Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

skkn ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học vật lý 10 chương trình cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 39 trang )

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC
VẬT LÝ 10 CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
Người thực hiện: HÀ VĂN HẢI.
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: VẬT LÝ 10. 
- Lĩnh vực khác: 
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2013 – 2014
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: HÀ VĂN HẢI
2. Ngày tháng năm sinh: 30 Tháng 5 Năm 1978.
3. Nam, nữ: Nam.
4. Địa chỉ: 27/A Tổ - Khu phố 1 – Phường Tân Hiệp.
5. Điện thoại:0905 525 978 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0613 896 662
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Tổ Trưởng chuyên môn.
8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Vật Lý.
9. Đơn vị công tác:Trường PTDT Nội Trú Tỉnh.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc Sĩ


- Năm nhận bằng: 2010
- Chuyên ngành đào tạo: Vật Lý Hạt nhân Nguyên tử và Năng
lượng cao.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Vật Lý.
Số năm có kinh nghiệm: 12 năm.
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Ứng dụng
bản đồ tư duy trong dạy học Vật Lý 12 chương trình cơ bản.
2
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
o Để học tốt môn Vật lý học sinh cần có thói quen học tập sao cho khoa
học, hợp lý, cụ thể là phải đọc và soạn bài kỹ trước khi lên lớp, làm các bài tập
về nhà.
o Các em cần xây dựng cho chính mình lòng yêu thích môn học. Đây là
một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn này. Có nhiều các nhưng
cơ bản học sinh phải thấy môn học dễ học, dễ nhớ thì sẽ yêu thích môn
học. Để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng
cần tìm đọc thêm sách tham khảo, đồng thời, nên làm nhiều bài tập bắt
đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó…Việc làm bài tập
nhiều sẽ giúp ta rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung
cho lý thuyết; đọc thêm nhiều sách, chúng ta mới nắm chắc và hiểu đúng,
sâu sắc hơn những kiến thức trong sách giáo khoa.
o Thảo luận, trao đổi học nhóm: khi có điều kiện, các em nên thành
lập nhóm học tập từ 03 đến 05 học sinh để học chung, vì như thế rất giúp
ích cho việc gỡ rối những vướng mắc thông qua thảo luận, chia sẻ giữa
các thành viên với nhau.
o Thực trạng của việc học môn Vật lý ơ học sinh khối 10 mới vào
trường qua kết quả điều tra thu được 25 % học sinh không bao giờ làm bài
tập về nhà, 90 % học sinh không bao giờ tìm đọc các tài liệu Vật Lý, 80 %
học sinh tự học môn Vật Lý, 70% học sinh không bao giờ giơ tay phát

biểu và 45 % học sinh cho rằng việc học tập và nghiên cứu môn Vật Lý ở
phổ thông là không cần thiết. Đây là tình trạng đáng báo động, đòi hỏi tổ
bộ môn và các giáo viên giảng dạy có biện pháp giáo dục, rèn luyện và
thúc đẩy để hướng các em tới một thái độ học tập tốt hơn.
o Vậy tổ bộ môn Vật lý phải có phương pháp như thế nào để giúp
các em có thói quen học tập khoa học, xây dựng lòng yêu thích môn học.
o Dựa trên kết quả đã đạt được ở đề tài “Ứng dụng bản đồ tư duy
trong dạy học Vật Lý 12 chương trình cơ bản” Tổ bộ môn thấy sự cần
thiết phải nghiên cứu xây dựng đề tài ở môn Vật Lý 10 trong trường, để
góp phần khắc phục những hạn chế nêu trên, giúp học sinh học tốt hơn và
từ đó có thể mở rộng phương pháp này cho những môn học khác.
o Đây là lý do Tôi tiếp tục nghiên cứu xây dựng đề tài: Ứng dụng
bản đồ tư duy trong dạy học Vật Lý 10 chương trình cơ bản. Qua việc tìm
hiểu và vận dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy, tôi nhận thấy
phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy và việc
học tập của học sinh. Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý ngại học Vật lý,
khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho
các em cái nhìn mới, phương pháp tư duy mới về môn học Vật lý. Kết quả
nghiên cứu cho đến thời điểm hiện tại đối với học sinh lớp 10A
1
và 10A
3
3
ở trường PT dân tộc nội trú đã mang lại những hiệu quả nhất định mà tôi
muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm
này.
o
- II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
- 1. Tổng quan về bản đồ tư duy.
o Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để

mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư
duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp
giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt
động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận
của não.
o Bản đồ tư duy giúp học sinh có được phương pháp học hiệu quả
hơn: Việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một
biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực
tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các
em thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và
không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến
thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh khi đọc
sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông
tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo
bản đồ tư duy trong dạy và học sẽ gúp học sinh có được phương pháp
học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
o Bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số
kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu
và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ
của mình vì vậy việc sử dụng bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một
cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. [3]
- 2. Bản chất phương pháp dạy học bằng Bản đồ tư duy.
- a. Bản đồ tư duy tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu
đẳng:
o - Sự hình dung: Bản đồ tư duy có rất nhiều hình ảnh để bạn
hình dung về kiến thức cần nhớ. Đây là một trong những nguyên tắc quan
trọng nhất của trí nhớ siêu đẳng. Đối với não bộ, bản đồ tư duy giống
như một bức tranh lớn đầy hình ảnh màu sắc phong phú hơn là một bài
học khô khan, nhàm chán.
o - Sự liên tưởng, tưởng tượng: Bản đồ tư duy hiển thị sự liên

kết giữa các ý tưởng một cách rất rõ ràng.
4
o - Làm nổi bật sự việc: Thay cho những từ ngữ tẻ nhạt đơn
điệu, bản đồ tư duy cho phép giáo viên và học sinh làm nổi bật các ý
tưởng trọng tâm bằng việc sử dụng những màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa
dạng. Hơn nữa, việc bản đồ tư duy dùng rất nhiều màu sắc khiến giáo
viên và học sinh phải vận dụng trí tưởng tượng sáng tạo đầy phong phú
của mình. Nhưng đây không chỉ là một bức tranh đầy màu sắc sặc sỡ
thông thường, bản đồ tư duy giúp tạo ra một bức tranh mang tính lý luận,
liên kết chặt chẽ về những gì được học.
o b. Bản đồ tư duy sử dụng cả hai bán cầu não cùng một lúc:
o Bản đồ tư duy thật sự giúp tận dụng các chức năng của não trái
lẫn não phải khi học. Đây chính là công cụ học tập vận dụng được sức
mạnh của cả bộ não. Nếu vận dụng đúng cách, nó sẽ hoàn toàn giải phóng
những năng lực tiềm ẩn trong học sinh, đưa các em lên một đẳng cấp mới.
[3]
o 3. Các cách thường sử dụng và những hạn chế.
o a. Dùng bản đồ tư duy để dạy bài mới.
o Qua thực tế sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học tôi nhận
thấy phương pháp này thực sự phát huy tác dụng đối với những học sinh
có tố chất, tiếp thu nhanh có khả năng liên tưởng các vấn đề, nhạy bén
phán đoán tình huống. Nhưng trước học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số
đa số các em tư duy còn chậm, nên khi dạy ngay một bài bằng bản đồ tư
duy thì học sinh dễ hoang mang, không nắm được bản chất của vấn đề,
khó phát hiện ra sự liên hệ giữa các đơn vị kiến thức trong bài với nhau và
giữa bài này với bài khác.
o b. Giảng dạy như thông thường rồi yêu cầu học sinh trình
bày lại bằng bản đồ tư duy:
o Phương pháp này cũng có rất nhiều tác dụng giúp học sinh
củng cố nắm chắc bài đã học nhận thấy được mối liên hệ giữa các đơn vị

kiến thức trong bài dễ dàng và cũng dễ thấy được mối liên hệ giữa các
kiến thức trong một chương. Nhưng phương pháp này cũng có những hạn
chế nhất định đó là: không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học
sinh. Đôi khi còn gò ép, học sinh thường cố gắng nhớ lại kiến thức đã
được nghe giảng để tìm mối liên hệ giữa chúng, nhiều khi cũng gặp nhiều
sai sót khi đưa ra những mối liên hệ, những kết luận không đúng chỗ.
o 4. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
o Trong quá trình giảng dạy tôi đã xây dựng bản đồ tư duy dưới
dạng câu hỏi gợi mở, yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp bằng
việc trả lời câu hỏi trong bản đồ tư duy đã có những giải pháp:
5
o Đã giúp học sinh đam mê soạn bài ở nhà một các dễ dàng, nhanh
chóng, rèn luyện phương pháp học tập khoa học. không làm mất đi tính
chủ động, sáng tạo của học sinh.
o Học sinh có thể chia nhỏ và chia thêm nhiều nhánh kiến thức, tìm
mối liên hệ gữa các kiến thức và thể hiện trên bản đồ tư duy của mình.
Sau khi nghe giảng học sinh sửa chữa, hoàn thiện lại bản đồ tư duy cho
bài học của mình. Trong việc ôn tập chương không có bản đồ tư duy
dưới dạng câu hỏi gợi mở của giáo viên, học sinh có thể tự lập bản đồ tư
duy sau khi học xong mỗi chương dựa trên thói quen. Sau khi trao đổi
nhóm, hoặc phát hiện kiến thức liên quan trong bài tập, hay trong thực tế
cuộc sống học sinh vẽ thêm các nhánh kiến thức nhằm hiểu sâu hơn kiến
thức bài học.
o
- III. TỔ CHỨC THƯC HIỆN
- 1. Nguyên tắc xây dựng bản đồ tư duy dưới dạng câu hỏi gợi
mở.
o Trong quá trình giảng dạy tôi đã xây dựng bản đồ tư duy dưới
dạng câu hỏi gợi mở, yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp bằng
việc trả lời câu hỏi trong bản đồ tư duy dựa trên nguyên tắc:

o a. Nguyên tắc khi giáo viên lập bản đồ:
o - Bám sát Chuẩn kiến thức kỹ năng.
o - Nêu bật kiến thức trọng tâm của bài học.
o - Các đơn vị kiển thức trình bày thứ tự theo chiều kim đồng
hồ.
o - Thể hiện rõ các đơn vị kiến thức trong bài.
o - Giúp học sinh khi trả lời câu hỏi dễ nhận thấy các mối liên
hệ giữa các đơn vị kiến thức.
o - Không làm mất đi tính chủ động, sáng tạo của học sinh,
không gò ép học sinh theo khuôn mẫu cứng nhắc.
o - Giúp học sinh dễ tìm câu trả lời khi sử dụng sách giáo
khoa.
o b. Nguyên tắc khi học sinh học tập:
o - Học sinh dựa vào bản đồ tư duy dưới dạng câu hỏi gợi mở
của giáo viên chuẩn bị bài (soạn bài) trước khi lên lớp.
o - Học sinh có thể chủ động sử dụng màu sắc, hình ảnh yêu
thích để trình bày cho dễ học, dễ nhớ.
6
o - Học sinh có thể chia nhỏ và chia thêm nhiều nhánh kiến
thức, tìm mối liên hệ gữa các kiến thức và thể hiện trên bản đồ tư duy của
mình.
o - Sau khi nghe giảng học sinh sửa chữa, hoàn thiện lại bản
đồ tư duy cho bài học của mình.
o - Trong việc ôn tập chương không có bản đồ tư duy dưới
dạng câu hỏi gợi mở của giáo viên, học sinh phải tự lập bản đồ tư duy sau
khi học xong mỗi chương.
o - Sau khi trao đổi nhóm, hoặc phát hiện kiến thức liên quan
trong bài tập, hay trong thực tế cuộc sống học sinh vẽ thêm các nhánh
kiến thức nhằm hiểu sâu hơn kiến thức bài học.
o - Trong vật lý có nhiều công thức, hình ảnh cần trình bày

đầy đủ do đó học sinh phải lựa chọn khổ giấy phù hợp.
o 2. Lập bản đồ tư duy dưới dạng câu hỏi gợi mở Vật lý 10
chương trình chuẩn.
o Dựa trên nội dung giảng dạy để lập bản lập bản đồ tư duy
dưới dạng câu hỏi gợi mở của các trong sách giáo khoa Vật lý 10
chương trình cơ bản.
o Bà1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
7
Bài 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
8
Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
9
Bài 4: SỰ RƠI TỰ DO
10
Bài 5: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
11
Bài 6: TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG
12
Bài 9: TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
13
Bài 10: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
Bài 11: LỰC HẤP DẪN. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN
14
Bài 12: LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKE
15

16
Bài 13: LỰ MA SÁT
Bài 14: LỰ HƯỚNG TÂM
17

Bài 15: BÀI TOÁN CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG
18
19
Bài 17: Cân bằng vật chịu tác dụng của hai và của ba lực không song song.
20
Bài 18: Cân bằng của một lực có trục quay cố định. Momen lực
Bài 19: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều
21
Bài 20: Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế
22
Bài 21: Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn
quanh một trục cố định
23
Bài 22: Ngẫu lực
24
Bài 23. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng
25

×