Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

CHẨN đoán, bảo DƯỠNG, sửa CHỮA, THÁO lắp hệ THỐNG bôi TRƠN TRÊN XE TOYOTA ALTIS 1 8g MT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 51 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN...............................................................................5
1.1.Giới thiệu về cơ sở thực tập......................................................................5
1.1.1.Giới thiệu chung về đơn vị thực tập....................................................5
1.1.2. Phương pháp tổ chức kinh doanh của công ty..................................7
1.2.Giới thiệu về xe cơ sở và cụm tổng thành trên xe cơ sở.......................10
Giới thiệu về xe Toyota Altis 1.8G MT.......................................................10
CHƯƠNG II: CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA, THÁO LẮP HỆ
THỐNG BÔI TRƠN TRÊN XE TOYOTA ALTIS 1.8G MT........................15
2.1. Quy trình chẩn đoán hệ thống bôi trơn................................................15
2.1.1.Cấu tạo và hư hỏng............................................................................15
2.1.2. Các phương pháp và quy trình chẩn đoán......................................16
2.2. Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa, tháo lắp hệ thống.............................18
a. Thay dầu hệ thống bôi trơn....................................................................18
b. Kiểm tra áp suất dầu...............................................................................19
c. Kiểm tra, sửa chữa bơm dầu...................................................................20
d. Bảo dưỡng, sửa chữa bầu lọc dầu.........................................................22
e. Bảo dưỡng, sửa chữa két làm mát dầu..................................................24
f. Thông rửa các đường dầu và các te dầu trong động cơ........................25
CHƯƠNG III: CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA, THÁO LẮP
HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA ALTIS 1.8G MT.......................27
3.1. Quy trình chẩn đoán hệ thống phanh...................................................27
3.1.1 Cấu tạo và các hư hỏng.....................................................................27
3.1.2. Các phương pháp và thiết bị chẩn đoán..........................................28
3.2. Quy trình bảo dưỡng..............................................................................32
3.3. Quy trình sửa chữa.................................................................................39
SVTH : Dương Văn Tâm
Trang 1




Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG IV: CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA, THÁO LẮP HỆ
THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN TRÊN XE TOYOTA ALTIS 1.8 G MT...........41
4.1.Quy trình chẩn đoán ăc quy...................................................................41
4.1.1.Cấu tạo và hư hỏng............................................................................41
4.1.2. Các phương pháp và thiết bị chẩn đoán..........................................43
4.2. Quy trình bảo dưỡng ắc quy..................................................................46
a. Bảo dưỡng ắc quy...................................................................................46
b. Kiểm tra tỷ trọng dung dịch điện phân..................................................47
c. Kiểm tra điện áp ắc qui...........................................................................47
d. Kiểm tra mức dung dịch điện phân........................................................48
e. Nạp điện ắc quy.......................................................................................49
f. Các chú ý khi sử dụng ắc quy.................................................................50
KẾT LUẬN........................................................................................................51

SVTH : Dương Văn Tâm
Trang 2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác thì ô tô luôn là
ngành công nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong nền công nghiệp thế giới.
Trong những năm gần đây dưới sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thì
ngành công nghiệp ô tô cũng có những thiệt hại đáng kể, tuy nhiên các hãng ô
tô vẫn không ngừng đưa ra các mẫu xe mới. Điều này cho thấy ô tô vẫn là
ngành công nghiệp đang rất phát triển trên thế giới.
Tại Việt Nam thì ngành công nghiệp ô tô luôn là mục tiêu hàng đầu của

nhà nước ta, là ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Tuy nhiên số
lượng các kĩ sư, công nhân lành nghề vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã
hội. Vì vậy việc đào tạo các kĩ sư, công nhân am hiểu về ô tô là điều cần thiết
trong giai đoạn hiện nay. Do đó việc tiếp xúc thực tế là vô cùng quan trọng
nên nhà trường đã tạo điều kiện cho các sinh viên chúng em có thời gian để
tiếp xúc với công việc hiện tại bên ngoài. Và Công ty TNHH phụ tùng ô tô
ACB Việt Nam là một nơi thật sự rất tốt để em có thể hoàn thiện và học hỏi
nhiều hơn những kinh nghiệm thực tế….
Kết thúc thực tập mỗi sinh viên sẽ thực hiện viết báo cáo kết quả thực tập
dựa trên điều kiện thực tế thực tập tại công ty, điều này giúp sinh viên hiểu sâu
sắc hơn những gì mình đã được học tập trong suốt thời gian thực tập .
Do chưa có nhiều kinh nghiệm, tiếp nhận học hỏi chưa được cao nên nội
dung bản báo cáo này còn đơn giản về nội dung và hình thức rất mong sự giúp
đỡ của các thầy cô để bản báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội , ngày 20 tháng 12 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Dương Văn Tâm
SVTH : Dương Văn Tâm
Trang 3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và tìm hiểu các kiến thức về ô tô tại nhà trường,
đây là lần đầu tiên em được nhà trường sắp xếp cho đi thực tập thực tế bên
ngoài.
Đây là thời gian mà em được thực tập thực tế, trau dồi lại những kiến
thức mà mình đã được học, chuẩn bị những kĩ năng cơ bản trước khi ra
trường. Trong đợt thực tập này em đã được học tập rất nhiều những công việc

thực tế bên ngoài. So với quá trình học tập thì thực tế bên ngoài có khá nhiều
điều khác biệt, khi thực tập thì cũng có nhiều điều chưa làm tốt, song em cũng
đã có được những kinh nghiệm đáng học tập.
Kiến thức thu thập được khi thực tập tại Công ty TNHH phụ tùng ô tô
ACB sẽ giúp em bổ sung khá nhiều mãng kiến thức còn thiếu của bản thân
mình. Sau chuyến đi thực tập thực tế này em tin mình sẽ học tập được những
kiến thức bổ ích và sẽ bỗ trợ cho em rất nhiều sau này.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn nhà trường, khoa Cơ Khí trường ĐH
Công nghệ Giao Thông Vận Tải đã tạo điều kiện cho em được học tập, tiếp
xúc thực tế từ bên ngoài. Em xin chân thành cảm ơn thầy Lưu Văn Anh và
Nguyễn Văn Hiệp - giáo viên trực tiếp phụ trách thực tập của em, anh Nguyễn
Văn Hường - Giám đốc công ty TNHH phụ tùng ô tô ACB cùng các anh trong
công ty...đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập tại
công ty để em có thể hoàn thành tốt quá trình thực tập tại công ty.
Em xin chân thành cảm ơn.

SVTH : Dương Văn Tâm
Trang 4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1.Giới thiệu về cơ sở thực tập
1.1.1.Giới thiệu chung về đơn vị thực tập
Đơn vị thực tập: Công ty TNHH phụ tùng ô tô ACB Việt Nam

Hình 1.1. Hình ảnh Công ty TNHH phụ tùng ô tô ACB
Phụ tùng ô tô ACB là một công ty có bề dày kinh nghiệm về phụ tùng ô tô
tại Việt Nam. Từ khi thành lập, khách hàng biết đến phụ tùng ô tô ACB chuyên
SVTH : Dương Văn Tâm

Trang 5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
cung cấp tất cả các mẫu mã của dòng xe Ô tô Nhật chính hãng như Mitsubishi,
Nissan, Toyota, Honda, Isuzu, v.v . Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2014, công ty
ra mắt sản phẩm thước lái ô tô AKYDO chính hãng độc quyền tại Việt Nam.
Thước lái AKYDO là sản phẩm được nhập khẩu nguyên chiếc đến từ đất Nhật
Bản. Với quan điểm an toàn đặt lên hàng đầu, phụ tùng ô tô ACB với nhãn hiệu
thước lái độc quyền AKYDO muốn mang đến cho người sử dụng xe ô tô sự an
toàn tuyệt đối với Chất Lượng Thách Thức Thời Gian.

Hình 1.2. Thước lái AKYDO độc quyền của công ty
Phụ tùng ô tô ACB cung cấp phụ tùng các dòng xe du lịch, đảm bảo chính
hãng , giá cạnh tranh. Phụ tùng ô tô ACB là nhà phân phối độc quyền hãng két
nước VVO tại Việt Nam, khẳng định hàng VVO chính hãng , giá tốt nhất thị
trường Việt Nam, có đủ mẫu mã các sản phẩm, đảm bảo chất lượng, phân phối
trên khắp cả nước.

SVTH : Dương Văn Tâm
Trang 6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 1.3. Két nước VVO độc quyền của công ty

Hình 1.4. Kho chứa két nước

SVTH : Dương Văn Tâm

Trang 7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.1.2. Phương pháp tổ chức kinh doanh của công ty
- Giám đốc công ty:
Giám đốc là người quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty
- Bộ phận bán hàng (Sales):
Phân phối phụ tùng các dòng xe Mitsubishi, Nissan, Toyota, Honda, Isuzu,
v.v... cho các khách lẻ và các đại lý hãng, các gara ô tô trên khắp các tỉnh
thành cả nước.
- Bộ phận kho:
Quản lý kho phụ tùng của công ty và chịu trách nhiệm nhập hàng, xuất hàng
theo đơn của bộ phận sale.
- Kế toán- tài chính:
+ Là bộ phận giúp việc Giám đốc tổ chức bộ máy Tài chính -Kế toán- Tín
dụng.
+Giúp Giám đốc kiểm tra, kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế,
tài chính theo các quy định về quản lý tài chính của Công ty.
- Bộ phận giao hàng:
Đóng gói hàng và vận chuyển đến bên nhận hàng nếu trong nội thành, hoặc
mang hàng đi gửi xe nếu khách ngoại tỉnh.
- Với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp cộng với kinh
nghiệm làm việc thực tế dày dạn đã giúp công ty phát triển không ngừng.

Hình 1.5. Thương hiệu công ty

SVTH : Dương Văn Tâm
Trang 8



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 1.6. Đội ngũ nhân viên công ty

SVTH : Dương Văn Tâm
Trang 9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.2.Giới thiệu về xe cơ sở và cụm tổng thành trên xe cơ sở
Giới thiệu về xe Toyota Altis 1.8G MT

KÍCH THƯỚC VÀ ĐỘNG CƠ ALTIS

Kích
thước

Động cơ

DxRxC

mm x mm x mm

4540 x 1760 x 1465

Chiều dài cơ sở

mm


2600

Khoảng sáng gầm xe

mm

155

m

5,3

Trọng lượng không tải

kg

1200 - 1260

Trọng lượng toàn tải

kg

1635

Bán kính vòng quay tối
thiểu

4 xy lanh thẳng hàng,

Loại động cơ


VVT-i kép

Dung tích công tác

cc

1798

Công suất tối đa

mã lực @

138 / 6400

vòng/phút
SVTH : Dương Văn Tâm
Trang 10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Mô men xoắn tối đa

Nm @ vòng/phút

Hệ thống

173 / 4000
Cầu trước


truyền động
Hộp số

Vô cấp
Độc lập, kiểu

Trước

Hệ thống
treo

Macpherson
Bán phụ thuộc, dạng

Sau

Vành &

thanh xoắn

Loại vành

Vành đúc

Kích thước lốp

195/65R15

Trước
Sau


Đĩa thông gió
Đĩa

Lốp xe
Phanh
Tiêu chuẩn

Euro 2

khí thải
NGOẠI THẤT
Cụm đèn trước

Đèn chiếu gần

Halogen phản xạ đa chiều

Đèn chiếu xa

Halogen phản xạ đa chiều

Cụm đèn sau

LED

Đèn phanh thứ ba

LED


Đèn sương mù

Trước



Chức năng điều chỉnh điện



Chức năng gập điện



Tích hợp đèn báo rẽ



Gương chiếu hậu
ngoài

SVTH : Dương Văn Tâm
Trang 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Gạt mưa gián đoạn

Điều chỉnh thời gian


Chức năng sấy kính



sau
Ăng ten

Kính cửa sổ sau

Tay nắm cửa ngoài

Cùng màu thân xe

Chắn bùn

Trước & sau

NỘI THẤT

Tay lái

Loại tay lái
Chất liệu

4 chấu
Da

Nút bấm điều khiển tích hợp




Điều chỉnh

Chỉnh tay 4 hướng

Trợ lực lái

Điện

Gương chiếu hậu

Chỉnh tay 2 chế độ ngày/đêm

trong
Ốp trang trí nội thất

Ốp vân gỗ

Tay nắm cửa trong

Sơn màu bạc
Loại đồng hồ

Optitron

Đèn báo chế độ Eco



Chức năng báo lượng tiêu

thụ nhiên liệu

Cụm đồng hồ

Chức năng báo vị trí cần số
Màn hình hiển thị đa thông
tin

SVTH : Dương Văn Tâm
Trang 12




Đen trắng


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chất liệu bọc ghế

Da
Loại ghế

Loại thường

Điều chỉnh ghế lái

Chỉnh điện 10 hướng

Điều chỉnh ghế hành khách


Chỉnh tay 4 hướng

Hàng ghế thứ hai

Gập 60:40

Tựa tay hàng ghế thứ hai

Khay đựng ly + ốp vân gỗ

Ghế trước

Ghế sau

TIỆN NGHI
hòa

Chỉnh tay
Loại loa

Loại thường

Đầu đĩa
Số loa

CD 1 đĩa
6

Cổng kết nối AUX




Cổng kết nối USB



Hệ thống âm thanh

Chức năng khóa cửa từ xa

Cửa sổ điều chỉnh điện
Hệ thống báo động


Tự động lên/xuống vị trí
người lái


AN TOÀN CHỦ ĐỘNG
Hệ thống chống bó cứng phanh

SVTH : Dương Văn Tâm
Trang 13




Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp




Hệ thống phân phối lực phanh điện tử


Sau



AN TOÀN BỊ ĐỘNG
Túi khí

Túi khí người lái & hành khách phía trước

Dây đai an
toàn



3 điểm (5 vị trí)

CHƯƠNG II: CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA, THÁO LẮP HỆ
THỐNG BÔI TRƠN TRÊN XE TOYOTA ALTIS 1.8G MT
2.1. Quy trình chẩn đoán hệ thống bôi trơn
2.1.1.Cấu tạo và hư hỏng
a. Cấu tạo

SVTH : Dương Văn Tâm
Trang 14



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 2.1: Sơ đồ cấu tạo hệ thống bôi trơn
b. Các hư hỏng
- Chỉ số áp suất dầu bôi trơn thấp: có thể do đồng hồ đo áp suất sai hoặc cảm
biến hỏng, tắc bầu lọc, các bộ phận của bơm dầu quá mòn, dầu quá loãng, các ổ
trục quá mòn, lò xo van an toàn quá yếu hoặc gãy, tắc đường dầu vào đường dầu
chính, kẹt bơm dầu, chảy dầu từ đường dầu.
- Chỉ số áp suất dầu quá cao: có thể do đồng hồ hoặc cảm biến hỏng, van an toàn
của bơm dầu kẹt không mở được, lò xo van an toàn quá cứng, tắc đường dầu
phía sau cảm biến , sử dụng dầu quá đặc.
- Chỉ số áp suất dầu bằng 0: có thể do đồng hồ hoặc cảm biến hỏng, van an toàn
của bơm kẹt ở trạng thái luôn mở, bơm không được dẫn động.
- Chỉ số áp suất luôn dao động: có thể do lọt khí vào đường hút của bơm dầu,
mức dầu trong các te quá cao bị truọc khuỷu guồng vào gây bọt khí trong dầu.
- Chảy dầu bên ngoài: do các đệm làm kín hỏng, nứt vỡ các te, nắp chắn, đường
dầu.

SVTH : Dương Văn Tâm
Trang 15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Xupáp làm việc gây ồn: có thể do thếu dầu bôi trơn, áp suất dầu không đủ hoặc
dầu quá loãng.
-Trục khuỷu và thanh truyền gây ồn: có thể do dầu cung cấp không đủ, dầu quá
loãng, ổ trục quá mòn.
- Nhiệt độ dầu quá cao: do van điều tiết bị liệt hoặc tắc két làm mát dầu.

- Tiêu hao dầu quá lớn: có thể do chảy dầu ra ngoài hoặc do tiêu hao dầu trong
động cơ do các chi tiết xéc măng xi lanh mòn làm dầu sục lên buồng cháy.
2.1.2. Các phương pháp và quy trình chẩn đoán
* Chẩn đoán kỹ thuật chung
Cho động cơ làm việc và đánh giá chất lượng của hệ thống qua áp suất
dầu bôi trơn thể hiện trên đồng hồ báo áp suất.
* Kiểm tra bên ngoài

Hình 2.2. Kiểm tra mức dầu boi trơn
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn: chỉ tiến hành khi động cơ ngừng làm việc
một thời gian. Để kiểm tra dùng thước đo dầu, yêu cầu mức dầu phải nằm giữa 2
vạch giới hạn.
Nếu thiếu dầu thì phải bổ sung bằng dầu bôi trơn cùng loại.
SVTH : Dương Văn Tâm
Trang 16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Quan sát để phát hiện sự dò rỉ dầu qua các đệm hoặc phớt bao kín và xiết
chặt lại các mối ghép ren nếu cần.
* Kiểm tra chất lượng dầu bôi trơn
- Phương pháp kinh nghiệm:
+ Quan sát màu sắc của dầu để đánh giá chất lượng, nếu dầu còn màu
vàng sáng thì còn tốt, còn nếu có màu đen hoặc nâu thì dầu có lẫn tạp chất.
+ Dùng tay vê giọt dầu để đánh giá lượng tạp chất cơ học lẫn trong dầu.
- Phương pháp nhỏ giọt dầu lên giấy lọc quan sát để đánh giá chất lượng:
+ Nếu tâm giọt dầu có màu vàng, vòng thấm hẹp và đều cạnh thì dầu còn
tốt.
+ Nếu tâm giọt dầu có màu nâu đen, vòng thấm rộng và răng cưa thì dầu
đã lẫn nhiều tạp chất.

- Phương pháp dùng nhớt kế (hình 2.3) để so sánh:

Hình 2.3. Nhớt kế
1- Giá
2- ống dầu kiểm tra
3,4, 6- ống dầu mẫu
5- Tay điều khiển

Trên nhớt kế có 4 ống nghiệm : ống 6 là dầu tốt, ống 4 là dầu còn dùng
được, ống 3 là dầu xấu, ống 2 là dầu cần kiểm tra.

SVTH : Dương Văn Tâm
Trang 17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hơ nóng các ống dầu rồi lật các ống đó đi 1800 và quan sát tốc độ chảy
của các loại dầu trong 4 ống nghiệm để so sánh và đánh giá chất lượng dầu cần
kiểm tra trong ống 4.
- Kiểm tra nước lẫn trong dầu:
Cho dầu vào ống thủy tinh rồi đun nóng dầu, nếu dầu có lẫn nước thì
trong ống xuất hiện bong bóng nước và vỡ ngay trong ống nghiệm.
2.2. Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa, tháo lắp hệ thống
a. Thay dầu hệ thống bôi trơn

Hình 2.4. Thay dầu bôi trơn
Trong quá trình động cơ làm việc, dầu bôi trơn bị bẩn dần do bụi bẩn theo khí
nạp vào động cơ, do muội than, hơi nhiên liệu và hơi nước theo khí cháy lọt
xuống và do mạt kim loại bong tách từ bề mặt ma sát. Do đó, cần phải thay dầu
theo định kỳ sử dụng để đảm bảo chất lượng bôi trơn. Trong điều kiện làm việc

bình thường thì dầu được thay vào các kỳ bảo dưỡng định kỳ động cơ. Tuy
nhiên, trong quá trình vận hành, thường phải kiểm tra mức dầu để bổ sung đến

SVTH : Dương Văn Tâm
Trang 18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
mức qui định, khi kiểm tra nếu phát hiện thấy dầu bẩn, đen, lẫn nhiều mạt kim
loại và biến chất (độ nhớt kém) thì cũng cần phải thay dầu ngay.
b. Kiểm tra áp suất dầu
Khi thấy áp suất dầu chỉ thị trên đồng hồ báo áp suất của ô tô không đúng với
yêu cầu thì có thể kiểm tra lại theo qui trình sau đây:
- Tháo cảm biến đo áp suất dầu và lắp một áp kế thay vào đó.
- Khởi động động cơ và cho chạy ở số vòng quay định mức và kiểm tra áp suất
chỉ thị trên áp kế.
- Nếu áp suất đo được nằm trong phạm vi yêu cầu đối với động cơ thì thay cảm
biến áp suất mới rồi kiểm tra lại áp suất chỉ thị trên đồng hồ trên xe, nếu vẫn
không hiệu quả thì thay đồng hồ trên xe rồi kiểm tra lại.
- Nếu áp suất không đúng qui định thì kiểm tra các bộ phận khác như bơm dầu,
cơ cấu dẫn động, và các nguyên nhân khác như đã nói ở phần các hư hỏng của
hệ thống bôi trơn.

Hình 2.5. Dụng cụ kiểm tra áp suất dầu

SVTH : Dương Văn Tâm
Trang 19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

c. Kiểm tra, sửa chữa bơm dầu

Thíc l¸

(a)

(b)

(c)

Hình 2.6. Kiểm tra bơm dầu
(a) kiểm tra khe hở giữa hai răng ăn
khớp;
(b) kiểm tra khe hở giữa đỉnh răng
và thành vỏ bơm;
(c) kiểm tra khe hở mặt đầu bánh
răng và nắp bơm;
(d) kiểm tra khe hở giữa hai đỉnh
răng của bơm rô to;
(e) kiểm tra khe hở mặt ngoài của
rôto và thành vỏ bơm rô to.
(d)

(e)

Khi động cơ được tháo ra sửa chữa thì đương nhiên phải tháo bơm dầu để kiểm
tra, hoặc trong quá trình động cơ làm việc nếu phát hiện thấy các hiện tượng liên
quan đến hư hỏng của bơm dầu như đã nói ở trên thì cũng phải tháo cụm bơm
dầu ra kiểm tra. Nếu bơm dầu được lắp trên khối các te hoặc thân máy từ phía
ngoài thì nên kiểm tra và điều chỉnh van hạn chế áp suất (van an toàn của bơm

dầu) trước, nếu vẫn không có hiệu quả thì mới tháo rời bơm ra để kiểm tra các
chi tiết của bơm.
Thân và nắp bơm dầu thường được đúc bằng gang nên có thể có hiện tượng nứt
vỡ. Nếu kiểm tra không thấy nứt vỡ thì kiểm tra tiếp sự mài mòn của các chi tiết.
SVTH : Dương Văn Tâm
Trang 20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nếu trên mặt lỗ của thân bơm, mặt nắp bơm, mặt răng của các bánh răng có hiện
tượng rỗ nhỏ thì có thể dùng đá dầu mài bóng lại, nếu bị rỗ lớn hoặc sứt mẻ thì
phải thay các thi tiết. Mặt nắp bơm đối diện mặt đầu của các bánh răng có thể bị
mòn do ma sát với mặt đầu bánh răng trong quá trình làm việc. Có thể kiểm tra
sự mài mòn này bằng thước lá và căn đo theo nguyên lý kiểm tra mặt phẳng đã
được giới thệu. Chiều sâu vết lõm do mài mòn không được vượt quá 0,1 mm,
nếu vượt quá thì có thể mài rà phẳng lại mặt nắp trên mặt rà bằng bột rà.
Việc kiểm tra hiện tượng mòn của các bánh răng và thân bơm được thực hiện
bằng cách dùng thước lá đo khe hở giữa chúng (hình 2.6).
Việc kiểm tra khe hở ăn khớp giữa hai bánh răng (hình 2.6-a) được thực hiện ở ít
nhất 3 chỗ cách đều nhau theo vòng đỉnh bánh răng. Khe hở tối đa giữa hai răng
ăn khớp không được vượt quá 0,35 mm, nếu vượt quá thì phải thay bánh răng
mới.
Khe hở giữa đỉnh răng và thành vỏ (hình 2.6-b) được kiểm tra ở tất cả các răng.
Khe hở tối đa không được vượt quá 0,1 mm. Nếu khe hở vượt quá giới hạn này
thì cần phục hồi lại lỗ vỏ bơm bằng phương pháp mạ thép hoặc mạ crôm rồi gia
công lại hoặc phải thay vỏ bơm. Nếu đỉnh răng mòn thành vệt thì thay bánh
răng.
Độ mòn mặt đầu bánh răng được kiểm tra bằng cách dùng thanh kiểm thẳng
chuẩn đặt ngang qua mặt lắp ghép của bơm và dùng thước lá đo khe hở giữa mặt
thanh kiểm và mặt đầu bánh răng (hình 2.6-c). Khe hở tối đa không được vượt

quá 0,1 mm, nếu vượt quá phải mài bớt mặt phẳng lắp ghép thân bơm. Đối với
các bơm sử dụng nhiều đệm kim loại mỏng giữa nắp và thân bơm, khi mặt đầu
bánh răng mòn thì có thể giảm bớt số đệm này để đảm bảo khe hở giữa mặt đầu
bánh răng với nắp hoặc thân bơm theo yêu cầu.
Độ rơ của trục chủ động và bạc và độ rơ của bánh răng bị động và trục không
được vượt quá 0,1 mm. Nếu vượt quá thì phải thay bạc lót hoặc thay trục mới.

SVTH : Dương Văn Tâm
Trang 21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Đối với bơm bánh răng ăn khớp trong, khe hở kiểm tra như trên hình 2.6-d,
(hình 2.6-e) không được vượt quá 0,3 mm.
Sau khi kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới các chi tiết hỏng, bơm dầu được lắp
ráp và đưa lên băng thử để đo lưu lượng và áp suất ở tốc độ vòng quay nhất định
với sự tạo sức cản trên đường dầu ra bằng một van tiết lưu. Kết quả kiểm tra
được so sánh với kết quả thử nghiệm của một bơm chuẩn cùng loại.
Trong quá trình kiểm tra trên băng có thể điều chỉnh van hạn chế để đạt được áp
suất và lưu luợng yêu cầu. Nếu van hạn chế có vít điều chỉnh sức căng lò xo thì
vặn vít vào nếu cần tăng áp suất và ngược lại. Nếu không có vít điều chỉnh thì
thay đổi số lượng đệm hoặc độ dày của đệm ở nút van, giảm đệm sẽ làm áp suất
tăng và ngược lại.
Đối với các cụm bơm được lắp liền với thân máy từ ngoài hoặc lắp với nắp của
bộ truyền bánh răng dẫn động trục cam ở đầu máy, khi lắp ráp bơm cần mồi đầy
dầu đặc vào trong khoang của bơm vì các bơm này được lắp cao nên khó tự mồi
như các bơm được lắp trong hộp trục khuỷu. Có thể kiểm tra và điều chỉnh van
hạn chế áp suất của các cụm bơm này ngay trên động cơ khi cho động cơ hoạt
động.
d. Bảo dưỡng, sửa chữa bầu lọc dầu


SVTH : Dương Văn Tâm
Trang 22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 2.7. Bầu lọc dầu động cơ
- Bảo dưỡng, sửa chữa phao lọc
Phao lọc có phao để nổi lập lờ trong dầu để không hút cặn bẩn ở đáy các te và có
lưới lọc để lọc sơ bộ các cặn bẩn lớn. Phao lọc có thể bị thủng, bẹp phao hoặc
tắc lưới lọc. Khi sửa chữa lớn động cơ, bảo dưỡng các te hoặc sửa chữa các hư
hỏng của hệ thống bôi trơn thì cần phải tháo phao lọc để kiểm tra, bảo dưỡng,
sửa chữa.
Lưới lọc cần tháo ra khỏi phao để kiểm tra phao và làm sạch lưới lọc. Nếu phao
bị thủng thì thường có dầu bên trong nên khi kiểm tra có thể lắc phao xem có
dầu bên trong không rồi nhúng phao chìm vào chậu nước để tìm chỗ thủng và
hàn lại. Nếu phai bị bẹp và biến dạng nhiều thì thay phao mới.
- Bảo dưỡng, sửa chữa bầu lọc thấm
Việc bảo dưỡng các bầu lọc được thực hiện vào các kỳ bảo dưỡng định kỳ động
cơ, nghĩa là khi nào thay dầu động cơ thì đồng thời bảo dưỡng các bầu lọc. Các
bầu lọc được tháo và rửa sạch bằng dầu hoả hoặc dầu diesel, kiểm tra thân,
thông rửa các đường dầu trong thân bầu lọc, tẩy rửa và kiểm tra van an toàn. Các
SVTH : Dương Văn Tâm
Trang 23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
lõi lọc kim loại được tháo rời, tẩy rửa làm sạch rồi lắp lại, còn các lõi lọc giấy
thì được thay mới. Các đệm lót nếu hỏng phải thay mới để tránh chảy dầu.

Khi động cơ làm việc thường xuyên trong môi trường nhiều bụi, dầu sẽ nhanh
bẩn nên thời gian thay dầu và bảo dưỡng bầu lọc phải rút ngắn 15-20% so với
định mức trong điều kiện làm việc bình thường. Trong một số trường hợp, bầu
lọc có khi bị tắc vì cặn bẩn nhiều trước khi đến kỳ bảo dưỡng. Khi bầu lọc bị
tắc, dầu sẽ không đi qua khoang lõi lọc mà đi qua van an toàn lên thẳng đường
dầu chính nên bầu lọc sẽ không nóng. Do đó có thể kiểm tra tình hình làm việc
của bầu lọc trong quá trình động cơ làm việc bằng cách sờ tay vào thân bầu lọc,
nếu thấy nóng thì là bầu lọc vẫn làm việc, còn nếu thấy nguội thì là bầu lọc bị
tắc, cần tháo ra bảo dưỡng ngay.
- Bảo dưỡng bầu lọc li tâm
Bầu lọc li tâm cũng được bảo dưỡng vào các kỳ bảo dưỡng định kỳ động cơ
hoặc được bảo dưỡng khi có biểu hiện lọc bị tắc (không có tiếng kêu vo vo của
rôto kéo dài sau khi tắt máy). Nếu bộ lọc làm việc bình thường thì sau khi tắt
máy, rôto của bầu lọc còn quay trơn theo quán tính chừng vài chục giây nữa nên
phát ra tiếng kêu vo vo.
Việc bảo dưỡng bầu lọc li tâm rất đơn giản, chỉ cần tháo bầu lọc, rửa sạch cặn
bẩn trong khoang rô ro, thông các lỗ gíc lơ rồi lắp lại là xong.
Tuy nhiên khi động cơ vào sửa chữa lớn thì các chi tiết của bộ lọc có thể đến kỳ
bị mòn hỏng nên cần phải kiểm tra, gia công sửa chữa lại. Trục rôto nếu bị mòn
quá do làm việc với bạc có thể được phục hồi bằng mạ thép hoặc mạ crôm rồi
mài lại đến kích thước qui định, đảm bảo yêu cầu độ cong trên suốt chiều dài
trục không vượt quá 0,02 mm và độ côn méo không vượt quá 0,01 mm. Bạc lót
bị mòn được thay bằng bạc mới và mài nghiền lại lỗ để đảm bảo khe hở bạc –
trục trong phạm vi 0,005-0,008 mm.

SVTH : Dương Văn Tâm
Trang 24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

e. Bảo dưỡng, sửa chữa két làm mát dầu

Hình 2.8. Két làm mát dầu bằng không khí
Việc tháo két làm mát dầu để bảo dưỡng hoặc sửa chữa thường chỉ thực hiện khi
động cơ vào sửa chữa lớn hoặc khi phát hiện các hư hỏng liên quan. Các hư
hỏng của hệ thống bôi trơn liên quan đến két làm mát dầu là hiện tượng dầu quá
nóng, rò dầu ở két và các mối nối đến két.
Khi thấy chỉ số nhiệt độ dầu báo trên đồng hồ quá cao, có thể kiểm tra tình hình
làm việc của két bằng cách sờ tay kiểm tra nhiệt độ bình dầu phía đường dầu vào
của két. Nếu thấy nguội thì có thể két bị tắc hoặc là van điều tiết làm mát luôn
mở để dầu không qua két. Cần tháo van điều tiết để kiểm tra viên bi và lò xo
xem có bị kẹt hoặc lò xo quá yếu hay không. Nếu van không hư hỏng thì phải
tháo két ra súc rửa sạch bằng dầu hoả hoặc dầu diesel, dùng khí nén thổi thông.
Đối với két làm mát dầu bằng không khí (hình 2.8) cần kiểm tra và nắn lại các lá
SVTH : Dương Văn Tâm
Trang 25


×