Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Thiết kế một số bài giảng ELearning trong dạy học vật lí 10 – Chương trình cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.66 MB, 84 trang )

i
MỤC LỤC
Tiêu chí..............................................................................................................8
Mô tả/Yêu cầu...................................................................................................8
Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử..................................8
Kĩ năng trình bày...............................................................................................8
Kĩ năng thuyết trình...........................................................................................8
Kĩ năng Multimedia...........................................................................................8
Soạn các câu hỏi................................................................................................9
Có nguồn tư liệu phong phú liên quan đến bài học...........................................9


ii
DANH SÁCH CÁC BẢNG


iii
DANH SÁCH CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ


4


1


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8, BCH
TW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo có nêu:


“ Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội
và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật
khách quan. Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông
giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn
hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ
áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức,
kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức
hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên
cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong
dạy và học”. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ giáo dục và
đào tạo ban hành 7/2017 đã định hướng hoạt động giáo dục ở các trường phổ
thông là nhằm: “Phát triển phẩm chất và năng lực của người học, tạo môi
trường học tập và rèn luyện giúp học sinh (HS) phát triển hài hoà về thể chất
và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề
nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết
để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần
cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công
nghiệp mới…”. Ngoài ra, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng xác
định rõ những năng lực cốt lõi của HS bao gồm: năng lực tự chủ và tự học,
năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực
tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội…[4]


2
Thực hiện theo tinh thần của nghị quyết số 29NQ/TW, các trường phổ
thông đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học gồm những nội

dung như: sử dụng phần mềm, các kho tài liệu mở,… Trong đó có ứng dụng
của E-Learning trong dạy học.
E-Learning là một hình thức đào tạo sử dụng thành tựu của khoa học
công nghệ, đặc biệt là thành tựu công nghệ thông tin. E-Learning sử dụng các
phương tiện như Internet, E-mail, CD-Rom,… Những phương tiện học tập
không bị giới hạn về không gian và thời gian như “phòng học”, “bảng đen”,
“giờ học” truyền thống. Chính vì thế , sự ra đời của E-Learning mọi người
không còn phải lo ngại vì không thể tham gia vào khóa học họ mong muốn.
Với khả năng truyền đạt nội dung phong phú, đa dạng, hấp dẫn về hình thức,
khả năng phân phát nội dung rộng rãi, hiệu quả kinh tế cao, E-Learning đang
dần được mọi người đón nhận và ưa chuộng.
Từ khi ra đời đến nay, E-Learning phát triển ngày càng mạnh mẽ và đã
xâm nhập vào các hoạt động trong giáo dục và đào tạo ở hầu hết các nước
trên thế giới. Nhiều quốc gia đã và đang ứng dụng khá thành công E-Learning
trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo với những hệ thống công nghệ hiện đại
như: Mỹ, Nhật, Anh, Hàn Quốc,…
Ở Việt Nam cũng đã có sự quan tâm đến E-learning. Thể hiện ở việc Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức bốn cuộc thi E-Learning. Cuộc thi E-Learning
lần I được tổ chức từ 2009-2011. Cuộc thi E-Learning lần thứ II được tổ chức
từ 2011-2013. Cuộc thi E-Learning lần thứ III được tổ chức từ 2013-2015.
Cuộc thi E-Learning lần thứ IV được tổ chức từ 2015-2017. Qua bốn lần tổ
chức có thể thấy nội dung các bài giảng E-learning tập trung vào hai vấn đề
chính là dư địa chí và các bài giảng trong chương trình giáo dục. Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã tập hợp được 4332 bài giảng E-Learning, trong đó tập trung
nhiều nhất về phần “dư địa chí” với 1026 bài giảng. Số lượng bài giảng về
vật lí chỉ có 213 bài, chiếm 6.5% so với tổng số bài giảng trong hệ thống. Về
số lượng bài giảng E-learning trong vật lí lớp 10 theo thống kê của bộ giáo
dục và đào tạo thì chỉ có 18 bài giảng – một con số khá khiêm tốn so với tổng



3
số các bài theo phân phối chương trình vật lí lớp 10 hiện hành là 40 bài giảng.
Không kể đến trong số các bài giảng đó có nhiều bài có nội dung trùng lặp.
Đánh giá về kĩ năng thiết kế các bài giảng của giáo viên (GV) trên địa
bàn Phú Thọ nói riêng chúng tôi nhận thấy việc tham gia thiết kế bài giảng Elearning của các GV Phú Thọ cũng không nhiều. Chỉ có 51 bài dự thi tham
gia cuộc thi E-Learning lần thứ IV nhưng cũng không có bài nào được lựa
chọn vào vòng chung khảo của cuộc thi trong khi đó tỉnh Vĩnh Phúc có tới
1984 bài dự thi và đã có 137 bài thi lọt vào vòng chung khảo. Điều này cho
thấy sự hiểu biết và kỹ năng thiết kế bài giảng E-Learning của các GV trong
tỉnh Phú Thọ còn hạn chế.
Từ thực tiễn ý thức được vai trò của E-Learning trong dạy học. Đặc
biệt kỹ năng thiết kế các bài giảng E-Learning trong môn vật lí còn hạn chế
nên tôi lựa chọn đề tài“ Thiết kế một số bài giảng E-Learning trong dạy
học vật lí 10 – Chương trình cơ bản” với mong muốn hỗ trợ cho HS tự học
ở nhà, học theo phong cách học và học mọi lúc mọi nơi từ đó góp phần nâng
cao hiệu quả học tập của HS trước yêu cầu mới của giáo dục và đào tạo.
2. Mục tiêu khóa luận
Thiết kế được một số bài giảng E-Learning trong chương trình vật lí 10
– chương trình cơ bản, thử nghiệm bài giảng trong dạy học ở trường phổ
thông và đánh giá kết quả thu được.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về E-Learning: khái niệm E-learning, lịch sử phát triển, ưu
điểm và nhược điểm, vai trò của E-learning trong dạy học.
- Tìm hiểu cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng ELearning.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học E-Learning ở Việt Nam và tỉnh Phú Thọ.
- Thiết kế một số bài giảng E-learning trong chương trình vật lí 10.
- Thực nghiệm sư phạm kiểm chứng tính khả thi của bài giảng .


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC E-LEARNING
1.1. Tổng quan về E-Learning
1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của E-learning
Thuật ngữ E-learning xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 10-1999 trong
một hội nghị Quốc tế về CBT (Computer - Based Training). Từ thời điểm đó,
các cụm từ như “online learning” (học trực tuyến) hay “virtual learning”
(học tập ảo) bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều. Có thể nói, kết hợp với các từ
cụm từ “online learning” hay “virtual learning”, E-learning mô tả một
cách đầy đủ về một môi trường học tập chuyên nghiệp. Trong đó, người học
có thể tương tác với môi trường học tập trực tuyến thông qua Internet hoặc
các phương tiện truyền thông điện tử khác (intranet, extranet, truyền hình
tương tác, CD-Rom,...).
Rất lâu trước khi Internet ra đời, các khóa học từ xa đã được Isaac
Pitman mang đến vào những năm 1840. Isaac Pitman là một GV có trình độ
và giảng dạy ở một trường tư ở Vương Quốc Anh. Ông đã dạy các HS của
mình phương pháp viết tốc ký thông qua hệ thống mail (tốc ký có thể hiểu là
một hình thức viết tắt, một phương pháp biểu tượng hóa hay viết ngắn gọn
hơn so với cách viết một ngôn ngữ thông thường). Pitman gửi các bài tập của
mình cho các HS của ông qua hệ thống mail và nhận lại các kết quả mà các
HS đã hoàn thành.[8]
Trong năm 1924, các máy thử nghiệm đầu tiên được phát minh. Thiết
bị này cho phép HS tự kiểm tra. Sau đó, vào năm 1954, BF Skinner, một giáo
sư Đại học Harvard, đã phát minh ra “teaching machine” (máy giảng dạy),
trong đó cho phép các trường học dùng các chương trình để quản lý hướng
dẫn HS của mình. Tuy nhiên cho đến năm 1960, các chương trình đào tạo dựa
trên máy tính đầu tiên mới được giới thiệu đến thế giới.
Chương trình này dựa trên máy tính đào tạo (hoặc chương trình CBT)
được biết đến như PLATO-Programmed Logic được dùng cho việc tự động



5
hoạt động giảng dạy. Nó được thiết kế cho sinh viên theo học các trường đại
học Illinois, nhưng cuối cùng lại được sử dụng trong các trường học trên toàn
khu vực.
Với sự ra đời của máy tính và internet trong những năm cuối thế kỷ 20,
các công cụ E-learning và phương pháp phân phối được mở rộng. Thế hệ
máy MAC đầu tiên ra đời trong những năm 1980 cho phép các cá nhân có thể
đặt máy tính ở nhà của họ, và điều này giúp ích cho họ rất nhiều trong việc
học tập, nghiên cứu cũng như phát triển các kỹ năng. Sau đó, trong thập kỷ
tiếp theo, môi trường học tập ảo bắt đầu thực sự phát triển mạnh, càng nhiều
người tiếp cận với nhiều thông tin trên internet và cơ hội trực tuyến thực sự
mở ra.
Trong những năm 2000, các doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng Elearning để đào tạo nhân viên của họ. Các nhân viên mới có thể dễ dàng tiếp
cận các quy trình nghiệp vụ cùng hệ thống thông tin trong hệ thống Elearning cung cấp cho họ đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cũng như kinh
nghiệm để thực hiện tốt công việc của mình. Đối với các cá nhân, việc học tập
trực tuyến thông qua hệ thống E-learning giúp họ có cơ hội chẳng những tăng
thêm về kiến thức, kỹ năng, bằng cấp, mà còn có thêm cơ hội làm phong phú
thêm đời sống tinh thần của họ.[8]
Vào khoảng năm 2010 trở đi, sự bùng nổ về công nghệ ứng dụng trên
các nền tảng di động hay sự phát triển vượt bậc của một thế hệ mạng xã hội
mới như Facebook, Google Plus, Instagram,...đã làm cho hệ thống tương tác
thông tin với người sử dụng internet trở nên phong phú hơn bao giờ hết. Qua
đó, các phương thức tương tác trên môi trường đào tạo trực tuyến cũng có
những chuyển biến thay đổi nhằm phù hợp hơn với người sử dụng. Các ứng
dụng di động kết hợp internet cho phép người học tương tác trong môi
trường E-learning mọi lúc, mọi nơi.
Cũng giống như các thị trường công nghệ khác, thị trường Elearning cũng không ngoại lệ, E-learning cũng trải qua những giai đoạn thăng
trầm. Theo Gartner, một nhà phân tích ngành công nghiệp công nghệ hàng



6
đầu thì một ngành công nghệ mới bất kỳ không bắt đầu với một nhu cầu sử
dụng cân bằng và ông đã vẽ ra một chu trình dành cho sự phát triển của Elearning, gọi là "Hype cycle for e-Learning" (chu trình cường điệu cho Elearning).
1.1.2. Khái niệm E-Learning
Có rất nhiều quan niệm và khái niệm khác nhau về E-Learning. Mỗi khái
niệm được nêu ra với những góc nhìn khác nhau, và do vậy, nội hàm của khái
niệm cũng rất khác nhau. Điển hình trong số rất nhiều khái niệm về ELearning là:
“E-Learning là một mô hình đào tạo chính quy hay khônng chính quy
hướng tới thực hiện tốt mục tiêu học tập, trong đó có sự tương tác trực
tiếp giữa người dạy và người học cũng như giữa cộng đồng học tập một
cách thuận lợi thông qua công nghệ thông tin và truyền thông.”(PSG.TS
Lê Huy Hoàng)
Rõ ràng, với những quan niệm khác nhau về E-Learning, chúng sẽ có
những đặc điểm khác nhau; cách thức dạy học cũng diễn ra khác nhau; hạ
tầng công nghệ, cách thức triển khai, ưu điểm, hạn chế của E-Learning cũng
khác nhau. Sẽ không có tài liệu nào đề cập được đầy đủ về E-Learning theo
tất cả những quan niệm trên. Và do vậy, trong tài liệu này cũng cần phải thống
nhất một khái niệm để khoanh vùng E-Learning. Trên cơ sở đó, đề cập tới
những nội dung mang tính trọn vẹn, có ích nhất cho người học.
Trên cơ sở tham khảo nhiều định nghĩa, xem xét bản chất trong từng
trường hợp, căn cứ vào trải nghiệm của tác giả trong thời gian qua, có thể
hiểu, E-Learning là một hình thức học tập thông qua mạng Internet dưới
dạng các khóa học và được quản lý bởi các hệ thống quản lý học tập đảm
bảo sự tương tác, hợp tác ñáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi của người
học.
Theo cách hiểu trên (và được sử dụng trong tài liệu này), một hệ thống ELearning phải đảm bảo được các điều kiện dưới đây:
- Sử dụng mạng Internet;



7
- Tồn tại dưới dạng các khóa học;
- Sử dụng các hệ thống quản lý học tập;
- Đảm bảo sự tương tác, hợp tác trong học tập.

1.1.3. Các yêu cầu với bài giảng E-learning
Bài giảng e-Learning được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng, có khả
năng tích hợp đa phương tiện truyền thông (multimedia) gồm phim (video),
hình ảnh, đồ hoạ, hoạt hình, âm thanh, tiếng nói…), tuân thủ một trong các
chuẩn SCORM, AICC (Có Phụ lục đính kèm giới thiệu một số phần mềm
công cụ đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn và được khuyến cáo sử dụng).
Bài giảng được xây dựng theo bài, theo chương, theo cả chương trình
môn học hoặc theo mô đun, không nhất thiết làm cả một chương trình hoàn
chỉnh theo khối lớp. Tuy nhiên bài giảng cần hoàn chỉnh ở một mô đun kiến
thức nhất định.[3]
Nội dung bài giảng cần có các trang trắc nghiệm tương tác để củng cố
kiến thức, kích thích người học học một cách tích cực.
Tư liệu giảng dạy: Các tư liệu của xã hội, GV tự tạo video quay các bài
thí nghiệm thật và tự chụp các ảnh tư liệu nếu có điều kiện (ảnh di tích, ảnh
nhân vật lích sử, ảnh thiết bị…); tự vẽ hình đồ hoạ (graphic).
Có ghi âm lời giảng của GV và cho xuất hiên hình hoặc video GV
giảng bài khi cần thiết. Sử dụng các công cụ quay phim thao tác màn hình để
làm bài giảng về hoạt động của các phần mềm cho môn tin học và các môn
học khác.
Các yêu cầu khác của bài giảng E-learning được thể hiện trong bảng
1.1 dưới đây.


8
Bảng 1.1. Yêu cầu của một bài giảng E-learning

Tiêu chí
Mục tiêu chính của việc

Mô tả/Yêu cầu
- Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn.

xây dựng các bài giảng

- Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử,

điện tử

đáp ứng tính cá thể trong học tập.
- Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi

Kĩ năng trình bày

lúc.
- Mầu sắc không lòe loẹt.
- Không có âm thanh ồn ào, nhạc nổi lên lia lịa.
- Chữ đủ to, rõ, không bé quá.
- Không ghi nhiều chữ chi chít.
- Mỗi slide nên có tít chủ đề.

Kĩ năng thuyết trình

- Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn.
- Tránh không thao thao bất tuyệt từ đầu đến
cuối,
- Hãy đặt câu hỏi trao đổi, khuyến khích người

học phát biểu.
- Trước khi đi thuyết trình, giảng bài, cần tìm
hiểu đối tượng nghe giảng là ai ? tâm lý và mong
muốn có họ? Cố gắng hãy nói cái họ cần hơn là
nói cái mình có.
- Đáp ứng tiêu chí tự học:
+ Có nội dung phù hợp.

Kĩ năng Multimedia

+ Có tính sư phạm.
- Có âm thanh
- Có video ghi GV giảng bài.
- Có hình ảnh, video clips minh họa về chủ đề
bài giảng.
- Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ
dùng, có thể online hay offline… (Giải quyết
vấn đề mọi lúc, mọi nơi).


9
Soạn các câu hỏi

Các câu hỏi ở đây không phải là để thi cử, lấy
điểm. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích
thích tính động não của người học, thực hiện
phương châm lấy người học làm trung tâm, chú
trọng tính chủ động. Có những nội dung không
nên giảng luôn, mà chuyển sang thảo luận, trả


Có nguồn tư liệu phong

lời câu hỏi gợi ý.
- Tài liệu, website tham khảo để người học tự

phú liên quan đến bài

chủ đọc thêm.

học

- Tránh việc trích dẫn tràn lan;

1.1.4. Ưu điểm và hạn chế của E-Learning
1.1.4.1.Ưu điểm của E-Learning
E-Learning đang phát triển mạnh mẽ và được coi là phương thức đào
tạo cho tương lai. Có được điều đó là do nó thể hiện được nhiều những ưu
điểm quan trọng. Những đặc điểm nổi bật của E-Learning so với đào tạo
truyền thống được liệt kê ở dưới đây:
Mở rộng phạm vi giảng dạy: Tổ chức lớp học trong các phòng học
hay tại các trung tâm đào tạo bị hạn chế bởi hai yếu tố: không gian và địa
điểm[3]. Số lượng người học trong một phòng học nhất định bị giới hạn bởi
sức chứa của phòng học đó. Trong khi đó, với e-learning, số người học của
mỗi chương trình đào tạo sẽ tăng lên đáng kể. Nhiều người có thể tham gia
học mà không cần phải tập trung về một địa điểm mà có thể tham gia các
chương trình đào tạo qua mạng Internet hoặc có thể học tập và nghe giảng
một cách thoải mái ngay tại nhà riêng của mình.
Giảng dạy tập trung: Không giống như những lớp học truyền thống,
nơi chỉ một người dạy duy nhất sẽ chịu trách nhiệm dạy cho một nhóm lớn
các HS từ khoảng 20 đến 40 người. Học online với e-learning thường có tỷ lệ

một GV – một HS. Trong hệ thống đào tạo trực tuyến, HS được dạy học
thông qua một chương trình giảng dạy mô phỏng. Có nghĩa là, nếu HS không


10
hiểu về một vấn đề nào đó thì vẫn có thể dễ dàng xem lại bài học của mình
chỉ bằng một cú nhấp chuột đơn giản.
Tiết kiệm thời gian và tiền bạc: Người học trực tuyến sẽ tiết kiệm
được cả thời gian và tiền bạc vì trường học của họ sẽ ở ngay trước màn hình
máy tính.
Tự định hướng: Vì là khóa học trực tuyến trong một số dịch vụ, người
học có thể tự định hướng cho mình, bằng cách chọn khóa học phù hợp nhất
đối với trình độ, sở thích, mục tiêu của bản thân.
Tự điều chỉnh: Với học trực tuyến, người học có thể tự điều chỉnh nhịp
điệu khóa học cho mình, nghĩa là người học có thể học từ từ hay nhanh do
thời gian mình tự sắp xếp hay do khả năng tiếp thu kiến thức của mình.
Tính linh hoạt: Tính linh hoạt của một khóa học trực tuyến là rõ ràng
bởi vì bản chất của Internet, nền tảng của công nghệ cho việc học trực tuyến
là linh hoạt. Từ khi đăng ký học đến lúc hoàn thiện người học có thể học theo
thời gian biểu mình định ra. Không bị gò bó bởi thời gian và không gian lớp
học dù bạn vẫn đang ở trong lớp học “ảo”. Tính linh hoạt còn thể hiện ở “tự
định hướng” và “tự điều chỉnh” như trình bày ở phần trên.
Tính đồng bộ: Giáo trình và tài liệu của các khóa học trực tuyến là có
tính đồng bộ cao vì các hầu hết học trình cùng tài liệu được soạn thảo và đưa
vào chương trình dạy được xem xét và đưa lên trang trực tuyến từ ban đầu.
Do vậy, tính đồng bộ được đảm bảo.
Tương tác và hợp tác: Học trực tuyến người học có thể giao lưu và
tương tác với nhiều người cùng lúc. Họ cũng có thể hợp tác với bạn bè trong
nhóm học trực tuyến để thảo luận và làm bài tập về nhà. Ngày nay, việc tương
tác và hợp tác trên Internet là phổ biến qua forum, blog, Facebook… và có thể

tận dụng Internet để “vừa làm vừa học vừa chơi”.
Hiệu quả: Học trực tuyến giúp người học không chỉ tiết kiệm chi phí
mà còn đáp ứng đúng với nhu cầu của mình.


11
Dễ tiếp cận và thuận tiện: Dịch vụ học trực tuyến dựa trên công nghệ là
Internet, vì vậy việc tiếp cận rất dễ dàng. Người học có thể tiếp cận và học bất
cứ nơi đâu. Đây cũng chính là tính thuận tiện của việc học trực tuyến[3].
1.1.4.2. Hạn chế của E-Learning.
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội của e-Learning kể trên, hình thức dạy
học này còn tiềm ẩn một số hạn chế sau:
Về phía người học
-

Tham gia học tập dựa trên e-Learning đòi hỏi người học phải có khả
năng làm việc độc lập với ý thức tự giác cao độ. Bên cạnh đó, cũng
cần thể hiện khả năng hợp tác, chia sẻ qua mạng một cách hiệu quả
với giảng viên và các thành viên khác.

-

Người học cũng cần phải biết lập kế hoạch phù hợp với bản thân, tự
định hướng trong học tập, thực hiện tốt kế hoạch học tập đã đề ra.

Về phía nội dung học tập
-

Trong nhiều trường hợp, không thể và không nên đưa các nội dung
quá trừu tượng, quá phức tạp. Đặc biệt là các nội dung liên quan tới

thí nghiệm, thực hành mà Công nghệ thông tin không thể hiện
được hay thể hiện kém hiệu quả.

-

Hệ thống E-Learning cũng không thể thay thế được các hoạt động
liên quan tới việc rèn luyện và hình thành kỹ năng, đặc biệt là kỹ
năng thao tác vận động.

Về yếu tố công nghệ
-

Sự hạn chế về kỹ năng công nghệ của người học sẽ làm giảm đáng
kể hiệu quả, chất lượng dạy học dựa trên e-Learning.

-

Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ thông tin (mạng internet, băng
thông, chi phí...) cũng ảnh hưởng đáng kể tới tiến độ, chất lượng
học tập.

1.1.5. Các hình thức của E-Leaning
Là một hệ thống học tập mềm dẻo và linh hoạt, có thể tổ chức dạy
học theo nhiều hình thức khác nhau. Dưới góc độ vai trò của hệ thống


12
E-Learning trong việc hoàn thành một khóa học, có thể kể ra hai hình
thức học tập (mode of learning) chính là học tập trực tuyến và học tập hỗn
hợp.

Học tập trực tuyến (Online learning)
Là hình thức, việc hoàn thành khóa học được thực hiện toàn bộ trên môi
trường mạng thông qua hệ thống quản lý học tập. Theo cách này, E-Learning
chỉ khai thác được những lợi thế của E-Learning chứ chưa quan tâm tới thế
mạnh của dạy học giáp mặt.
Thuộc về hình thức này, có hai cách thể hiện là dạy học đồng bộ
(Synchronous Learning) khi người dạy và người học cùng tham gia vào hệ
thống quản lý học tập và dạy học không đồng bộ (Asynchronous Learning),
khi người dạy và người học tham gia vào hệ thống quản lý học tập ở những
thời điểm khác nhau[8].
Học tập hỗn hợp (Blended learning)
Đây là hình thức học tập, triển khai một khóa học với sự kết hợp của hai hình
thức học tập trực tuyến và dạy học giáp mặt[8]. Theo cách này, E-Learning
được thiết kế với mục đích hỗ trợ quá trình dạy học và chỉ quan tâm tới những
nội dung, chủ điểm phù hợp nhất với thế mạnh của loại hình này. Còn lại,
với những nội dung khác vẫn được thực hiện thông qua hình thức dạy học
giáp mặt với việc khai thác tối đa ưu điểm của nó. Hai hình thức này cần được
thiết kế phù hợp, có mối liên hệ mật thiết, bổ sung cho nhau hướng tới mục
tiêu nâng cao chất lượng cho khóa học.
Với đặc điểm như trên, đây là hình thức được sử dụng khá phổ biến với nhiều
cơ sở giáo dục trên thế giới, kể cả các nước có nền giáo dục phát triển.
1.2 Vai trò của E-learning trong dạy học vật lí
Sử dụng hệ thống E-Learning trong: Đổi mới phương pháp dạy học, hỗ
trợ quá trình giảng dạy của GV, hỗ trợ quá trình học tập của HS, làm công cụ
quản lý dạy và học, trong việc phổ biến kiến thức cho mọi người.


13
Giúp HS chủ động hơn trong việc học tập và kiểm tra kiến thức về môn
vật lí. Giúp GV quản lí được các hoạt động học của HS. Bên cạnh đó còn phát

triển được kỹ năng tin học cho GV thực hiện.
1.3. Các hình thức tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của E-learning.
Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT – Technology-Based Training) là
hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ
thông tin.
Đào tạo dựa trên máy tính (CBT – Computer-Based Training). Hiểu
theo nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kì một hình thức đào tạo nào có sử
dụng máy tính. Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp
để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài
trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới
bên ngoài. Thuật ngữ này được hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM Based
Training[3].
Đào tạo dựa trên web (WBT – Web-Based Training) : là hình thức đào
tạo sử dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học,
thông tin về người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ
dàng truy nhập thông qua trình duyệt Web. Người học có thể giao tiếp với
nhau và với GV, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail…
thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao
tiếp với mình.
Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training) : là hình thức đào tạo có
sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học chẳng hạn như lấy tài liệu học,
giao tiếp giữa người học với nhau và với GV…
Đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thức
đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí
không cùng một thời điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội
thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web.
1.4. Thực trạng dạy và học theo E-Learning ở Việt Nam
1.4.1. Những chủ trương và giải pháp lớn



14
CNTT đối với giáo dục Việt Nam phát triển mạnh mẽ khi bước vào thế
kỉ 21. Chỉ thị 58 – CT/TW ngày 17/02/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, nêu rõ “Đẩy mạnh công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và
đào tạo ở các cấp học, bậc học, các ngành học. Phát triển các hình thức đào
tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt, tập trung
phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối mạng
internet tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo”[5].
Thực hiện Chỉ thị số 29 (năm 2001) về việc tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong giai đoạn giáo dục 2002 – 2003 và Chỉ thị số 55 (năm
2008) về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn giáo
dục 2008 – 2012, trong những năm qua, hạ tầng CNTT trong ngành giáo dục
được đầu tư mạnh mẽ với việc hoàn thành “mạng giáo dục Edunet” năm 2010
(chương trình hợp tác giữa Bộ giáo dục và đào tạo với tập đoàn viên thông
quân đội viettel), kết nối Internet băng thông rộng đến tất cả các cơ sở giáo
dục từ mầm non đến đại học. Nhiều trường đại học, cao đẳng đã trang bị hạ
tầng CNTT, thiết bị dạy học hiện đại và từng bước triển khai E-Learning. Một
số khóa học trực tuyến, dạy học qua mạng được mở ra.
Chủ trương của Bộ giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn tới là tích cực
triển khai các hoạt động xây dựng một xã hội học tập mà ở đó mọi công dân
(từ THPT, SV, các tầng lớp người lao động…) đều có cơ hội được học tập, bất
cứ lúc nào (any time), bất cứ nới đâu (any where) và học tập suốt đời (life
long learning). Để thực hiện được mục tiêu trên, E-Learning có một vai trò
chủ đạo trong việc tạo ra một môi trường học tập ảo.
1.4.2. Một số khó khăn khi triển khai E – Learning ở Việt Nam
Một là: Về xây dựng nguồn tài nguyên bài giảng: Để soạn bài giảng ELearning có chất lượng đòi hỏi tốn nhiều công sức của GV. Hiện nay chế độ
hỗ trợ chưa phù hợp với công sức bỏ ra để soạn bài giảng E- Learning, vì vậy
chưa khuyến khích được GV. Đời sống của GV gặp nhiều khó khăn, áp lực thi
cử, bệnh thành tích trong giáo dục… hậu quả là GV không có thời gian đầu tư



15
cho E-Learning. Nhiều GV giỏi về chuyên môn và khả năng sư phạm, sử
dụng phần công nghệ (ghi hình, thu âm, sử dụng phần mềm) còn hạn chế nên
chưa phát huy được đội ngũ này.
Hai là: Về phía người học: Học tập theo phương pháp E-Learning đòi
hỏi người học phải có tinh thần tự học, do ảnh hưởng của cách học thụ động
truyền thống, tâm lí học phải có thầy (không thầy đố mày làm nên), nội dung
quá tải tại trường… dẫn đến việc tham gia học E-Learning chưa trở thành
động lực học tập. Nhiều HS nghèo, nhất là ở vùng sâu vùng xa, chưa thể trang
bị máy vi tính kết nối Internet, nhiều thông tin trên mạng Internet dẫn đến gia
đình lo lắng khi con em mình vào mạng cũng là lí do hạn chế E-Learning.
Ba là: Về cơ sở vật chất: Đòi hỏi phải có hạ tầng CNTT đủ mạnh, có
đường truyền cáp quang, xây dựng Website trường học và Website ELearning hoàn chỉnh chi phí cao, nếu không tận dụng hết khả năng của Web
sẽ gây lãng phí.
Bốn là: Về nhân lực phục vụ Website E – Learning: Cần có cán bộ
chuyên trách phục vụ sự hoạt động của hệ thống E-Learning. Tuy nhiên, theo
quy định hiện tại chưa có cơ hế hoạt động này ở các trường.
1.4.3. Thực trạng dạy và học theo E-learing ở trường phổ thông hiện nay
Thực hiện khảo sát với 25 GV trường THPT Việt Trì thuộc chuyên môn
Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học vào tháng 3/2018 về việc tổ chức dạy học và
soạn bài giảng E-learning trong nhà trường. Kết quả khảo sát được thể hiện
trong bảng
Bảng 1.2. Tổng hợp kết quả phỏng vấn giáo viên.
Câu

Phương án trả lời

Câu 1. Bài giảng E - Learning là A.


Rất

thường

bài giảng điện tử ứng dụng công xuyên
B. Thường xuyên
nghệ thông tin vào giáo dục. Thầy
C. Thỉnh thoảng
(cô) thường sử dụng bài giảng E D. Hiếm khi

Ý kiến trả lời
Số
Tỉ lệ
lượng

(%)

0

0

0
2
10

0
8
40



16
Learning?

E. Không bao giờ

Câu 2. Theo thầy (cô) giữa bài A. Có khác biệt
B. Không khác biệt
giảng E - Learning và cách học

13

52

18
7

72
28

3
17
5

12
68
20

5
20

0

20
80
0

truyền thống trên lớp có sự khác
biệt không? (Nếu có thì khác biệt
như thế nào?)
Câu 3. Nội dung trong bài giảng E A. Rất đầy đủ
B. Đầy đủ
Learning có đầy đủ kiến thức và kỹ
C. Không đầy đủ
năng giúp học sinh học tập?
Câu 4: Theo các thầy (cô) có cần A. Rất cần thiết
B. Cần thiết
thiết xây dựng và phổ biến bài
C. Không cần thiết
giảng E - Learning trong trường

học và trên internet hay không?
Từ kết quả phỏng vấn của GV ở trường THPT Việt Trì cho thấy việc
dạy học và thiết kế bài giảng E-learning ở nhà trường còn nhiều hạn chế. GV
rất hiếm khi, thậm chí không bao giờ sử dụng bài giảng E-learning mặc dù
GV nhận thấy là việc xây dựng và phổ biến bài giảng E-Learning trong nhà
trường là cần thiết (80% ý kiến) và rất cần thiết (20% ý kiến). Các GV cũng
đánh giá là bài giảng E-Learning chứa đựng nội dung kiến thức là đầy đủ
(68% ý kiến) và rất đầy đủ (20%). Điều đó có nghĩa là HS hoàn toàn có thể tự
học với bài giảng E-Learning để giúp học sâu, ghi nhớ và vận dụng kiến thức
tốt hơn.

Tiến hành phỏng vấn 150 HS các khối 10, 11, 12 trường THPT Việt Trì
(phụ lục 2) để xem các HS có hiểu biết gì về E-learning và mong muốn của
HS với việc học tập có sự hỗ trợ của bài giảng E-learning chúng tôi thu được
kết quả như sau (bảng 1.3):


17
Bảng 1.3. Tổng hợp kết quả phỏng vấn HS
Câu

Phương án trả lời

Ý kiến trả lời
Số
Tỉ lệ
lượng
27
102

(%)
18
68

21

14

0

0


0
8
95
47
46
64

0
5,3
63,4
31,3
30,6
42,7

40

26,7

0

0

15

10

45

30


gia
D. Không bao giờ

90

60

tham gia
Câu 5. Em có mong muốn được A. Rất mong muốn
B. Mong muốn
học với bài giảng E-learning để hỗ
C. Phân vân
trợ việc học trên lớp tốt hơn D. Không mong

30
82
38
0

20
54,7
25,3
0

Câu 1. Bài giảng E Learning là bài A. Đã nghe thấy rồi
B. Chưa nghe thấy
giảng trực tuyến ứng dụng công
bao giờ
nghệ thông tin vào quá trình dạy

C. Không rõ
học. Em đã nghe nói về bài giảng
điện tử E Learning bao giờ chưa?
Câu 2: Nhà trường đã triển khai A.

Rất

thường

cách giảng dạy mới này như thế xuyên
B. Thường xuyên
nào?
C. Thỉnh thoảng
D. Hiếm khi
E. Không bao giờ
Câu 3: Theo các em giữa cách học A. Rất khác biệt
B. Có khác biệt một
truyền thống trên lớp và cách học
chút
qua bài giảng E Learning có sự
C. Không khác biệt
khác biệt không?
Câu 4. Em đã từng tham gia học A. Thường xuyên
tập với bài giảng E-Learning bao tham gia
B. Thỉnh thoảng
giờ chưa?
tham gia
C. Hiếm khi tham

không?


muốn

Qua ý kiến trả lời của HS, cho thấy nhiều em chưa biết tới thuật ngữ Elearning (68% ý kiến), các em đánh giá việc nhà trường tổ chức dạy học E-


18
learning là hiếm khi (63,4% ý kiến), không bao giờ (31,3% ý kiến). Một tỉ lệ
rất cao (90%) ý kiến cho rằng mình chưa từng/hiếm khi tham gia học tập với
các bài giảng E-learning. Tuy nhiên, có tới 74,7% ý kiến mong muốn và rất
mong muốn được học với bài giảng E-learning.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã làm góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của
việc ứng dụng bài giảng E-learning trong dạy học vật lí theo hướng tăng
cường tính tích cực, chủ động cho HS. Cụ thể là:
- Đã trình bày tổng quan về E-Learning, tình hình phát triển E-Learning
trên thế giới và ở Việt Nam. Cho thấy E-Learning có nhiều ưu điểm, phù hợp
với định hướng đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay. Từ đó
kết hợp với những nhận định tổng quan về tồn tại của một số bài giảng ELearning trong dạy học, để đề suất và thiết kế bài giảng E-learning theo
hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS nhằm nâng cao chất lượng
dạy học.
- Dựa vào kết quả tìm hiểu thực trạng dạy học E-learning ở trường phổ
thông cho thấy cần thiết phải phổ biến và thiết kế bài giảng E-learning gắn với
các môn học nhất là các môn học thuộc lĩnh vực tự nhiên.


19
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG E-LEARNING VẬT LÝ 10
CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN

2.1. Quy trình thiết kế bài giảng E-learning
Các bài giảng E-learning thiết kế trong khóa luận được thực hiện theo
quy trình gồm 5 bước như sau[3]:

Hình 2.1. Quy trình thiết kế bài giảng E-learning
2.1.1. Xác định mục tiêu và kiến thức cơ bản của bài học
Người thực hiện là GV và tổ bộ môn. Lưu ý, bám sát nội dung chương
trình; nghiên cứu kỹ giáo trình và tài liệu tham khảo; xác định nội dung trọng
tâm.
Trong dạy học hướng tập trung vào HS, mục tiêu phải chỉ rõ học xong
bài, HS đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là
mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà HS có được sau bài học.
Người thực hiện cần đọc kĩ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu
tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới
của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức,
kĩ năng, thái độ. Đó chính là mục tiêu của bài.


20
Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa, giáo trình
được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp
xếp một cách lôgíc, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao.
Bởi vậy, cần bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa và
giáo trình bộ môn. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm
bảo tính thống nhất của nội dung dạy học.
Mặt khác, các kiến thức trong sách giáo khoa, giáo trình đã được qui
định để dạy học. Do đó, chọn kiến thức cơ bản là chọn kiến thức ở trong đó
chứ không phải là ở tài liệu nào khác.
Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài, GV cần
phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần

giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản.
Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp
xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến
thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này
thực sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được
dễ dàng.
Cũng cần chú ý việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc
không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa,
giáo trình đã dày công xây dựng.
2.1.2. Xây dựng kho tư liệu phục vụ bài giảng
Người thực hiện là giảng viên/GV và nhóm kỹ thuật. Nguồn tư liệu này
thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ internet,... hoặc
được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng
các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia Flash, Photoshop, các
phần mềm cắt ghép nhạc, chỉnh sửa video...
Khi tiến hành, cần chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến
trong bài học để đặt liên kết. Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất
lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh


×