Câu 1: Phong trào cách mạng ở các nước Đông Nam Á, sau chiến tranh thế giới lần
thứ nhất diễn ra như thế nào?.
A. Diễn ra mạnh mẽ hầu khắp các nước.
B. Chỉ diễn ra ở một số nước trên bán đảo Đông Dương.
C. Chỉ diễn ra ở những nước có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
D. Hình thức chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
Câu 2: Đảng Cộng sản thành lập đầu tiên ở Đông Nam Á là
A. Đảng cộng sản In đô nê xia.
B. Đảng cộng sản Malaixia.
C. Đảng cộng sản Việt Nam.
D. Đảng cộng sản Phi lip pin.
Câu 3: Từ 1930, giai cấp nào nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng ba nước Đông
Dương?
A. Tư sản dân tộc.
B. Vô sản.
C. Tiểu tư sản.
D. Sĩ phu phong kiến.
Câu 4: Để khắc phục hậu quả chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), thực dân
Pháp tăng cường chính sách.
A. khai thác thuộc địa ở các nước Đông Dương.
B. vơ vét sức người sức của ở các nước Đông Dương.
C. thu mua lúa gạo và khoáng sản ở các nước Đông Dương.
D. tăng các loại thuế ở các nước Đông Dương.
Câu 5: Mặt trận nào sau đây, lãnh đạo phong trào cách mạng ở các nước Đông
Dương trong những năm (1936 – 1939) ?.
A. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
B. Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Đồng minh.
Câu 6: Trong những năm 1925 – 1926, ở Campuchia đã diễn ra phong trào đấu tranh
tiêu biểu nào?
A. Phong trào chống thuế, chống bắt phu.
B. Phong trào đòi tự do báo chí của tầng lớp tiểu tư sản.
C. Phong trào vũ trang chống Pháp.
D. Phong trào đấu tranh chống phong kiến đầu hàng.
Câu 7. Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời
gian nào?
A. 10/1930.
B. 2/1930.
C. 2/1931.
D. 10/1931.
Câu 8. Trong những năm 1926 – 1927, phong trào độc lập dân tộc ở In đô nê xia diễn
ra sôi nổi, quyết liệt dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào?.
A. Đảng Cộng sản.
1
B. Đảng dân tộc.
C. Liên minh Hồi giáo.
D. Phái cấp tiến.
Câu 9: Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến
tranh thế giới (1918 – 1939) là gì?
A. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc, sự trưởng thành của giai cấp vô sản.
B. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
C. Ngoài đấu tranh chống đế quốc còn đấu tranh chống phong kiến đầu hàng.
D. Từ đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế, chuyển hẳn sang đấu tranh chính trị.
Câu 10: So với trước chiến tranh thế giới thứ nhất nét mới trong phong trào của giai
cấp tư sản dân tộc là gì?
A. Đòi quyền tự chủ về chính trị, dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.
B. Đòi được tự do xuất khẩu lúa gạo và tự do khai thác khoáng sản.
C. Đòi được miễn thuế, đòi tự do kinh doanh, lập hội.
D. Đòi được tự do kinh doanh, giảm thuế và được tự do báo chí.
Câu 11: Kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936 – 1939
là
A. bọn phản động thuộc địa và chủ nghĩa phát xít.
B. thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
C. thực dân Pháp và phát xít Nhật.
D. Thực dân Pháp, phát xít Nhật và phong kiến tay sai.
Câu 12: Sự trưởng thành của giai cấp vô sản các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc
chiến tranh thế giới (1918 – 1939) được thể hiện qua sự kiện nào?
A. Sự thành lập các Đảng Cộng Sản.
B. Chuyển từ đấu tranh chính trị sang vũ trang.
C. Kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang.
D. Phong trào công nhân giữ vai trò nòng cốt
Câu 13: Sự kiện nào mở ra thời kỳ mới của phong trào cách mạng ở Đông Dương?.
A. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời.
B. Khởi nghĩa vũ trang diễn ra mạnh mẽ.
C. Thành lập mặt trận phản đế Đông Dương.
D. Thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương.
Câu 14: Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương trong những năm (1936 –
1939) là gì?
A. Chống đế quốc chống phong kiến.
B. Chống bọn phản động thuộc địa.
C. Chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh.
D. Chống phong kiến, chống bọn phản động thuộc địa.
Câu 15: Sự kiện nào đánh dấu phong trào cách mạng các nước Đông Dương chuyển
từ tự phát sang hoàn toàn tự giác.
A. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Sự liên kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
D. Sự thành lập mặt trận phản đế Đông Dương.
2
Câu 16: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ phong trào đấu tranh của nhân
dân Đông Dương, ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. do chính sách khai thác tàn bạo và thuế khóa lao dịch nặng nề của thực dân Pháp.
B. do chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp
C. do thực dân Pháp thay đổi chính sách thống trị bóp nghẹt quyền tự do dân chủ.
D. do lực lượng cách mạng đã lớn mạnh trong những năm chiến tranh thế giới thứ
nhất
Câu 17: Bước tiến mới của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á, so với
trước chiến tranh thế giới thứ nhất thể hiện qua nội dung nào?
A. Đòi tự do kinh doanh
B. Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
C. Đòi tự chủ về chính trị.
D. Đòi tự do xuất bản báo chí.
Câu 18: Trong những năm 1936 – 1939, đông đảo các tầng lớp nhân dân Đông
Dương đã tham gia phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ là do có
A. sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.
B. sự lớn mạnh của giai cấp vô sản
C. sự lãnh đạo của mặt trận dân chủ.
D. sự liên minh của giai cấp tư sản dân tộc và giai cấp vô sản.
Câu 19: Phong trào độc lập dân tộc của ba nước Đông Dương trong những năm 1919
– 1939 so với trước chiến tranh thế giới thứ nhất có điểm khác biệt gì?
A. Kết hợp đấu tranh vũ trang và cải cách.
B. Kết hợp đấu tranh vũ trang và ngoại giao
C. Có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương.
D. Có sự đoàn kết 3 nước Đông Dương
Câu 20: Nguyên nhân cơ bản nhất đoàn kết nhân dân Đông Dương trong quá trình
đấu tranh giành độc lập dân tộc từ 1930 – 1945 là gì?
A. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Có kẻ thù chung là thực dân Pháp và phát xít Nhật.
C. Cùng nằm trên bán đảo Đông Dương.
D. Có truyền thống gắn bó từ lâu đời.
3