Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề kiểm tra học kì 1 KHXH8 (2018 2019)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.72 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THCS CẨM NINH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (NĂM HỌC 2018-2019)

MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI – LỚP 8
Thời gian: 90 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM):
Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:
Câu 1. Châu Á không giáp với đại dương nào?
A.Đại Tây Dương.
B. Thái bình Dương
C. Ấn Độ dương
D. Bắc Băng Dương
Câu 2. Đồng bằng rộng lớn nhất trong các đồng bằng lớn ở châu Á là:
A. Đồng bằng Hoa bắc
B. Đồng bằng Lưỡng Hà
C. Đồng bằng Ấn – Hằng
D. Đồng bằng Tây – xi – bia
Câu 3. Xác định 3 nguyên nhân chính khiến khí hậu châu Á phân hóa đa dạng.
A. Lãnh thổ châu Á rộng lớn
b.Mỗi đới lại chia thành nhiều kiểu khí hậu.
c.Khí hậu châu Á gồm 5 đới khí hậu khác nhau.
d.Lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến xích đạo.
e.Có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa
A.a-b-c
B.a-c-d
C.a-d-e
D. b-d-e
Câu 4. Khu vực Tây Nam Á nằm trong đới hay kiểu đới khí hậu nào?
A. Nhiệt đới khô
B. Cận nhiệt


C. Ôn đới
D. Nhiệt đới gió mùa.
Câu 5. Cuộc ‘cách mạng xanh”, ‘cách mạng trắng” được tiến hành trong ngành
sản xuất nào ở Ấn Độ?
A. Sản xuất nông nghiệp
B.Sản xuất công nghiệp
C. Ngành dịch vụ
D.Ngành trồng trọt
Câu 6. Hiện nay quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu đứng hàng thứ nhất, nhì
thế giới là:
A. Ấn Độ, Băng La Đét
B. Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a
C. I-ran, I-rắc
D. Thái Lan, Việt Nam
Câu 7. Tại sao sông ngòi Bắc Á lại có lũ băng lớn vào mùa xuân?
A. Do mùa mưa ở Bắc Á diễn ra vào mùa xuân. B. Mùa xuân, băng tuyết tan
C.Quy luật tự nhiên của vùng Bắc Á
D. Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi Bắc Á
Câu 8. Ấn Độ giáo và Phật giáo là hai tôn giáo lớn trên thế giới, được ra đời ở
A.Trung Quốc
B. Vùng Tây Á
C. A-rập Xê-út
D. Ấn Độ
Câu 9. Cuộc cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nào?
A. Nổi dậy của giai cấp nông dân và binh lính.
B. Nổi dậy của giai cấp công nhân và binh lính.


C. Nội chiến giữa quân đội nhà vua với quân đội quốc hội.
D. Chiến tranh giữa quân đội Anh với Hà Lan.

Câu 10. Ở thế kỉ XIX, cách mạng công nghiệp đã đưa nền kinh tế Pháp phát
triển thứ mấy ở châu Âu?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.
Câu 11. Đến năm 1914, nước nào có hệ thống thuộc địa rộng nhất thế giới (33
triệu km2?
A. Anh.
B. Đức.
C. Mĩ.
D. Pháp.
Câu 12. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc do ai lãnh đạo?
A. Hồ Cẩm Đào. B. Mao Trạch Đông. C. Lương Khải Siêu. D. Tôn Trung Sơn.
Câu 13. Trong giai đoạn 2 của Chiến tranh thế giới thứ nhất, nước nào tham
chiến làm thay đổi cục diện chiến tranh?
A. Anh.
B. Đức.
C. Mĩ.
D. Pháp.
Câu 14. Tại sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?
A. Vì trong nước Đức có nhiều thuộc địa.
B. Vì Đức chịu khủng hoảng kinh tế đặc biệt tồi tệ.
C. Vì Đức thực hiện thành công cuộc cải cách kinh tế.
D. Vì Đức thua cuộc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 15. Xác câu nào đúng, câu nào sai trong các câu sau:
A. Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc đã mở đầu cao trào chống đế quốc và phong
kiến ở châu Á.
B. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới là do Đảng
Cộng sản lãnh đạo.

C. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Đông dương được tiến hành dưới
nhiều hình thức, đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Câu 16. Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là gì?
A. Cách mạng dân chủ tư sản.
B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Cách mạng dân chủ kiểu mới.
D. Cách mạng ruộng đất.
Câu 17. Kẻ thù chung của hai khối quân sự Phát xít và Anh-Pháp-Mĩ là nước
nào?
A. Đức.
B. I-ta-li-a.
C. Nhật Bản.
D. Liên Xô.
Câu 18. Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII-XIX là
gì?
A. Chủ nghĩa duy tâm.
B. Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng.
C. Chủ nghĩa xã hội khoa học.
D. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Câu 19. Tổng thống nào của Mĩ đã có “Chính sách mới” đưa nước Mĩ thoát khỏi
khủng hoảng 1929-1933?
A. G. Oa-sinh-tơn.
B. PH. Ru-dơ-ven.
C. J. Ken-nơ-đi.
D. B. Ô-ba-ma.
Câu 20. Ở nửa sau thế kỉ XIX, Việt Nam bị nước tư bản phương Tây nào xâm
chiếm?


A. Anh.


B. Đức.

C. Mĩ.

D. Pháp.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 ĐIỂM)
Câu 1. (2 điểm) Dựa vào bảng số liệu cơ cấu tổng sản phẩm trong nước(GDP) của
Ấn Độ
Các ngành kinh tế
Tỉ trọng trong cơ cấu GDP(%)
1999
2001
2013
- Nông-Lâm-Thủy sản
27,7
25,0
18,0
- Công nghiệp- Xây dựng
26,3
27,0
30,7
- Dich vụ
46,0
48,0
51,3
a.Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Ân Độ qua các năm 1999,2001, 2013?.(1 đ)
b. Nhận xét, đánh giá về sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của Ấn Độ?.(1 đ)
Câu 2. (1 điểm) Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng mười Nga năm

1917?
Câu 3. (2 điểm) Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh
thế giới thứ hai có điểm gì giống và khác nhau? Nêu kết cục của chiến tranh thế giới
thứ hai?


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu
1
2
Đáp án A
C
Câu
8
9
Đáp án D
C
Câu
15
16
Đáp án A-Đ, B-S, A
C-Đ

3
C
10
B
17
D


4
A
11
A
18
C

5
A
12
D
19
B

6
D
13
C
20
D

7
B
14
B

II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: 2 điểm
a.Vẽ đúng biểu đồ cột chồng tỉ lệ cơ cấu chính xác theo số liệu

Biều đồ có tên và chú giải rõ ràng
b. Nhận xét đúng:
- Các ngành kinh tế của Ấn Độ có sự chuyển dịch qua các năm từ 1999 đến 2013,
cụ thể là:
+ Ngành nông nghiệp giảm dần tỉ trọng từ 27,7 % xuống còn 18%
+Ngành công nghiệp và dịch vụ tăng dần tỉ trọng, trong đó công nghiệp từ 26,3%
lên 30,7%, dịch vụ từ 46% lên 51,3%, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất.
-Sự chuyển dịch về cơ cấu các ngành kinh tế cho thấy xu hướng phát triển kinh tế
của Ấn Độ là phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 2: 1 điểm
Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với nước Nga: 0.5 điểm
+ Cách mạng tháng 10 đã làm thay đổi vận mệnh nước Nga.
+ Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền.
+ Xây dựng chế độ xã hội mới – Chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng
lớn.
- Đối với thế giới: 0.5 điểm
+ Cách mạng tháng 10 đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới.
+ Cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải
phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Câu 3: 2 điểm
* Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai
có điểm gì giống và khác nhau: 1 điểm
+ Giống nhau: Cả hai cuộc chiến tranh đều nhằm để giải quyết mâu thuẫn giữa các
nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.


+ Khác nhau: Chiến tranh thế giới thứ hai còn nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các
nước đế quốc với Liên Xô, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới
* Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai: 1 điểm

+ Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước Phát
xít Đức – Italia – Nhật Bản.
+ Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá
nặng nề nhất trong lịch sử loài người. ( 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật
và những thiệt hại vật chất khổng lồ).
+ Chiến tranh kết thúc đã dẫn đên những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.



×