Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

So sánh ẩn dụ tình cảm qua các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con người giữa tiếng hán và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------------------

TRƢƠNG THU HÀ
( Zhang QiuXia )

SO SÁNH ẨN DỤ TÌNH CẢM QUA CÁC
TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ CON NGƢỜI GIỮA
TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội- 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------------------

TRƢƠNG THU HÀ
( Zhang QiuXia )

SO SÁNH ẨN DỤ TÌNH CẢM QUA CÁC
TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ CON NGƢỜI GIỮA
TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học


Mã số: 60 22 02 40
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp

Hà Nội- 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi. Các số liệu và kết quả khảo sát trong luận văn này là hồn tồn trung thực
và chưa từng được cơng bố ở bất cứ tài liệu nào.

Tác giả luận văn:
Trương Thu Hà
(Zhang QiuXia)


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Ngôn ngữ
học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tơi trong suốt thời gian học
tập tại trường.
Với lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi tới GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp
lời cảm ơn chân thành nhất. Cảm ơn thầy đã dành nhiều thời gian để chỉ đảo
tận tình, hướng dẫn cách làm và đóng góp những ý kiến q báu để tơi hồn
thành luận văn một cách thuận lợi. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn
thầy nhiều.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, các anh chị em trong lớp
K60 đã động viên và giúp đỡ tơi trong những lúc tơi gặp khó khăn.


Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2017
Trương Thu Hà
(Zhang QiuXia)


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1
2. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu của đề tài...................................................... 2
3. Mục đích và nội dung nghiên cứu .................................................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 5
5.Cấu trúc của luận văn ...................................................................................................... 7

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................ 8
1.Cơ sở lý thuyết về ẩn dụ ............................................................................................... 8
1.1 Quan điểm của các nhà ngôn ngữ học phương Tây ................................................. 8
1.2. Quan điểm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam .................................................. 19
1.3. Quan điểm của các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc .............................................. 31
2.Tiểu kết .......................................................................................................................... 33

Chƣơng 2. ẨN DỤ TÌNH CẢM “VUI” “TỨC” “BUỒN” “SỢ” THỂ HIỆN
TRONG CÁC TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ CON NGƢỜI TRONG
TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT .................................................................................. 36
2.1. Ẩn dụ tình cảm của con người .............................................................................. 36
2.2. Các ý niệm tình cảm cơ bản của con người .......................................................... 41
2.3. Ẩn dụ tình cảm ―vui‖ thể hiện trong các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con người
trong tiếng Hán và tiếng Việt. ...................................................................................... 47
2.4. Ẩn dụ tình cảm ―tức‖ thể hiện trong các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con người

trong tiếng Hán và tiếng Việt. ...................................................................................... 48
2.5 Ẩn dụ tình cảm ―buồn‖ thể hiện trong các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con người
trong tiếng Hán và tiếng Việt. ...................................................................................... 49
2.6. Ẩn dụ tình cảm ―sợ‖ thể hiện trong các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con người trong
tiếng Hán và tiếng Việt. ................................................................................................ 50
2.7.Tiểu kết ................................................................................................................... 51


CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH NHỮNG NGUYÊN NHÂN TẠO RA SỰ TƯƠNG ĐỒNG
VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT TRÊN PHƯƠNG DIỆN ẨN
DỤ TÌNH CẢM QUA CÁC TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ CON NGƯỜI ......... 54
3.1 Đối ứng hồn tồn .................................................................................................. 54
3.1.1. Tính phổ biến của ẩn dụ tình cảm .................................................................... 55
3.1.2.Tính tương đồng của sinh lý thay đổi tình cảm của con người......................... 57
3.1.3. Sự ảnh hưởng tiếng Hán và văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam............... 59
3.2 Không đối ứng ........................................................................................................ 60
3.2.1 Do ẩn dụ tình cảm thay đổi theo thời gian và khơng gian ................................ 60
3.2.2 Do sự khác nhau về vị trí địa lí, hồn cảnh tự nhiên, mơi trường sống ............ 61
3.2.3. Do sự khác nhau về văn hoá, tư duy tâm lý dân tộc và thế giới quan ngôn ngữ ..... 63
3.3.Tiểu kết ................................................................................................................... 65

KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 70


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam, Trung Hoa hai nước sông liền sông, núi liền núi, hai dân tộc
Việt Nam và Trung Hoa từ lâu đã có quan hệ qua lại, do địa lý gần nhau giữa

hai dân tộc cũng có rất nhiều điểm gần nhau hoặc giống nhau, tuy nhiên, do
sự đa dạng và tính đặc thù về môi trường tự nhiên, xã hội, kinh tế, văn hóa...
tạo cho mỗi dân tộc một cách tư duy riêng, ngôn ngữ với những phương tiện
diễn đạt mang đậm đặc sắc của dân tộc mình, hai dân tộc vẫn có nét riêng biệt
của mình, những nét riêng biệt ấy được biểu hiện đậm nét trong từ ngữ mà
chúng ta sử dùng trong ngày thường. Việt và Hán hai dân tộc do ở vị trí địa lí
khơng giống nhau, văn hóa ngơn ngữ, tâm lí dân tộc, phong tục tập quán...mỗi
nơi một khác, điểm đối chiếu để nhận thức sự vật cũng khơng giống nhau, do
đó, tri nhận ẩn dụ tình cảm qua bộ phận cơ thể người ở trong tiếng Việt và
tiếng Hán có sự phân bố khơng giống nhau. Thơng qua phân tích đối chứng,
chúng tơi qui ngun nhân của sự tương đồng và đối ứng của ẩn dụ tri nhận
Từ ngữ và ẩn dụ là sự thể hiện sâu sắc và đầy hình ảnh chiều sâu tư duy,
quan niệm về phong tục tập quán, lễ giáo, thẩm mỹ...ngay cả tình cảm của con
người, nó là phương tiện diễn có giá trị biểu cảm độc đáo mà các từ vựng
thường khơng thể nào có được, nhìn từ góc độ chất liệu cấu tạo hay ngữ nghĩa
thể hiện đều tỏ ra sự phong phú đa dạng của nó, nói cách khác, từ ngữ là một
phạm trù bao quát mênh mông rộng lớn. Cho nên khi nghiên cứu một mặt
(loại) nào đó của từ ngữ đã địi hỏi một khn khổ quá lớn. Trong khuôn khổ
bài luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ chọn một phần nhỏ của tù ngữ--các ẩn dụ
tình cảm qua các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con người. Trong đó, phân tích
1


tiếng Việt với tiếng Trung để nghiên cứu và đối chiếu hai ngôn ngữ này, chỉ
ra sự khác biệt và sự giống nhau. Và dừa trên cơ sở đó phân tích các những
nguyên nhân tạo ra sự khác biệt tiếng Hán và tiếng Việt về các ẩn dụ tình cảm
qua các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con người.
2. Đối tƣợng, phạm vi và tƣ liệu nghiên cứu của đề tài
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tơi chỉ giới hạn khảo sát
những ẩn dụ tình cảm qua các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con người giữa tiếng

Hán và tiếng Việt, trong việc nghiên cứu đối chiếu với các ẩn dụ tình cảm qua
các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con người, chúng tơi nhằm mục tích đi sâu để tìm
hiểu lối tư duy của hai dân tộc. Đó là những ẩn dụ tình cảm của con người, tức là
những trải nghiệm thái độ và những phản xạ hành vi tương ứng của con người
đối với sự vật khách quan, nó bao gồm các nội dung như sự kích thích tình cảm
cũng như việc giải thích nó, sự trải nghiệm chủ quan, bày tỏ tình cảm, quá trình
hoạt động của thần kinh và sự khơi dậy của sinh lý v.v... Nói một cách khác, đó
là những ẩn dụ tình cảm biểu hiện cảm xúc như vui vẻ, hạnh phúc, buồn bã, sung
sướng, đau khổ...( như 愁眉苦脸 sâu mi khổ liễm – long mày buồn rầu, nét mặt
ỉu xỉu/ đeo sầu ngậm tủi, 心如刀绞 tâm như đao giảo—lòng đau như dao cắt,
心乱如麻 tâm loạn như ma—lịng rỗi như bó gái/ trong lịng tram mối tơ
vị…)v.v... Các ẩn dụ tình cảm qua các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con người là từ
diễn tả sự hoạt động của tình cảm, sự dao động của trạng thái nội tâm,ở mức độ
nào chúng ghi lại trạng thái động của tâm hồn。
Sử dụng xuyên suốt trong luận văn này là các thuật ngữ: ―tình cảm‖, ―từ
ngữ biểu đạt tình cảm‖ và ―ý niệm tình cảm‖ ―bộ phận cơ thể con người‖. Các
thuật ngữ này trong luận văn được hiểu như sau:
2


―Tình cảm‖ tương đương với thuật ngữ ―emotion‖ của tiếng Anh và từ
―情感‖của tiếng Hán, thường được biểu hiện trong ngơn ngữ cùng với tên gọi
của các tình cảm cụ thể( Thí dụ:tình cảm―高兴‖/ ―vui‖, ―害怕‖/ ―sợ‖, ―生气‖/
―giận‖, ―难过‖/ ―buồn‖. Ngoài ra, thuật ngữ này được dùng để chỉ các khía
cạnh liên quan đến phạm trù tình cảm nói chung( thí dụ: biểu hiện tình cảm,
rung động tình cảm, trạng thái tình cảm, v.v...) và để phân biệt với tên gọi của
các phạm trù khác như ―lý trí‖, ―màu sắc‖, ―thời gian‖, ―khơng gian‖, v.v...
Ý niệm tình cảm gắn liền với khối kiến thức/tri thức về một tình cảm
nhất định, bao gồm: nguyên nhân nảy sinh tình cảm, mức độ của tình cảm, sự
kiềm chế tình cảm, phản xạ của tình cảm, v.v... Ngồi ra, bất cứ ý niệm tình

cảm nào cũng liên quan đến vấn đề nhận thức, hành vi và phản xạ tâm sinh lý
của chủ thể trải nghiệm tình cảm, bởi vậy khi miêu tả các ý niệm tình cảm
luận văn sẽ đi sâu khảo sát cách biểu đạt bốn ý niệm tình cảm cơ bản trong
mối quan hệ với nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể của con người, cũng như
nhóm từ ngữ miêu tả hành động/cử chỉ và trạng thái tâm sinh lý của các bộ
phận cơ thể con người khi trải nghiệm tình cảm.
Về tiền đề lý luận, chúng tôi tiếp thu thành quả nghiên cứu về ngơn ngữ và
văn hóa của các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc và Việt Nam, như tài liệu tiếng
Việt gồm những chuyện luận về ẩn dụ tình cảm hoặc liên quan đên từ ngữ chỉ bộ
phận cơ thể con người cũng có tác giả nghiên cứu các thành ngữ có thành tố là các
từ chỉ bộ phận cơ thể, như, Nguyễn Thị Thu khảo sát bản chất văn hố trong thành
ngữ tiếng Việt có từ chỉ tứ chi người, còn Nguyễn Văn Trào lại xem xét các thành
ngữ biểu cảm trong tiếng Anh có chứa các từ chỉ bộ phận cơ thể người. Nhóm
Nguyễn Thị Hồi Nhân thì hạn chế ở các thành ngữ có từ ―ruka‖, ―hand‖, ―tay‖
3


trong ba thứ tiếng Nga, Anh, Việt. Một số tác giả tìm hiểu ẩn dụ ý niệm và hốn
dụ ý niệm các từ chỉ bộ phận cơ thể theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận (Lê
Thị Kiều Vân), Trịnh Thị Thanh Huệ, Nguyễn Ngọc Vũ. Người quan tâm nhiều
đến nhóm từ này là Nguyễn Đức Tồn. Ơng tiếp cận đối tượng từ nghiên cứu đặc
trưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của người Việt và người Nga thể
hiện qua cách định danh, ngữ nghĩa, cách chuyển nghĩa, nghĩa biểu.
Về nguồn ngữ liệu thống kế từ ngữ, bên cạnh việc quan sát những ẩn dụ
tình cảm qua các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con người trong ngôn ngữ ngày
thường, chúng tôi chủ yếu tiếp thu những thành quả nghiên cứu của những
người đi trước như những cơng trình từ điển sưu tập cũng như từ điển giải
thích, từ điển bách khoa của tiếng Hán và tiếng Việt.
3. Mục đích và nội dung nghiên cứu
Mục đích của luận văn là đi sâu tìm hiểu những nét đặc trưng về cấu trúc

và nôi dung của các ẩn dụ tình cảm qua các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con
người giữa tiếng Hán và tiếng Việt, từ đó tìm ra những nét tương đồng và
khác biệt trong văn hóa và tư duy của hai dân tộc, giúp cho việc hiểu và vận
dụng các từ ngữ và các ẩn dụ tri nhân trong giao tiếp bằng lời nói và văn bản
cũng như trong dịch thuật.
Để đạt được mục đích trên, luận văn tiếp thu một số vấn đề về lý luận: các lý
luận về ẩn dụ tri nhận và các lý luân về tri nhận luận. trên cơ sở áp dụng các
thành quả của quá trình nghiên cứu ẩn dụ trong và ngồi nước, đặc biệt vận dụng
quan điểm ngôn ngữ học tri nhận của Lakoff và Johnson, chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu, so sánh một cách tổng quát và biện chứng những phương diện của ẩn
dụ tri nhận trong hai ngôn ngữ Hán - Việt trên nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người...
4


Luận văn này là một trong số lượng ít ỏi những cơng trình chun sâu xuất phát
từ thế giới quan ngơn ngữ tiến hành nghiên cứu tính phổ biến và tính hệ thống
của ẩn dụ tri nhận trong hai ngơn ngữ Việt và Hán. Điểm đặc biệt của luận án
xuất phát từ ẩn dụ tri nhận bộ phận cơ thể người, một phạm trù tồn tại phổ biến
trong cuộc sống để nghiên cứu so sánh về nó trong tiếng Việt và tiếng Hán.
Sự hình thành khái niệm ẩn dụ và văn hố, lịch sử phát triển con người
có những mối tương quan. Do giữa các dân tộc của nhân loại đang tồn tại văn
hố nhận thức chung nên trong ngơn ngữ của các dân tộc khác nhau sẽ có
những ẩn dụ tương đồng, nhưng đồng thời do mỗi dân tộc có văn hố, hồn
cảnh, lịch sử khác nhau nên ngơn ngữ khác nhau thì hệ thống ẩn dụ cũng khác
nhau. Tính khác biệt và tính chung của hệ thống khái niệm ẩn dụ là lí luận cơ
bản quan trọng phải xem xét tới khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh ẩn
dụ trong tiếng Việt và tiếng Hán. Ngoài ra, thể nghiệm quan là cơ sở triết học
để chúng tơi tiến hành nghiên cứu so sánh ẩn dụ tình cảm bằng các từ ngữ chỉ
bộ phận cơ thể con người trong tiếng Việt Và tiếng Hán.
Chúng tôi hy vọng vấn đề mà luận văn đề cập sẽ góp phần vào nghiên cứu

đặc trưng ngơn ngữ--văn hóa của ẩn dụ tình cảm nói chung và ẩn dụ tình cảm
qua các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con người nói riêng, góp phần giải thích lối tư
duy cũng như phương thức biểu đạt tình cảm và ẩn dụ hóa khái niệm trong cách
diễn tả sự hoạt động của tâm lý của người Trung Quốc và người Việt Nam qua
ngôn ngữ lời nói, đặc biệt là tri nhận trải nghiệm của con người.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tích nghiên cứu, chúng tôi áp dụng phướng pháp mô tả,
phân tích và quy nạp, phương pháp đối chiếu tương phản (lấy những từ ngữ
5


chỉ bộ phận cơ thể con người tiếng Hán và tiếng Việt làm ngơn ngữ nguồn),
và phương pháp phân tích thành tố trực tiếp. Phương pháp phân tích thành tố
trực tiếp sẽ cho thấy rõ cấu tạo bên trong của từ ngữ, giúp cho việc phân tích
và vận dụng đúng ẩn dụ tình cảm. Đối chiếu tương phản giúp tìm ra những
tương đồng và khác biệt trong hình thức, cấu tạo và sử dụng từ ngữ chỉ bộ
phận cơ thể con người trong hai ngôn ngữ. Các phương pháp này cho phép
tìm hiểu những hình tượng để mơ tả trạng thái tâm lý, mà còn giúp phân nào
nắm bắt được ý nghĩa ẩn dụ tình cảm của hai ngơn ngữ này.
Về tiền đề lý luận, chúng tôi tiếp thu thành quả nghiên cứu về ngơn
ngữ và văn hóa của các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc và Việt Nam, như
tài liệu tiếng Việt gồm những chuyện luận về ẩn dụ tình cảm hoặc liên
quan đến từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con người cũng có tác giả nghiên cứu
các từ ngữ có thành tố là các từ chỉ bộ phận cơ thể, như, Nguyễn Thị Thu
khảo sát bản chất văn hố trong thành ngữ tiếng Việt có từ chỉ tứ chi
người, còn Nguyễn Văn Trào lại xem xét các thành ngữ biểu cảm trong
tiếng Anh có chứa các từ chỉ bộ phận cơ thể người. Nhóm Nguyễn Thị
Hồi Nhân thì hạn chế ở các thành ngữ có từ ―ruka‖, ―hand‖, ―tay‖ trong
ba thứ tiếng Nga, Anh, Việt. Một số tác giả tìm hiểu ẩn dụ ý niệm và hốn
dụ ý niệm các từ chỉ bộ phận cơ thể theo quan điểm của ngôn ngữ học tri

nhận (Lê Thị Kiều Vân), Trịnh Thị Thanh Huệ, Nguyễn Ngọc Vũ. Người
quan tâm nhiều đến nhóm từ này là Nguyễn Đức Tồn. Ơng tiếp cận đối
tượng từ nghiên cứu đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy
của người Việt và người Nga thể hiện qua cách định danh, ngữ nghĩa, cách
chuyển nghĩa, nghĩa biểu.
6


Về nguồn ngữ liệu thống kế từ ngữ, bên cạnh việc quan sát những ẩn dụ
tình cảm qua các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con người trong ngôn ngữ ngày
thường, chúng tôi chủ yếu tiếp thu những thành quả nghiên cứu của những
người đi trước như những công trình từ điển sưu tập cũng như từ điển giải
thích, từ điển bách khoa của tiếng Hán và tiếng Việt.
5.Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, gồm ba chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận;
Chương 2 Ẩn dụ tình cảm ―vui‖ ―tức‖ ―buồn‖ ―sợ‖ thể hiện trong các từ
ngữ chỉ bộ phận cơ thể con người trong tiếng Hán và tiếng Việt;
Chương 3 Phân tích những nguyên nhân tạo ra sự tương đồng và khác
biệt giữa tiếng Hán và tiếng Việt trên phương diện ẩn dụ tình cảm qua các
những từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con người.

7


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Cơ sở lý thuyết về ẩn dụ
1.1 Quan điểm của các nhà ngôn ngữ học phƣơng Tây
Ẩn dụ không chỉ là một hiện tượng ngôn ngữ mà quan trọng hơn, nó là

một hiện tượng tri nhận của con người. Hơn nữa, về bản chất nó là một q
trình mà con người lí giải thế giới xung quanh và là phương thức tri nhận cơ
bản hình thành nên các khái niệm. Ẩn dụ là một hoạt động tri nhận mà kinh
nghiệm của một lĩnh vực này được dùng để lí giải kinh nghiệm của một lĩnh
vực khác. Khơng phải chỉ trong q trình hoạt động văn hóa văn nghệ của con
người mà đâu đâu chúng ta cũng thấy sự tồn tại của ẩn dụ.
Ẩn dụ là những hình ảnh dùng để chỉ một ý nghĩa vượt ra ngồi bản
thân hình ảnh đó, nó khiến con người hướng đến một sự tồn tại cao hơn. Tư
duy ẩn dụ khiến cho con người có thể nghĩ ra được những sự tồn tại vượt ra
ngoài phạm vi của tư duy, khiến cho con người nhìn được những vật vơ hình
và khơng tồn tại. Vì vậy, trong hoạt động đời sống văn hoá của con người, ẩn
dụ được biết đến là những hình ảnh xung quanh chúng ta.
Theo các nhà ngôn ngữ học, ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa phổ
biến trong tất cả các ngơn ngữ. Đó là phép sử dụng từ ngữ được chuyển nghĩa
dựa trên cơ sở tương đồng giữa một thuộc tính nào đó của cái dùng để nói và
cái muốn nói. Nói cách khác, ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi giữa hai sự vật có
mối quan hệ tương đồng. Ẩn dụ khơng chỉ là biện pháp làm giàu từ vựng mà
còn làm cho nghĩa của từ ngày càng đa dạng, tinh tế không chỉ trong hệ thống
ngôn ngữ, trong văn chương, và trong cả lời ăn tiếng nói hàng ngày của chúng
8


ta.
Từ ẩn dụ bắt nguồn từ tiếng Hy lạp métaphora, có nghĩa là sự chuyển
nghĩa giữa từ và nhóm từ dựa trên mối quan hệ giống nhau ít nhiều mang tính
rõ ràng. Khác với phép so sánh, phép ẩn dụ dựa trên những cấu trúc cú pháp
phức tạp hơn bởi nó khơng có những mối quan hệ so sánh rõ ràng. Quá trình
nghiên cứu ẩn dụ với tư cách là một biện pháp tu từ đã trải qua hơn 2000 năm
lịch sử. Nhưng chỉ có đợi đến những năm 60, 70 của thế kỷ XX, nghiên cứu
về ẩn dụ có một bước đột phá, phát triển theo nhiều con đường và được

nghiên cứu dưới nhiều góc độ, có vị trí tương đương với nhiều mơn khoa học
như tâm lí học, triết học, văn hóa học, ngơn ngữ học,…Sau đó, với sự xuất
hiện tác phẩm của Lakoff và Johnson (Metaphors We live by) thì ẩn dụ được
chuyển hướng nghiên cứu từ góc độ tu từ đến góc độ tri nhận. Trên thế giới
dấy lên một cuộc cách mạng về ẩn dụ.
Theo từ điển ngôn ngữ học của Jean Dubois (1984) định nghĩa 1 : ―Ẩn
dụ là dùng một danh từ cụ thể để chỉ một khái niệm trừu tượng mà không có
mặt những từ, cụm từ để chỉ sự so sánh. Hay nói rộng hơn, ẩn dụ là việc dùng
tất cả các từ mà từ này có thể thay thế bằng một từ khác có những điểm tương
đồng sau khi đã bỏ tất cả những từ dùng để sự so sánh‖. Jean Robrieux (2000)
chia ẩn dụ ra 2 loại: ẩn dụ có mặt (métaphore in praesentia) và ẩn dụ vắng mặt
(métaphore in absentia): a) ẩn dụ vắng mặt: gần giống phép so sánh; b) ẩn dụ
có mặt: cái so sánh và cái được so sánh đều cùng xuất hiện trong cùng một
phát ngôn.
Với chức năng giao tiếp trong ngôn ngữ, ẩn dụ không phải là cách dùng
ngôn từ đặc biệt để trang sức như là những mĩ từ trống rỗng. Ngược lại, ẩn dụ
9


trở thành hương vị và cảm xúc chân thật của đời sống ngôn ngữ ở nhiều thể
loại văn bản. Ẩn dụ cũng khơng cịn giới hạn ở phép dùng từ hình ảnh, so
sánh mà xa hơnthế nữa, ẩn dụ đi vào thế giới lập ngôn (wording) đầy màu sắc
của ý niệm. Ẩn dụ không chỉ là một phương thức hoạt động hiệu quả của
ngơn ngữ mà cịn là phương thức tư duy sáng tạo dựa trên chức năng độc
đáocủa ngôn ngữ. Nếu Embler (1966) khẳng định rằng ngôn ngữ phát triển
thơng qua các điều kiện xã hội vàđến lượt mình ngôn ngữ trở lại tác động đến
hành vi, thái độ của xã hội, thì ẩn dụ lại đóng một vai trị quan trọng trong
chức năng này. Vì vậy, ẩn dụ hầu như có mặt khắp mọi nơi trong hoạt động
ngơn từ. Do đó mà Halliday (1976, tr.324) nhận xét: ―Dường như là trong hầu
hết các thể loại văn bản, cả nói và viết, chúng ta có xu hướng hoạt động ở một

nơi nào đó giữa hai thái cực: tương thích trần trụi và ẩn dụ q đáng. Một cái
gì đó hồn tồn tương thích thì dường như là q bằng phẳng, trong khi cái gì
đó hồn tồn xa rời tương thích thì lại tỏ ra giả tạo, bịa đặt‖. Theo Halliday,
ẩn dụ chính là hiện tượng ngơn ngữ nằm giữa hai thái cực này. Nhưng
Halliday cũng cho rằng không thể có một đường ranh giới rạch rịi giữa cách
diễn đạt tương thích và cách diễn đạt ẩn dụ trong ngơn ngữ nói chung. Bởi lẽ,
một khi cách biểu hiện ẩn dụ đã ổn định và tồn tại lâu dài trong đời sống ngơn
ngữ thì chính nó sẽ trở thành cách biểu hiện tương thích. Và như thế, ẩn dụ
ngữ pháp chính là con đường lập ngơn ln giúp con người tạo ra những cách
biểu hiện ẩn dụ mới, làm cho ngơn ngữ hành chức ln sống động.
Chúng ta có thể chia thành ba giai đoạn về việc nghiên cứu ẩn dụ ở
phương Tây: giai đoạn thứ nhất nghiên cứu ẩn dụ theo quan điểm truyền
thống như một biện pháp tu từ, trong đó tác giả tiêu biểu là Aristotle; giai
10


đoạn thứ hai là giai đoạn quá độ của biện pháp tu từ hướng tới nghiên cứu
dưới góc độ tri nhận; giai đoạn thứ ba nghiên cứu ẩn dụ đương đại dưới góc
độ của ngơn ngữ học tri nhận.
Ở phương Tây, người tiến hành nghiên cứu hệ thống ẩn dụ sớm nhất là
Aristotle, lí luận nghiên cứu ẩn dụ của ông sau này được gọi là Thuyết so
sánh (Comparison Theory), dựa trên đặc điểm quan trọng nhất của ẩn dụ,
nhưng như chỉ coi ẩn dụ là một biện pháp tu từ. Aristotle trong hai tác
phẩm ―Thi học‖ và ―Tu từ học‖ đã trình bày rất tỉ mỉ về ẩn dụ. Định nghĩa
về ẩn dụ ở đó là ―Metaphor is the application to one thing of a name
belonging to another thing.‖ (Ẩn dụ là lấy tên của sự vật này để gọi sự vật
kia). Ẩn dụ là sự xác lập trên cơ sở so sánh hai mặt cơ bản của sự vật, một
mặt là hai sự vật phải có điểm tương đồng, mặt khác là chúng cần phải có
điểm khác nhau. Aristotle chú ý đến vấn đề về tính tương đồng của ẩn dụ,
ơng nói rằng: ―Ẩn dụ được lấy từ những sự vật mà mối quan hệ giữa chúng

không nhất thiết phải quá rõ rệt; giống như trong triết học, một người phải
có một đơi mắt nhạy bén mới có thể từ những điểm khác nhau rất xa của sự
vật phát hiện ra những điểm tương đồng của chúng.‖[69, 183]. ―Việc một
người sử dụng ẩn dụ là chứng tỏ người ấy có tài, bởi vì muốn nghĩ ra một
ẩn dụ hay cần phải phát hiện những điểm tương đồng giữa các sự vật.‖ [70,
73-74]. Aristotle phân loại các từ thành từ phổ thơng và từ kì lạ, và coi từ
có nghĩa ẩn dụ là một loại từ kì lạ.
Từ định nghĩa của Aristotle, có thể thấy rằng: ẩn dụ là việc mượn hoặc
thay thế từ ngữ. Sau này, với phương pháp nghiên cứu mới, các học giả hậu
Aristotle nghiên cứu ẩn dụ với góc nhìn khác nhau, dùng các phương pháp
11


nghiên cứu khác nhau đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về ẩn dụ, nhưng
định nghĩa của Aristotle vẫn cịn có tính thời sự và hợp lí ở chỗ nó chỉ rõ tính
chất quan trọng của ẩn dụ, đó là dùng tên gọi của một ―sự vật khác‖ có điểm
tương đồng với ―sự vật khác‖ để thay thế cho tên gọi của ―sự vật này‖.
Aristotle vừa bàn về chức năng tạo cách nói, cách viết hay của ẩn dụ,
cũng chỉ ra chức năng tạo ý nghĩa mới của ẩn dụ.Aristotle cho rằng có thể
dùng phương pháp ẩn dụ để làm cho những vật khơng có tên thành có tên. Ta
thấy rõ quan điểm này của Aristotle chính xác trong mọi ngôn ngữ trên thế
giới, chẳng hạn như trong tiếng Hán, núi khơng có chân, nhưng vị trí tiếp đất
của núi giống như vị trí tiếp đất của ―chân‖ của con người, vì vậy mới có cách
nói―山脚‖(chân núi),thật ra trong tiếng Việt cũng có cách sử dụng như thế
-- Lấy cái ―đã biết‖ qua trải nghiệm biểu thị cái ―chưa biết‖, chính là tác dụng
nhận thức của ẩn dụ.
Về tác dụng nhận thức của ẩn dụ, Aristotle cho rằng ẩn dụ có thể làm ta
―lĩnh hội tất cả, nhận thức tất cả‖, làm cho con người nắm vững sự vật mới,
nắm bắt ý tưởng mới một cách tốt nhất. Như nhà thơ dùng khoảng thời gian
―tàn canh‖ để nói theo lối ẩn dụ về ―tuổi già‖ thể hiện suy nghĩ cảm thương

trước sự trôi qua của tuổi tác. Aristotle đã cảm nhận được ẩn dụ có thể cung
cấp góc nhìn mới, phương pháp mới về tất cả mọi sự vật. Các nhà nghiên cứu
sau này thơng thường chỉ nhìn thấy quan điểm Aristotle xem ẩn dụ như một
kiểu ―trang hoàng cách viết‖ mà khơng nhìn thấy tư tưởng của ơng về tác
dụng tri nhận của ẩn dụ. Trong nhìn nhận của mình, Aristotle đã thể hiện rõ
những tư tưởng đó.Tuy nhiên, ông chưa bàn về chức năng tri nhận trong ẩn dụ
một cách sâu sắc như các nhà nghiên cứu hiện nay.
12


Nhà ngôn ngữ học tri nhận G. Lakoff, giáo sư phân hiệu Berkley trường
đại học Caliphornia, là người vốn xuất thân từ trường phái ngôn ngữ Ngữ pháp
tạo sinh, nhưng những năm gần đây ơng lại liên tiếp cơng kích trường phái này.
Có thể nói G. Lakoff đã phát động một cuộc ―Cách mạng lật đổ Chomsky‖. Ông
cùng với các nhà ngôn ngữ học tri nhận khác, các nhà triết học, các nhà khoa học
tri nhận đã sáng lập ra trường phái ngôn ngữ học tri nhận mà dần dần đã trở
thành trường phái chính của ngơn ngữ học đương đại. Năm 1980, G. Lakoff và
M. Johnson đã hợp tác xuất bản cuốn ―Metaphors We Live By‖ (Chúng ta sống
bằng phép ẩn dụ).Năm 1987, G. Lakoff xuất bản cuốn ―Women, Fire and
Dangerous Things‖ (Đàn bà, lửa và những thứ nguy hiểm).Năm 1999, họ tiếp
tục xuất bản cuốn ―Philosophy in the Flesh – The Embodied Mind and its
Challenge to Western Thought‖ (Trải nghiệm triết học – tư duy nghiệm thân và
thách thức đối với tư tưởng phương Tây).Với những cơng trình này, G. Lakoff
và M.Johnson đã tạo ra lí luận ẩn dụ tri nhận một cách tương đối hệ thống.Dưới
đây chúng tơi sẽ trình bày lí luận đó.
1.1.1. Bản chất và định nghĩa ẩn dụ
Lakoff cho rằng ẩn dụ không phải một thủ thuật biểu đạt mang tính đặc
thù của ngơn ngữ, nó là hình thức bình thường của ngơn ngữ, được sử dụng
phổ biến trong ngôn ngữ thường nhật. Theo G. Lakoff và M. Johnson, 70%
cách biểu đạt trong tiếng Anh mang tính ẩn dụ nhưng cách nhìn nhận ẩn dụ

truyền thống khơng nhận thấy điểm này. Đó là bởi giả định sai của nó rằng
trong nhận thức con người, quan trọng nhất là những thứ có thể rõ ràng nhận
thức được, đồng thời chỉ chú ý tới phép so sánh biểu hiện ra bên ngồi, chứ
khơng để ý tới thứ ―ẩn dụ chết‖ trong ngôn ngữ, vốn được gọi là ẩn dụ từ
13


vựng (như kiểu ―chân núi‖, ―mặt biển‖ …trong tiếng Việt, ―针眼‖,‖树
皮‖…trong tiếng Hán). Sự thực lại hoàn toàn trái ngược, có sức sống nhất,
hữu hiệu nhất lại chính là những thứ đã được xác lập từ lâu trong trí não đến
mức chúng ta dùng nhiều thành quen, những thứ không nhận thức được mà cứ
tự nhiên được sử dụng. Vì thế, ―thứ ẩn dụ quan trọng nhất phải là những quy
ước được hình thành theo thời gian, nó từ từ biến đổi và thâm nhập vào các ẩn
dụ trong cuộc sống thường nhật một cách vô thức.‖ [149].
Trường phái của G. Lakoff cho rằng ẩn dụ không phải chỉ tồn tại trong
ngôn ngữ mà trước hết là tồn tại trong tư duy, tồn tại trong hệ quan niệm của
chúng ta, tồn tại trong lời nói và việc làm của chúng ta để rồi nó thẩm thấu
vào cuộc sống.Trước hết, chúng ta dùng quan niệm được ẩn dụ hoá để tư duy,
rồi chúng ta dùng từ ngữ được ẩn dụ hoá để biểu đạt. Cách tư duy ẩn dụ sẽ
kéo theo cách biểu đạt ẩn dụ. Quan điểm ẩn dụ của G. Lakoff là một góc nhìn
nghiên cứu mà chúng ta đi từ phương diện nhận thức để khám phá. Nó phủ
định hoàn toàn ―Thuyết so sánh‖ của trường phái Aristotlecho rằng ẩn dụ
thuộc phạm vi tu từ, và cũng phủ định những nghiên cứu trước đây cho rằng
ẩn dụ nằm trong bộ phận cấu thành ngôn ngữ.
G. Lakoff và M. Johnson trong cuốn Metaphors We Live By (Chúng ta
sống bằng phép ẩn dụ) đã phân tích rõ ràng và hệ thống khái niệm ẩn dụ tồn
tại trong tư duy chúng ta. Họ trước hết chỉ ra quá trình tư duy con người ở cấp
độ cao chính là ẩn dụ.Bản chất của ẩn dụ là dùng một loại sự vật để lí giải và
trải nghiệm một loại sự vật khác. Ví dụ, trong tiếng Anh, TIME IS MONEY,
chúng ta đem khái niệm thời gian đặt vào hệ thống khái niệm của tiền bạc mà

lí giải để từ đó có được một loạt các cách biểu đạt. Ví dụ:
14


Time is money. (Thời gian là tiền.)时间是金钱。
I’ve invested a lot of time on her. (Tôi đầu tư nhiều thời gian cho người
yêu.)我在情人身上投资了许多时间。
You need to budget your time. (Bạn phải dự thảo ngân sách thời gian
của mình.)你需要管理你的时间。
Is that worth your time? (Chúng có xứng đáng với thời gian mà bạn bỏ
ra không?)这值得你花时间吗?
Trong cuộc sống thường nhật, người ta thường tham chiếu những quan
niệm đã biết, hữu hình, cụ thể để nhận biết, để tư duy về những quan niệm vơ
hình, trừu tượng, khó định nghĩa. Các khái niệm ẩn dụ trong một xã hội, một
nền văn hoá nhất định sẽ trở thành một hệ thống chỉnh thể, hệ khái niệm ẩn dụ,
đóng vai trị chính và mang tính quyết định trong thế giới nhận thức khách
quan của con người.
1.1.2. Phân loại ẩn dụ
G. Lakoff và M. Johnson phân chia ẩn dụ thành bốn loại hình: ẩn dụ
bản thể (structural metaphors), ẩn dụ định hướng (orientational metaphors),
ẩn dụ thực thể (ontological metaphors). Dưới đây tơi xin trình bày về từng
loại ẩn dụ nêu trên.
a. Ẩn dụ bản thể (structural metaphors)
G.Lakoff và M.Johnson (1980) cho rằng: Ẩn dụ bản thể là thông qua một
khái niệm để tạo nên một khái niệm khác. Nhận thức về hai khái niệm tất
nhiên là không đồng nhất, nhưng cấu trúc của chúng, tức mỗi bộ phận cấu
thành tồn tại trong mối quan hệ theo quy luật đối ứng. Ở trên tơi đã nhắc đến
ví dụ: ―Đời người là giấc mơ‖(人生是一场梦), ―Thời gian là tiền bạc‖
15



(时间是金钱). Đó chính là những ví dụ cho loại ẩn dụ bản thể này. Ngôn
ngữ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có khá nhiều cấu trúc ẩn dụ
tương đồng như vậy.
Chúng ta thường giải thích khái niệm trừu tượng (khái niệm đích) dựa
trên một khái niệm cụ thể (khái niệm khởi nguồn).Cũng có thể nói, những
khái niệm khó hình dung, khó hiểu, phức tạp được hiểu rõ trên cơ sở những
khái niệm dễ hình dung, quen thuộc và đơn giản. Những khái niệm cụ thể đó
lấy từ kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày của con người, đồ dùng hàng ngày
hay những kinh nghiệm cơ bản về sản xuất, về sự vật, hành vi có thể nhìn
thấy, ngửi thấy, cảm giác thấy được…
Cho nên ẩn dụ khái niệm thì có thể làm cho con người phái sinh ra nhiều
biểu đạt ẩn dụ trên cơ sở ẩn dụ bản thể, như là tiết kiệm thời gian(节约时间),
lãng phí thời gian(浪费时间), mất công sức(花功夫)…
b. Ẩn dụ định hƣớng (orientational metaphors)
Ẩn dụ định hướng là ẩn dụ phỏng theo định hướng không gian. Nó
khơng dùng một khái niệm này để tạo nên một khái niệm khác, mà được cấu
thành từ các loại không gian phương vị trong nội bộ một hệ thống khái niệm
bằng cách đối chiếu trên dưới, trong ngoài, trước sau, nơng sâu, trung tâm,
bên ngồi…. Nguồn gốc sâu xa của định hướng không gian là tương tác giữa
con người và tự nhiên. Năng lực cảm nhận định hướng không gian của con
người là một trong những năng lực cơ bản nhất. Kinh nghiệm về không gian
của con người là kinh nghiệm được hình thành tương đối sớm, điều này các
nhà tâm lí học cũng có cùng chung quan điểm. Vì thế, con người đã dựa vào
những kinh nghiệm cơ bản này hình thành nên các khái niệm cơ bản, sau đó
lại lấy những khái niệm cơ bản này để giải thích những hiện tượng, những
16


cảm nhận trừu tượng. Điều này là hoàn toàn tự nhiên, ví dụ, chúng ta có một

loạt các ẩn dụ không gian trên dưới, cao thấp như sau:
Happy is up, sad is down. (Vui là hướng lên, buồn là hướng xuống;高兴
是向上,悲伤是向下)
High status is up, low status is down. (Địa vị cao là hướng lên, địa vị
thấp là hướng xuống;地位高是上,地位低是下)
Rational is up, emotional is down. (Lý trí là hướng lên, tình cảm là
hướng xuống.)
Theo đó, chúng ta có những cách nói sau đây:
Dạo này tinh thần của anh ấy xuống (sa sút) lắm.(最近他心情很低落)
Trong lòng anh ấy cứ thấp tha thấp thỏm/ Trong lòng anh ý bảy lên tám
xuống(ý là tâm trạng rối bời)(他心里七上八下 )
Bạn khen anh ấy khiến anh ấy sướng phổng mũi.
(你夸他,他就得意的很)
Đừng nhắc lại việc đau lịng của tơi nữa.(别提我的伤心事了)
Mối quan hệ giữa nguồn và đích trong những ẩn dụ này khơng phải là tuỳ
tiện, nó dựa trên hai cơ sở: một là thực thể vật chất và kinh nghiệm mà nhân loại
có được, điều này có thể giải thích rõ tại sao đại đa số ẩn dụ trong các ngôn ngữ
khác nhau ăn khớp với nhau; hai là kinh nghiệm văn hố của một xã hội đặc định,
do đó mà hình thức cụ thể của ẩn dụ có thể khác biệt giữa các cộng đồng xã hội và
ngôn ngữ.
c. Ẩn dụ thực thể (ontological metaphors)
Kinh nghiệm về vật chất và thực thể trong thế giới của con người là kinh
nghiệm hết sức cơ bản. Những kinh nghiệm của nhân loại về sự vật, hiện
tượng đã cung cấp cho tư duy con người cơ sở để hình thành khái niệm trừu
tượng, đó chính là ẩn dụ bản thể. Con người dựa vào việc giải thích những
17


kinh nghiệm trừu tượng và mơ hồ như hoạt động nội tâm, cảm giác, quan
niệm…, xem xét chúng một cách riêng biệt, như những thực thể hữu hình, từ

đó tiến hành suy lí sang các sự vật, hiện tượng khác. Ví dụ như chúng ta có
thể coi lạm phát là một thực thể, do đó, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta
có thể nói ―Lạm phát làm giảm chất lượng cuộc sống của chúng ta‖, ―Lạm
phát đẩy chúng ta vào cuộc sống khó khăn‖.
Trong số các nước phương đơng, người Trung Quốc và người Việt
Nam đều thích dùng từ ―ăn‖ để biểu đạt nhiều ý nghĩa khác nhau. Ví dụ,
trong tiếng Hán và tiếng Việt thì ―ăn cơm‖ đều được sử dụng phổ biến
trong cuộc sống hàng ngày, khi gặp nhau chúng ta thường hỏi đối phương
―đã ăn chưa‖ để thay thế lời chào, trong tình huống này thì ―ăn‖ đã mang
một ý nghĩa khác. Hơn nữa, cả hai nước cũng đều thích dùng cách nói
―kiếm cơm‖ hoặc― kiếm bát cơm‖, đều có nghĩa là tìm cơng việc‖(找饭碗
找工作),―bát cơm vàng‖ tức là công việc lâu tốt(铁饭碗) ―mất bát cơm
tức‖là mất cơng việc(丢了饭碗)
Ba loại hình lớn của ẩn dụ ở trên thể hiện rõ rằng ẩn dụ không chỉ
xuất hiện ở các phương thức biểu đạt ngôn ngữ thường nhật mà thực chất là
cơ sở cho một khái niệm, một suy lí hình thành trong tư duy con người.
Hiện tượng này tồn tại phổ biến và tự nhiên trong ngôn ngữ tới mức con
người thường khơng nhận thức được nó. Điều này cũng chỉ rõ rằng một
cách rất tự nhiên, tư duy của con người gắn hai sự vật có mối quan hệ nhất
định vào với nhau, lấy hiểu biết của mình về sự vật cụ thể để tiến hành
phân tích, giải thích sự vật trừu tượng, gắn cho sự vật trừu tượng những đặc
trưng mà sự vật cụ thể, thân thuộc có. Từ đó, con người đạt được mục đích
18


mô tả được tất cả những sự vật phức tạp trên thế giới bằng ngôn ngữ. Như
vậy, tư duy theo phương thức ẩn dụ cũng giống như các loại tri giác khác,
đã trở thành một phương thức nhận thức thế giới cơ bản của con người.
Lĩnh vực ngôn ngữ học tri nhận phương Tây nghiên cứu khá sâu và xa
so với các nước phương đông như Trung Quốc và Việt Nam, khi hai nước này

vẫn coi ẩn dụ như là một tu từ ngơn ngữ trong văn chương thì các nhà ngôn
ngữ học tri nhận phương Tây đã bày tỏ: hệ thống tri nhận của con người tức là
một hệ thống kết cấu mang tính ẩn dụ. ẩn dụ khơng phải chỉ là một loại tu từ,
còn là một phương thức của con người nhận biết thế giới.
1.2. Quan điểm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam
Vấn đề ẩn dụ đã được nêu ra khá nhiều trong các công trình nghiên
cứu về Việt ngữ học nhưng vẫn có nhiều ý kiến khác nhau giữa các nhà
nghiên cứu, thậm chí là có cả sự điều chỉnh trong các cơng trình của cùng một
nhà nghiên cứu. Điều này cho thấy ẩn dụ, đặc biệt ẩn dụ tri nhận, đang là một
vấn đề trung tâm của Việt ngữ học. Các cơng trình nghiên cứu ẩn dụ ở Việt
Nam có thể chia thành ba hướng: Ẩn dụ từ vựng, ẩn dụ tu từ và ẩn dụ trong
ngôn ngữ học tri nhận. Ba hướng này được nghiên cứu đan xen, nhưng nói
chung cũng theo lịch sử phát triển nghiên cứu ẩn dụ, đó là ẩn dụ được nghiên
cứu như một biện pháp tu từ, là hình thức phát triển nghĩa của từ vựng rồi sau
đó mới được nghiên cứu như cơng cụ tri nhận thế giới của con người.
1.2.1. Ẩn dụ từ vựng
Theo quan niệm của giáo sư Nguyễn Lân, ―Ẩn dụ cũng là một cách ví,
nhưng khơng cần dùng đến những tiếng để so sánh như: tựa, như, tường,
nhường, bằng…‖ [33].
19


×