Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bai 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.29 KB, 4 trang )

Câu 1. Ngày 29/10/1929 ở nước Mĩ đã diễn ra sự kiện gì?
A. Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu.
B. Thị trường chứng khoán đóng cửa không giao dịch.
C. Ngân hàng Trung ương ngừng hoạt động hoàn toàn.
D. Tổng thống Rudơven nhậm chức.
Câu 2. Ngày 29/10/1929 ở Mĩ còn được gọi là
A. “ngày thứ 7 đen tối”.
B. “ngày thứ 5 đen tối”.
C. “ngày thứ 6 đen tối”.
D. “ngày thứ 3 đen tối”.
Câu 3. Người giữ 4 nhiệm kì liên tiếp trong lịch sử bầu Tổng thống Mĩ là
A. Ru-dơ-ven.
B. Ai-xen-hao.
C. Oa-sinh-tơn.
D. B. Ô-ba-ma.
Câu 4. Mĩ đã thực hiện sự kiện ngoại giao nào vào tháng 11/1933?
A. Chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
B. Chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Đức.
C. Chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản.
D. Chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
Câu 5. Trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm thế giới, Mĩ đã thực
hiện chính sách gì?
A. Chính sách trung lập.
B. Chính sách thực lực.
C. Chính sách chạy đua vũ trang.
D. Chính sách kìm hãm.
Câu 6. Khủng hoảng kinh tế ở Mĩ bắt đầu từ sự
A. sụt giảm của thị trường chứng khoán Niu Oóc.
B. mất giá của thị trường tiền tệ Niu Oóc.
C. phá sản của hàng loạt các công ty lớn ở Niu Oóc.
D. đổ vỡ của hàng loạt các ngân hàng ở Niu Oóc.


Câu 7. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ bắt đầu trong lĩnh vực
A. tài chính ngân hàng.
B. công nghiệp.
C. nông nghiệp.
D. thương mại.
Câu 8. Hậu quả lớn nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 để lại
cho nước Mĩ là
A. nền kinh tế bị phá hủy một cách nghiêm trọng.
1


B. số người thất nghiệp tăng cao.
C. thị trường chứng khoán rối loạn.
D. nền dân chủ tư sản có nguy cơ bị sụp đổ.
Câu 9. Để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng, Tổng thống Rudơven đã
A. thực hiện Chính sách mới.
B. tăng cường chi phí cho quân sự.
C. kêu gọi sự giúp đỡ của các nước khác.
D. thực hiện chính sách xâm lược các nước khác.
Câu 10. Tác dụng lớn nhất của “Chính sách mới” đối với nước Mĩ là
A. đưa nước Mĩ ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.
B. góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản.
C. tạo nhiều việc làm cho người thất nghiệp.
D. tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế.
Câu 11. Biện pháp cốt lõi của “Chính sách mới” là
A. nhà nước can thiệp tích cực vào nền kinh tế.
B. ban hành các đạo luật về ngân hàng.
C. thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp.
D. ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.
Câu 12. Từ năm 1934, chính sách đối ngoại chủ yếu của Mĩ đối với các nước Mĩ

Latinh là
A. láng giềng thân thiện.
B. láng giềng đoàn kết.
C. láng giềng hợp tác.
D. láng giềng hữu nghị.
Câu 13. Mục đích của Mĩ khi tuyên bố Chính sách láng giềng thân thiện đối với các
nước Mĩ La tinh là
A. xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này.
B. muốn trở thành người anh cả giúp đỡ các nước ở khu vực này.
C. để cùng nhau hợp tác và phát triển ngày càng ổn định.
D. lôi kéo các nước nhằm xây dựng một đồng minh mạnh ở khu vực này.
Câu 14. Chính sách, đạo luật nào của Mĩ đã góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát
xít gây ra chiến tranh thế giới thứ hai ?
A. Giữ vai trò trung lập với các cuộc xung đột quân sự ngoài nước Mĩ .
B. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
C. Chính sách láng giềng thân thiện với Mĩ La tinh .
D. Chính sách mới của Ru-dơ-ven.
Câu 15. Thời kì “hoàng kim” của nền kinh tế Mĩ chấm dứt bằng sự kiện
A. khủng hoảng kinh tế bùng nổ tháng 10/1929.
B. các nước tư bản châu Âu vươn lên phát triển mạnh mẽ.
2


C. mất vị trí trung tâm công nghiệp thế giới.
D. dự trữ vàng và ngoại tệ sụt giảm.
Câu 16. Chủ trương của Mĩ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (1933) là
A. Không từ bỏ lập trường chống cộng sản.
B. Giữ quan hệ ngoại giao trong tư thế nước lớn.
C. Cùng nhau giải quyết các vấn đề hai bên cùng quan tâm.
D. Cùng nhau giải quyết các vấn đề quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

Câu 17. Mĩ quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (1933) xuất phát từ
A. lợi ích của nước Mĩ.
B. việc muốn xây dựng một thế giới hòa bình.
C. lợi ích của cả hai nước.
D. việc muốn cải thiện quan hệ hai nước.
Câu 18. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác động của cuộc khủng hoảng
kinh tế Mĩ giai đoạn đỉnh cao năm 1932?
A. Nền nông nghiệp đang vươn lên dẫn đầu các nước tư bản.
B. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân bùng nổ mạnh mẽ.
C. Số người thất nghiệp tăng lên một cách nhanh chóng.
D. Sản lượng công nghiệp giảm sút nghiêm trọng.
Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả trực tiếp của sự kiện
ngày 29/10/1929 đối với nước Mĩ?
A. Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trầm trọng nhất.
B. Tâm lí hoảng loạn bao trùm khi thị trường chứng khoán giảm sút.
C. Phá hủy nghiêm trọng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.
D. Hàng triệu người trong phút chốc mất sạch tài sản tích lũy cả đời.
Câu 21. Vấn đề cơ bản nào của xã hội Mĩ đã không được giải quyết trong Chính sách
mới của Rudơven?
A. Xóa bỏ sự phân biệt người da đen và da màu, xây dựng xã hội dân chủ thực sự.
B. Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
C. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế.
D. Khôi phục sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo nhiều việc làm mới.
Câu 22. Lí do nào dưới đây không phản ánh đúng mục đích của việc Mĩ công nhận và
thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô năm 1933?
A. Xây dựng mối quan hệ hòa bình với các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Không muốn thù địch với Liên Xô để cùng chống phát xít.
C. Chủ nghĩa phát xít đang hình thành đe dọa hòa bình thế giới .
D. Mĩ muốn mở rộng thị trường để cùng hợp tác về kinh tế.
Câu 23. Chính sách trung lập của Mĩ đối với các vấn đề quốc tế ở thập niên 30 của

TK XX đã đưa đến một trong những tác động nào?
A. Gián tiếp gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
3


B. Trực tiếp gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Trực tiếp gây ra xung đột căng thẳng giữa Mĩ và Liên Xô.
D. Gián tiếp thúc đẩy phong trào chống chủ nghĩa phat xít phát triển mạnh mẽ.
Câu 24. Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với các vấn đề quốc tế ở thập niên 30 của
TK XX đã đưa đến một trong những tác động nào?
A. Góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động.
B. Làm cho tình hình thế giới càng trở nên căng thẳng.
C. Góp phần cô lập ảnh hưởng và hoạt động của chủ nghĩa cộng sản.
D. Làm cho quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô càng gắn bó.
Câu 25. Từ việc nước Mĩ thực hiện Chính sách mới, Việt Nam có thể rút ra được bài
học gì để góp phần thực hiện thành công công cuộc đổi mới kinh tế đất nước hiện
nay?
A. Thực hiện các chính sách, biện pháp phát triển kinh tế phù hợp.
B. Tập trung đầu tư phát triển ngành kinh tế mũi nhọn.
C. Tập trung đầu tư phát triển các ngành kinh tế có nhiều lợi thế.
D. Thực hiện các biện pháp dân chủ trong phát triển kinh tế.

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×