Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

BÁO CÁO PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.84 KB, 29 trang )

LỚP TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP K17B
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

ÁO CÁO PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN F


PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

BÁO CÁO PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ
PHẦN FPT
GIẢNG VIÊN

: Ths LÊ THỊ PHƯƠNG VY

NHÓM THỰC HIỆN

: TRẦN HOÀNG LINH
TRƯƠNG THỊ THU HẰNG
BÙI THỊ THÙY NGA
NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN
TRẦN THỊ BẢO NGỌC
NGUYỄN VÂN KHÁNH QUỲNH

TPHCM, NGÀY 23 THÁNG 04 NĂM 2016


MỤC LỤC



Lời nói đầu
Công ty cổ phần FPT Thành lập ngày 13/09/1988, với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là CNTT
và Viễn thông, FPT đã cung cấp dịch vụ tới 63/63 tỉnh thành tại Việt Nam và không ngừng
mở rộng hoạt động trên thị trường toàn cầu với sự hiện diện tại 19 quốc gia. Bài phân tích
này sẽ sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích cơ bản trên cơ sở các dữ liệu thu thập được
nhằm mục đích phân tích triển vọng cũng như tình hình tài chính của công ty FPT qua các
năm từ 2011 đến 2015.
Giới hạn phân tích
Toàn bộ bài phân tích chủ yếu sử dụng kĩ thuật phân tích xu hướng và so sánh trung bình
ngành, không sử dụng phương pháp phân tích so sánh với đối thủ vì hiện tại niêm yết trên
sàn chứng khoán không có công ty nào đáp ứng các tiêu chuẩn so sánh về lĩnh vực , qui mô ,
thời gian hoạt động. Công ty FPT hiện là công ty công nghệ đa ngành duy nhất và lớn nhất
Việt Nam hiện nay niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán . Các công ty công nghệ khác
đang niêm yết đều là công ty có quy mô nhỏ , chỉ kinh doanh một trong những lĩnh vực hiện
có của FPT .
Do giới hạn về thời gian và dữ liệu , bài viết không cố gắng phân tích toàn bộ nội dung liên
quan đến phân tích tài chính mà chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản và phù hợp với giới
hạn dữ liệu từ các BCTC
Phương pháp phân tích Doupont được sử dụng đối với phân tích ROA, ROCE
Các căn cứ phân tích
Toàn bộ bài phân tích sử dụng báo cáo tài chính đã kiểm toán từ năm 2011-> 2015 và các
báo cáo , tài liệu được công bố từ trang chủ của Công ty FPT : />Ngoài ra bài viết còn sử dụng các số liệu thống kê về kinh tế vĩ mô , ngành từ các báo cáo
phân tích thu thập từ các công ty chứng khoán như Vietcombank Securities , Công ty cổ
phần chứng khoán BIDV,..
Căn cứ so sánh là dữ liệu ngành và các công ty cùng ngành được thu thập từ trang



1. Giới thiệu công ty
1.1. Lịch sử


1988
Ngày 13/9/1988, Viện trưởng Viên Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia đã ký quyết định
thành lập Công ty Công nghệ Thực phẩm (tên gọi đầu tiên của FPT) và giao cho ông
Trương Gia Bình làm Giám đốc khởi đầu với 13 nhà khoa học
1990
Hợp đồng cung cấp máy tính cho Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô năm 1989 đặt nền
móng cho hướng kinh doanh tin học của FPT.
Tháng 10/1990, công ty đổi tên thành Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ (tên viết
tắt là FPT). Hợp đồng phần mềm thương mại đầu tiên của FPT được ký vào cuối năm
1990. Đó là hệ thống đặt vé giữ chỗ cho Phòng vé của Hàng không Việt Nam. Sau
ngành hàng không, FPT lần lượt tham gia vào các dự án tin học hóa hầu hết các bộ
ngành trọng điểm của Việt Nam như ngành ngân hàng, tài chính công, viễn thông, điện
lực…
1994
FPT tham gia vào hoạt động cung cấp máy tính và nhanh chóng trở thành một trong
những nhà cung cấp lớn trên thị trường Việt Nam
1997
Việt Nam kết nối hạ tầng với mạng Internet toàn cầu và FPT được lựa chọn là nhà cung
cấp thiết bị, đồng thời là Nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP)
1999
Khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và các biến động kinh tế Việt Nam trong giai
đoạn 1997 – 1998 đã đặt các công ty chuyên kinh doanh thiết bị, sản phẩm nhập khẩu
như FPT vào tình thế bất lợi. 1998, FPT hoạch định chiến lược 10 năm, lấy xuất khẩu
phần mềm làm mũi nhọn vươn ra thị trường thế giới
2000
FPT đã trở thành công ty tin học đầu tiên của Đông Nam Á được cấp chứng nhận ISO
9001:1994. Năm 2004, FPT là công ty Việt Nam đầu tiên nhận chứng chỉ CMM 5
(Capability Maturity Model) - mức cao nhất đánh giá năng lực quy trình sản xuất trong
một tổ chức phát triển phần mềm - do Viện Công nghệ phần mềm Mỹ (SEI) cấp.

2001
Ngày 26/02/2001, FPT đã cho ra đời VnExpress - một trong những tờ báo điện tử đầu
tiên của Việt Nam.
2006


FPT liên kết với Aptech, Tập đoàn Giáo dục và Đào tạo CNTT uy tín thế giới, thành lập
02 trung tâm Đào tạo Lập trình viên quốc tế FPT Aptech đầu tiên tại Hà Nội và
Tp.HCM.
Tháng 09/2006, Đại học FPT ra đời và cũng là trường đại học đầu tiên của doanh
nghiệp được cấp giấy phép hoạt động
Ngày 13/12/2006, cổ phiếu FPT chính thức tham gia giao dịch tại Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán TP HCM .FPT là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực CNTT niêm yết và
ngay lập tức trở thành cổ phiếu lớn (bluechip) trên thị trường chứng khoán
2012
Tháng 2/2012, FPT quyết định đầu tư mở rộng chuỗi bán lẻ FPT
Ra mắt vào tháng 3 năm 2012, với mô hình B2B2C (business-to-business-to-consumer),
Sendo.vn của FPT là sàn thương mại điện tử đầu tiên kết hợp với các nhà cung cấp
logistic và ngân hàng
2014
Tháng 6/2014, FPT hoàn tất thương vụ M&A đầu tiên thông qua việc mua công ty
RWE IT Slovakia, đơn vị thành viên của RWE, tập đoàn năng lượng hàng đầu châu
Âu . Thương vụ này mang về cho FPT bản hợp đồng nhiều chục triệu USD với RWE và
bổ sung thêm một lĩnh vực đặc thù mới là hạ tầng công ích trong danh mục các lĩnh vực
có khả năng cung ứng dịch vụ phần mềm của FPT. FPT có thể cùng lúc sử dụng cả
nguồn lực trong nước (offshore) và tại nước ngoài (nearshore) để cung cấp dịch cho
khách hàng (bestshore)
 FPT có lịch sử lâu đời và là một tập đoàn đa ngành với viễn thông và phần mềm là hai lĩnh vực

kinh doanh cốt lõi.

 FPT là doanh nghiệp hàng đầu trong cung cấp giải pháp công nghệ thông tin cho hạ tầng và

các chương trình tin học hóa quốc gia.
 FPT là không những đi đầu thị trường trong nước trong lĩnh vực công nghệ mà đã và đang
vươn ra mạnh mẽ thị trường thế giới


1.2. Cơ cấu tổ chức

FPT hiện có 9 Công ty thành viên
CÔNG NGHỆ

Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System)
Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software)

VIỄN THÔNG

Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom)
Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online)

PHÂN PHỐI
& BÁN LẺ

Công ty Cổ phần Thương mại FPT (FPT Trading)
Công ty Cổ phần Bán lẻ FPT (FPT Retail)

GIÁO DỤC &

Công ty TNHH Giáo dục FPT (FPT Education)


KHÁC

Công ty Đầu tư FPT (FPT Investment)
Công ty TNHH truyền thông giải trí FPT

2 Công ty liên kết:



Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Securities)
Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư FPT (FPT Capital)

FPT Software tại nước ngoài






Công ty TNHH Phần mềm FPT Malaysia tại Kuala Lumpur, Malaysia
Công ty Phần mềm FPT Software Europe tại Paris, Pháp
Công ty TNHH Phần mềm FPT Australasia (FPT Australasia Pty Ltd) đặt tại New South
Wales
Công ty TNHH Phần mềm FPT USA (FPT USA Corp Ltd) đặt tại San Mateo,
California.
Công ty Phần mềm FPT Software Japan tại Tokyo, Osaka, Nagoya.

Trung tâm FPT



Phòng nghiên cứu không gian FSpace thuộc Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT


2. Phân tích ngành
2.1. Phân tích vĩ mô

Về triển vọng kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh còn nhiều rủi ro và bất ổn, Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF) dự báo tăng trưởng GDP của nền kinh tế thế giới năm 2016 sẽ đạt mức 3,6%, cao hơn so
với mức tăng trưởng 3,3% của năm 2015.
Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhờ môi trường đầu tư và tự do hóa thương mại
quốc tế thông qua việc ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tham gia Cộng
đồng kinh tế Asean (AEC). Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc giá dầu thế giới giảm mạnh, kinh tế
Trung Quốc giảm tốc và sự thâm hụt ngân sách Nhà nước, cạnh tranh của doanh nghiệp nước
ngoài khi hội nhập,… đặt ra những thách thức lớn cho các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Việt
Nam.
2.1.1.Kinh tế

Tốc độ tăng trưởng
Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2015 có những điểm sáng hơn so với 2014 với GDP
tăng 6,68%, mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm gần đây .Về triển vọng kinh tế Việt
Nam, Quốc hội cũng đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2016 đạt 6,7% so với
năm 2015 là 6,68%.
Lãi suất
Lãi suất được duy trì ở mức tương đối thấp giúp kích thích đầu tư và tiêu dùng. Tuy
nhiên,lãi suất có thể chịu áp lực tăng trong năm 2016 bởi Ngân hàng Nhà nước đã
đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là từ 18 - 20% để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chính sách tiền tệ và tỷ giá
Việc đồng Việt Nam giảm giá hơn 5% so với đô la Mỹ - mức tương đối cao so với
trung bình các năm gần đây - cũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp. Sau
khi VN chính thức thiết lập tỷ giá tham chiếu hằng ngày thì việc kiểm soát VND,

kiểm soát tỷ giá được thuận lợi hơn. Cách thức điều hành mới cho phép tỷ giá biến
động linh hoạt hàng ngày theo diễn biến cung cầu ngoại tệ trong nước, biến động
trên thị trường thế giới, nhưng vẫn đảm bảo vai trò quản lý của nhà điều hành theo
định hướng điều hành chính sách tiền tệ. Theo đó, hiện tại và tương lai, tỷ giá tại VN
sẽ không có biến động nhiều ,trừ trường hợp trên thế giới hoặc những quốc gia có
tầm ảnh hưởng mạnh có biến động. Chẳng hạn, nền kinh tế Trung Quốc khủng
hoảng, FED tăng/giảm lãi suất...).
Lạm phát
Lạm phát thấp kỉ lục với chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,6% trong năm 2015. Mục
tiêu của Nhà nước ta là điều hành chính sách tiền tệ sao cho kiềm chế lạm phát theo
hướng lạm phát mục tiêu. Trong những năm gần đây, NHNN đã kiểm soát tốt lạm
phát do kiểm soát tốt cung tiền.
Thuế
Song song với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp CNTT đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2025”, Việt Nam đang triển khai một số chính sách nhằm đưa Công
nghệ thông tin (CNTT) trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững.
Rất nhiều chính sách thuế ưu đãi dành cho doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT được


đề xuất, xem xét và áp dụng nhằm tạo động lực cho ngành CNTT phát triển . Chẳng
hạn :








Được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời hạn

15 năm (tối đa là 30 năm đối với những doanh nghiệp thành lập mới từ dự án
đầu tư thuộc lĩnh vực CNTT có quy mô lớn cần đặc biệt thu hút đầu tư)
Miễn thuế 4 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% cho 9 năm
tiếp theo
Miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị đối với những sản phẩm chưa sản xuất tại
Việt Nam khi thành lập doanh nghiệp
Máy móc thiết bị tạm nhập để thực hiện dự án sau đó tái xuất mới được miễn
thuế VAT và thuế nhập khẩu
Thuế VAT cho sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm được tiêu thụ tại
Việt Nam là 0%.
Các sản phẩm phần mềm xuất khẩu được hưởng thuế xuất khẩu và nhập khẩu
là 0%

2.1.2.Chính trị

Luật Pháp
Hành lang pháp lý cho sự phát triển thị trường khoa học - công nghệ về cơ bản đã
được tạo lập (Bộ Luật hình sự năm 1999 với các điều khoản liên quan đến các tội
phạm về làm hàng giả, việc vi phạm quyền sở hữu công nghiệp; Luật khoa học công nghệ năm 2000; Luật sở hữu trí tuệ 2005; Bộ Luật dân sự năm 2005).
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung vẫn còn nhiều bất cập. Việc
ban hành các văn bản dưới luật còn chậm, có những văn bản dưới luật còn chồng
chéo. Do nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh, nhiều nhân tố mới xuất hiện, pháp luật
không được điều chỉnh kịp thời dẫn đến một số văn bản pháp luật lạc hậu, không khả
thi. Tính chuyên nghiệp trong việc xây dựng pháp luật còn yếu nên tính ổn định của
các đạo luật chưa cao. Tình trạng vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn
khá phổ biến
Chính Phủ
Thực tế cho thấy Chính phủ đã đề ra nhiều chương trình, Nghị quyết về việc phát
triển ngành công nghệ cao, ví dụ như: Chương trình quốc gia phát triển công nghệ
cao đến năm 2020: Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công

nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm v.v... => Nhà nước ta nhận thức được vai trì của công nghê khoa học
trong việc phát triển kinh tế - xã hội nên tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho việc phát
triển cũng như kinh doanh CNTT. Đó cũng là lý do tại sao nhiều năm gần đây, các
trường chuyên đào tạo về ngành CNTT mọc lên, các Khoa/Ngành CNTT ở các
trường ĐH thu hút nhiều sinh viên theo học.
2.1.3.Xã hội

Thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam – VNNIC cho biết tính đến tháng 4/2012, cả
nước đã có 35,33% dân số sử dụng Internet . Bộ trưởng Bộ TT&TT đã phê duyệt Quy hoạch
Phát triển nhân lực ngành TT&TT giai đoạn 2011 – 2020, trong đó đã đặt ra mục tiêu 50%
dân số sử dụng Internet vào năm 2015 , 70% giai đoạn 2016-2020 . Theo thống kê của
VietnamWorks, trong 3 năm vừa qua, số lượng công việc ngành CNTT – Phần Mềm đã tăng


trung bình 47%/ năm. Tuy nhiên, số lượng nhân sự ngành này chỉ tăng ở mức trung bình
8%.
Việt Nam có tỷ lệ 90% dân số trẻ đang và sắp trong độ tuổi lao động,.Đối tượng sử dụng
internet nhiều nhất là nhóm dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ 77% và hiện tại nhóm này đang chiếm
phần lớn dân số Việt Nam.Ngoài ra, thị trường vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng do tỷ lệ
sử dụng máy tính ở Việt Nam vẫn ở mức thấp.

2.1.4.Công nghệ
• Theo báo cáo về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2015, Việt Nam tăng 19 bậc










trên bảng xếp hạng và đứng thứ 52 trên tổng số 141 nền kinh tế. Trong khu vực Đông
Nam Á, Việt Nam xếp thứ 3, sau Singapore và Malaysia .
Theo báo cáo đánh giá chỉ số phát triển xã hội thông tin (Measuring the Information
Society Report) của ITU vừa được công bố ngày 30/11/2015 thì chỉ số phát triển công
nghệ thông tin - truyền thông (ICT Development Index - IDI) của Việt Nam đạt 4,28
điểm, xếp thứ 17/32 quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương và 102/167 quốc gia
trên thế giới.
Quỹ đổi mới Khoa học Công nghệ Quốc gia chính thức ra mắt 8/1/2015. Mục đích hoạt
động của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia là nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của
các doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy thương mại hóa các ý tưởng sáng tạo thành các
sản phẩm mới, dịch vụ mới.
Hiện nay, các sản phẩm khoa học công nghệ Việt Nam, dù đã được cải tiến và đổi mới
nhiều, song phần lớn vẫn sử dụng những công nghệ cũ, lạc hậu. Việc đổi mới công nghệ
so với mặt bằng chung vẫn còn chậm. Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn,
việc đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới công nghệ bị hạn chế khiến cho các sản phẩm
khoa học và công nghệ vẫn bị tụt hậu so với thế giới, làm giảm năng lực cạnh tranh
trong lĩnh vực này.
Theo báo cáo năm 2015 do Tholons, tổ chức quốc tế hàng đầu chuyên tư vấn đánh giá
xếp hạng về gia công phần mềm, TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đều lọt vào Top 100 địa
điểm hấp dẫn hàng đầu về gia công công nghệ thông tin (ITO). Đồng thời, theo báo cáo
mới nhất của Cushman & Wakefield (C&W) năm 2015, Việt Nam lần đầu tiên đạt vị trí
số một trong các điểm đến hấp dẫn về dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp (BPO)
trên toàn thế giới.

2.2. Triển vọng ngành

Theo dự báo của NASSCOM, nhu cầu phần mềm thế giới sẽ tăng trưởng từ 15-20% trong giai

đoạn 2016-2020. Thị trường gia công phần mềm Việt Nam đang ngày càng trở nên hấp dẫn.
Nhu cầu gia công phần mềm ở thị trường Việt Nam được dự báo tăng trưởng nhanh hơn các
nước trong khu vực và tăng trưởng tốt trong thời gian tới.

Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn là một trong số những quốc gia chủ yếu cung cấp
dịch vụ thuê ngoài các dịch vụ CNTT, có thể thay thế Trung Quốc, Ấn Độ trong hoạt động dịch
vụ này.Sức mạnh cạnh tranh của thị trường gia công phần mềm Việt Nam đến từ giá nhân công
rẻ và tỷ lệ nhảy việc thấp


Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam mới chỉ ở phân lớp 1 trên chuỗi giá trị
phần mềm. Để đi lên các phân lớp trên, doanh nghiệp Việt Nam phải cải thiện trình độ kỹ
thuật, năng lực sáng tạo, năng lực tổ chức và khả năng về vốn.

Các thị trường XK phần mềm lớn kỳ vọng tăng trưởng tốt

SMAC (Social-Mobile-Analytics-Cloud) sẽ là xu hướng công nghệ thế giới trong thập kỷ tới.
NASSCOM dự báo thị trường công nghệ SMAC toàn cầu sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình
30%/năm và đạt khoảng 1.000 tỷ USD vào năm 2020. Cơ hội cho các doanh nghiệp CNTT
Việt Nam với vai trò cung cấp dịch vụ dịch chuyển từ platform cũ sang SMAC. Cho phép khai
thác nhiều hơn những dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) trên nền tảng công nghệ mới này.Việt Nam
xếp thứ 14 trên tổng số 47 quốc gia Châu Á được khảo sát về độ sẵn sàng đối với công nghệ
Cloud.

Nghị định mới được ban hành giúp tăng giải ngân đầu tư vào CNTT ở các đơn vị có vốn nhà
nước . Tăng giải ngân đầu tư cho công nghệ của các khách hàng truyền thống như Thuế, Ngân
hàng, dịch vụ tài chính… Chính phủ cũng bắt đầu chú trọng và tăng cường đầu tư vào CNTT
trong hạ tầng giao thông (ITS)

Đến hết tháng 9/2015, tổng băng thông kết nối internet trong nước đạt trên 900Gbps, kết nối

quốc tế đạt 1.400 Gbps. Tổng số thuê bao internet băng rộng hiện tại đạt 7,6 triệu, tăng mạnh
trong giai đoạn 2006- 2010 (tăng trưởng trung bình 42%), giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng
trung bình 15%.Thế chân vạc với 3 nhà mạng chiếm lĩnh thị trường tạo sự cạnh tranh lành
mạnh, bền vững, giữ cho giá cước ổn định

Tuy nhiên tăng trưởng đang có xu hướng chậm lại , Theo dự báo của BMI, tăng trưởng của
internet băng thông rộng sẽ chậm lại trong giai đoạn 2016-2019 (CAGR = 3%) và đạt gần 8
triệu thuê bao trong năm 2019

2.3. Năm áp lực cạnh tranh
2.3.1.Cạnh tranh nội ngành

Cạnh tranh nội bộ giữa các doanh nghiệp Việt Nam






CNTT Việt Nam là thị trường phát triển nhanh nhưng tự phát, thiếu định
hướng và thiếu sự chuẩn bị cho nên quy mô nhỏ và năng suất thấp
Doanh nghiệp cạnh tranh với nhau gay gắt về chất lượng, giá cả, hình thức để
có thể thu hút được khách hàng.
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước còn chưa lành mạnh

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài


Khả năng cạnh tranh ngành công nghệ thông tin của Việt Nam đứng thứ
61/64 quốc gia - nền kinh tế được xếp hạng, khi điểm số của Việt Nam cho

các nhóm chỉ tiêu đều đứng ở khu vực gần cuối
 Áp lực cạnh tranh ngành : cao
2.3.2.Đối thủ tiềm năng

Công nghiệp phần mềm là ngành kinh tế tri thức, công nghệ cao, có giá trị gia tăng
lớn, tạo ra giá trị xuất khẩu cao
Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam khi gia nhập ngành sẽ được Chính phủ tạo
mọi điều kiện để phát triển góp phần đưa công nghiệp Việt Nam phát triển sánh
ngang với các cường quốc trên thế giới trong tương lai
 Rào cản gia nhập ngành khá cao đối với phân khúc Phần cứng và tương đối

thấp đối với Phân khúc Phần mềm và Nội dung số
2.3.3.Nhà cung ứng

Thị trường VN chưa hoàn thiện, thiết bị, hạ tầng công nghệ phải nhập từ nước ngoài
vì các cty ở VN chưa sản xuất được hoặc có thể sản xuất được nhưng chất lượng
chưa được theo yêu cầu đặt ra.
Nguồn cung cấp chính cho các doanh nghiệp công nghệ chính là nguồn nhân lực.
Chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT
mấy năm qua đã bắt đầu phát huy tác dụng. CNTT là một trong số các ngành được
mở ở nhiều trường đại học nhất hiện nay. Tuy nhiên để đào tạo ra nguồn nhân lực
CNTT vừa có trình độ cao vừa thành thạo ngoại ngữ và am hiểu sâu về tình hình
thực tế là một vấn đề đầy thách thức
 Áp lực từ nhà cung ứng : Cao
2.3.4.Khách hàng

Áp lực cạnh tranh từ các khách hàng cá nhân đối với các sản phẩm CNTT là tương
đối thấp. Về phía các khách hàng tổ chức, các khách hàng này có thể đàm phán với
các công ty CNTT về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giá cả và các tiện ích đi kèm.
Tuy nhiên, chi phí cho cả một tổ chức khi chuyển đổi hệ thống thông tin sau khi đã

áp dụng lại khá cao.
 Nhìn chung áp lực cạnh tranh từ phía khách hàng đối với các công ty CNTT ở

mức độ trung bình.


2.3.5.Sản phẩm thay thế

Nhiều cộng đồng công nghệ được ra đời và ngày càng nhiều các sản phẩm công
nghệ miễn phí được cung cấp (Android OS , Kho ứng dụng miễn phí Playstore,
Linux , Lưu trữ dữ liệu trực tuyến , Mạng chia sẻ,…)
Tốc độ phát triển của ngành CNNT là cực kì nhanh chóng , do đó các sản phẩm công
nghệ dễ dàng trở nên lỗi thời và lạc hậu khi có sản phẩm mới được phát minh. (điện
thoại bàn phím bị thay thế bởi smartphone ,..)
Cho đến thời điểm hiện tại, các sản phẩm thuộc lĩnh vực CNTT như phần cứng, phần
mềm, nội dung số là các sản phẩm thiết yếu đối với nhiều ngành kinh tế xã hội, và
chưa có các sản phẩm thay thế. Tuy nhiên, ngành công nghiệp phần mềm đang phải
chịu sự cạnh tranh không lành mạnh từ các phần mềm không có bản quyền
 Do đó áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế là thấp
2.4. Phân tích SWOT
2.4.1.Điểm mạnh
• Ở lĩnh vực Công nghệ, FPT có thị phần số 1 trong nước và uy tín tại các thị






trường lớn trên thế giới.
Chi phí nhân công cạnh tranh so với các nước trong khu vực.

Đội ngũ lập trình viên, kỹ sư công nghệ lớn và có trình độ. Trung tâm đào tạo
Aptech và trường Đại học công nghệ FPT cung cấp nguồn nhân lực có trình độ
cao cho tập đoàn đảm bảo sự phát triển bền vững cho FPT
Công ty chiếm thị phần số 2 ở lĩnh vực cung cấp Internet băng thông rộng.
Nhà phân phối & bán lẻ các thiết bị công nghệ và điện thoại di động số 1 tại Việt
Nam.

2.4.2.Điểm yếu
• Đội ngũ chuyên gia giỏi về quản trị dự án, thiết kế giải pháp, tiếp thị, đảm bảo

chất lượng sản phẩm còn thiếu.


Môi trường phát triển doanh nghiệp: Việt Nam được xếp đứng đầu danh sách
trong các nước vi phạm bản quyền (BSA, 2002). Vị trí này tạo ra một hình ảnh
rất không tốt cho công nghiệp phần mềm Việt Nam trong con mắt của các nhà
đầu tư nước ngoài. Hệ thống luật về các nguyên tắc, thực thi hợp đồng của Việt
Nam chưa chặt chẽ và tường minh



Hệ thống bán lẻ bắt đầu muộn hơn so với các đối thủ bán lẻ khác



Tham gia hoạt động trong nhiều lĩnh vực làm phân tán nguồn lực, giảm khả năng
cạnh tranh của tập đoàn trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.

2.4.3.Cơ hội



Ngành CNTT và viễn thông của Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển
nhanh với rất nhiều tiềm năng to lớn .
o Xu hướng phát triển mạnh mẽ các nền tảng công nghệ mới , thương mại
điện tử .


Xu hướng hiện đại hóa hoạt động của doanh nghiệp và Chính phủ để tăng
hiệu quả và tiết kiệm chi phí vì thế nhu cầu phần mềm và các dịch vụ ERP,
tích hợp hệ thống… không ngừng gia tăng
Sự hỗ trợ của nhà nước: Chính phủ Việt Nam rất chú trọng phát triển công
nghiệp phần mềm: chính sách ưu đãi về thuế, thuê đất, cơ sở hạ tầng, chính sách
đào tạo, hỗ trợ nguồn nhân lực phần mềm
Sự ổn định về an ninh chính trị
Tại các thị trường CNTT lớn của thế giới như Mỹ, Bắc Âu và Nhật Bản xu thế sử
dụng nhân lực từ nhà cung cấp nước ngoài để gia công phần mềm đang tăng
mạnh
Xu hướng hội nhập (AEC, TPP) mở ra một thị trường quốc tế rộng lớn cho
doanh nghiệp Việt Nam
o








2.4.4.Thách Thức
• Cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế và trong nước , đặc biệt trong bối cảnh






hội nhập
Trình độ lực lượng lao động đầu vào hiện nay còn thấp
Công nghệ thông tin là một ngành có tốc độ phát triển rất nhanh, vòng đời công
nghệ ngắn, cần chi phí đầu tư lớn cho việc đào tạo cập nhật công nghệ,
marketing tìm kiếm mở rộng thị trường. Trong khi đó ngành CNTT Việt Nam lại
còn rất non trẻ, yếu về nguồn lực, thiếu về kinh nghiệm
Trong nội dung của Hiệp định TPP, người lao động được tự do hoá trong các
nước tham gia Hiệp định. Theo đó, việc chảy máu chất xám sẽ ngày càng gia
tăng. Nếu các công ty ở VN không có chế độ đãi ngộ tốt (trong đó có FPT), số
lượng lớn lao động có thực lực sẽ đi tìm môi trường tốt hơn ở ngoài lãnh thổ VN.

3. Phân tích công ty
3.1. Vị thế
• TOP 100 Nhà cung cấp Dịch vụ ủy thác toàn cầu
• 10.617 kỹ sư, lập trình viên, chuyên gia công nghệ
• 8.000 dự án ủy thác dịch vụ phần mềm (software outsourcing projects) với 3,2 triệu ngày




công (man-days)
100 giải pháp phần mềm được cấp bản quyền trong các lĩnh vực chuyên biệt như: Chính
phủ, Tài chính công, Ngân hàng - Tài chính, Giáo dục, Y tế, Giao thông
Đối tác quan trọng về Cloud của Amazon Web Services và Microsoft Nhật Bản
Cung cấp dịch vụ/sản phẩm cho gần 400 khách hàng là các tập đoàn lớn trong các lĩnh

vực: Công nghiệp ô tô, Năng lượng, Phân phối, Giải trí truyền hình, Tài chính - Ngân hàng
- Bảo hiểm.

3.1.1.Lĩnh Vực Tích Hợp Hệ Thống
• Số 1 tại Việt Nam cả về doanh thu và quy mô nhân lực
• Sở hữu hơn 2.000 chứng chỉ công nghệ quốc tế được cấp bởi các đối tác CNTT


hàng đầu thế giới
Một số sản phẩm, giải pháp đã giành được thứ hạng cao tại các giải thưởng quốc
tế như: Giải nhì Giải thưởng CNTT-TT khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
(APICTA AWARDS 2014); Giải thưởng Global Telecoms Business Innovation





Awards 2014; Giải Nhất eAsia Awards 2013; Giải Vàng và Giải Bạc Giải thưởng
Công nghệ Thông tin và Truyền thông ASEAN ICT 2012
Nhà tích hợp hệ thống xuất sắc của Oracle
Triển khai hầu hết những hệ thống CNTT tổng thể cho các lĩnh vực xương sống
của nền kinh tế.

3.1.2.Lĩnh Vực Dịch Vụ CNTT
• Số 1 tại Việt Nam về cung cấp dịch vụ CNTT
• Mạng lưới trung tâm dịch vụ phủ kín lãnh thổ Việt Nam
• Bảo hành, bảo trì hơn 50% máy ATM và POS tại Việt Nam
• Đối tác cấp cao nhất của: Cisco, IBM, Microsoft, SAP, Symantec.
3.1.3.Lĩnh Vực Dịch Vụ Viễn Thông
• Số 2 tại thị trường Việt Nam về dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định










(Nguồn: Sách trắng CNTT – TT Việt Nam do Bộ TTTT phát hành năm 2014)
Doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên được cấp Giấy phép Cung cấp Dịch vụ Viễn
thông tại Myanmar
Hạ tầng internet phủ rộng tới 59/63 tỉnh thành, số lượng thuê bao cáp quang
chiếm 66% tổng số thuê bao
Doanh nghiệp tiên phong triển khai giao thức mạng IPv6 và đã triển khai thành
công kết nối IPv6 với các đối tác quốc tế như Google, NTT, Singtel, PCCW...
Sở hữu hạ tầng viễn thông lớn với tổng chiều dài trên 9.200 km bao gồm tuyến
đường trục Bắc - Nam; tuyến đường trục Tây Nguyên; tuyến đường trục kết nối
quốc tế với Trung quốc, Campuchia, Lào và các tuyến trục liên tỉnh kết nối 59
tỉnh thành trên toàn quốc
Là thành viên của Tuyến cáp quang biển Cổng kết nối châu Á - Mỹ (Asia American Gateway), Tuyến cáp quang biển Cổng kết nối châu Á - Thái Bình
Dương (Asia - Pacific Gateway) và Tuyến cáp quang biển kết nối Châu Á - Châu
Phi - Châu Âu (Asia -Africa - Europe 1). Đưa vào hoạt động 2 cổng kết nối tại
Mỹ và Singapore
04 trung tâm dữ liệu trên toàn quốc.

3.1.4.Lĩnh Vực Nội Dung Số
• Số 1 về dịch vụ quảng cáo trực tuyến
• Báo tiếng Việt có nhiều người đọc nhất với tổng lượt truy cập năm 2015 là 13,5


tỷ
3.1.5.Lĩnh Vực Phân Phối Sản Phẩm Công Nghệ
• Số 1 tại Việt Nam với 21,4% thị phần (Điện thoại di động) và 27,4% (Thiết bị




CNTT)
Nhà phân phối của trên 30 đối tác công nghệ lớn
1.500 đại lý phân phối tại 63/63 tỉnh thành;
Hệ thống kho bãi tại 04 tỉnh thành lớn là Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ
và các kho nhỏ tại hệ thống thành phố vệ tinh như Nghệ An, Hải Phòng,…được
quản lý trực tuyến cho phép cập nhật, báo cáo doanh số theo thời gian thực.

3.1.6.Lĩnh Vực Bán Lẻ Sản Phẩm Công Nghệ
• Nằm trong Top 10 nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam 2015 252 cửa hàng FPT Shop

tại 63/63 tỉnh thành (tính đến ngày 31/12/2015)







Chuỗi bán lẻ với đầy đủ mô hình cửa hàng theo tiêu chuẩn của Apple bao gồm:
cấp 1 là APR (Apple Premium Reseller), cấp 2 AAR (Apple Authorised Reseller)
và CES (Consumer Electronic Stores) với thương hiệu F.Studio tại Hà Nội,
Tp.HCM và Đà Nẵng
Là một trong 2 nhà bán lẻ Việt Nam được quyền nhập khẩu trực tiếp sản phẩm

của Apple
Là đại lý xuất sắc nhất Việt Nam của Acer và Dell.

3.1.7.Lĩnh Vực Giáo Dục
• Trường ĐH đầu tiên của Việt Nam được QS, tổ chức xếp hạng ĐH uy tín hàng




đầu Thế giới, xếp hạng 3 sao trong 02 năm liên tiếp. Riêng trong năm 2015, 04
tiêu chí quan trọng gồm: đào tạo, việc làm, cơ sở vật chất, trách nhiệm xã hội của
ĐH FPT được QS đánh giá 5 sao
Đang đào tạo 17.900 sinh viên, học viên
Thành lập FUNiX, trường đại học trực tuyến đầu tiên của Việt Nam.


3.2. Năng lực công nghệ

3.3. Qui mô hoạt động

3.4. Thông tin vốn cổ phần

3.5. Chiến lược phát triển

Vươn tới tập đoàn toàn cầu
Mục tiêu



Doanh thu từ thị trường nước ngoài chiếm 30% vào năm 2020

Quốc tế hóa văn hóa FPT.

Hành động chiến lược





Triển khai cung cấp các sản phẩm/dịch vụ mới cho thị trường quốc tế
Triến khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế
Thực hiện các thương vụ mua bán sáp nhập tại nước ngoài
Phổ cập tiếng Anh trong toàn Tập đoàn.

Tiên phong trong thế giới số
Mục tiêu



Tiên phong trong thế giới số; xây dựng và tham gia vào hệ sinh thái công nghệ
toàn cầu
Tăng trưởng doanh thu từ các dịch vụ số hóa cho khách hàng bình quân trên
70%/năm.

Hành động chiến lược





Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ số;

Tiên phong trong thay đổi mô hình quản trị và kinh doanh theo Phương thức số
Đầu tư cho các startup công nghệ mới bổ sung cho hệ thống sinh thái của FPT
Người FPT tiên phong trong thế giới số.

Nâng cao đẳng cấp
Mục tiêu


FPT nằm trong danh sách Forbes Global 2000 vào năm 2020




Trở thành tổ chức học tập, nâng cao năng lực lãnh đạo.

Hành động chiến lược





Nâng cao đẳng cấp xếp hạng quốc tế của các lĩnh vực kinh doanh
Ký hợp đồng giá trị lớn, dài hạn; phát triển các giải pháp/dịch vụ trọn gói,
chuyên ngành và các giải/dịch vụ có giá trị gia tăng cao
Thực hiện các dự án “startup” chiến lược nhằm tạo sự tăng trưởng và đóng
góp đáng kể về doanh thu
Người FPT dành ít nhất 20 giờ/năm cho học tập nâng cao trình độ; Xây dựng
hệ thống tiêu chí nhằm đánh giá và nâng cao năng lực lãnh đạo.

Phát triển bền vững

Mục Tiêu




Tăng trưởng bền vững về doanh thu và lợi nhuận
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tham gia và đóng góp tích cực cho
các hoạt động vì cộng đồng
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng; Xanh hóa hoạt
động kinh doanh và lối sống.

Hành động chiến lược







Trích 5% lợi nhuận trước thuế cho R&D
Đánh giá, xếp hạng chuyên gia công nghệ
Đầu tư phát triển nguồn lực công nghệ: FPT đã xây dựng được những nền
tảng cần thiết thúc đẩy việc học hỏi, sáng tạo liên tục để tạo ra những giá trị
mới cho khách hàng
Thành lập quỹ FPT Venture – quỹ đầu tư mạo hiểm cho các dự
án khởi nghiệp
Tổ chức cuộc thi công nghệ S.M.A.C challenge

3.6. Thay đổi đáng chú ý trong năm 2016


Thoái vốn khỏi mảng bán lẻ và thương mại để tập trung cho mảng kinh doanh cốt lõi là công
nghệ và viễn thông . Khối phân phối và bán lẻ - khối có đóng góp nhiều nhất vào tổng doanh
thu toàn Tập đoàn - đang tiếp tục đà tăng trưởng. Chỉ sau 3 tháng đầu năm 2016, FPT Shop đã
hoàn thành trước kế hoạch mở rộng vùng phủ, với 300 cửa hàng và ước doanh thu, lợi nhuận
đạt 2.459 tỷ đồng và 43 tỷ đồng, tăng 36% về doanh thu và 51% về lợi nhuận so với quý
I/2015.
Kế hoạch năm 2016, lợi nhuận cả khối viễn thông và giáo dục đều dự kiến giảm so với năm
trước. Có nghĩa là, hai mảng này, đặc biệt là viễn thông, chưa thể sớm có bước đột phá trong
năm tới. FPT vẫn đang phải tập trung đầu tư cho hạ tầng viễn thông, chưa kể có thể sẽ phải nộp
quỹ viễn thông công ích, nên lợi nhuận không thể cao.
Tại Đại hội đồng cổ đông, ông Nguyễn Thế Phương cho biết, số tiền thoái vốn sẽ dành cho
mục tiêu M&A và tăng tỷ lệ sở hữu tại FPT Telecom. Hiện FPT đang chỉ nắm 45,64% cổ phần
tại FPT Telecom


FPT cũng đang tiếp tục tập trung vào xuất khẩu phần mềm, với việc cung cấp dịch vụ ủy thác
dịch vụ công nghệ thông tin và các dịch vụ trên nền công nghệ mới S.M.A.C và IoT. Đây là
mảng kinh doanh hứa hẹn nhiều đột phá những năm tới.
4. Phân tích kế toán

Phần này nhằm đánh giá chất lượng báo cáo tài chính , xem xét công tác lập báo cáo tài chính
phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp đến mức độ nào . Qua đó nhận dạng các biến
dạng kế toán nhằm có những điều chỉnh thích hợp khi thực hiện phân tích.
Các yếu tố được xem xét đến là :




Các nguyên tắc kế toán và yêu cầu cơ bản đối với kế toán
Ban quản trị và Ban kiểm soát

Kiểm toán

(*) Tham khảo thêm bản đánh giá , mục “(5)PHAN TICH KE TOAN” , file Datasheet.xlsx
đính kèm
4.1. Các nguyên tắc kế toán và yêu cầu cơ bản đối với kế toán

Các báo cáo tài chính được lập phải đảm bảo các nguyên tắc kế toán và các yêu cầu cơ bản
đối với kế toán
Kết quả phân tích :

4.2. Phân tích Ban quản trị và Ban kiểm soát

Ban quản trị chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp lí của các BCTC . Phần này xem xét
liệu rằng có tồn tại các yếu tố gây bóp méo BCTC từ Ban quản trị hay không
Các điều kiện cần kiểm tra :





Động cơ quản lý thu nhập
Danh tiếng quản lý và lịch sử
Mẫu hình nhất quán
Các cơ hội quản lý thu nhập

Đối với công ty FPT , báo cáo này chỉ xem xét hai yếu tố đầu tiên
Tiêu chí

Nội dung


Danh tiếng và lịch
sử ban quản trị

Trình độ ban quản lý
Lịch sử ban quản lý

Đánh giá

• Hầu hết thành viên hội đồng quản trị , ban kiềm
soát , ban điều hành công ty đều có trình độ
cao , đa phần là cử nhân , thạc sĩ , tiến sĩ được
đào tạo ở nước ngoài và có nhiều năm kinh
nghiệm gắn bó với FPT từ ngày mới thành lập.
• Lịch sử FPT cũng không có có các vụ tai tiếng
liên quan tới ban quản trị
• Không có các mối quan hệ họ hàng thân thích
trong các thành viên ban quản trị và ban kiểm
soát


Động cơ quản lý
thu nhập

Thành viên ban quản
trị sở hữu cổ phiếu
công ty

• Ngoài ra còn FPT còn giành được rất nhiều giải
thưởng danh giá về quản trị
Các cổ đông sáng lập sở hữu một lượng cổ phiếu

lớn của công ty
(tham khảo bảng dữ liệu đính kèm mục “(14)CO
PHAN BQT)”

4.3. Kiểm toán

Chất lượng BCTC thường được kiểm tra bởi các tổ chức kiểm toán độc lập . Các yếu tố
được xem xét trong bài phân tích đối với việc kiểm toán công ty :
Tiêu chí
Kiểm toán
độc lập

Nội dung
Đánh giá
• Đánh giá uy tín cty
Các báo cáo tài chính từ năm 2011-> 2015
được kiểm toán bởi Deloite – Công ty kiểm
kiểm toán
toán uy tín thuộc nhóm Big4
• Tính độc lập của cty
Các báo cáo kiểm toán đều cho thấy không có
kiểm toán
bất kì sự mập mờ hay sai phạm nào trong các
• Sự thay đổi công ty
BCTC
kiểm toán
Các báo cáo tài chính được công bố thường
• Báo cáo kiểm toán
xuyên hàng quý và đúng thời gian quy định
độc lập

(*)Phần này không xem xét kiểm toán nội bộ vì giới hạn thông tin có được.
5. Phân tích tỷ số
5.1. Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư

Phương pháp phân tích Doupont được sử dụng sẽ phân tích hiệu quả đầu tư cũng như hiệu quả
sử dụng tài sản của công ty FPT bắt đầu từ ROCE . Do công ty chỉ sử dụng vốn cổ phần thường
và nợ để tài trợ nên ROE = ROCE .
ROCE = Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu x Hiệu suất sử dụng tài sản x Đòn bẩy tài chính
Sơ đồ phân tích được trình bày trong file Datasheet.xlsx , mục “(6)PHAN TICH ROCE “
Qua các năm chúng ta nhận thấy một điều rằng ROCE liên tục giảm trong suốt 4 năm và có sự
gia tăng nhẹ năm 2015 . Đối với FPT , ROE = ROCE , và so sánh với các công ty khác, ngành
khác ở bảng dữ liệu ngành (mục (1)DU LIEU NGANH-5 năm ) thì chỉ số ROCE , ROA vẫn
đang ở mức rất cao.

Sự sụt giảm trong ROCE được lí giải bởi sự sụt giảm mạnh bởi tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA
vì đòn bẩy được gia tăng từ năm 2013 . Sự gia tăng của đòn bẩy, chủ yếu đến từ đòn bẩy tài
chính do đòn bẩy thu nhập giảm (nhưng thay đổi rất nhỏ ) , nghĩa là có sự gia tăng của rủi ro tài
chính của công ty. Như chúng ta cũng thấy , FPT gia tăng tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn của mình
từ năm 2013 . Tuy nhiên , đó cũng chính là cấu trúc vốn ở năm 2011 (trước khủng hoảng 2012) .
Có thể việc gia tăng nợ chỉ là sự điều chỉnh về cấu trúc vốn mục tiêu của doanh nghiệp sau sự
xáo trộn năm 2012 .


Tiếp theo chúng ta sẽ phân tích sự sụt giảm mạnh của ROA qua các năm. Quan sát cho thấy cả
TSSL lợi trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản đều giảm trong những năm qua . Lãi ròng
và doanh thu thuần đều tăng , tuy nhiên do tốc độ gia tăng chi phí nhanh làm cho TSSL trên
doanh thu giảm. Tuy nhiên , tỷ số này có dấu hiệu cải thiện nhẹ vào năm 2015

Căn cứ vào tỷ lệ tăng của từng khoản mục trong cấu trúc chi phí và doanh thu ta có 2 nhận xét
sau đây :




Chi phí bán hàng , chi phí tài chính là hai chi phí có mức gia tăng hàng năm rất cao nếu
so với sự tăng trưởng của tổng doanh thu
Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác giảm liên tục góp phần làm giảm tốc độ
tăng trưởng của tổng doanh thu, tuy không nhiều do tỷ trọng thấp trong tổng doanh thu.

Tiếp theo , chúng ta sẽ tiếp tục phân tích sự sụt giảm của hiệu suất sử dụng tài sản . Doanh thu
thuần và tổng tài sản bình quân đều gia tăng qua các năm (có sụt giảm nhẹ năm 2012) , sự sụt
giảm của hiệu suất sử dụng tài sản cho thấy tốc độ gia tăng của tài sản (21,07% năm 2015 )
nhanh hơn tốc độ gia tăng của doanh thu (16.28% năm 2015). Cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài
hạn đều gia tăng với tỉ lệ cao qua các năm trong đó đáng chú ý là :




TS ngắn hạn :
o Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
o Hàng tồn kho
o TS ngắn hạn khác
TS dài hạn
o Tài sản cố định

Đánh giá chung , tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư đang có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức rất
cao so với các công ty cùng ngành khác , trung bình ngành và các ngành khác . Sự sụt giảm có
thể phần nào thấy được qua báo cáo thường niên là do FPT đang đầu tư rất nhiều cho sự phát
triển trong tương lai , cả về nguồn lực và cơ sở hạ tầng .
Nhìn vào bảng dưới đây ta có thể thấy FPT tăng trưởng cao và ổn định ngay cả khi không cần
vay thêm nợ hay vay nợ nhưng duy trỉ cấu trúc vốn mục tiêu.


5.2. Khả năng sinh lời
5.2.1.Phân tích doanh thu

Nguồn doanh thu chủa yếu của FPT đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh , chiếm tới 98%

Trong đó , doanh thu chủ yếu đến từ lĩnh vực :
• Sản xuất , phân phối bán lẻ sản phẩm công nghệ
• Phát triển phần mềm
• Viễn thông


Doanh thu thuần tăng trưởng cao và ổn định qua các năm , chỉ sụt giảm nhẹ vào năm 2012 do
khủng hoảng kinh tế .

Doanh thu mảng viễn thông, phát triển phầm mềm và bán lẻ vẫn phát triển mạnh trong khi
mảng nội dung số và tích hợp hệ thống đang có sự sụt giảm .
Sự gia tăng của tổng hàng tồn kho cuối kì tương ứng cùng chiều với doanh thu , tốc độ tăng
hàng tồn kho là khá lớn so với doanh thu nhưng đã tương ứng cân bằng ở năm 2015. Ta cũng
có thể thấy vòng quay hàng tồn kho sụt giảm , thời gian hàng tồn kho bình quân tăng lên nhưng
mức độ biến động là không quá lớn. So với các công ty cùng ngành và ngành khác chỉ số hoạt
động hàng tồn kho vẫn đang rất thấp. Hàng tồn kho cũng là một trong những nguyên nhân làm
giảm hiệu quả quản lý tài sản ROA đã phân tích ở trên

Ta có thể thấy hàng hóa và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là yếu tố gia tăng chính của
hàng tồn kho

Khoản phải thu thì có tín hiệu tốt hơn khi tốc gia tăng thấp hơn doanh thu và có xu hướng giảm
trong 3 năm qua . Thể hiện là vòng quay khoản phải thu tăng lên và kì thu tiền bình quân giảm
xuống


Việc quản lý công nợ của FPT có xu hướng tốt lên và chỉ số vòng quay khoản phải thu đứng rất
cao nếu so với các công ty cùng ngành nhưng ở mức trung bình nếu so với các ngành khác
Lợi nhuận gộp tăng trưởng cao và ổn định qua các năm , chiếm khoảng 20% doanh thu . Đây là
tỷ số cao nếu so với với các công ty cùng ngành và ở mức trung bình nếu so với các ngành
khác.

5.2.2.Phân tích chi phí

Chúng ta thấy có sự ổn định trong xu hướng của doanh thu , chi phí và lợi nhuận qua các năm .
Sự khác biệt tương đối của của sự thay đổi lợi nhuận gộp khi so với sự thay đổi của doanh thu
và giá vốn hàng bán năm 2013 có thể giải thích bởi :




Doanh thu thuần chiếm 98% tổng doanh thu trong khi đó giá vốn hàng bán chỉ chiếm 84%
tổng chi phí (mục (9)CAU TRUC DOANH THU-CHI PHI trong file Datasheet.slsx), quy
mô doanh thu rất lớn (~ 40 ngàn tỷ ) . Do đó tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần cao hơn
tốc độ tăng trưởng giá vốn hàng bán 2% cũng đủ tạo một sự gia tăng của lợi nhuận gộp rất
lớn.

Giải thích tương tự cho năm 2014 bởi tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần thấp hơn tốc độ tăng
trưởng của giá vốn hàng bán. Nhưng năm 2014 , lợi nhuận trước và sau thuế lại giảm so với
năm trước . Điều này được giả thích bởi sự gia tăng của các loại chi phí đều rất cao so với sự
gia tăng của lợi nhuận gộp

Năm 2015 , tốc độ tăng trưởng doanh thu , giá vốn hàng bán và lợi nhuận dường như đã tương
xứng tỷ lệ với nhau . Chi phí bán hàng đang gia tăng với tốc độ cao nhưng chi phí quản lý
doanh nghiệp lại giảm mạnh cho thấy hiệu quả quản lý của FPT đang rất tốt. FPT đang đầu tư

mạnh cho các hoạt động marketing & bán hàng nhằm gia tăng doanh thu bởi :






Tín hiệu bão hòa ở mảng viễn thông ở các thành phố lớn và thị trường trong nước. FPT
đang tích cực mở rộng kinh doanh ra thị trường nước ngoài khi các hiệp định thương mại
được kí kết .
Sự tăng trưởng nhanh chóng về qui mô của mảng bán lẻ sản phẩm công nghệ trong 3 năm
vừa qua.
Đầu tư vào kênh thương mại điện tử và hệ thống bảo hành chuyên nghiệp
Chương trình 10.000 kỹ sư cầu nối được đào tạo tại Nhật Bản

Cấu trúc doanh thu và chi phí theo từng bộ phận có sự tương đồng nhất quán qua các năm

Về kết quả hoạt động kinh doanh theo bộ phận , lợi nhuận từ mảng viễn thông là lớn nhất nhưng
đang có xu hướng giảm , mảng xuất khẩu phầm mềm và bán lẻ đang có sự gia tăng . Kết quả kinh
doanh mảng tích hợp hệ thống và nội dung số cũng đang co hẹp lại . Sở dĩ có cấu trúc lợi nhuận
không tương ứng với doanh thu như vậy bởi mảng bán lẻ có tỷ trọng chi phí chiếm 66% tổng chi
phí , trong khi đó doanh thu chỉ chiếm tỷ trọng 63% tổng doanh thu . Tương tự giải thích cho lợi
nhuận của mảng viễn thông và mảng xuất khẩu phần mềm . Bởi tổng doanh thu và tổng chi phí rất
lớn , nên chênh lệch chỉ 3% trong tỷ trọng tạo nên sự khác biệt rất lớn trong lợi nhuận

Tiếp theo ta sẽ phân tích lợi nhuận trước thuế & lãi vay và ảnh hưởng của thuế và lãi vay .

Chúng ta thấy có sự ổn định và không có dấu hiệu bất thường . Chi phí thuế và lãi vay chiếm tỷ lệ
vừa phải trong lợi nhuận. Đáng chú ý là lãi vay phải trả cho khác khoản vay nợ và chi phí thuế thu



nhập DN của FPT rất thấp. Đây cũng có thể là một lý do giải thích cho việc vay nợ và dùng đòn bẩy
tài chính cao của FPT.
5.3. Phân tích dòng tiền

Để phân tích dòng tiền , đầu tiên ta xem xét cấu trúc của các dòng tiền của doanh nghiệp .
Dòng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh:

Ở đây có một điểm đáng chú ý là doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng trưởng qua các
năm , sụt giảm mạnh năm 2012 nhưng dòng tiền thì ngược lại . Có sự gia tăng đáng kể năm
2012 nhưng lại có xu hướng sụt giảm những năm tiếp theo . Dựa vào biểu đồ chúng ta có thể
thấy lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận thuần trước thay đổi vốn lưu động đều gia tăng theo xu
hướng của doanh thu nhưng dòng tiền lại có xu hướng giảm và tăng rất ít ở năm 2015 . Như
vậy sự sụt giảm dòng tiền là do sự thay đổi trong vốn lưu động. Cụ thể từ 2012 -2015 , có sự
gia tăng mạnh của hàng tồn kho , các khoản phải thu . Như chúng ta biết cấu trúc tài sản của
FPT phần lớn là TS ngắn hạn (73%) , trong đó hàng tồn kho 20% , khoản phải thu ngắn hạn
chiếm 21 % tổng tài sản. Sự gia tăng này ảnh hưởng rất lớn đến dòng tiền hoạt động kinh
doanh của DN. Như chúng ta đã phân tích ở trên thì FPT có tốc độ gia tăng hàng tồn kho cao
so với so với tốc độ gia tăng của doanh thu. Một điều nữa có thể thấy là khấu hao chiếm tỷ
trọng ngày càng lớn trong dòng tiền HĐKD

Dòng tiền đầu tư :

Dòng tiền chi đầu tư chủ yếu cho sự gia tăng tài sản cố định, chi cho vay & mua các công cụ
nợ của các đơn vị khác và cao hơn nhiều so với dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh
(2013-2015). Nhìn vào hai biểu đồ trên cũng có thể đoán chắc chắn rằng tỷ số đảm bảo dòng
tiền của FPT sẽ nhỏ hơn 1 (=0.15 năm 2015) và FPT cần đến nguồn tài trợ bên ngoài .
Dòng tiền từ hoạt động tài chính

Như đã phân tích ở các phần trước , cấu trúc vốn của FPT chủ yếu là nợ ngắn hạn , do đó FPT

phải vay và trả nợ vay liên tục hàng năm nhằm duy trì cấu trúc vốn của mình .
Từ 3 dòng tiền trên ta thấy rằng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không đủ cho nhu cầu chi
đầu tư của DN và do đó FPT phải vay nợ thêm để tài trợ . Như vậy dòng tiền mặt hiện có của
DN chủ yếu từ hoạt động vay nợ. Mặc dù vay nợ nhưng FPT vẫn suy trì tỷ lệ chi trả cổ tức
hàng năm rất cao

Quan sát các chỉ số đo lường sức mạnh tài chính của FPT thì ta có thể thấy rủi ro tài chính của
công ty đang gia tăng . Nếu so với các công ty cùng ngành và trung bình các ngành khác thì
các chỉ số thanh toán ở mức thấp nhất và các chỉ số về sử mức độ sử dụng nợ thuộc top cao
nhất .


Qua các phân tích trên cho thấy rủi ro tài chính của FPT là rất cao và FPT đang tiềm ẩn các vấn
đề về lượng tiền mặt cho các hoạt động của DN

(*) Tham khảo thêm file Datasheet.xlsx , mục “ (1)DU LIEU NGANH-5 năm “

Tuy nhiên rủi ro tài chính của công ty có thể được xem xét trong bối cảnh công ty đang trong
giai đoạn tăng trưởng cao . Doanh thu FPT tăng trưởng cao trong những năm qua và hầu như
đứng đầu trong tất cả các lĩnh vực hoạt động cốt lõi . Đáng chú ý là sự phát triển của FPTshop ,
chỉ trong vòng 4 năm thành lập , đứng thứ 2 trên thị trường bán lẻ sản phẩm công nghệ với 252
của hàng tại 63 tình thành , chiếm 63% doanh thu toàn tập đoàn .
6. Dự phóng BCTC năm 2016 của FPT

Để đơn giản cho quá trình dự phóng , chúng ta giả định tình hình hoạt động của doanh nghiệp
trong năm tới không có thay đổi gì lớn và các chỉ số dùng cho việc dư phóng sẽ được lấy giá trị
năm 2015 kèm theo đánh giá sự tin cậy khi sử dụng giá trị của chỉ số đó.
6.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Để dự phóng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016 của FPT , trước tiên chúng ta

cần xem xét khoản mục nào trong bảng cân đối kế toán có thể dự phóng một cách tương đối ,
khoản mục nào có thể sử dụng số liệu năm 2015 và khoản mục nào không cần phải dự phóng

Để dự đoán được các khoản mục đã xác định như trên ta cần một số các chỉ số đáng tin cậy .
Các chỉ số có thể sử dụng để dự phóng cho công ty FPT bao gồm :







Tăng trưởng doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận gộp
Tỷ lệ (chi phí bán hàng , chi phí quản lý DN)/Doanh thu
Chi phí thuế thu nhập DN / Thu nhập trước thuế
Chi phí lãi vay / Nợ dài hạn
Chi phí lãi vay / (Vay nợ và thuê tài chính ngắn hạn + Vay nợ và thuê tài chính dài hạn )

Tuy nhiên , trước khi dự phóng chúng ta cần xem xét cấu trúc doanh thu và chi phí của FPT qua
các năm

Chúng ta có thể thấy giá vốn hàng bán , chi phí bán hàng và chi phí quản lí , doanh thu thuần là
các khoản mục lớn mà khi dự phóng cần được xem xét cẩn trọng vì sai số của nó có thể ảnh
hưởng trọng yếu đến kết quả dự phóng.
Tiếp theo ta sẽ xem xét mức độ tin cậy của các chỉ số được sử dụng để dự phóng báo cáo tài
chính



×