Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh thành tích một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.67 KB, 2 trang )

Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh thành tích một căn bệnh gây tác hại
không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay
Bài làm:
Dưới áp lực thi cử của cuộc sống hiện đại, khi vai trò của giáo dục và cuộc sống thực tế có
sự chênh lệch nhau nhất định, nhiều vấn đề mâu thuẫn đã nảy sinh. Việc học để biết, để
hình thành kĩ năng không phát huy rõ lợi ích thực tế của nó so với việc “học để điểm cao”.
Từ đó, trong xã hội bắt đầu manh nha một căn bệnh bệnh mới – “bệnh thành tích”.
Đứng trước vấn đề trên, chúng ta cần có một cách nhìn chung, một cách hiểu cơ bản nhất
về căn bệnh được cho là gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện
nay. “Bệnh thành tích” là việc con người ta cố đeo đuổi và giành lấy hư danh, danh vọng
không đúng với khả năng năng lực thực tế, chỉ có kết quả trên giấy tờ vô nghĩa, ngụy tạo
một vỏ bọc lung linh bên ngoài thực lực còn nhiều lỗ hỏng. Trong công việc và môi trường
giáo dục, bệnh thành tích đã gây ra những báo động nghiêm trọng bằng những hệ lụy
nghiêm mà suốt thời gian dài người ta tưởng chừng vô hại.
Các phương tiện truyền thống đại chúng đã không ít lần phanh phui thực trạng đáng
buồn của căn bệnh này. Trong mọi ngõ ngách của đời sống, bệnh thành tích tồn tại một
cách âm ỉ và dai dẳng, đôi khi trở thành thâm căn cố đế trong tư tưởng của những kẻ
chuộng bề ngoài, chuộng hình thức. Nhiều địa phương đưa ra những con số phát triển đầy
lý thuyết về những con số gia đình văn hóa, thành tích xóa đói giảm nghèo; nhiều công ty
đưa báo cáo để “đáp ứng yêu cầu” và đặc biệt môi trường giáo dục, bệnh thành tích đã trở
thành một nỗi đau chung. Từ học sinh, phụ huynh cho đến giáo viên, bệnh thành tích đã chi
phối, tác động mạnh mẽ. Nạn mua điểm mua danh, mua bằng bán cấp đã không còn quá
xa lạ và đôi khi được….công khai! Số lượng học sinh ngồi nhầm lớp dường như đã quá
“bình thường” và những danh hiệu khá, giỏi ngày càng tăng vùn vụt về số lượng và chất
lượng… Hiện tượng ọc sinh lớp 4,5 không viết nổi tên mình, học sinh lớp 7,8 đọc còn ê a
đánh vần, học sinh lớp 12 không thể giải nổi bài toán nhân chia đơn giản...tồn tại song
song cùng những con số báo cáo lí tưởng hằng năm như 100% học sinh thực hiện đầy đủ
các nhiệm vụ, 100% đạt về năng lực, 100% đạt về phẩm chất, 99% học sinh lên lớp thẳng
hay 90% đạt hạnh kiểm Tốt, 10% đạt hạnh kiểm Khá... Phụ huynh chuộng cho con mình
những bảng điểm đẹp, những danh hiệu tốt, trường chuyên, lớp chọn nên đã không ngại
vung tiền bạc hay quan hệ để đổi lấy thành tích ảo! Giáo viên vật vã chạy theo những “chỉ


tiêu” của trường, của Phòng, của Bộ nên thản nhiên “giúp đỡ” các em lên lớp đều đặn với
bảng điểm đẹp như mơ. Và còn rất nhiều, rất nhiều những hiện tượng khác của căn bệnh
trầm kha đang ngự trị xã hội này.
Từ thực trạng trên, những hậu quả đi kèm đã gây ra nhiều đau thương cho người
trong, lẫn ngoài cuộc. Có bao giờ chúng ta tự hỏi, vì sao đất nước mình chậm chân lại
trước đà phát triển của thế giới? Có bao giờ chúng ta tự hỏi, vì sao với số lượng báo cáo
khổng lồ hằng năm mà việc vận dụng thực tế chỉ đếm trên đầu ngón tay? Và có bao giờ
chúng ta tự hỏi, vì sao với số Giáo sư, Tiến sĩ nhiều nhất ASENAN dường như lại thiếu
những cống hiến xứng đáng kèm theo? Chúng ta tự hào với số lượng cử nhân, Thạc sỹ
choáng ngợp nhưng tỉ lệ thất nghiệp dường như mang lại những suy nghĩ ngược lại. Có
quá nhiều bằng cấp, quá nhiều cuộc thi đua nhưng những gì đã, đang và sẽ hiện thực lại là


một lời hứa hẹn viển vông. Ở môi trường phổ thông các cấp, học sinh và giáo viên dường
như là nạn nhân vô tội của các chỉ tiêu. Hiện tượng “ngồi nhầm lớp”, hiện tượng “vớt học
sinh” đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Cơ sở vật chất ở những trường vùng sâu vùng xa đã
được cải thiện rõ rệt dường như cũng chỉ nằm trong báo cáo! Rốt cục, trình độ học sinh
chẳng những không cải thiện mà ngày càng đi vào bế tắc, giáo dục lại quẩn quanh trong
công cuộc cải cách không mấy khả quan. Bên cạnh đó, nhiều công ty nhận nhân viên qua
những yêu cầu bằng cấp, rốt cục lại ngã ngửa ra khi phải… đào tạo lại từ đầu!
Vậy, bệnh thành tích vì đâu mà xuất hiện? Có phải nó đã và đang ăn sâu trong suy nghĩ,
hành động của mọi người? Chính bởi những kẻ chuộng địa vị, chuộng hình thức hào
nhoáng mà không quan tâm đến năng lực thực sự đã gây ra căn bệnh xã hội này. Hơn
nữa, ở Việt Nam, việc yêu cầu bằng cấp rập khuôn đã vô tình đẩy vấn đề trở nên nghiêm
trọng. Bài viết “Phụ huynh đi xin giấy khen cho con để gia đình bớt xấu hổ” được đăng trên
báo giaoduc.net năm 2016 đã khiến dư luận bàng hoàng thức tỉnh. Thói hám danh, hám lợi
đi kèm sự giả dối đã giết chết sự phát triển của xã hội, của con người.
Bây giờ là lúc mỗi chúng ta nghiêm túc nhìn nhận và đưa ra giải pháp cho vấn đề
bệnh thành tích đang diễn ra tràn lan trong cuộc sống hiện tại. Trước nhất, mỗi cá
nhân phải tự thức tỉnh mình, phải tự nhìn nhận vào thực tế để thấy được hệ lụy của chúng.

Từ đó, việc thay đổi nhận thức, thay đổi tư duy cần được thực hiện một cách đến nơi đến
chốn, đừng để việc chống thành tích chỉ là hô hào trong suốt thời gian qua. Hãy dừng lại
việc cho con học bài văn mẫu, việc mua đề trước mỗi kì thi, mua bằng cấp giả để ngụy tạo
năng lực… Và hãy dừng ngay những chỉ tiêu lí tưởng, những báo cáo mang tính chất
phong trào… Và để thực hiện điều này, chúng ta cần sự nỗ lực của cả cộng đồng chớ
không chỉ riêng lẻ cá nhân.
Tóm lại, thực tế đã chứng minh bệnh thành tích gây những tác hại không nhỏ đối với sự
phát triển của xã hội nói chung, của con người nói riêng. Nó chẳng những mài mòn năng
lực mà còn mài mòn đạo đức và niềm tin. Chỉ can đảm trải qua quá trình tôi luyện lâu dài,
quá trình cố gắng không ngừng nghỉ con người mới thực sự chiếm lĩnh cái được gọi là
năng lực, là kỹ năng.



×