Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bai 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.92 KB, 4 trang )

Câu 1: Từ giữa thế kỉ XIX, trước thái độ thoả hiệp của triều đình Mãn Thanh
đối với đế quốc, nhân dân Trung Quốc đã
A. nổi dậy đấu tranh.
B. đầu hàng đế quốc.
C. thỏa hiệp với đế quốc.
D. lợi dụng đế quốc chống phong kiến
Câu 2.Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc là cuộc đấu tranh của giai cấp nào?
A. Nông dân.
B. Tư sản.
C. Thợ thủ công.
D. Công nhân
Câu 3. Với điều ước nào Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa nửa
phong kiến?
A. Tân Sửu.
B. Nam Kinh.
C. Bắc Kinh.
D. Nhâm Ngọ
Câu 4. Năm 1898, ở Trung Quốc diễn ra sự kiện gì?
A. Phong trào Duy Tân.
B. Cách mạng Tân Hợi.
C. Phong trào Nghĩa hoà đoàn.
D. Khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc.
Câu 5.Sơn Đông là địa bàn bùng nổ đầu tiên của
A. phong trào Nghĩa Hòa Đoànở Trung Quốc.
B. cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.
C. phong trào Duy Tân ở Trung Quốc.
D. khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc.
Câu 6. Đầu thế kỉ XX, giai cấp nào ra đời và lớn mạnh ở Trung Quốc?
A. Tư sản.
B. Vô sản.
C. Công nhân.


D. Nông dân.
Câu 7. Với điều ước Tân Sửu, Trung Quốc phải chấp nhận điều khoản nào?
A. Trả một khoản tiền lớn để bồi thường chiến phí và để cho các nước đế quốc được
quyền đóng quân ở Bắc Kinh.
B. Để cho các nước đế quốc được quyền đóng quân ở Bắc Kinh.
C. Các nước đế quốc được quyền can dự vào công việc đối nội và đối ngoại của
Trung Quốc.
D. Trả một khoản tiền lớn để bồi thường chiến phí.
Câu 8 . Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào?
A. Tư sản.
B. Vô sản.
C. Phong kiến.
D. Sĩ phu, văn thân yêu nước.
1


Câu 9. Cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân chống đế quốc là
A. Nghĩa Hoà đoàn.
B. Thái bình Thiên quốc.
C. phong trào Duy tân.
D. cách mạng Tân Hợi.
Câu 10. Tôn Trung Sơn là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh
hướng nào?
A. Dân chủ tư sản.
B. Cộng hòa.
C. Trung lập.
D. Quân chủ lập hiến.
Câu 11. Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc

A. chính quyền Mãn Thanh liên kết với các nước đế quốc đàn áp.

B. thiếu vũ khí, thiếu sự lãnh đạo thống nhất.
C. không có sự đoàn kết của các giai cấp, tầng lớp.
D. không có vũ khí hiện đại.
Câu 12. Mốc mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc
lập dần trở thành một nước nửa thuộc địa là
A. triều đình Mãn Thanh kí với thực dân Anh Hiệp ước Nam Kinh.
B. Nga - Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc.
C. triều đình Mãn Thanh kí kết với các nước đế quốc Điều ước Tân Sửu.
D. thực dân Anh tiến hành chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
Câu 13. Chủ trương tiến hành cải cách đất nước Trung Quốc vào cuối thế kỉ
XIX được đề xướng bởi
A. một số người tiến bộ trong giới sĩ phu Trung Quốc.
B. tầng lớp trí thức tiểu tư sản Trung Quốc.
C. giai cấp tư sản Trung Quốc.
D. giai cấp địa chủ phong kiến Trung Quốc.
Câu 14. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về nguyên nhân thất bại của cuộc
vận động Duy Tân ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX?
A. Vua Quang Tự không ủng hộ các nhà nho yêu nước tiến hành cải cách.
B. Phong trào không đi sâu vào quần chúng nhân dân lao động, không được nhân dân
làm hậu thuẫn.
C. Sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu do Từ Hi thái hậu cầm đầu.
D. Phong trào chỉ hoạt động chủ yếu trong các tầng lớp quan lại sĩ phu tiến bộ.
Câu 15. Thực chất của phong trào Nghĩa Hoà Đoàn ở Trung Quốc cuối thế kỉ 19

A. cuộc khởi nghĩa nông dân chống đế quốc.
B. cuộc vận động cải cách chính trị, xã hội.
C. cuộc đấu tranh của công nhân chống tư sản và đế quốc.
D. cuộc vận động cải cách kinh tế của các tầng lớp trong xã hội.
Câu 16. Ý đồ của triều đình phong kiến Mãn Thanh khi lợi dụng phong trào Nghĩa
Hoà Đoàn nhằm

2


A. mượn tay các nước đế quốc dập tắt phong trào cách mạng của nông dân.
B. thoả hiệp với phong trào Nghĩa Hoà Đoàn.
C. ngăn chặn phong trào Nghĩa Hoà Đoàn phát triển trên toàn quốc.
D. phát triển phong trào Nghĩa Hoà Đoàn.
Câu 17. Đâu không phải là ý nghĩa của phong trào Duy Tân?
A. là thắng lợi của tầng lớp sĩ phu, văn thân yêu nước.
B. làm phái thủ cựu trong triều đình Mãn Thanh lo sợ.
C. làm lung lay trật tự, nền tảng phong kiến ở Trung Quốc.
D. mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào Trung Quốc
Câu 18. Cái cớ để liên quân tám nước đế quốc tấn công Bắc Kinh vào năm 1900 là
A. Nghĩa Hoà Đoàn tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.
B. triều đình Mãn Thanh không hợp tác với các nước đế quốc.
C. nghĩa quân Nghĩa Hoà Đoàn đang đóng quân ở Bắc Kinh.
D. triều đình phong kiến Mãn Thanh đã đóng cửa các sứ quán nước ngoài ở Bắc
Kinh.
Câu 19. Nghĩa Hoà Đoàn đã bị liên quân tám nước đế quốc đánh bại là vì
A. thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí.
B. những người lãnh đạo quá tin tưởng vào sự thoả hiệp của triều đình Mãn Thanh.
C. Nghĩa Hoà Đoàn không chấp nhận sự giúp đỡ của triều đình phong kiến Mãn
Thanh.
D. nghĩa quân Nghĩa Hoà Đoàn không có kinh nghiệm chiến đấu.
Câu 20. Tính chất của xã hội Trung Quốc vào đầu thế kỉ XX là
A. xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.
B. xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
C. nước nửa thuộc địa.
D. xã hội thuộc địa.
Câu 21. Với điều ước Tân Sửu đã

A. biến Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
B. Biến Trung Quốc thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
D. tạo điều kiện cho các nước bản phương Tây được tự do buôn bán ở Trung Quốc.
C. thể hiện sự bạc nhược của triều đình Mãn Thanh.
Câu 22. Khác với các cương lĩnh trước đó, cương lĩnh chính trị của Trung Quốc
Đồng minh hội được xây dựng trên cơ sở
A. học thuyết chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
B. học thuyết “Châu Mĩ của người châu Mĩ” của Mơn-rô.
C. học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của Các Mác và Ăng-ghen.
D. học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh-xi-mông.
Câu 23. Mục tiêu đấu tranh của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là
A. lật đổ triều đình Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện
quyền bình đẳng về ruộng đất.
B. lật đổ triều đình Mãn Thanh, đánh đuổi các thế lực đế quốc, khôi phục Trung Hoa,
thành lập Dân quốc.
C. đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến Trung Quốc, thành lập Trung Hoa dân quốc.
D. đánh đổ các thế lực đế quốc, phong kiến, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.
3


Câu 24. Đâu không phải là hạn chế của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội?
A. chưa đem lại quyền lợi cho tầng lớp .
B. chưa coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược.
C. chỉ tập trung đánh đổ tập đoàn thống trị phong kiến Mãn Thanh.
D. không đặt vấn đề đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến Trung Quốc.
Câu 25. Phong trào nông dân được đánh giá là lớn nhất trong lịch sử Trung
Quốc là
A. Thái bình Thiên quốc.
B. Nghĩa Hoà đoàn.
C. phong trào Duy tân.

D. cách mạng Tân Hợi.

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×