1. Lời giới thiệu
Tích hợp trong dạy học nói chung, lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong
giáo dưỡng , giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng
hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học
kĩ thuật trong giai đoạn hiện nay đang đòi hỏi sự thay đổi căn bản và toàn diện
về nội dung và phương pháp giáo dục. Từ cách tiếp cận nội dung, giáo dục
chuyển sang tiếp cận năng lực. Điều đó đặt ra những yêu cầu về nguyên tắc và
phương pháp giáo dục theo hướng tích hợp để giải quyết vấn đề đặt ra trên
đây.
Tài liệu văn học, Địa lí là một nguồn tài liệu phong phú, còn ẩn chứa
nhiều tiềm năng có thể khai thác để sử dụng trong dạy học lịch sử, góp phần
nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng sáng tạo của học sinh.
Việc thực hiện vận dụng kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử
nói chung đã được nhiều giáo viên môn Lịch sử thực hiện trong những năm
qua.
Tuy nhiên, việc thực hiện tích hợp kiến thức như thế nào trong dạy học
Lịch sử đảm bảo tính vừa sức và nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng
tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập còn nhiều hạn chế, nhất là việc đưa
ra các phương pháp, cách thức tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học
Lịch sử.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn nâng cao hứng thú
của học sinh trong học tập bộ môn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu
quả giáo dục ,Tôi lựa chọn nội dung “Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong
dạy học Lịch sử Việt Nam từ Năm 1930 đến năm 1954 - Lớp 12 (Ban cơ
bản)” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Tên sáng kiến:
“Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ
Năm 1930 đến năm 1954 - Lớp 12 (Ban cơ bản)”.
3.Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Phạm Thị Thanh Hảo
- Địa chỉ: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc.
-Số điện thoại: 0978.599.120
Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Thị Thanh Hảo
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Môn Lịch sử
-Trong phạm vi đề tài này, tôi thực hiện nghiên cứu đưa ra các phương
pháp, nội dung tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong giai đoạn Lịch sử
1
Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 03 tháng 12 năm
2017.
7. Mô tả sáng kiến:
7.1 Nội dung của sáng kiến
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tích hợp trong dạy học nói chung, lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong
giáo dưỡng , giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng
hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học
kĩ thuật trong giai đoạn hiện nay đang đòi hỏi sự thay đổi căn bản và toàn diện
về nội dung và phương pháp giáo dục. Từ cách tiếp cận nội dung, giáo dục
chuyển sang tiếp cận năng lực. Điều đó đặt ra những yêu cầu về nguyên tắc và
phương pháp giáo dục theo hướng tích hợp để giải quyết vấn đề đặt ra trên
đây.
Tài liệu văn học, Địa lí là một nguồn tài liệu phong phú, còn ẩn chứa
nhiều tiềm năng có thể khai thác để sử dụng trong dạy học lịch sử, góp phần
nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng sáng tạo của học sinh.
Việc thực hiện vận dụng kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử
nói chung đã được nhiều giáo viên môn Lịch sử thực hiện trong những năm
qua.
Tuy nhiên, việc thực hiện tích hợp kiến thức như thế nào trong dạy học
Lịch sử đảm bảo tính vừa sức và nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng
tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập còn nhiều hạn chế, nhất là việc đưa
ra các phương pháp, cách thức tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học
Lịch sử.
Xuất phát từ vị trí, ý nghĩa của tài liệu Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch
sử cùng những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện vận dụng kiến thức
Văn học, Địa lí trong giảng dạy Lịch sử; với mong muốn nâng cao hứng thú
của học sinh trong học tập bộ môn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu
quả giáo dục ,Tôi lựa chọn nội dung “Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong
dạy học Lịch sử Việt Nam từ Năm 1930 đến năm 1954 - Lớp 12 (Ban cơ
bản)” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Qua đề tài này, tôi muốn giúp học thấy được mối liên hệ giữa kiến thức
môn Lịch sử với các môn học khác đặc biệt là môn Ngữ văn và Địa lí. Từ đó
việc tiếp thu kiến thức của học sinh cũng trở nên hệ thống, khoa học và sâu sắc
hơn.
2
Tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp tích hợp kiến thức Văn
học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam phần từ năm 1930 đến năm 1954
(ban cơ bản), góp phần nâng cao hứng thú và năng lực tư duy sáng tạo của học
sinh trong học tập bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu việc vận dụng tích hợp kiến thức Văn
học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954.
- Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 12 trường Trung học phổ thông Trần
Hưng Đạo- huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp
lôgic cùng những phương pháp dạy học gắn liền với đặc trưng bộ môn nhằm
phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập như: Phương pháp
thông tin, tái hiện lịch sử; phương pháp nhận thức lịch sử…
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: nghiên cứu phương pháp thực hiện tích hợp kiến thức Văn
học, Địa lí trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954
(Lớp 12- Ban cơ bản).
- Về khách thể nghiên cứu: trên 164 học sinh ở khối lớp 12 của trường
THPT Trần Hưng Đạo
-Về thời gian nghiên cứu: năm học 2017 – 2018.
6. Điểm mới của đề tài
- Tìm hiểu, nghiên cứu, đưa ra các nội dung kiến thức Văn học, Địa lí có
thể thực hiện tích hợp trong quá trình dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ năm
1930 đến năm 1954.
- Tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp thực hiện tích hợp
kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam phần từ năm 1930 đến
năm 1954 (ban cơ bản), góp phần nâng cao hứng thú và năng lực tư duy sáng tạo
của học sinh trong học tập bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận; Phần nội dung của sáng kiến
được cấu tạo thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học tích hợp
Chương 2. Tích hợp kiến thức Văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam
từ năm 1930 đến năm 1954.
Chương 3. Tích hợp kiến thức Địa lí trong dạy học lịch sử Việt Nam từ
năm 1930 đến năm 1954.
3
NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích hợp kiến thức Văn học,
Địa lí trong dạy học Lịch sử
1.1 Tổng quan về tích hợp trong dạy học Lịch sử
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong
việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng
chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Thực hiện môn học tích hợp,
các quá trình học tập không bị cô lập với cuộc sống hàng ngày, các kiến thức
gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh và được liên hệ với các tình huống
cụ thể, có ý nghĩa với học sinh. Khi đó, học sinh được dạy sử dụng kiến thức
trong những tình huống cụ thể và việc giảng dạy kiến thức không chỉ là lí thuyết
mà còn phục vụ thiết yếu trong cuộc sống con người, để làm người lao động,
công dân tốt. Mặt khác, các kiến thức sẽ không lạc hậu do thường xuyên cập
nhật với cuộc sống. Theo đó khi đánh giá học sinh, thì ngoài kiến thức cần đánh
giá học sinh về khả năng sử dụng kiến thức ở các tình huống khác nhau trong
cuộc sống.
Dạy học tích hợp giúp thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học trong
cùng một môn học và giữa các môn học khác nhau. Đồng thời, dạy học tích hợp
giúp tránh những kiến thức, kĩ năng, nội dung trùng lặp khi nghiên cứu riêng rẽ
từng môn học nhưng lại có những nội dung kiến thức, kĩ năng mà nếu theo một
môn học riêng rẽ sẽ không có được.
Như vậy, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm
nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đủ phẩm chất và
năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Dạy học theo hướng
tích hợp phát huy được tính tích cực của học sinh, góp phần đổi mới nội dung và
phương pháp dạy học.
1.2 Vị trí, vai trò của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ
thông
Môn Lịch sử là một môn học bắt buộc trong trường phổ thông. Đây là một
trong những con đường giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua hoạt động
dạy và học. Theo chương trình đổi mới, bộ môn Lịch sử ở các cấp học nói chung
và ở trường THPT nói riêng sẽ cung cấp, củng cố và nâng cao kiến thức cho học
sinh một cách tương đối có hệ thống về Lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, kể
từ khi loài người xuất hiện cho đến nay.
Mục tiêu của môn Lịch sử ở trường THPT ngoài việc cung cấp kiến thức,
còn hướng tư tưởng tình cảm, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh.
1.2.1 Về kiến thức
4
Môn Lịch sử sẽ giúp cho học sinh có hiểu biết tương đối chắc chắn và có
hệ thống về lịch sử loài người. Qua mỗi bài học, mỗi lớp học, học sinh sẽ hiểu
biết sâu hơn và có hệ thống về quá trình phát triển của lịch sử loài người, lịch sử
dân tộc từ khởi thủy đến nay. Từ khi xuất hiện trên trái đất cho đến ngày nay,
con người đã trải qua biết bao thăng trầm, bao giai đoạn phát triển. Học sinh sẽ
nắm được những giai đoạn phát triển chủ yếu của lịch sử dân tộc, những sự kiện
có ý nghĩa về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội. Học sinh
sẽ hiểu biết được phần nào quá trình sáng tạo, văn minh, những nét lớn của văn
hóa các dân tộc trên thế giới, của văn hóa Việt Nam.
Nắm được những thành tựu chính về các mặt trong Lịch sử dân tộc, lịch sử
thế giới đồng thời cũng sẽ nhận thức được một số hạn chế của Lịch sử mà chúng
ta cần khắc phục.
1.2.2 Về tư tưởng, tình cảm
+ Lịch sử sẽ giúp học sinh nhận thức được quá trình phấn đấu gian khổ và
sáng tạo, xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, xã hội cụ thể để vươn lên những
đỉnh cao mới của văn minh. Nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của con
người, của các dân tộc không ngừng được cải thiện và nâng cao.
+ Đời sống của các dân tộc luôn có mối quan hệ khăng khít, ảnh hưởng lẫn
nhau, dù có khi hòa thuận êm đẹp hay có khi trái ngược hoặc xung đột nhau.
+ Càng ngày càng thấy rõ Trái đất và quê hương là ngôi nhà chung mà mọi
người, mọi dân tộc phải phấn đầu xây dựng, bảo vệ.
+ Nhận thức được những truyền thống cơ bản, tốt đẹp của dân tộc.
+ Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu quê hương và niềm tự hào chân chính.
+ Trân trọng và có ý thức giữ gìn nên văn hóa dân tộc được xây dựng và
phát triển qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Biết ơn tổ tiên, những anh
hùng dân tộc đã lao động, chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp dựng nước và giữ
nước; đồng thời có quyết tâm vươn lên trong học tập, lao động xây dựng và bảo
vệ đất nước ngày nay.
1.2.3 Về kĩ năng.
Môn Lịch sử góp phần rèn các kĩ năng tư duy phân tích, khái quát, so sánh,
nhận xét, đánh giá...về một sự kiện, hiện tượng vấn đề lịch sử.
1.2.4 Định hướng năng lực hình thành
Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp
tác; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
* Năng lực chuyên biệt:
- Thực hành bộ môn Lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến bài học;
- Phân tích mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động của các sự kiện lịch sử.
5
- Năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử (Điều tra,
thu thập, xử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết các vấn đề, vận dụng kiến thức
vào thực tiễn cuộc sống).
1.3 Thực trạng việc dạy và học Lịch sử hiện nay
Môn Lịch sử là một môn học bắt buộc trong trường phổ thông. Đây là một
trong những con đường giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua hoạt động
dạy và học. Theo chương trình đổi mới, bộ môn Lịch sử ở các cấp học nói chung
và ở trường THPT nói riêng sẽ cung cấp, củng cố và nâng cao kiến thức cho học
sinh một cách tương đối có hệ thống về Lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, kể
từ khi loài người xuất hiện cho đến nay.
Nhưng nhiều học sinh cho rằng, đó là một môn học phụ, khô khan, kiến
thức dài, khó nhớ không có ý nghĩa thực tiễn giúp các em tìm kiếm việc làm sau
khi ra trường.
Kết quả khảo sát về thái độ yêu thích môn Lịch sử của 164 học sinh lớp
12 tại trường THPT Trần Hưng Đạo như sau:
Thái độ Thích
Bình thường
Không thích
Số HS
Tỉ lệ (%) Số HS
Tỉ lệ (%) Số HS
Tỉ lệ (%)
32
19,5%
49
29,8%
83
50,7%
Môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục học sinh nhưng
chỉ có 19,5% số học sinh hứng thú với lịch sử, còn 50,7% số học sinh được khảo
sát lại không hề thích lịch sử, đó là một nỗi băn khoăn, trăn trở không chỉ của
riêng giáo viên Lịch sử mà còn là vấn đề mà giáo dục và cả xã hội rất quan tâm.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc dạy và học môn Lịch sử nói chung và
Lịch sử lớp 12 nói riêng, tôi thiết nghĩ cần phải phát huy hơn nữa hiệu quả của
việc dạy và học để nâng cao tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh
theo tinh thần đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá cũng như phương pháp dạy
học. Dạy học tích hợp là một xu thế đang được nhiều quốc gia trên thế giới và
Việt Nam rất quan tâm, đề cao và đang triển khai thực hiện. Quan điểm tích hợp
được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá
trình dạy học.
Trong những năm đất nước và ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học, đặc biệt, sau đợt tập huấn về dạy học tích hợp do Sở Giáo
dục và Đào tạo Vĩnh Phúc tổ chức, tôi đã luôn tạo hứng thú cho học sinh bằng
cách vận dụng quan điểm dạy học tích hợp liên môn Văn học, Địa lí… trong dạy
học lịch sử và đã thu được kết quả tốt. Tôi muốn được chia sẻ kinh nghiệm của
mình cùng các đồng nghiệp về phương pháp dạy học này.
6
Hơn thế nữa, đa số học sinh coi bộ môn lịch sử là “môn phụ”, dễ học. Vì
vậy, các em ít chú ý nghe giảng. Các em ghi chép một cách máy móc những gì
giáo viên ghi trên bảng và chỉ học thuộc lòng những gì đã được ghi trong vở.
Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực
- chủ động của học sinh; những năm gần đây các trường phổ thông đã chú ý đến
việc đổi phương pháp dạy học và kiểm tra đánh gia trong đó việc phát huy tính
chủ động, tích cực của học học sinh trong học tập.
1.4 Vị trí, ý nghĩa tài liệu Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử
Để tạo ra những biểu tượng lịch sử sinh động, chân xác, trong dạy học
lịch sử cần sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau trong đó tài liệu Văn học, Địa
lí là một trong những nguồn tài liệu phong phú, có nhiều lợi thế.
Với chức năng phản ánh cuộc sống, tài liệu văn học đã góp phần dựng lại
bức tranh quá khứ lịch sử, trình bày các đặc trưng của các hiện tượng kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội, những quy luật của đời sống ở từng thời đại một
cách sinh động, hấp dẫn bằng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật.
Giữa Văn học và Sử học có mối quan hệ khăng khít. Khoa học lịch sử dựa
vào những nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử có thật trong một giai đoạn
nhất định để khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách chân xác, khách quan,
còn Văn học dựa trên chất liệu cuộc sống để xây dựng hình tượng, cốt truyện,
mỗi tác phẩm văn học đều mang trong mình dấu ấn của thời đại.
Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh tránh
được tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử , giúp học sinh củng cố và phát triển kiến
thức lịch sử, phát huy tính tích cực, năng động của học sinh và gây hứng thú
học tập. Do đó, chất lượng dạy học lịch sử được nâng lên.
Sự kiện lịch sử gắn liền với vị trí không gian nhất định. Nhiều sự kiện kịch
sử xảy ra bắt nguồn từ đặc điểm địa lí hoặc do điều kiện địa lí tác động, chi
phối. Do vậy kiến thức địa lí có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong dạy học lịch
sử. Bài học lịch sử gắn với bản đồ và kiến thức địa lí luôn tạo ra sự hấp dẫn,
giúp học sinh nắm chắc sự kiện, biết lí giải bản chất sự kiện qua sự chi phối của
yếu tố địa lí.
Việc tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử làm cho học
sinh nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục thống nhất, khắc phục
tình trạng nắm kiến thức lịch sử một cách rời rạc, phát huy tính chủ động, sáng
tạo, năng lực tư duy, phân tích và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
hoạt động học tập của học sinh.
Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi lựa chọn nội dung:
“Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ Năm
7
1930 đến năm 1954 - Lớp 12 (Ban cơ bản)” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm
của mình.
Chương 2. Tích hợp kiến thức Văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam từ
năm 1930 đến năm 1954.
2.1 Vị trí, ý nghĩa của tài liệu văn học trong dạy học lịch sử
Trong các nguồn tài liệu tham khảo, tài liệu văn học có khả năng to lớn
trong việc tạo biểu tượng cho học sinh bởi lẽ bản thân các tác phẩm văn
học đã chứa đựng những sự kiện lịch sử, cung cấp những tri thức có giá trị
về mọi mặt của đời sống xã hội. Đối tượng của văn học cũng như sử học là
toàn bộ thế giới nhưng văn học không miêu tả, tái hiện những con người cụ thể,
cá biệt có thật trong đời sống như lịch sử mà xuất phát từ những mẫu hình có
thật để dựng nên những hình tượng văn học giàu tính nghệ thuật khiến học
sinh dễ hình dung kiến thức và nhớ lâu. Tài liệu văn học được sử dụng sẽ làm
cho sự kiện trở nên cụ thể, sinh động.
Những hình ảnh văn học sinh động đó chính là cơ sở để tạo biểu tượng
lịch sử. Hiệu quả của việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó sử dụng tài liệu văn học có lợi thế đặc biệt. Trong dạy
học lịch sử, việc miêu tả, tường thuật, giải thích, so sánh, nêu đặc điểm nhân
vật lịch sử v.v…rất được coi trọng. T ài liệu văn học có cơ sở để giúp giáo
viên lịch sử thực hiện điều đó.
Tài liệu văn học với sự phản ánh thực qua cách nhìn, thái độ quan điểm
của tác giả đối với hiện tượng được miêu tả nên có tác động mạnh mẽ vào tâm
hồn người đọc. Người đọc sẽ hình thành tình cảm tích cực hay tiêu cực qua tác
động của các tác phẩm văn học.
Học sinh không chỉ được giáo dục về tư tưởng, đạo đức khi tiếp xúc với
văn học mà những hình tượng văn học điển hình còn tạo hứng thú học tập lịch
sử cho các em.
Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử cũng là nhằm làm
cho các kiến thức lịch sử dễ tiếp nhận đối với học sinh, các em dường như
được tham dự, chứng kiến lịch sử quá khứ. Đây là việc phát huy trí tưởng
tượng tái tạo cho học sinh, rất cần cho việc học tập lịch sử bởi nếu không
hình dung quá khứ khách quan thì không thể hiểu bản chất lịch sử, dễ rơi vào
tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử. Do đó việc sử dụng tài liệu văn học trong bài
giảng của giáo viên là một việc làm thiết thực, một yêu cầu bức thiết nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.
2.2 Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử
Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử giúp học sinh nắm
kiến thức lịch sử sâu sắc, toàn diện hơn, đặc biệt các em có sự liên hệ, tích
8
hợp kiến thức giữa các môn học, tránh được tình trạng rời rạc, tản mạn trong
kiến thức của học sinh, tính hệ thống của các tri thức đó sẽ giúp học sinh hiểu
sự kiện, có khả năng phân tích sự kiện, tìm ra bản chất, qui luật phát triển của
lịch sử. Tuy nhiên không phải cứ đưa tài liệu văn học vào bài giảng lịch sử là
giáo viên đã đạt hiệu quả dạy học như trên mà việc sử dụng tài liệu văn học
trong dạy học lịch sử phải tuân thủ theo những nguyên tắc dạy học nói chung
và yêu cầu cụ thể sau đây.
- Tài liệu văn học phải phù hợp với nội dung bài giảng và trình độ nhận
thức của học sinh.
- Tài liệu văn học phải đảm bảo tính tiêu biểu, điển hình.
- Lựa chọn các biện pháp thích hợp để sử dụng tài liệu văn học.
- Tài liệu văn học sử dụng trong sự kết hợp giữa các phương pháp, các loại
tài liệu khác nhau.
- Tài liệu văn học đảm bảo tính khoa học và tính tư tưởng.
2.3 Phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử
2.3.1. Kể chuyện lịch sử
Những mẩu chuyện lịch sử luôn cuốn hút học sinh, với ngữ điệu và các
thao tác sư phạm phù hợp, giáo viên khi kể một câu chuyện lịch sử không
những khiến học sinh dễ nhớ và nhớ lâu sự kiện mà tâm hồn, trái tim các em
cũng sẽ thực sự rung cảm.
Khi dạy bài 17 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-91945 đến trước ngày 19-12-1946”, mục III. Đấu tranh chống giặc ngoại
xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng, Giáo viên sử dụng tư liệu
trong tác phẩm “Những chặng đường lịch sử” – Võ Nguyên Giáp, kể lại cuộc
tiếp xúc giữa chủ tịch Hồ Chí Minh với Mutê:
“ Cuộc tiếp xúc giữa Hồ Chủ tịch với ông Mutê đêm 19-4 đã diễn ra rất
gay go, những khó khăn lớn đều do vấn đề Nam Bộ. Mỗi lần Chủ tịch Hồ Chí
Minh nêu yêu cầu hai bên Việt Nam và Pháp cùng tham gia vào việc dàn xếp
vấn đề Nam Bộ thì người thay mặt chính phủ Pháp trả lời: “ Như vậy là một
điều vi phạm đối với chủ quyền nước Pháp, không thể nhận được...” đáp lại
chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại Người đã quyết lên đường về nước vào 8 giờ
sáng thứ hai, rồi đứng dậy ra về. Chủ tịch Hồ Chí Minh và ông Bộ trưởng lạnh
lùng chia tay vào lúc 11 giờ đêm.
Tình hình rất căng thẳng:
Ở nhà ông Mutê trở về, Hồ Chủ tịch vào phòng riêng và suy nghĩ. Hồi 12
giờ đêm khi tất cả nhân viên đã yên nghỉ thì Người và Ông Mutê lại gặp nhau.
Người lại kiên quyết nêu lên vấn đề Nam Bộ. Người đã giải thích cho ông Mutê
bằng giọng dễ cảm kích.
9
Ông Mutê im lặng, nhưng mặt khác ông Mutê thảo luận là người Việt Nam
có quyền tự do đi lại ở Nam Bộ và quân đội Việt Nam vẫn sẽ ở lại Nam Bộ.
Nhưng cuối cùng đôi bên kí kết bản Tạm ước 14-9. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đòi được ghi vào biên bản: “Pháp cam kết thi hành những điều tự do dân chủ ở
Nam Bộ, sẽ đình chỉ mọi hoạt động võ lực”.
Khi dạy bài 18: “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp 1946- 1950”, mục II Cuộc chiến đấu ở các đô thị và việc
chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, Giáo viên có thể sử dụng tư liệu trong
tác phẩm “Chiến đấu trong vòng vây” (Võ Nguyên Giáp) để kể về cuộc chiến
đấu ở Hà Nội khi kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ: “20 giờ
ngày 19-12-1946, Hiệu lệnh nổ súng ở Hà Nội là đèn tắt, đại bác của pháo đài
Láng bắn những phát đầu tiên gầm lên. Chúng ta cần bóng tối hỗ trợ. Đèn điện
Hà Nội vụt tắt. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ do đồng chí Giăng phụ trách
đã hoàn thành nhiệm vụ một cách tuyệt vời!
Ngay sau đó, cả Hà Nội vang lên tiếng súng. Chớp lửa đại bác, hỏa châu,
luồng sáng của đạn vạch đường. Chân mây dần dần đỏ rực màu hồng của
những đám cháy. Đêm nay mới thật sự là chiến tranh.
Ở ngã ba Hồng Phúc, Hàng Đậu, Vệ Quốc Quân và tự vệ chiến đấu tổ
chức phục kích: giật bom phá xe tăng rồi xung phong giết hàng chục địch. Như
vậy ngay trong thành phố vẫn có thể phục kích! Đây là một chiến công do quần
chúng sáng tạo.
Quân Pháp đóng nơi nào cũng phải chiếm tầng ba, còn tầng nhà dưới bị
bỏ trống và phái đốt nhà bên cạnh để phòng ngừa Việt Minh biệt kích. Quân ta
chiến đấu theo lối phục kích rất sáng tạo. Ban đêm, họ lẻn vào các phố một
cách rất nhanh nhẹn không một tiếng động, không một bóng người. Đến sáng họ
tìm nơi chắc chắn nhất, chĩa súng vào giặc Pháp. Tiếng súng nổ cả ban ngày,
không phải ở những nơi có giới tuyến rõ rệt, mà cả những khu phố quân Pháp
cho là đã quét sạch. Người ta thấy những xác lính Pháp chết gục ở đầy đường
phố...”
Khi dạy về chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950, giáo viên có thể sử
dụng tư liệu trong tác phẩm "Không phải huyền thoại" của Hữu Mai đã viết về
trận đánh Đông Khê để tường thuật cho học sinh về trận đánh quan trọng này:
“6 giờ sáng ngày 16 tháng 9, một loạt pháo 75 ly của ta nổ giòn báo hiệu mở
màn chiến dịch. Pháo ta bắn trúng các mục tiêu. Quân địch bị bất ngờ, đối phó
rất lúng túng. Trận đánh kéo dài đến 10 giờ ngày 18 tháng 9 năm 1950 mới kết
thúc. Trong trận đánh này đã xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu và hi sinh
dũng cảm tuyệt vời. Đó là Đại đội trưởng Trần Cừ lấy thân mình lấp lỗ châu
mai mở đưởng cho đơn vị xông lên tiêu diệt đồn địch; Lý Văn Mưu bị thương đã
10
dùng bộc phá lao vào phá hủy lô cốt giặc; La Văn Cầu bị thương vào cánh tay
đã không chút do dự nhờ đồng đội chặt đứt khỏi vướng để tiếp tục lao lên đánh
bộc phá, hoàn thành nhiệm vụ. Các nữ dân công Đinh Thị Dậu, Triệu Thị Soi
nhiều lần băng mình qua lửa đạn cứu thương binh, tiếp đạn cho bộ đội”.
Hay khi dạy bài 20: “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp kết thúc (1953-1954)”, mục II.2 Chiến dịch Điện Biên Phủ, Giáo viên
có thể sử dụng tư liệu văn học trong tác phẩm “Điện Biên Phủ những trang vàng
lịch sử” – Hồi kí Đại tá Hoàng Minh Phương, để kể chuyện về tấm gương kéo
pháo vào trận địa, chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ: “Tháng 5/1953,
quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Tô Vĩnh
Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trong lúc kéo
pháo qua những chặng đường nguy hiểm, cũng như nghỉ dọc đường, anh luôn
nhắc nhở đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ dây kéo pháo,
xem xét từng đoạn đường, từng con dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh
những bất ngờ xảy ra. Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp cong
và rất nguy hiểm, anh cùng đồng chí pháo thủ Lê Văn Chi xung phong lái pháo.
Đến nửa chừng, dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh
giữ càng lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị
đứt, pháo càng lao nhanh, đồng chí Chi bị hất văng ra. Trong hoàn cảnh vô
cùng khó khăn đó, Tô Vĩnh Diện hô anh em “Thà hy sinh quyết bảo vệ pháo”,
và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo,
nhờ đó các anh em đồng đội kịp ghìm giữ pháo lại. Tấm gương hy sinh vô cùng
anh dũng của anh đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm
vụ, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi”.
Phần diễn biến chiến chiến dịch, giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong
cuốn “Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954” kết hợp sử dụng
hình ảnh: “Biểu tượng chiến thắng Điện Biên Phủ” để kể chuyện cho học sinh:
“Thế của ta như nước vỡ bờ, bộ đội ta đánh tới đâu, cờ trắng của địch xuất
hiện tới đó. Nhiều toán địch từ các chiến hào lũ lượt kéo ra nộp vũ khí, 17 giờ
một cánh quân của đại đoàn 312 tiến sát tới sở chỉ huy địch. Trung đội trưởng
Chu Bá Thệ phát hiện trên nóc hầm Đờcát có một lá cờ trắng đang phất. Đại
đội trưởng Tạ Quang Luật lập tức cùng hai chiến sĩ Vinh và Nhỏ tiến vào Sở
chỉ huy. 17 giờ 30 phút, tướng Đờcát cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch bị
bắt sống. Lá cờ quyết chiến quyết thắng của quân đội ta tung bay trên các nóc
hầm Sở chỉ huy địch. Ở các cứ điểm còn lại xung quanh hầm Đờcát, binh lính
địch lũ lượt kéo cờ trắng ra hàng. Ở khu vực Hồng Cúm, Đại đoàn 304 dùng
loa kêu gọi địch đầu hàng. Chúng lợi dụng trời tối tháo chạy. Ta truy kích đến
24 giờ cùng ngày bắt sống toàn bộ bọn này”.
11
2.3.2 Xây dựng các bài miêu tả, tường thuật
Giáo viên khi dạy học lịch sử nếu biết khắc sâu những kiến thức cơ bản
bằng các phương pháp phù hợp sẽ giúp học sinh hiểu bài sâu sắc, trên cơ sở
đó trình độ nhận thức của các em sẽ được nâng lên ở mức khái quát lí luận,
việc khắc sâu kiến thức cũng là một yếu tố quan trọng để giáo dục tư tưởng
chính trị, hình thành thế giới quan khoa học và phát triển năng lực tư duy của
học sinh.
Khi dạy bài 16 “Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa
tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2-91945) mục I.2: Tình hình kinh tế - xã hội, khi giáo viên nói về chính sách vơ
vét, bóc lột tàn bạo của Pháp – Nhật đã đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực.Hậu
quả là cuối năm 1944 – đầu năm 1945, gần 2 triệu đồng bào ta chết đói. Giáo
viên sử dụng đoạn trích trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân để
miêu tả nạn đói khủng khiếp đó: “Cái đói đã tràn đến cái xóm làng này từ lúc
nào, những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lụt bồng
bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp
lều chợ. Người chết như ngả dạ, không buổi sáng nào người làng đi chợ, đi làm
đồng không thấy vài cái thây nằm cỏng keo bên đường. Không khí vẩn lên mùi
ẩm mốc của rác rưởi và mùi gây của xác người”. Nội dung đoạn trích này sẽ
giúp học sinh hiểu được những biểu hiện cơ bản của nạn đói khủng khiếp đó:
gầy xanh xao, đi ăn xin, chết vì đói… từ đó học sinh hiểu sâu sắc sự kiện lịch sử
này và nhớ được sự kiện.
Hoặc giáo viên có thể sử dụng tư liệu văn học trong tác phẩm “Nỗi đau
lịch sử nạn đói 1945”: “Khi nạn đói mới bắt đầu, số người chết còn ít, mỗi buổi
sáng xe hơi mang dấu Hồng thập tự của Sở vệ sinh đi các phố nhặc xác mang
về bệnh viện thành phố cuốn chiếu đem chôn. Về sau, số người chết đói tăng
dần, một xe Hồng thập tự không đủ, Sở vệ sinh thành phố phải thuê xe bò nhặt
xác và tại bệnh viện thành phố một nhân viên sở vệ sinh đếm số xác trả tiền.
Tới khi số người chết nhiều quá, phố nào cũng có nên không thể tập trung xác
ở một số nơi nữa. Sở vệ sinh cho phép nhà thầu được đem xác đi chôn. Họ chỉ
cần báo người nhặt xác cắt đôi vành tai của xác chết xâu lại rồi mang tới Sở vệ
sinh lấy tiền. Sở Công chính đó cho đào sẵn nhứng hố chôn dài để các xe hất
xác chết xuống, rắc một lần vôi bột rồi lấp đất cho đầy. Những ngôi mộ tập thể
là nơi an nghỉ của hàng chục ngàn người nông dân xấu số. Lũ lượt đoàn người
như hình nhân bỏ quê hương tìm lên thành phố mong kiếm thứ bỏ vào mồm. Và
cuộc hành trình ấy kéo dài từ xó nhà đến Hà Nội đã biến con người thành hồn
ma xác quỷ hoặc là gục chết bên đường hoặc ngoi ngóp sống khổ nhục”.
Hay giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong bài thơ Đói của Bàng Bá
12
Lân để miêu tả nạn đói năm Ất Dậu:
“Năm Ất Dậu, tháng ba, còn nhớ mãi
Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương!
Những thây ma thất thểu đầy đường,
Rồi ngã gục không đứng lên vì... đói!
Đói từ Bắc Giang đói về Hà Nội,
Đói ở Thái Bình đói tới Gia Lâm.
Khắp đường xa những xác đói rên nằm
Trong nắng lửa, trong bụi lầm co quắp.
Giữa đống giẻ chỉ còn đôi hố mắt
Đọng chút hồn sắp tắt của thây ma;
Những cánh tay gầy quờ quạng khua khoa
Như muốn bắt những gì vô ảnh,
Dưới mớ tóc rối bù và kết bánh,
Một làn da đen xạm bọc xương đầu.
Răng nhe ra như những chiếc đầu lâu,
Má hóp lại, răng hằn sâu gớm ghiếc.
Già trẻ gái trai không còn phân biệt,
Họ giống nhau như là những thây ma,
Như những bộ xương còn dính chút da
Chưa chết đã bốc xa mùi tử khí!...”
Khi dạy bài 17 “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-91945 đến trước ngày 19-12-1946”, mục I Tình hình nước ta sau cách mạng
tháng Tám năm 1945, khi nói về âm mưu, thủ đoạn của quân Trung Hoa Dân
quốc và tay sai ở miền Bắc Việt Nam, GV sử dụng tư liệu trong tác phẩm:
“Những chặng đường lịch sử” của đồng chí Võ Nguyên Giáp để học sinh thấy
rõ âm mưu của chúng khi vào miền Bắc Việt Nam: “Bọn Tưởng và tay sai (Việt
Quốc, Việt Cách) tràn vào miền Bắc Việt Nam như một thứ bệnh dịch. Theo gót
chúng là những tay sai tức tối vì thấy khó có cơ hội kiếm ăn to. Chúng rất trơ
tráo, đi đến đâu cũng huênh hoang, cướp bóc, ức hiếp nhân dân ta, chúng lộ rõ
nguyên hình là bọn lưu vong mất gốc được che chở bằng lưỡi lê quân đội phản
động nước ngoài”.
Hay khi nói về tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân phong kiến để
lại cho nước ta, giáo viên có thể sử dụng tư liệu trong tác phẩm “Bản án chế độ
thực dân Pháp” kết hợp với sử dụng các hình ảnh về chính sách cai trị của Pháp
để giúp học sinh hiểu rõ chính sách cai trị của Pháp ở Việt Nam:“Lúc ấy, cứ một
nghìn làng thì có đến một nghìn năm trăm đại lí bán lẻ rượu và thuốc phiện.
Nhưng cũng trong số một nghìn làng đó lại chỉ có vẻn vẹn mười trường học...
13
Hằng năm người ta cũng đã tọng từ 23 đến 24 triệu lít rượu cho 12 triệu người
bản xứ kể cả đàn bà và trẻ con..”.
2.3.3 Sử dụng tài liệu văn học để khắc sâu kiến thức cho học sinh
Khi trình bày về diễn biến của phong trào ở Nghệ An và Hà Tĩnh, Giáo
viên tích hợp văn học để nói về phong trào ở Nghệ - Tĩnh từ đầu năm 1930:
Bài thơ: “Xô viết Nghệ - Tĩnh” của tác giả Nguyễn Duy Xuân nói về phong
trào ở Nghệ - Tĩnh:
“Thế rồi một sáng tháng năm
Thế rồi một trưa tháng tám
Thế rồi một ngày tháng chín
Trời rung đất chuyển
Những con người đói khổ
Oằn mình đứng lên.
Họ cầm trong tay những gì họ có
Gậy tre, lưỡi mác
Trống chiêng và mõ
Kẻ thét người hô
Ào ào như nước vỡ bờ”.
GV tích hợp đoạn thơ trong “Bài ca cách mạng” của Đặng Chánh Kỷ để HS
thấy được tinh thần chiến đấu của nhân dân ở các địa phương thuộc Nghệ - Tĩnh.
“Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi…
Trên gió cả cờ đào phất thẳng
Dưới đất bằng giấy trắng tung ra
Giữa thành một trận xông pha
Bên kia đạn sắt, bên ta gan vàng”.
GV tích hợp đoạn thơ trong “Xô viết Nghệ - Tĩnh” để làm rõ sự tàn bạo của
thực dân Pháp trong cuộc đàn áp đoàn người biểu tình trong ngày 12/9. Đồng
thời, cũng cho thấy sự dũng cảm, chiến đấu quyết liệt của nhân dân Nghệ - Tĩnh
chống Pháp và tay sai phản động:
“Súng nổ.
Bom rền.
Mặc!
Cứ tiến lên…
217 con người vô tội
Phút chốc òa vào cát bụi
14
Hồn vẫn mơ thế giới đại đồng…”
GV tích hợp đoạn thơ sau trong bài thơ “Gửi bạn người Nghệ - Tĩnh” của nhà
thơ Huy Cận để nói về tình đoàn kết công nhân – nông dân ở nơi đây – một tình
cảm gắn bó, thắm thiết của những con người cùng cảnh ngộ, bị bần cùng hóa:
“Đất này đất Xô viết
Đảng mở hội cờ hồng
Tự tuổi vàng đá biết
Mãi mặn tình công nông…”
Trong bài “Phong trào dân chủ 1936-1939”, ta sử dụng đoạn thơ trong bài
“Ba mươi năm đời ta có Đảng” của nhà thơ Tố Hữu để khái quát phong trào đấu
tranh trong thời kì dân chủ 1936-1939 – thời kì đấu tranh công khai, hợp pháp
xen lẫn đấu tranh bí mật, bất hợp pháp, ở cả thành thị và nông thôn:
“Chống phát xít cường quyền hiếu chiến
Khắp năm châu, trận tuyến bình dân
Trùng trùng cách mạng ra quân
Phất cao cờ đỏ công nhân dẫn đầu
Còi máy gọi bến tàu hầm mỏ.
Hòn Gai kêu Đất Đỏ đấu tranh
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thành thị đứng lên.
Đòi cơm áo, đòi quyền dân chủ
Đường càng đi, đội ngũ càng đông
Suối ngàn đã chảy thành sông
Đố ai tát cạn được dòng nước xuôi”.
Trong bài 16 “Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng
Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2-9-1945).”,
chúng ta có thể sử dụng các tài liệu văn học sau:
Khi tìm hiểu nguyên nhân Hồ Chí Minh quyết định thành lập “Khu giải
phóng Việt Bắc”, giáo viên có thể lí giải do những thắng lợi của cao trào kháng
Nhật cứu nước, vùng giải phóng được mở rộng, địa thế khu giải phóng được mở
rộng gồm các tỉnh ở vùng Việt Bắc nối liền nhau nên Hồ Chí Minh quyết định
thành lập khu giải phóng: “Khu giải phóng phải trở thành một căn cứ địa vững
chắc về mọi mặt, chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa để làm bàn đạp Nam tiến,
giải phóng toàn quốc”.
Giáo viên sử dụng đoạn thơ sau trong Thơ ca cách mạng Việt Bắc (19361945) để trình bày thời cơ cách mạng đã chín muồi và lệnh Tổng khởi nghĩa
giành chính quyền trong cả nước:
“Chính phủ phát xít Nhật hoàng
15
Đã vô điều kiện đầu hàng Đồng Minh
Thế là kết thúc chiến tranh
Á châu sẽ lại thái bình từ nay
Hỡi dân Nam Việt ta đây
Trong tình hình ấy làm ngay việc cần
Việt Minh hiệu triệu toàn dân
Lập ngay chính phủ nhân dân của mình”.
Hay giáo viên cũng có thể sử dụng nội dung bức thư của Hồ Chí Minh gửi
đồng bào toàn quốc trước ngày tổng khởi nghĩa, nói đến sự kiện trưa ngày
15/8/1945: Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, quân Nhật
ở Đông Dương rệu rã, chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang. Nội
dung thư: “Hỡi đồng bào yêu quý!
Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy
đứng dậy đem sức ta để giải phóng cho ta. Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới
đang ganh nhau tiến lên giành độc lập, chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên!
Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!” Nội dung thư
giúp học sinh thấy được tính cấp bách của tình hình, thời cơ giành độc lập đã
đến, nhân dân phải dũng cảm tiến lên giành chính quyền.
Khi dạy bài 17, mục II: Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng,
giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính, giáo viên có thể tích hợp
kiến thức văn học giúp học sinh khắc sâu kiến thức, sự kiện lịch sử. Giáo viên
có thể sử dụng bài vè đương thời về phong trào xóa nạn mù chữ:
"Hôm qua anh đến chơi nhà.
Thấy mẹ dệt vải thấy cha đi bừa.
Thấy nàng mải miết xe tơ.
Thấy cháu "i - tờ" ngồi học bi bô.
Thì ra vâng lệnh Cụ Hồ.
Cả nhà yêu nước "thi đua" học hành.
"i, t, có móc cả hai.
i ngắn có chấm, t dài có ngang;
e,ê , l cũng một loài.
ê đội nón chóp, l dài thân hơn;
o tròn như quả trứng gà.
ô thời đội mũ, ơ thời thêm râu.
Chữ a thêm cái móc câu bên mình”.
Khi dạy mục III “Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính
quyền cách mạng” (Bài 17 – SGK lớp 12), GV có thể sử dụng đoạn tài liệu văn
học để khắc họa rõ hơn về tội ác của TD Pháp khi chúng gây ra những hành
16
động khiêu khích Nam Bộ:
“Một tối hành quân qua xóm nhỏ
Mẹ già lách cửa níu bàn tay
Con ơi! Giặc ác hơn lang sói
Mẹ dẫn con đi diệt bốt này”
(Gió nội thở dài – Xuân Miễn)
Trước tình thế đó, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã huy động
lực lượng cả nước chi viện cho Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Hay khi dạy bài 18: “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp (1946 -1950)”, Nhà thơ Tố Hữu đã ghi lại những thắng
lợi của quân và dân ta trong chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 qua những
vần thơ:
“Anh kể chuyện tôi nghe
Trận chợ Đồn, chợ Rã
Ta đánh giặc chạy re
Hai đứa cười ha hả
Rồi Bông Lau, Ỷ La
Ba trăm thằng tan xác
Cành cây móc thịt da
Thối inh rừng Việt Bắc.
Tàu giặc đắm sông Lô
Tha hồ mà uống nước
Máu tanh đến bây giờ
Chưa tan mùi bữa trước...”
Bước vào thu đông năm 1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch
Biên giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp kiểm tra kể hoạch tác chiến, công
tác chuẩn bị và động viên cán bộ, chiến sĩ, dân công tham gia chiến dịch. Người
đã viết bài thơ Lên núi:
“ Chống gậy lên non xem trận địa
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây
Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy.”
(“Lên núi” – Hồ Chí Minh)
Khi nói về ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950, giáo viên
có thể sử dụng tư liệu trong bài thơ Dọn về làng của Nông Quốc Chấn:
“ Mẹ! Cao - Lạng hoàn toàn giải phóng
Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn
Vệ quốc quân chiếm lại các đồn
17
Người đông như kiến, súng dày như củi.
...
Hôm nay Cao - Bắc - Lạng cười vang
Dọn lán, rời rừng, người xuống làng
Người nói cỏ lay trong ruộng rậm
Con cày mẹ phát, ruộng ta quang.
Ðường cái kêu vang tiếng ô tô.
Trong trường ríu rít tiếng cười con trẻ.
Mờ mờ khói bếp bay trên mái nhà lá...”
Ở bài 20: “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc
(1953-1954)” mục I. Âm mưu mới của Pháp- Mĩ ở Đông Dương, kế hoạch
NaVa, giáo viên cho học sinh quan sát bức ảnh NaVa kết hợp với tư liệu trong
tác phẩm “Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ” – Lưu Trọng Lân để giúp
học sinh hiểu rõ âm mưu nguy hiểm của Pháp Mĩ khi đề ra kế hoạch NaVa: “Na
Va sinh năm 1898, tướng bốn sao, nguyên Tham mưu trưởng lục quân Pháp
trong khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), là một sĩ quan trẻ, có tài
vượt cấp nhanh, ông ta được ca ngợi là một vị tướng “văn võ kiện toàn”, “có
nhãn quan chiến lược”, “đầy tự tin và nghị lực”, “có khả năng chịu đựng
những đòn dữ dội và bất ngờ”, “có những đức tính riêng biệt của người chỉ
huy chính trị”, “ không hề tha thứ cho bất kể một trở lực nào để thực hiện ý
định của mình”.
Công tác chuẩn bị cho chiến dịch và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ
được nhà thơ Tố Hữu ghi lại trong bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”
Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát
Dù bom đạn xương tan, thịt nát
Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh"
Hỡi các chị, các anh
Trên chiến trường ngã xuống
Máu của anh chị, của chúng ta không uổng
Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam
Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng...”
Chương 3. Tích hợp kiến thức Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ
năm 1945 đến năm 1954.
3.1 Vị trí, ý nghĩa của kiến thức Địa lí trong dạy học lịch sử
Sự kiện lịch sử gắn liền với vị trí không gian nhất định. Nhiều sự kiện
kịch sử xảy ra bắt nguồn từ đặc điểm địa lí hoặc do điều kiện địa lí tác động,
18
chi phối. Do vậy kiến thức địa lí có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong dạy học
lịch sử. Bài học lịch sử gắn với bản đồ và kiến thức địa lí luôn tạo ra sự hấp
dẫn, giúp học sinh nắm chắc sự kiện, biết lí giải bản chất sự kiện qua sự chi
phối của yếu tố địa lí.
3.2 Sử dụng kiến thức địa lí giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học
lịch sử
Kiến thức Địa lí nói chung, bản đồ Địa lí nói riêng có ưu thế trong việc
khắc sâu kiến thức lịch sử cho học sinh.
Trong bài “Phong trào cách mạng 1930-1935”, giáo viên sử dụng bản đồ địa lí
để giới thiệu hai địa điểm Nghệ An và Hà Tĩnh, có sử dụng kiến thức địa lí và
lịch sử để lí giải về ảnh hưởng của không gian địa lí đối với sự bùng nổ của
phong trào cách mạng ở hai tỉnh này (một trong những nguyên nhân diễn ra
phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh).
“Nghệ An và Hà Tĩnh là hai tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, diện tích khoảng
hơn 22 000km2. Lãnh thổ hẹp ngang, địa hình chủ yếu là vùng đồi núi, với diện
tích hơn 80% đất tự nhiên. Đây là vùng đất nghèo, thường gặp thiên tai: hạn
hán, úng lụt, lại bị thực dân, phong kiến đàn áp, bóc lột tàn bạo. Nghệ - Tĩnh
cũng là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Tại đây có khu công nghiệp
Vinh – Bến Thủy tập trung đông công nhân (trên 6000 người), có 1 đảng bộ
mạnh với 2.011 đảng viên và các tổ chức quần chúng phát triển (công hội, nông
hội, hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản).” Sử dụng kiến thức địa lí giúp học
sinh khắc sâu kiến thức bài học lịch sử. Ví dụ về vị trí chiến lược của Cao Bằng
đã được Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: “Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng
cho cách mạng nước ta, Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên
giới lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế thuận lợi. Nhưng Cao Bằng còn phải phát
triển xuống Thái Nguyên và còn phải thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với
toàn quốc được. Có nối phong trào với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát
động đấu tranh, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể giữ.” Vì vậy,
khi về nước, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ đạo xây dựng thí điểm phong trào Việt
Minh ở Cao Bằng, và khi thành công, Người đã quyết định thành lập Mặt trận
Việt Minh (19/5/1941).
Khi nói về vị trí và tầm quan trọng của căn cứ địa Việt Bắc, giáo viên sử
dụng lược đồ khu giải phóng Việt Bắc, kết hợp giới thiệu “ Tên gọi Việt Bắc ra
đời từ 4-6-1945 theo chỉ thị của Hồ Chí Minh. Khu giải phóng được xây dựng
trên một vùng rộng lớn, địa hình chủ yếu là núi rừng. Phía Bắc giáp Trung
Quốc. Vùng biên giới Việt - Trung là nơi cách mạng hoạt động rất thuận lợi và
qua đây có thể liên lạc với phong trào Cộng sản quốc tế. Phía Nam là vùng
trung du, đồng bằng. Do đó, gặp thời cơ thuận lợi, lực lượng vũ trang cách
19
mạng có thể tiến nhanh phát huy thắng lợi và nếu gặp khó khăn có thể lui về để
bảo toàn lực lượng. Theo các triền núi phía Đông, Khu giải phóng có thể liên
lạc với biển và Hải Phòng. Theo các triền núi phía Tây, có thể liên lạc với khu
Tây Bắc và các tỉnh miền núi Trung bộ. Tóm lại, Khu giải phóng có vị trí rất cơ
động, “tiến có thể đánh”, “lui có thể giữ”
Hay khi nói về âm mưu của Pháp – Mĩ trong kế hoạch Rơve giáo viên sử
dụng lược đồ, giúp học sinh xác định rõ tầm quan trọng của tuyến biên giới
Việt – Trung, những khó khăn đối với cuộc kháng chiến của quân và dân ta khi
Pháp triển khai kế hoạch Rơve. Giáo viên nhấn mạnh:
“ Chiến trường Biên giới có tầm quan trọng về chiến lược nên Pháp bố trí
ở đây một lực lượng quân sự khá mạnh. Đường quốc lộ chiến lược số 4 dài
300km qua các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Tại đây địch có 11 tiểu đoàn và 9 đại
đội, trong đó có 4 tiểu đoàn Âu Phi làm lực lượng cơ động. Rơ ve chủ trương
khóa chặt biên giới Việt Trung bằng một hệ thống phòng thủ vững chắc trên
đường số 4 với các cứ điểm: Đình Lập, Lạng Sơn, Na Sầm, Thất Khê, Đông
Khê, Cao Bằng để cô lập cách mạng Việt Nam. Đồng thời chúng tung quân
đánh rộng ra vùng trung du, thiết lập hành lang Đông Tây: Hải Phòng – Hà
Nội – Hòa Bình – Sơn La hòng ngăn chặn con đường liên lạc giữa Việt Bắc với
đồng bằng Liên khu III và liên khu IV.
Với binh lực lớn và tinh nhuệ, hệ thống phòng thủ vững chắc, Bộ chỉ huy
Pháp đặt nhiều hi vọng vào khả năng phòng thủ của Liên khu biên giới. Tuy
nhiên liên khu này có nhiều điểm bất lợi: Thế bố trí thành tuyến kéo dài trên
một con đường độc đạo với vị trí cô lập cách xã nhau hàng chục km; địa hình
rừng núi, phức tạp khiến quân cơ động ứng chiến bằng cơ giới khó phát huy tác
dụng.”
Khi dạy bài 18, Giáo viên sử dụng hình ảnh Tượng đài ghi lại những chiến
thắng hiển hách trên đèo Bông Lau tích hợp kiến thức Địa lí để khắc họa cho
học sinh về thắng lợi của quân ta tại Đèo Bông Lau trong chiến dịch Việt Bắc
thu đông năm 1947:
“Là một con đèo thuộc vòng cung Đông Bắc ở vùng núi phía Bắc Việt
Nam, nằm trên quốc lộ 4A giữa hai huyện Tràng Định (Lạng Sơn) và Thạch An
(Cao Bằng). Trận phục kích địch ở bản Sao - đèo Bông Lau, do Tiểu đoàn 374,
Trung đoàn 11 Lạng Sơn và các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân du kích tiến
hành ngày 30.10.1947 là trận phục kích đầu tiên trên đường số 4, góp phần
đánh bại cuộc tiến công của quân đội Pháp lên Việt Bắc trong Thu-Đông 1947.
Trận đánh thắng lợi, ta tiêu diệt gọn một đoàn xe cơ giới của địch, phá hủy
27 xe, diệt 94 tên, bắt sống 101 tên, thu 600 chiếc dù và toàn bộ vũ khí trang bị.
Từ đây tiểu đoàn 374 được gọi là “Tiểu đoàn Bông Lau”.
20
Hay khi nói về chiến dịch Điện Biên phủ, nhấn mạnh tầm quan trọng của
Điện Biên Phủ, giáo viên sử dụng lược đồ, kết hợp giới thiệu: “ Điện Biên Phủ
thuộc tỉnh Lai Châu, là một thung lũng rộng lớn nằm ở phía tây rừng núi Tây
bắc, cách Luông pha băng 190 km. Thung lũng Điện Biên Phủ có chiều rộng từ
6km-8km, chiều dài gần 20 km, nằm gần biên giới Việt- Lào, một ngã ba của
nhiều tuyến đường quan trọng. Xung quanh thung lũng là một vùng rừng núi
trùng điệp bao bọc. Núi có độ cao trung bình 500m, có mỏm đột xuất cao
1.461km. Thung lũng Điện Biên là cánh đồng phẳng, đồng ruộng khô ráo,
thỉnh thoảng nổi lên những đồi cao hơn mặt ruộng 8-20m, cá biệt có điểm cao
250m. Trong thung lũng có sông Nậm Rốn chảy theo hướng Bắc – Nam đổ
xuống Nậm Hu...”
Giáo viên có thể sử dụng lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ để giúp học
sinh nắm rõ âm mưu của Pháp – Mĩ ở Điện Biên Phủ, cách bố trí lực lượng của
Pháp ở Điện Biên Phủ kết hợp phân tích:
“Khi kế hoạch Nava bước đầu phá sản, phát hiện quân chủ lực của ta tiến
quân lên Tây Bắc, Nava điều quân về giữ Điện Biên Phủ. Đây là một thung lũng
nằm ở phía Tây vùng rừng núi Tây Bắc, gần biên giới Lào, cách Hà Nội 300
km, cách Luôngphabăng 200 km, cách hậu phương của ta (Việt Bắc, Thanh Nghệ - Tĩnh) từ 300 đến 500 km. Đối với Pháp, đây là vị trí chiến lược then
chốt, có thể trở thành một căn cứ lục quân và không quân trong âm mưu xâm
lược của chúng ở Đông Dương và Đông Nam Á. Trước mắt, Điện Biên Phủ có
tác dụng thu hút chủ lực của ta, tạo cho chúng bình định đồng bằng Bắc Bộ,
đánh chiếm liên khu V. Điện Biên Phủ từ chỗ không nằm trong nội dung của kế
hoạch Nava đã trở thành tâm điểm của kế hoạch Nava.
Để thực hiện mưu đồ trên, Nava tăng dần số quân chiếm đóng ở Điện Biên
Phủ lên 16.200 tên, gồm những đơn vị thuộc các binh chủng tinh nhuệ nhất ở
Đông Dương. Nava cho xây dựng ở đây 49 cứ điểm, 2 sân bay, chia làm 3 phân
khu: Trung tâm Mường Thanh, Bắc và Nam. Tất cả các vị trí đều nằm trong
công sự và giao thông hào chìm dưới mặt đất rất kiên cố,… Pháp – Mĩ coi Điện
Biên Phủ là “pháo đài bất khả xâm phạm”, “cái máy nghiền khổng lồ” và đưa
ra lời tuyên bố sẽ giữ căn cứ này với bất cứ giá nào”.
3.3. Sử dụng bản đồ giúp học sinh hiểu rõ diễn biến sự kiện lịch sử
Bản đồ lịch sử được tích hợp kiến thức địa lí giúp học sinh hiểu rõ sự
kiện lịch sử trên các khía cạnh, như: Tại sao xảy ra ở vị trí không gian đó?
Diễn biến thế nào? Mối liên quan của các sự kiện trong những vị trí không
gian khác nhau ra sao?
Chẳng hạn, khi dạy về chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947,
Giáo viên sử dụng lược đồ chiến dịch Việt Bắc, kết hợp miêu tả, tường
21
thuật, giúp học sinh hiểu rõ về âm mưu, thủ đoạn của Pháp khi tấn công
lên Việt Bắc và những thắng lợi của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu
đông năm 1947.
Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947
+ Sau khi chiếm vùng đồng bằng Bắc Bộ và các đô thị lớn tại miền Bắc,
theo chiến lược "Đánh nhanh thắng nhanh", quân Pháp mở cuộc tấn công mới
lên chiến khu Việt Bắc nhằm tiêu diệt đầu não kháng chiến của Việt Minh đang
đóng tại đây, hoàn tất việc tái chiếm Đông Dương.
+ Tháng 3-1947, chính phủ Pháp cử Bôlae làm Cao ủy Pháp ở Đông
Dương thay cho Đác giăng liơ, thực hiện kế hoạch tiến công căn cứ địa Việt Bắc
nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
+ Kế hoạch tấn công dự kiến chia làm hai bước:
Bước 1: Mang mật danh Lê-a (Léa), mục tiêu đánh chiếm là khu tam
giác Bắc Cạn – Chợ Đồn – Chợ Mới.
Bước 2: Mang mật danh Xanh-tuy, tức là "Siết chặt vành đai", quân Pháp
sẽ tập trung lực lượng càn quét khu tam giác: Bắc Cạn - Chợ Chu – Chợ Mới,
lấy vùng Chợ Chu làm mục tiêu trọng điểm."
+ Cuộc hành quân mệnh danh là LÊ A, lấy tên một ngọn đèo cao 1362 mét
trên đường thuộc địa số 3 giữa Bắc Kạn và Cao Bằng. Mục tiêu của Pháp
là: "Diệt và bắt cơ quan đầu não của Việt Minh, tìm diệt chủ lực, phá tan căn cứ
địa Việt Bắc, bịt kín, khóa chặt biên giới Việt–Trung, ngăn chặn không cho Việt
Minh tiếp xúc với Trung Quốc và loại trừ mọi chi viện từ bên ngoài vào. Truy
lùng Việt Minh đến tận sào huyệt, đánh cho tan tác mọi tiềm lực kháng chiến
của họ…".
- Thực dân Pháp huy động 12000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương
mở cuộc tiến công lên Việt Bắc từ ngày 7-10-1947.
+ Rạng sáng ngày 7-10-1947, binh đoàn dù do Sôvanhắc chỉ huy lần lượt
đổ quân xuống Bắc Kạn nơi chúng nghi có cơ quan đầu não kháng chiến; buổi
chiều cùng ngày chúng thả tiếp một bộ phận quân dù xuống thị trấn Chợ Mới
nhằm khống chế tuyến đường Thái Nguyên đi Bắc Kạn và lấy đó làm nơi tập kết
22
những đạo quân lùng sục cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Ngày hôm sau
chúng cho quân nhảy dù xuống Chợ Đồn.
+ Trên đường bộ, sáng ngày 7-10-1947, binh đoàn bộ binh do Bôphơrê chỉ
huy, xuất phát từ Lạng Sơn theo đường số 4 tiến lên chiếm Cao Bằng rồi một bộ
phận tiến xuống Bắc Kạn theo đường số 3, vòng sang Chợ Đồn lên Chiêm Hóa
(Tuyên Quang) hình thành một gọng kìm lớn ở hướng đông bắc.
+ Ngày 9-10-1947, một binh đoàn hỗn hợp gồm bộ binh và lính thủy đánh
bộ do Trung tá Cômmuynan chỉ huy từ Hà Nội ngược sông Hồng lên Việt Trì, rẽ
sang sông Lô lên Tuyên Quang đến Khe Lau (nơi hợp lưu giữa sông Lô và sông
Gân), quân Pháp ngược sông Gâm lên Chiêm Hóa. Hai cánh quân thủy bộ sẽ
gặp nhau tại Đài Thị (cách Chiêm Hóa 12 km về phía đông bắc), bao vậy Việt
Bắc ở phía tây.
- Như vậy, khu vực càn quét, đánh phá của địch nằm trong vùng tứ giác:
Tuyên Quang - Đài Thị - Bắc Kạn- Thái Nguyên, rộng khoảng 3600 km 2. Trong
đó khu vực trọng điểm là Bắc Kạn- Chợ Chu – Chợ Mới.
- Ở mặt trận đường số 3, tại Bắc Kạn, Chợ Mới quân và dân ta nhanh chóng
khắc phục tình trạng lúng túng, bị động ban đầu, hình thành thế trận bao vây,
chia cắt địch. Các đại đội độc lập cùng dân quân, tự vệ, liên tiếp tập kích, quấy
rối các vị trí Chợ Đồn, Ngân Sơn, Chợ Rã, Bạch Thông; phục kích địch trên
đường Bắc Kạn, Chợ Đồn, Phủ Thông, Chợ Mới...buộc Pháp phải rút khỏi Chợ
Đồn, Chợ Rã cuối tháng 11-1947.
- Trên mặt trận Đường số 4: diễn ra nhiều trận phụ kích địch, tiêu biểu là
trận đèo Bông Lau (30-10-1947): phá hủy 27 xe cơ giới, diệt và bắt 240 tên địch,
thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng. Đường số 4 trở thành con đường chết
với giặc Pháp.
- Ở mặt trận Sông Lô (Chiêm Hóa), quân và dân ta liên tục chặn đánh
địch, điển hình là các trận Đoan Hùng, Khoan Bộ, Khe Lau. Nhiều tàu chiến, ca
nô của địch bị bắn cháy. Chiến thắng trong trận đánh ở Khoan Bộ (Sông LôVĩnh Phúc) pháo binh ta đã bắn tan xác hai tàu chiến Pháp không những cổ vũ
cho truyền thống yêu nước của dân tộc ta nói chung, nhân dân Vĩnh Phúc nói
riêng, mà chiến thắng Ghềnh Khoan Bộ - Sông Lô còn khích lệ tinh thần dám
nghĩ, dám làm của chiến sỹ, đồng bào ta. Góp phần phá tan cuộc tiến công với
quy mô lớn lên căn cứ địa kháng chiến của ta ở Tây Bắc và Việt Bắc.
Ngày 19-12-1946: đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc.
Khi dạy về chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950, giáo viên sử dụng
lược đồ chiến dịch Biên giới để Học sinh hiểu rõ diễn biến chiến dịch:
23
Lược đồ chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950
- Sáng ngày 16-9-1950: quân ta nổ súng đánh Đông Khê, mở màn chiến
dịch. Đông Khê là một cứ điểm, địch tương đối yếu (có 1 tiểu đoàn), nhưng lại
là vị trí trọng yếu, mất Đông Khê, địch phải cho quân ứng cứu, Cao Bằng phải
rút chạy… ta có cơ hội tiêu diệt quân tiếp viện và quân rút chạy của địch. Hơn
nữa, Đông Khê ở xa Hà Nội, nếu địch tiếp viện cũng mất nhiều thời gian. Vì
vậy, ta quyết định đánh Đông Khê.
- Sau hai ngày chiến đấu quyết liệt, bộ đội ta tiêu diệt được vị trí Đông Khê.
Thất Khê bị uy hiếp trực tiếp. Cao Bằng hoàn toàn bị cô lập. Thế trận phòng
thủ trên đường số 4 của địch bị rung chuyển.
- Đúng như ta phán đoán, Đông Khê thất thủ đã gây nên phản ứng dây chuyền
trong giới cầm quyền quân sự và chính trị Pháp. Tổng chỉ huy quân đội viễn
chinh Pháp ở Đông Dương phải ra lệnh rút quân khỏi Cao Bằng theo đường số
4. Kế hoạch trên được thực hiện bằng một cuộc hành quân kép.
+ Một mặt, địch cho binh đoàn từ Thất Khê do Lơ Pa giơ chỉ huy lên chiếm lại
Đông Khê để đón binh đoàn từ Cao Bằng do Sác tông chỉ huy kéo về.
+ Mặt khác, chúng huy động hầu hết lực lượng dự bị chiến lược ở Bắc Bộ mở
chiến dịch mang tên Phô cơ đánh chiếm thị xã Thái Nguyên, hi vọng thu hút chủ
lực của ta ở mặt trận biên giới để đỡ đòn cho đồng bọn và trấn an dư luận trước
việc thất thủ Đông Khê.
- Nắm được ý đồ của địch, quán triệt phương châm “đánh điểm diệt viện”, trên
mặt trận Biên giới, bộ đội ta kiên nhẫn, mai phục chờ đánh quân tiếp viện.
- Sau một thời gian chuản bị, ngày 30-9-1950, địch cho binh đoàn Lơ pa giơ tiến
lên Đông Khê, binh đoàn của Sác tông ở Cao Bằng cũng bắt đầu rút về. Bộ chỉ
huy mặt trận chủ trương tập trung lực lượng, tiêu diệt từng cánh quân địch. Trải
qua 8 ngày chiến đấu ác liệt tại khu vực núi Cốc Xá và khu đồi 477 ở phía tây
Đông Khe, bằng chiến thuật vận động chiến, quân ta tiêu diệt và bắt gọn hai
binh đoàn địch gồm 7 tiểu đoàn. Ngày 8-10: địch cho một tiểu đoàn do Đờ la
24
Bôm chỉ huy kéo lên định ứng cứu cho Lơ Pa giơ và Sác tông cũng bị đánh tan.
Kế hoạch rút quân của địch hoàn toàn sụp đổ.
Liên tiếp từ ngày 10 đến ngày 23-10, địch lần lượt rút khỏi các vị trí: Thất Khê,
Na Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn, Lộc Bình, Đình Lập, An Châu. Trong quá trình
rút chạy, địch bị quân ta truy kích, tiêu diệt thêm một phần lực lượng.
- Phối hợp với mặt trận Biên giới, trên các chiến trường khác quân ta tích cực
đẩy mạnh các hoạt động tiến công địch.
+ Tại mặt trận Tây Bắc quân và dân ta hoàn thành nhiệm vụ đánh nghi binh, vừa
tiêu diệt và buộc địch.
+ Tại Việt Bắc cuộc tấn công lên Thái Nguyên của 6 tiểu đoàn địch đã bị quân
và dân ta đập tan. Ngày 11-10 quân Pháp buộc phải rút khỏi thị xã Thái Nguyên.
+ Ở chiến trường Bắc Bộ quân ta đánh mạnh, tiêu diệt 700 địch, buộc chúng
phải rút 44 vị trí trong đó có thị xã Hòa Bình.
+ Ở Bình Trị Thiên, quân ta mở chiến dịch Phan Đình Phùng, đột nhập thị xã
Quảng Trị, đánh mìn trên đoạn đường Huế - Đà Nẵng ngăn không cho chúng
đưa quân ra Bắc Bộ.
Khi dạy mục II.1 Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954,
bài 20, giáo viên sử dụng lược đồ hình thái chiến trường Đông Xuân 19531954 để tường thuật diễn biến các cuộc tiến công chiến lược trong Đông Xuân
1953 – 1954
Lược đồ hình thái chiến trường Đông Xuân 1953 -1954
- Tháng 12/1953, quân ta mở chiến dịch Tây Bắc, giải phóng toàn bộ thị xã
Lai Châu. Nava phải điều quân lên tập trung tại Điện Biên Phủ.
25