Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

BAO CAO THUC TE TRAI lợn RỪNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.13 KB, 21 trang )

TRƯỜNG TRUNG CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM

BÁO CÁO THỰC TẬP
MÔN : KỸ THUẬT CHĂN NUÔI VÀ PHÒNG TRỊ
BỆNH CHO LỢN
CHUYÊN ĐỀ:
“TÌM HIỂU QUY TRÌNH CHĂN NUÔI VÀ CHĂM SÓC LỢN
RỪNG”
Sinh viên thực tập:

Nông Hoàng Lan Hương
Nguyễn Duy Kha
Đinh Trọng Đà
Trương Thị Gấm
Lê Hoàng Giang
Mai Tiến Hảo
Trần Thị Huế
Đinh Hữu Hưng
Ngô Huỳnh
Phạm trung Kiên
Nguyễn Ngọc Linh

Giảng viên hướng dẫn : Phùng Thanh Sơn
Lớp

: K4C

Thời gian thực tập: 25/8/2018-21/09/2018
Địa điểm: Trung tâm chữa bệnh - giáo dục lao động xã hội ấp 5, xã
Minh Lập, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước


Bình Phước, ngày 15 tháng 10 năm 2018



1. VAI TRÒ, Ý NGHĨA, TÍNH CẦN THIẾT CỦA THỰC TẬP TAY NGHỀ
Trước tình hình diễn biến bệnh ngày càng phức tạp, Ngành chăn nuôi heo nước
ta muốn tồn tại, phát triển phải luôn tự hoàn thiện mình. Muốn vậy chúng ta phải có
một chiến lược phát triển thật hợp lý, ngoài việc phải chuẩn bị thật tốt công tác giống,
dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh, việc phát hiện, xử lý các bệnh trên heo, là những khâu
cơ bản nhất đóng vai trò hết sức quan trọng đến sự sống còn của một trại heo bất kì.
Là sinh viên được đào tạo trong ngành thú y, chúng ta ngoài việc học các lý
thuyết trên sách vở, internet, và đặc biệt là trong các bài giảng dạy của các giảng viên
trên lớp,… Chúng tôi thiết nghĩ như vậy vẫn chưa đủ để chúng ta có cái nhìn sâu hơn,
toàn cảnh hơn về thực tiễn chăn nuôi của nước ta,… Chính vì thế môn học Thực tập
trang trại thú y ra đời là một môn chuyên ngành cơ bản giúp cho mỗi sinh viên của
chúng ta có điều kiện tiếp xúc và sống trong không khí nghề nghiệp của chính mình,...
Chúng ta đem những cái học được từ trong lý thuyết, gắn với thực tế, và hãy thử đem
những gì mình nghe được trong các bài giảng, lý giải những vấn đề mà mình gặp phải
trong khoảng thời gian được ở trong trại. Đây là cơ hội để mỗi một sinh viên thể hiện
rõ năng lực của mình, bên cạnh đó cũng là cơ hội để học hỏi các kinh nghiệm thực tế
từ các người trong nghề, rèn luyện và nâng cao các kỷ năng chuyên môn, kỷ năng
mềm... Để cùng góp sức mình vào sự nghiệp phát triển ngành chăn nuôi, đặc biệt là
ngành chăn nuôi heo của nước nhà.
Trước yêu cầu môn học được sự phân công của Nhà trường, dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của Thầy/ Cô cùng với sự giúp đỡ của ban giám đốc Trung tâm chữa bệnhgiáo dục lao động xã hội tỉnh Bình Phước, chúng tôi được phân công kiến tập tất các
các quy trình: chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, vệ sinh,… Nhằm có cái nhìn tổng quan
nhất về tình hình chăn nuôi của trại, đồng thời đưa ra một vài chính kiến của nhóm về
những gì nhóm quan sát và ghi nhận được.



2. GIỚI THIỆU TRANG TRẠI:
2.1. Vị trí địa lý
Sở lao động thương binh và xã hội, trung tâm chữa bệnh-giáo dục lao động xã
hội. Địa chỉ: ấp 5, xã Minh Lâp, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Điện thoại
06513663516, fax : 0651366517.
Tại trung tâm có trang trại heo rừng cho sinh sản, nuôi heo con và bán heo
trưởng thành ra ngoài thị trường. Trung tâm cách đường quốc lộ 14 khoảng 30km,
đường đi thuận tiện cho vận chuyển và đi lại.
Vị trí của trang trại cách xa khu dân cư, nơi có dân số ít chủ yếu rừng cao su bao
quanh nên đảm bảo được công tác phòng tránh lây nhiêm dịch bệnh bên ngoài vào.
Điện nước đầy đủ đảm bảo cho chăn nuôi.
2.2. Quy mô trang trại
 Tổng diện tích 30 ha bao gồm:
 Tổng diện tích trung tâm 13 ha
 Diện tích ao nuôi cá 5 ha
 Diện tích trồng điều 22 ha
2.3. Diện tích chuồng nuôi :
Chuồng nuôi phân làm 3 khu vực:
 Lợn nái sinh sản
 Lợn con mới tách mẹ và tập ăn
2.4. Số lượng vật nuôi trên 300 con trong đó:
 Lợn rừng sinh sản 20 nái
 Lợn đực giống 2 con
 Lợn con 100 con
 Lợn thịt trên 20-30kg trên 100 con
 Khu chăn thả tự nhiên
2.5. Cơ sở hạ tầng
Chuồng trại rất đơn giản, tuy nhiên phải nắm vững một số đặc điểm và tập tính
của heo rừng lai để bố trí chuồng trại hợp lý.



Trang trại thuộc trại hở, nuôi theo kiểu bán hoang dã để con lợn rừng có thể gần
với tự nhiên nhất. phân lợn trong chuồng nuôi được học viên quét dọn ủ với rơm, cỏ.
Phần còn lại dùng vòi xịt ra ao cá bên dưới.
Chuồng không sử dụng đệm lót sinh học, nền chuồng xi măng, nền chăn thả là
nền đất có trồng thêm cỏ để lợn tự kiếm ăn và bới ủi.
Diện tích trồng cỏ và trồng rau lớn. tại trang trại chủ yếu trồng rau xanh gồm rau
cả, mướp, dưa leo, rau muống phục vụ cho trung tâm trong sinh hoạt.trồng cỏ voi,
chuối, rau lang phục vụ cho chăn nuôi heo rừng.
2.6. Nhân công
Tận dụng nhân công tại trung tâm giáo dục nên không mất khoản chi trong vấn
đề nhân công.
+ Hai học viên dọn vệ sinh chuồng trại.
+ Hai học viên cho ăn.
+ Hai học viên biết kỹ thuật chăm sóc theo dõi đàn lợn và phụ trách đỡ đẻ, thiến
lợn con.

3. QUY TRÌNH KĨ THUẬT NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC TẠI TRANG TRẠI
3.1. Điều kiện chuồng trại
Hầu hết các dãy chuồng heo đều là chuồng kín, nên tạo được một tiểu khí hậu
chuồng nuôi tách biệt với bên ngoài, không phụ thuộc nhiều vào khí hậu bên ngoài
chuồng nuôi. Chuồng kín được làm mát bằng hơi nước, nước được bơm lên những mái
tôn. Ở cuối dãy có lắp những quạt hút gió để hút không khí lạnh trải đều khắp chuồng
đồng thời đảm bảo được độ thông thoáng rất tốt cho chuồng nuôi.
Hai bên hông chuồng được lắp những ô kính đảm bảo đủ ánh sáng cho chuồng
nuôi vào ban ngày, ban đêm thì bóng đèn được thắp suốt đêm.
Hầu hết các dãy chuồng heo, nền chuồng được tráng xi măng, mỗi dãy chuồng
nuôi đều có rãnh thoát nước thải khá tốt.
Chuồng nuôi nái khô: khung chuồng làm bằng ống sắt tráng kẽm, máng bằng
inox, có vòi uống riêng, sử dụng cho nái khô và hậu bị.

Chuồng nái nuôi con: ô chuồng làm bằng sắt, cách mặt nền 45cm, sử dụng cho


nái đẻ và nuôi con. Diện tích: 1,7m x 2,3m, với khung nái 0,6m x 2,3m, chiều cao
0,4m, bố trí máng ăn cho nái mẹ, núm uống riêng cho mẹ và con.
Chuồng nuôi heo con cai sữa: được làm bằng sắt với diện tích 2,7m x 1,9m,
cách nền chuồng 0,6 m, nền được làm bằng nhựa hoặc sắt. Mỗi ô chuồng có một máng
ăn và núm uống tự động.
Chuồng nuôi heo thịt được làm bằng sắt, với diện tích 7m x 5,5m, nhốt khoảng
25-30 con, nền chuồng được tráng xi măng, bố trí máng ăn và núm uống tự động.
Trong chuồng có xây bể nước cho heo tắm tự do.
3.2. Nước uống
Nước sử dụng cho sinh hoạt trong trại và dùng cho cho heo uống là nước giếng
khoan. Nước từ giếng được bơm lên bồn chứa nước, sau đó theo hệ thống ống dẫn đưa
nước đến các dãy chuồng cho heo dùng.
3.3. Các loại thức ăn cho lợn :
– Thức ăn thô xanh gồm cây chuối, thân cây ngô, rau các loại (rau muống, rau
khoai lang, rau tàu bay, cỏ voi…) quả su su, đu đủ…
– Thức ăn tinh bột : Tận dụng cơm thừa canh cạn ngoài ra bổ sung thêm cám gạo,
sắn, bột ngô…
– Thức ăn Thức ăn hỗn hợp cho heo từng giai đoạn mua tù đại lý cám cá công ty
cung cấp.
– Thức ăn bổ sung đạm gồm đậu đỗ các loại (đậu tương), cá khô.
– Ngoài ra, sử dụng các cây thuốc nam làm thức ăn cho lợn để phòng chống các
bệnh đường ruột gồm:
+ Cây chè khổng lồ.
+ Cây hoa tím.
+ Cây nhọ nồi.
3.4. Quy trình chăm sóc
 Quy trình chăm sóc lợn thịt :

Căn cứ vào mục đích sản xuất, mà ta chọn các giống phù hợp với phương thức
chăn nuôi. Chọn lợn thịt thuộc giống cần các tiêu sau:
+ Chọn lọc đời trước:


- Chọn lọc từ các đời: cụ, kỵ, ông, bà, bố, mẹ được xem xét chọn lọc.
- Lợn thịt phải có màu lông, ngoại hình, khối lượng,…đặc trưng của giống đó.
- Năng suất sản phẩm: khả năng cho thịt, tăng trọng, khả năng tiêu tốn
- thức ăn, thời gian nuôi, cho năng suất cao.
+ Chọn lọc cá thể
- Ngoại hình mang đặc trưng của giống: dáng vóc, màu lông,…
- Mình dài cân đối, lưng thẳng, mông tròn, bụng thon gọn chân thanh, thẳng và
chắc. Nếu chọn lợn co rúm, bụng cóc đít nhọn là lợn còi hoặc có bệnh.
- Mõm bẹ, ăn xốc, trán rộng, đuôi to, cuộn. Lợn phàm ăn, lớn nhanh chịu đựng
tốt với thời tiết khí hậu địa phương, tiêu tốn thức ăn thấp.
- Lông màu đồng đều, bóng đẹp.
- Không mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh kinh niên, dị tật.
+ Chế độ cho ăn: Tùy theo trọng lượng lợn, khối lượng thức ăn được xác định như
sau:
- Khi sử dụng các loại củ: khoai lang, khoai tây, dong giềng, sắn (bóc vỏ, nấu
chín)
- Phải lựa chọn thức ăn khô, thơm ngon, không cho thức ăn nấm mốc,…
- Cho ăn thêm 1 - 2kg rau xanh/con/ngày sau khi ăn xong thức ăn tinh.
- Lợn con (sau cai sữa) cho ăn 4 bữa/ngày, lợn choai 3 bữa/ngày, lợn vỗ béo 2
bữa/ngày.
- Cho lợn uống nước sạch tự do
+ Chăm sóc lợn thịt
- Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống và theo dõi sức khoẻ
lợn.
- Tắm cho lợn vào mùa hè, vừa vệ sinh thân thể vừa theo dõi.

- Chăm sóc khẩu phần ăn đầy đủ, giúp lợn tăng trọng nhanh và luôn có sức đề
kháng tốt với điều kiện bất lợi của môi trường bên ngoài
- Nơi lợn nằm luôn luôn khô ráo, sạch.
- Thu hoạch sản phẩm nuôi lợn thịt đạt khối lượng 30 kg thì xuất bán vì nuôi to
thêm sẽ tốn thức ăn.


 Quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản :
+ Chọn giống

: Thời điểm chọn lợn cái để nuôi hậu bị là sau khi cai sữa là

khoảng 2 – 3 tháng tuổi. Chọn từ hậu bị lên nái cơ bản được tiến hành sau khi cai sữa
lứa thứ nhất. Ta chọn theo các tiêu chí sau:
Chọn lọc đời trước
- Chọn lọc từ các đời: cụ, kỵ, ông, bà, bố, mẹ
- Lợn cái giống phải có màu lông, ngoại hình đẹp.
- Năng suất sản phẩm: khả năng cho thịt, tăng trọng, sinh sản, sản xuất tinh,…
phải là năng suất cao ổn định
+ Chọn lọc cá thể
- Ngoại hình mang đặc trưng của giống: dáng vóc, màu lông,…
- Chọn con lớn nhất trong đàn, khoẻ mạnh, ngực nở, lưng thẳng, mông rộng,
mình dài, bốn chân thẳng, nhanh nhẹn, hiếu động.
- Hai hàng vú phải thẳng đều, mẩy.
- Lợn phàm ăn, lớn nhanh chịu đựng tốt với thời tiết khí hậu địa phương.
- Không mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh kinh niên, dị tật
- Lợn nái đã sinh sản trung bình phải đạt 8-10 con/lứa. Trọng lượng
- lợn con sơ sinh, cai sữa phải đạt được mức trọng lượng trung bình của giống.
+ Chăm sóc:
Chăm sóc lợn nái hậu bị, nái chờ phối

- Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống và theo dõi sức khoẻ
lợn nái.
- Bổ sung khoáng, vitamin đầy đủ để đảm bảo cho lợn phát triển tốt.
- Đối với đực nái hậu bị phải phát hiện động dục kịp thời, phối giống đúng tuổi,
đúng lúc, đúng kỹ thuật để đảm bảo tỷ lệ thụ thai cao.
- Chu kỳ động dục lợn nái: chu kỳ kéo dài từ 18 - 22 ngày, nếu chưa phối hoặc
phối không có chửa thì cứ sau 21 ngày lợn lại động dục trở lại
- Lợn nái nuôi con sau khi đẻ từ 30 - 35 ngày hoặc sau khi cai sữa cho con sẽ có
biểu hiện động dục trở lại


- Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống và theo dõi sức khoẻ
lợn nái.
- Bổ sung khoáng, vitamin đầy đủ để đảm bảo cho lợn phát triển tốt.
- Đối với đực nái hậu bị phải phát hiện động dục kịp thời, phối giống đúng tuổi,
đúng lúc, đúng kỹ thuật để đảm bảo tỷ lệ thụ thai cao.
- Lợn chửa 114 ngày, theo lịch phối giống ta phải chuẩn bị chuồng nuôi cho lợn
đẻ để chuyển lợn đẻ xuống trước khi đẻ 1 tuần
- Khi lợn có dấu hiệu sắp đẻ: lợn cắn ổ, sụt hông, bầu vú căng vẩy ra... ta phải
chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ, ô úm lợn con, thuốc cồn,…
 Chăm sóc lợn con con mới sinh ra :
- Khi lợn đẻ, để lợn đẻ tự nhiên. Lau sạch nhớt, bấm nanh, cắt rốn cho lợn con.
- Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt (sữa của lợn nái 3 ngày đầu sau đẻ).
- Cố định vú bú, giữ cho những con yếu, nhỏ trong đàn được bú 2 cặp vú đầu liên
tục trong 2-3 ngày đầu để giúp đàn lợn con phát triển đồng đều.
- Nếu thấy lợn con có hiện tượng đi ỉa ta lấy lá ổi, lá khổ sâm, phèn đen, nhọ nồi
giã ra lấy nước bơm trực tiếp vào miệng lợn con.
- Cho lợn con tập ăn từ lúc 15-20 ngày tuổi bằng cám tập ăn 951.
- Trung bình 1 con lợn con cho ăn khoảng 0,1kg/ngày. Cho ăn 5 bữa/ngày.
- Lượng thức ăn cho lợn ăn tăng dần hàng ngày.

- Cho lợn làm quen dần với thức ăn bằng cách bôi thức ăn vào miệng lợn con.
 Lợn rừng hậu bị :
- Chọn lợn rừng hậu bị rất quan trọng, quyết định rất lớn đến hiệu quả kinh tế khi
nuôi. Lựa chọn lợn hậu bị đúng khoa học kỹ thuật sẽ giúp số con đẻ ra đông, khả năng
tăng trưởng của lợn con tốt, ít mắc các dịch bệnh.
- Lựa chọn khi tuổi đời đạt từ 3 – 4 tháng tuổi.
- Ngoại hình: đầu thanh, mõm dài thẳng giống mặt ngựa, lưng thẳng, hông rộng;
4 chân cao, to, chắc khỏe.
- Cơ quan sinh dục: phát triển bình thường cả về hình thể và hoạt động.
- Vú lợn rừng nái có 5 đôi vú xếp đồng đều mỗi bên, những nái có vú cong vênh,
khô hoặc kẹ sẽ không chọn hoặc phải kiểm tra đánh giá lại.


- Không mắc các dịch bệnh từ đời bố mẹ, đặc biệt không cận huyết (cùng huyết
thống)
- Heo rừng lai mắn đẻ, đẻ nhiều con, mỗi năm có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa 6 - 7 con,
cá biệt có lứa đẻ 9 - 10 con và khéo nuôi con. Trong tự nhiên, khi đẻ heo mẹ tự chăm
sóc, nuôi dưỡng con cái và tự tách bầy khi con lớn…
 Quy trình chăm sóc lợn đực giống:
Quản lý và chăm sóc tốt, 1 lợn đực có thể phối 5 - 10 heo cái. Lợn đực giống
phải nuôi riêng và có chế độ bồi dưỡng, nhất là thức ăn tinh giàu đạm. Ngày phối
giống bổ sung thêm thức ăn tinh: 1 - 2 quả trứng, muối khoáng, sinh tố cho ăn tự do.
3.5.Vệ sinh, sát trùng, tiêm phòng Vệ sinh
Vệ sinh chuồng trại:
Đối với nái bầu: mỗi ngày tắm cho heo một lần, cào phân hai lần vào buổi sáng
và buổi chiều, phân được hốt và đem đổ vào hố phân. Các máng ăn sau khi heo ăn
xong đều được rửa thật sạch.
- Đối với nái đẻ: mỗi ngày vào buổi sáng dùng vòi nước xịt rửa các gầm chuồng

nái, xịt rửa máng ăn thật sạch khi nái ăn xong, thường xuyên hốt phân heo. Hạn chế

tắm cho heo nái tránh làm lạnh cho heo con.
- Đối với heo cai sữa: mỗi ngày hai lần dọn phân, dọn gầm chuồng. Tắm cho

heo một tuần hai lần. Mỗi khi heo ăn xong vệ sinh máng thật sạch.
- Đối với heo thịt: mỗi ngày vào buổi sáng chà rửa bồn tắm và thay nước bồn.

Dọn phân một ngày hai lần, tắm cho heo hai ngày một lần. Vệ sinh thật sạch máng ăn
tự động trước khi đổ cám vào.
Sát trùng chuồng trại:
Ngay cổng chính ra vào trại có một hố chứa vôi, tất cả các xe vào ra trại đều chạy
ngang qua hố vôi để sát trùng. Và sau đó, sử dụng vòi áp suất để xịt rửa, với dung dịch
sát trùng CID 20 10ml/1lít
Phun xịt thuốc sát trùng toàn trại định kỳ một tuần hai lần. Thuốc sát trùng
thường dùng để xịt chuồng trại và xịt cả lên heo là iodophor có tên thương phẩm là
Vimekon liều lượng 5g/ lít do công ty Pfizer sản xuất.


Heo nái bầu sau khi được chuyển từ chuồng nái bầu lên chuồng đẻ thì chuồng
nái bầu sẽ được chà rửa thật sạch sẽ bằng nước, sau đó sẽ xịt thêm NaOH 5% để sát
trùng.
Nái sau khi tách con sẽ được chuyển lên dãy chuồng dành cho nái cai sữa thì toàn
bộ lồng nái đẻ được sơn mới lại, những tấm đan lót lồng nái đẻ được tháo ra, mang đi
chà rửa bằng bàn chải thật sạch, phun NaOH 5% rồi đem phơi nắng, sau đó mới gắn
lại chuồng đẻ.
Heo cai sữa sau khi được chuyển lên chuồng thịt thì toàn bộ tấm đan lót cho heo
nằm được tháo ra, chà rửa, phun NaOH 5%, phơi nắng rồi gắn vào lại.
Heo thịt sau khi được xuất thì toàn bộ mặt sàn được chà rửa thật sạch, phun
thuốc sát trùng.
Heo chết, nhau heo được chôn ở hố cách chuồng thịt 15 m.
Công nhân làm việc ở trại nào thì ở trại đó không được qua các trại khác. Các

khu nuôi heo ở các lứa tuổi khác nhau được tách biệt nhau
3.6. Các loại thuốc trại đang sử dụng. Vaccin tiêm phòng.
- Dịch tả: Pestiffa

: 2ml/con

- FMD: Aftopor

: 2ml/con

- Aujeszky’ s: Geskypur

: 2ml/con

- Mycoplasma: Hyoresp & Respisure : 2ml/con

Thuốc kháng sinh và thuốc bổ trợ sức lực.
Amoxicillin, ampicillin, genta-tylosin, tiamulin, pen-strep, enrofloxacin, BioSone, Suanovil, Bio- hepatol, Bio-cevit, Bio-calcium
3.7. So sánh với lý thuyết
Thực tế tại trang trại:
- Khó khăn về đầu ra.
- Con giống lớn không đồng đều.
- Trùng huyết thống.
- Thức ăn thô xanh còn hạn chế, thiếu phong phú.


- Chưa sử dụng vắc xin và tiêm phòng đầy đủ cho heo rừng.
- Phân thải có mùi hôi, chưa ứng dụng men vi sinh vào xử lý phân chuồng.
3.8. Biện pháp thay đổi:
- Thay đổi lại chuồng chăn thả khoa học hơn. Làm chuồng ở khu đất cao, thoát

nước tốt, có nguồn nước sạch. Nó không những cung cấp đủ nước cho heo uống mà
quan trọng hơn là duy trì được hệ thực vật phong phú tại nơi nuôi và giữ được độ ẩm
thích hợp. Chuồng trại cách xa khu dân cư và đường quộc lộ. Ít tiếng ồn và không khí
trong sạch.Heo rừng lai nuôi theo kiểu thả rông trong những khu vực có cây xanh, có
rào che chắn xung quanh, hàng rào chắc chắn. vây lưới B40 thành các chuồng nuôi tự
nhiên, có móng kiên cố (vì heo rừng lai hay đào hang). Chuồng nuôi có thể rộng 50 100m2 (tuỳ theo khả năng đất đai). Riêng đối với heo đực giống phải nuôi riêng, mỗi
con một chuồng rộng 5-10m2 (tùy theo điều kiện đất đai có thể làm chuồng rộng hơn).
Chuồng nuôi phải có mái che mưa, che nắng, cao trên 2,5m, nền đất tự nhiên, có độ
dốc 2 - 3%… đảm bảo độ thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa
đông, tránh mưa tạt, gió lùa.
-

Quét dọn định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi. Cách tẩy rửa Thường xuyên

chuồng: chuồng nuôi lợn rừng có 2 ngăn, khi rửa chuồng ta nên rửa 1 ngăn trước ngăn
còn lại để cho lợn sang. Sau khi ngăn rửa đã khô rắc bột safeguard xuống nền chuồng
thì ta chuyển lợn sang và rửa ngăn còn lại và làm tương tự như ngăn trước.Sau mỗi đợt
nuôi, cần vệ sinh khử trùng và để trống 3-5 ngày trước khi đưa lứa khác vào.
- Trước khi vận chuyển cần phải cho lợn rừng uống điện giải để tăng cường sức
đề kháng cho lợn, tránh stress và tránh nhiễm 1 số bệnh.
- Phân thải có mùi hôi, vậy nên ta ứng dụng men vi sinh vào xử lý phân chuồng.
Dùng phân xử lý đó bón cho cây rất tốt. phần còn lại có thể bón cho rau xanh, cây
công nghiệp và cho cá ăn nếu dư.
- Chính sách về công tác giống lợn: Thực hiện tốt pháp lệnh về quản lý giống,
trong đó có các giống lợn và việc chọn lọc, lai tạo, phổ biến nhanh các giống lợn có
năng suất cao, đồng thời vẫn tiến hành nghiên cứu chọn lọc, lai tạo, cải tiến các giống
nội và bảo tồn chúng.
- Sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi lợn: Thiết lập tiêu chuẩn và pháp lệnh chất
lượng thức ăn, tăng cường việc kiểm tra, thanh tra chất lượng thức ăn chăn nuôi.



- Chính sách về thú y: Tăng cường vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.
Nâng cao tỷ lệ tiêm phòng.Ngoài ra người chăn nuôi cần biết các phương pháp phòng
trừ dịch bệnh tổng hợp cho gia súc gia cầm. Đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật cho trang
trại.
- Thành lập thị trường: Thành lập một số chợ đầu mối. Gia súc được đấu thầu
nhằm rút ngắn khoảng cách giá cả giữa nhà chăn nuôi đến người chế biến thịt và người
tiêu dùng.

4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TẠI TRANG TRẠI:
Sau một thời gian tiếp cận các trại chăn nuôi chúng tôi đã tổng hợp được những
thông tin hữu ích, có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình chăn nuôi cũng như những rủi ro
thường gặp của những hộ chăn nuôi heo.
4.1. Con giống:
- Với chăn nuôi heo thịt công nghiệp, do những chi phí ban đầu cao nên con
giống được sử dụng cần đòi hỏi đáp ứng được tốc độ phát triển cũng như tỷ lệ nạc.
- Giá một heo giống 10kg tại thị trường miền Bắc nước ta khoảng 1 – 1,4
triệu/con. Tại thị trường miền Nam giá heo này khoảng 90.000-100.000đ/kg (heo 20kg
đầu).
- Như vậy giá giống cho một đầu heo giống 10kg khoảng 1,2 triệu/con → Với
quy mô 1000 con heo thịt, chi phí giống hết 1.200.000 x 1000 = 1.200.000.000đ (1)
4.2. Thức ăn:
- Với heo giống được bắt ở 10kg ta vẫn cần úm heo trong 15 ngày đầu sau khi
bắt.
- Thức ăn cần thiết cho heo thịt công nghiệp theo khuyến cáo của các công ty
thức ăn chăn nuôi gồm:
- Thức ăn hỗn hợp cho heo con: với 1 heo giai đoạn này sử dụng hết 25kg thức
ăn với giá 18.000đ/kg → tiền thức ăn giai đoạn này 450.000đ.
- Thức ăn hỗn hợp cho heo giai đoạn heo thịt: giai đoạn nuôi thịt heo sử dụng
khoảng 125kg với giá 13.200đ/kg → 1.650.000đ .

- Thức ăn hỗn hợp cho heo giai đoạn xuất bán: heo giai đoạn này thường sử dụng
khoảng 25kg thức ăn có giá khoảng 12.000đ/kg → số tiền thức ăn hết 300.000đ


- Sản xuất một heo thịt từ 10kg tới 100kg hơi chi phí thức ăn là: 450.000 +
1.650.000 +300.000 = 2.400.00đ.
→ Để nuôi 1000 heo thịt theo phương thức an toàn sinh học (cùng vào cùng ra)
chi phí thức ăn khoảng 2.400.000 x 1000 = 2.400.000.000đ (2).
4.3.Thuốc thú y:
- Trong chăn nuôi hiện nay vai trò của thú y chiếm một vị thế quan trọng và
không thể thiếu trong chăn nuôi hiện nay.
- Với quy trình phòng bệnh hiện nay chi phí cho 1 heo nuôi thịt từ lúc 10kg tới
khi xuất chuồng khoảng 180.000đ/con trong đó chi phí vaccine khoảng 80.000đ
(10.000đ vaccine dịch tả, 25.000đ vaccine suyễn, 30.000đ vaccine PRRS, 25.000đ
vaccine LMLM), 100.000đ chi phí cho việc phòng kháng sinh và thuốc bổ cho heo.
→ Như vậy để nuôi 1000 heo thịt chi phí thuốc thú y khoảng 180.000.000đ.
- Ngoài ra trại cần thiết có 1 kỹ thuật, hiện nay trả lương cho 1 kỹ thuật khoảng
5.000.000đ/tháng. Một lứa heo khoảng 4 tháng → chi phí cho kỹ thuật 4 x 5.000.000 =
20.000.000đ.
- Tổng chi phí thú y khoảng 180.000.000 + 20.000.000 = 200.000.000đ (3)
4.4.Chi phí nhân công:
- Với trại quy mô 1000 heo thịt cần 2 công nhân.
- Lương trả cho 1 công nhân khoảng 0đ/tháng (4)
4.5.Chi phí điện nước:
- Chi phí tiền điện nước để vận hành trại gồm có, điện thắp sáng, điện úm heo,
điện chạy dàn mát, quạt . . . tất cả chi phí trên với trại kín quy mô 1000 heo thịt khoảng
5.000.000đ/tháng.
- Một lứa heo nuôi khoảng gần 4 tháng, như vậy chi phí tiền điện hết khoảng 4x
5.000.000 = 20.000.000đ (5)
→ Tổng chi phí trong chăn nuôi heo thịt công nghiệp chưa tính tới hao phí chuông

nuôi là: (1) + (2) + (3) + (4) + (5 ) = 3.800.000.000đ.
4.6. Tổng thu:
- Tiền thu từ bán heo: 100kg/1heo với giá hiện nay khoảng 50.000đ/kg. Với trại
quy mô công nghiệp nuôi 1000 con tỷ lệ chết khoảng 5%.


- Như vậy ta có thể tính thu từ việc bán heo như sau. (1000 x 95%) x 100 x
50.000 = 4.750.000.000đ
BẢNG HẠCH TOÁN CHĂN NUÔI
Chi phí

Số tiền

Giống

1.200.000.000đ

Thức ăn

2.400.000.000đ

Thú y

200.000.000đ

Nhân công



Điện nước


20.000.000đ

Tổng chi phí

3.540.000.000đ

Tổng thu
Bán heo
Lợi nhuận

4.750.000.000đ
926.000.000đ

Như vậy chăn nuôi heo thịt theo hướng công nghiệp, giảm chi phí và nâng cao
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Với 1000 heo thịt, mỗi lứa tiền lời khoảng 4.750.000.000 – 3.540.000.000 =
926.000.000đ. Tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi chưa tính tới khấu hao chuồng
trại, rủi ro trong chăn nuôi, lãi ngân hàng khi huy động vốn và nhiều chi phí phát sinh
khác.
Trong bài viết này tất cả các số liệu đều được tham khảo thực tế chăn nuôi tháng
12/2014. Khi áp dụng vào điều kiện chăn nuôi mỗi trang trại ta có số liệu chi phí tại


mỗi thời điểm và mỗi trại là khác nhau vì vậy cần có sự thay đổi sao cho phù hợp với
mỗi trại.
Việc chăn nuôi heo thịt theo hướng công nghiệp với chi phí cố định lớn nhưng
hiệu quả kinh tế cao do thời gian chăn nuôi thấp khoảng hơn 3 tháng và giá heo bán
được lớn hơn rất nhiều so với giá heo tại nông hộ (heo lai).Việc chuyển hướng sang sử
dụng các giống heo ngoại (heo siêu) cho năng xuất cao đang được rất nhiều hộ chăn

nuôi sử dụng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

5. KẾT QUẢ THỰC HÀNH TẠI TRANG TRẠI
5.1. Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng heo tại trại
5.1.1 Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Bảng 1 Theo dõi nhiệt độ chuồng nuôi heo thịt
Chỉ tiêu

Nhiệt độ trung
bình

Nhiệt độ cao
nhất

Nhiệt độ thấp
nhất

1

(00C)
31

(00C)
36,5

(00C)
27

2


31,5

38

28

3

29,5

35,5

25

Tuần

Qua bảng 1 chúng tôi nhận thấy:
Nhiệt độ trung bình thấp nhất là ở tuần 3 (29,5(00C), cao nhất là tuần 2
(31,5(00C). Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Kim Hoa (2004), nhiệt độ chuẩn cho heo
thịt là 19-20(00C) và ẩm độ là 70-75%, nhưng qua quá trình theo dõi Nhóm nhận thấy
nhiệt độ trung bình ở trại cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ chuẩn. Có sự chênh lệch
nhiệt độ giữa chuồng nuôi và nhiệt độ chuẩn là do mái chuồng nuôi thấp, không có hệ
thống quạt gió vào lúc trời nóng, xung quanh chuồng thịt ít trồng cây xanh phủ bóng
mát.
Với nhiệt độ cao như thế heo dễ bị stress nhiệt, bỏ ăn, sức đề kháng yếu nên dễ
bị cảm nhiễm với nhiều bệnh.
Bảng 2 Theo dõi ẩm độ chuồng nuôi heo thịt


Chỉ tiêu


Ẩm độ trung bình

Ẩm độ cao nhất

Ẩm độ thấp nhất

(%)

(%)

(%)

1

77

90

54

2

70

91

52

3


82

95

60

Tuần

Ẩm độ trung bình thấp nhất là Tuần 2 (70%), ẩm độ cao nhất là ở tuần 3
(82%). Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy ẩm độ trung bình của trại heo cao
hơn ẩm độ chuẩn, dẫn đến bất lợi cho sức khỏe của thú. Ẩm độ cao làm nước khó bốc
hơi làm chuồng nóng lên, thân nhiệt tăng lên làm thú mất nhiều nhiệt, sự phân huỷ các
chất hữu cơ trên nền chuồng và vách chuồng tăng, các chất khí NH3, CO2, H2S không
thoát ra ngoài được làm cho con vật mệt mỏi, giảm hấp thu, giảm khả năng tiêu hoá,
tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển và gây bệnh nhất là bệnh trên đường hô hấp
và dễ phát triển thành dịch bệnh (Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Kim Hoa, 2004).
5.1.2.Mật độ
Mật độ heo cai sữa tại trại: 0,513m2/con Mật độ heo thịt tại trại: 1,28m2/con
Theo Lê Thanh Hải và ctv (1997), bình quân mỗi heo thịt cần 0,8m2 và cai sữa là
0,4m2 thì mật độ heo tại trại thấp hơn, do đó mức độ thông thoáng tại trại cũng tốt
hơn nên áp lực bệnh tại trại giảm.
5.2. Kết quả năng suất sinh sản trên đàn nái tại trại
Bảng 3 Năng suất sinh sản trên đàn nái tại trại
Số heo sơ sinh

Trọng

Số lứa đẻ


Trọng lượng

Tỷ lệ heo

còn sống trung

lượng trung

của nái

trung bình heo

còn sống

bình

bình heo

trên 1

cai sữa

đến cai sữa

trên 1 ổ

con sơ

năm


lúc 25 ngày

2,42 lứa

6,65 kg

sinh
11,2 con

1,48 kg

95,2%

Qua bảng 3. ta nhận thấy số heo sơ sinh còn sống trung bình trên 1 ổ của trại là
11,2 con/1 ổ. So với kết quả của Lê Thị Lụa (2000) khảo sát tại trại chăn nuôi heo
Dưỡng Sanh thì số heo con sơ sinh còn sống trên ổ là 8,86 con và của Võ Thị Bích


Dung (2005) khảo sát tại trại heo Tân Trung là 8,72 con thấp hơn so với kết quả của
chúng tôi.
Trọng lượng trung bình heo con sơ sinh tại trại là 1,48 kg/con cao hơn kết quả
khảo sát của Triệu Quốc Vũ (2004) tại trại giống Phước Thọ.
Số lứa đẻ trung bình của nái/1 năm tại trại là 2,42 lứa cao hơn của Lư Ngọc
Minh Châu (2004) tại trại heo giống 2 tháng 9 có số lứa đẻ trung bình của 1 nái/1 năm
là 2,28 lứa.
Trọng lượng trung bình heo cai sữa tại trại là 6,65 kg cao hơn của Nguyễn Thị
Hồng Liên (2004) tại trại heo Tân Trung là 6,52 kg.
Tỷ lệ heo còn sống đến cai sữa tại trại là 95,2% cao hơn kết quả khảo sát của Võ
Thị Bích Dung (2005) khảo sát tại trại heo Tân Trung là 91,88 %.
Qua bảng khảo sát năng suất sinh sản trên nái của trại, ta thấy năng suất sinh sản trên

nái của trại tốt hơn so với kết quả khảo sát trên một số trại của các tác giả đã so sánh.
Nguyên nhân có thể do điều kiện chuồng trại hiện đại kết hợp với kỹ thuật chăm sóc
nuôi dưỡng nái tốt và quy trình vệ sinh, sát trùng nghiêm ngặt giúp nâng cao năng suất
sinh sản của đàn nái tại trại.
5.3. Các bệnh thường xảy ra trên heo ở trại.
5.3.1.Trên heo nái
Tỷ lệ các bệnh / chứng xảy ra trên heo nái trên tổng số heo khảo sát được ghi
nhận qua bảng 4
Bảng 4. Tỷ lệ các bệnh / chứng xảy ra trên heo nái trên tổng số heo nái khảo sát
Các bệnh /chứng thường xảy ra

Số con
khảo
sát

42

Sót nhau

Viêm tử cung

Viêm vú

Sẩy thai

Số

Tỷ lệ

Số


Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

con

(%)

con

(%)

con

(%)

con

(%)

0

0


0

0

0

0

21

3,56

Qua bảng 4 ta nhận thấy chỉ có chứng sẩy thai chiếm tỷ lệ 3,56%, còn lại các
bệnh khác như viêm tử cung, viêm vú, sót nhau không xảy ra trên heo nái ở trại trong


thời gian khảo sát, nguyên nhân có thể do điều kiện chuồng trại hiện đại nên chủ động
tạo được khí hậu thích hợp cho nái sinh trưởng và phát triển tốt dẫn đến sức đề kháng
của nái với mầm bệnh mạnh. Bên cạnh đó khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị trên nái
tương đối tốt cũng giúp ngăn ngừa, hạn chế được nhiều bệnh xảy ra trên heo nái ở
trại.
5.3.2. Trên heo con theo mẹ, heo cai sữa và heo thịt
Bảng 5. Tỷ lệ các bệnh thường xảy ra ở trại trên heo con theo mẹ, heo cai sữa
và heo thịt trên tổng số heo khảo sát.
Số
Loại heo

con
khảo


Viêm phổi

Tiêu chảy

Viêm khớp

Số

Tỷ

Số

Tỷ

Số

Tỷ

con

lệ

con

lệ

con

(%)


(n)

(n)

(%) (n)

Bỏ ăn

Tổng cộng

Số

Tỷ

Số

Tỷ

lệ

con

lệ

con

lệ

(%)


(n)

(%)

(n)

(%)

sát
Heo con
theo mẹ
Heo
cai

243

1

24

1

4

30

312

8


16

6

9

39

248

17

12

11

10

50

903

26

52

18

23


119

sữa
Heo thịt
Tổng
cộng

Qua bảng 5 ta nhận thấy tỷ lệ bệnh trên heo con theo mẹ có tỷ lệ thấp nhất chiếm
3,4%, kế đến là heo cai sữa chiếm tỷ lệ 20,7% và cao nhất là trên heo thịt chiếm tỷ lệ
30,2%.
Heo con theo mẹ có tỷ lệ bệnh thấp nhất có thể là do heo con được nuôi dưỡng
và chăm sóc tốt, cộng với điều kiện chuồng trại dành cho heo con và heo mẹ hiện đại
(do là chuồng khép kín nên trại luôn chủ động tạo được khí hậu thích hợp cho heo,
nhiệt độ trung bình cho nái nuôi con là 27,5oC, chuồng trại thông thoáng, khô ráo,
sạch sẽ), nên đảm bảo sức khỏe heo mẹ tốt, dẫn đến heo mẹ nuôi heo con tốt, heo con
lớn nhanh, ít mắc bệnh.
Heo thịt có tỷ lệ bệnh cao nhất, nguyên nhân có thể do heo thịt được nuôi trong
chuồng hở nên tiểu khí hậu chuồng nuôi không ổn định mà thay đổi theo điều kiện khí


hậu bên ngoài, lúc thì quá nóng, lúc quá lạnh, cộng với gặp gió tạt, mưa lùa, cùng với
heo phải ăn thức ăn khô, đó là điều kiện thích hợp để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
5.4. Phương pháp điều trị bệnh tại trại
- Điều trị tiêu chảy:
+ Bù nước và chất điện giải bằng cách cấp nước sinh lý mặn, ngọt, cấp qua
xoang bụng.
+ Dùng kháng sinh điều trị tiêu chảy: ampi+ tonavet. Dùng
liên tục 3-4 ngày
+ Bổ sung các chế phẩm bảo vệ niêm mạc ruột: Smecta, Anti-bio, 6 way,…

Điều trị viêm phổi:
+ Cấp kháng sinh: Bio – CEP 5 (sử dụng phổ biến nhất), genta- tylosin, tiamulin,
enrofloxacin, spiramycine, Vitamin C. Dùng liên tục 3-4 ngày.
-Điều trị viêm khớp:
+ Cấp kháng sinh: Bio – CEP 5, Spiramycine, Bio-sone
6.KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ
Qua thời gian kiến tập tại trại heo Gia Phát, chúng tôi rút ra một số kết luận và đề
nghị như sau:
6.1. Kết luận
Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng trên nái khá tốt, chuồng trại tương đối hiện đại,
hệ thống thoát nước thải tại trại tương đối tốt, có chuồng cách ly riêng đối với những
heo mới nhập về, công tác vệ sinh, tiêm phòng được thực hiện một cách nghiêm ngặt.
6.2. Đề nghị
Chúng tôi có một số đề nghị sau:
- Nên thường xuyên tiến hành thử kháng sinh đồ trên đàn heo tại trại để lựa chọn

phù hợp kháng sinh cho công tác điều trị .
- Khi điều trị cần phải ghi rõ số tai, liệu trình điều trị cũng như việc dùng thuốc.
- Cần trồng thêm cây xanh xung quanh khu chuồng heo thịt để tạo bóng mát

đồng thời tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào chuồng.
- Cần phải có vị trí để thuốc ở các trại theo đúng yêu cầu bảo quản chung.


7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Thị Bích Dung, 2005. Khảo sát sức sinh sản của một số nhóm giống heo nái tại
trại chăn nuôi heo Tân Trung. Luận văn tốt nghiệp. Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Kim Hoa, 2004. Môi trường và sức khỏe vật
nuôi.Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

3. Võ Văn Ninh, 2001. Kinh nghiệm nuôi heo. Nhà xuất bản Trẻ.
4. Nguyễn Văn Thành, 2004. Giáo trình sản khoa gia súc.Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997. Kỹ thuật chăn nuôi heo. Nhà xuất
bảnNguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997. Kỹ thuật chăn nuôi heo. Nhà xuất
bản.



×