Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn rừng xà nu của nhà văn nguyễn trung thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.72 KB, 3 trang )

Phân tích hình tượng cây xà nu trong
truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn
Nguyễn Trung Thành
Người đăng: Anh Thư - Ngày: 31/03/2018

Đề bài: Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của nhà văn
Nguyễn Trung Thành
Bài làm:
Ngay từ tác phẩm đầu tay “Đất nước đứng lên”, Nguyên Ngọc đã cho thấy ông luôn có
khuynh hướng vươn đến những vấn đề có ý nghĩa lớn lao với cộng đồng, dân tộc. Ở truyện
“Rừng xà nu” cũng vậy. Tác giả đã nghiền ngẫm, lý giải, cắt nghĩa bằng hình tượng nghệ
thuật về con đường mà dân tộc ta phải đi trong hoàn cảnh giặc đã cầm vũ khí uy hiếp, hủy
hoại gia đình, quê hương. Đặc biệt, hình tượng rừng xà nu trong truyện được xây dựng vô
cùng đặc sắc, trở thành một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất trong cả tác phẩm nói
riêng và các tác phẩm viết về Tây Nguyên thời chống Mỹ nói chung.
“Rừng xà nu” là truyện ngắn ra đời vào mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc
chiến tranh cục bộ. Tác phẩm được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện
Ngọc”. Bối cảnh của thiên truyện là mảnh đất Tây Nguyên với những con người anh hùng,
kiên trung, bất khuất.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn lại chọn cây xà nu, rừng xà nu làm hình tượng
xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Trước hết, vì đây là loài cây phổ biến ở vùng
đất Tây Nguyên, là biểu tượng của thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ. Nguyễn Trung
Thành đã từng nói về loài cây này bằng những lời đắm say, ngưỡng mộ: “Tôi yêu say mê
cây xà nu, ấy là một cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch. Mỗi cây cao vút,
vạm vỡ ứa nhựa,...”. Bằng việc mở đầu và kết thúc bằng hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu,
tác giả đã gợi lên một bức tranh thiên nhiên hoang dại, nguyên sơ, giàu sức sống. Mặc
khác, trong tác phẩm, nhà văn còn gần hai mươi lần nói đến “rừng xà nu”, “cây xà nu”,
“nhựa xà nu”, “lửa xà nu”, “đuốc xà nu”… điều này cho thấy hình tượng cây xà nu chính là
mạch nguồn xuyên suốt cả tác phẩm.
“Ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng,
thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt


bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng.
Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những
đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.”
Đây là những dòng tả cảnh hiếm có, được làm nên bởi một ngòi bút tài hoa giỏi về dựng
cảnh, vẽ hình. Những câu văn như thế không chỉ góp phần đem lại cho tác phẩm một thứ


hương vị riêng biệt của Tây Nguyên mà còn có khả năng lôi cuốn người đọc vào bức tranh
thiên nhiên chân thực, hùng vĩ của núi rừng giống như được tận mắt chứng kiến và cảm
nhận.
Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt của người dân Tây Nguyên, thấm
vào nếp nghĩ, cảm xúc và trở thành lá chắn để bảo vệ làng Xô Man trước đạn pháo
quân thù.
“Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng
vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân
mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt,
long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.”
Cánh rừng xà nu trong đoạn văn được miêu tả là một cánh rừng “trong tầm đại bác”, ngày
nào cũng bị bắn hai lần. Như vây, ngay trong câu đầu tiên của tác phẩm, Nguyên Ngọc đã
dựng nên một sự sống trong tư thế đối mặt với cái chết, một sự sinh tồn đang đứng trước
mối đe dọa của sự diệt vong. Cây xà nu, rừng xà nu trong tác phẩm vì thế còn là biểu
tượng cho đau thương chứ không chỉ là hiện thân của vẻ đẹp. Thương tích mà rừng xà nu
phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù cũng tượng trưng cho những mất mát, đau thương
mà dân làng Xô man và đồng bào Tây Nguyên phải chịu đựng trong chiến tranh.
Tuy nhiên, cảm hứng chủ yếu của những trang viết về cánh rừng xà nu ấy vẫn không phải
là cảm hứng thương đau. Tác giả muốn cái cuối cùng còn lại trong tâm trí người đọc về
rừng xà nu là ấn tượng về một rừng cây mà dù đại bác có không ngừng bắn phá vẫn kiên
cường sống và hướng về ánh sáng. Cây xà nu trong truyện ngắn có vẻ đẹp và sức
sống vô cùng mãnh liệt.
“Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình

nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó
phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống
từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ
màng.”
Sức sống mãnh liệt của lớp lớp cây xà nu cũng chính là sức sống dẻo dai, kiên
cường của biết bao thế hệ dân làng Xô Man thời chiến. Họ có thể hi sinh như anh Xút,
bà Nhan, như Mai, có thể chịu nhiều tổn thương như Tnú nhưng cuối cùng, họ vẫn nối
nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù, hướng về mục tiêu bảo về buôn làng, đất nước,
quê hương. Xà nu có cây già, cây trẻ, cây non thì người làng Xô Man cũng có ba thế hệ:
thế hệ cụ Mết, thế hệ Tnú, Mai và thế hệ của bé Heng. Ba thế hệ với ba vẻ đẹp khác nhau
nhưng đều mang một nét chung: vẻ đẹp của khát vọng tự do và ý chí kiên cường, bất
khuất.
Có thể nói, hình tượng cây xà nu trong tác phẩm là một sáng tạo độc đáo của nhà văn
Nguyễn Trung Thành. Nó nổi bật, xuyên suốt tác phẩm, vừa mang ý nghĩa tả thực vừa
mang ý nghĩa tượng trưng. Hình tượng cây xà nu cho thấy tác phẩm của Nguyên Ngọc
thiết tha hướng về sự sống. Miêu tả về những tổn thương mà cây xà nu nói riêng, cộng
đồng người Tây Nguyên nói chung phải chịu đựng chẳng qua chỉ để bày tỏ lòng khẩm phục


và ca ngợi sức sống nồng nàn, bất khuất, bất diệt. Đấy là điều làm nên chất nhân văn sâu
đậm trong thiên truyện ngắn.



×