình thành nên trong Hồ Chí Minh tư tưởng về tơn giáo, về những vấn đề tơn
giáo trong đó có vấn đề đồn kết tôn giáo.
Thứ nhất, sự tiếp thu truyền thống yêu nước, sau này đã trở thành chủ
nghĩa yêu nước trong Hồ Chí Minh.
Do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đất nước ta đã đem lại cho
nhân dân khơng ít thuận lợi. Nhưng bên cạnh những thuận lợi, thì Việt Nam

10


cũng phải đối mặt với rất nhiều những thử thách khắc nghiệt của thiên tai,
địch họa. Lịch sử dựng nước và giữ nước là sự tiếp nối hàng ngàn năm những
cuộc đấu tranh không mệt mỏi chống thiên tai như hạn hán, bão lũ; chống lại
kẻ địch xâm lược như quân Hán, quân Nguyên Mông,... Từ trong cuộc đấu
tranh trường kì ấy đã nảy sinh và định hình ý thức cộng đồng, ý thức tập thể,
và cao hơn là ý thức dân tộc. Ý thức này đã ngấm sâu vào máu thịt con người
Việt Nam, nó đã trở thành chủ nghĩa yêu nước được truyền từ đời này sang
đời khác, từ ơng (bà), bố (mẹ) sang con cái. Hồ Chí Minh tiếp thu một cách
rất tự nhiên, giống như một loại bản năng của người Việt. Tinh thần yêu nước
đã lớn dần lên trong con người Hồ Chí Minh, đã trở thành chủ nghĩa yêu
nước. Chủ nghĩa yêu nước là nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, và là
hành trang của Người khi đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Hồ
Chí Minh từng viết: "Lúc đầu, chính do chủ nghĩa u nước mà tơi tin theo
Lênin". Yêu nước ở Hồ Chí Minh là phải giải phóng được nhân dân, đưa lại

độc lập cho dân tộc. Muốn vậy thì cần phải đồn kết được nhân dân cả nước
mà không phân biệt giai cấp, tầng lớp, đảng phái, tơn giáo. Hay nói một cách
khác thì để đồn kết tồn dân tộc, thì phải đồn kết tơn giáo.
Thứ hai, cùng với truyền thống u nước thì đồn kết cũng là một
truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Truyền thống đồn kết khơng chỉ được phản ánh trong kho tàng văn
học dân gian: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương - Người trong một nước phải
thương nhau cùng", hay "Một cây làm chẳng lên non - Ba cây chụm lại nên
hòn núi cao"... Mà còn thể hiện qua những cuộc đấu tranh của dân tộc để
giành và giữ đất nước, như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Quang Trung với
tư tưởng trở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân; trong Hịch tướng sỹ
của Trần Quốc Tuấn "... tướng sỹ một lịng phụ tử...."; hay đó là hội nghị
Diên hồng nổi tiếng đến hiện nay về tinh thần dân chủ, và sự đồn kết nhất trí

11


một lòng trong nhân dân cả nước để chống giặc ngoại xâm. Việt Nam từ xưa
đến nay trong lịch sử dân tộc, là một đất nước nhỏ khơng có những cuộc xung
đột sắc tộc, tôn giáo. Nhưng Việt Nam ngay từ khi dựng nước đã trải qua
nhiều cuộc kháng chiến, cách mạng để giành và giữ nền độc lập của dân tộc.
Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc hình
thành tư tưởng của mình, đặc biệt là trong việc hình thành nên tư tưởng đoàn
kết. Bởi lịch sử dạy cho người Việt Nam nói chung, Hồ Chí Minh nói riêng
rằng đồn kết là sức mạnh. Và đoàn kết ở đây phải là đoàn kết tồn dân tộc
khơng phân biệt giai cấp, giàu nghèo, tơn giáo, đảng phái.
Thứ ba, đó là tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách. Trong
các giá trị truyền thống Việt Nam, tinh thần nhân nghĩa, tương thân, tương ái
là những nét hết sức đặc sắc. Truyền thống này hình thành cùng với hình
thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và

giặc ngoại xâm. Người Việt Nam gắn bó với nhau trong tình làng nghĩa xóm,.
Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy sức mạnh bốn chữ "đồng" (đồng tình, đồng
lịng, đồng sức, đồng minh). Người thường nhấn mạnh nhân dân ta đã từ lâu
sống với nhau có tình, có nghĩa. Tình nghĩa ấy được Hồ Chí Minh nâng lên
trở thành nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà.
Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh : "Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với
nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống với nhau khơng có
tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được" [21, tr668]. Tư
tưởng đại nhân, đại nghĩa ở Hồ Chí Minh là phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng
dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của con người, là cứu nước, độc lập, tự do và chủ
nghĩa xã hội, tạo mọi điều kiện cho con người phát triển. Hồ Chí Minh lấy
chữ nghĩa để phân biệt rõ bạn, thù. Ai làm điều gì có lợi cho nhân dân, cho Tổ
quốc đều là bạn. Và bất ký ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc đều
là kẻ thù. Trong định nghĩa của Hồ Chí Minh về bạn - thù khơng có sự phân

12


biệt tôn giáo hay không tôn giáo, tôn giáo này hay tôn giáo khác. Chỉ cần làm
việc tốt cho đất nước thì đều là bạn. Có lẽ cũng chính bởi cách tư duy này, lối
phân biệt "bạn - thù" này mà đã giúp Hồ Chí Minh khơng mắc phải những sai
lầm trong việc đồn kết dân tộc, và trong đó có sự đồn kết tơn giáo.
Thứ tư, ở Việt Nam có một điều đặc biệt những tơn giáo du nhập từ
nước ngoài vào Việt Nam đều được nhân dân Việt Nam tiếp thu có chọn lọc,
những gì phù hợp người dân sẽ tiếp thu, cịn những gì chưa phù hợp được cải
biến để phù hợp. Hay nói cách khác thì các tôn giáo được du nhập vào Việt
Nam được nhân dân tiếp thu chủ động. Chính bởi vậy tơn giáo ở Việt Nam
bên cạnh những điểm tương đồng với các tơn giáo trên thế giới thì nó vẫn có
những điểm khác biệt so với thế giới. Ở Việt Nam là một nước đa tôn giáo, đa
sắc tộc nhưng các tôn giáo này lại có sự hài hịa với nhau, khơng có những

xung đột, mâu thuẫn tơn giáo sâu sắc như các nước khác.
Ngay từ thời phong kiến, khi nền tôn giáo Việt Nam du nhập từ Trung
Quốc, Ấn Độ. Việt Nam trong thời kì này đã xuất hiện tam giáo, đặc biệt ở
thời kỳ nhà Trần, đây là thời kì được các nhà nghiên cứu lịch sử, tôn giáo gọi
là thời kì tam giáo đồng nguyên. Nhà Trần được xem là một trong những triều
đại phát triển rực rỡ nhất lịch sử phong kiến Việt Nam. Đối với tôn giáo, có lẽ
nhà Trần cũng tạo nên những dấu ấn và sự khác biệt mà chưa triều đại nào có
được. Phải chăng cũng vì vậy mà triều Trần ln được coi là triều đại có sự
phát triển rực rỡ của các tôn giáo. Mặc dù nhà Trẫn vẫn coi trọng và đề cao
Phật giáo, nhưng khơng có tình trạng cấm đạo, cấm tôn giáo, hay bài trừ tôn
giáo khác.
Mỗi một tôn giáo đều có một vị trí của riêng mình trong mỗi triều đại
phong kiến. Nho giáo là rường cột chính trị của quốc gia; Phật giáo là tư
tưởng chỉ đạo cho đời sống tinh thần; Đạo giáo là để phục vị đời sống tín
ngưỡng phong phú của người dân Đại Việt. Có thể nói, quan niệm này đã

13


giúp cho các tơn giáo trở nên có sự bình đẳng nhất định trong xã hội phong
kiến thời Trần. Nó có tác dụng lớn trong việc hình thành nên tư tưởng Hồ Chí
Minh về tơn giáo cũng như là đồn kết tôn giáo.
Đến cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam có nhiều thay
đổi lớn, từ một nước phong kiến độc lập đã trở thành một nước thuôc địa của
Pháp. Cùng với sự xâm lược về chính trị, đó là sự du nhập văn hóa; đặc biệt là
du nhập của một tôn giáo mới - Cơng giáo (thời kì trước được gọi với cái tên
là Thiên chúa giáo). Công giáo khi mới du nhập vào Việt Nam đã bị thực dân
Pháp lợi dụng làm bàn đạp để xâm lược Việt Nam, sau này được sử dụng như
công cụ để "ru ngủ" nhân dân Việt Nam giúp Pháp tiến hành khai thác thuộc
địa. Bởi lý do đó, Cơng giáo được chính quyền thực dân Pháp bảo hộ, bên

cạnh đó thì những tơn giáo khác bị đè ép đặc biệt là Nho giáo và Phật giáo.
Từ những chính sách tơn giáo đó của thực dân Pháp đã dẫn đến những mâu
thuẫn tôn giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên, những mâu thuẫn này khơng q lớn,
nó khơng tạo ra những xung đột tôn giáo ở Việt Nam.
Như đã phân tích ở trên, mâu thuẫn tơn giáo ở Việt Nam không lớn,
không thể tạo nên những xung đột hay chiến tranh tôn giáo. Những mâu thuẫn
này không thể vượt qua lịng u nước, vượt qua tinh thần đồn kết, lịng tự
tơn dân tộc, nên khi đất nước cần và có một tổ chức đứng ra lãnh đạo, thì
ngay lập tức tất cả các tôn giáo đã bỏ qua những mâu thuẫn nhỏ để cùng đấu
tranh vì một mục tiêu chung đó là đấu tranh giành lại nền độc lập cho dân tộc.
Bởi dù là thuộc tơn giáo nào thì cũng đều là con dân nước Việt.
Theo Hồ Chí Minh, trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc
Việt Nam đã tạo nên hệ giá trị truyền thống vô cùng quý giá; trong đó yêu
nước là giá trị hàng đầu. Trong lịch sử dân dộc đã từng có sự đồng điệu giữa
đức tin tơn giáo và lịng u nước. Trần Nhân Tơng vừa là ơng vua u nước
có cơng lãnh đạo nhân dân đánh thắng quân Nguyên, vừa là nhà thiền học tiểu

14


biểu của trường phái Trúc Lâm. Sự đồng điệu ấy đã góp phần to lớn tạo nên
sức mạnh đại đồn kết dân tộc trong suốt cuộc đấu tranh giữ nước và dựng
nước. Kế thừa truyền thống ấy, Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng lịng u nước
và đức tin tơn giáo khơng có gì mâu thuẫn, trái lại cịn gắn bó chặt chẽ với
nhau. Một người dù theo tôn giáo nào thì trước hết người đó phải là cơng dân,
có nghĩa vụ với dân tộc, với đất nước.
1.1.2. Chủ nghĩa Mác - Lênin
Trước Mác, Ăngghen, Lênin đã có nhiều các nhà nghiên cứu về tôn
giáo, nhiều giới quan tâm. Giai cấp thống trị sử dụng tôn giáo như một công
cụ để lãnh đạo nhân dân. Những nhà duy tâm, thần học xem tôn giáo là sản

phẩm "bẩm sinh" chứ không phải là kết quả của sự vận động xã hội. Tôn giáo
có vai trị sáng tạo ra lồi người, xã hội, quy định hoạt động, kết quả của các
hoạt động của con người, quyết định sự vận động của xã hội. Chủ nghĩa vô
thần trước Mác chỉ dừng lại ở chỗ xem tơn giáo là kết quả giản đơn của q
trình nhận thức, biểu hiện sự ngu dốt của trí tuệ.
Đến Mác - Ăngghen - Lênin, với việc sử dụng phương pháp duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử, từ góc độ của những nhà khoa học vơ thần các
ơng có cái nhìn, cách tiếp cận khác so với những nhà thần học, hay chủ nghĩa
vơ thần trước đó. Mác xem tôn giáo là sự phản ánh những điều kiện xã hội
nhất định, "nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tơn giáo". Cũng chính bởi Mác
đứng trên lập trường duy vật triệt để, và có góc nhìn khác với các nhà theo
chủ nghĩa vô thần khác nên Mác đã vượt qua được hạn chế của thời đại, đưa
ra một kiểu mẫu trong việc phân tích tơn giáo và các hiện tượng tơn giáo. Cịn
theo Ăngghen, tơn giáo lại có sự phán ánh lộn ngược hoang đường về thế giới
tự nhiên và con người, các quan hệ xã hội và cả các giá trị văn hóa, chuẩn
mực đạo đức của con người. Như vậy, theo quan niệm của Mác và Ăngghen

15


thì tơn giáo khơng giới hạn ở chỗ thừa nhận hiện tượng này chỉ là sự phản ánh
thế giới hiện thực hư ảo bắt nguồn từ những điều kiện hiện thực.
Đến Lênnin, việc giải quyết vấn đề tôn giáo rất quan trọng nhưng
không phải là cái hàng đầu, cái chủ yếu trong các chính sách. Theo ơng thì
cần phải phân biệt giữa hai mặt chính trị và thực tiễn tồn tại của tôn giáo để
tránh những sai lầm tả hoặc hữu khuynh trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.
Trong cuộc đấu tranh chống ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với
đấu tranh giai cấp nhằm xóa bỏ nguồn gốc xã hội của tôn giáo.
Mác - Ăngghen - Lênin quan niệm về bản chất của tôn giáo tuyệt nhiên
không giới hạn ở chỗ thừa nhận hiện tượng này chỉ phản ánh thế giới hiện

thực, hư ảo, lộn ngược; ngồi giới hạn đó, do bắt nguồn từ những điều kiện
hiện thực, nhu cầu cần khắc phục những giới hạn hiện thực mà năng lực thực
tiễn của con người trong một giai đoạn lịch sử nào đó chưa đạt tới nên trong
sự phản ánh cũng chứa đựng những nhân tố hiện thực. Bởi vậy, tôn giáo
không chỉ là "thuốc phiện" theo nghĩa đơn giản nhất mà còn chứa đựng những
nhân tố có ý nghĩa cho con người và xã hội về mặt văn hóa đạo đức.
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng sự ra đời của tơn giáo có 3 nguồn gốc
cơ bản: nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc kinh tế - xã hội và cuối cùng là
nguồn gốc tâm lý tình cảm. Vậy theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tơn giáo có
nguồn gốc từ hiện thực và phản ánh hiện thực đó - một hiện thực cần có tơn
giáo và có điều kiện để tơn giáo xuất hiện và tồn tại. Cùng với đó chủ nghĩa
Mác - Lênin cũng đưa ra những chức năng cơ bản của tôn giáo; đó là chức
năng đền bù hư ảo. Mác đã từng ví tơn giáo như "thuốc phiện" của nhân dân;
tơn giáo đã đã làm "giảm nhẹ" tạm thời những nỗi đau khổ của con người, an
ủi cho những mất mát, thiếu hụt của con người trong cuộc sống. Chức năng
thế giới quan giúp con người nhận biết về thế giới quan thơng qua sự giải
thích của tơn giáo. Chức năng điều chỉnh hành vi hoạt động của con người

16


thông qua hệ thống chuẩn mực những giá trị xã hội do tôn giáo đưa ra. Chức
năng liên kết giúp duy trì củng cố hệ thống xã hội hiện hành, cùng cố mối
quan hệ xã hội.
Ăngghen đã phê phán mạnh mẽ chủ trương cấm đốn tơn giáo chủ
nghĩa Đuy - rinh hay chủ trương vơ thần q khích của phái Blangki. Cả Mác
và Ăngghen đều cho rằng tôn giáo là kiến trúc nhằm bảo vệ cơ sở kinh tế - xã
hội của giai thống trị. Đến Lênin, ông đã tiếp thu và phát triển quan điểm của
Mác, Ăngghen và chủ nghĩa vơ thần, từ đó Lênin đã xây dựng đường lối
chính sách tơn giáo của Đảng mác xít. Trong thời kì mới, tình hình xã hội có

nhiều thay đổi so với thời kì trước, Lênin đã đề cập đến quan hệ giữa Nhà
nước và giáo hội, phát triển các luận điểm mác xít về tự do tín ngưỡng. Lênin
đã nhấn mạnh người cộng sản đòi hỏi sự tách biệt giáo hội khỏi Nhà nước,
nhà thờ khỏi trường học, bảo đảm tự do tín ngưỡng, mọi cơng dân có quyền
lựa chọn tơn giáo đồng thời xóa bỏ tình trạng giáo hội thống soái trong xã hội.
Lênin lên tiếng phê phán khuynh hướng tư tưởng kết hợp chủ nghĩa xã hội với
tôn giáo. Nó đã trỏ thành một trong những nguyên tắc, nhận thức luận về vấn
đề tôn giáo của chủ nghĩa Mác - Lênnin. Trong các quan điểm, nội dung của
chủ nghĩa Mác - Lênin về tơn giáo thì ln nhấn mạnh tính tự do tín ngưỡng;
hay có thể hiểu cụ thể hơn đó là mọi người có quyền tự do chọn cho mình bất
kì một tơn giáo nào hoặc khơng tơn giáo nào. Các tơn giáo có sự bình đẳng về
quyền lợi. Đây chính là điều mà người dân ln quan tâm mong chờ.
Qua những phân tích trên ta có thể kết luận như sau: Thứ nhất, trong
khi các nhà duy vật vô thần chỉ biết phê phán bản thân tơn giáo thì Mác đã
khơng phê phán tơn giáo mà lại phê phán chính cái hiện thực đã nảy sinh tôn
giáo, tức là phê phán sự áp bức, bất công, bạo lực... trong xã hội đã đẩy con
người đến con đường phải tìm đến tơn giáo và ru ngủ mình trong tơn giáo.
Mác khẳng định rằng muốn xóa bỏ tơn giáo thì trước hết phải giải phóng con

17


người khỏi sự nô dịch của tôn giáo, khỏi những thế lực trần thế, xóa bỏ chế độ
áp bức bất cơng, nâng cao trình độ nhận thức cho con người và xây dựng một
xã hội mới khơng có người bóc lột người. Hay theo quan điểm của Mác về sự
thủ tiêu tơn giáo thì đó là sự tự thủ tiêu; tức là chỉ cần tiêu diệt cái nguồn gốc
sinh ra tơn giáo thì tơn giáo sẽ tự diệt vong. Đây là quan điểm mang tính lý
luận cao, nhưng quan điểm này lại được đúc kết từ sự nghiên cứu tìm hiểu
trong xã hội phương Tây, châu Âu hiện thực. Tuy nhiên, dù là về phong trào
đấu tranh hay trong các vấn đề tơn giáo thì tại mỗi một khu vực, một thời

điểm lại có sự khác nhau, cho nên khi đưa những quan điểm đó vào Việt
Nam, là ở châu Á thì chưa đúng hồn tồn, vì vậy khơng thể áp dụng hoàn
toàn quan điểm của chủ nghĩa Mác vào trong Việt Nam. Thứ hai, quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ có thể chỉ cho các nước Xã hội Chủ nghĩa
(XHCN) những nguyên lý chung trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo
chứ không chỉ ra được cách giải quyết cho từng khu vực, từng nơi với những
quan điểm khác nhau.
Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh đã tiếp xúc,
nghiên cứu kĩ lưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin trên rất nhiều nội dung từ kinh tế,
chính trị đến triết học, con đường cứu nước, xây dựng đất nước sau khi đất
nước giành thắng lợi.... Và một trong những nội dung mà Hồ Chí Minh
nghiên cứu tìm hiểu sâu đó là những quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về
vấn đề tôn giáo. Ở đó Hồ Chí Minh đã học được cách tiếp cận, đứng trên lập
trường duy vật triệt để, chủ nghĩa duy vật lịch sử, duy vật biện chứng. Cũng
nhờ vậy, Hồ Chí Minh đã tránh được cái nhìn phiến diện, sai lầm, hay bị rơi
vào quan điểm siêu hình của Đuy - rinh, vào chủ nghĩa vơ thần q khích
Blanki mà các nhà vô thần cùng thời hay mắc phải. Hồ Chí Minh đã có cái
nhìn tồn diện, cụ thể về tơn giáo, cũng như các vấn đề tơn giáo, đồn kết tôn

18


giáo. Điều này được thấy rất rõ trong những quan điểm, nội dung đồn kết tơn
giáo của Hồ Chí Minh mà tác giải sẽ trình bày ở phần 1.2.
1.1.3. Điều kiện xã hội trong nước và thế giới tác động đến việc hình
thành tư tưởng đồn kết ở Hồ Chí Minh
Tôn giáo là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm, ngay từ khi tơn giáo ra
đời nó đã mang sự phức tạp bởi tính thống trị của nó trong thời kì dài. Thời kì
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên, đó là những giai đoạn mà tơn giáo cả ở trong
nước và thế giới đều có những thay đổi lớn. Chủ nghĩa tư bản phát triển thành

chủ nghĩa đế quốc, tơn giáo ở một góc độ nào đó cũng đã trở thành một cơng
cụ hữu ích của giai cấp thống trị dùng để đi xâm lược các nước khác, hay để
thống trị nhân dân ở chính quốc. Trong phạm vi bài luận văn này của mình,
tác giả sẽ phân tích một cách ngắn gọn những vấn đề tơn giáo ởtrong và ngồi
nước. Qua đó thấy sự tác động của nó vào việc hình thành nên tư tưởng Hồ
Chí Minh về tơn giáo, đồn kết tơn giáo.
1.1.3.1.Thế giới
Khắp châu Âu hiện tượng "tục hóa" đã trở nên phổ biến, đó là sự tách
biệt sinh hoạt chính trị khỏi phạm vi tơn giáo, giáo hội khơng cịn quyền hành
trong nhà nước. Giáo hội Công giáo La mã đã mất đi vai trị chính trị, sinh
hoạt tơn giáo gần như chỉ còn trong nhà thờ; còn trong trường học, bệnh viện,
các cơng trình văn hóa, xã hội đều do nhà nước đảm nhiệm,...
Từ khi có sự xuất hiện của chủ nghĩa xã hội, thế giới xuất hiện hai phe
đối lập nhau, mà sau này đã trở thành hai cực đối đầu nhau. Đứng đầu là hai
cường quốc Mỹ và Liên Xô. Sự đối đầu này thấy được ở trên hầu hết các
phương diện, trong đó có cả ở trên phương diện tơn giáo, và kéo dài từ châu
Âu sang châu Á.
Phía giáo hội Vatican, với thông điệp nổi tiếng của giáo hồng Pio XI,
thơng điệp "Với nỗi lo âu và hồi hộp", đã kết án chủ nghĩa độc chủng, việc

19


bức hại người Do Thái. Và đến giáo hoàng Pio XII, trong thư chung "Mười
điều răn" lại không hề kết án trực tiếp Hitler, trong Tông thư Divini
Redemptoris lại lên án toàn diện kiên quyết chủ nghĩa cộng sản.
Sau cách mạng tháng Mười Nga, nước Nga xô viết tuyên bố tự do
tơn giáo và cho phép Chính thống giáo được đặt tịa Giáo chủ ở Matxcova.
Hay nhà nước Xơ viết đã đưa ra hai mệnh đề quan trọng là "tự do tôn giáo
và tự do tuyên truyền chống tôn giáo". Đây cũng được xem là phù hợp, bởi

dưới thời Xtalin, nói chung chủ nghĩa vơ thần được coi là trách nhiệm đạo
đức toàn dân.
Trong các văn kiện của Quốc tế Cộng sản, từ Đại hội VI (1928) đã xác
định rõ nhiệm vụ chống các thế lực tôn giáo phải đi liền với các nhiệm vụ
chiến lược chủ nghĩa đế quốc, tư bản và phong kiến bản xứ.
1.1.3.2. Trong nước
Với hiếp ước Nhâm Tuất cùng các hiệp ước khác đã được triều đình
nhà Nguyễn kí với Pháp thì Việt Nam đã trở thành thuộc địa của Pháp. Nhưng
trước đó (vào năm 1533), Pháp đã lợi dụng con đường truyền đạo của Cơng
giáo để vào Việt Nam từ đó từng bước thực hiện âm mưu xâm lược Việt
Nam. Như vậy, từ đầu thế kỉ XVI Việt Nam có thêm một tơn giáo mới xuất
hiện, đó là Cơng giáo. Cơng giáo vào Việt Nam với mục đích khơng chỉ là
truyền đạo, mà nó đã trở thành "công cụ" hữu hiệu để thực dân Pháp thực hiện
âm mưu của mình. Có lẽ chính bởi vậy sự tiếp nhận Công giáo của người dân
cũng không nhiều, và có sự bài xích đối với tơn giáo này. Ngay cả đến ngày
nay, trong tư tưởng của nhiều người dân vẫn có tư tưởng bài xích đối với
Cơng giáo, không tiếp nhận tôn giáo này. Trước đây, dưới triều Nguyễn nói
về vấn đề tơn giáo người ta hay nói về vấn đề lương - giáo, tức là giữa những
người theo Công giáo và những người không theo Công giáo.

20


Phật giáo, từ trước đã là một tôn giáo gần gũi nhân dân và tồn tại thời
gian dài ở Việt Nam qua các triều đại. Sự tồn tại của Phật giáo như một yếu tố
tâm linh, Phật giáo lúc này đã thực hiện tốt chức năng đền bù hư ảo của mình.
Nhưng khi có sự xuất hiện của Cơng giáo thì vấn đề tơn giáo đã trở nên phức
tạp. Mâu thuẫn giữa Công giáo và Phật giáo cùng các tôn giáo khác khá rõ.
Sau này, khi thực dân tiến hành hoàn tất việc xâm lược và tiến hành
khai thác thuộc địa, Công giáo lại được xem như một "công cụ" để thực dân

Pháp sử dụng. Pháp đã sử dụng "công cụ" này vào nhằm "ru ngủ" nhân dân,
khiến họ chấp nhận vào "số mệnh" nơ lệ của mình. Tuy nhiên, không phải tất
cả giáo dân Công giáo, hay các giám mục đều là tay sai của thực dân, vẫn có
những người giáo dân Công giáo đứng vào hàng ngũ chống thực dân, phong
kiến. Linh mục Nguyễn Huy Lịch có bài viết "Cảm nghĩ về Công giáo sau
chuyến thăm Hà Nội" được đăng tại Tạp chí Đứng dậy, số 82, khi đất nước
thống nhất, Linh mục có viết: "Tại Việt Nam thì hàng giám mục vẫn vẫn cịn
não trạng "chống cộng" của thông điệp Divini Redemptoris (1937), của
những chỉ thị Thánh Bộ năm 1949 cấm Công giáo hợp tác với cộng sản và
của lá thư luân lưu năm 1951 về thái độ của Công giáo với cộng sản Việt
Nam... Sự nghi ngờ, lãnh đạm trở nên đối lập khi một số linh mục và giáo dân
đứng ra lập Ủy ban liên lạc những người Cơng giáo kính chúa u nước, u
Tổ quốc, chuộng hịa bình (1955)".
Giai đoạn từ năm 1954, sau chiến thắng Điên Biên Phủ, Việt Nam bị
chia rẽ thành hai miền Nam - Bắc. Một phần lớn giáo dân các tơn giáo như
phật giáo Hịa Hảo, Cơng giáo đã vào Nam theo thực dân Pháp. Tình hình tơn
giáo càng trở nên phức tạp. Các thế lực thù địch đã lợi dụng tơn giáo để gây
mất đồn kết trong nhân dân, với những chiêu trị như vu khống chính quyền
miền Bắc đàn áp các tơn giáo, khơng có tự do tơn giáo, vi phạm tự do tín
ngưỡng.... Khiến cho tình hình tơn giáo ở miền Bắc trở nên phức tạp. Nhưng

21


×