Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

thực trạng và giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------

-------

TRẦN VĂN THUẬN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ
BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
HUYỆN BA TƠ TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------

-------

TRẦN VĂN THUẬN


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ
BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
HUYỆN BA TƠ TỈNH QUẢNG NGÃI

CHUYÊN NGÀNH

: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ SỐ

: 60.34.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS ĐỖ VĂN VIỆN

HÀ NỘI – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu luận văn thạc sỹ chuyên
ngành QTKD – thuộc một sản phẩm đào tạo của đề tài khoa học công nghệ
cấp bộ: “Đánh giá nguồn lực và đề xuất giải pháp phát triển sinh kế bền vững
cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi” – tôi được tham gia điều tra
thực tế tại Ba Tơ. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
và chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào. Mọi
thông tin thứ cấp sử dụng trong đề tài đã được trích dẫn đầy đủ.
Tác giả luận văn

Trần Văn Thuận


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa học và đề tài nghiên cứu tôi đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ quý báu của quý Thầy, quý Cô trong Khoa Kế Tốn & Quản trị
kinh doanh trường Học viện Nơng Nghiệp Việt Nam; Phòng Đào tạo Sau đại
học - Trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, xin gửi tới quý Thầy, Cơ
lịng biết ơn chân thành và tình cảm q mến nhất.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Thầy giáo PGS.TS. Đỗ Văn Viện, người
hướng dẫn khoa học, người đã nhiệt tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình
hồn thiện luận văn, đã tạo điều kiện cho tôi cùng tham gia thực tế nghiên
cứu Đề Tài cùng Bộ môn Quản trị Kinh doanh tại Quảng Ngãi
Tôi xin trân trọng chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND Huyện Ba Tơ,
Phịng Nơng Nghiệp phát triển nông thôn, Trạm Khuyến Nông Ba Tơ, Ủy
ban nhân nhân xã Ba Dinh,xã Ba Xa và các bà con dân tộc thiểu số, cá nhân
thuộc các nhóm hộ điều tra tại Huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi đã giúp đỡ tận
tình, tạo điều kiện cho tơi trong thời gian nghiên cứu tại địa bàn.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè và các thầy cơ
trong Bộ Mơn Quản Trị Kinh doanh đã góp ý, giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Trần Văn Thuận

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................. i
Lời cảm ơn .....................................................................................................ii
Mục lục .........................................................................................................iii
Danh mục bảng ............................................................................................. vi
Danh mục hình ............................................................................................. vii
Danh mục viết tắt ........................................................................................viii
1.

MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................. 2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 3


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3

2.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................ 4

2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển sinh kế bền vững ..................................... 4

2.1.1

Các vấn đề cơ bản về nguồn lực và sinh kế bền vững........................ 4

2.1.2

Vai trò của việc phát triển sinh kế bền vững và vấn đề DTTS ......... 18

2.1.3


Nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế ....................................................... 23

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................ 26

2.2.1

Kinh nghiệm phát triển sinh kế bền vững các nước trên thế giới ..... 26

2.2.2

Kinh nghiệm phát triển sinh kế bền vững tại Việt Nam ................... 31

2.2.3

Các cơng trình nghiên cứu liên quan ............................................... 32

3.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 35

3.1

Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ......................................................... 35

3.1.1

Đặc điểm tự nhiên ........................................................................... 35


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii


3.1.2

Đặc điểm, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số
Ba Tơ .................................................................................... 40

3.1.3

Đặc điểm kinh tế xã hội của Huyện Ba Tơ ...................................... 42

3.2

Thực trạng phát triển một số ngành và lĩnh vực chủ yếu tại
Huyện Ba Tơ ......................................................................... 45

3.2.1

Nông, lâm nghiệp thuỷ sản.............................................................. 46

3.2.2

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và kết cấu hạ tầng ................... 48

3.2.3

Thương mại, dịch vụ, du lịch, bưu chính viễn thơng... .................... 51


3.3

Phương pháp nghiên cứu................................................................. 52

3.3.1

Phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 52

3.3.2

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................... 53

3.3.3

Phương pháp phân tích.................................................................... 53

3.4

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................... 55

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 58

4.1

Thực trạng sinh kế tại địa bàn nghiên cứu ....................................... 58

4.1.1


Kết quả sinh kế tại địa bàn nghiên cứu ............................................ 58

4.1.2

Bối cảnh dễ tổn thương và phương thức đối phó ............................. 59

4.1.3

Các nguồn vốn sinh kế của các nhóm hộ ......................................... 63

4.1.4

Chiến lược sinh kế .......................................................................... 85

4.1.5

Chính sách, thể chế và những tác động của chúng .................................88

4.1.6

Một số mơ hình sinh kế đang triển khai trên địa bàn ....................... 92

4.2

Định hướng và giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho đồng
bào dân tộc thiểu số tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi những
năm tới ............................................................................................ 98

4.2.1


Cơ sở giải pháp ............................................................................... 98

4.2.2.

Giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho vùng đồng bào dân tộc
thiểu số huyện Ba Tơ. ................................................................... 103

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iv


4.2.3

Giải pháp nguồn lực phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào
DTTS huyện Ba Tơ ....................................................................... 104

4.2.4

Giải pháp đối với các mơ hình sinh kế bền vững ........................... 112

5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 114

5.1

Kết luận ........................................................................................ 114


5.2

Kiến nghị ...................................................................................... 115

5.2.1

Đối với Nhà nước ........................................................................ 115

5.2.2

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số địa phương .............................. 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 117

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page v


DANH MỤC BẢNG
STT
TÊN BẢNG
TRANG
Bảng 3.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số các xã thuộc huyện Ba
Tơ, tỉnh Quảng Ngãi .................................................................. 42
Bảng 3.2. Lao động và thu nhập tại huyện Ba Tơ ....................................... 43
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện............................. 45
Bảng 3.4

Phương pháp thu thập ................................................................ 53


Bảng 3.5: Bảng các chị thị trong thang đo BS ............................................ 57
Bảng 4.1

Kết quả phân hạng kinh tế hộ tại các thôn nghiên cứu................ 58

Bảng 4.2

Rủi ro xảy ra tại Ba Tơ và các giải pháp ứng phó, khắc phục ..... 61

Bảng 4.3

Xu hướng thu nhập trong năm của các hộ .................................. 62

Bảng 4.4

Xu hướng chi tiêu trong năm của các hộ .................................... 62

Bảng 4.5

Chủ hộ các hộ điều tra tại huyện Ba Tơ năm 2013 ..................... 64

Bảng 4.6

Nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2013. ............... 66

Bảng 4.7

Tỷ lệ mục đích tham gia các cuộc tiếp xúc cử tri........................ 69


Bảng 4.8

Mục đích tham gia, nội dung các cuộc họp thôn......................... 70

Bảng 4.9: Mức độ và kết quả tham gia các mơ hình khuyến nông tại 2
xã Ba Dinh và Ba Xa ................................................................. 71
Bảng 4.10: Các nguồn vốn vay của người dân ............................................. 73
Bảng 4.11: Các loại phương tiện sinh hoạt trong gia đình ............................ 80
Bảng 4.12: Đánh giá giá trị các nguồn lực sinh kế ....................................... 82
Bảng 4.13: Bảng giá trị thang đo BS ............................................................ 84
Bảng 4.14: Phân tích SWOT để hình thành các chiến lược sinh kế cho
đồng bào DTTS huyện Ba Tơ .................................................... 87

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi


DANH MỤC HÌNH
STT

TÊN HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Khung sinh kế bền vững ................................................................ 9
Hình 2.2: Mơ hình sinh kế bền vững tại vùng nơng thơn Ấn Độ .................. 27
Hình 2.3: Mơ hình sinh kế bền vững vùng ven biển (IMM,2004) ................ 28
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Ba Tơ – Quảng Ngãi ........................... 35
Hình 3.2: Cơ cấu sử dụng đất tại Ba Tơ năm 2013 ...................................... 37

Hình 4.1 Biến động thời tiết khí hậu trong năm .......................................... 60
Hình 4.2. Trình độ học vấn của lao động điều tra ........................................ 67
Hình 4.3 Cơ cấu nguồn vốn vay của người dân .......................................... 74
Hình 4.4 Mức tiêu dùng của hộ điều tra ..................................................... 77
Hình 4.5 Thực trạng các nguồn lực sinh kế huyện Ba Tơ ........................... 83
Hình 4.6 Thước đo tính bền vững trong phát triển sinh kế .......................... 85

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DTTS

Dân tộc thiểu số

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

WB

Ngân hàng thế giới

CARE


Hợp tác xã cho việc gửi hàng của Mỹ sang châu Âu

UNDP

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

IUCN

Liên minh Quốc tế bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên

BS

Thang đo tính bền vững

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

TTGDTX

Trung tâm giáo dục thường xuyên


CNTT

Công nghệ thông tin

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page viii


1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh kế bền vững hiện nay là mối quan tâm trăn trở của Đảng của nhà
nước ta, nó là điều cần thiết để phát triển hơn, đáp ứng được nhu cầu của con
người giúp người dân thoát nghèo và phát triển bền vững. Từ trước tới nay cũng
đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về sinh kế bền vững, từ đó cũng cho ta thấy
để có được một sinh kế bền vững thì phụ thuộc rất nhiều vào vị trí địa lý, mơi
trường tự nhiên, con người, văn hóa…Sinh kế bền vững với mục tiêu giảm
nghèo, phát triển bền vững và sinh kế chủ yếu trong phát triển nông thôn cho
nông dân. Mục tiêu của nông dân là tăng thu nhập, bất cứ từ hoạt động kinh tế
nào, do đó họ đa dạng hóa hoạt động kinh tế. Hộ nơng dân có nhiều người có
khả năng lao động khác nhau, muốn có thu nhập cao mỗi thành viên của gia đình
phải làm việc thích hợp nhất. Sinh kế bền vững giúp con người có thể đối phó và
phục hồi những áp lực và các cú sốc đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả
năng và tài sản cả ở hiện tại lẫn trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở
các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều dân tộc khác nhau, trong đó dân
tộc Kinh chiếm đại đa số, nhưng đồng bào dân tộc thiểu số cũng có vị trí vơ
cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Tỉnh Quảng Ngãi có
dân số 1.216.773 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi, vùng

sâu, vùng xa chiếm khoảng 12%, điều kiện kinh tế - xã hội ở những nơi này
cịn nhiều khó khăn, trình độ dân trí, đời sống kinh tế và hiểu biết pháp luật của
bà con còn thấp. Với đặc điểm như vậy cho nên cuộc sống của bà con dân tộc
nơi đây bị hạn chế về nhiều mặt. Ở những xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn, cơ sở vật chất kinh tế, kỹ thuật hạ tầng còn nhiều thiếu thốn cho nên
bà con dân tộc ở đây ít có cơ hội để tiếp xúc với những tiến bộ của khoa học kỹ
thuật, trình độ nhận thức của bà con cịn nhiều hạn chế.
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


Ba Tơ là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, với thành phần dân
cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Thu nhập của người dân nơi đây chủ
yếu là từ sản xuất nông nghiệp. Với nguồn thu nhập như vậy Ba Tơ còn nhiều
hộ nghèo, cuộc sống sinh hoạt rất khó khăn. Điều kiện cơ sở vật chất kinh tế,
kỹ thuật hạ tầng của huyện còn nhiều thiếu thốn, đồng bào ở đây ít có cơ hội
để tiếp xúc với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trình độ nhận thức của
bà con cịn nhiều hạn chế. Điều này càng khiến cho họ khó thốt nghèo. Vấn
đề đặt ra ở đây là “làm thế nào để nâng cao và cải thiện mức sống của họ?”.
Để trả lời được câu hỏi nay cần có sự hợp tác đồng bộ giữa các cơ quan ban
ngành, các tổ chức và người dân để có những chính sách, hoạt động nhằm hộ
trợ, giúp đỡ họ thốt cành nghèo đói, cải thiện cuộc sống.
Để đảm bảo và phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Ba Tơ nói riêng các cơ
quan ban ngành, các tổ chức cần hướng dẫn người dân khai thác một cách có
hiệu quả các nguồn lực sẵn có, giúp họ thấy được nguyên nhân chính gây ra
cái nghèo, tránh đầu tư sai lầm trong sản xuất kinh doanh, bảo quản nguồn
vốn tốt. Bên cạnh đó cần xây dựng giúp họ chiến lược sinh kế lâu dài đồng
thời hướng dẫn họ thực hiện các hoạt động. Việc giám sát và đánh giá hiệu

quả của các hoạt động sinh kế của người dân cũng là một vấn đề quan trọng
trong quá trình giúp người dân phát triển sinh kế bền vững.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng
và giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số
huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sinh kế của đồng bào dân tộc
thiểu số huyện Ba Tơ những năm gần đây để đề xuất giải pháp phát triển sinh
kế bền vững đồng bào đân tộc thiểu số huyện Ba Tơ những năm tới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển sinh kế bền vững nói
chung và phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng;
- Đánh giá thực trạng phát triển sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số
Huyện Ba Tơ.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế tại điểm nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số
Huyện Ba Tơ những năm tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các nguồn lực và mơ hình sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện
Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tiến hành tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi trong
đó tập trung vào 2 xã điển hình đại diện mẫu là xã Ba Xa, và xã Ba Dinh.

- Số liệu thu thập: Phục vụ nghiên cứu từ năm 2011 đến 2013, thông tin
số liệu điều tra năm 2013.
- Thời gian nghiên cứu : Đề tài được thực hiện từ tháng 5/2013 đến tháng
10/2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sinh kế bền vững
2.1.1 Các vấn đề cơ bản về nguồn lực và sinh kế bền vững
2.1.1.1 Các khái niệm
Về nguồn lực: Lâu nay không có gì tranh luận lớn, nhưng nhìn nhận về
nguồn lực chưa nhất quán và thiếu cách nhìn định lượng, chưa quan tâm đúng
mức đến việc tranh giành và độc quyền đối với một số nguồn lực nhờ danh
nghĩa tổ chức nhà nước. Việc lãng phí nguồn lực cũng chưa được xem xét
đúng mức. Thực tiễn khai thác và sử dụng nguồn lực hiện nay đặt ra nhiều
vấn đề từ nhận thức đến phương cách tiếp cận mới theo chiều hướng thực tế,
thiết thực hơn, kết hợp định tính với định lượng trong đánh giá nguồn lực;
làm cho nguồn lực mang giá trị đúng của nó để phát triển đất nước nhanh, có
chất lượng và bền vững.
Những thứ được coi là nguồn lực phải là những thứ được sử dụng hoặc
có khả năng sử dụng trong thời kì dự kiến phát triển. Tiềm năng chưa đưa
được vào sử dụng hoặc chưa có khả năng đưa vào sử dụng thì chưa được xem
là nguồn lực.
Các nguồn lực được xem xét dưới nhiều góc độ. Có nghĩa là dưới nhiều
góc độ, người ta chia các nguồn lực thành các loại khác nhau để có thái độ
đúng đắn và có cách ứng xử với chúng thích hợp. Thơng thường nguồn lực

được phân chia thành hai nhóm là nhóm nguồn lực vật chất (nguồn vật lực) và
nhóm nguồn lực con người (nguồn nhân lực). Trong đó: Nhóm nguồn lực vật
chất gồm có: Tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài
nguyên biển, tài nguyên thủy điện, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, vị trí
địa lí kinh tế...) và cơ sở vật chất kĩ thuật đã tạo dựng (nhà cửa, cơng trình
cơng cộng, đường xá, hải cảng, sân bay, hệ thống sản xuất và truyền tải điện,
hệ thống cung cấp và thoát nước, hệ thống xử lí chất thải, hệ thống viễn thơng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


và truyền thơng...).Nhóm nguồn lực con người bao gồm sức khỏe, trình độ
nhận thức, trình độ chun mơn…
Về sinh kế : Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực ( gồm các nguồn
lực vật chất và xã hội ) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống
của con người (DFID).
Một sinh kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và
khả năng mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động
mà họ thực thi nhằm kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước
nguyện của họ.
Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản, nguồn tài nguyên, đất
đai, đường xá ) và các hoạt động cần có để kiếm sống.
Về sinh kế bền vững: Sinh kế bền vững đã nổi bật lên thành một khái
niệm phát triển vào đầu những năm 1990, dựa trên những tiến bộ trong sự
hiểu biết về nạn đói và mất an ninh lương thực trong những năm 1980. Định
nghĩa Chambers và Conway (1991) về sinh kế: "sinh kế bao gồm các khả
năng, tài sản (bao gồm cả vật chất và nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần
thiết cho một phương tiện sinh hoạt; Sinh kế bền vững đạt được khi nó có thể
ứng phó và phục hồi từ căng thẳng và những cú sốc". CARE, UNDP, Oxfam

và IISD là một trong những tổ chức sớm đưa ra các phương pháp sinh kế bền
vững. Cuối những năm 1990, sinh kế bền vững đã được Cơ quan phát triển
quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đầu tư trong nghiên cứu, hội thảo và xuất
bản và các giấy tờ khác. Điều này bao gồm một nền tảng học tập dựa trên
website, sinh kế Kết nối, từ đó đã phát triển thành một cơ sở tri thức trực
tuyến nguồn và phổ biến thông tin mới nhất về việc sử dụng các phương pháp
tiếp cận sinh kế bởi một loạt các tổ chức, cá nhân. Sinh kế Kết nối cũng hoạt
động như Ban thư ký của một mạng sinh kế quốc tế bao gồm hơn 200 tổ chức
và cá nhân có quan tâm đến việc sử dụng các phương pháp tiếp cận sinh kế để
giảm nghèo và phát triển bền vững. Thông qua một sự kết hợp của cả hai
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


không gian ảo và vật lý mạng tập hợp các học viên, các nhà nghiên cứu và các
nhà hoạch định chính sách: tham gia vào các thảo luận và tranh luận, truy cập
vào hỗ trợ đồng đẳng và kiến thức ngầm, phát triển các hoạt động hợp tác,
cùng nhau tạo ra kiến thức mới.
Theo C. Ashley, D. Carney / Cục Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh,
năm 1999: Cách tiếp cận đã được cho là hữu ích :hỗ trợ phân tích hệ thống của
đói nghèo và ngun nhân của nó, trong một cách tồn diện - do đó thực tế hơn
nhưng cũng quản lý, thúc đẩy một cái nhìn rộng lớn hơn và tốt hơn thông báo
của cơ hội cho các hoạt động phát triển và tác động khả năng của họ. Các
nguyên tắc cốt lõi cơ bản: Người làm trung tâm; đáp ứng và có sự tham gia của
người nghèo, thực hiện đa cấp, quan hệ đối tác, bền vững, năng động.
Có rất nhiều các tổ chức, các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm đến
việc phát triển sinh kế bền vững và có những phương pháp để phát triển sinh
kế bền vững. Với chiến lược toàn cầu của Tổ chức Vredeseilanden, mang lại
thu nhập cho các nhóm nơng hộ bằng việc nâng cao vai trị của họ trong tồn

bộ chuỗi nơng nghiệp bền vững (SACD) tại quốc gia và khu vực. Hoặc Công
ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Cơng ước Ramsar)
được ký vào tháng 2-1971 tại Iran. Hiện có 153 quốc gia, vùng lãnh thổ tham
gia công ước.
Vậy, Sinh kế trở nên bền vững khi nó giải quyết được những căng
thẳng và đột biến, hoặc có khả năng phục hồi, duy trì và tăng cường khả năng
và nguồn lực hiện tại và tương lai mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên
thiên nhiên (DFID)
Một sinh kế là bền vững khi con người có thể đối phó và phục hồi từ
những áp lực và các cú sốc đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng
và tài sản cả ở hiện tại lẫn trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở
các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy được tiềm
năng con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ.
Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi
bất ngờ. Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi
trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai – trên thực tế thì
nó nên thúc đẩy sự hoà hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho
các thế hệ tương lai (Chambers and Conway 1992)
Đặc điểm của sinh kế bền vững:
- Được xây dựng dựa trên các nguồn lực của người dân chứ không
phải dựa trên nhu cầu của họ.
- Đưa mọi khía cạnh đời sống và sinh kế con người vào trong lập kế
hoạch phát triển, thực hiện và đánh giá kế hoạch.

- Liên kết các lĩnh vực khác nhau vào trong cùng một chủ đề chung.
- Tính đến yếu tố các quyết định phát triển ảnh hưởng mỗi nhóm
người riêng biệt như thế nào, đến nam giới so với nữ giới.
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiểu biết các mối liên kết giữa
các quyết định chính sách và các hoạt động cấp hộ gia đình.
- Thu hút các đối tác có liên quan, có thể thuộc nhà nước, nhân dân
hay tư nhân, địa phương hay toàn quốc, trong khu vực hay quốc tế.
- Phản ứng nhanh chóng với các tình huống thay đổi.
Nguyên tắc của sinh kế bền vững:
Sinh kế bền vững phải hội tụ đủ những nguyên tắc sau :Lấy con
người làm trung tâm, dễ tiếp cận, có sự tham gia của người dân, xây dựng dựa
trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn thương, tổng
thể, thực hiện ở nhiều cấp, trong mối quan hệ với đối tác, bền vững và năng
động, lấy “bền vững” làm trọng tâm, xem xét vấn đề một cách tồn diện, kết

Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


nối vĩ mô – vi mô, xem các yếu tố của khung sinh kế là yếu tố động, xây dựng
các trên những thế mạnh của cộng đồng
2.1.1.2 Khung sinh kế bền vững
Khung chương trình sinh kế bền vững là một cơng cụ trực quan hố
được Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development DIFID) xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ XX nhằm tìm hiểu các loại
hình sinh kế. Mục đích của nó là giúp người sử dụng nắm được những khía
cạnh khác nhau của các loại hình sinh kế, đặc biệt là những yếu tố làm nảy
sinh vấn đề hay những yếu tố tạo cơ hội. Một số tổ chức khác cũng đã phát
triển những khung sinh kế tương tự và có sự bổ sung cho khung của DIFID.
Khung sinh kế có thể chia làm năm hợp phần chính: bối cảnh tổn

thương; các nguồn lực sinh kế; những chính sách thể chế và tiến trình; các
chiến lược sinh kế và các hệ quả sinh kế.
Khung sinh kế đưa ra sự hình dung trực quan về cách thức những yếu tố
này gắn kết với nhau như thế nào. Trên thực tế, các mối liên kết giữa chúng (thể
hiện bằng mũi tên trong khung chương trình) vẫn còn nhiều điều cần bàn đến,
khi chúng được dùng để thể hiện cách thức người dân chuyển từ các tài sản sinh
kế thành hoạt động như thế nào hoặc thể hiện cách thức các chính sách, thể chế
và tiến trình ảnh hưởng đến các hợp phần chính của sinh kế ra sao.
Khung sinh kế khơng đưa ra một mơ hình phản ánh chính xác thực tế.
Nó là sự rút gọn và cần được triển khai khi áp dụng trong từng hồn cảnh cụ
thể. Phương pháp tiếp cận sinh kế khơng có mục đích đưa ra các giải pháp
hoặc “kê đơn” cho nội dung các chương trình giảm nghèo.
Tuy vậy, việc phân tích các loại hình sinh kế cho ta thấy đâu là hoạt
động phát triển có hiệu quả nhất trong giảm nghèo. Áp dụng phương pháp
tiếp cận này có nghĩa là sử dụng một cách nhìn rộng, khơng bị bó buộc bởi
bất kỳ một tư tưởng nào ở hiện tại về vấn đề cái gì là quan trọng đối với con
người, với những gì con người thực hiện hoặc cố gắng để đạt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


Cấu trúc và
quá trình
biến đổi

Bối cảnh tổn
thương
- Sốc
- Xu hướng

- Mùa vụ

H
N

S
Ảnh hưởng
& tiếp cận

P

HỆ QUẢ SINH
KẾ

CHIẾN
LƯỢC

Các cấp chính
quyền
Khu vực tư nhân
Pháp luật, chính
sách văn hố thể
chế quy trình thực
hiên

SINH
KẾ

- Tăng thu nhập
- Tăng mức sống

- Giảm tình trạng
dễ bị tổn thương
- Cải thiện an
ninh lương thựctăng tính bền
vững khi sử dụng
nguồn tài nguyên
thiên nhiên

F

H: Nguồn vốn con người
nhiên
P: Nguồn vốn vật chất

F: Nguồn vốn tài chính

N: Nguồn vốn tự

S: Nguồn vốn xã hội

Hình 2.1: Khung sinh kế bền vững
Hợp phần của khung phân tích sinh kế bền vững
Bối cảnh tổn thương
Bối cảnh dễ tổn thương đề cập tới phạm vi người dân bị ảnh hưởng và bị lâm
vào các loại sốc, xu hướng gồm cả các xu hướng kinh tế - xã hội, mơi trường
và sự dao động. Nó có tác động rất lớn và sâu sắc đến các nguồn lực sinh kế
và chiến lược sinh kế của con người.
Một đặc điểm quan trọng trong khả năng tổn thương là con người
khơng thể dễ dàng kiểm sốt những yếu tố trước mắt hoặc dài lâu hơn nữa.
Khả năng tổn thương hay sự bấp bênh trong sinh kế tạo ra từ những yếu tố

này là một thực tế thường trực cho rất nhiều hộ nghèo. Điều này chủ yếu là do
họ khơng có khả năng tiếp cận với những nguồn lực có thể giúp họ bảo vệ
mình khỏi những tác động xấu.
Ở Việt Nam, bối cảnh tổn thương tác động rất mạnh đến chiến lược xố
đói giảm nghèo, do người nghèo là người dễ bị tổn thương nhất, sức chống đỡ
đối với các cú sốc là rất yếu, cùng với khả năng tăng thu nhập rất hạn chế...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


nên sinh kế của họ thường không bền vững, hiện tượng tái nghèo thường phổ
biến (nhất là vùng xa, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số).
Các nguồn lực sinh kế
Nguồn lực sinh kế được hiểu như là các điều kiện khách quan và chủ quan
tác động vào một sự vật hiện tượng làm cho nó thay đổi về chất hoặc lượng.
Theo DFID’s Sustainable Livelihood Guidance Sheet có 5 loại cơ bản
• Nguồn lực con người
Nguồn lực con người thể hiện kĩ năng, kiến thức, năng lực để lao động, và
cùng với sức khỏe tốt giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế
khác nhau và đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Ở mức hộ gia đình thì
nguồn lực con người là yếu tố về số lượng và chất lượng lao động sẵn có; yếu
tố này thay đổi tùy theo số lượng người trong hộ, kĩ năng lao động, khả năng
lãnh đạo, tình trạng sức khỏe, v.v…Ví dụ về nguồn lực con người: trình độ
học vấn, kiến thức chuyên môn, khả năng ngôn ngữ, kĩ năng quản lý tài chính,
khả năng kinh doanh, v.v...
Nguồn lực con người của hộ được thể hiện qua các chỉ số:
- Số lượng và cơ cấu nhân khẩu của một hộ gia đình gồm tỷ lệ giữa
người trong độ tuổi lao động và người khơng thuộc diện lao động, giới tính.
- Kiến thức và giáo dục của các thành viên trong gia đình bao gồm trình

độ học vấn, trình độ chuyên môn, kiến thức truyền thống…
- Sức khoẻ tâm lý và sinh lý của các thành viên trong gia đình, đời sống
tâm linh và tình cảm của họ.
- Khả năng lãnh đạo và các kỹ năng lao động.
- Quỹ thời gian của mọi người và khả năng sử dụng thời gian 1 cách
hiệu quả.
- Hình thức phân cơng lao động cho cả người lớn và trẻ em.
Nguồn lực con người của các gia đình và cộng đồng nghèo vùng núi có
một số đặc điểm đáng được quan tâm:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


- Người lao động ít, người ăn theo nhiều (do xu hướng tăng dân số).
- Trình độ lao động thấp (do giáo dục và đào tạo nghề còn rất hạn chế).
- Sức khoẻ lao động chưa đạt yêu cầu (do điều kiện sống cịn rất khó
khăn, y tế chưa phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu phòng và chữa bệnh,
tác động của tệ nạn xã hội...).
• Nguồn lực xã hội
Vốn xã hội của con người bao gồm khả năng tham gia trong các tổ chức, các
nhóm chính thức cũng như các mối quan hệ và mạng lưới phi chính thức mà
họ xây dựng lên do có cùng chung sở thích và khả năng để mọi người cùng
nhau cộng tác. Thành viên của các tổ chức chính thức (như các tổ chức đồn
thể, hợp tác xã, các nhóm tín dụng tiết kiệm) thông thường phải tuân thủ
những quy định và luật lệ đã được chấp nhận. Vốn xã hội của hộ gia đình
được thể hiện qua các chỉ số
- Các mạng lưới hỗ trợ từ bạn bè, họ hàng, láng giềng, hội đồng niên
(được lập nên do có chung mối quan hệ hoặc cùng sở thích).
- Các cơ chế hợp tác trong sản xuất và trên thị trường (ví dụ các hợp tác

xã và các hiệp hội).
- Những luật lệ, quy ước của thôn, bản về các hành vi ứng xử, sự trao
đổi và quan hệ qua lại trong cộng đồng.
- Các sự kiện, lễ hội và niềm tin xuất phát từ truyền thống, tôn giáo.
- Những cơ hội để tiếp cận thông tin như các cuộc họp thôn, câu lạc bộ
khuyến nông, câu lạc bộ phụ nữ.
- Những cơ hội tham gia và tạo ảnh hưởng đến các công việc của địa
phương như tham gia vào các tổ chức đồn thể và chính quyền xã.
- Những cơ chế hồ giải mâu thuẫn của địa phương.
Vốn xã hội có thể có hiệu quả trong tăng cường quản lý các nguồn lực
chung (vốn tự nhiên) và bảo dưỡng các cơng trình hạ tầng (vốn vật chất).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


Vốn xã hội của các hộ gia đình nghèo, các cộng đồng nghèo thường rất
thấp do nhận thức xã hội của họ còn ở mức thấp, thể hiện rõ rệt nhất là khả năng
tiếp cận, khả năng nắm bắt các cơ hội hỗ trợ giảm nghèo rất hạn chế. Những hiện
tượng cho thấy khả năng huy động vốn xã hội còn thấp như bán lúa non, cúng
bái khi bị bệnh hiểm nghèo, bị lép vế khi kiện tụng... còn phổ biến.
• Nguồn lực tự nhiên
Các nguồn lực tự nhiên bao gồm: Các tài sản và dòng sản phẩm (khối lượng
sản phẩm từ đất, rừng); Các dịch vụ về môi trường (giá trị bảo vệ chống bão
và xói mịn của rừng...). Những tài sản và dịch vụ này cũng có thể cho cả hai
loại lợi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp. Nguồn vốn tự nhiên của hộ được thể
hiện ở các chỉ số:
- Các loại đất đai do cộng đồng quản lý như đất rừng và rừng cộng
đồng, đất thuộc các cơng trình cơ sở hạ tầng do cộng đồng quản lý.

- Các loại đất của hộ gia đình bao gồm đất ở, đất trồng cây nông
nghiệp, đất lâm nghiệp, đất vườn hộ...
- Nguồn cung cấp thức ăn và nguyên liệu từ tự nhiên và nguồn do con
người sản xuất ra.
- Đa dạng sinh học, các nguồn gen thực vật và động vật từ việc nuôi,
trồng của hộ và từ rừng trong tự nhiên.
- Các khu vực chăn thả và các nguồn cây thức ăn gia súc cho chăn nuôi.
- Các nguồn nước và việc cung cấp nước cho sinh hoạt hàng ngày, thuỷ
lợi (nước cho sản xuất), nuôi trồng thuỷ sản.
- Các nguồn dinh dưỡng trong đất trồng bao gồm cả các chất hữu cơ và
chu kỳ dinh dưỡng.
- Các yếu tố khí hậu và những yếu tố về thời tiết địa phương.
- Giá trị cảnh quan cho việc quản lý các nguồn tài nguyên và giải trí.
Hiện tại, nhiều hộ gia đình nghèo là do thiếu nguồn vốn tự nhiên, đặc
biệt là do thiếu đất canh tác (do nhiều nguyên nhân), một số hộ gia đình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12


nghèo có đất nhưng chất lượng đất bị thối hố nghiêm trọng do phương thức
quảng canh, đất bị rửa trôi các chất dinh dưỡng mạnh, do sự khắc nghiệt của
tự nhiên (hạn hán, lũ lụt...) dẫn tới năng suất cây trồng rất thấp và do đó thiếu
an ninh lương thực, thu nhập thấp... sinh kế gặp khó khăn.
• Nguồn lực tài chính
Vốn tài chính được định nghĩa là các nguồn tài chính mà con người dùng để
đạt được mục tiêu của mình. Những nguồn này bao gồm nguồn dự trữ tài
chính và dịng tài chính
Dự trữ tài chính: tiết kiệm là một loại vốn tài chính được ưa chuộng do
nó khơng kèm theo trách nhiệm liên quan. Tiết kiệm có thể dưới nhiều dạng:

tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc các tài sản khác như vật nuôi, đồ trang sức...
Các nguồn tài chính cũng có thể có được qua các đơn vị hoạt động tín dụng.
Nguồn lực tài chính của hộ được thể hiện dưới các chỉ số:
- Thu nhập tiền mặt thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau như bán
sản phẩm, việc làm và tiền của thân nhân gửi về.
- Khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính về tín dụng và tiết kiệm từ các
nguồn chính thức (ví dụ ngân hàng) và các nguồn phí chính thức (ví dụ chủ
nợ, họ hàng...)
- Tiết kiệm (bằng tiền mặt, gửi ngân hàng hay các dự án tiết kiệm) và
những dạng tích luỹ khác như gia súc, vàng, đất đai, công cụ sản xuất.
- Khả năng tiếp cận thị trường và các hệ thống tiếp thị sản phẩm của hộ
gia đình qua các loại hình và địa điểm khác nhau.
- Các hoạt động tạo thu nhập phụ như thu lượm lâm sản ngoài gỗ.
- Những chi trả từ phúc lợi xã hội (như lương hưu, một số miễn trừ chi
phí) và một số dạng trợ cấp của nhà nước.
Nguồn lực tài chính là một loại nguồn lực sinh kế mà người nghèo thường có
ít nhất. Trên thực tế, do thiếu nguồn lực tài chính nên đã làm cho các nguồn
lực sinh kế khác trở nên rất có giá trị đối với người nghèo.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13


• Nguồn lực vật chất
Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội cơ bản cũng như các
tài sản và công cụ sản xuất của hộ gia đình. Vốn vật chất của hộ gia đình được
thể hiện dưới các chỉ số
- Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng gồm đường giao thông, cầu
cống, cơng trình thuỷ lợi, các hệ thống cấp nước sinh hoạt và vệ sinh, các
mạng lưới cung cấp năng lượng, trạm y tế, trường học, nơi làm việc của chính

quyền xã và nơi tổ chức các cuộc họp của thôn bản.
- Nhà ở, nơi trú ngụ và các dạng kiến trúc khác như chuồng trại, nhà vệ sinh.
- Các tài sản trong gia đình như đồ nội thất, dụng cụ nấu nướng, đồ
chơi trẻ em.
- Các công cụ sản xuất như dụng cụ, trang thiết bị và máy móc chế biến
nông sản.
- Các hệ thống vận tải công cộng như xe chở khách và các phương tiện
giao thông của gia đình như xe máy.
- Cơ sở hạ tầng về truyền thơng và thiết bị truyền thơng của gia đình
như đài, ti vi…
Một số nghiên cứu đã cho thấy việc thiếu hạ tầng cơ bản, nơi trú ngụ
không đảm bảo và thiếu hàng hoá tiêu dùng là những vấn đề cốt lõi của nghèo
đói. Nếu khơng có sự trợ giúp của công cụ và thiết bị, sẽ không khai thác hết
được tiềm năng sản xuất của con người.
Chính sách, thể chế và những tác động của chúng lên sinh kế
Các chính sách và thể chế bao gồm một loạt những yếu tố liên quan đến
bối cảnh có những tác động mạnh lên mọi khía cạnh của sinh kế. Rất nhiều
trong số những yếu tố này có liên quan đến chính sách và các dịch vụ do nhà
nước thực hiện. Tuy nhiên những vấn đề đó cũng bao gồm cả các cơ quan cấp
địa phương, các tổ chức dựa vào cộng đồng và những hoạt động của khu vực
tư nhân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14


Các chính sách và thể chế là phần quan trọng trong khung sinh kế bởi
chúng định ra:
- Khả năng người dân tiếp cận các nguồn vốn sinh kế, những chiến lược
sinh kế, với những cơ quan ra quyết định và các nguồn lực ảnh hưởng.

- Những quy định cho việc trao đổi giữa các loại thị trường vốn sinh kế.
- Lợi ích của người dân khi thực hiện hoặc đầu tư một số hoạt động
sinh kế nhất định
Ngoài ra, đây còn là những yếu tố tác động lên cả các mối quan hệ cá
nhân (các nhóm khác nhau đối xử với nhau như thế nào) lẫn khả năng liệu
người dân có thể nằm trong sự bao gồm và đạt được những điều kiện sống tốt.
Việc kiểm tra các khía cạnh thể chế trong khung sinh kế đưa đến việc
xem xét những cách thức những thay đổi diễn ra trong khung quy định và
chính sách hay trong cung cấp các dịch vụ, sẽ tác động đến các chiến lược
sinh kế của con người
Chiến lược sinh kế và hoạt động sinh kế
• Chiến lược sinh kế: là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp,
sử dụng và quản lý các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình hoặc cá nhân để
kiếm sống cũng như đạt được ước vọng của họ. Ví dụ: quyết định đầu tư vào
loại vốn sinh kế, quyết định qui mô của các hoạt động tạo thu nhập, cách thức
sử dụng tài sản và đối phó với rủi ro để đạt kết quả sinh kế tốt.
Để duy trì hộ, hộ gia đình thường có các chiến lược sinh kế khác nhau,
theo (Seppaỉa, 1996) chiến lược sinh kế có thể chia làm 3 loại:
- Chiến lược tích lũy: là chiến lược dài hạn nhằm hướng tới tăng trưởng
và có thể là kết hợp của nhiều hoạt động hướng tới tích luỹ và giàu có.
- Chiến lược tái sản xuất: là chiến lược trung hạn gồm nhiều hoạt động
tạo thu nhập, những ưu tiên có thể nhắm tới hoạt động của cộng đồng và an
sinh xã hội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 15



×