Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.7 KB, 51 trang )

Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
I. PHẦNMỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
I.1.1. Cơ sở lý luận:
Văn học nghệ thuật là một khía cạnh không thể thiếu trong đời sống xã hội.
Và Ngữ văn là môn học không thể thiếu trong nhà trường bởi nó có ý nghĩa
trong việc hình thành, định hướng và phát triển nhân cách cho học sinh, học văn
không chỉ đơn thuần học những kiến thức về đời sống xã hội …,mà còn là học
làm người. Đây là môn kích thích sự sáng tạo, trí bay bổng của người học. Để
hiểu và nhận thức sâu sắc về một nhân vật, một khía cạnh của đời sống hay nội
dung tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm, thì đòi hỏi người dạy và
người học phải không ngừng trau dồi vốn kiến thức về từ vựng, ngôn ngữ … đặc
biệt là các hình thức về nghệ thuật.
Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá VIII
nêu rõ: " Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”,' Phương pháp giáo
dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người
học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý trí vươn lên " ( Luận giáo dục ).
Nghị quyết hội nghị lần thứ IX xác định rõ: " Để đáp ứng yêu cầu và con
người về nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong
thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện về
giáo dục đào tạo”.
Năm học 2007 - 2008 là năm học tiếp tục chương trình đổi mới thực hiện
cuộc vận động " Hai không " với bốn nội dung ( không tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh
ngồi nhầm lớp ).
_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
1


Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
Chính vì vậy yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng dạy và học là nhiệm vụ
quan trọng. Do đó Ngữ văn không nằm ngoài yêu cầu đó.
Nếu như trong môn Ngữ văn người dạy chỉ truyền thụ kiến thức theo cách
một chiều thì học sinh sẽ chủ động tiếp thu, khi đó óc sáng tạo kém phát triển, trí
tưởng tượng của các em thiếu sự bay bổng. Còn dạy và học chỉ chú trọng vào
việc tìm hiểu về nội dung mà quên đi những hình thức nghệ thuật của tác phẩm
thì khó đạt được kết quả cao,giờ học trở nên khô khan, cứng nhắc, sống sượng.
Học sinh sẽ không hiểu sâu, hiểu hết được những điều mà tác giả muốn truyền
đạt , đôi khi còn dẫn tới cách hiểu sai, lệch lạc giá trị của tác phẩm.
Các hình thức nghệ thuật là yếu tố không thể thiếu trong các tác phẩm văn
học nói chung và trong thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam nói riêng. Vì vậy
việc cần thiết là phải do học sinh nắm được toàn diện tác phẩm, có cái nhìn bao
quát về cả nội dung và nghệ thuật, bút pháp trần thuật mang nhiều ẩn ý.
I.1.2. Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tiễn giảng dạy hiện nay, nhiều giáo viên chỉ đi sâu vào khai thác
nội dung, chưa chú trọng khai thác nghệ thuật trong văn bản. Mặt khác thao tác
sử lý bài giảng còn hạn chế, đôi khi còn lúng túng khi đưa ra hệ thống câu hỏi để
khai thác nghệ thuật, nhiều câu hỏi đưa ra còn vụn vặt chưa khai thác hết vấn đề.
Nhiều câu hỏi khó và trừu tượng làm học sinh khó hiểu.
Khả năng kết hợp từ nghệ thuật để làm nổi bật nội dung còn yếu, khả năng
dẫn dắt vấn đề và tích hợp kém.
Nhiều văn bản mới đưa vào cũng gây không ít khó khăn khi tìm hiểu và
truyền thụ kiến thức. Có trường hợp giáo viên còn yếu về kiến thức lý luận văn
học.
Còn học sinh thì hạn chế trong việc tiếp thu và cảm thụ tác phẩm tự sự,
chưa nắm bắt được mối liên hệ giữa nội dung và hình thức của một tác phẩm,
thường học nội dung riêng, hình thức riêng.

_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
2
Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
Thực tế hiện nay nhiều học sinh bị hổng kiến thức từ những lớp học, cấp
học dưới, học trước quên sau cho nên học sinh rất khó tiếp thu được kiến thức
của một văn bản khi chứa nhiều hình thức nghệ thuật. Học sinh sẽ không nắm
bắt được hết giá trị của một văn bản. Do đó gây chán nản hoặc ở một số em
không thích học môn văn.
Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “ Một số cách
khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương
trình Ngữ văn 9 ”.
I.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Giúp học sinh hiểu thêm về các biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn
hiện đại Việt Nam. Biết cách phân tích, khai thác và đưa ra tác dụng của các
biện pháp nghệ thuật đó trong mối liên hệ với nội dung tác phẩm, từ đó vận
dụng hiểu biết để phân tích các tác phẩm tự sự nói chung và tác phẩm tự sự hiện
đại Việt Nam nói riêng ( trong đó có truyện ngắn hiện đại ở sách giáo khoa ngữ
văn 9 ).
Với bản thân ( hoặc với những đồng nghiệp trong nhóm văn ): Nghiên cứu
đề tài này mục đích là để giúp mình áp dụng vào các bài dạy, biết cách khai thác
và truyền thụ tốt hơn tới học sinh các hình thức nghệ thuật trong mối quan hệ
với nội dung tác phẩm.
Từ đó giúp các em có hứng thú và thái độ học tập nghiêm túc, yêu quý các
thành tựu văn học của dân tộc và thế giới.
I.3. THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM:
I.3.1. Thời gian: Năm học 2007 - 2008:
I.3.2. Địa điểm: Trường THCS Đông Ngũ huyện Tiên Yên Tỉnh Quảng

Ninh.
I.3.3. Phạm vi đề tài:
_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
3
Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
I.3.3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu:
Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuât trong truyện ngắn hiện đại Việt
Nam.
I.3.3.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:
Trường THCS Đông Ngũ
I.3.3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát
Học sinh lớp 9B, C, D
I.4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
I.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ( tìm hiểu thông tin có liên quan ).
- Khi nghiên cứu đề tài và áp dụng vào thực tế giáo viên cần phải tìm hiểu
những sách, báo, tranh ảnh có liên quan như: Từ điển Tiếng Việt, Tư liệu Văn
học, Lý luận văn học, tạp chí văn học tuổi trẻ…
Nghiên cứu tài liệu giúp giáo viên củng cố hơn về kiến thức lý luận văn học
và từ đó giáo viên sẽ định hớng cho học sinh tìm hiểu được các khái niệm, kiến
thức có liên quan đến nghệ thuật, nội dung tác phẩm.
I.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát:
- Để thấy rõ thực trạng của vấn đề mà đề tài đề cập đến, giáo viên cần phải
điều tra quan sát thực tế việc tiếp thu của học sinh về vấn đề nêu trong đề tài.
Giáo viên tiến hành bằng cách phát phiếu thăm dò kết quả sau khi dạy một văn
bản hoặc đặt câu hỏi với bất kỳ học sinh nào để kiểm chứng thực trạng.
Phương pháp này còn được sử dụng khi giáo viên tiến hành áp dụng đề tài
để dánh giá kết quả mà đề tài nghiên cứu có thể mang lại.

I.4.3. Phương pháp phân loại:
- Phương pháp này dùng để giúp giáo viên khi nghiên cứu về lý thuyết phân các
văn bản theo các hình thức nghệ thuật giống nhau để giúp học sinh nắm bắt.
_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
4
Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
- Ngoài ra còn áp dụng để phân loại học sinh theo khả năng để có hướng ra
hệ thống câu hỏi thích hợp với từng đối tượng học sinh. Từ đó giúp các em ôn
tập bồi dưỡng kiến thức.
I.4.4. Phương pháp dùng số liệu:
- Lấy số liệu minh chứng về kết quả áp dụng vào một bài dạy cụ thể và số
liệu so sánh đầu năm với cuối năm.
I.4.5. Phương pháp thực nghiệm:
Tiến hành dạy một bài kiểm chứng cho việc áp dụng đề tài sáng kiến kinh
nghiệm.
I.5.ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
- Trong “cuốn lý luận văn học” do Hà Minh Đức chủ biên ( NXB Giáo
dục) có nói: “Nghệ thuật là để phản ánh đời sống. Qua nghệ thuật biểu hiện rõ
nét những cảm xúc của người nghệ sĩ ”.
- Trong “Tạp chí văn học và tuổi trẻ” tác giả Lê Quang Hưng có đề cập
đến vai trò của một số yếu tố nghệ thuật (ngôn ngữ, nội tâm ) trong tác phẩm tự
sự.
- Qua tìm hiểu khảo sát ở những giờ dạy văn bản tự sự hiện đại Việt Nam
cho thấy học sinh chưa nắm bắt hết được giá trị của văn bản khi phân tích tác
phẩm không bám sát vào hình thức nghệ thuật để chỉ ra cái hay, cái đẹp của nội
dung mà chỉ biết diễn xuôi nội dung một cách cứng nhắc và gượng ép vụng về
tách nội dung ra khỏi hình thức tự sự ( ví dụ như khi phân tích ông Hai trong tác

phẩm “ Làng ” ( Kim Lân), nếu học sinh chưa nắm được nghệ thuật miêu tả tâm
lý nhân vật đặc sắc thì không thể nào tìm hiểu được những chuyển biến trong
đời sống tâm lý của ông Hai và người nông dân nói chung trong giai đoạn
1945 ). Chính vì vậy phải:
_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
5
Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
+ Tìm ra được vai trò tác dụng của nghệ thuật trong truyện hiện đại Việt
Nam qua đó thấy được những đặc trưng của hình thức nghệ thuật trong tác phẩm
văn học.
+ Phục vụ cho việc dạy học theo hướng đổi mới. Những kết quả đạt được
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác dạy học.
_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
6
Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
II.PHẦN NỘI DUNG
II.1.CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN
II.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Từ trước đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu nói về vai trò của biện pháp
nghệ thuật trong tác phẩm văn học .
Hệ ghen viết. " Tác phẩm văn học mà thiếu đi hình thức nghệ thuật thích
đáng thì không phải là một tác phẩm văn học thực sự và đối với người nghệ sĩ
khi đó sẽ là một biểu hiện tồi nếu như người ta nói rằng về nội dung thì tác
phẩm anh tốt, nhưng nó thiếu đi các hình thức nghệ thuật thích đáng. Chỉ có

những tác phẩm văn học mà nội dung và hình thức thống nhất với nhau mới là
những tác phẩm văn học đích thực".
Trong một tác phẩm văn học có giá trị thì các hình thức nghệ thuật luôn
thống nhất với nội dung. Bêlinxki - nhà phê bình lý luận văn học Nga viết rằng:
" Trong tác phẩm nghệ thuật nội dung và các hình thức nghệ thuật phải luôn hoà
hợp với nhau một cách hữu cơ như là tâm hồn và thể xác. Nếu huỷ diệt hình
thức nghệ thuật thì cũng là huỷ diệt nội dung tư tưởng của tác phẩm và ngược lại
cũng vậy".
Ở Việt Nam việc nghiên cứu về nghệ thuật trong tác phẩm văn học còn ít
( đặc biệt là trong truyện ngắn hiện đại ). Nếu có nghiên cứu về tác phẩm văn
học thì chủ yếu là đề cập đến giá trị nội dung, giá trị hiện thực hoặc những
chuyên đề nhỏ về nghệ thuật chứ chưa đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu về cách
để khai thác biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm văn học ( nhất là trong truyện
ngắn hiện đại ).
Đề tài " Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyên ngắn hiện
đại Việt Nam chương trình Ngữ văn 9 " theo như chúng tôi được biết thì trong
ngành giáo dục chưa có ai nghiên cứu.
_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
7
Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
II.1.2. Cơ sở Lý luận:
Khai thác: “ Phát hiện và sử dụng những cái có ích còn ẩn dấu hoặc chưa
được tận dụng”
Biện pháp: “ Cách làm, cách giả quyết một vấn đề cụ thể ”.
Nghệ thuật: “Hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động,
cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng , tình cảm”.
Truyện ngắn hiện đại: “Là truyện bằng văn xuôi, có dung lượng nhỏ, số

trang ít, tái hiện miêu tả lại một khía cạnh tính cách một mẩu trong cuộc đời của
nhân vật ở cuộc sống đương thời”.
Chương trình: “Toàn bộ nói chung những dự kiến hoạt động theo một trình
tự nhất định và trong một thời gian nhất định, nêu một cách vắn tắt”.
Ngữ văn : 1- Sự nghiên cứu ngôn ngữ và văn học
2- Xu hướng nghiên cứu một ngôn ngữ chỉ bằng cách dựa vào
việc phân tích các văn bản còn lưu truyền lại.
Chương trình ngữ văn 9: “Toàn bộ những kiến thức về tiếng Việt, ngữ
pháp và văn học, tập làm văn phù hợp với học sinh lớp 9”.
" Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyên ngắn hiện đại
việt Nam chương trình ngữ văn 9": Đó là tìm ra các hình thức được sử dụng
trong tác phẩm truyện ngắn hiện đại Việt Nam ở Ngữ văn 9. Qua các hình thức
nghệ thuật đó khái quát lên ý nghĩa chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Đề tài này là một nghiên cứu mới giúp ích cho quá trình dạy và học của
giáo viên và học sinh. Muốn hiểu rõ mục đích của đề tài trước hết cần hiểu rõ
những thuật ngữ có trong tên đề tài.Từ đó giáo viên mới có thể xác định được
cách tìm hiểu khai thác tốt vấn đề đưa ra.
_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
8
Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
CHƯƠNG II
II.2.1. Thực trạng cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện
ngắn hiện đại Việt Nam của học sinh ở lớp 9.
Qua bốn năm giảng dạy môn Ngữ văn, đặc biệt hai năm dạy lớp 9, tôi nhận
thấy học sinh chưa có ý thức tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến truyện
ngắn, chưa nắm được đặc điểm của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Đặc biệt kỹ
năng nhận diện các hình thức nghệ thuật và xác định vai trò của nó trong việc

thể hiện tư tưởng chủ đề nội dung của một tác phẩm tự sự hiện đại Việt Nam của
đa số học sinh còn yếu. Các em bị hổng kiến thức, kiến thức còn hạn chế. Một
số em khó tiếp thu một văn bản chứa nhiều hình thức nghệ thuật.
Do đó không nắm được giá trị của một văn bản. Nhiều em khi soạn bài chỉ
tìm hiểu về nội dung, không chú ý đến nghệ thuật tách nghệ thuật ra khỏi nội
dung.
Năm 2007 – 2008 khi dạy học sinh lớp 9 tìm hiểu đến truyện ngắn hiện đại
Việt Nam, dù là học tác phẩm mới nhưng các em đã được làm quen với nhiều
tác phẩm có hình thức là tác phẩm tự sự ở lớp dưới ( ví dụ như VB: Lão Hạc,
Tức nước vỡ bờ ở lớp 8 ), một số em chưa phát hiện ra được hình thức nghệ
thuật mà nhà văn sử dụng trong tác phẩm, hoặc không biết biện pháp nghệ thuật
đó có tác dụng gì? Ở đây không chỉ là truyện ngắn hiện đại mà ở cả các thể loại
tự sự khác ,ví dụ văn bản “ Làng ”( Kim Lân ) tôi có đặt câu hỏi ” Đoạn văn ông
Hai về nhà nằm vật ra giường( từ “ Về đến nhà … không biết họ đã rõ cái cơ sự
này chưa ” trang 166 ) Kim Lân đã sử dụng ngôn ngữ nào?
Yêu cầu một số em trả lời thì các em không biết đó là ngôn ngữ độc thoại.
Hỏi tiếp các em ngôn ngữ ấy có tác dụng diễn tả điều gì? Có học sinh trả
lời: Diễn tả ông Hai nhìn lũ con rồi nói một mình. Trong khi câu trả lời là diễn tả
tâm trạng tủi nhục, cay đắng,uất hận của ông Hai.
_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
9
Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
Hay cuối bài tôi phát phiếu cho từng học sinh sau đó thu lại ( mục đính là
để kiểm tra sự hiểu biết của học sinh ) nội dung câu hỏi như sau: “ Khi xây dựng
nhân vật ông Hai, tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Nghệ thuật đó có tác dụng gì? ”
Một số em không trả lời được đó là nghệ thuật miêu tả tâm lý có tác dụng làm
nổi bật tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.

Khi hỏi các em: Em có biết nghệ thuật miêu tả tâm lý là như thế nào
không? Nhiều em không biết, vì kiến thức các em còn hạn chế, các em chưa
chịu tìm hiểu. Kết quả khảo sát thực trạng
Tỉ lệ trả lời
Tốt Khá Trung bình Yếu Kém
8% 15,5% 34% 39,1% 3,1%
II.2.2. Đánh giá thực trạng.
Rõ ràng tìm đúng biện pháp nghệ thuật và xác định được vai trò của nó
trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam là một vấn đề cần được quan tâm.
Có thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau:
* Nguyên nhân khách quan:
-Trường còn nhiều xã vùng sâu, vùng xa có nhiều em là dân tộc nên các
em còn rụt rè, hạn chế trong việc tiếp thu .
-Trường ở một xã chủ yếu là làm nghề nông và đi biển nên các em phụ
thuộc gia đình, không có thời gian học.
-Đời sống tinh thần ngày càng được nâng cao, một số nhu cầu giải trí như
xem ti vi, chơi điện tử … ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức
học bị lôi cuốn xao nhãng việc học.
-Sách tham khảo nhiều, nhiều sách nội dung không chọn lọc, in ấn sai.
_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
10
Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
* Nguyên nhân chủ quan:
-Nhiều học sinh hổng kiến thức, học trước quên sau.
-Các em còn lười tìm đọc tài liệu, sách báo kể cả văn bản trong sách giáo
khoa, chưa chịu khó chuẩn bị bài.
-Khả năng xâu chuỗi kiến thức, khả năng tích hợp kém tư duy của các em

còn hạn chế.
-Sử dụng sách tham khảo không có chọn lọc nên kết quả chưa cao.
Ngoài những nguyên nhân trên thì còn nguyên nhân nữa cũng ảnh hưởng
đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh đó là: Các trang thiết bị
tranh ảnh, một số tác phẩm có đoạn trích được học thư viện nhà trường không
có. Do đó giáo viên và học sinh muốn tham khảo cũng không được nên rất khó
khăn cho học sinh hình dung được đoạn trích tác phẩm.
_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
11
Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
CHƯƠNG III
II.3.1. Các biện pháp:
II.3.1.1. Định hướng cho học sinh nắm vững truyện ngắn hiện đại Việt
Nam ( Hướng dẫn chuẩn bị bài ).
Muốn học sinh học tốt , hiểu về tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm trong
tác phẩm thì trước khi học đến các tác phẩm truyện đó giáo viên cần yêu cầu học
sinh nắm được một số khái niệm và kiến thức có liên quan. Như cho học sinh
tìm hiểu khái niệm về: Tác phẩm tự sự, truyện ngắn tự sự là gì? Thế nào là cốt
truyện, đề tài, chủ đề, kết cấu? Yêu cầu học sinh tìm hiểu về các kiểu nhân vật,
các hình thức nghệ thuật thường sử dụng trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
Đây là những định hướng chung còn cụ thể đối với từng tác phẩm, giáo
viên cần yêu cầu học sinh nắm vững tác giả, tác phẩm thời điểm sáng tác . Đặc
biệt là nghệ thuật được sử dụng và vai trò của nó. Cụ thể :
- Văn bản “ Làng ” giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tình
huống truyện, cử chỉ, ngôn ngữ ,giọng điệu ở nhân vật ông Hai. Qua đó tác giả
sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
- Văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa ” giáo viên cần yêu cầu học sinh tìm hiểu về cốt

truyện, về cử chỉ, hành động nói của nhân vật (Đặc biệt là bé Thu ). Nghệ thuật
mà tác giả sử dụng để thấy được tính cánh của nhân vật?
Ngoài ra ở văn bản này cần yêu cầu học sinh tìm hiểu về phương thức trần
thuật ( Ngôi kể ). Bởi vì ở văn bản ngôi kể có tác dụng rất lớn trong việc thể
hiện nội dung tác phẩm.
- Văn bản “ Bến quê “ cần tìm hiểu về tình huống truyện về kiểu nhân vật
(ở văn bản này “ Nhĩ ” thuộc kiểu nhân vật tư tưởng ). Qua nhân vật tác giả
muốn rút ra những trải nghiệm quy luật của cuộc đời con người.
_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
12
Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
- Văn bản “ Những ngôi sao xa xôi ” tìm hiểu về ngôi kể, nghệ thuật được
nhà văn sử dụng khi xây dựng nhân vật Phương Định.
Nếu không hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt thì khi dạy học trên lớp rất
khó. Học sinh sẽ hiểu lơ mơ hoặc sai lệch. Để học sinh có thể chuẩn bị tốt giáo
viên cần phải có sự định hướng rõ ràng. Đối với các khái niệm, kiến thức có liên
quan đến tác phẩm thì tìm hiểu ở tài liệu, sách, báo nào cho học sinh dễ tìm.
II.3.1.2. Cần nắm vững kiến thức về tiếng việt.
Ở trong tác phẩm sử dụng nhiều biện pháp tự sự, kiểu câu, từ vựng …
Nhà văn đưa vào tác phẩm của mình là có dụng ý nghệ thuật. Do đó giáo viên
cần giúp học sinh thấy được điều đó .
Ví dụ: Ở văn bản “ Làng ” hoặc “ Chiếc lược ngà ” tại sao nhà văn lại để
nhân vật sử dụng một số từ ngữ địa phương. Mục đính là để thấy được nét riêng
của từng vùng miền.
Trong truyện ngắn “ Làng ”. Đoạn văn “ Về đến nhà … không biết họ đã rõ
cái cơ sự này chưa ? ” tác giả sử dụng kiểu câu gì là nhiều nhất? kiểu câu đó có
tác dụng gì? ( Câu hỏi tu từ để diễn tả sự dằn vặt, đau khổ … của nhân vật ).

- Văn bản “ Những ngôi sao xa xôi ”những từ ngữ dùng để đặt tên cho
truyện có ý nghĩa gì? … Qua từ ngữ học sinh sẽ dễ tìm ra nghệ thuật của truyện
và giá trị của tác phẩm.
II.3.1.3. Giáo viên cần hưỡng dẫn học sinh phân loại tác phẩm để học.
- Truyện có thể phân theo giai đoạn lịch sử.
+ Kháng chiến chống Pháp có “ Làng ” của Kim Lân.
+ Kháng chiến chống Mĩ có “ Chiếc lược ngà ” của Nguyễn Quang Sáng.
“ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long , “ Những ngôi sao xa xôi ” của Lê
Minh Khuê.
+ Sau 1975 có “ Bến quê ” của Nguyễn Minh Châu
_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
13
Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
-Phân theo nghệ thuật được sử dụng.
+ Loại có cố truyện đơn giản.
+ Loại có cốt truyện phức tạp.
- Phân tích theo kiểu nhân vật từ đó thấy rõ biện pháp nghệ thuật được sử
dụng và vai trò của nó trong tác phẩm.
+ Nhân vật tính cách có ông Hai ( Làng ), bé Thu ( Chiếc lược ngà ),
Phương Định ( Những ngôi sao xa xôi ).
Điểm chung về nghệ thuật ở đây là: Miêu tả tâm lý nhân vật qua cử chỉ,
hành động, ngôn ngữ.
+ Nhân vật bức chân dung (nhân vật loại hình )anh thanh niên trong Lặng
lẽ sa pa . Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình.
+ Nhân vật tư tưởng nhân vật Nhĩ ( Bến quê ) qua nhân vât này tác giả sử
dụng nghệ thuật miêu tả tâm lý.
Đây là một biện pháp giúp học sinh nhớ tác phẩm ( nhớ nội dung nghệ

thuật). Cách này thường sử dụng ở những tiết ôn tập.
II.3.1.4. Sử dụng hệ thống câu hỏi thích hợp , có sự phân tích liên hệ
xâu chuỗi, tích hợp kiến thức.
Giáo viên cần đổi mới hệ thống câu hỏi ở từng bài, không nên dập khuôn
giống nhau như thế sẽ gây nhàn chán. Đồng thời khi đưa ra câu hỏi về một vấn
đề gì cần phải hiểu sâu từ đó mới giúp học sinh tìm và hiểu vấn đề hoặc học sinh
có hỏi thắc mắc giáo viên sẽ giải thích được ngay cho các em. Cụ thể khi khai
thác phương thức trần thuật ( Người kể chuyện ).
Trong mỗi tác phẩm lại có sự xuất hiện của người kể chuyện khác nhau
( hay nói cách khác là ngôi kể ). Người kể chuyện là người đứng ra kể lại câu
chuyện trong tác phẩm. Người kể chuyện có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau với những ngôi kể khác nhau, khi vô nhân xưng, khi nhập vào một
_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
14
Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
nhân vật trong truyện. Thông thường trong truyện hiện đại Việt Nam người kể
chuyện xuất hiện ở ngôi thứ nhất xưng “ tôi ” hoặc là ngôi thứ ba. Khi trình bày
miêu tả thì người kể chuyện thường gắn với điểm nhìn nào đó. Điểm nhìn là vị
trí quan sát của người kể chuyện khi thuật lại truyện.
Người ta nói tới ba loại điểm nhìn trong một tác phẩm tự sự.
- Điểm nhìn bên trong (điểm nhìn thông qua đôi mắt của một người trong
truyện ).
- Điểm nhìn bên ngoài : Một người quan sát bên ngoài khách quan, trung
tính, không đi sâu vào tâm lý nhân vật.
- Điểm nhìn thấu suốt: Người kể chuyện có mặt ở khắp mọi nơi, thấy tất cả
mọi hành động, tâm tư, tình cảm của nhân vật và đưa ra nhận xét đánh giá về họ.
Khi nghiên cứu phân tích tác phẩm, giáo viên không nên đánh đồng người

kể chuyện với tác giả, ngay khi người kể chuyện xưng “ tôi ”. Trong tác phẩm
truyện ngắn hiện đại Việt Nam vấn đề người kể chuyện và việc thay đổi điểm
nhìn khác nhau rất có ý nghĩa. Nó giúp tác giả bộc lộ tư tưởng, tình cảm và suy
nghĩ của mình một cách sinh động, khi thì trực tiếp, khi thì gián tiếp, khi thì đi
sâu vào tâm lý từng nhân vật, khi miêu tả thì rất lạnh lùng, khách quan, tạo ra cái
nhìn nhiều chiều và tránh được sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật.
Ví dụ: Khi tìm hiểu văn bản “ Chiếc lược ngà ” giáo viên đặt câu hỏi:
Tại sao tác giả lại để bà ngoại giải thích với bác Ba những uẩn khúc của bé
Thu mà không phải là ai khác? ( Vì bác Ba là người chứng kiến và là người kể
lại chuyện ).
Đến văn bản: " Những ngôi sao xa xôi " được trần thuật qua điểm nhìn là
nhân vật Phương Định. Một cô gái trẻ trung, mơ mộng, có tâm hồn nhạy cảm,
trong sáng. Do đó giáo viên phải làm rõ được tác dụng của ngôi kể Giáo viên có
thể đặt câu hỏi để khai thác nghệ thuật này như sau:
_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
15
Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
? Điểm nhìn trần thuật được nhìn vào ai? Từ đó xác định ngôi kể và tác
dụng của nó trong việc miêu tả tâm lý nhân vật?
Điểm nhìn đặt vào nhân vật Phương Định, đây là ngôi kể thứ nhất. Ngôi kể
này đi sâu vào tâm tư tình cảm miêu tả được nhiều diến biến tâm lý tinh vi, phức
tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “ tôi ”. Qua đó Lê Minh Khuê đã tạo
được thuận lợi để biểu hiện đời sống nội tâm với nhiều hình thức, cảm xúc ấn
tượng, hồi tưởng của nhân vật, điều mà ngôi kể khác không làm được. Tuy
nhiên lưu ý rằng ngôi kể Phương Định làm nổi bật rõ vẻ đẹp trong sáng và hồn
nhiên của cô.
Qua ngôi kể này ta có thể thấy tâm lý phức tạp trong một lần phá bom, hay

trước cơn mưa đá bất chợt. Ngôi kể này cũng có hạn chế trong việc miêu tả bao
quát các đối tượng khách quan sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều. Bằng
chứng là ít biết về các rung động trong tâm lý nhân vật Nho, Thao, họ chỉ xuất
hiện qua cái nhìn của người kể chuyện.
Ngoài hình thức kể trên, còn thường xuất hiện hình thức kể chuyện theo
ngôi thứ ba; người kể giấu mình nhưng có mặt ở khắp mọi nơi trong tác phẩm.
Người kể chuyện này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình
cảm của các nhân vật. Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu
truyện giới thiệu nhân vật và tình huống truyện, tả người và tả cảnh vật đưa ra
các nhận xét và đánh giá về điều được kể. Trong tác phẩm " Lặng lẽ sa pa "
người kể chuyện dường như biết hết mọi thay đổi tâm lý tình cảm của anh thanh
niên, cô kỹ sư hay ông hoạ sĩ.
Giáo viên có thể cho học sinh so sánh tác dụng và hạn chế của từng ngôi kể
bằng việc đưa ra một số câu hỏi ví dụ như:
" Em hãy cho biết ngôi kể này có ưu điểm và hạn chế gì so với các ngôi kể
khác trong việc thể hiện nội dung tác phẩm và tâm lý các nhân vật? " ( So sánh
ngôi kể của tác phẩm "Lặng lẽ sa pa" và ngôi kể trong tác phẩm " Bến quê")
_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
16
Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
giáo viên có thể cho học sinh thay ngôi kể cho một đoạn văn trong một tác
phẩm, để làm rõ sự khác nhau trong cách miêu tả nhân vật. Từ đó có thể thấy
được ưu và nhược điểm của từng loại.
* Khi tìm hiểu về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật.
Miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật là yếu tố rất quan trọng trong văn bản
tự sự học sinh có thể nắm chắc được sự thay đổi tâm lý nhân vật, nắm được
những dung động tinh vi và sắc sảo thì mới hiểu hết về các phẩm chất, tính cách

của nhân vật. Tuỳ từng nhân vật khác nhau, từng tác phẩm khác nhau và tuỳ
thuộc xu hướng miêu tả mà khắc hoạ được sự thay đổi tâm lý nhân vật. Người
giáo viên phải làm cho học sinh thấy được sự miêu tả tâm lý phức tạp của tác giả
bằng cách sử dụng một hệ thống câu hỏi thích hợp, gợi mở, liên tưởng làm cho
học sinh nhận thấy nghệ thuật đặc sắc và mỗi liên hệ với nội dung tác phẩm.
Ví dụ 1: Để nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật
ông Hai trong " Làng " thì trong khi phân tích diễn biến tâm lý nhân vật này,
giáo viên có thể đưa câu hỏi gợi ý cho học sinh nhận xét: " Tâm lý nhân vật
được thể hiện qua những phương diện nào? Diễn biến tâm lý nhân vật có hợp lý
không?"
Kim Lân đã đặt nhân vật Ông Hai vào tình huống thử thách bên trong để
bộc lộ chiều sâu tâm trạng. Tác giả đã miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến
nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ … đặc biệt, diễn tả rất đúng và gây ấn
tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Qua đây, giáo
viên làm cho học sinh hiểu việc chứng tỏ rằng Kim Lân am hiểu sâu sắc người
nông dân và thế giới tinh thần của họ.
Giáo viên cũng cần làm cho học sinh hiểu về đặc sắc ngôn ngữ của nhân
vật Ông Hai. Đó là ngôn ngữ mang tâm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của
người nông dân. Giáo viên cho học sinh tìm dẫn chứng mới về từ ngữ, cách nói
trong truyện thể hiện đặc điểm này. Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống
_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
17
Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
nhất về sắc thái, giọng điệu, do truyện được trần thật chủ yếu theo điểm nhìn của
nhân vật Ông Hai vừa có nét chung, lại vừa mang đậm cá tính của nhân vật nên
rất sinh động.
Ví dụ 2: Văn bản “ Chiếc lược ngà ” là một văn bản rất thành công về nghệ

thuật miêu tả tâm lý nhân vật ( nhân vật trẻ em ).
Giáo viên cần dẫn dắt cho học sinh nhận ra được nghệ thuật này và đưa ra
được tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung. Muốn khai thác tốt giáo viên
phải có hệ thống câu hỏi dẫn dắt hợp lí. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu
nhân vật bé Thu qua các giai đoạn: Trước khi nhận ông Sáu là cha, trong buổi
chia tay. Nhân vật này được tác giả thể hiện chủ yếu qua nét mặt, hành động,
thái độ, cử chỉ, lời nói. Sau khi học sinh đã tìm hiểu những điều này giáo viên
yêu cầu học sinh rút ra : Nghệ thuật tác giả sử dụng khi xây dựng nhân vật này?
? Qua đó thể hiện nét tính cách nào của bé Thu và tình cảm mà bé Thu
dành cho cha như thế nào?
Với cách dẫn dắt vấn đề như vậy học sinh có thể tìm hiểu vấn đề dễ dàng
hơn. Các em nhận biết được đó là nghệ thuật miêu tả tâm lý tài tình của tác giả.
Qua đó thấy được tính cánh ương ngạch, cứng đầu nhưng rất mạnh mẽ của Thu
và tình cảm mà Thu dành cho ba rất sâu nặng.
Ví dụ 3: Lê Minh Khuê đã rất thành công khi miêu tả nhân vật Phương
Định qua nhiều phương diện: Là một cô gái Hà Nội hình thức khá, có bím tóc
dày, cổ cao kiêu hãnh như một đài hoa loa kèn, Phương Định yêu thương những
người đồng đội của mình, cô có một thế giới nội tâm khá phức tạp. Qua một lần
phá bom, tâm lý của Phương Định hiện lên rõ nét. Giáo viên có thể cho học sinh
sắp xếp diến biến tâm lý của Phương Định theo như văn bản đã miêu tả.
" Sắp xếp cảm giác của Phương Định cho phù hợp với văn bản ? "
( Hồi hộp - lo lắng - căng thẳng - khẩn trương - vẫn nghĩ tới cái chết nhưng
mờ nhạt.)
_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
18
Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
Sau khi học sinh nhận ra được thay đổi phức tạp này, giáo viên có thể sử

dụng câu hỏi liên tưởng " Đăt mình vào hoàn cảnh của Phương Định, tâm trạng
của em lúc đó ra sao? " ( nhằm giúp học sinh hình dung tốt hơn diễn biến tâm lý
của nhân vật ). Và có thể dùng câu hỏi thích hợp để gợi mở cho học sinh nhớ lại
các tác phẩm đã học. " Em còn bắt gặp biện pháp nghệ thuật này ở những văn
bản đã học nào?.
* Cách tạo tình huống truyện.
Nghệ thuật tạo tình huống truyện đặc biệt thành công qua ba tác phẩm tư sự
hiện đại là " Làng " “ Chiếc lược ngà ” và " Bến quê ". Tình huống truyện là yếu
tố do tác giả sáng tạo ra để bộc lộ phẩm chất của một hay nhiều nhân vật. Tình
huống truyện có thể rõ rệt, có thể mờ nhạt, có thể gay cấn. Và sau khi tình huống
truyện được giải đoán thì ta sẽ thấy được tâm trạng của nhân vật được bộc lộ rõ
nét hơn rất nhiều.
Ví dụ 1: Ở tác phẩm " Làng " Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào tình huống
rất gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông, tình
huống ấy là cái tin làng ông đi theo giặc, mà chính ông đã nghe được từ những
người tản cư. Tình huống truyện càng được đẩy lên cao trào. Khi nghe tin đột
ngột đó, ông Hai sững sờ " cổ ông lão nghẹn ắng lại, da măt tê rân rân, ông lão
nghẹn đi, tưởng ông lão không thở được ". Khi trấn tĩnh lại ông còn cố chưa tin
nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ vừa ở dưới đấy
lên, làm ông không thể không tin. Cái nhìn đó luôn ám ảnh ông, suốt mấy ngày
sau, ông lão không dám đi đâu. Cứ thoáng nghe thấy những tiếng Tây, Việt gian,
cam nhông … là ông lủi ra một góc nhà, nín thít, thôi lại chuyến ấy rồi.
Giáo viên có thể cho học sinh nhận ra và tóm tắt tình huống truyện đặc sắc
này.
“ Để khắc hoạ làm nổi bật chủ đề của truyện, tình cảm của nhân vật, Kim
Lân đã đặt nhân vật vào một tình huống như thế nào? ”(Nghe tin làng theo giặc).
_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
19
Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ

văn 9
_________________________________________________________________________________
“ Việc tạo ra tình huống này nhằm tác dụng gì? ” ( Tạo nên nút thắt của câu
chuyện gây mâu thuẫn giắng xé trong tâm lý ông Hai ).
Ví dụ 2: Văn bản “ Chiếc lược ngà ”.
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu: “ Truyện có mấy tình huống? Tóm tắt
các tình huống ấy? Tác giả xây dựng những tình huống ấy nhằm mục đích gì? ”.
- Học sinh sẽ tìm được hai tình huống:
Tình huống 1: Sau tám năm xa cách ông Sáu về thăm nhà, ông mong gặp
con nhưng khi gặp bé Thu không nhận cha, lúc nhân ra thì cũng là lúc chia tay.
Tình huống 2: Ở chiến khu ông làm lược tặng con, chưa kịp trao cho con
thì ông đã hi sinh.
Tác giả đặt các nhân vật vào tình huống để bộc lộ sâu sắc tình cha con.
Giáo viên cho học sinh tìm hiểu ngay từ đầu phần phân tích thì sau đó các
em sẽ dễ dàng hiểu về nội dung tác phẩm.
Ví dụ 3: Văn bản “ Bến quê ” tình huống truyện có vai trò rất quan trọng
trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm mà tác giả muốn đề cập. Do đó
giáo viên cũng phải cho học sinh thấy được điều đó.
Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh xác định tình huống sau khi đọc xong văn
bản:
“ Nhân vật Nhĩ được đặt trong một tình huống như thế nào? ” Xây dựng
tình huống này tác giả muốn thể hiện điều gì?”
- Đó chính là tình huống cuối đời Nhĩ ốm nặng và phát hiện ra vẻ đẹp của
bãi bồi bên kia sông ( nơi anh chưa bao hề dặt chân đến ), anh muốn sang nhưng
không thể được.
- Qua tình huống này cho thấy cuộc sống con người chứa đầy điều bất
thường.
_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
20

Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
Rõ ràng cách tạo tình huống truyện là một nghệ thuật rất quan trọng mà
trướckhi tìm hiểu giáo viên cần làm rõ. Nếu giáo viên bỏ qua hoặc lướt qua thì
coi như việc phân tích các nhân vật và tìm hiểu giá trị của tác phẩm không thành
công.
* Tìm hiểu nghệ thuật tái hiện hiện thực:
Hiện thực được tái hiện thông qua cái nhìn chủ quan của tác giả đã đưa vào
tác phẩm. Tạo cái nền cho hệ thống các sự kiện, nhân vật thể hiện và bộc lộ tính
cách của mình. Giáo viên cũng phải cho học sinh thấy được hiện thực đã được
đưa vào tác phẩm như thế nào từ đó học sinh hình dung ra một khung cảnh chân
thực có trong tác phẩm. Nhìn chung sự tái hiện hiện thực của tác giả trong giai
đoạn sáng tác này đều đưa vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước. Đó là các
giai đoạn kháng chiến ác liệt của dân tộc qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mĩ. Không khí khẩn trương xây dựng hoà bình ở miền Bắc và sau khi
thống nhất đất nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Khi học văn bản " Những ngôi sao xa xôi ", giáo viên phải làm tái hiện
được khung cảnh của một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn đầy bom đạn:
đất bốc khói, không khí bàng hoàng, hai bên đường không có lá xanh, chỉ có
những thân cây bị tước khô cháy, rễ cây lăn lóc, máy bay rít, phản lực gần ghè,
âm thanh của bom khói bụi mù mịt trên cao điểm, hay sự yên tĩnh, tĩnh lặng ở
không gian trong hang, địa điểm nơi mà các cô thanh niên xung Phong sống. Có
thể sử dụng các câu hỏi để học sinh liên tưởng và so sánh với khung cảnh chiến
tranh ở hiện thực ngoài cuộc sống. " Nếu xem thời sự, xem bộ phim tài liệu
chiến tranh họ tái hiện rất cụ thể trung thực sự việc đó, đó là biện pháp nghệ
thuật gì? Liên hệ với khung cảnh trong tác phẩm này ".
Hay qua văn bản " Lặng lẽ Sa Pa ": " Em thấy khung cảnh ở đó như thế
nào? Quang cảnh đó có tác dụng gì trong việc thể hiện phẩm chất của anh thanh
niên? ".

_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
21
Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
Khi đó học sinh sẽ hình dung ra một khung cảnh vắng vẻ, bốn bên chỉ có
cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, trên một đỉnh núi cao. Và giúp bộc lộ tâm trạng cô
đơn, trống trải. Rõ ràng điều này càng tô đậm thêm vẻ đẹp của anh thanh niên
Giáo viên có thể so sánh với các hiện thực của các tác phẩm thơ trong giai
đoạn này như bài thơ " Đồng chí " của chính Hữu tái hiện lại cảm người lính
đứng gác trong đêm, dưới ánh trăng. Hoặc bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không
kính " của Phạm Tiến Duật hiện thực hiện lên thật trần trụi, chân thực khi tái
hiện lại cảnh những chiếc xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn đầy máu
lửa. Giáo viên nghiên cứu tốt biện pháp này giúp học sinh có một hình dung
toàn diện và khái quát hơn về khung cảnh giai đoạn này đặc biệt là trong hai
cuộc kháng chiến của dân tộc.
Giáo viên có thể tái hiện hiện thực về con người và cảnh vật bằng các hình
thức khác như nghe nhạc, xem phim ảnh … ví dụ trong tác phẩm " Những ngôi
sao xa xôi " giáo viên có thể cho học sinh nghe một đoạn nhạc bài hát " Cô gái
mở đường ". Qua đó giúp học sinh hình dung tốt hơn về hiện thực.
* Khai thác cách sử dụng hệ thống ngôn ngữ và giọng điệu:
Ngôn ngữ và giọng điệu thật ra là một chất liệu là phương tiện biểu hiện
mang tính đặc trưng của tác phẩm văn học. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà
văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm văn học. không có
ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học. Mỗi tác phẩm khác nhau lại có ngôn
ngữ và giọng điệu khác nhau, phù hợp với đặc trưng riêng. Giáo viên cần khai
thác nghệ thuật sử dụng ngôn từ ngay khi đang phân tích nhân vật, không nên
chỉ nghiên cứu sau khi phân tích nhân vật. Các tác phẩm có trong chương trình:
" Bến quê " có ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu

tượng. Giáo viên có thể cho học sinh nêu ý nghĩa của những câu văn đặc biệt ấy:
" Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc
chùng chình ". " Suốt cuộc đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên
_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
22
Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
trái đất , nhưng đây là một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi
đến - cái bờ bên bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình”.
Giáo viên làm nổi bật hệ thống ngôn ngữ quần chúng trong " Làng " hay
ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong tác phẩm " Lặng lẽ Sa
Pa ". Trong văn bản " Những ngôi sao xa xôi " tác giả thành công với ngôn ngữ
trần thuật, phù hợp với người kể chuyện, tạo cho tác phẩm giọng điệu và ngôn
ngữ địa phương gần gũi với khẩu ngữ, trẻ trung và có cá tính. Hay lời kể thường
dùng câu ngắn, nhịp nhanh, tạo không khí khẩn trương trong cảnh chiến tranh,
trong lúc Phương Định phá bom, hay qua một trận mưa đá bất chợt, tạo tính dồn
dập. Hay nhịp kể chậm lại, gợi những kỷ niệm tuổi thơ hồn nhiên vô tư trong
không khí thanh bình trước chiên tranh( ở giai đoạn hồi tưởng của Phương Định
về cuộc sống trước đây ở Hà Nội ). Giáo viên phân tích Phương Định phải làm
nổi bật được điều này. Từ đó giúp các em hiểu hơn về tính cách của nhân vật.
Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi: " Em có nhận xét gì về hệ thống ngôn
ngữ trong tác phẩm này, so sánh hệ thống ngôn ngữ trong các tác phẩm đã học
khác ( Làng, Bến quê ) ".
Từ ngữ địa phương cũng là một yếu tố ngôn ngữ mà nhà văn đưa vào để
làm nổi bật đặc trưng vùng miền của tác phẩm, yếu tố này xuất hiện ở tác phẩm
" Chiếc lược ngà " là rõ nét hơn cả với hàng loạt các từ như: má, ba, lòi, tói
Trên đây là cách khai thác những biện pháp nghệ thuật, đây là những biện
pháp nghệ thuật quan trọng không thể thiếu trong truyện ngắn hiện đại Việt

Nam.
Giáo viên cần phải cho học sinh tìm hiểu sâu, kỹ về những biện pháp nghệ
thuật này bằng những câu hỏi thích hợp. Bởi vì nội dung có hay hấp dẫn người
đọc chính là nhờ những đặc sắc nghệ thuật mà nhà văn tạo dựng.
II.3.1.5 Phân loại và khuyến khích học sinh .
_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
23
Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
* Khi dạy giáo viên cần nắm được đặc điểm nhận thức riêng của từng lớp,
từng học sinh để làm cơ sở thiết kế bài giảng, lựa chọn nội dung, phương pháp
phù hợp với các em.
- Đối với học sinh khá giỏi giáo viên nên mở rộng, đào sâu nâng cao những
tri thức đã học trong chương trình, kích thích trí tưởng tượng, óc tư duy của các
em.
Ví dụ 1: Ở văn bản “Những ngôi sao xa xôi ” giáo viên hỏi cách đặt nhan
đề của tác giả có ẩn ý nghệ thuật gì không? Đó là ẩn ý gì?
- Với học sinh trung bình giúp các em nắm vững những kiến thức và kĩ
năng đã học trong bài. Có thể bằng phương pháp phát phiếu bài tập hoặc trắc
nghiệm khách quan để củng cố hệ thống hóa kiến thức.
Ví dụ 2: Ở văn bản: “Chiếc lược ngà ” phần tổng kết về nghệ thuật, giáo
viên sử dụng phiếu bài tập.
Những nhận định nào sau đây không phù hợp với giá trị nghệ thuật của văn
bản?
1. Xây dựng được một cốt truyện khá chặt chẽ, có nhiều tình huống bất ngờ
hợp lý.
2. Từ ngữ chọn lọc tinh tế, sử dụng nhiều yếu tố độc thoại.
3. Xây dựng nhân vật người kể chuyện thích hợp.

4. Nghệ thuật miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật tài tình.
5. Nghệ thuật tả cảnh và sử dụng nhiều yếu tố độc thoại nội tâm đặc sắc.
6. Ngôn ngữ lời kể giản dị, đậm màu sắc Nam Bộ.
- Với học sinh yếu kém kèm cặp giúp đỡ các em từng bước để các em tìm
ra vấn đề và hiểu dần dần. Các em sẽ có hứng thú học. Không được nôn nóng,
nếu không các em càng chán ghét môn học như thế ngày càng yếu hơn.
_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
24
Một số cách khai thác biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chương trình Ngữ
văn 9
_________________________________________________________________________________
Bên cạnh đó giáo viên cần coi trọng những phát biểu mang tính chất xây
dựng, động viên các em mạnh dạn đưa những câu hỏi thắc mắc hay suy nghĩ về
một vấn đề mang tính chất độc đáo. Cần tạo cho lớp học một không khí thoải
mái, không gò bó, tạo cho các em có hứng thú với bài bằng cách giới thiệu hoặc
kết hợp các hình thức đố vui trong bài.
Đó là một số cách để giáo viên khai thác và học sinh tìm hiểu tốt về nghệ
thuật trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
II.3.2 Kết quả thực nghiệm:
Các biện pháp trên đã được áp dụng vào những giờ dạy truyện ngắn hiện
đại Việt Nam như ( Lặng lẽ sa pha, Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi … )
và đã thu được kết quả như sau:
Tỉ lệ học sinh hiểu và xác định được vai trò của nghệ thuật.
Tốt Khá Trung bình Yếu
8,3% 16% 57,2% 18,5%
Từ việc tiếp thu có hiệu quả các giờ học văn bản cũng đã góp phần nâng
cao chất lượng học bộ môn.
Kết quả như sau.
Lớp 9B ( 36 học sinh) 9C ( 38 học sinh ) 9D ( 38 học sinh )

Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
Kì I 1=
2,8%
10=
27,8%
19=
52,1%
6=
16,7%
1=
15,8%
6=
15,8%
22=
57,7%
9=
23,7%
3=
7,%
11=
28,%
1=
42%
8=
21%
Kì II 1=
2,8%
10=
27,8%
24=

66,6%
1=
2,8%
1=
2,6%
9=
23,7%
20=
52,6%
8=
21,1%
4=
10,5
%
6=
15,8%
23=
60,5
%
5=
13,2
%
Cả
Năm
1= 10= 23= 2= 1= 9= 21= 7= 4= 8= 22=
_____________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
25

×