Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Những đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn vợ chồng a phủ của tô hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.95 KB, 2 trang )

Những đặc sắc về nghệ thuật trong
truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô
Hoài).
Người đăng: Anh Thư - Ngày: 31/03/2018

Đề bài: Những đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài).
Bài làm:
Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông luôn hấp
dẫn người đọc bởi những nét độc đáo trong việc quan sát và diễn tả về những số phận con
người miền núi. Tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” - tác phẩm không chỉ xuất sắc
về mặt nội dung mà còn vô cùng thành công về mặt nghệ thuật. Những đặc sắc về nghệ
thuật trong truyện là yếu tố quan trọng góp phần đưa “Vợ chồng A Phủ” trở thành một
truyện ngắn tiêu biểu cho nền văn học thời kì này.
Nghệ thuật là hình thức của tác phẩm, là những thứ giúp cho chúng ta cảm nhận được nội
dung ý nghĩa bên trong. Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm trước hết được thể hiện ở
nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc. Câu chuyện mở đầu bằng hình ảnh
của Mị, về quá khứ, những gì mà Mị đã trải qua. Khi Mị dần trở nên tuyệt vọng, A Phủ bỗng
xuất hiện như một người cùng khổ. Hai số phận tưởng như song song mà nay lại giao
nhau, bởi những khổ đau họ đã trải qua, bởi sức sống tiềm tàng ẩn giấu bên trong tâm hồn
của họ. Họ cùng chạy đi, cùng hướng đến ánh sáng nơi cuối con đường. Thông qua việc
xây dựng tình huống truyện mới lạ, tác phẩm đã phơi bày những sự tàn bạo, bất nhân của
giai cấp thống trị miền núi. Ngoài ra, tác phẩm còn thể hiện được khát vọng sống, sống một
cách đúng nghĩa, sống như một con người của những người lương thiện như Mị và A Phủ.
Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm còn thể hiện ở việc khắc họa hình tượng nhân vật,
đặc biệt là ở phương diện miêu tả tâm lí. Cả hai nhân vật Mị và A Phủ đều thể hiện
những nét tính cách của người dân lao động miền núi. Mị được miêu tả với sự lặng lẽ, âm
thầm, nhẫn nhục nhưng ẩn trong đó là sức sống tiềm tàng, khao khát được tự do và hạnh
phúc. A Phủ thì lại gan góc, chất phác,... Để miêu tả hai nhân vật này, tác giả đã chọn
những điểm nhìn khác nhau, từ đó hình thành nên những tính cách khác nhau. Ở Mị, tác
giả nhấn mạnh vào những khoảnh khắc Mị suy tưởng, Mị nghĩ đến quá khứ, hiện tại, tương
lai. “Cứ uống ực từng bát. Rồi say. Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn những người nhảy đồng,


người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước.” Niềm vui ấy khiến Mị ý thức được
rằng “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.” Điều đó thể hiện được khát khao tự do
của cô, khát khao tự do giữa hiện thực đau đớn. Để rồi cô tủi thân, khi nhớ lại rằng mình
đang có một cuộc sống bất hạnh: “A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với
nhau.” Mị chợt muốn chết, mà muốn chết tức là cô đã nhận ra trong tư tưởng của mình có
sự phản kháng, cô không còn muốn sống kiếp sống này nữa. Những suy ngẫm của Mị giúp
chúng ta nhận ra một tâm hồn đẹp đẽ đang chết dần chết mòn, một sức sống mãnh liệt
đang trỗi dậy mạnh mẽ. Còn ở A Phủ, tác giả nhấn mạnh vào hành động, để thấy được


những vẻ đẹp của một người con trai vùng cao. A Phủ là một người yêu chính nghĩa. Bất
bình trước sự lộng quyền của A Sử, dẫu biết đó là con quan, A Phủ vẫn “chạy vụt ra, vung
tay ném con quay vào mặt A Phủ”, “xộc tới, nắm cái vòng cổ, kẹp dập đầu xuống, xé vai áo
đánh tới tấp”. Đó là sự phẫn nộ trước những cảnh bất công, phi lí cho cuộc đời, cho thấy
được sự gan góc của A Phủ.Ngoài ra, có một chi tiết cho thấy được niềm khát khao được
sống của anh, đó là vào lúc Mị cắt dây trói cho anh. Sau nhiều đêm bị trói, bị hành hạ, A
Phủ đã quỵ xuống. Nhưng tình yêu cuộc sống đã khiến anh vùng dậy và chạy đi. Những
bước chạy của anh là bước chạy của sự đấu tranh, của sự phấn đấu vươn đến tự do, giải
phóng chính mình.
Một trong những thành công về nghệ thuật của tác phẩm, còn là việc tái hiện lối
sống động vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân
miền núi Tây Bắc. Toàn bộ khung cảnh núi rừng Tây Bắc dưới ngòi bút của nhà văn trở
nên tươi đẹp, hiền hòa. Con người hòa vào thiên nhiên trong những hội xuân tưng bừng.
Thiên nhiên đi vào cuộc sống, tràn ngập trong từng bước chân, từng tiếng hát. “Trên đầu
núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi
hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta
thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp
lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi và cỏ
gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.” Điều đó là nhờ cách kể chuyện giàu chất thơ và chất
tạo hình của tác giả. Khung cảnh núi rừng hiện ra đầy thơ mộng, dịu dàng.

Nét đẹp phong tục văn hóa của người dân tộc vùng cao cũng được tập trung khắc họa đậm
nét. Con người khát khao được sống, được yêu, được ca hát giữa núi rừng và ánh trăng,
“Đến Tết năm ấy, Tết thì vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi
chơi. Những nhà có con gái thì bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Suốt đêm, con
trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách”, đó còn là “Những chiếc váy
hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay,
cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi
chơi.”
Có thể nói, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Đó là
nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống truyện, miêu tả sinh
hoạt, phong tục và tâm lí nhân vật. Từ giá trị nghệ thuật ấy, chúng ta có thể hiểu hơn về giá
trị nhân đạo sâu sắc được gửi gắm trong tác phẩm: sự lên án tội ác của bọn thống trị và
khẳng định sức sống ngoan cường, khát vọng tự do tiềm tàng ở người dân lao động vùng
cao Tây Bắc. Nhờ những giá trị ấy, mà tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” vẫn luôn có sức sống
bền bỉ trong tâm hồn những người yêu văn chương .



×