Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

báo cáo thực tập nghề nghiệp ngành khoa học môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.84 KB, 51 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại Trường Đại học Lâm Nghiệp, với mục đích hoàn
thiện chương trình đào tạo hai môn học: Đánh giá môi trường và Quy hoạch
môi trường. Nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, giúp sinh viên tiếp cận với
điều kiện thực tế để trở thành một cử nhân môi trường có kiến thức vững vàng
trong tương lai, được sự đồng ý của Khoa QLTNR & MT, sinh viên chúng em
đã được tiến hành thực tập tại làng nghề chế biến gỗ xã Bình Phú, huyện Thạch
Thất, thành phố Hà Nội.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Trần Thị Hương (trưởng đoàn thực
tập), cô Nguyễn Thị Ngọc Bích, cô Nguyễn Thị Bích Hảo, cô Trần Thị Đăng
Thúy, Thầy Lê Phú Tuấn và thầy Đặng Hoàng Vương đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập. Ngoài ra em cũng xin gửi lời cảm
ơn đến Ủy ban nhân dân xã Bình Phú và các hộ gia đình tại địa bàn xã Bình Phú
đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em hoàn thành các nội dung thực tập.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng thời gian có hạn và bản thân còn nhiều hạn chế về
mặt chuyên môn, báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô để bài báo cáo được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2017
Nông Thị Bình


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa vấn đề phát triển kinh tế nông
thôn là một trong những chủ trương lớn của Việt Nam. Trong đó, phát triển kinh tế
làng nghề là một trong những động lực quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Sự
phát triển làng nghề đã đang và sẽ góp phần đáng kể chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
tạo công ăn việc làm thu nhập ổn định cho dân cư ở vùng nông thôn, nâng cao chất
lượng lượng cuộc sống. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế xã hội của các làng nghề
ở mước độ cao sẽ tạo ra nhiều áp lực với môi trường khiến chất lượng môi trường


suy giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do đặc trưng làng nghề Việt Nam mang tính tự
phát, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán khắp làng tạo ra các nguồn thải không tập trung và
khó xử lý.
Xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, Hà Nội nổi tiếng với nghề mây tre đan.
Hiện nay xã đã chuyển hoạt động sản xuất sang hướng tạo sản phẩm nội thất. Sản
xuất đồ gỗ đã đóng góp không nhỏ tới sự phát triển kinh tế tại khu vực. Tuy nhiên
việc phát triển kinh tế đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc
biệt là môi trường không khí (bụi, hơi dung môi hóa chất, hơi sơn,...), ô nhiễm
tiếng ồn. Ngoài ra còn có các hoạt động khác như : bảo vệ môi trường khu công
nghiệp, khu dân cư, các phương tiện giao thông, sản xuất và đô thị hóa, thu gom và
xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp...


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.

Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Bình Phú nằm ở phía Đông Nam huyện Thạch Thất cách trung tâm
huyện 6km, cách khu đô thị Hòa Lạc đang hình thành khoảng 10km.
- Phía Bắc giáp xã Hữu Bằng, Thạch Xá;
- Phía Đông giáp xã Phùng Xá;
- Phía Nam giáp Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai;
- Phía Tây giáp xã Thạch Xá và xã Cần Kiệm;
Với vị trí địa lý này, xã Bình Phú có điều kiện để phát triển nền kinh tế đa
dạng theo định hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại, tiểu thủ công
nghiệp, du lịch sinh thái.
1.1.2. Địa hình
Bình Phú là xã đồng bằng, địa hình khá bằng phẳng và hơi thấp dần về phía

Tây Nam, độ dốc địa hình nhỏ hơn 100. Độ cao địa hình nằm trong khoảng +4m
đến +8m. Dạng địa hình này cho phép xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thong,
thủy lợi, các công trình xây dựng dân dụng thuận lợi.
1.1.3. Khí hậu thời tiết
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hình thành 2 mùa khá rõ rệt:
mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10) nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông (từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau) khô, lạnh, ít mưa. Có các đặc trưng khí hậu chính như sau:
- Nhiệt độ không khí: bình quân năm là 23,50C, trong năm nhiệt độ thấp nhất
trung bình 16,6oC (vào tháng 1). Nhiệt độ cao nhất trung bình là 28,7 0C (vào tháng
7).
- Số giờ nắng trong năm trung bình trong năm là 1.464 giờ.
- Lượng mưa và bốc hơi:


+ Lượng mưa bình quân năm là 1.757 mm, phân bố trong năm không đều,
mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô từ đầu tháng 11 đến tháng 3 năm
sau, những tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2.
+ Lượng bốc hơi: bình quân năm là 989 mm, trong các tháng mưa ít lượng
bốc hơi cao, do đó mùa khô đã thiếu nước lại càng thiếu hơn, tuy nhiên do hệ
thống thủy lơi tương đối tốt nên ảnh hưởng không lớn đến cây trồng vụ đông xuân
trên địa bàn xã.
+ Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình năm là 84%. Độ ẩm không
khí thấp nhất trong năm là các tháng 11, tháng 12, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm
không khí giữa các tháng trong năm không lớn.
+ Gió: hướng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Nam, gió Đông
Nam và gió Tây Nam.
1.1.4. Thủy văn
Nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp của xã chủ yếu được cung
cấp qua hệ thống kênh mương thủy nông. Ngoài ra còn một số ao hồ nằm rải rác

trong xã, kết hợp chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp với nuôi trồng thuỷ sản.
Hiện nay chưa có số liệu thống kê, đánh giá về nguồn nước ngầm, nhưng
trong các khu dân cư nhân dân thường khoan giếng để lấy nước sinh hoạt, các
giếng phải khoan ở độ sâu 30-70m tùy từng khu vực. Một số dùng giếng khơi, mực
nước từ 4-6m. Tuy nhiên thời gian gần đây mực nước có xu hướng sâu dần, về mùa
khô các giếng khơi bị cạn kiệt.
1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1. Dân số và phân bố dân cư

Tính đến 31/12/ 2014, xã Bình Phú có 10.091 nhân khẩu với 2.560 hộ được
chia thành 4 thôn, chia làm 2 khu: khu A và khu B. Đời sống chính của nhân dân


trong xã là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, thương mại
dịch vụ.
Dân cư phân bố tập trung chủ yếu theo làng cổ từ xưa. Người dân lao động
cần cù, trình độ thâm canh nông nghiệp khá cao và có khả năng tiếp cận với cơ chế
thị trường.
1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Trên địa bàn xã Bình Phú có tuyến đường tỉnh lộ 419 chạy qua xã theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam, đây là trục giao thông quan trọng nối liền xã với
đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, thị trấn Liên Quan và đi thị xã Sơn Tây. Hiện nay
đường 419 đang được nâng cấp mở rộng, khi hoàn thành sẽ giúp lưu thông được
thuận lợi hơn nhiều.
Hệ thống điện đã được nâng cấp cải tạo, hệ thống đường dây hạ thế kéo đến
tất cả các thôn, 100% hộ gia đình có điện, chất lượng phục vụ tốt.
Hệ thống thuỷ lợi tưới và tiêu chủ yếu thông qua các trạm bơm và kênh các
cấp, đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 100% diện tích lúa.

CHƯƠNG II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu thực tập
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Thực tập nghề nghiệp 3 nhằm hoàn thiện chương trình đào tạo của hai
môn học: Đánh giá môi trường và Quy hoạch môi trường; đồng thời
củng cố kiến thức, nâng cao kĩ năng nghề nghiệp giúp sinh viên tiếp
cận được với điều kiện thực tế
2.1.2. Mục tiêu cụ thế
-

Áp dụng được các phương pháp đánh giá hiện trạng chất lượng các thành
phần môi trường, những ảnh hưởng từ các hoạt động sản xuất làng nghề đến
chất lượng môi trường, sự phát triển bền vững của làng nghề.
Vận dụng được các công cụ điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội trong quá trình thiết kế và xây dựng các phương án quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của các làng nghề gắn liền với bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên khu vực.


-

Lập được báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án sản xuất mà
các sinh viên đề xuất tại làng nghề
2.2. Nội dung thực tập
2.2.1. Tìm hiểu quy trình sản xuất và các biện pháp xử lý chất thải đang
áp dụng tại khu vực
a. Tìm hiểu quy trình sản xuất
-Xác định các nghề chủ yếu tại địa điểm thực tập. Quy mô (số hộ tham gia
nghề, công suất sản xuất....)

-Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất, các công đoạn sản xuất, các sản
phẩm chủ yếu của làng nghề...
-Xác định loại và khối lượng nguyên liệu, năng lượng, hóa chất sử dụng
trong quá trình sản xuất. Nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất.
-Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. Hiệu quả kinh tế, xã hội,
những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất.
b. Tìm hiểu biện pháp xử lý chất thải
 Hiện trạng xử lý nước thải
- Nguồn tạo nước thải: Các công đoạn phát sinh nước thải
- Phân loại nước thải (sản xuất và sinh hoạt)
- Thể tích nước thải trong 1 đơn vị sản phẩm hay trong 1 khoảng thời gian
nhất định, trong khu vực làng nghề...
- Tính chất và thành phần nước thải
- Hệ thống thu gom nước thải trong hộ sản xuất và trong làng nghề. Nước thải
sinh hoạt và sản xuất được thải ra đâu. Mô tả toàn bộ hệ thống thu gom nước
thải của làng nghề.
- Biện pháp xử lý nước thải: tìm hiểu thực trạng xử lý nước thải tại từng cơ sở
sản xuất và của cả làng nghề (có hay không xử lý nước thải, hiệu quả xử lý
nước thải thông qua kết quả phân tích nước thải đầu ra và so sánh với
QCVN...)
 Hiện trạng xử lý khí thải
Nguồn phát sinh bụi, tiếng ồn, khí thải
Tính chất và thành phần khí thải
Biện pháp xử lý giảm thiểu bụi, tiếng ồn, khí thải
 Hiện trạng xử lý chất thải rắn
Nguồn phát sinh chất thải rắn
Thành phần và tính chất chất thải rắn (đặc trưng chung và riêng cho
từng công đoạn)
Khối lượng chất thải rắn trong 1 ngày đêm hoặc theo đơn vị sản phẩm
Công tác thu gom và xử lý chất thải rắn



2.2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường làng nghề
a. Môi trường nước
Xác định điểm vị trí quan trắc chất lượng môi trường nước mặt nước
ngầm, nước thải khu vực
Lấy mẫu nước mặt, nước ngầm, nước thải
Đo nhanh các chỉ tiêu: DO, độ dẫn điện, độ muối, pH, độ đục tại hiện
trường
Xác định hàm lượng NH4+, NO3-, Fets bằng bảng so màu
Phân tích phòng thí nghiệm các thông số COD, TSS, PO43b. Môi trường không khí
Xác định vị trí quan trắc tiếng ồn
Đo tiếng ồn tại các vị trí đã xác định
Xác định các vị trí lấy mẫu bụi
Xác định hàm lượng bụi
2.2.3. Đánh giá thực trạng quy hoạch môi trường, quy hoạch sử dụng
đất, hệ thống cây xanh và không gian mở
a. Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tại khu vực
Xác định và thiết lập bản đồ (sơ đồ) về thực trạng phân bố, bố trí các
khu vực sản xuất, khu dân cư, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại,
dịch vụ....
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch phát triển kinh teestaij
địa phương (có hợp lý hay không, những thuận lợi, khó khăn, bất cập trong
quy hoạch sử dụng đất hiện đang diễn ra tại khu vực)
b. Đánh giá thực trạng quy hoạch môi trường tại làng nghề
Đánh giá hiệu quả các văn bản quy hoạch môi trường tại khu vực (nếu
có)
Đánh giá thực trạng quy hoạch hệ thống cây xanh: Khảo sát và mô tả
thực trạng hệ thống cây xanh trong khu vực. Tính toán diện tích cây xanh,
không gian mở và đán giá so sánh với tiêu chuẩn đặt ra.

Đánh giá thực trạng quy hoạch phòng ngừa ô nhiễm tại khu vực; qquy
hoạch xử lý chất thải, quy hoạch chất lượng nước, chất thải rắn...
2.2.4. Đánh giá sự phất triển bền vững của làng nghề
a. Điều tra điều kiện kinh tế, xã hội của khu vực
Các ngành nghề sản xuất và dịch vụ
Thu nhập kinh tế hộ gia đình: Các nguồn thu nhập, các khoản chi phí,
nguyên nhân làm phân hóa mức kinh tế của gia đình.


-

Thị trường: Giá cả các loại sản phẩm hàng hóa, nguyên nhân làm cho
giá cả hàng hóa khác với các địa phương khác, phân phối, tiêu thụ sản
phẩm...
Trình độ dân trí
Lực lượng lao động, cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân..
Quan hệ xã hội: Phân công lao động trong gia đình và trong xã hội,
tính bình đẳng trong quan hệ gia đình và xã hội...
Hạ tầng cơ sở phúc lợi xã hội: y tế, giáo dục, giao thông, trường học,
điện nước, chính sách xã hội...
b. Xây dựng, lựa chọn chỉ thị và thiết lập chỉ số BSI và LSI
Thông qua phương pháp kiến tạo chỉ số BSI và LSI sinh viên lựa chọn
chỉ thị phù hợp với làng nghề sau đó tiến hành điều tra phỏng vấn để
thu thập được các thông tin về các chỉ thị đã chọn. Qua đó, sinh viên
xác định được mức độ khá bền vững và đề xuất giải pháp để hoạt
động làng nghề được bền vững hơn
2.2.5. Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất và quy hoạch môi trường
Xác định vị trí và diện tích khu vực cần quy hoạch cho phát triển quy
hoạch làng nghề như xây dựng cụm làng nghề, cụm công nghiệp, cụm tiểu
thủ công nghiệp, các doanh nghiệp, công ty...

Tính toán và thiết kế quy hoạch cho hoạt động sản xuất, thương mại
và dịch vụ của làng nghề sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã
hội của địa phương.
Thiết kế quy hoạch cho môi trường cụm làng nghề( thiết kế các giải
pháp bảo vệ môi trường, bố trí cây xanh và hệ thống xử lý nước thải, chất
rắn cho cụm làng nghề địa phương)
2.2.6. Đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển làng nghề
Sau khi đề xuất dự án phát triển làng nghề (cụm làng nghề, cụm
công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp, các doanh nghiệp, công ty....)
sinh viên cần đánh giá tác động của dự án đó tới môi trường tự nhiên và
kinh tế xã hội, cụ thể như sau:
- Mô tả chi tiết về dự án phát triển làng nghề. Đây là cơ sở quan trọng
để xác định những tác động của dự án đó tới môi trường trong quá trình xây
dựng và vận hành dự án.
- Xác định các hoạt động có thể gây tác động , ảnh hưởng đến môi
trường (hoạt động xây dựng, sinh hoạt, sản xuất...)
- Xác định các loại chất thải, khối lượng chất thải, đặc tính chất thải
( tính thông qua các phương pháp đánh giá nhanh tải lượng chất ô nhiễm, các


hệ số tải lượng đã được điều tra tại các nội dung trên như tìm hiểu quy trình
sản xuất và lượng chất thải đã phát sinh trong quá trình sản xuất...)
- Xác định đối tượng sẽ bị tác động khi thực hiện dự án ( chú ý đến cả
môi trường tự nhiên và xã hội) bao gồm cả tác động không liên quan đến chất
thải
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của mỗi gia đoạn, mỗi hoạt động cảu
chín dự án tới môi trường.
- Xác định và đánh giá những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thi
công và vận hành
- Đề xuất biện pháp giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến môi

trường tự nhiên và xã hội, nâng cao hiệu quả của các biện pháp bảo vệ môi
trường.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu
Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu là phương pháp sử dụng các
thông tin sẵn có, giúp giảm bớt thời gian công việc ngoài thực địa và
trong phòng thí nghiệm.
Các tài liệu bao gồm: các công bố công trình nghiên cứu khoa học,
các văn bản pháp lý, các tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội,
dân số của xã Bình Phú do Ủy ban nhân dân xã Bình Phú cấp. Tư liệu
và các giáo trình liên quan như: Giáo trình Quy hoạch môi trường của
thầy Vũ Quyết Thắng, Đánh giá tác động môi trường.
2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Mục đích của phương pháp này là quan sát hiện trạng khu vực nghiên
cứu từ đó đưa ra các nhận định về quy hoạch, hiện trạng môi trường,
các hoạt động sản xuất chủ yếu, xác định được các vị trí lấy mẫu
nước, mẫu bụi và vị trí đo tiếng ồn.
2.3.3. Phương pháp đo nhanh ngoài thực địa
Sau khi khao sát thực địa ta xác định được các vị trí lấy mẫu nước,
mẫu bụi, vị trí đo tiếng ồn.
Môi trường nước tiến hành đo các thông số môi trường như: nhiệt độ,
pH, DO, TDS, độ dẫn điện, độ muối...bằng các thiết bị đo nhanh. Phân
tích các thông số Fe, amoni, nitrit bằng phương pháp so bảng màu.
Đo tiếng ồn với thiết bị đo nhanh
2.3.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Để đánh giá hiện trạng môi trường xã Bình Phú tiến hành lấy mẫu nước
phân tích với chỉ tiêu COD.


Xác định COD của mẫu nước thải bằng phương pháp đun hồi lưu kín, sử dụng




chất oxy hóa là K2Cr2O7.
Nguyên lý của phương pháp : Các chất hữu cơ có trong nước sẽ bị oxy hóa



trong môi trường axit bởi dung dịch K2Cr2O7 theo phương trình phản ứng:
CHC + Cr2O7 2- + H+ → CO2 + H2O + 2 Cr3+
Lượng dư Cr2O7 2- được chuẩn độ bằng dung dịch muối Fe 2+ với chất chỉ thị
feroin:
Cr2O7 2- + Fe2+ + H+ → Cr3+ + Fe3+ + H2O
Chỉ thị chuyển từ màu xanh sang màu nâu đỏ.
Lượng COD được tính theo công thức sau:



Trong đó:
 V1 là thể tích muối Fe2+ dùng để chuẩn độ mẫu trắng
 V2 là thể tích muối Fe2+ dùng để chuẩn độ mẫu phân tích (ml).
 V là thể tích dung dịch mẫu
 C là nồng độ dung dịch muối Fe2+ dùng để chuẩn độ (mg/l).
 F là hệ số pha loãng
F=

-

-


Vdd là thể tích của mẫu nước sau khi pha loãng

-

Vpt là thể tích của mẫu thực dùng để phân tích

2.3.5. Phương pháp đánh giá tác động môi trường
Là phương pháp đánh giá các tác động có thể xảy ra do các dự án, các
chương trình quy hoạch, chính sách đối với môi trường và đề xuất các biện
pháp giảm thiểu


-

-

Sử dụng phương pháp ma trận đơn giản, danh mục điều kiện môi trường để
liệt kê các tác động tới môi trường và sức khỏe con người trong giai đoạn
thực hiện xây dựng các công trình và các giai đoạn đi vào hoạt động của dự
án
Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh tải lượng ô nhiễm để xác định tải
lượng ô nhiễm trong nước thải, khí thải.
2.3.6. Phương pháp xây dựng bản đồ
Sử dụng Autocad để thiết kế các bản vẽ. Từ nhiều lớp bản đồ như dân
cư, địa hình, tình trạng sử dụng đất....xây dưng được bản đồ hiện trạng
cho khu vực nghiên cứu.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Quy trình sản xuất và biện pháp xử lý chất thải hiện đang được áp
dụng tại khu vực
3.1.1. Hiện trạng sản xuất

Trong 10 năm trở lại đây, sản xuất đồ gỗ đang phát triển mạnh tại xã
Bình Phú. Theo số liệu cả phòng địa chính xã năm 2015, trên toàn xã có 329
hộ hoạt động sản xuất với quy mô xưởng lớn, trong đó có 666 lao động là
nam giới, 216 lao động là nữ. Ngoài hoạt động sản xuất đồ gỗ, xã Bình Phú
còn có các hoạt động mây tre giang đan, kinh doanh dịch vụ.
stt

Loại hình

Số lượng doanh nghiệp

1
2
3

Sản xuất đồ gỗ
Sản xuất mây tre đan
Kinh doanh dịch vụ

329
295
139

(Nguồn: Phòng địa chính xã Bình Phú, 2015)

Tại cụm công nghiệp Bình Phú với diện tích (570m x 230m) khoảng gần
13ha, bao gồm các loại hình sản xuất sau: sản xuất các sản phẩm từ gỗ, sản xuất và
gia công thép tấm,thép cuộn, thép hình, bản mã, cốt pha, tủ, giường, bàn ghế, kệ
các loại, gỗ hấp sấy, gỗ ép. Tại đây có 13 công ty đang hoạt động, thì có 9 công ty
buôn bán nội thất. Tại các công ty này họ mở xưởng và buôn bán tại chỗ.

Tại từng thôn khác nhau thì các loại hình sản xuất có tỉ lệ khác nhau.đối với
thôn Phú Ổ, các xưởng mộc ít, kinh tế kém phát triển nhất trong xã, chủ yếu là mây
tre/giang đan. Đối với 3 thôn Thái Hòa, Phú Hòa, Bình Xá tỉ lệ làm đồ gỗ cao hơn
Phú Ổ.


3.1.2. Quy trình sản xuất
a. Xưởng Tân Hoàng Phát
 Khái quát về xưởng Tân Hoàng Phát
- Địa chỉ: Thôn Thái Hòa – Bình Phú – Thạch Thất – Hà Nội
- Thành lập: 2007
- Diện tích xưởng: > 1000m2
- Máy móc, thiết bị: Xưởng có 4 máy xẻ tự động; 2 cần cẩu để nâng,
dỡ các loại gỗ to khi mới nhập về; 2 xe nâng gỗ; 1 lò sấy gồm có 4
buồng, mỗi buồng chứa được 40 khối gỗ.
- Lực lượng lao động: 17 người thợ làm việc trong xưởng, 12 người
làm việc trong văn phòng.
- Xưởng Tân Hoàng Phát sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực chủ
yếu là xẻ và sấy gỗ.
- Thị trường đầu ra và đầu vào: Hàng năm xưởng đã cưa và xẻ hàng
nghìn khối gỗ cho các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu về gỗ xẻ,
cần cưa gỗ.


 Quy trình công nghệ, biện pháp xử lý chất thải hiện đang áp dụng
 Quy trình sản xuất
Gỗ tròn đưa về Xưởng
Bụi, tiếng ồn (vận chuyển)

Cắt thành các đoạn


Bụi gỗ, tiếng ồn, dầu máy, lưỡi cưa hỏng

Xẻ gỗ

Bụi gỗ, tiếng ồn, lưỡi cưa hỏng,dầu máy,
ván thừa

Dọc gỗ

Bụi gỗ, tiếng ồn, ván thừa

Xếp thành từng kiệu gỗ

sấy gỗ

Sản phẩm

Tro đốt, nước thải, cặn bùn, bụi, khí
thải, gỗ bị nứt,cong.


 Thuyết minh quy trình sản xuất:
- Nhập nguyên liệu : Là gỗ được nhập từ nước ngoài ( Lào, Mỹ, Nam Phi...)
gồm các loại gỗ như : Gỗ lim Lào, Lim Nam Phi, gỗ Hương Padouk, gỗ
Cẩm, gỗ Đỏ,Óc chó, Tần Bì, Dẻ Gai, Xoan Đào, Sam Pơ Ri, Dổi... Gỗ được
đưa về, xếp bên ngoài, đánh số ký hiệu cụ thể.
- Cắt thành đoạn: Tùy vào yêu cầu đơn hàng, gỗ được cắt thành các đoạn có
độ dài khác nhau. Gỗ có đường kính lớn và to nên phải dùng máy nâng để di
chuyển gỗ, sau đó dùng máy cắt để cắt.

- Xẻ gỗ: Sau khi được cắt thành đoạn, gỗ được đưa đến máy xẻ bằng máy
nâng, Sau đó gỗ được xẻ thành các tấm ván.
- Dọc gỗ : Tùy vào yêu cầu của đơn hàng, ván sau khi xẻ sẽ được dọc theo tỉ
lệ và loại bỏ các phần thừa
- Xếp gỗ thành kiện: Gỗ xẻ xong được xếp chồng thành các kiện, giữa các
lớp ván sẽ có các thanh gỗ nhỏ giúp dễ dàng tách các tấm gỗ xẻ và các tấm
gỗ được tiếp xúc đều với hơi nhiệt trong lò khi sấy. Từng chồng gỗ xẻ được
xe nâng cho vào buồng sấy.
- Sấy gỗ: Các chồng gỗ xẻ sau khi xếp xong được đưa vào lò sấy. Tùy theo
từng loại gỗ sẽ có nhiêt độ, thời gian sấy khác nhau (thường sấy trong 7
ngày). Gỗ được sấy bằng hơi nước. Chất đốt được sử dụng là các ván gỗ
thừa, mùn cưa từ giai đoạn xẻ gỗ, dọc gỗ. Khi sấy gỗ thì lò phải cháy liên
tục để cung cấp nhiệt cho lò hơi. Đun sôi nước, hơi nước được dẫn vào lò
hơi qua hệ thống quạt được lắp đặt trong lò để sấy gỗ.Hơi nước phun 2
tiếng/ lần. Sau khi sấy thì tiến hành kiểm tra để loại bỏ các ván gỗ không đạt
yêu cầu như gỗ bị nứt, bị cong...
- Sản phẩm :Ván gỗ đã sấy khô. Sau khi ván đã sấy khô được máy nâng đưa
vào kho chứa sau sấy hoặc sẽ được xuất đi khi có đơn hàng đặt trước đó.
 Nguồn phát sinh chất thải


-

-

-

Chất thải rắn: Gỗ thừa, ván thừa, mùn cưa từ quá trình cắt gỗ thành đoạn, xẻ
gỗ, dọc gỗ được đưa vào làm nguyên liệu cho lò đốt, sau khi đốt sẽ thành tro
và thải ra bãi rác phía sau doanh nghiệp. Lượng mùn cưa còn thừa được bán

đi. Ngoài ra còn có chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trong xưởng, trong
văn phòng làm việc, giẻ lau máy móc, bóng điện hỏng, lưỡi cưa hỏng....được
thu gom chung với nhau và được công ty Minh Quân thu gom.
Khí thải: khí thải phát sinh từ việc đốt nhiên liệu để cung cấp nhiệt cho lò
sấy là mùn cưa, ván gỗ thừa, gỗ vụn....thải ra môi trường 1 lượng lớn hợp
chất khí CO2 , NOx , SO2 , bụi.
Tiếng ồn: từ quá trình máy móc hoạt động (máy cưa, máy xẻ, xe nâng, cần
cẩu...) hoặc tiếng ồn từ các xưởng bên cạnh.
Nước thải: gồm nước thải sinh hoạt của công nhân và nước thải sản xuất
 Nước thải sinh hoạt, nước đi vệ sinh. Nước đi vệ sinh được thu xuống
bể phốt còn nước thải sinh hoạt được thải ra cống. Lượng nước sử
dụng: 2m3 / ngày đêm, lượng nước thải sinh ra khoảng 1,9m 3/ ngày
đêm. Thành phần chủ yếu: Các chất cặn bã, các chất lơ lửng, các chất
hữu cơ và vi khuẩn.
 Nước thải sản xuất: lượng nước sử dụng 3m 3/ ngày đêm. Nước thải
phát sinh từ hệ thống lò sấy, vệ sinh lò hơi. Thành phần nước thải từ lò
sấy: cặn lơ lửng, lignin, dầu từ gỗ...

*Nhận xét chung: Quy trình sản xuất gỗ của Tân Thành Long chỉ là công đoạn đầu
tiên trong tất cả các khâu để tạo ra một sản phẩm gỗ. Trong quy trình sản xuất chủ
yếu là sản xuất thô, không sử dụng hóa chất, phụ gia. Do là xưởng lớn nên khi tất
cả các máy móc cùng hoạt động sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí(bụi, tiếng
ồn). Tuy nhiên, tại xưởng vẫn chưa có hệ thống xử lý và biện pháp khắc phục.
Trong khi đó, vấn đề bảo hộ lao động cũng không được đề cao, công nhân chỉ mặc
quần áo bình thường, có người đội mũ, bịt khẩu trang, dùng găng tay, có người
không sử dụng.


b.





Công ty TNHH Hoàng Phát (KCN Bình Phú – Thạch Thất – Hà Nội)
Tổng quát về công ty TNHH Hoàng Phát
Công ty chuyên sản xuất nội thất bàn ghế quy mô lớn
Nguồn gỗ: Nhập khẩu chủ yếu từ Châu Âu
Thị trường tiêu thụ: Toàn quốc
Doanh thu: 2 tỷ/tháng
Thu nhập bình quân của công nhân: 5 – 6 triệu đồng/tháng
Quy trình sản xuất và biện pháp xử lý chất thải
Quy trình sản xuất


Gỗ
tròn

Xẻ

Sấy

Phun sơn

Pha phôi

Uốn

Lắp ráp

Bào, khoan, đục


Đánh giấy giáp

 Thuyết minh quy trình:
- Nguyên liệu đầu vào là gỗ Sồi được nhập khẩu từ Châu Âu. Gỗ được đưa về,
xếp bên ngoài, đánh số ký hiệu sau đó cắt thành đoạn tùy vào mục đích sử
dụng, gỗ được cắt thành các đoạn có độ dài khác nhau nhưng thường là 2m.
- Xẻ gỗ: Sau khi được cắt thành đoạn, dùng máy nâng chuyển vào xưởng có 6
máy xẻ thay phiên nhau hoạt động liên tục, xẻ gỗ thành các tấm ván.
- Sấy: Gỗ được đưa vào hầm sấy. Khi lò đốt hoạt động, nước trong ống sẽ
nóng lên và bốc hơi vào nồi hơi. Hơi nước và nhiệt được đưa vào hầm sấy
để sấy gỗ (thời gian sấy là 5 - 7 ngày). Sau 7 ngày sẽ ra được 1 mẻ gỗ sấy
- Pha phôi: cắt tạo ra các phôi thô cho chi tiết mộc
- Bào khoan, đục: tạo hình chi tiết cho sản phẩm
- Đánh giấy giáp: làm nhẵn bề mặt
- Lắp ráp sản phẩm: các chi tiết,bộ phận của sản phẩm sẽ được ghép nối với
nhau theo trình tự rồi dán lại bằng keo sữa, bắn đinh, ghim cho chắc chắn để
tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Các bộ phận như cánh cửa, cánh tủ mang
đến máy khoan bản lề sau đó đến máy ghép bản lề giúp chúng được cố định
chắc chắn.
- Phun sơn:sơn được sơn băng máy phun sơn. Tùy theo yêu cầu của đơn hàng
sẽ phun màu sơn phù hợp
 Nguồn thải phát sinh.


-

Tại các công đoạn gia công thô như cưa cắt, bào, tiện, phay… phần lớn các
chất thải đều có kích thước lớn có khi có tới hàng ngàn mm với tải lượng
chất thải bình quân từ 30-300 kg /tấn gỗ nguyên liệu.

- Tại các công đoạn gia công tinh như chà nhám, đánh bóng tuy tải lượng
không lớn nhưng kích cỡ hạt bụi rất nhỏ, thường nằm trong khoảng từ 2-20
mm cho nên khó thu hồi và dễ phát tán trong không khí.
- Phun sơn: Các chất gây ô nhiễm tại khu vực sơn bóng gồm có bụi sơn và hơi
dung môi hữu cơ. Trong dây chuyền công nghệ tại khu phun sơn này không
có hệ thống quạt hút thông gió và ống thải ra ngoài.
- Ở các công đoạn sấy gỗ, nhiên liệu được sử dụng là các chất thải rắn của quá
trình sản xuất như gỗ vụn, mạt cưa, dăm bào. Khi đốt cháy các loại nhiên
liệu này sinh ra khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí như bụi tro, khí
CO, NOx, Hydrocacbon trong đó chủ yếu là bụi tro với hệ số ô nhiễm là
15g/1kg nhiên liệu và NO2 với hệ số ô nhiễm là 5g/1kg nhiên liệu sử dụng.
3.2. Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tại làng nghề
3.2.1. Hiện trạng môi trường nước
a. Hiện trạng môi trường nước mặt
Nước thải sinh hoạt của người dân thải trực tiếp ra ngoài ao, hồ. Vì vậy để
đánh giá hiện trạng nước mặt, nhóm thực tập đã tiến hành lấy mẫu tại các
ao, hồ ở Xã Bình Phú và phân tích các thông số cơ bản như: nhiệt độ, DO,
pH, TDS, độ muối, độ dẫn điện, COD từ đó so sánh với QCVN
08:2015/BTNMT – Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt cột B. Kết
quả các thông số đo nhanh được thể hiện ở bảng:


Bảng 3. 1. Bảng kết quả các thông số đo nhanh nước mặt
Kí hiệu mẫu
NM-PO
NM-TH
NM-PH
NM-BX
QCVN
08:2015/BTN

MT

DO
8.2
7.8
7.1
7.9

NHIỆT
ĐỘ
24.8
24
23.6
23.2

pH
6.8
7.7
7.8
7.9

TDS
195
285
376
313

ĐỘ
MUỐI
133

195
258
214

ĐỘ DẪN
ĐIỆN
279
408
539
447

5,5 - 9

10
9
8
7
6
pH
QCVN

5
4
3
2
1
0

NM-PO


NM-TH

NM-PH

NM-BX

Hình 3. 1. Giá trị pH nước mặt của xã Bình Phú

Giá trị pH trong nước mặt của Xã Bình Phú vẫn đạt quy chuẩn QCVN
08:2015/BTNMT cột B


9
8
7
6
5

DO
QCVN

4
3
2
1
0

NM-PO

NM-TH


NM-PH

NM-BX

Hình 3. 2. Hàm lượng DO trong nước mặt Bình Phú

Hàm lượng oxy hòa tan trong nước mặt xã Bình Phú nằm trong quy chuẩn QCVN
08:2015/BTNMT
6
5
4
Amoni
QCVN 08:2015/BTNMT

3
2
1
0

NM-PO

NM-TH

NM-PH

NM-BX

Hình 3. 3. Hàm lượng amoni trong nước mặt Bình Phú


Hàm lượng amoni trong nước mặt tại thôn Thái Hòa, Phú Hòa, Bình Xá đều vượt
quy chuẩn cho phép nhất là Thôn thái Hòa hàm lượng amoni vượt quá quy chuẩn 5
lần. Hàm lượng amoni trong nước mặt tại Phú Ổ nằm trong quy chuẩn QCVN
08:2015/BTNMT.


1.6
1.4
1.2
1
Fe
QCVN 08:2015/BTNMT

0.8
0.6
0.4
0.2
0

NM-PO

NM-TH

NM-PH

NM-BX

Hình 3. 4. Hàm lượng sắt hòa tan trong nước mặt Bình Phú

Hàm lượng sắt hòa tan trong nước mặt nằm trong quy chuẩn cho phép QCVN

08:2015/BTNMT cột B
0.08
0.07
0.06
0.05
nitrit
QCVN 08:2015/BTNMT

0.04
0.03
0.02
0.01
0

NM-PO

NM-TH

NM-PH

NM-BX

Hình 3. 5. Hàm lượng nitrit trong nước mặt Bình Phú

Hàm lượng nitrit trong nước mặt Bình Phú tại các thôn Phú Ổ, Thái Hòa, Bình Xá
đạt quy chuẩn, riêng đối với Phú Hòa hàm lượng nitrit vượt quá quy chuẩn.
Nguyên nhân nước mặt thôn Phú Hòa cao là do các chất thải từ động vật, bể phốt,


các hoạt động mua bán các loại thịt đổ trưc tiếp xuống ao ( nước rửa thịt, nước thải

của lò mổ gia súc, gia cầm, tiết lợn,....) do gần đất canh tác nông nghiệp nên bị ảnh
hưởng bởi thước trừ sâu, phân bón...
300
250
200
COD(mg/l)
QCVN(mg/l)

150
100
50
0

Phú Ổ

Bình Xá

Phú Hòa

Thái Hòa

Hình 3. 6. Hàm lượng COD trong nước mặt Bình Phú

• So sánh với QCVN 08: 2015/BTNMT thì ta thấy hàm lượng COD trong tất
cả các mẫu nước mặt Xã Bình Phú đều vượt quá QCVN. Cao nhất là thôn
Phú Hòa, hàm lượng COD vượt quá quy chuẩn 9 lần.
b. Hiện trạng môi trường nước ngầm
Bảng 3. 2. Kết quả đo nhanh các thông số trong nước ngầm Phú Ổ

Thông số

Nhiệt độ
pH
TDS
Độ muối
Độ dẫn điện
Amoni
Fets
Nitrit

Kí hiệu mẫu
NN-PO
NN-PO
24.2
24.9
7.1
6,5
32.2
240
21.4
263
251
344
1
0.7
1
0.3
0
0.01

QCVN 09MT:2015/BTNMT

5.5-8.5
1500(mg/l)
1(mg/l)
5(mg/l)
1(mg/l)


So sánh kết quả đo được với QCVN 09:2015/BTNMT ta thấy các thông số đo
nhanh trong nước ngầm tại thôn Phú Ổ nằm trong quy chuẩn.
c. Hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt
Bảng 3. 3. Các thông số đo nhanh nước thải sinh hoạt

Thông số
Nhiệt độ
pH
TDS
Độ muối
Độ dẫn điện
Amoni
Fets
Nitrit
COD

Kí hiệu mẫu
NT - PO NT - TH
24.1
24
8
7.9
1.46ppt

790
1.07ppts
558
2.1ms
1126
3-5
3-5
0.3
0.7
0.03
0.01
480
460

QCVN 14 :
2008/BTNMT
5-9
1000(mg/l)
10(mg/l)

d. Hiện trạng nước cấp
Tại thôn Phú Ổ đang hoàn thiện hệ thống cấp nước, 3 thôn Phú Hòa,
Thái Hòa, Bình Xá đã được sử dụng nước cấp
Tiến hành lấy mẫu nước cấp tại thôn Thái Hòa và thôn Bình Xá và
tiến hành phân tích các chỉ tiêu cơ bản như: nhiệt độ, pH,... ta có bảng
kết quả
Bảng 3. 4. Kết quả các thông số đo nhanh nước cấp Bình Xá và Thái Hòa
Kí hiệu
mẫu
NC-BX

NSH-TH

DO
8
7.9

NHIỆT
ĐỘ
23.4
24

pH
8.1
8.2

TDS
116.3
119.4

ĐỘ MUỐI
78.7
80

ĐỘ DẪN ĐIỆN
166.5
169.5


So sánh kết quả đo pH của
nước cấp với QCVN

02:2009/BYT (giới hạn cho
phép áp dụng cho các cơ sở
cung cấp nước là 6 -8,5) ta thấy
giá trị pH nước cấp nằm trong
QCVN

pH
8.22
8.2
8.18
8.16
8.14
8.12
8.1
8.08
8.06
8.04

pH

NC-BX

NSH-TH


So với quy chuẩn hàm
lượng Fe hòa tan trong
nước ngầm năm trong
QCVN


0.6
0.5
0.4
Fe
QCVN 02:
2008/BYT

0.3
0.2
0.1
0

Hàm lượng Amoni trong
nước cấp sinh hoạt nằm
trong QCVN

NC-BX

NSH-TH

3.5
3
2.5
2

NH4+
QCVN 02:
2008/BYT

1.5

1
0.5
0

NC-BX

NSH-TH

3.2.2. Hiện trạng môi trường không khí
• Chỉ tiêu khảo sát: Tiếng ồn môi trường không khí xung quanh, tiếng ồn
trong môi trường sản xuất.
Bảng 3. 5. Kết quả đo tiếng ồn Bình Phú
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Địa điểm
Xưởng Gỗ

Xưởng Gỗ
Xưởng Gỗ
Xưởng Gỗ
Xưởng Gỗ
Xưởng Gỗ
Xưởng Gỗ
Xưởng Gỗ
Xưởng Gỗ
Xưởng Gỗ
Xưởng Gỗ Linh
Cây xăng Bình Phú
Bưu điện Bình Phú
Ngã Tư

Tiếng ồn (dB)
94.2
92.7
103.8
103.5
92.1
101.2
92.5
99.9
103.4
106.1
102.6
100.3
102.6
102.9


QCVN(dBA)
70
70
70
70
70
70
70
70
70
70
70
70
70
70


×