Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài 1 phân biệt lợi ích tài chính trực tiếp với lợi ích tài chính gián tiếp tại khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.68 KB, 3 trang )

Bài 1:
a. Hãy phân biệt lợi ích tài chính trực tiếp với lợi ích tài chính gián tiếp tại khách
hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo. Cho ví dụ minh họa. Vì sao chuẩn mực đaọ đức nghề
nghiệp không cho phép công ty kiểm toán hoặc một thành viên nhóm kiểm toán có lợi ích
gián tiếp với khách hàng sử dụng dịch vụ bảo đảm.

- Dịch vụ bảo đảm (Assurance service): là hợp đồng dịch vụ trong đó người hành
nghề đưa ra một kết luận nhằm tăng độ tin cậy của người sử dụng dự kiến đối với kết quả
của đánh giá hay định lượng một đối tượng chủ đề dựa trên các tiêu chuẩn. Dịch vụ bảo
đảm thực hiện bởi KTV công chứng hoặc người hành nghề chuyên nghiệp. ISAE 100 là
khuôn mẫu quốc tế về dịch vụ bảo đảm, còn theo CMĐĐNN Kế toán-Kiểm toán số
87/2005/QĐ-BTC thì điều 15 quy định rõ nội dung này.
- Phân biệt lợi ích tài chính trực tiếp và lợi ích tài chính gián tiếp: cũng theo
CMĐĐNN Kế toán-Kiểm toán 87/2005/QĐ-BTC, điều 25, 26, và 27 có quy định rõ là
Lợi ích tài chính: Là các khoản đầu tư về vốn hoặc các chứng khoán, giấy nợ,
khoản nợ hoặc các công cụ nợ khác của đơn vị, bao gồm các quyền và nghĩa vụ để mua
các khoản lợi ích tài chính đó cũng như các công cụ phát sinh liên quan trực tiếp đến
những lợi ích này.
Lợi ích tài chính trực tiếp: Là lợi ích tài chính thu được do sở hữu trực tiếp hoặc do
có quyền kiểm soát của một cá nhân hay tổ chức; hoặc thu được từ các hình thức sở hữu
thông qua việc đầu tư vào quỹ đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản, ủy thác hoặc các
hình thức trung gian khác mà cá nhân hoặc tổ chức đó có quyền kiểm soát
Lợi ích tài chính gián tiếp: Là lợi ích tài chính thu được từ các hình thức sở hữu
thông qua việc đầu tư vào quỹ đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản, ủy thác hoặc các
hình thức trung gian khác mà cá nhân hoặc tổ chức đó không có quyền kiểm soát.
* Cho ví dụ minh họa


Cty Kiểm toán Đất Việt có dịch vụ bảo đảm với Cty bánh kẹo ABC. Nhóm kiểm
toán cho Cty ABC gồm 5 người, trong đó có một KTV là:
- KTV Nguyễn có sở hữu 1000 cổ phiếu phổ thông (0.2%) của Công ty bánh kẹo


ABC thông qua việc mua bán trên thị trường chứng khoán, vậy KTV Nguyễn đã có lợi
ích tài chính gián tiếp với Cty ABC.
- Ngoài ra Giám đốc Trần của Cty Kiểm toán Đất Việt có sở hữu 15% Cty Bánh kẹo
ABC, thuộc ban hội đồng quản trị của Cty ABC. Vậy đây là lợi ích tài chính trực tiếp với
Cty ABC.
* Vì sao chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp không cho phép Cty kiểm toán hoặc
một thành viên của nhóm kiểm toán có lợi ích gián tiếp với khách hàng sử dụng dịch
vụ bảo đảm
Vì khi Cty kiểm toán hay thành viên nhóm kiểm toán có lợi ích gián tiếp với khách
hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, thì “kết luận nhằm tăng độ tin cậy của người sử dụng”
của Cty kiểm toán viên hay KTV đó có thể sẽ không còn khách quan, có thể kết luận kết
quả hoạt động của Công ty luôn tốt.
b. Hãy xem xét tình huống sau :
Lân là chủ phần hùn (partner) của công ty kiểm tóan A&B. Bố Lân là chủ tịch hội
đồng quản trị của công ty X&Y. Ở năm hiện hành, X&Y mua phần lớn cổ phần trong
công ty T&H - một khách hàng chủ yếu của Lân. Theo bạn, liệu Lân có thể tiếp tục phụ
trách hợp đồng kiểm tóan cho công ty T&H không? Nếu Lân không phụ trách hợp đồng
kiểm tóan cho công ty T&H nhưng công ty kiểm tóan A& B vẩn tiếp tục thực hiện hợp
đồng này, như vậy công ty A&B có vi phạm đaọ đức nghề nghiệp hay không? Trong
trường hợp này, có phải công ty A&B có lợi ích tài chính gián tiếp trong công ty X&Y
không?
1.

Lân có thể tiếp tục phụ trách hợp đồng kiểm tóan cho công ty T&H không?


Lân đã vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đoạn 109 “không được phép có
nguy cơ về quan hệ ruột thịt”. Nếu có biện pháp bảo vệ theo chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp đoạn 119 thì Lân có thể tiếp tục phụ trách hợp đồng kiểm toán T&H
2.

Lân không phụ trách hợp đồng kiểm tóan cho công ty T&H nhưng công ty
kiểm tóan A& B vẩn tiếp tục thực hiện hợp đồng này, như vậy công ty A&B có vi phạm
đaọ đức nghề nghiệp hay không?
- Theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đoạn 156 chỉ nói đến KTV nên Công ty
kiểm toán A&B vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán.
- Theo nghị định 105/2004/NĐ-CP điều 18 và nghị định 17/2012/NĐ-CP điều 9
không chỉ nhắm đến KTV mà còn DN kiểm toán và DN được kiểm toán =>Công ty kiểm
toán A&B không được tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán.
- Tuy nhiên Nghị định 105/2004/NĐ-CP và Nghị định 17/2012/NĐ-CP có giá trị
pháp lý cao hơn. Vì vậy Công ty A&B tiếp tục thực hiện hợp đồng là vi phạm đạo đức
nghề nghiệp.
3.
Trong trường hợp này, có phải công ty A&B có lợi ích tài chính gián tiếp
trong công ty X&Y không?
Không vì Lợi ích tài chính gián tiếp: Là lợi ích tài chính thu được từ các hình thức
sở hữu thông qua việc đầu tư vào quỹ đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản, ủy thác hoặc
các hình thức trung gian khác mà cá nhân hoặc tổ chức đó không có quyền kiểm soát.



×