Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phép đối xứng trục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.12 KB, 4 trang )

Phép đối xứng trục
Người đăng: Nguyễn Huyền - Ngày: 07/06/2017

Từ THCS, ta đã biết đến khái niệm đối xứng trục. Bài học hôm nay ta cùng đi sâu và tìm hiểu
kĩ hơn về đối xứng trục- một phép biến hình ứng dụng khá nhiều trong kiến trúc và hội họa.

A. Lí thuyết
1. Định nghĩa
Định nghĩa: Cho đường thẳng d. Phép biến hình biến mỗi điểm M thuộc d thành chính nó,
biến mỗi điểm M không thuộc d thành điểm M' sao cho d là đường trung trực của đoạn


thẳng MM' được gọi là phép đối xứng qua đường thẳng d hay phép đối xứng trục d.

Ví dụ: Hình ảnh bàn cờ tướng


Đường thẳng d được gọi là trục đối xứng.



Phép đối xứng trục d kí hiệu là Đd.

2. Biểu thức tọa độ
Chọn hệ trục tọa độ Oxy sao cho trục Ox trùng với đường thẳng d. Với mỗi điểm M(x,y)
gọi M′=Đd(M)=(x′;y′) thì {x′=xy′=−y

3. Tính chất
Tính chất 1: Phép đối xứng trục bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.
Tính chất 2: Phép đối xứng trục biến



đường thẳng thành đường thẳng,



đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó,



tam giác thành tam giác bằng nó,



đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.


4. Trục đối xứng của một hình
Định nghĩa: Đường thẳng d được gọi là trục đối xứng của hình H nếu phép đối xứng qua d
biến H thành chính nó. Khi đó ta nói H là hình có trục đối xứng.
Ví dụ:

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Bài 1: Trang 11 - sgk hình học 11
Trong mặt phẳng Oxy cho hai điểm A(1;-2) và B(3;1). Tìm ảnh của A, B và đường thẳng AB qua phép đối
xứng trục Ox.

=> Xem hướng dẫn giải
Bài 2: Trang 11 - sgk hình học 11
Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình 3x-y+2=0. Viết phương trình của
đường thẳng d' là ảnh của d qua phép đối xứng trục Oy.

=> Xem hướng dẫn giải
Bài 3: Trang 11 - sgk hình học 11
Trong các chữu cái sau, chữ nào là hình có trục đối xứng?


=> Xem hướng dẫn giải



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×