Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SKKN một số biện pháp giáo dục trẻ 5 tuổi chấp hành luật lệ giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.25 KB, 28 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến:
- Một số biện pháp giáo dục trẻ 5 tuổi chấp hành luật lệ an toàn giao thông
2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực giáo dục phát triển nhận thức.
3. Tác giả:
Họ và tên: Bùi Thị Thủy- Năm sinh: 08/12/1989
Trình độ chuyên môn: Đại học Mầm non
Chức vụ/đơn vị công tác: giáo viên trường mầm non Nhân Huệ
Điện thoại: 01663110723
4.Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Đơn vị: Trường Mầm non Nhân Huệ
Xã Nhân huệ- TX Chí Linh- Hải Dương
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu
Đơn vị: Trường Mầm non Nhân Huệ
6.Các điều kiện để áp dụng sáng kiến
- Điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học
- Sự phối hợp giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh
- Sự đầu tư về cơ sở vật chất của cấp trên
7.Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9/2016 đến tháng 05 /2017
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP
DỤNG SÁNG KIẾN.

Bùi Thị Thủy
XÁC NHẬN CỦA PGD & ĐT
1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
- Là một giáo viên nhà xa trường, hàng ngày tôi phải chạy xe 8 km mới đến chỗ


làm. Hàng ngày đi trên con đường ấy tôi đã chứng kiến biết bao nhiêu vụ tai nạn
nghiêm trọng, bản thân cũng đã có lần gặp tai nạn vì sự bất cẩn của người khác
hay nói cách khác là sự thiếu ý thức khi chấp hành luật lệ an toàn giao thông của
mọi người.
- Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi, lớp học của tôi gần sát cổng trường
chính vì vậy mà vào mỗi buổi sáng đón trẻ và buổi chiều trả trẻ tôi có thể quan
sát được vấn đề trẻ được phụ huynh đưa đến trường và đón về ra sao. Rất ít phụ
huynh đội mũ bảo hiểm, nếu có đội cũng chỉ những phụ huynh đi làm xa đội mũ
để tránh bị xử phạt bởi công an giao thông mà thôi. Còn sau lưng họ là con cái,
là cháu mình đó là những tài sản quý giá nhất đối với họ thì đội mũ vải thậm chí
đầu trần. Đó còn chưa kể đến phụ huynh ngang nhiên đi xe vào sân trường, trở 34 trẻ, dựng xe ngổn ngang gây khó khăn cho việc đi lại của người khác.
- Thực tế đầu năm khảo sát sự hiểu biết về LLATGT của trẻ lớp mình tôi thấy sự
hiểu biết về LLATGT của trẻ rất kém, đa số trẻ vẫn chưa hiểu được một số kiến
thức cơ bản khi tham gia giao thông như: Không chơi dưới lòng nề đường, đi bộ
trên vỉa hè bên phía tay phải, ngồi im và mặc áo phao khi đi trên thuyền, không
thò đầu thò tay ra cửa sổ khi ngồi trên ô tô… Để tránh những hậu quả đáng tiếc
xảy ra cho giáo viên, phụ huynh và một thế hệ trẻ tương lai tôi đã suy nghĩ và lựa
chọn đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục trẻ 5 tuổi chấp hành luật lệ an toàn
giao thông” Nhằm giúp phụ huynh và đặc biệt là trẻ 5 tuổi có kiến thức và ý
thức chấp hành LLATGT
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
* Điều kiện áp dụng sáng kiến:
2


- Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
- Sự ủng hộ và phối hợp của phụ huynh và nhà trường.
* Thời gian: tháng 9/2016 đến tháng 5/2016
* Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 5 tuổi
3.Nội dung sáng kiến cần làm rõ

- Tính mới tính sáng tạo:
+ Xác định rõ được nhiệm vụ ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch thực hiện.
Không giống như các giáo viên khác tôi xây dựng nội dung giáo dục trẻ chấp
hành luật lệ an toàn giao thông vào tất cả các chủ đề trong năm học để trẻ được
thường xuyên bổ sung kiến thức, được rèn luyện nên ghi nhớ sẽ tốt hơn.
+ Cha mẹ luôn là tấm gương sáng của trẻ nếu như chỉ giáo dục từ phía giáo viên
và nhà trường mà không có sự củng cố, khắc ghi của phụ huynh đến trẻ thì trẻ sẽ
rất nhanh quên. Vì vậy tôi chú trọng vào biện pháp tuyên truyền đến các bậc phụ
huynh để phụ huynh nắm được các kiến thức cơ bản khi tham gia giao thông và
thấy được hậu quả của việc không chấp hành LLATGT. Từ đó phụ huynh sẽ phối
hợp cùng giáo viên giáo dục trẻ chấp hành LLATGT.
+ Ngoài ra tôi tổ chức các buổi ngoại khóa, tổ chức các hội thi quy mô nhỏ của
lớp để phụ huynh và trẻ có thể trao đổi những kiến thức cũng như kinh nghiệm
tham gia giao thông an toàn.
+ Tạo môi trường giáo dục trẻ chấp hành LLATGT giúp trẻ được củng cố, khắc
ghi những kiến thức đã được học và kêu gọi sự đầu tư về cơ sở vật chất và cùng
chung tay giữa giáo viên, phụ huynh, địa phương giáo dục trẻ chấp hành
LLATGT.
- Khả năng áp dụng sáng kiến: Các giải pháp tôi đưa ra phù hợp với tình hình
thực tế của địa phương và của nhà trường. Đặc biệt phù hợp với nhận thức của
3


trẻ và kiến thức về LLATGT của phụ huynh .Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến
là rất cao.
4.Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
- Giúp trẻ biết và chấp hành các luật lệ an toàn giao thông nhất là giao thông
đường bộ.
- Giúp phụ huynh có ý thức khi tham gia giao thông: Đội mũa bảo hiểm cho bản
thân và trẻ, không trở quá 2 trẻ khi đưa trẻ đến trường, không cho con xử dụng

xe máy khi chưa đủ tuổi và có bằng lái xe, không đi xe máy vào sân trường và đỗ
xe đúng qui định…
- Các cấp lãnh đạo ,nhà trường, giáo viên sẽ quan tâm đầu tư cho việc giáo dục
trẻ và tuyên truyền đến các bậc phụ huynh hơn trong vấn đề chấp hành LLATGT.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
- Đối với phòng giáo dục: Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề để giáo
viên được giao lưu và học tập kinh nghiệm trường bạn. Tổ chức hội thi: “Bé
chấp hành luật lệ an toàn giao thông’’ phạm vi toàn Thị xã
- Đối với nhà trường cần tổ chức các lớp bồi dưỡng, những buổi sinh hoạt
chuyên môn rộng rãi về nội dung: “ Giáo dục trẻ chấp hành luật lệ an toàn giao
thông’’. Tổ chức các buổi chuyên đề tại trường, tổ chức các hội thi quy mô cấp
trường về giáo dục an toàn giao thông, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị
dạy học cho lớp.
- Đối với phụ huynh: Phối hợp tốt với nhà trường trong vấn đề chấp hành luật lệ
an toàn giao thông: không trở quá 2 trẻ đến trường, đội mũ bảo hiểm, đỗ xe đúng
nơi quy định.

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
4


1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
‘ Tai nạn giao thông là nỗi đau của mọi người mọi nhà và của toàn xã hội’’
Tại sao lại nói như vậy.Vì tai nạn giao thông không tính đến tuổi tác, sức khỏe,
nó không loại trừ một ai ngay cả bản thân chúng ta. Một đứa trẻ , một thanh niên
hay một cụ già hoàn toàn khỏe mạnh vẫn cười nói , vẫn tin tưởng và yêu cuộc
đời biết bao nhưng chỉ trong giây nát, vì sự bất cẩn của bản thân hay của chính
người khác mà phải trở thành người tàn tật, nặng hơn là họ phải rời xa cuộc đời.
Bản thân những người gặp tai nạn giao thông đã vậy , còn những người thân của
họ thì sao? Đau khổ, thương xót, day dứt…. nỗi đau và sự ân hận đó cứ dai dẳng

theo suốt cuộc đời.
Bản thân tôi hàng ngày trở con cùng đến trường học, tôi thật sự lo lắng về vấn đề
an toàn cho bản thân và cho con gái. Chứng kiến biết bao nhiêu tai nạn kinh
hoàng, sự đau đớn mất mát về con người, thiệt hại về tài sản đã gần như ám ảnh
tôi mỗi khi ngồi lên xe máy.Vì vậy với tôi ,chưa bao giờ tôi chạy xe trên
40km/giờ ngay cả khi chạy trong đường làng vắng người, luôn có ý thức đội mũ
bảo hiểm cho bản thân và con mỗi khi ngồi lên xe máy.Quan niệm của tôi giống
như câu tục ngữ của ông cha ta truyền lại: “ Đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải
đá mà quàng vải dây’’. Xã hội bây giờ đường giao thông không còn “ Đá” mà
cũng chẳng còn “ Dây” để mà vấp , chỗ nào đường cũng được dải nhựa, đổ bê
tông bằng phẳng sạch sẽ. Chính vì thế mà con người tha hồ chạy xe, lạng lách,
đường thẳng quá đi mãi cũng chán nên một số thanh niên còn tha hồ đánh võng
chêu đùa với tính mạng của bản thân và của người khác.
Theo báo cáo của UBATGTTQG cho thấy 6 tháng đầu năm từ ngày 16/12/2015
đến 15/6/2015 toàn quốc đã xảy ra 10.227 vụ tai nạn giao thông làm bị thương
8.939, làm chết 4362 người. Qua thống kê, phân tích tổng số các vụ TNGT xảy
ra trong năm 2015 cho thấy các lỗi vi phạm TTATGT chủ yếu dẫn đến TNGT là:
đi không đúng làn đường, phần đường quy định chiếm tỉ lệ cao (26%), chạy quá
5


tốc độ (9%), chuyển hướng không đúng quy định (9%), ngoài ra các lỗi không
nhường đường, vượt xe, sử dụng rượu bia chiếm tỉ lệ đáng kể. Tuyến đường
thường xảy ra tai nạn giao thông chủ yếu vẫn là các tuyến quốc lộ (35%) và nội
thị (31%). Đây là các tuyến đường có mật độ dân cư đông đúc, người và phương
tiện tham gia giao thông đa dạng với mật độ cao, đặc điểm đường giao cắt nhiều,
phương tiện lưu thông hỗn hợp dễ xảy ra va chạm, khá phức tạp trong bảo đảm
TTATGT. Do sự thiếu ý thức khi tham gia giao thông mà chúng ta thấy hàng năm
đất nước Việt Nam chúng ta mất đi rất nhiều mạng người khỏe mạnh, thiết hại
nhiều tài sản.

Với một xã nghèo đang tiến tới nông thôn hóa , đường xá đang được mở rộng, bê
tông hóa các con đường làng, vấn đề giao thông càng trở lên nhức nhối hơn.
Người dân chưa chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, xe máy
chở hàng hóa cồng kềnh, ô tô chở hàng đỗ tùy tiện, rẽ trái, rẽ phải không cần xi
nhang và còi, phụ huynh đưa trẻ đến trường trở 3-4 cháu . Trẻ học trường tiểu
học và trung học đi xe đạp dàn hàng 3,4, nhiều khi còn đua xe lạn lách. Thậm chí
có những gia đình chiều con em mình cho cháu đi xe máy đến trường mặc dù
mới học lớp 8 lớp 9.
Gần như 100% trẻ đến trường không đội mũ bảo hiểm do suy nghĩ của phụ
huynh là cổ các cháu còn yếu đội mũ làm chùn, hỏng xương cổ các cháu. Một số
phụ huynh thì cho rằng : Trường không nằm trên tuyến quốc lộ vì vậy không cần
đội mũ bảo hiểm, trở 3-4 trẻ cũng không sao.
Làm thế nào để giáo viên, phụ huynh và học sinh có kiến thức về chấp hành
LLATG và tránh một số tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra cho trẻ. Đó chính là
lý do tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp giáo dục trẻ 5 tuổi chấp hành luật lệ
an toàn giao thông’’ Nhằm giúp phụ huynh và học sinh có kiến thức cơ bản về
LLATGT giúp giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông không đáng có.
2. Cơ sở lý luận
6


Tham gia giao thông là quyền và nhu cầu chính đáng của mỗi người , giao thông
góp phần thúc đẩy đất nước phát triển. Tuy nhiên cũng gây ra nhiều tai nạn
thương tâm nhất. Hậu quả của tai nạn giao thông để lại không chỉ mất người,
thiệt hại tài sản mà còn làm suy sụp kinh tế của một đất nước, đặc biệt ảnh
hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của nhiều gia đình và gánh nặng cho xã hội.
Nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông hiện nay là do sự thiếu ý thức và
không nắm rõ LLATGT của người dân. ( Theo một kết quả điều tra 78% người
dân ở Hà Nội tham gia giao thông không nắm rõ luật lệ giao thông). Nguyên
nhân chính của các tai nạn giao thông: Đi không đúng làn đường quy định ,chạy

quá tốc độ ,chuyển hướng không đúng quy định , ngoài ra các lỗi không nhường
đường, vượt xe,không đội mũ bảo hiểm, sử dụng rượi bia chiếm tỷ lệ đáng kể..
Một số người dân vì lợi nhuận kinh doanh còn lấn chiếm lòng đường, vỉa hè,
hành lang ATGT, xe chở quá tải trên một số tuyến giao thông.
Như vậy chúng ta thấy rõ nguyên nhân chính vẫn do ý thức của người dân
khi tham gia giao thông, nhất là với đối tượng thanh, thiếu niên.Trước thực trạng
dó mỗi chúng ta phải hành động, phải làm gì đó để đẩy lùi vấn đề vi phạm
LLATGT hiện nay. Chúng ta cần biết cách tự bảo vệ bản thân, gia đình mình và
cộng đồng bằng cách tham gia giao thông bằng ý thức tự giác, chấp hành đầy đủ
các quy định của pháp luật về trật tự ATGT để hạn chế tối đa những đau thương
mất mát vì tai nạn giao thông. Chúng ta nên nhớ những câu khẩu hiệu: “Hãy lái
xe bằng cả trái tim”; “Nói không với rượu bia trước khi lái xe”; “Hãy đội mũ
bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, gắn máy”; “An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi
nơi” Những câu khẩu hiệu ấy nhắc nhở chúng ta: Hãy nghĩ đến sự an toàn của
mình, của người thân và mọi người xung quanh.
3.Thực trạng của vấn đề
3..1 Thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi:
7


- Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tự tin, ham học hỏi. Đội ngũ cán bộ, giáo viên
được chuẩn hóa, có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy nên hàng năm thu hút
được số lượng lớn trẻ tới trường. Toàn bộ các lớp học của trẻ đều được xây dựng
mới khang trang, thông thoáng, sạch sẽ . Sân chơi của trẻ rộng rãi , sạch sẽ.
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương về công tác truyền thông,
tuyên truyền bằng khẩu hiệu về an toàn giao thông.
- Luôn được sự hướng dẫn và chỉ đạo của nhà trường ngay từ đầu năm học xây
dựng kế hoạch năm học lồng ghép giáo dục chấp hành luật lệ an toàn giao thông
cho trẻ.

- Đường làng đã được bê tông hóa, đường đến trường sạch sẽ rộng rãi
- Xã nằm xa trung tâm của Thị Xã nên nằm xa quốc lộ 18 ít các phương tiện đi
lại, chủ yếu là những con đường liên thôn
* Khó khăn:
Do là 1 xã thuần nông, công việc của các bậc phụ huynh chủ yếu là nông
nghiệp và công nhân nhà máy, họ suốt ngày đầu tắt mặt tối ít có thời gian quan
tâm chăm sóc đến con cái. Mặt khác điều kiện kinh tế còn khó khăn vì vậy đời
sống vật chất cũng như tinh thần của trẻ chưa được đầy đủ. Kiến thức chăm sóc
và giáo dục trẻ của các bậc phụ huynh còn hạn chế
- Giáo viên chưa được tham dự các lớp tập huấn về luật lệ an toàn giao thông
- Chưa có sự quan tâm của phụ huynh nên các kiến thức trẻ được học dễ quên.
- Do đa số trẻ ở nông thôn nên trẻ còn nhút nhát, chưa tự tin khi tham gia hoạt
động nhóm.
- Do trường nằm xa khu trung tâm ít được nhìn thấy các phương tiện đi lại trên
những con đường quốc lộ lớn, nên vấn đề am hiểu về các luật lệ giao thông còn
ít và khó khăn cho giáo viên trong vấn đề truyền thụ kiến thức.
8


3.2 Thực trạng
Hiện nay đất nước Việt Nam chúng ta đang trên đà phát triển, mức sống của
người dân được cải thiện từng bước, được bạn bè các nước trong khu vực và
quốc tế hết lòng ca ngợi về những thành tựu đổi mới trong quá trình xây dựng
đất nước. Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng
đi liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đặc biệt là
giao thông đường bộ, số vụ giao thông không ngừng tăng. Đã có nhiều chiến
dịch được thực hiện để đẩy lùi tai nạn giao thông nhưng kết quả để lại không
cao.
Trường tôi là một trường nằm ở vùng sâu vùng xa . Từ năm 2009 trở về trước
trường chưa được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất vì vậy chưa có trường lớp

khang trang cho các cháu học tập. Các lớp học được phân theo 3 khu: 1 khu
chính và 2 khu lẻ nhờ địa điểm đình chùa. Nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo
và sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân trong toàn xã đã góp công sức và tiền của
để xây dựng được trường mầm non khang trang, rộng rãi ( diện tích khoảng
2.173m ) Hiện tại trường gồm 2 tầng với 8 phòng rộng rãi, thoáng mát. Lớp 5
tuổi do tôi chủ nhiệm có 24 học sinh trong đó 13 cháu là nữ, 11 cháu là cháu
nam.
Xã đang trong thời kỳ nông thôn hóa nên đường xá được tu sửa, bê tông hóa.
Người dân đã dần thoát ly với đồng rộng, chủ yếu làm công nhân ở các công ty
xí nghiệp nên vấn đề đi lại bằng các phương tiện giao thông tăng lên. Phụ huynh
luôn vội vàng khi đưa con em đến trường và đón trẻ về. Đa số phụ huynh nhà
cạnh nhau thường nhờ nhau đón trẻ vì vậy mà có phụ huynh đón đến 4 trẻ trở
trên 1 chiếc xe máy.Ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông của phụ huynh
còn kém, chưa tự giác thực hiện đội mũ bảo hiểm cho bản thân và con em mình.
Nhiều thanh thiếu niên đưa em đến trường còn lạng lách, phóng nhanh vượt ẩu.
Và điều làm tôi phải suy nghĩ nhiều rất là gần như 100% trẻ đến trường không
9


đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.Những vấn đề đó do đâu mà ra? Đó là do
phụ huynh chưa coi trọng vấn đề giáo dục an toàn giao thông cho con em mình.
Họ chỉ nghĩ chăm con sao cho khỏe, cho tăng cân, dạy con biết hát, biết đọc…
mà họ đâu hiểu được cần giáo dục cho con mình biết tự chăm sóc và bảo vệ sự
an toàn của bản thân là điều cực kỳ cần thiết và quan trọng.Trong ngay đầu năm
học đã có 2 phụ huynh cùng đưa trẻ đến trường va chạm vào nhau tuy chưa để
lại hậu quả gì về người và của, nhưng cũng ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ.
Bảng 1: Bảng khảo sát mức độ vi phạm luật lệ an toàn giao thông của
phụ huynh khi đưa con đến trường. Tổng số phụ huynh khảo sát là 24 phụ
huynh.
ST


Mức độ

Các lỗi vi phạm

T
Dựng xe không Trở quá 2 trẻ Đi
đúng qui định

đến trường

xe

vào

máy
sân

trường
1

Thường xuyên

12

50%

7

29%


5

21%

2

Thỉnh thoảng

7

29%

4

17%

4

17%

3

Chưa bao giờ

5

21%

13


54%

15

62%

Theo như bảng khảo sát trên ta thấy số phụ huynh đưa con em đến trường
thường xuyên dựng xe không đúng quy định là 12 chiếm : 50%, Thỉnh thoảng
là :7 chiếm 29%.chưa bao giờ là 5 chiếm: 21 %.
Số phụ huynh trở quá 2 trẻ đến trường thường xuyên là 7 chiếm 29%, chưa bao
giờ là 13 chiếm 54%, thỉnh thoảng là 4 chiếm 17 %.
Số phụ huynh đi xe máy vào sân trường thường xuyên là 5 chiếm 21 %, thỉnh
thoảng là 4 chiếm 17% chưa bao giờ là 15 chiếm 62%. Như vậy ta thấy ý thức
10


chấp hành luật lệ an toàn giao thông của phụ huynh con thấp, Phụ huynh thường
xuyên vi phạm LLATGT và nội quy nhà trường. Cha mẹ luôn là tấm gương để
con cái noi theo muốn trẻ hiểu và chấp hành bố mẹ phải là người thực hiện trước.
Bảng 2 Thống kê khảo sát đầu năm về việc trẻ đến trường được bố mẹ đội
mũ bảo hiểm.
STT

Mức độ

Ý kiến lựa chọn

Tỷ lệ (%)


1

Thường xuyên

5

21

2

Chưa thường xuyên

12

50

3

Không bao giờ

7

29

Như vậy tỷ lệ phụ huynh hiểu rõ được tầm quan trọng khi tham gia giao
thông đội mũ bảo hiểm cho con mình thường xuyên là 5 chiếm 21%. Tỷ lệ phụ
huynh thỉnh thoảng đội mũ bảo hiểm cho con là 12 chiếm 50%, Số phụ huynh
không bao giờ đội mũ bảo hiểm cho con là 7 chiếm 29% với suy nghĩ trở con
đến trường với một đoạn đường ngắn không cần phải đội mũ. Một số cho rằng
đội mũ bảo hiểm rất khó chịu làm tóc có nhiều gàu và sẽ làm hỏng xương cổ của

trẻ nhỏ
Bảng 3: Bảng khảo sát 24 trẻ của lớp về mức độ trẻ có kiến thức cơ bản về
LLATGT và ý thức chấp hành LLATGT.

STT

Mức độ

Số trẻ

Tỷ lệ %

1

Có kiến thức

7

29%

2

Có nhưng ít

10

42%

3


Không có kiến thức

7

29%

11


Theo bảng khảo sát trên chúng ta thấy số trẻ có kiến thức về LLATGT là rất ít,
có 7 trẻ chiếm 29%. Số trẻ có kiến thức nhưng ít là 10 trẻ chiếm 42% . Số trẻ
không có kiến thức Về LLATG là 7 trẻ chiếm 29%. Như vậy chúng ta thấy số trẻ
được trang bị kiến thức và có kiến thức về LLATGT là rất ít
4. Các biện pháp thực hiện.
4.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện:
Qua khảo sát tình hình thực tế tại lớp và thực tế tình hình tham gia giao
thông của phụ huynh và các cháu khi đến trường là một vấn đề khiến tôi lo lắng.
Xác định sẽ phải hướng dẫn và giáo dục trẻ của lớp tôi cần có ý thức tốt khi tham
gia giao thông dù ở bất kỳ nơi đâu để tạo cho trẻ có 1 thói quen tốt hàng ngày đi
cùng người lớn phải như thế nào.
Vào đầu năm học tôi bám sát theo kế hoạch thực hiện nội dung chương
trình của Bộ giáo dục và đào tạo cùng với sự chỉ đạo của đồng chí hiệu phó
chuyên môn, tôi nghiên cứu thêm một số tài liệu liên quan đến hướng dẫn trẻ khi
tham gia giao thông, hướng dẫn trẻ hiểu biết một số biển báo giao thông, một số
tình huống trong giao thông… Tôi đã xây dựng chương trình thực hiện cho lớp
mình, không cứng nhắc là chỉ đưa trong mỗi chủ điểm giao thông mà tôi lựa
chọn nội dung phù hợp để lồng ghép trong các chủ đề khác sao cho phù hợp,
bám sát theo thực tế tình hình của lớp và nhận thức của học sinh có nôi dung về
giáo dục an toàn giao thông. Sau khi được đồng chí Phó hiệu trưởng duyệt kế
hoạch thực hiện. tôi đã tiến hành thực hiện tại lớp.

VD: Chủ điểm Trường mầm non.
Tôi đã lựa chọn một số câu đố về giao thông để cho trẻ được nghe và giải
câu đố vào hoạt động chiều. Lựa chọn một số trò chơi về với lô tô về giao thông
để trẻ được tham gia chơi ở các góc học tập.

12


Chủ điểm gia đình. Cho trẻ biết các đồ dùng trong gia đình có phương
tiện giao thông, lồng ghép để hướng dẫn trẻ khi đi cùng bố mẹ bằng ô tô hoặc xe
máy phải biết ngồi như thế nào, đội mũ bảo hiểm…
4.2. Lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ
- Ngay từ đầu năm học tôi xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm trong năm học này
là : 100% trẻ đến trường đi học và về nhà được đảm bảo an toàn . Để thực hiện
tốt nhiệm vụ đó, việc giáo dục trẻ chấp hành luật lệ an toàn giao thông được tôi
lồng ghép vào các hoạt động trong chương trình giáo dục Mầm non.
Với trẻ 5 tuổi tôi lồng ghép vào trong các hoạt động trò chuyện buổi sáng, hoạt
động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, thông qua các trò chơi trong các
chủ đề. Chủ đề được lồng ghép xuyên xuyết nhất là chủ đề: Bé với giao thông.
Qua chủ đề này tôi sẽ giúp trẻ biết được các phương tiện và LLATGT đường
bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không. Giáo dục trẻ khi đi xe máy phải
đội mũ bảo hiểm cho mình và nhắc nhở người điều khiển xe cũng đội mũ bảo
hiểm, không trở quá số người quy định, không chạy lạng lách, chạy quá tốc độ
cho phép, tuân thủ các đèn tín hiệu giao thông trên đường, biết một số biển báo
trên đường, không uống bia rượu , không đùa rỡn khi tham gia giao thông.
Giáo dục trẻ khi đi bộ: Đi bộ đi phía bên tay phải, đi sát bờ lề, đi qua đường phải
có người lớn dắt, khi đi xe buýt: Ngồi an toàn không đùa rỡn trên xe, không thò
đầu thò tay ra ngoài. Khi đi qua đò: xuống đò ngồi yên, phải có người lớn đi
cùng, không đùa rỡn trên đò, mặc áo phao khi đi trên đò.
* Trong hoạt động trò chuyện buổi sáng : Cô giáo có thể cho trẻ quan sát tranh

và đàm thoại hoặc có thể trò chuyện về buổi sáng trẻ đến trường
Ví dụ: - Sáng nay ai đưa con đi học ?
- Bố mẹ trở con đi bằng phương tiện gì ?
- Con có được đội mũ bảo hiểm không ?
13


- Ngồi trên xe con có cầm theo đồ chơi gì không ?
- Trên đường đi bố( mẹ ) lái xe thế nào ?
- Con có gặp chuyện gì ở trên đường không ?
Qua những câu hỏi đàm thoại cùng trẻ bản thân tôi biết được cha mẹ trẻ trở con
em mình đi học đã chấp hành luật lệ an toàn giao thông, và biết giáo dục trẻ ngồi
an toàn không cầm theo đồ chơi trên xe. Để từ đó trẻ biết những hành vi nào là
đang vi phạm LLATGT giúp trẻ chấp hành tốt cũng như nhắc nhở bố mẹ thực
hiện tốt LLATGT
Ví dụ: Cô cho trẻ xem tranh một bạn nhỏ đang nằm trong bệnh viện
- Cho trẻ đoán xem vì sao bạn lại phải vào viện?
- Cho trẻ xem bức tranh: bạn nhỏ chơi lòng, nề đường để trẻ hiểu được nguyên
nhân mà bạn phải nằm viện. Qua đó giáo dục trẻ không được chơi ở lòng, nề
được, không được tự ý sang đường khi không có người lớn đi cùng.
* Trong hoạt động học: giáo viên cho trẻ hát, đọc thơ, nghe chuyện, quan sát trò
chuyện về các hành vi đúng- sai khi tham gia giao thông, các biển báo cấm và
nguy hiểm…nhằm giúp trẻ có kiến thức về LLATGT
Ví dụ: Trong hoạt động học dạy trẻ đọc thuộc bài thơ: “ Cô dạy con’’
Qua bài thơ này trẻ biết được các loại phương tiện giao thông và luật lệ khi tham
gia giao thông như:
+ Giao thông đường bộ gồm có : Ô tô, xe máy…chạy trên đường bộ đến ngã tư
đường phố đèn đỏ thì dừng lại, đèn xanh được đi và đèn vàng đi chậm lại, cô
nhấn mạnh cho trẻ khi đi bộ các con nhớ đi trên vỉa hè, không được đi dưới lòng
đường. Khi ngồi trên tàu xe không được thò đầu qua cửa sổ phải thắt dây an

toàn, khi xe dừng hẳn mới được xuống xe.

14


+ Giao thông đường thủy có; Tàu, thuyền, ca nô…khi tham gia thì người ngồi
trên tàu, thuyền cần ngồi im trên người phải mặc áo phao hoặc trên thuyền có
phao cứu sinh
+Giao thông đường sắt có: Tàu hỏa…giáo dục trẻ không lại gần đường sắt,
không ném đất đá
+ Giao thông đường hàng không có: Máy bay…giáo dục trẻ thắt dây an toàn
không nghịch và tự ý đi ra khỏi chỗ ngồi.
* Trong hoạt động góc: Cô cho trẻ chơi góc phân vai, cho trẻ đóng vai các chú
cảnh sát giao thông, cô gợi ý tạo ra các tình huống để trẻ giải quyết qua đó giáo
dục trẻ biết và hiểu các luật lệ an toàn giao thông.
Ví dụ: Cho trẻ đóng vai chú cảnh sát giao thông. Cô tạo tình huống đến ngã tư
đường phố đèn tín hiệu màu đỏ hiện lên mà cô vẫn cố tình đi tiếp. Lúc này trẻ sẽ
xử lý là dùng còi tuýt và vẫy xe đỗ lại.Cô hỏi trẻ liên tục những câu hỏi để trẻ
giải quyết:
“- Tại sao bác lại tuýt còi và không cho xe tôi chạy ?
- Tại sao thấy đèn đỏ xe lại phải dừng lại ?
- Thấy đèn đỏ tôi vẫn đi tiếp thì có sao không?”
Khi được hỏi những câu hỏi trên trẻ đóng vai chú cảnh sát giao thông sẽ phải suy
nghĩ đưa ra câu trả lời cho đúng nhất.Nếu như trẻ trả lời sai cô có thể chuyển
hướng hỏi trẻ khác trong lớp, sau đó cô có thể nhắc lại và khen trẻ nếu trẻ trả lời
đúng.
* Trong hoạt động ngoài trời : Cô tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động
như: Xe điện hoa, thuyền về đúng bến, hãy làm theo tôi…để củng cố những kiến
thức mà trẻ đã được học và rèn luyện phản xạ giúp trẻ ghi nhớ và được thực
hành.

15


Ví dụ : Trò chơi: Bé làm đèn hiệu giao thông
- Mục đích: giúp trẻ nhớ được ý nghĩa của đèn giao thông, rèn khả năng chú ý và
nhanh nhẹn cho trẻ
Mục đích: giúp trẻ phản xạ nhanh, cho trẻ làm quen với tín hiệu đèn giao thông,
rèn khả năng chú ý phản ứng nhanh nhẹn.
- Chuẩn bị: - Đèn xanh , đèn đỏ, đèn vàng bằng bìa đủ cho mỗi trẻ 1 bìa
- Vẽ một vòng tròn tượng trưng cho trụ đèn giao thông
- Luật chơi: Bật đúng đèn ( nhảy vào trong vòng tròn giơ cao đèn) khi cô nói tín
hiệu tương ứng với đèn.
- Cách chơi: Cô giới thiệu trò chơi:
+ Ở ngã tư đường phố con thấy đèn hiệu giao thông có màu gì?
+ Đèn đỏ( xanh, vàng) báo tín hiệu gì?
+ Bây giờ cô mời các con làm đèn hiệu giao thông, mỗi bạn sẽ chọn 1 đèn. Khi
nghe cô nói tín hiệu các con phải chú ý để bật đèn cho đúng.
Cô cho trẻ vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh của cô trẻ chơi như cách trên, cô
cho trẻ chơi nhanh dần để rèn luyện phản xạ
* Trong hoạt động chiều :Cô cũng có thể đưa các trò chơi học tập, cho trẻ quan
sát tranh, xem các biển cấm và biển nguy hiểm, cho trẻ xem các video về tham
gia giao thông của mọi người qua đó giáo dục trẻ cách tham gia giao thông cho
đúng
Ví dụ: Khi gặp biên báo ở dưới trẻ biết được đây là biển cấm người đi bộ,người
đi bộ không được đi vào con đường này.

16


Hay cho trẻ chơi TCHT: “ Đúng hay sai” nhằm củng cố một số hiểu biết về luật

giao thông đường bộ, đặc điểm của một số phương tiện giao thông như: Xe máy,
ô tô, xe đạp…Qua đó rèn luyện phản ứng nhanh cho trẻ.
4.3 Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh
* Trao đổi trực tiếp với phụ huynh
- Trường tôi đang công tác thuộc xã vùng khó khăn đang trên đà nông thôn hóa ,
100% trẻ đến trường được bố mẹ, ông bà trở bằng xe máy, xe đạp.Vì vậy ngay từ
đầu năm học được sự đồng ý của BGH nhà trường tôi có tổ chức buổi họp phụ
huynh đầu năm, tôi tuyên truyền trực tiếp đến toàn thể các bậc phụ huynh đưa
con em đến trường phải đội mũ bảo hiểm cho các cháu ngồi sau để đảm bảo an
toàn cho các cháu .Yêu cầu phụ huynh không đi xe vào sân trường, dựng xe
ngoài cổng trường đúng quy định.
- Một số phụ huynh có thói quen trở 3,4 cháu đến trường đầu không đội mũ bảo
hiểm, không thắt dây an toàn cho các cháu mà để các cháu tự ôm nhau ngồi đằng
sau xe trông rất nguy hiểm. Tôi trao đổi trực tiếp nhẹ nhàng giải thích cho phụ
huynh đó hiểu như thế và vi phạm luật lệ an toàn giao thông, và đang đùa rỡn
với tính mạng của bản thân và con em mình. Trẻ lứa tuổi mầm non đang hiếu
động, có những trẻ vẫn chưa hiểu được hành vi của mình là đang gây nguy hiểm
cho bản thân, ngồi trên xe trẻ còn nói chuyện, trêu đùa nhau dễ gây mất phương
hướng cho người lái xe gây ra những hậu quả đáng tiếc.Yêu cầu phụ huynh đưa
con em đến trường đảm bảo:
+ Đội mũ bảo hiểm đúng quy cách
17


+ Không cho trẻ cầm đồ chơi khi ngồi trên xe
+ Không trở quá 2 trẻ
- Với một số phụ huynh đi xe vào sân trường tôi góp ý trực tiếp và nhờ bảo vệ
trường nhắc nhở.
* Trao đổi gián tiếp
- Để tuyên truyền tốt hơn đến phụ huynh trong lớp tôi có trang trí góc giao thông

gồm các biển báo cấm, hình ảnh bố mẹ trở con đi học có đội mũ bảo hiểm…
- Góc tuyên truyền ở cửa lớp tôi dán những hình ảnh kèm khẩu hiệu: “ Hãy lái
xe bằng cả trái tim” “ Hãy đôi mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, gắn máy” “
Trước khi ngồi lên xe hãy ngoảnh lại phía sau nhìn nụ cười của trẻ, lúc đó bạn
biết bạn sẽ phải làm gì?’’
- Tuyên truyền gián tiếp qua trẻ: Người lớn luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi
theo, nhưng đối lúc người lớn cần phải học trẻ nhỏ từ điều đơn giản nhất. Trẻ em
rất dễ nhớ và cũng dễ quên nếu những điều người lớn dạy được củng cố thường
xuyên thì trẻ luôn khắc ghi .Vì vậy hàng ngày trẻ đến lớp tôi luôn gợi mở trò
chuyện với trẻ về việc tham gia giao thông của bố mẹ và trẻ , để trẻ biết được bố
mẹ và bản thân trẻ đã chấp hành đúng luật ATGT chưa. Từ đó trẻ sẽ nhắc nhở bố
mẹ khi bố mẹ chưa chấp hành như: Không đội mũ bảo hiểm, trở quá người quy
định…

4.4 Tổ chức các buổi ngoại khóa của lớp
- Tôi xin ý kiến nhà trường tổ chức những buổi ngoại khóa của lớp mời phụ
huynh đến dự trò chuyện về luật lệ an toàn giao thông và chia sẻ những hậu quả
của việc vi phạm luật lệ an toàn giao thông
18


- Phụ huynh chia sẻ những kinh nghiệm đi như thế nào là đúng và an toàn, trò
chuyện về những vấn đề giao thông bất cập đang diễn ra hiện nay: tắc đường, xe
khách chạy ẩu để đón khách, học sinh đi học dàn hàng 2,3… và những hậu quả
để lại đằng sau đó. Bản thân phụ huynh đã từng gặp tai nạn giao thông chia sẻ
những nỗi sợ và sự đau đớn của bản thân, sự thiệt hại về tài sản khi gặp tai nạn
giao thông
- Từ sự nhận thức về sự nguy hiểm của việc không chấp hành luật lệ an toàn giao
thông phụ huynh có trách nhiệm hơn trong vấn đề phối hợp cùng cô giáo viên
giáo dục trẻ chấp hành luật lệ an toàn giao thông.

- Trong buổi ngoại khóa này giáo viên tổ chức cho trẻ cùng phụ huynh chơi
những trò chơi về luật giao thông như: Đi đúng luật, vòng quay giao thông, chọn
đúng phương tiện theo tín hiệu…Qua những trò chơi vận động này giúp cho phụ
huynh và trẻ được củng cố một số kiến thức cơ bản về LLATGT và giúp cho phụ
huynh,cô giáo và trẻ trở lên gắn kết , để việc phối kết hợp giữa phụ huynh và
giáo viên giáo dục trẻ sẽ tốt hơn.
4.5.Tạo môi trường giáo dục chấp hành luật lệ an toàn giao thông cho trẻ.
- Sân trường được kẻ vạch vôi ngã tư đường phố, có các biển báo cấm và biển
báo nguy hiểm ,có đèn tín hiệu giao thông… để trẻ được trải nghiệm làm quen
với việc tham gia giao thông khi không có người lớn đi cùng.
- Tôi lên kế hoạch xin ý kiến ban giám hiệu nhà trường ,mời phụ huynh của lớp
đến tham gia thi và tham dự cùng các cháu hội thi: “ Bé chấp hành luật lệ an toàn
giao thông’’ quy mô tại lớp. Qua các nội dung: Thi hát, kể chuyện Đóng kịch của
trẻ ,giúp trẻ và phụ huynh hiểu rõ sự quan trọng của việc thực hiện đúng luật lệ
an toàn giao thông, phụ huynh có trách nhiệm hơn với tính mạng của bản thân,
con em mình và mọi người khi tham gia giao thông.

19


Giúp phụ huynh hiểu rằng : Đội mũ bảo hiểm không hề làm hỏng xương cổ của
trẻ mà đội mũ bảo hiểm giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân và con
em mình
- Ngoài ra xin ý kiến nhà trường lên kế hoạch phân công ca trực của giáo viên
hoặc bảo vệ trường vào mỗi buổi sáng đón trẻ và buổi chiểu trả trẻ, nhắc nhở
việc phụ huynh cho con em đến trường không đội mũ bảo hiểm, trở quá người
quy định, đi xe vào sân trường, dựng xe không đúng nơi quy định…trên loa của
nhà trường. Khi được nhắc nhở nhiều lần phụ huynh sẽ chấp hành tốt hơn
LLATGT.
- Tham mưu với nhà trường có ý kiến lên các cấp lãnh đạo địa phương đầu tư cơ

sở vật chất, các biểu bảng tuyên truyền đến toàn thể nhân dân địa phương cũng
như toàn xã hội. Để việc tuyên truyền các kiến thức tham gia giao thông an toàn
với trẻ mẫu giáo không còn là việc của các cô giáo mầm non mà đó là trách
nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội.
5.Kết quả đạt được
Sau khi áp dụng các biện pháp trên kết quả mang lại như sau:
- Bản thân giáo viên và phụ huynh hiểu rõ luật lệ an toàn giao thông, có ý thức
khi tham gia giao thông đúng luật. Phụ huynh hiểu rõ được tầm quan trọng khi
thực hiện đúng luật lệ an toàn giao thông, khi tham gia giao thông đội mũ bảo
hiểm cho bản thân và người ngồi sau, đưa trẻ đến trường không đi xe vào sân
trường, không trở quá số người quy định, đỗ xe đúng nơi quy định.
Bảng 1: So sánh kết quả khảo sát về việc trẻ đến trường được bố mẹ đội
mũ bảo hiểm so với đầu năm học.
STT

Mức độ

Ý kiến lựa chọn

Tỷ lệ (%)

1

Thường xuyên

20

83

20



2

Chưa thường xuyên

4

17

3

Không bao giờ

0

0

Theo số liệu khảo sát trên chúng ta thấy sau khi áp dụng những biện pháp trên
với lớp mẫu giáo 5 tuổi do tôi chủ nhiệm so với kết quả khảo sát đầu năm số phụ
huynh thường xuyên đội mũ bảo hiểm cho con đến trường đã tăng từ 5 lên 15
phụ huynh tương đương tăng 62%. Số phụ huynh chưa thường xuyên đội mũ
bảo hiểm cho con giảm từ 12 xuống 4 tức giảm 8 phụ huynh tương đương giảm
33%. Không còn phụ huynh nào lựa chọn không bao giờ đội mũ bảo hiểm cho
con.
Bảng 2: Kết quả khảo sát về mức độ vi phạm luật lệ an toàn giao thông của
phụ huynh khi đưa con đến trường. Tổng số phụ huynh khảo sát là 24 phụ
huynh so với đầu năm
STT


Mức độ

Các lỗi vi phạm
Dựng xe không Trở quá 2 trẻ Đi xe máy vào
đúng qui định

đến trường

sân trường

1

Thường xuyên

0

0%

1

4%

0

0%

2

Thỉnh thoảng


2

8%

2

8%

0

0%

Chưa bao giờ

22

92%

21

88%

24

100%

Theo như bảng khảo sát trên so với đầu năm ta thấy không còn phụ huynh
thường xuyên đưa con em đến trường dựng xe không đúng quy định, thỉnh
thoảng giảm 5 phụ huynh tương đương giảm 21% , số phụ huynh chưa bao giờ
dựng xe không đúng quy định đã tăng lên từ 5- 21 tăng 17 tương đương với 71%

21


Số phụ huynh trở quá 2 trẻ đến trường Thỉnh thoảng là :2 chiếm 8% giảm so
với đầu năm 8%, chưa bao giờ là 21 chiếm: 88% tăng 75%. Số phụ huynh trở
quá 2 trẻ đến trường thường xuyên là 1 chiếm 4% giảm 25%.
Không còn phụ huynh đi xe máy vào sân trường thường xuyên và thỉnh
thoảng , tuyệt đối không còn phụ huynh nào đi xe vào trường.
Bảng 3: Bảng khảo sát 24 trẻ của lớp về mức độ trẻ có kiến thức cơ bản
về LLATGT và ý thức chấp hành LLATGT so với đầu năm học
STT

Mức độ

Số trẻ

Tỷ lệ %

1

Có kiến thức

19

79%

2

Có nhưng ít


5

21%

3

Không có kiến thức

0

0%

Theo kết quả khảo sát trên so với đầu năm học số lượng trẻ trong lớp có kiến
thức cơ bản về LLATGT đã tăng lên rất nhiều từ 7 tăng lên 19 tương đương tăng
50%. Số trẻ có kiến thức nhưng ít giảm từ 7 xuống 5 tức giảm 21%. Không còn
học sinh nào không có kiến thức.
- Nhà trường đã chú trọng hơn trong vấn đề tuyên truyền đến các bậc phụ huynh
về thực hiện đúng luật lệ an toàn giao thông: Làm biểu bảng tuyên truyền ở cổng
và sân trường, có nội qui quy định việc phụ huynh đưa con em đến trường, giao
cho bảo vệ nhắc nhở phụ huynh vi phạm nội quy của nhà trường và không chấp
hành LLATGT.
- Trẻ đã biết được một số biển báo giao thông cấm và nguy hiểm, biết đi trên vỉa
hè, phía tay phải, không chơi bóng dưới lòng, nề đường. Nhắc bố mẹ đội mũ bảo
hiểm khi ngồi trên xe máy,biết được các quy định của đèn tín hiệu giao thông.

22


Biết ngồi trên xe buýt khồng thò đầu, tay ra cửa sổ, xe dừng hẳn mới được xuống
xe. Ngồi trên đò ngồi im, mặc áo phao hoặc cầm phao cứu sinh.

6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
- Để thực hiện tốt những biện pháp tôi đưa ra trong đề tài: “ Một số biện pháp
giáo dục trẻ 5 tuổi chấp hành luật lệ an toàn giao thông’’ đòi hỏi cần có một đội
ngũ giáo viên trực tiếp làm công tác giáo dục trẻ có tâm huyết, yêu nghề mến trẻ,
thật sự quan tâm đến sức khỏe và sự an toàn của trẻ. Bên cạnh đó đòi hỏi giáo
viên cần có sự hiểu biết về luật lệ giao thông.
- Sự ủng hộ và phối kết hợp của phụ huynh.
- Nhà trường ủng hộ, đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ việc dạy và học của cô và
trẻ.
- Các cấp lãnh đạo địa phương quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, bảng tuyên
tuyền…

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Vấn đề người dân thiếu ý thức chấp hành LLATGT là rất cao.Bản thân phụ
huynh đưa con con mình đi học chưa chấp hành LLATGT,đa số phụ huynh đưa
con em đi học không đội mũ bảo hiểm, trở quá số người quy định, đi xe vào sân
23


trường, dựng xe ngổn ngang… Do cha mẹ chưa quan tâm đến vấn đề ATGT nên
chưa phối hợp với giáo viên trong vấn đề trang bị kiến thức chấp hành LLATGT
cho trẻ.
- Sau khi nghiên cứu áp dụng các biện pháp:
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện
+ Giáo dục trẻ chấp hành LLATGT lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của
trẻ
+ Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh
+ Tổ chức các buổi ngoại khóa của lớp
+ Xây dựng môi trường giáo dục trẻ chấp hành LLATGT.

Đã đem lại được kết quả như sau:
- Trẻ có kiến thức cơ bản về chấp hành các luật lệ an toàn giao thông nhất là giao
thông đường bộ.
- Phụ huynh có ý thức khi tham gia giao thông: Đội mũa bảo hiểm cho bản thân
và trẻ, không trở quá 2 trẻ khi đưa trẻ đến trường, không cho con xử dụng xe
máy khi chưa đủ tuổi và có bằng lái xe, không đi xe máy vào sân trường và đỗ xe
đúng qui định.
- Các cấp lãnh đạo ,nhà trường, giáo viên đã quan tâm đầu tư cho việc giáo dục
trẻ và tuyên truyền đến các bậc phụ huynh hơn trong vấn đề chấp hành Luật lệ an
toàn giao thông.
2.Khuyến nghị
- Đối với phòng giáo dục: Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về luật
giao thông đường bộ cho các bộ giáo viên. Tổ chức các chuyên đề để giáo viên
được học hỏi các kinh nghiệm của trường bạn.
24


Tổ chức các hội tìm hiểu về luật lệ giao thông cho trẻ, phụ huynh và giáo viên
được tham gia
- Đối với nhà trường cung cấp đủ các tài liệu, đồ dùng dạy học, hỗ trợ các thiết
bị thông tin công nghệ, xây dựng cơ sở vật chất…
- Đối với phụ huynh nhiệt tình ủng hộ các phong trào của nhà trường, của lớp và
thực hiện các nội quy , quy định của nhà trường của lớp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Thơ truyện, trò chơi bài hát về an toàn giao thông- NXB giáo dục Việt Nam .
Biên soạn và tuyển dụng: - Trần Thị Thu Hà
25



×