Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

ĐỀ CƯƠNG 2 QUẢN lý HÀNH CHÍNH NHÀ nước và QUẢN lý NGÀNH GD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.46 KB, 14 trang )

ĐỀ CƯƠNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ
NGÀNH GD&ĐT
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHÀ NƯỚC- QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG
VỤ- CÔNG CHỨC (Trang 1-30)
Câu 1: Anh/ chị hãy chỉ ra những yếu kém trong quản lý hành chính nhà nước về GD&ĐT:


Những yêu kém trong quản lí hành chính nhà nước về giáo dục đào tạo

Việc thực hiện mục tiêu còn nhiều hạn chế
Công tác kiểm tra chưa phát huy hết tác dụng chức năng nhiệm vụ quản lí nhà nước quy định thiếu rõ ràng
chồng chéo ôm đồm lỏng lẻo
Thể chế hóa hết quan điểm của đảng và nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo,nhất là quan điểm,’’giáo
dục là cốt sách hàng đầu ‘’ còn chậm và lúng túng.công tác quản lí,chất lượng,thanh tra,kiểm tra,giám sát chưa
được quan tâm đúng mức sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước gia đình chưa được chặt chẽ


Những tồn tại, yếu kém trong quản lý nhà nước về GD & ĐT( nếu có hỏi quản lý hành chính nhà
nước, nếu k chép khúc trên thôi)

Thứ nhất, về tư duy quản lý giáo dục – đào tạo: Chậm được đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu phát triển
của đất nước trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập kinh tế quốc tế, nên chưa có quyết sách kịp thời cho một số vấn đề mới liên quan đến giáo dục do
thực tiễn cuộc sống đặt ra.
Thứ hai, việc phân cấp quản lý giáo dục có nhiều chồng chéo, đặc biệt là mơ hồ trong cơ chế phối hợp
giữa các ngành giáo dục và đào tạo với các ngành chức năng.
Thứ ba, quản lý về tài chính: Thiếu một công thức phân bổ chuẩn mực và rõ ràng cho giáo dục - đào tạo;
Chưa bảo đảm sự công bằng trong phân bổ ngân sách chi thường xuyên của giáo dục - đào tạo.
Thứ tư, bộ máy quản lý ngành giáo dục – đào tạo luôn tự bằng lòng với những thành tích không thực tế,
với những chính sách, quy chế lỗi thời mà không thấy rõ sự tụt hậu của giáo dục - đào tạo Việt Nam. Bộ máu
quản lý giáo dục còn nặng nề,kém hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.


Thứ năm, công cụ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo đó là pháp luật. Tuy nhiên việc ban
hành cũng như thực thi nó còn nhiều hạn chế. Tư duy pháp lý đã được đổi mới ở mức độ nhất định song còn
mang nặng quan điểm pháp lý đơn thuần, chưa chú ý đến sự vận động khách quan của hoạt động giáo dục và
những điều kiện thực tế đảm bảo thực hiện pháp luật trong đời sống. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc
biệt là đối với một số loại hình đào tạo mới như đào tạo sau đại học, đào tạo từ xa, đào tạo ngoài công lập…,
văn bản pháp luật còn tản mạn, thiếu tính hệ thống và đồng bộ. Phần lớn các lĩnh vực trong hệ thống giáo dục
quốc dân được điều chỉnh bằng các văn bản dưới luật của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các cơ
quan quản lý hành chính.
Thứ sáu, quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục chưa được coi trọng, còn buông lỏng quản lý. Chất
lượng đào tạo của ngành giáo dục là một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay được dư luận quần chúng
và các phương tiện truyền thông quan tâm. Thứ bảy, công tác quy hoạch, kế hoạch giáo dục và đào tạo còn
mang nặng tính hình thức, chất lượng khônng cao


Câu 2: Phân biệt khái niệm “Quản lý Nhà nước” và “Quản lý hành chính nhà nước”
Phạm vi quyền lực
Chủ thể quản lý
Đối tượng quản lý
Khách thể quản lý
Phương tiện quản lý

Mục địch quản lý

QLNN
Thực thi quyền: lập pháp, tư pháp,
hành pháp
Tất cả cơ quan quản lý nhà nước
Toàn thể nhân dân, toàn thể xã hội
Trên tất cả lĩnh vực
Quy phạm pháp luật:

+ Văn bản pháp luật: luật giáo dục,
bảo hiểm, luật lao động
+ Văn bản hiến luật: quốc hội
Điều chỉnh các hoạt động công dân,
mối quan hệ xã hội

QLHCNN
Thực thi quyền hành pháp
Cơ quan hành pháp
Toàn thể nhân dân, toàn thể xã hội
Đời sống xã hội
Ban hành thông tư nghị định văn bản
hướng dẫn
Điều chỉnh các hoạt động công dân, mối
quan hệ xã hội

Câu 3: Quản lý hành chính có tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của giáo dục Việt Nam
Quản lí hành chính nhà nước có tâm quan trọng đối với sự phát triển giáo dục việt nam
Đảm bảo kỉ cương trong giáo dục và đào tạo thực hiện đượcmục tiêu nâng caodân tríbồi dưỡng nhân tài và
phát triển nhân cách công tác kiểm tra đánhgiá được phát huy
Nâng cao chức năng nhiệm vụ quyền hạn của quản lí nhà nước thể hiện rõ phương tiện quản lí nhà nước về
giáo dục và đào tạo là các văn bản pháp luật và pháp quy
Phát triển mạnh mẽ sự ngiệpgiáo dục và đào tạo duy trì trật tự kỉ cương đáp ứng nhu cầu GD và đào tạo của
nhân dân

Câu 4: Căn cứ Luật cán bộ công chức 2008 và Luật Viên chức 2010, anh( chị) hãy phân biệt công chức
và viên chức. Nếu sau khi ra trường được một trường tư thục tuyển dụng, anh (chị) có được xếp vào
ngạch viên chức không, vì sao?
*Giống:
CC, VC đều là công dân Việt Nam

*Khác:
Cơ quan đơn vị làm
việc
Hình thức tuyển dụng
Tính chất nghề nghiệp
Nhiệm vụ
Lương
Chế độ làm việc

Công chức
Cơ quan nhà nước tổ chức chính trị xã hội
Thi tuyển, bổ nhiệm có quyết định của
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền, thuộc biên chế.
Hoạt động công vụ và quản lý nhà
nước
Vận hành quyền lực nhà nước làm
nhiệm vụ quản lý
100% ngân sách nhà nước theo ngạch
bậc
Bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức
danh

Viên chức
Đơn vị sự nghiệp công lập
Xét tuyển ký hợp đồng làm việc
Hoạt động nghề nghiệp chuyên môn
Thực hiện chức năng xã hội , trực tiếp
thực hiện nghiệp vụ
1 phần ngân sách nhà nước, 1 phần từ

đơn vị sự nghiệp
Phân hạng theo chế độ hợp đồng


Hình thức kỷ luật

Bảo hiểm xã hội
Quyền lợi

Có 6 hình thức kỷ luật:
1, Hình thức kỷ luật khiển trách
2, Hình thức kỷ luật cảnh cáo
3, Hình thức kỷ luật hạ bậc lương
4, Hình thức kỷ luật giáng chức
5, Hình thức kỷ luật cách chức
Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp
Bản thân được đơn phương chấm dứt
hợp đồng

Có 4 hình thức kỷ luật:
1, Hình thức kỷ luật khiển trách
2, Hình thức kỷ luật cảnh cáo
4, Hình thức kỷ luật cách chức
6, Hình thức kỷ luật buộc thôi việc
Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp
Không được đơn phương chấm dứt hợp
đồng khi 2 bên chưa thỏa thuận chấm
dứt HĐLĐ (Ngoại trừ “Viên chức đơn
phương chấm dứt hợp đồng làm việc
theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5

Điều 29 Luật viên chức”)

*Nếu sau khi ra trường được một trường tư thục tuyển dụng, anh (chị) có được xếp vào ngạch viên chức
không:
->Tư thục không phải là đơn vị sự nghiệp , không phải là đơn vị sự nghiệp công lập nên không phải là viên
chức nhà nước mà chỉ là giáo viên bình thường.

Câu 5: Phân biệt Khái niệm “Quản lý hành chính nhà nước” và “Quản lý GD&ĐT”
+ Quản lý hành chính Nhà nước (QLHCNN):
- QLHCNN là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, là hoạt động chấp hành, điều hành của hệ
thống hành chính trong việc quản lý xã hội theo khuôn khổ pháp luật nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn
định và phát triển xã hội.
- Chủ thể QLHCNN là các cơ quan, cán bộ, công chức hành chính Nhà nước (HCNN) trong bộ máy hành
chính từ Trung ương đến địa phương (Chính phủ, Uỷ ban nhân dân).
+ Quản lý nhà nước ( QLNN):
Quản lý nhà nước là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực
hiện chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nước.
- Chủ thể QLNN về giáo dục là các cơ quan quyền lực Nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) từ Trung
ương tới địa phương và cơ quan quản lý giáo dục, là tổ chức, người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về giáo
dục.
- Khách thể QLNN về giáo dục là hệ thống giáo dục quốc dân.
- Đối tượng QLNN về giáo dục là tất cả mọi thành tố của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Nhân sự ( cán
bộ, giáo viên), chương trình giáo dục, các hoạt động giáo dục, người học, các nguồn lực, học liệu, môi trường
giáo dục, các cơ sở giáo dục, các mối quan hệ trong giáo dục…

I. KHÁI NIỆM QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
a. Hành chính nhà nước


Hành chính là hoạt động quản lí nhà nước, trong đó cơ quan quyền lực nhà nước tác động lên các đối

tượng quản lí (cơ quan, tổ chức, cá nhân) trong lĩnh vực hành pháp, nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối
ngoại quản lí hành chính nhà nước do các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện.
b. Nền hành chính nhà nước
Một là, hệ thống thể chế quản lí xã hội theo Pháp luật
Hai là, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
Ba là, đội ngũ cán bộ và công chức nhà nước, chế độ công vụ và quy chế công chức, các quy định về hệ
thống ngạch, bậc, tiêu chuẩn chức danh và chế độ tiền lương, các quy chế bổ nhiệm, tuyển dụng, miễn nhiệm,
bãi nhiệm, khen thưởng, đãi ngộ…
c. Quản lí hành chính Nhà nước
Quản lí hành chính nhà nước là việc tổ chức thực thi quyền hành pháp để quản lí, điều hành các lĩnh vực
đời sống xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật. Ba nội dung chính của khái niệm quản lí hành chính nhà
nước:
Một là, quản lí hành chính nhà nước với tư cách là quyền lực nhà nước
Hai là, quản lí hành chính nhà nước với tư cách là hoạt động thực tiễn hàng ngày, tổ chức và điều chỉnh
các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của công dân
Ba là, quản lí hành chính nhà nước, với tư cách là pháp nhân công pháp
d. Những tính chất chủ yếu của nền hành chính Nhà nước Việt Nam:
Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị
Tính pháp luật
Tính liên tục, ổn định và thích ứng
Tính chuyên môn hoá nghiệp vụ cao
Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ
Tính không vụ lợi
Tính nhân đạo
I. KHÁI NIỆM QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC GIÁO DỤC
Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà
nước đối với các hoạt động GD-ĐT do các cơ quan quản lí có trách nhiệm về giáo dục của Nhà nước từ trung
ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo qui định của Nhà nước nhằm phát triển sự
nghiệp GD-ĐT, duy trì kỉ cương, thoả mãn nhu cầu GD-ĐT của nhân dân, thực hiện mục tiêu GD-ĐT của nhà
nước.

Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là việc Nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điều
chỉnh toàn bộ các hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục
của Nhà nước.
Quản lý nhà nước về 3 yếu tố cơ bản là:


+ Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là các cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan lập pháp,
cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp), chủ thể trực tiếp là bộ máy quản lý giáo dục từ trung ương đến cơ sở
(các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục được quy định cụ thể trong điều 100 của Luật Giáo dục).
+ Đối tượng của quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là hệ thống giáo dục quốc dân, là mọi hoạt động
giáo dục và đào tạo trong phạm vi cả nước.
+ Mục tiêu quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, về tổng thể đó là bảo đảm trật tự, kỷ cương trong các
hoạt động giáo dục và đào tạo, để thực hiện được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài và phát triển nhân cách của công dân. Mỗi cấp học, ngành học có những mục tiêu cụ thể được quy định
trong Luật Giáo Dục và các Điều lệ nhà trường
Tính chất của QLNN về GD&ĐT
- Tính lệ thuộc vào chính trị
- Tính Xã hội
- Tính pháp quyền
- Tính chuyên môn nghiệp vụ
- Tính hiệu lực, hiệu quả

Câu 6: Sau khi ra trường được tuyển dụng vào ngạch viên chức. Anh (Chị) được xếp vào viên chức giữ
chức danh nghề nghiệp hạng nào và vì sao? Mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của anh (chị) là
gì? Nhiệm vụ theo chức danh nghề nghiệp?
->Giáo viên mầm non hạng III – Mã số: V.07.02.05
Nhiệm vụ theo chức danh nghề nghiệp:
* Đối với giáo viên mầm non hạng III, ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng IV, giáo viên
mầm non hạng III còn phải thực hiện các nhiệm vụ:
- Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa tại các lớp bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp trường trở lên; hướng

dẫn đồng nghiệp thực hiện chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Đề xuất các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạch chuyên đề ở tổ (khối) chuyên môn;
- Tham gia ban giám khảo các hội thi, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của cấp học Mầm non cấp trường trở
lên
- Tham gia đoàn đánh giá ngoài, thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp trường trở lên; tham
gia hướng dẫn, đánh giá thực tập sư phạm của sinh viên (nếu có).
* Đối với giáo viên mầm non hạng IV, Thông tư liên tịch số 20 quy định:
-Bảo vệ an toàn tuyệt đối sức khỏe, tính mạng của trẻ trong thời gian trẻ ở nhóm (lớp) được phân công phụ
trách;
- Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở
nhóm, lớp được phân công phụ trách; thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương
trình giáo dục mầm non;


- Rèn luyện sức khỏe; hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự bồi dưỡng trau dồi đạo đức, chuyên môn,
nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; tham gia các hoạt động chuyên môn;
bảo quản và sử dụng trang thiết bị giáo dục được giao
- Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
- Thực hiện các nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà
trường, quyết định của Hiệu trưởng.

* Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo:
Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non trở lên;
Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014
của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ
tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số
03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử
dụng công nghệ thông tin;
Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng III.


Câu 7: Một giáo viên TMN có trình độ đào tạo tốt nghiệp CDSP mầm non hoặc CDSP các chuyên
nghành khác phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên
-Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 2, có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non
- Có đầy đủ tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Chức danh nghề nghiệp của giáo viên này được xếp theo hạng nào? Mã số hạng? Giáo viên này được áp dụng
Bảng lương CM, NV nào đối với CB, VC trong các ĐVSN của nhà nước?

->Giáo viên mầm non hạng III – Mã số: V.07.02.05
Chức danh nghề nghiệp GVMN hạng III được áp dụng hệ số lương của VC loại A0 (HS từ 2,10 đến 4,89)

Câu 8: Một trường mầm non A có 30 giáo viên. Trong đó có 5 giáo viên trình độ CDSP, 12 giáo viên
trình độ TCSP, 13 giáo viên có trình độ ĐHSP . Hãy đề xuất bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp cho
các giáo viên trên và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp theo quy định hiện hành.
- Căn cứ vào Điều 4, Điều 5, Điều 6 – Chương 2 tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Mầm non tại
TTLT số 20/2015 TTLT-BGDĐT – BNV thì:
+ Khoản 2 Điều 4 quy định về tiêu chuẩn và trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp ĐHMN trở
lên: Trường Mầm non có 13 trường hợp TNĐH được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp GVMN hạng II
Mã số V.07.02.04


+ Khoản 2 Điều 5 quy định về tiêu chuẩn và trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp CĐSPMN
trở lên: Trường Mầm non có 5 trường hợp CĐSP được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp GVMN hạng III
Mã số V.07.02.05
+ Khoản 2 Điều 6 quy định về tiêu chuẩn và trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp TCSPMN
trở lên: Trường Mầm non có 12 trường hợp TCSP được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp GVMN hạng
IV. Mã số V.07.02.06
- Căn cứ Điều 9 - Chương 3 HĐ bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp theo TT20, quy định:
Các chức danh nghề nghiệp GVMN được áp dụng bảng lương CM.NV đối với CB, VC trong các đơn vị sự

nghiệp nhà nước (Bảng 3) Ban hành kèm theo NĐ số 204/2004 NĐ-CP ngày 14/12/2004 của CP về chế độ
tiền lương đối với CB, CC, VC và lực lượng vũ trang cụ thể như sau:
-Chức danh nghề nghiệp GVMN hạng II được áp dụng hệ số lương VC loại A1 (HS từ 2,34 đến 4,98)
-Chức danh nghề nghiệp GVMN hạng III được áp dụng hệ số lương VC loại A0 (HS từ 2,10 đến 4,89)
-Chức danh nghề nghiệp GVMN hạng IV được áp dụng hệ số lương VC loại B (HS từ 1.86 đến 4.06)
Như vậy, 13 TH TNĐH được xếp lương là 2.34
5 TH CĐSP được xếp lương là 2.10
12 TH TCSP được xếp lương 1.86

Câu 9: Phương hướng đổi mới việc quản lý nhà nước về GD&ĐT:
a, Những yếu kém trong QLNN về GD&ĐT:
-Việc thực hiện mục tiêu còn nhiều hạn chế
- Công tác kiểm tra chưa phát huy hết tác dụng
- Chức năng, nhiệm vụ QLNN quy định thiếu rõ ràng, chồng chéo, ôm đồm, lỏng lẻo
b, Biệp pháp khắc phục những yếu kém trên:
-Đối với cấp Bộ, Sở Phòng: cần sắp xếp lại tổ chức, đổi mới công tác cán bộ, đổi mới phương hướng chỉ đạo
và phong cách làm việc để thực hiện tốt hơn công tác quản lý của mình.
- Đối với cấp cơ sở (Nhà trường) : cần có những văn bản ban hành hướng dẫn và các văn bản pháp quy về GD
cụ thể để tổ chức thực hiện
c, Phương hướng đổi mới QLNN về GD&ĐT
Cần tập trung vào những vấn đề:
-Đổi mới công tác lập pháp, lập quy
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức QLGD các cấp và cấp cơ sở GD
- Xây dựng , phát triển đội ngũ Gv, cán bộ QL theo hướng chuẩn hóa và tăng cường công tác đào tạo, bồi
dưỡng
- Huy động, QL và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho GD và ĐT


Chương 2: ĐƯỜNG LỐI QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Trang 31-61)

Câu 1: Tại sao qua các kỳ đại hội từ sau đổi mới, Đảng ta luôn khẳng định “ Giáo dục là quốc sách
hàng đầu “. Các biện pháp thực hiện quan điểm trên.
Trả lời: Vì GD được coi là nhân tố quan trọng nhất, “vừa là động lực, vừa là mục tiêu” của sự phát triển bền
vững của XH. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Giáo dục là tiền đề quan trọng cho sự phát
triển của tất cả các lĩnh vực kinh tê, chính trị, văn hóa, QP&AN, là bộ phận hữu cơ quan trọng nhất trong
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH. Trên hết GD ĐT góp phần nâng cao chỉ số phát triển con
người. Mục tiêu GD được coi là mục tiêu quan trọng nhất, là tiền đề của sự phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước. Tóm lại phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của
toàn dân.
- 3/9/1945, phiên họp đầu tiên của HĐ Chính phủ, chủ tịch HCM trình bày 6 nhiệm vụ cấp bách của đất nước
lúc bấy giờ, trong đó có nhiệm vụ về GD, diệt giặc dốt.
- NQTW4 khóa 7 năm 1993 khẳng định: “ KH&CN, GD&ĐT là quốc sách hàng đàu , đầu tư cho GD là đầu
tư cho phát triên”.
- NQTW2 khóa VIII: Phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu”
- NQTW8 khóa XI: GD&ĐT là quốc sách hàng đầu là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư
cho GD là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH,
Quan điểm coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu đã được cụ thể hóa thành các chính sách như: Chính sách đầu
tư cho GD ( chi cho GD 20% tổng chi NSNN) Việt Nam là một trong những quốc gia có sự đầu tư ngân sách
lớn cho GD
Biện pháp thực hiện quan điểm trên:
Nâng cao vai trò tổ chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội trong sự phát triển giao dục.
Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo dục, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương.
Ưu tiên ngân sách nhà nước dành cho phát triển giáo dục phổ cập và các đối tượng đặc thù
Phải có chính sách trồng người
+Yêu quý và tự trọng bản thân

- Yêu gia đình – Yêu tổ quốc
- Yêu hòa bình
- Yêu lao động
- Yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.

Chính sách tôn vinh, đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ người thầy
Chính sách đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài


Chính sách khai sáng Dân trí
Tư duy chiến lược giáo dục

+ Chính sách giáo dục được minh định hóa vào Tư duy chiến lược giáo dục. Về phạm trù này, ho ạt động qu ản lý
cần quán triệt ba điểm tựa có tính nội sinh:
- Hiện đại hóa tinh hoa giáo dục đất nước.
- Việt Nam hóa giá trị giáo dục tiên tiến của thời đại.
- Lành mạnh hóa đời sống giáo dục thực tiễn.
Hành động kế hoạch Giáo dục

Câu 2: Trong các giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2020, giải pháp nào là giải pháp mang tính đột
phá, giải pháp nào là giải pháp mang tính then chốt? Vì sao?
- Đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục có vai trò rất quan trọng trong sự thành bại của sự
nghiệp giáo dục.
Trong những yếu tố cấu thành nên hệ thống giáo dục quốc dân và trong một nhà trường thì yếu tố đội ngũ cán
bộ quản lí và đội ngũ nhà giáo giữ vai trò trung tâm, xuyên suốt của hệ thống.
1. Phát triển đội ngũ nhà giáo. Đây là giải pháp mang tính then chốt để thực hiện chiến lược phát triển GD
2011- 2020. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định: cùng với đổi mới cơ chế quản lý , phát triển đội
ngũ Nhà giáo và CBQLGD là khâu then chốt của đổi mới Giáo dục căn bản , toàn diện GD – ĐT. Nghị quyết
TW8 ( khóa XI ) yêu cầu “ Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng GD-ĐT của đội ngũ Nhà giáo
và CBQLGD” Vì Luật GD sửa đổi bổ sung năm 2009 đã khẳng định:
Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng GD. Nhà giáo phải không ngừng học tập , rèn
luyện noi gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng Nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi
ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để Nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của
mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng Nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học.
2. Đổi mới quản lý GD. Đây là giải pháp mang tính đột phá trong việc thực hiện phát triển GD giai đoạn

2011-2020
Đổi mới quản lý GD theo hướng chấn chỉnh nề nếp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý GD
CBQLGD giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động GD.
CBQLGD phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đưc, trình độ chuyên môn, năng lực
quản lý và trách nhiệm cá nhân.
Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nang cao chất lượng đội ngũ CBQLGD nhằm phát huy vai trò và trách
nhiệm của CBQLGD, đảm báo phát triển sự nghiệp GD. Trong 8 giải pháp của chiến lược phát triển GD 20112020 đã khẳng định giải pháp đàu tiên “ đổi mới quản lý GD” là giải pháp đột phá và giải pháp “phát triển đội
ngũ Nhà giáo và CBQLGD” là giải pháp then chốt để đảm bảo thành công của sự nghiệp đổi mới GD-DT.
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ Nhà giáo và CBQLGD, Nghị quyết số 29 đã đánh giá cao
vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ các Nhà giáo trong sự nghiệp GD đào tạo nước nhà. Nghị quyết khẳng
đinh, những thành tựu của nền giáo dục đào tạo nước nhà trong thời gian qua, trước hết bắt nguồn từ truyền
thống hiếu học của dân tộc; sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể Nhân Dân của
mỗi gia đình và toàn Xã hội; sự tận tụy của đội ngũ Nhà giáo và CBQLGD.


Câu 3: Phân tích và làm rõ quan điểm chỉ đạo phát triển GD “ Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về GD phải
dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần XD nền GD giàu tính nhân văn,
tiên tiến, hiện đại”
Toàn cầu hóa mang đến nhiều cơ hội cùng với không ít thách thức, trong đó có nguy cơ văn hóa dân tộc
bị lu mờ bởi việc du nhập những lối sống và giá trị xa lạ, cực đoan, thậm chí phi nhân tính. Cần vận dụng
những kinh nghiệm giáo dục của nhiều nước tiên tiến trên thế giói để tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của,
rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta và các nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc tiếp nhận nhưng mô
hình giáo dục của nước ngoài phải được xem xét thận trọng để phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo tính khả thi đồng thời không làm tổn hại đến những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Vận
dụng những bài học kinh nghiệm của quốc tế phải được tiến hành đồng thời với việc nhấn mạnh hơn những
yếu tố dân tộc trong nội dung và phương pháp giá dục, giúp người học hiểu biết sâu sắc về văn hóa Việt Nam,
biết tự hào truyền thống dân tộc, có ý thức và trách nhiệm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc..
Câu 4. Xã hội hóa GD là gì? Tại sao Đảng và nhà nước ta lại chủ trương xã hội hóa giáo dục? Để thực
hiện tốt công tác XHHGD cần thực hiện những giải pháp nào? Là sinh viên trường sư phạm anh chị sẽ
làm gì để góp phần thực hiện tốt công tác XHHGD?

- Xã hội hóa giáo dục không chỉ để giải quyết những thiếu hụt về tài chính từ ngân sách nhà nước đáp
ứng nhu cầu phát triển của giáo dục, mà còn mở rộng các chủ thể tham gia vào giáo dục, giảm bớt sự can
thiệp của nhà nước nhưng lại nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
-Như vậy có thể quan niệm rằng: Xã hội hóa giáo dục là quá trình chuyển giao những nội dung nhiệm
vụ thuộc lĩnh vực giáo dục mà nhà nước không nhất thiết phải làm, phải thực hiện cho người dân và các tổ
chức ngoài nhà nước thực hiện trên cơ sở các quy định, quy chuẩn theo yêu cầu của nhà nước nhằm tập hợp
nguồn lực xã hội để cùng thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng xã hội học tập.
* Tại sao Đảng và nhà nước ta lại chủ trương xã hội hóa giáo dục?
Xã hội hóa giáo dục là để đảm bảo cho người dân học tập suốt đời, có nghĩa là bảo đảm nhu cầu hoàn
thiện của từng thành viên trong cộng đồng với sự phát triển kinh tế và sự bình đẳng về giáo dục. Có thể nói,
đây là một trong những chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước phù hợp với sự phát triển của xã hội
nhằm tạo điều kiện và cơ hội cho mỗi cá nhân hoàn thiện mình, nâng cao chát lượng cuộc sống cho bản thân,
gia đình , xã hội, thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh”
* Để thực hiện tốt công tác XHHGD cần thực hiện những giải pháp nào?
Cần đảy mạnh việc đồng bộ các giải pháp sau về XHHGD nhằm huy động tối đa nguồn lực cảu các tổ
chức cá nhân trong và ngoài nước, đầu tư phát triển GD và ĐT:
Một là, rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các văn bản, chính sách liên quan đến XHHGD, tạo hành
lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển giáo dục
và đào tạo
Hai là, hoàn thiện quy hoạch các mạng lưới CSGD, đảy mạnh XHH các ĐVSN công lập có khả năng tự
bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động theo hướng tiếp tục đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về thực hiện nhiệm vụ, tài chính nhân sự và khuyến khích thành lập các tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc
lĩnh vực GD- ĐT, tăng cường hoàn thiện các công cụ quản lí và vai trò kiểm tra giám sát của các cơ quan
QLNN. Các dự án trọng điểm đầu tu thuộc các nguồn vốn
Ba là, ban hành các cơ chế tạo sự bình đẳng giữa hệ thống GD& ĐT công lập và ngoài công lập trong
tham gia đào tạo nguồn nhân lực XH và hướng các hỗ trợ của ngân sách nhà nước.


Bốn là, khuyến khích các DN, tâ[j thể, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp, viện trọ và hỗ trợ GD,
ĐT dưới các hình thức khác nhau, như trao học bổng, nhận SV đến thực tập, hỗ trợ xây dựng CSVC, hiến,

tặng sách vở, tài liệu trực tiêp cho HS-SV hoặc cho CSGD, ĐT.
Năm là, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước thành lập trường tư thục ở tất cả các ngành học, cấp
học và trình độ đào tạo, cho phép nhà đầu tư trong thành lập CSGD, ĐT tư thục thuê GV người nước ngoài
giảng dạy một số chương trình quốc tế, cho phép các cơ sở đào tạo áp dụng mô hình đào tạo chuyển tiếp bằng
hình thức học 1 hoặc 2 năm trong nước, học 2 hoặc 3 năm ở nước ngoài và do trường trong nước và trường
nước ngoài cung cấp bằng…
Sáu là, khuyến khích và đào tạo ĐKTL để các trường ĐH hàng đầu quốc tế mở cơ sở đào tạo ở VN, đặc
biệt là các cơ sở hoạt động không vì mục đích lợi nhuân.
Khuyến khích đầu tư từ nguồn ngoài NSNN xây dựng cơ sở GD&ĐT chất lượng cao ở vùng đô thị có
điều kiện KT-XH phát triển.
Bảy là, tổ chức các diễn đàn, hội thảo nhằm giới thiệu các lĩnh vực GD&ĐT , dạy nghê ưu tiên mà
Chính phủ Việt Nam cần thu hút nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của
các nhà tài trợ, đồng thơi là cơ hội để tiếp cạn và tạo mối quan hệ thân thiết với các nhà tài trợ chiến lược.
Tám là, rà soát biểu cam kết WTO về quy điịnh liên quan đến hạn chế tiếp cạn thị trường, hạn chế đối
xử quốc gia đối với các ngành và phân ngành của lĩnh vực GD&ĐT để đề xuất hường điều chỉnh cho phù hợp
với xu thế hội nhập quốc tế trong GD&ĐT. Tiếp tục hài hòa chính sách, quy trình và thủ tục về đền bù giải
phóng mặt bằng tái định cư, mua sắm và đấu thầu, quản lý tài chính…. Giữa Việt Nam và các nhà tài trợ. Áp
dụng các cơ chế và hình thức thích hợp, như hợp tác công tư (PPP).. trong lĩnh vực GD&ĐT
* Là sinh viên trường sư phạm anh ( chị ) sẽ làm gì để góp phần thực hiện tốt công tác XH hóa GD ?
Tôi sẽ thực hiện bằng cách, khi còn trên ghế nhà trường tôi sẽ cố gắng trau dồi thật nhiều kiến thức nhận
được từ thầy cô, cũng như sẽ nắm bắt thông tin xu hướng bên ngoài thật nhanh và trau dồi thêm khả năng
ngoại ngữ của mình vì hiện tại nước xa đang hội nhập theo nền kinh tế rất nhanh và nước ta đang nằm trong
những nước có nên kinh tế được xem là phát triển nhanh nhất trong khu vực Châu Á tính từ vài năm trở lại
đây để cập nhật kiến thức thêm cho bản thân mình. Và những dụng cụ sách vở sau khi đã sử dụng và thời gian
sau không dùng đến nữa thì tôi sẽ tận dụng lại bằng cách để lại cho những người bạn trẻ của khóa sau hoặc sẽ
đóng góp phần nào đó vào một hội khuyến học nào đó để ủng hộ cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn .
Tích cực tham gia những hoạt động đoàn thể của nhà trường đề ra như: Mùa hè xanh, Hoa phượng đỏ….
Cũng như sẽ tham gia những khóa thực tập ngắn hạn theo chương trình của nhà trường đề ra để có thật nhiều
kinh nghiệm cho việc giảng dạy của mình sau này.
Câu 5: Để xây dựng và phát triển đội ngũ Cán bộ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện các giải pháp cơ bản nào? Vì Sao?
Ðội ngũ nhà giáo là nhân tố quyết định thành công của quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo (GD và ÐT).
Vì vậy, trong những năm qua, ngành giáo dục luôn chú trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn
nghiệp vụ và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường sư phạm nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng
tốt yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD và ÐT
Quá trình triển khai, toàn ngành tích cực tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ
cho cán bộ quản lý, giáo viên theo các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp. Vì vậy, những bất hợp lý trong cơ cấu
đội ngũ nhà giáo đã dần được khắc phục. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ở nước ngoài tiếp
tục được quan tâm đầu tư góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng viên đại học, cao đẳng
của Việt Nam.


- Bồi dưỡng thường xuyên, việc đổi mới hoạt động của các cơ sở đào tạo giáo viên
- Nâng cao chế độ và chính sách đãi ngộ đối với sinh viên sư phạm và giáo viên
- Thực hiện nghiêm túc việc bồi dưỡng và đào tạo lại giáo viên hằng năm theo kế hoạch, bảo đảm giáo viên
được cập nhật các kiến thức sư phạm tiên tiến trên thế giới.
Chương 3: LUẬT GIÁO DỤC: (Trang 62-71)
Câu 1: Quan điểm về tính chất, mục đích, mục tiêu của nên GD nước ta được phản ánh trong
Luật GD như thế nào? Hãy chứng minh
Luật giáo dục xác định tính chất của nền giáo dục quốc dân Việt Nam:
. Quán triệt quan điểm của Đảng về tính chất của nên GD nước ta, Luật GD khẳng định, nên giáo dục
VN là nền giáo dục XHCN có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy CN Mác – Lenin và tư tưởng
HCM làm nền tảng.
. Nền giáo dục nhân dân đem lại giá trị giáo dục cho mọi người.
. Nền giáo dục phát huy đầy đủ bản sắc dân tộc, chủ trương quốc ngữ, quốc văn, quốc sử,… giáo dục
đem lại một vốn văn hóa dân tộc để các thế hệ nối tiếp bảo tồn và phát triển văn hóa đó.
. Nền giáo dục có tính chất khoa học, văn hóa cốt lõi trong giáo dục là văn hóa khoa học, nền thế giới
quan khoa học.
. Nền GD hiện đại, GD là cầu nối hiện tại và tương lai. GD phải bắt kịp đà tiến hóa của nhân loại.
Luật giáo dục đảm bảo thực hiện mục đích và mục tiêu của giáo dục

. Mục đích của GDVN là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ CNH-HĐH
đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ tổ quốc vì mục tiêu” dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh”
. Mục tiêu GD được quy định trong Luật GD đã quán triệt quan điểm mô hình nhân cách đã được nêu
trong Hiến pháp và các Nghị quyết của Đảng về GD, đó là : “Đào tạo con người VN phát triển toàn diện, có
đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc”. (Đ.2 – Luật GD). Luật GD còn xác định mục tiêu, yêu cầu nội dung, phương phát GD phù
hợp đặc điểm tâm sinh lý lức tuổi và trình độ của đối tượng ở mục tiêu từng cấp học.
Câu 2: Những nội dung nào trong Luật GD 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) thể hiện quan điểm về vị
trí vai trò của nền GD trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối đổi mới?
Giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Coi mục tiêu giáo dục là mục tiêu ưu tiên của chiến lược kinh tế-xã hội cụ thể.
Phải có sự dầu tư của Đảng và Nhà nước đúng tầm quan trọng của nó bằng bộ máy Nhà nước có quyền
lực tương ứng.
Đảm bảo các nguồn lực (nhân, vật, tài) cho GD “Phải coi con người là một trong những hướng chính
của đầu tư phát triển” (NQTW4).
Giáo dục là một bộ phận của kết cấu hạ tầng, là nhân tố phát triển KT-XH, là con đường cơ bản để
CNH, HĐH, là nền tảng văn hóa của đất nước, là sức mạnh tương lai của dân tộc


Giáo dục là con đường chủ yếu, con đường cơ bản để chuẩn bị con người cho sự phát triển bền vững của
đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng XHCN

Luật giáo dục xác định vị trí vai trò của nền giáo dục trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội theo
đường lối đổi mới.
. Điều 9 Luật Giáo dục quy định: “Phát triển GD là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Coi mục tiêu GD là mục tiêu ưu tiên của chiến lược KT-XH. Phải có sự đầu tư
của Đảng và Nhà nước đúng tầm quan trọng của nó bằng bộ máy Nhà nước có quyền lực tương đương.
. Phát triển Giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển KT-XH, tiến bộ KH, CN, củng cố QP, AN; thực

hiện chuẩn hóa, HĐH, XH hóa; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền;
mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
. Giáo dục là một bộ phận của kết cấu hạ tầng, là nhân tố phát triển kinh tế, xã hội, là con đường cơ bản
để CNH – HĐH, là nền tảng văn hóa của đất nước, là sức mạnh tương lai của dân tộc.
. Giáo dục là con đường chủ yếu, cơ bảng để chuẩn bị con người cho sự phát triển bền vững của đất
nước trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
. Xuất phát từ quan điểm coi con người là trung tâm của sự phát triển. Con người vừa là mục tiêu vừa là
động lực của sự phát triển KT-XH, do đó yêu cầu được GD càng trở nên cấp thiết, quyền lợi và nghĩa vụ học
tập của mọi công dân hơn lúc nào hết phải được tôn trọng.
Câu 3: Những nội dung nào trong Luật giáo dục 2005 đã quán triệt quan điểm “Đảm bảo sự lãng
đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và sự tham gia của nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục”. Hãy
chứng minh
Sự lãnh đạo của Đảng:
- Nội dung của Luật giáo dục đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương và đường lối giáo dục của Đảng.
- Luật giáo dục khẳng định sự lãnh đạo của Đảng thông qua thiết chế tổ chức với quy định: “Tổ chức Đảng
CSVN trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và phát luật” (Điều 56 –
Luật giáo dục).
Sự quản lý của nhà nước
Điều 14 Luật giáo dục quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân”. Cụ thể:
Điều 6: Chương trình giáo dục
Điều 8: Văn bằng chứng chỉ.
Sự tham của nhân dân
- Dân chủ hóa giáo dục: thực hiện nền giáo dục “Của dân, do dân và vì dân”, dân chủ hóa quá trình giáo dục
và dân chủ hóa quản lý giáo dục.
Đa dạng hóa: Các hình thức học tập
+ Các loại hình nhà trường…
+ Các loại hình giáo dục…


Giáo dục là sự nghiệp cảu quần chúng: thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục (Nhà nước và nhân dân

cùng làm…)
Ví dụ: Được thể hiện trong các điều 10, 11,12… của Luật Giáo dục 2005, sửa đổi bổ sung 2009.
Câu 4: Những nội dung nào trong Luật GD 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) đảm bảo các điều kiện phát
triển GD theo yêu cầu đổi mới. Hãy chứng minh (sgk 67)
Giáo dục là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội.
Đổi mới hệ thống giáo dục quốc dân, đổi mới quản lí giáo dục
Đổi mới quản lí gd -> đổi mới quản lí nhà nước giáo dục -> đánh giá quản lí giáo dục-> tổ chức kiểm định
chất lượng giáo dục (9 tiêu chuẩn, 55 tiêu chí GDMN)
Chất lượng gd( đổi mới thi, học, phát huy tính tích cực của ng học)
Công bằng xã hội trong gd tất cả các tầng lớp tham gia vào
Đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục.

Chương 4: ĐIỀU LỆ, QUY CHẾ, QUY ĐỊNH CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI GIÁO
DỤC MẦM NON (Trang 72-89)
Câu 1: Trường Mầm Non A có 20 GV. Trong đó có 5 GV trình độ CĐSP, 12 GV có trình độ TCSP, 3 giáo
viên có trình độ ĐHSP. Hãy phân loại số giáo viên trên theo: Trên chuẩn đào tạo, chuẩn đào tạo, Số giáo
viên trên có giáo viên nào chưa đạt chuẩn đào tạo không? Nêu cơ sở phân loại
*Phân loại:
-Trên chuẩn đào tạo:
3 GV trình độ ĐHSP
5 GV trình độ CĐSP
- Chuẩn đào tạo:
12 GV trình độ TCSP
*Cơ sở phân loại:



×