Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

THỰC TRẠNG HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG VÀ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN VÂN HỒ TỈNH SƠN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.93 KB, 111 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
PGS.TS Trần Quốc Thành, người đã tận tình hướng dẫn và trực tiếp
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện, hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy, cô trường Đại học sư phạm Hà Nội;
Quý thầy, cô trong Hội đồng khoa học đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong Ban Giám Hiệu trường
ĐH Tây Bắc, Phòng Khảo thí bảo đảm chất lượng giáo dục đã tạo điều kiện
cho tôi được theo học lớp Cao học Giáo dục và phát triển cộng đồng và tạo
điều kiện về mặt thời gian cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin được được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Dân tộc Tỉnh Sơn La,
Sở Y Tế Tỉnh Sơn La, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Tỉnh Sơn La,
Ủy Ban Nhân Dân huyện Vân Hồ, UBND xã Lóng Luông và cộng đồng
người dân xã Lóng Luông đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cung cấp và chia sẻ
những tư liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tuy đã rất cố gắng, song luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong các thầy cô, đồng nghiệp tận tình góp ý, chỉ bảo thêm để luận văn
của tôi được hoàn chỉnh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2016
Tác giả
Phạm Việt Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.......................................................3
4. Giả thuyết khoa học.................................................................................3


5. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu..................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................4
8. Cấu trúc của luận văn..............................................................................5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG VÀ
GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG...........6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề..............................................................6
1.2. Hôn nhân cận huyết thống...................................................................7
1.2.1. Thế nào là hôn nhân cận huyết thống...............................................7
1.2.2. Các mức độ hôn nhân cận huyết thống............................................9
1.2.3. Tác hại của hôn nhân cận huyết thống...........................................10
1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến hôn nhân cận huyết thống...........................17
1.3. Giáo dục phòng chống hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào dân
tộc thiểu số..................................................................................................20
1.3.1. Một số đặc điểm tâm sinh lý của người dân tộc thiểu số miền núi
ảnh hưởng đến giáo dục phòng chống hôn nhân cận huyết thống............20
1.3.2. Giáo dục phòng chống hôn nhân cận huyết cho đồng bào.............22
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục phòng chống hôn nhân cận
huyết cho đồng bào dân tộc thiểu số........................................................27
1.4. Tiểu kết chương 1................................................................................29


Chương 2: THỰC TRẠNG HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG
VÀ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG HÔN NHÂN CẬN HUYẾT
THỐNG Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN
VÂN HỒ TỈNH SƠN LA...........................................................................31
2.1. Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá của huyện
Vân Hồ tỉnh Sơn La...................................................................................31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư..............................................................31
2.1.2. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá...................................32

2.1.3. Mẫu nghiên cứu..............................................................................32
2.2. Thực trạng hôn nhân cận huyết thống trên thế giới
và tại Việt Nam....................................................................................33
2.2.1. Thực trạng hôn nhân cận huyết thống trên thế giới........................33
2.2.2. Thực trạng hôn nhân cận huyết thống ở Việt Nam.........................36
2.3. Thực trạng hôn nhân cận huyết thống của vùng đồng bào dân tộc
thiểu số huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La........................................................41
2.3.1. Tình trạng hôn nhân cận huyết của huyện......................................41
2.3.2. Nhận thức về hôn nhân cận huyết thống của các cán bộ quản lý
vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Lóng Luông.................................42
2.3.3. Nhận thức về hôn nhân cận huyết thống của người dân tộc thiểu số
tại xã Lóng Luông huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La........................................45
2.3.4. Các nguyên nhân dẫn đến thực trạng hôn nhân cân huyết thống tại
xã Lóng Luông huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La.............................................48
2.4. Thực trạng các biện pháp giáo dục phòng chống
hôn nhân cận huyết thống của vùng đồng bào dân tộc
thiểu số tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La...................................57
2.4.1. Các biện pháp giáo dục phòng chống hôn nhân cận huyết.............57


2.4.2. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả giáo dục phòng chống
hôn nhân cận huyết thống tại xã Lóng Luông huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La..61
2.5. Tiểu kết chương 2................................................................................62
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG HÔN NHÂN
CẬN HUYẾT THỐNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN
VÂN HỒ TỈNH SƠN LA................................................................................64
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp.....................................................64
3.1.1. Đảm bảo tính cấp thiết....................................................................64
3.1.2. Đảm bảo tính pháp lý.....................................................................64
3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ....................................................................65

3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn...................................................................65
3.2. Các biện pháp giáo dục cụ thể...........................................................65
3.2.1. Biện pháp 1: Điều tra để hiểu rõ về các đối tượng cần giáo dục và
xác định các nội dung giáo dục phù hợp..................................................65
3.2.2. Biện pháp 2: Xác định rõ các phong tục tập quán lạc hậu liên quan
đến hôn nhân cần thay đổi........................................................................67
3.2.3. Biện pháp 3: Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động
phòng chống hôn nhân cận huyết thống...................................................70
3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng mô hình hoạt động tư vấn và triển khai
nhân rộng các mô hình tư vấn hôn nhân tại cộng đồng............................73
3.2.5. Biện pháp 5: Huy động các nguồn lực từ cộng đồng để phục vụ cho
các hoạt động giáo dục phòng chống hôn nhân cận huyết thống.............76
3.2.6. Biện pháp 6: Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy
tín trong cộng đồng tham gia tuyên truyền, vận động phòng, chống hôn
nhân cận huyết thống................................................................................79
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất..........................................82
3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp........84
3.5. Tiểu kết chương 3................................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................90


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................93
PHỤ LỤC .......................................................................................................95
DANH MỤC BẢNG

Bảng quy mô và mẫu chọn ở xã khảo sát........................................................32
Bảng 2.1a: Tình trạng hôn nhân cận huyết của huyện Vân Hồ.......................41
Bảng 2.1b: Những tác hại của hôn nhân cận huyết thống..............................41
Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL về hôn nhân cận huyết thống.......................42
Bảng 2.3: Nhận thức của CBQL về những tác hại của hôn nhân cận huyết

thống................................................................................................44
Bảng 2.4: Quan niệm của người dân về hôn nhân cận huyết thống................45
Bảng 2.5: Nhận thức của người dân về tác hại (hậu quả) của hôn nhân cận
huyết thống......................................................................................46
Bảng 2.6. Nhận thức của người dân về những hình thức xử lý của chính quyền
đối với hôn nhân cận huyết thống...................................................47
Bảng 2.7: Những nguyên nhân của thực trạng hôn nhân cận huyết thống......48
Bảng 2.8: Các biện pháp tăng cường nhận thức cho người dân về hôn nhân
cận huyết thống...............................................................................58
Bảng 2.9: Thực trạng các biện pháp xử lý của chính quyền đối với các trường
hợp hôn nhân cận huyết thống........................................................59
Bảng 2.10: Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp
giáo dục phòng chống hôn nhân cận huyết thống...........................61
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp qua ý
kiến của cán bộ quản lý...................................................................84
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp qua ý
kiến của các chuyên gia...................................................................86



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Nhận thức của người dân về những hình thức xử lý của chính
quyền đối với hôn nhân cận huyết thống........................................48
Biểu đồ 2: Mức độ thường xuyên của các biện pháp xử lý của chính quyền đối
với các trường hợp hôn nhân cận huyết thống trong xã..................60
Biểu đồ 3: Mức độ hiệu quả của các biện pháp xử lý của chính quyền đối với
các trường hợp hôn nhân cận huyết thống tại xã............................60



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cán bộ quản lý
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Dân tộc thiểu số
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Hôn nhân cận huyết thống
Kinh tế - Xã hội
Mặt trận tổ quốc
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Ủy ban dân tộc
Ủy ban nhân dân

CBQL
DS - KHHGĐ
DTTS
Đoàn TNCSHCM
HNCHT
KT-XH
MTTQ
THCS
THPT
UBDT
UBND


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hôn nhân cận huyết thống là một hiện tượng xã hội đã tồn tại trong
mạch ngầm của đời sống xã hội từ thời sơ khai của loài người. Từ thời xa xưa

chế độ mẫu hệ đến chế độ phong kiến coi hôn nhân cận huyết thống như một
sinh hoạt bình thường trong đời sống xã hội. Còn ngày nay hôn nhân cận
huyết vẫn đang tồn tại rải rác trong đời sống của cộng đồng người dân tộc
thiểu số vùng miền núi, vùng sâu vùng xa trên địa bàn các tỉnh như Điện
Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La,… Những hậu quả và tác hại
của nó làm ảnh hưởng đến sự phát triển về mọi mặt đời sống xã hội, làm suy
thoái nòi giống, suy giảm chất lượng dân tộc thiểu số làm cho đất nước phát
triển không đồng đều giữa miền núi với đồng bằng, vì thế vấn đề bức thiệt đặt
ra là cần có những biện pháp giáo dục phòng chống ngăn chặn và đẩy lùi hôn
nhân cận huyết thống.
Hôn nhân cận huyết thống là hình thức hôn nhân giữa người nam và
người nữ có cùng dòng máu trực hệ. Tình trạng này đã ảnh hưởng đến thể
chất, tâm sinh lý nhất, làm suy kiệt sức khỏe cả bố, mẹ và con cháu. Hôn nhân
cận huyết thống đã tạo ra các gen bệnh như: Bạch tạng, mù màu, da vảy cá,
đặc biệt phổ biến là bệnh tan máu bẩm sinh, y học gọi là bệnh Thalasamia.
Những căn bệnh này làm suy kiệt sức khỏe, dẫn tới suy thoái nòi giống của cả
một dòng họ, một dân tộc.
Ở các bản làng vùng cao, xa xôi của tỉnh Sơn La, nạn tảo hôn và kết hôn
cận huyết thống diễn ra khá phổ biến. Điển hình là tại xã Lóng Luông, một xã
vùng cao thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La gồm có 4 anh em dân tộc cùng
sinh sống với 5.651 khẩu (tính đến tháng 3/2013), nhưng đa số là đồng bào
Mông, chiếm gần 87% dân số của xã. Dù vẫn được Nhà nước ưu tiên quan
tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho nên bộ mặt thôn, bản có sự thay đổi rõ rệt, đời

1


sống nhân dân, trình độ dân trí được nâng lên nhưng tập tục hôn nhân cận
huyết thống vẫn còn tồn tại trong cộng đồng, dòng họ của các đồng bào dân
tộc nơi đây.

Nguyên nhân khiến cho tập tục lạc hậu này vẫn còn tồn tại chủ yếu là do
trình độ dân trí ở nhiều xã vùng cao chưa đồng đều. Đường đi lại khó khăn
cho nên cộng đồng các dân tộc thiểu số thường sống quần tụ, khép kín, ít giao
lưu với các cộng đồng dân tộc khác. Họ chưa nhận thức được hôn nhân cận
huyết thống là vi phạm pháp luật, họ vẫn bảo thủ cho rằng anh em trong nhà
lấy nhau để thêm gần gũi. Với những có của ăn của để thì họ không tin đồng
bào dân tộc khác, họ không muốn của cải, ruộng nương, gia súc bị chia cho
dòng họ khác.
Tình trạng hôn nhân cận huyết thống đang là vấn đề nóng hổi rất quan
tâm bởi nó làm suy giảm nòi giống, suy giảm chất lượng dân số, để lại nhiều
hệ lụy cho gia đình và xã hội. Kết hôn sớm làm mất đi cơ hội học tập, làm
việc, sức khỏe bà mẹ và trẻ em, hôn nhân cận huyết thống và tảo hôn ảnh
hưởng nghiêm trọng đến giống nòi, phát triển trí tuệ, chất lượng dân số và
nguồn nhân lực... ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cộng đồng. Sẽ rất
nguy hiểm nếu như không có các biện pháp, chính sách kịp thời ngăn chặn
tình trạng trên.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài
“Giáo dục phòng chống hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào dân
tộc thiểu số trên địa bàn huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La” .
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hôn nhân cận huyết thống
trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, đề xuất một số biện pháp giáo dục
phòng chống hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên
địa bàn huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La, nhằm nâng cao chất lượng dân số vùng
đồng bào dân tộc thiểu số.
2


3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục cộng đồng về phòng chống hôn nhân cận huyết thống
ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục phòng chống hôn nhân cận huyết thống của vùng
đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
4. Giả thuyết khoa học
Đa số người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La chưa
có nhận thức đúng và đầy đủ về hôn nhân lành mạnh, Họ vẫn giữ những phong
tục tập quán lạc hậu từ lâu đời dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận
huyết thống tương đổi phổ biến. Nếu phân tích rõ cơ sở lý luận và thực trạng
hôn nhân cận huyết thống ở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La thì có thể đề xuất được
các biện pháp giáo dục phòng tránh hôn nhân cận huyết bằng việc trên nâng
cao nhận thức cho người dân về tác hại của hôn nhân cận huyết thống, cải thiện
được chất lượng cuộc sống của cộng đồng người dân tộc thiểu số.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Phân tích, khái quát hóa cơ sở lý luận về hôn nhân cận huyết thống
và giáo dục cộng đồng về hạn chế hôn nhân cận huyết thống,
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hôn nhân cận huyết thống của người
dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La và các hoạt
động tuyên truyền, giáo dục mà địa phương đã thực hiện.
5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục phòng chống tình trạng hôn nhân
cận huyết thống nhằm nâng cao chất lượng dân số của các cộng đồng dân tộc
thiểu số huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tình trạng hôn nhân cận huyết thống ở các
3


cộng đồng người dân tộc thiểu số và các biện pháp giáo dục của địa phương

từ năm 2013 đến nay;
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các biện pháp phòng chống hôn nhân cận huyết thống
của vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Lóng Luông huyện Vân
Hồ tỉnh Sơn La với 5.651 khẩu (tính đến tháng 3/2013).
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu lý luận về quản lý hôn nhân cận huyết thống. Hệ
thống hóa các văn bản, chủ trương, đường lối, nghị quyết về chiến lược của
Đảng và Nhà nước, của Sở, Ban, Ngành liên quan đến vấn đề dân số và các
tài liệu sách báo có liên quan đến giáo dục ngăn chặn và phòng chống hôn
nhân cận huyết thống.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin
- Xác định thông tin cần thu thập theo mục tiêu đặt ra; xác định đối
tượng thu thập thông tin; lựa chọn phương pháp và công cụ xử lý thông tin
bằng kiểm định giả thiết thống kê đối với các kết luận điều tra.
- Thu thập thông tin bằng phương pháp phỏng vấn; điều tra lấy số liệu
qua phiếu điều tra.
- Thu thập thông tin bằng phương pháp nghiên cứu số liệu và các báo
cáo chuyên đề hàng năm của các cơ quan chức năng cấp tỉnh, huyện.
- Thu thập, theo dõi thông tin cần quan tâm qua các phương tiện truyền
thông về tình hình văn hóa, xã hội của địa phương và cả nước.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Trò truyện với một số cán bộ quản lý như cán bộ dân số, cán bộ hội phụ
nữ, cán bộ y tế, các già làng trưởng bản để hiểu thêm thực tiễn của cộng đồng

4



về công tác giáo dục phòng chống hôn nhân cận huyết thống để hỗ trợ cho
phương pháp điều tra phiếu hỏi.
7.2.3. Phương pháp quan sát
Xem xét thực tế công tác quản lý của các cán bộ về công tác phòng
chống hôn nhân cận huyết thống, trực tiếp quan sát tình hình tại cộng đồng
dân cư nơi đang nghiên cứu.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Lấy ý kiến các chuyên gia về thực trạng cũng như góp ý, tư vấn về tình
hình quản lý giáo dục phòng chống hôn nhân cận huyết thống trước khi đưa ra
những biện pháp triển khai công tác này cho phù hợp, hiệu quả.
7.2.5. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm qua thực tiễn giáo dục phòng chống hôn nhân cận
huyết thống, rút ra bài học bổ ích về công tác quản lý giáo dục phòng chống
hôn nhân cận huyết thống.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng toán thống kê để xử lý và phân tích số liệu, thông tin thu được
qua các phiếu điều tra và các mẫu biểu thống kê.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hôn nhân cận huyết thống và giáo dục cộng
đồng về phòng chống hôn nhân cận huyết thống
Chương 2: Thực trạng hôn nhân cận huyết thống và giáo dục phòng
chống hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Vân
Hồ, tỉnh Sơn La.
Chương 3: Các biện pháp giáo dục phòng chống hôn nhân cận huyết
thống cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

5



Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG
VÀ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG HÔN NHÂN CẬN HUYẾT
THỐNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Hôn nhân cận huyết thống hiện đang là một vấn đề nóng bỏng mang tính
cấp thiết được cả xã hội quan tâm, là một hiện tượng vẫn luôn tồn tại trong
mạch ngầm của đời sống xã hội từ xưa đến nay không chỉ tồn tại ở Việt Nam
mà nó vẫn đang là chủ đề bàn luận trên toàn thế giới. Đó là một trong những
nguyên nhân làm cản trở bước tiến của loài người do những hủ tục lạc hậu.
Trong mỗi giai đoạn lịch sử, ở mỗi quốc gia hôn nhân cận huyết thống đã gây
ra không ít những hệ luỵ. Đặc biệt vào những thập niên cuối thế kỷ XX đầu
thế kỷ XXI, thế giới bước vào thời kỳ toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế
và khu vực, nền kinh tế thị trường càng phát triển đồng nghĩa với vấn đề này
càng có cơ hội phát sinh gây ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Chính vì thế vấn đề phòng chống hôn nhân cận huyết thống đã trở thành
mối quan tâm của mọi quốc gia, mọi tổ chức trên thế giới. Đã có nhiều hội
nghị, hội thảo, nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, xuất bản nhiều công
trình, ấn phẩm về vấn đề này tuy nhiên vì lý do nào đó mà hiện tại chưa được
phổ biến rộng rãi tại Việt Nam.
Còn tại Việt Nam hiện nay đây cũng là một trong những vấn đề đáng
được quan tâm thể hiện ở việc có nhiều phóng sự về hôn nhân cận huyết
thống được đề cập đến trong các bản tin thời sự của tỉnh và của trung ương,
mỗi địa phương đều có những Kế hoạch và đề án giảm thiểu hôn nhân cận
huyết thống. Năm 2009, Bộ Y tế cũng đã giao cho Tổng cục DS - KHHGĐ là
đơn vị thực hiện, triển khai Đề án can thiệp nhằm giảm hôn nhân cận huyết
thống và tảo hôn ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc và Tây Nguyên. Đề án đã
được triển khai thí điểm tại 5 tỉnh Cao Bằng, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu và

6



Đăk Lăk. Ngoài ra trên các trang báo cũng đề cập rất nhiều đến vấn đề này.
Các tác giả chủ yếu đi sâu phân tích thực trạng hôn nhân cận huyết thống, chỉ
ra tác hại nhiều mặt cho đời sống kinh tế, xã hội, tương lai giống nòi...Và
thông điệp mà tất cả các tác giả muốn đưa ra là: Hãy ngăn chặn và đẩy lùi hôn
nhân cận huyết thống nếu không thì hậu quả sẽ khôn lường.
1.2. Hôn nhân cận huyết thống
1.2.1. Thế nào là hôn nhân cận huyết thống
Hôn nhân cận huyết thống hiện đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu .
Thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đề cập rất
nhiều tới vấn đề này song song với đó thì cũng có nhiều quan điểm về khái
niệm hôn nhân cận huyết thống:
- Theo quan niệm của một số học giả Việt Nam thì hôn nhân cận huyết
thống của các dân tộc thiểu số ở nước ta bao gồm các trường hợp sau: Hôn
nhân anh chị em họ chéo (tức hôn nhân con cô con cậu): Con cô con cậu lấy
nhau, có thể là con gái cô lấy con trai cậu, hoặc con gái cậu lấy con trai cô;
Hôn nhân anh chị em họ song song tức hôn nhân con gì - con già và (hôn
nhân con chú - con bác). Một biểu hiện rõ nét của hôn nhân cận huyết thống ở
miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hôn nhân con cô con cậu. Đây là hình
thức hôn nhân giữa con của anh hoặc em trai với con của chị hoặc em gái.
- Theo các chuyên gia xã hội học và dân số, hôn nhân cận huyết thống là
hôn nhân nội tộc, chỉ những cặp hôn nhân trong cùng một nhóm thân tộc, họ
hàng bởi luật tục hoặc tập quán quy định có mối quan hệ huyết thống với
nhau theo dòng họ mẹ hoặc dòng họ cha. Hôn nhân cận huyết thống thường là
hôn nhân anh chị em họ chéo - giữa con của anh hoặc em trai với con của chị
hoặc em gái.
- Theo Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam thì “Những người có quan hệ
trong phạm vi 3 đời là những người có cùng một nguồn gốc sinh ra


7


gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ
hoặc cùng mẹ khác cha là đời thứ 2; anh, chị, em con chú, con bác, con cô,
con cậu, con dì là đời thứ 3” ( Khoản 18 Điều 3 ) [10; tr9]. Luật Hôn nhân gia
đình cũng quy định về những trường hợp cấm kết hôn trong đó bao gồm giữa
những người có cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người có họ trong
phạm vi ba đời.
- Theo từ điển Bách Khoa toàn thư: Hôn nhân cận huyết thống là hôn
nhân nội tộc, chỉ những cặp hôn nhân trong cùng một nhóm thân tộc, họ hàng
bởi luật tục hoặc tập quán quy định có mối quan hệ huyết thống với nhau theo
dòng họ mẹ hoặc dòng họ cha. Hay nói cách khác, hôn nhân cận huyết thống
là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ.
Như vậy tổng kết lại có thể đưa ra khái niệm về hôn nhân cận huyết
thống như sau: “Hôn nhân cận huyết thống là hình thức hôn nhân nội tộc, là
hôn nhân giữa các cặp vợ chồng trong cùng một họ hàng, hay nói cách khác
là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ. Có thể là hôn nhân
anh chị em họ chéo, hôn nhân anh chị em họ song song tức hôn nhân con
anh/chị với con em. Vì vậy, trên thế giới còn gọi là hôn nhân bà con hay hôn
nhân giữa anh em họ (cousin marriage). ”
Từ khái khái niệm trên ta thấy hôn nhân cận huyết có một số đặc điểm sau:
- Là hành vi sai lệch theo hướng tiêu cực so với những chuẩn mực xã hội
về luật pháp, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán đang được xã hội tôn
trọng và tuân theo.
- Là hành vi sai lệch có tính phổ biến, lặp lại nhiều lần, không phải là
một hiện tượng đơn lẻ, cá biệt, có xu hướng phát triển, lây lan nhanh chóng
trong xã hội.
- Là hành vi sai lệch thường có nhiều chủ thể, nhiều đối tượng tham gia
ở các lĩnh vực của đời sống (kinh doanh, dịch vụ, văn hóa, giáo dục ...)

- Gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng và tác động xấu đến
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, tư tưởng tình cảm, lối

8


sống, đạo đức, an ninh trật tự, ...)
Như vậy, có thể khẳng định hôn nhân cận huyết thống là một vấn đề
nóng bỏng của xã hội, gây những thiệt hại không nhỏ tới mọi mặt cuộc sống.
Điều này đòi hỏi mọi cấp, mọi ngành cùng ra tay đấu tranh, ngăn chặn góp
phần thúc đẩy sự ổn định và phát triển của cả xã hội.
1.2.2. Các mức độ hôn nhân cận huyết thống
Có thể chia hôn nhân cận huyết thống thành các mức độ:
+) Hôn nhân cận huyết thống trong phạm vi 3 đời: Là hình thức hôn
nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc chưa quá 3 thế hệ. Theo
quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì những người trong phạm vi ba
đời là: Đời thứ nhất- cha mẹ; đời thứ hai- anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha
khác mẹ, cùng mẹ khác cha; đời thứ ba- anh chị em con chú con bác, con cô
con cậu con dì.
Hình thức này được coi là vi phạm pháp luật và sẽ gây ra tác hại nghiêm
trọng nếu kết hôn chưa quá phạm vi 3 đời bởi Theo minh chứng của khoa học,
cơ thể người được hình thành từ gene di truyền của bố và mẹ. Trung bình một
người có thể chưa tới 500 -600 nghìn gene khác nhau. Có hai loại đó là gene
lặn và gene trội. Thông thường gene trội là những biểu hiện tốt về người con
được thừa hưởng từ bố và mẹ như: chỉ số thông minh, màu tóc, nước da, màu
mắt, chiều cao, ... Còn gene lặn là những biểu hiện không tốt, có thể đó là
gene lặn bệnh lý và không bộc lộ ra ngoài. Tuy nhiên hôn nhân cận huyết là
điều kiện tốt cho gene lặn phát triển và biểu hiện rõ. Những cặp gene bệnh lý
ở cả bố và mẹ sẽ kết hợp với nhau làm cho hình hài đứa trẻ sinh ra bị dị tật
+) Hôn nhân ngoài phạm vi 3 đời:Là hình thức hôn nhân giữa nam và nữ

trong cùng họ hàng thân thuộc đã quá 3 thế hệ tức là được tính từ thế hệ thứ 4
trở đi. Nói một cách dễ hiểu hơn thì chúng ta có thể tính như sau: Những
người có ông bà trùng nhau được tính là gốc và được gọi là “gốc thứ nhất”.
Và cứ tính tiếp đến đời của người muốn kết hôn nếu là đời thứ tư thì có thể

9


kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình, còn trường hợp chưa đến
thì bị xem là hôn nhân cận huyết.
1.2.3. Tác hại của hôn nhân cận huyết thống
Hôn nhân cận huyết thống là nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái nòi
giống, suy giảm chất lượng dân số gây ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống
xã hội. Đối với trẻ em sinh ra từ những cặp vợ chồng kết hôn cận huyết sẽ có
tỉ lệ tử vong cao, mắc các chứng bệnh dị dạng, dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến
nòi giống và con cháu mai sau.
Thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng đề cập nhiều
đến vấn đề này trong đó có các nghiên cứu mới được công bố cho thấy từ thời
xa xưa đã có những vị vua mắc bệnh vì hôn nhân cận huyết. Dưới đây là
những ví dụ điển hình:
Charles VI của Pháp (trị vì 1380 - 1422) Còn được gọi là “Charles
khùng”, Charles VI là người cai trị nước Pháp trong cuộc chiến 100 năm.
Ngay từ thời kỳ đầu của cuộc đời, Charles đã mắc phải chứng rối loạn tâm
thần, hoang tưởng và các sử gia hiện đại đã mặc nhiên công nhận rằng
Charles VI bị tâm thần phân liệt. Bệnh tâm thần xuất hiện lần đầu tiên vào
năm 1392, trong khi hoàng đế cưỡi ngựa đi xuyên qua một khu rừng. Theo
các tài liệu còn để lại thì Hoàng đế trở nên mất phương hướng và điên cuồng,
tự đánh vào mình hay thậm chí đã giết chết một hiệp sĩ trước khi những người
tùy tùng tìm cách chế ngự hoàng đế. Từ lúc đó, bệnh của Charles ngày một tồi
tệ. Ông quên luôn bản thân mình là ai, nhưng có lúc lại nhớ mình là vua. Có

khi trong suốt vài tháng, nhà vua từ chối tắm rửa hay thay quần áo. Charles
VI cũng hay có hành vi chạy điên cuồng trong cung điện mà không cần lý do,
vì thế những cánh cửa an toàn đã được dựng lên cao. Giáo hoàng Pius II từng
viết rằng, Charles VI thường thích đập vỡ thủy tinh thành nhiều mảnh vụn và
mặc nhiều quần áo để khỏi bị thương.
Ibrahim I của đế quốc Ottoman (trị vì 1640 - 1648) Còn được gọi là

10


“Ibrahim Khùng”, Ibrahim I là vị hoàng đế tàn bạo và độc ác nhất cai trị đế
quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) trong suốt thế kỷ 16 và 17. Ibrahim bị cho là đã
mắc bệnh tâm thần, ông ta đã tự giam mình trong một cái “lồng” - một toà nhà
không có cửa sổ - trong suốt tuổi thanh xuân của mình. Khi anh trai qua đời
vào năm 1640, ở tuổi 23, Ibrahim được phóng thích và đăng quang ngôi báu.
Chẳng mấy chốc sau đó, Ibrahim đã cho xây dựng hậu cung của mình làm nơi
nhốt các trinh nữ phục vụ nhu cầu “phòng the” của mình. Ibrahim còn có tính
cách lập dị là tôn sùng những phụ nữ thừa cân và có lần ra lệnh cho tùy tùng
tìm kiếm những phụ nữ béo trên khắp đế quốc để đem về cung điện. Ibrahim là
vị hôn quân vô đạo khi tùy tùng của ông ta luôn tìm cách cướp bóc dân thường
để dâng cống nước hoa, quần áo và bất cứ thứ gì mà nhà vua thích. Ngoài các
hành vi tra tấn và hành quyết tù nhân, có lần Ibrahim còn thẳng tay ném con
trai của mình vào hồ nước và sau đó đâm chết cậu bé với tất cả sự giận dữ.
Năm 1648, Ibrahim I bị những kẻ chống đối lập mưu bắt giữ, sau đó bị bóp cổ
đến chết. Ibrahim I nổi tiếng bởi những hành vi tra tấn bạo lực, nhất là bạo lực
với nữ giới. Khi không thỏa mãn với một trinh nữ nào, ông ta bèn nhẫn tâm
ném trinh nữ vào trong một hồ nước và dìm họ chết đuối.
Friedrich Wilhelm I của nước Phổ (trị vì 1713-1740) Mặc dù đã từng
có một nhiệm kỳ đất nước thanh bình khi ngài cai trị nhưng vua Phổ Friedrich
Wilhelm I lại được nhớ nhiều đến ngày hôm nay bởi tình cảm thân mật đối

với quân đội. Ngài rất thích quân đội diễu hành trước mặt mình ngay cả khi bị
ốm và nằm liệt giường. Bằng rất nhiều cách khác nhau, ngài đã làm vinh danh
cho quân đội Phổ trên khắp châu Âu. Điều này có ảnh hưởng đến cả gia đình
riêng của ngài. Ngài muốn con trai là Friedrich II trở thành một người lính
xuất sắc, do đó cậu bé thường bị đánh thức vào buổi sáng bởi âm thanh của
súng thần công. Không chịu nổi với tính cách kỳ dị của cha mình, Friedrich II
đã lập mưu trốn chạy nhưng lại bị cha bắt lại và giam lỏng một thời gian

11


ngắn. Tính cách kỳ lạ của vua Friedrich Wilhelm I còn được biết đến bởi việc
ngài đã sáng lập ra Potsdam Giant - một trung đoàn quân đội đặc biệt chỉ bao
gồm những binh lính khoẻ nhất và cao nhất vương quốc. Tuy có đội quân cao
lớn nhưng nhà vua lại chủ trương hữu hảo với các mối quan hệ bang giao láng
giềng. Friedrich Wilhelm I thậm chí còn khuyến khích những thần dân nam và
nữ cao lớn nên có con chung với nhau.
George III của Anh (trị vì 1760-1820) Đây là vị vua hoang tưởng và lập
dị kỳ quặc nhất trong lịch sử nước Anh George III, ông bị chứng bệnh tâm
thần xuyên suốt cả cuộc đời mình. Các sử gia hiện đại tin chắc rằng vua
George III bị mắc bệnh Porphyria - một chứng bệnh về máu - nhưng các thái
y của nhà vua George III lại tỏ ra bất lực. Vua George III không tiếc lời sỉ vả
người chăm sóc mình và nhét giẻ vào miệng người này trong khi chăm sóc
nhà vua. Mặc dù có một nhóm thái y đã giúp vua George III, nhưng cách điều
trị thô sơ của họ chỉ càng làm trầm trọng thêm bệnh tình của nhà vua. Chẳng
mấy chốc, George III mắc bệnh ảo tưởng. Nhà vua tin rằng London đang bị
ngập và ra lệnh cho các quan (vốn chết từ lâu) để ngăn nước ngập. Trong thời
kỳ bị bệnh hoang tưởng, nhà vua đã trở nên mắc chứng ám ảnh với một phụ
nữ có cái tên Elizabeth Spencer. Khi bệnh hoang tưởng lên cao độ, George III
tin rằng ông và Elizabeth đã kết hôn và thậm chí còn tuyên bố rằng hoàng hậu

Charlotte đang có ý đồ ám hại nhà vua.
Vua Ludwig II xứ Bavaria (trị vì 1864-1886) Một trong những vị quân
vương được yêu quý cũng như lập dị nhất xứ Bavaria là vua Ludwig II, người
nổi tiếng bởi những hành vi kỳ lạ cũng như niềm đam mê cuồng nhiệt trong
công tác xây dựng các lâu đài cũng như chỉnh sửa nhỏ theo ý thích. Thực sự,
Ludwig có một cuộc sống đời tư khá khó khăn, bản thân ngài tự đánh mất các
năng khiếu về nghệ thuật, âm nhạc và thế giới của sự tưởng tượng. Hành vi
này hình thành khi ngài 18 tuổi. Ngài khước từ việc xuất hiện trước mặt các
thần dân, thích ở một mình cô độc trong toà lâu đài, tại đó ngài chỉ ca hát
12


hoặc chơi gì đó theo ý thích của mình. Ở xứ Bavaria, ngài có tính cách kỳ lạ
là hay trò chuyện với bất kỳ thứ gì mà ngài gặp trên đường đi. Bản chất khiêm
tốn của ngài luôn được thần dân yêu mến, nhưng lại thu hút sự chú ý của các
thành viên toà án tối cao, những người từng lập kế hoạch tước vương quyền
của nhà vua. Có cả một âm mưu liệt kê chứng hoang tưởng kỳ lạ của nhà vua
như nói chuyện với những người vô hình, cư xử kém, nhút nhát, dã ngoại
dưới ánh trăng cùng với các vũ công nam giới khoả thân… từ đó cáo buộc
rằng nhà vua đã bị mất trí. Truyền thuyết nói rằng, một ngày nọ người ta phát
hiện ra xác chết của nhà vua nổi trên mặt hồ nước, khoác thêm những nghi
hoặc rằng có ai đó đã âm mưu hãm hại nhà vua. Dù kỳ quặc nhưng Ludwig
cũng là vị vua cừ khôi khi ông đã chỉ đạo cho việc xây dựng những cung điện
thần tiên trên khắp xứ Bavaria, bản thân ngài tự mình tư vấn cho cánh thợ và
kiến trúc sư những ý tưởng xây dựng của mình. Một trong số đó là toà lâu đài
Schloss Neuschwanstein mà Ludwig II đã cho xây dựng trên rìa một vách đá.
Tài sản của vương quốc gần như khánh kiệt chỉ bởi lòng yêu thích xây dựng
của nhà vua. [22]
Nhiều nhà Ai Cập học cho rằng hoàng đế Tutankhamun là kết quả hôn
nhân cận huyết giữa hai anh em ruột, nhưng một số khác quả quyết rằng ông

là con của một cặp anh em họ. Năm 2008, một phân tích mẫu ADN cho thấy,
Kiya và Akhenanten là chị em, đều do vua Amenhotep III và vợ là nữ hoàng
Tiye sinh ra. Ở Ai Cập cổ, điều này không bị coi là loạn luân, vì nhiều vị vua
kết hôn với chị em để đảm bảo lưu truyền dòng máu hoàng gia. Thực tế, vua
Tut sau này cũng lấy Ankhesenamun, chị em cùng cha khác mẹ. Do đó, rất có
thể Kiya là mẹ đẻ của vua Tut. Tuy nhiên, năm 2013, tại hội nghị khảo cổ học
tổ chức ở đại học Harvard, Mỹ, một phân tích của nhà khảo cổ học người
Pháp Marc Gabolde đã chứng minh mẹ đẻ của Tut không phải là chị em gái
của bố ông, mà có thể là Nefertiti, họ hàng của Akhenanten. Kết quả giám

13


định ADN của Tut cho thấy, ông không mang gene thể hiện đó là kết quả của
giao phối cận huyết giữa anh-chị em gái, mà là kết quả lai giữa họ hàng đời
thứ nhất với nhau.
"Hệ quả của việc đó là ADN của thế hệ thứ ba giữa những người họ hàng
trông giống như ADN của thế hệ cận huyết giữa anh chị em", Gabolde nói.
Ông là giáo đốc chương trình khảo cổ của đại học Paul Valery-Montpellier III.
"Tôi tin rằng Tutankhamun là con trai của Akhenaten và Nefertiti, còn
Akhenaten và Nefertiti là anh em họ".
Cha đẻ của thuyết tiến hoá Charles Darwin có lẽ không ngờ rằng hậu duệ
của mình lại mắc phải những chứng bệnh và dị tật bẩm sinh khủng khiếp
đến vậy. Đi tìm câu trả lời cho những căn bệnh có tính di truyền trong gia tộc
Darwin, các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra rằng, nó xuất phát từ những
cuộc hôn nhân cận huyết giữa các thành viên trong gia đình này.
Manh mối đầu tiên được tìm thấy là cuộc hôn nhân giữa Charles Darwin
với chính người chị họ của ông, Emma Wedgwood. Nó mở đầu cho một chuỗi
bi kịch ở các thế hệ sau. Đó là tỷ lệ vô sinh và chết non ở những đứa trẻ trong
gia đình Darwin sau này.

Darwin và vợ ông đã có với nhau 10 người con, song ba trong số đó đã
chết khi còn nhỏ và ba người con khác bị vô sinh. Sự kết hôn cận huyết thống
giữa hai người đã làm duy trì các gene bị lỗi và thậm chí đã nhân chúng lên
nhiều lần.
Nhiều cuộc hôn nhân khác trong gia tộc Darwin vẫn tiếp tục rơi vào tình
trạng cận huyết thống. Giáo sư James Moore thuộc Đại học Open cho biết,
trước đời Charles Darwin, tình trạng này đã xảy ra. Cả ông bà ngoại của
Darwin đều mang họ Wedgwood, họ của vợ ông. Nghiên cứu kỹ về gia đình
Darwin, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, hầu hết các thế hệ trong gia đình
này đều có quan hệ hôn nhân cận huyết thống. Chẳng hạn ông ngoại của
Darwin là Josiah Wedgwood đã kết hôn với người chị họ đời thứ ba của mình

14


là Sarah và có với nhau 8 người con. Con gái cả của ông bà, mẹ của Charles
Darwin là Susannah Wedgwood lại kết hôn với chính anh họ của mình là
Robert Darwin.
Con trai cả của ông bà ngoại của Charles Darwin là Josiah sau khi lập
gia đình đã có 9 người con, mà 4 trong số đó, bao gồm cả vợ của Charles là
Emma, đã kết hôn với anh chị em họ của mình.
Điều này dẫn tới hậu quả là trong gia đình Darwin có tới 26 người được
sinh ra bởi các cuộc hôn nhân giữa anh chị em họ. Trong số đó, 19 người
không thể sinh con, 5 người chết trẻ và 5 người mắc chứng thiếu khả năng
nhận thức bẩm sinh.
Trong số 62 người cô, chú họ thuộc bốn đời bắt đầu từ ông bà ngoại của
Charles là Josiah và Sarah, có tới 38 người không thể sinh con. Điều này đã
dẫn tới sự suy tàn của dòng họ Darwin.
Trong các nghiên cứu của mình, giáo sư Michael Golubovsky, thuộc Đại
học California, Mỹ đã đưa ra giả thuyết về việc người trong cả hai gia đình

Darwin và Wedgwood đều có mang các gene đột biến liên quan đến chứng vô
sinh. Các gene vô sinh này được truyền lại cho các đời sau và với sự kết hôn
cận huyết thống, số gene đột biến được nhân lên gấp đôi do nhận được cả hai
phiên bản từ bố và mẹ. Đây chính là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ vô sinh
trong gia đình Darwin cao tới mức như vậy.
Giáo sư Golubovsky cũng khẳng định rằng, cả Charles và Emma đều
mang trong mình một phiên bản gene đột biến. Do vậy, ba đứa con của họ là
William, Henrietta và Leonard đều đã nhận được gấp đôi số gene đột biến
này: một từ mẹ và một từ bố. Hệ quả tất yếu là chứng vô sinh mà cả ba người
con của Charles Darwin đã mắc phải.
Các nhà khoa học khẳng định rằng, nguyên nhân khiến những đứa trẻ
trong gia đình Darwin bị bệnh và chết non chính là do hôn nhân cận huyết
thống từ nhiều đời trong gia tộc, dẫn tới sự di truyền những gene gây bệnh.
Bản thân Darwin về cuối đời cũng mắc bệnh nghiêm trọng. Và Annie, con gái

15


của Darwin, sau này cũng mắc phải chính dạng bệnh ấy. [23]
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, tình trạng hôn nhân cận huyết thống vẫn
đang diễn ra khá phổ biến. Ở Anh, 55% phụ nữ Anh gốc Pakistan lấy chồng
là anh em họ. Số trẻ người Anh gốc Pakistan được sinh ra ở Anh chỉ chiếm
3% số trẻ em, song lại chiếm tới 1/3 các trường hợp bị chứng lỗi gene, hoặc
đột biến gene di truyền.
Như vậy hôn nhân cận huyết thống đã xuất hiện từ rất lâu trên toàn thế
giới và nó cũng là một trong những nguyên nhân gây nên các chứng bệnh dị
tật và bẩm sinh. Ở một số triều đại phong kiến, kết hôn trong họ là một cách
gìn giữ sự trong sạch dòng máu hoàng tộc và để duy trì quyền lực. Tuy nhiên,
người ta không ngờ rằng chính phong tục cổ hủ này lại là nguyên nhân dẫn tới
sự hủy diệt.

Còn ở Việt Nam, trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn luôn đề
cập đến hôn nhân cận huyết thống đi kèm song song với nạn tảo hôn tồn tại
chủ yếu ở một bộ phận đồng bảo dân tộc ít người. Hôn nhân cận huyết thống
để lại hậu quả rất lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội, đặc biệt hôn nhân
cận huyết thống là gánh nặng cho công tác DS-KHHGĐ: Là nguyên nhân làm
gia tăng nhanh số lượng dân số; ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số;
nhiều dân tộc ít người đứng trước nguy cơ dân số suy giảm; làm suy thoái
chất lượng dân số, chất lượng giống nòi Việt Nam; làm băng hoại thuần
phong mỹ tục của xã hội; làm gia tăng tỷ lệ đói nghèo.
1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến hôn nhân cận huyết thống
Đi tìm những nguyên nhân của vấn nạn hôn nhân cận huyết này, có lẽ lời
giải thích đầu tiên là do phong tục tập quán:
Hôn nhân cận huyết thống giữa những người Hồi giáo đã diễn ra từ hơn
1400 năm về trước, cho tới nay đã hơn 50 thế hệ, kể từ khi tiên tri của họ cho
phép cuộc hôn nhân anh em họ đầu tiên của mình. Đối với nhiều người Hồi
giáo, hôn nhân được coi như là một sự thực thi nghi thức tôn giáo của họ.
Trong nhiều cộng đồng Hồi giáo, hôn nhân cận huyết thống có nguồn gốc từ
16


lịch sử xã hội từ xa xưa, khi ông cha họ cũng đã từng quen với việc cho con
mình kết hôn với con gái hoặc con trai của một người anh em họ của mình và họ cho là câu chuyện xã hội bình thường.
Còn ở Việt Nam, đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: tại sao đến bây giờ mà
tình trạng hôn nhân cận huyết thống vẫn còn tồn tại, để nhiều đứa trẻ phải
chịu “di chứng hôn nhân” của bố mẹ? Tìm về nơi khởi nguồn của những mối
“nhân duyên” trên, chúng tôi đi hỏi các già làng, trưởng bản, nhưng người có
uy tín ở các địa phương..., tất cả đều có chung một câu trả lời: Có lẽ, nguyên
nhân của những mối “nhân duyên” đó bắt nguồn từ câu hát của những người
dân nơi đây nói về tình cảm gắn bó khăng khít giữa anh trai và cô em gái
trong một gia đình. Câu hát nói rằng: “Để tình cảm anh em tồn tại mãi mãi thì

con chị phải lấy con dì”. Theo họ Chỉ họ hàng, cùng dòng máu lấy nhau thì
mới thương yêu nhau, vợ chồng cũng không bỏ nhau. Do đó, không biết từ
bao giờ, nhiều người đã hình thành cho mình nếp suy nghĩ và những kiểu kết
hôn để lại những vấn nạn cho tương lai.
Những người dân tộc có hôn nhân cận huyết thống lý giải rằng: Hôn
nhân theo cách này mới đảm bảo tài sản được lưu giữ trong gia đình. Tổ tiên
nhiều cộng đồng DTTS truyền lại rằng, lấy trong họ tộc để không mang của
cải sang họ khác... nhiều cộng đồng có phong tục, dù là con trai đi lấy vợ, con
gái đi lấy chồng thì gia đình đều phải chia tài sản cho họ mang đi. Người dân
không muốn chia tài sản cho người ngoài nên đành kết hôn với những người
anh em, họ hàng để đỡ phải chia tài sản. Từ góc nhìn của các nhà xã hội học,
đây là một hủ tục mà khó có thể xóa bỏ ngay trong suy nghĩ của người dân
bởi nó đã được ngấm vào dòng máu như một thể di truyền từ đời này qua đời
khác, không cần biết hậu quả lâu dài của nó là gì.
Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Công dân các dân tộc được hôn
nhân theo nguyên tắc tự nguyện nhưng cấm kết hôn giữa những người có
cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời”.

17


×