Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Quan niệm của n a berdyaev về con người trong tác phẩm con người trong thế giới tinh thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------

NGUYỄN THỊ LEN

QUAN NIỆM CỦA N.A. BERDYAEV VỀ
CON NGƢỜI TRONG TÁC PHẨM
CON NGƯỜI TRONG THẾ GIỚI TINH THẦN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

NGUYỄN THỊ LEN

QUAN NIỆM CỦA N.A. BERDYAEV VỀ
CON NGƢỜI TRONG TÁC PHẨM
CON NGƯỜI TRONG THẾ GIỚI TINH THẦN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60220301

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trịnh Văn Toàn

HÀ NỘI – 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
luận trong luận văn chưa được công bố trong các công trình khác. Nếu không
đúng như trên đã nêu ra, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của
mình.

Người cam đoan

Nguyễn Thị Len


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp
của mình với đề tài: Quan niệm của N.A. Berdyaev về con ngƣời trong tác
phẩm Con người trong thế giới tinh thần. Trong quá trình thực hiện luận
văn, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ vô
cùng quý báu của các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trinh Văn Toàn Cán bộ giảng dạy tại Bộ môn Khoa học Chính trị, Trường Đại học Điện Lực
đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong
KhoaTriết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ĐHQGHN
đã bổ trợ và truyền đạt cho tôi kiến thức, cùng những kinh nghiệm quý báu
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2017

Nguyễn Thị Len



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 2
Chƣơng 1. ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG
N.A. BERDYAEV VỀ CON NGƢỜI TRONG TÁC PHẨM CON
NGƢỜI TRONG THẾ GIỚI TINH THẦN ............................................... 10
1.1.Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa - chính trị ..................................... 10
1.2. Tiền đề tƣ tƣởng cho sự ra đời quan niệm của N.A. Berdyaev về
con ngƣời ........................................................................................................ 15
1.3. N.A. Berdyaev và tác phẩm Con người trong thế giới tinh thần .. 19
1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp của N.A. Berdyaev ................................... 19
1.3.2. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm ........................................................... 25
1.3.3. Kết cấu và nội dung chính............................................................. 28
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 31
Chƣơng 2. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM CỦA
N.A. BERDYAEV VỀ CON NGƢỜI QUA TÁC PHẨM CON NGƯỜI
TRONG THẾ GIỚI TINH THẦN ................................................................. 33
2.1. Triết học “bản diện cá nhân” - cơ sở của quan niệm Berdyaev về
con ngƣời trong tác phẩm Con người trong thế giới tinh thần .................. 33
2.2. Các trạng thái nô lệ và giải phóng tinh thần con ngƣời ............... 43
2.2.1. Trạng thái nô lệ của con người..................................................... 43
2.2.2. Giải phóng tinh thần con người.................................................... 62
2.3. Giá trị và hạn chế của tƣ tƣởng N.A. Berdyaev về con ngƣời ..... 67
2.3.1. Giá trị quan niệm của N.A. Berdyaev về con người .................... 67
2.3.2. Hạn chế quan niệm của N.A. Berdyaev về con người ................. 71
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 76
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80

1



MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển văn minh, văn hóa của nhân loại, vấn đề con
người luôn giữ vị trí trung tâm và trở thành thành đối tượng nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học khác nhau, mà đặc biệt ngành khoa học xã hội nhân
văn, trong số đó triết học đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá con người một cách
toàn vẹn nhất trong tính chỉnh thể của nó. Hay cụ thể hơn nữa là triết học có
mục đích đi tìm kiếm ý nghĩa của thực tại, còn vấn đề con người là một mối
bận tâm nhất của tất cả các triết gia.
Vấn đề con người được các triết gia đặt ra và nghiên cứu trong lịch sử
triết học từ rất sớm. Chẳng hạn, ở Phương Tây ngày từ thời kì Hy Lạp cổ đại
Protagore (490 - 420 TCN) khẳng định: Con người là thước đo của mọi vật.
Socrates (479 - 399 TCN) đã quan tâm đến con người với các bộ phận cấu
thành khi cho rằng thân thể con người đến từ thế giới vật chất, nhưng linh hồn
trong ý thức mới chi phối ước muốn, đạo đức của con người. Mệnh đề nổi
tiếng được Socrates đúc rút là: Con người hãy tự nhận thức chính mình.
Đến Aristote (384 - 322 TCN) có quan điểm nổi tiếng rằng: con người
là động vật chính trị. Chính mệnh đề này đã khẳng định vị trí cao nhất của con
người ngay từ thời kì cổ đại. Cho đến các nhà triết học kiêm thần học thời
trung cổ đã coi con người như là sản phẩm của Thượng đế, còn đời sống của
nó là sự thực hiện theo ý muốn của Thượng đế. Đến các nhà khai sáng Pháp
thì xem con người là giá trị cao nhất sáng tạo ra tất cả mọi giá trị văn hoá trên
thế giới, là thực thể có lý tính của vũ trụ mà tất cả phải xuất phát từ đó và
quay về đó.
Đến thời kì cận đại, J.J. Rousseau (1712 - 1778) trong đoạn mở đầu của
tác phẩm Khế ước xã hội nổi tiếng của mình đã viết: “Con người sinh ra tự
do, nhưng ở đâu họ cũng bị xiềng xích. Một kẻ tự cho mình là chủ của những


2


kẻ khác, nhưng chính mình còn bị nô lệ hơn” [trích theo18, 213]. Như vậy,
theo Rousseau, do bản tính tự nhiên mà tất cả mọi người sinh ra đều tự do,
ngay cả khi một người có thể từ bỏ tự do của mình thì người đó cũng không
thể đem cho tự do của con cái họ. Bởi vì, chúng được sinh ra là những con
người tự do. Không ai có quyền xâm phạm đến tự do của con người.
Bước sang thời kì hiện đại đã có nhiều triết gia quan tâm đến vấn đề
con người đặc biệt là sự ra đời các tác phẩm của các nhà triết học hiện sinh đã
làm cho vấn đề này trở nên nổi bật. Một trong số đó là các tác phẩm của N.A.
Berdyaev (1874 - 1948) đã góp phần làm cho vấn đề con người đặc biệt là tự
do của con người trở nên sâu sắc hơn. Ông bàn về con người trong thế giới
tinh thần, xem mỗi con người là một tiểu vũ trụ với tính cá biệt, ông tin vào
tính hiện thực tiên khởi của tinh thần, hiện thực ấy được phản ánh lại thông
qua các biểu tượng và kí tự của thế giới bên ngoài vốn được người ta xem là
hiện thực khách quan. Thông qua tư tưởng được thể hiện trong nhiều tác
phẩm của mình, N.A. Berdyaev đã tạo nên tiền đề căn bản của triết học hiện
sinh hiện đại.
Qua cuốn sách Con người trong thế giới tinh thần thấy rằng N.A.
Berdyaev luôn hướng về con người hiện thực, khi nhận ra con người sống
trong xã hội mà luôn bị kìm kẹp về cả tinh thần và thể xác. Cho nên trên con
đường đi tìm tự do cho con người, ông đặt ra yêu cầu cần đòi hỏi tự do trong
tinh thần là trước tiên. Hơn thế nữa khi nhận xét về chính bản thân con người,
ông cho rằng con người có lẽ là tên bạo chúa với bản thân mình, bạo ngược
với bản thân mình bằng những đức tin giả trá, những dị đoan, những huyền
thoại, bạo ngược bản thân bằng nỗi sợ hãi, bằng những ám ảnh, bằng lòng
ghen tị, lòng tự ái, lòng thù hận. Do đó, với ông cuộc đấu tranh giải phóng
con người là một cuộc đấu tranh đầy khó khăn và gian nan. N.A. Berdyaev


3


cũng đã chỉ ra những mặt trái của con người một cách rất sâu sắc và đầy
thuyết phục, từ đó con người cần tìm ra lối thoát và hướng đi cho mình.
Ngoài ra trong cuốn sách này nội dung đề cập đến vấn đề con người,
giải phóng tinh thần con người mang nhiều giá trị phù hợp đối với xã hội Việt
Nam ngày nay. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, cuộc sống của con người bị đảo lộn; chạy theo lối sống duy vật chất,
những giá trị đạo đức của con người bị xuống cấp. Cho nên nghiên cứu tư
tưởng của N.A. Berdyaev thông quan nhân học triết học đối với xã hội Việt
Nam ngày nay là vô cùng cần thiết.
Ngoài ra, chọn nghiên cứu tư tưởng của N.A. Berdyaev về con người
vẫn còn tương đối mới mẻ và tạo ra hứng thú trong nghiên cứu đối với tác giả
luận văn.
Yêu cầu lý luận và thực tiễn đã thôi thúc chúng tôi tìm tòi những tư
tưởng về con người trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Và nhà tư tưởng khiến
chúng tôi đặc biệt quan tâm là N.A. Berdyaev với Con người trong thế giới
tinh thần - một trong những tác phẩm nổi tiếng về chủ đề này. Nó vừa là sự
tiếp nối truyền thống triết học phương Tây, vừa mở rộng và phát triển bởi
những suy tư mới, bổ túc thêm cho các quan niệm về con người đã có. Đồng
thời còn làm nổi bật lên trạng thái mất tự do của con người thông qua các hình
thức nô lệ của nó.
Tác giả luận văn muốn làm rõ những giá trị của các quan điểm về con
người của N.A. Berdyaev, bởi chúng có tác động đến lịch sử nhân loại về tự
do của con người và giải phóng con người. Vì vậy em quyết định chọn đề tài
Quan niệm của N.A. Berdyaev về con ngƣời trong tác phẩm “Con người
trong thế giới tinh thần” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


4


Cuốn sách Con người trong thế giới tinh thần bao gồm 2 tác phẩm của
N.A. Berdyaev là: Vấn đề con người (1936) và Bàn về nô lệ và tự do của con
người (1939), các tác phẩm trên được xuất bản không ít lần bằng tiếng Nga và
đã nhận được sự chú ý, nghiên cứu của nhiều học giả Phương Tây. Các công
trình đó bao gồm:
- Christopher (2005) trong cuốn sách Dilemmas of reaction in leninist
Russia: The Christian response to the revolution in the works of N. A.
Berdyaev, (Các phản ánh của phản ứng trong nước Nga: Phản hồi Christian
đến cuộc cách mạng trong tác phẩm của N.A. Berdyaev), Nxb. Blackwell, đã
cho rằng: những vấn đề xã hội, con người N.A. Berdyaev đưa ra ngày càng
trở nên có chiều sâu và được giới học giả tin theo. Điều này cho thấy
Christopher không chỉ chia sẻ quan điểm triết học hiện sinh về con người của
Berdyaev mà cả các giá trị phổ quát của các tác phẩm khác của Berdyaev.
- E. L. Allen Paperback (1950), trong cuốn sách Freedom in God: a
guide to the thought of Nicholas Berdyaev (Tự do phụ thuộc vào Thiên Chúa:
một hướng dẫn đến những suy nghĩ của Nicholas Berdyaev), Nxb. Gollacz, đã
nêu lên tầm ảnh hưởng quan điểm lệ thuộc của con người vào Thượng đế.
Điều này đã tạo nên sự mất tự do của con người để trôi dạt về một thế giới hư
ảo, làm mờ đi những định hướng, suy tư có tính độc lập của cá nhân. Theo tác
giả cần thoát khỏi những suy nghĩ đó, giải phóng chính bản thân, dẫn con
người trở lại với chính mình. Đây cũng là suy nghĩ hướng đến tư tưởng của
N.A. Berdyaev mà E. L. Allen Paperback đã tiếp thu từ Berdyaev.
- Fuad Nucho (1966 - 1967) trong tác phẩm Berdyaev’s philosophy:
The Existential Paradox of Freedom and Necessity (Triết lý của Berdyaev: Sự
cần thiết chủ nghĩa hiện sinh tự do - một nghiên cứu quan trọng), Nxb.
Gollacz, đã cho rằng: tự do của con người đã được nâng lên một tầm cao như
triết lý quan trọng trong triết học của Berdyaev. Fuad Nucho đặc biệt đề cao


5


những tư tưởng của N. A Berdyaev trong nửa cuối thế kỉ XX và so sánh nó
với kim chỉ nam cho sự giải phóng hoàn toàn con người. Và tác giả còn ví tự
do của con người tương đương với chủ nghĩa hiện sinh, đề cao vấn đề con
người sống có mục đích, lý tưởng.
- Trong bài Tư tưởng tự do và sáng tạo (bài dịch được đăng tại Tạp chí
Khoa học xã hội Việt Nam, số 3 (2014), Tiến sĩ Viktoriya Musyuchuk - Viện
Đông Phương học, Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraina, đã đánh giá
triết học của N.A. Berdyaev là một biến thể của triết học hiện sinh, với chủ đề
cơ bản, xuyên suốt là cá nhân con người tự do và sáng tạo. Trong bài viết này
tác giả cho rằng, theo quan niệm của N.A. Berdyaev con người chỉ thể hiện
bản chất tự do và sáng tạo trong quan hệ với Chúa: sáng tạo là yêu cầu của
Chúa đối với con người, là sự hưởng ứng của con người đối với hành động
sáng tạo của Chúa, đồng thời cũng là bước đột phá vào một tồn tại khác; thế
giới được tạo nên không chỉ bởi Chúa, mà còn bởi con người, là sự nghiệp
của Chúa - Nhân. Sáng tạo gắn liền với tự do, tự do là điều kiện tiên quyết của
sáng tạo, sáng tạo là hiện thực hóa tự do. Trong bài viết này tác giả đã khái
quát lại những quan điểm triết học cơ bản về tự do của N.A. Berdyaev mà đặc
biệt nhấn mạnh đến tư tưởng tự do gắn liền với Chúa.
Các tác giả trên thế giới tiếp cận tư tưởng triết học N.A. Berdyaev trong
cả hệ thống tư tưởng của ông. Quan niệm về con người thường được N.A.
Berdyaev trình bày đan xen trong những tác phẩm triết học chính trị - xã hội
hay những bài giảng trong trường đại học.
Tại Việt Nam cũng đã có một vài công trình liên quan đến N.A.
Berdyaev, trong đó phải kể đến những cuốn sách của ông được dịch sang
Tiếng Việt, đó là: Triết học của tự do (2016) do Đỗ Minh Hợp dịch. Hay
trong tập 3 của Lịch sử triết học Phương Tây (2014) của Đỗ Minh Hợp – ông

đã có tìm hiểu, nghiêm cứu và đánh giá về các tư tưởng của N.A. Berdyaev.

6


Tác phẩm Con người trong thế giới tinh thần mới ra mắt độc giả Việt
Nam nên chưa có nhiều tài liệu trong nước nghiên cứu tác phẩm này một cách
chuyên sâu. Luận văn này, có thể là một nghiên cứu bước đầu về tư tưởng của
N.A. Berdyaev dựa vào tác phẩm và các tài liệu liên quan đến ông nêu trên.
Chúng tôi hy vọng, nghiên cứu của mình về triết học con người của N.A.
Berdyaev sẽ có những đóng góp mới, góp phần tìm hiểu sâu hơn và giới thiệu
ra công chúng Việt Nam tư tưởng triết học của ông.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích: Làm rõ những tư tưởng cơ bản của N.A. Berdyaev về con
người, từ đó chỉ ra những giá trị và hạn chế của chúng.
* Nhiệm vụ
+ Chỉ rõ các điều kiện và tiền đề cho sự đời quan niệm của N.A.
Berdyaev về con người trong tác phẩm Con người trong thế giới tinh thần.
+ Trình bày và phân tích nội dung cơ bản của quan niệm N.A.
Berdyaev về con người trong tác phẩm Con người trong thế giới tinh thần.
+ Đánh giá giá trị và hạn chế của quan niệm N.A. Berdyaev về con người
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nhân cách luận, trong đó phân tích sự nô lệ và con đường giải phóng
của con người trong quan niệm của N.A. Berdyaev.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn nghiên cứu các nội dung cơ bản về con người trong
tác phẩm Con người trong thế giới tinh thần.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận


7


Luận văn được thực hiện dựa trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, nhất là phần quan điểm về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý
thức xã hội để nghiên cứu quan niệm của N.A. Berdyaev về con người.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, hệ
thống - cấu trúc, quy nạp - diễn dịch, nghiên cứu văn bản.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn nêu ra và làm rõ quan điểm của N.A Berdyaev về tình trạng
nô lệ và cuộc giải phóng con người khỏi tình trạng đó. Thông qua đó thấy
được tính nhân văn trong triết học hiện sinh của N.A. Berdyaev và cho bạn
đọc có được những thông tin lý thú về một trong những triết gia Nga nổi tiếng
nhất tại nước ngoài với nhiều công trình nghiên cứu, sách báo đã công bố của
ông.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
* Ý nghĩa lý luận
Luận văn cho thấy cái nhìn về chính bản thân con người và những điều
liên quan đến cuộc sống. Thêm vào đó cũng thấy được con người ngày càng
đánh mất tự do tinh thần, đánh mất chính mình.
Luận văn nêu ra một số khái quát về cách hiểu bản diện cá nhân con
người, những trạng thái nô lệ tinh thần của con người. Do đó yêu cầu đặt ra
cần có sự giải phóng tinh thần con người khỏi những tình trạng này.
* Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các môn học có liên quan
đến Lịch sử triết học và Triết học phương Tây hiện đại.
8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2
chương, 6 tiết.

8


Chƣơng 1. ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG
N.A. BERDYAEV VỀ CON NGƢỜI TRONG TÁC PHẨM
CON NGƯỜI TRONG THẾ GIỚI TINH THẦN
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa - chính trị
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Đầu thế kỷ XX, đế quốc Nga là một trong những đế quốc lớn nhất thế
giới. Sau khi Nga hoàng Aleksandr II thực hiện cuộc cải cách năm 1861, chủ
nghĩa tư bản Nga phát triển nhanh chóng. Tuy phát triển sau các nước tư bản
Tây Âu nhưng đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cũng như các nước Tây
Âu khác, đế quốc Nga cũng chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Tư bản
nước ngoài đầu tư mạnh mẽ vào Nga như Anh, Pháp, Đức đặc biệt là Pháp
với 5 tỉ Rupee. Các ngành công nghiệp nặng phát triển như luyện kim, cơ
khí, hoá dầu,… với nhiều thành tựu như từ năm 1860 đến 1890, sản
lượng thép tăng lên 3 lần, than đá tăng 19 lần, chiều dài đường xe lửa tăng
gấp đôi. Năm 1913, sản lượng công nghiệp Nga chiếm 5,5% sản lượng công
nghiệp thế giới, đứng thứ 5 thế giới.
Khi đó Nga có 150 công ty độc quyền thao túng toàn bộ nền kinh tế
cũng như ngân hàng. Về trình độ công nghiệp của Nga thua kém các nước
khác nhưng mức độ tập trung công nghiệp rất cao. ¾ công nhân Nga tập trung
ở các thành phố lớn như Petrograd, Moskva, khu khai thác than Donetsk, khu
khai thác dầu Baku.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng nhưng muộn màng của chủ nghĩa
tư bản Nga vẫn không thể thay đổi 1 thực tế là nước Nga là vẫn là 1
nước nông nghiệp với mối quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Tàn tích của

chế độ nông nô vẫn còn tồn tại sâu rộng ở nước Nga thể hiện rõ nét ở việc
phần lớn ruộng đất tập trung trong tay quý tộc, địa chủ. 2/3 ruộng đất trong
nước nằm trong tay địa chủ, quý tộc, 30 000 đại địa chủ chiếm tới 70 triệu

9


mẫu Nga (1 mẫu Nga = 1,09 hecta) ruộng đất. Nga hoàng đồng thời cũng là
địa chủ lớn nhất với 7 triệu mẫu Nga ruộng đất. Địa chủ bóc lột nông dân hết sức
nặng nề và tàn bạo, nhất là chế độ lao dịch. Trình độ sản xuất nông nghiệp lạc
hậu do đó năng suất thấp, nạn mất mùa và đói kém xảy ra thường xuyên.
Sau khi Nga tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), chiến
tranh đã làm cho nền kinh tế bị kiệt quệ. Nhiều lãnh thổ trù phú, nhiều nhà
máy ở vùng phía Tây nước Nga bị quân Đức chiếm nên tiềm lực công nghiệp
chỉ còn một nửa mức trước chiến tranh, sản lượng nông nghiệp bị giảm 20%,
chỉ còn lại 1/2 chiều dài đường sắt và các phương tiện vận tải, tiền tệ lạm phát
nghiêm trọng. Những khó khăn về kinh tế đã làm bùng nổ mâu thuẫn chính
trị, xã hội.
Bên cạnh đó Châu Âu thời kì này vẫn là giai đoạn phục hồi sau chiến
tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) – chiến tranh tàn phá nặng nề làm tổn
hại cả về kinh tế lẫn tinh thần của con người. Đặc biệt nền kinh tế - chính trị xã hội châu Âu trong đó có Đức và Pháp khủng hoảng trầm trọng.
Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau
Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt
xuống hàng thứ tư thế giới. Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất
là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô... Nhiều công ti độc
quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Pháp tụt xuống hàng
thứ tư sau Đức, Mĩ, Anh và kĩ thuật lạc hậu rõ rệt so với nền công nghiệp của
nhiều nước tư bản trẻ khác.
Tuy vậy, công nghiệp Pháp cũng có những tiến bộ đáng kể. Hệ thống

đường sắt lan rộng cả nước, đã đẩy nhanh sự phát triển của các ngành khai
mỏ, luyện kim và thương nghiệp. Việc cơ khí hoá sản xuất được tăng cường.

10


Từ năm 1852 đến năm 1900, số xí nghiệp sử dụng máy móc tăng lên 9 lần, số
động cơ chạy bằng hơi nước tăng lên 12 lần.
Bên cạnh đó, ở Pháp vẫn còn nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ. Năm 1896,
trong tổng số 3,3 triệu công nhân, thì trên 1 triệu làm việc trong các xí nghiệp
có từ 10 đến 100 công nhân và trên 1,3 triệu lao động ở các xí nghiệp có từ 1
đến 10 công nhân.
Nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế Pháp vì phần
đông dân cư sống bằng nghề nông. Tiểu nông chiếm đa số nông hộ. Tình
trạng đất đai phân tán, manh mún không cho phép sử dụng máy móc và kĩ
thuật canh tác mới. Nghề nấu rượu nho bị cạnh tranh gay gắt, nên nghề trồng
nho - một nguồn lợi kinh tế quan trọng, cũng bị sa sút.
Trong thời kì này, ở Pháp cũng hình thành nhiều tổ chức độc quyền,
dần dần chi phối nền kinh tế đất nước.
Điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng
đạt mức cao: 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong
cả nước. Pháp là nước đứng thứ hai (sau Anh) về xuất khẩu tư bản nhưng hình
thức khác Anh ở chỗ phần lớn số vốn đem cho các nước vay với lãi suất nặng.
Năm 1908, 38 tỉ phrăng được xuất khẩu trong khi chỉ có 9,5 tỉ đầu tư
vào công nghiệp trong nước, còn lại là cho vay nặng lãi. Tổng số lãi do vốn
xuất khẩu năm 1913 lên tới 2,3 tỉ phrăng. Năm 1914, số vốn xuất khẩu lên 50
- 60 tỉ phrăng, trong đó 13 tỉ cho nước Nga vay, chỉ có 2 - 3 tỉ được đưa vào
thuộc địa. Do vậy, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc
cho vay lãi.
Như vậy sau những nỗ lực và hành động phục hồi nên kinh tế, cuối

cùng kinh tế Châu Âu, trong đó có Nga và Pháp đã dần phục hồi sau chiến
tranh và dần có những bước phát triển.

11


* Bối cảnh văn hóa - chính trị
Sau cách mạng tháng 10 ở Nga, những người Bolshevik giành được
chính quyền, còn những người ủng hộ chính quyền Nga Hoàng cũ vùng dậy
bạo động, dẫn tới nhiều năm nội chiến toàn diện. Được gọi với biệt danh
“Bạch vệ binh”, các lực lượng đó được phương Tây giúp đỡ. Các quân đội
của 14 nước phương Tây (được chỉ đạo bởi Hoa Kỳ, Anh và Pháp) tìm cách
xâm nhập Liên bang Xô viết, hỗ trợ các lực lượng thù địch với người
Bolshevik nhằm lật đổ chế độ Xô viết. Điều này đã dẫn điến cuộc đấu tranh
âm ỉ trong tư tưởng của các nhà chính trị trong đó có N.A. Berdyaev.
Đến đầu thế kỷ XX và trước thế chiến thứ nhất, Nga vẫn là nước theo
chế độ quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của Nga hoàng Nikolai II. Sự tồn
tại của chủ nghĩa tư bản độc quyền và những quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa,
sự kết hợp giữa hình thái kinh tế tiên tiến nhất và lạc hậu nhất đã làm cho
nước Nga trở thành nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế
quốc: Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nga với chế độ quân chủ chuyên chế
của Nga hoàng; mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân; mâu thuẫn giữa tư
sản và vô sản; mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các dân tộc trong đế quốc; mâu
thuẫn giữa đế quốc Nga và các đế quốc khác.
Với tình trạng kinh tế và tình hình xã hội tồn tại nhiều mối mâu thuẫn
như vậy làm cho đế quốc Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền
của chủ nghĩa đế quốc, tạo nên tiền đề chủ quan cho cách mạng xã hội chủ
nghĩa nổ ra và giành thắng lợi.
Với tình hình như trên đã dẫn đến nội chiến kéo dài từ năm 1921. Sau
đó cách mạng tháng 10 thắng lợi, thành lập Liên bang Xô Viết.

Giai đoạn từ khi củng cố Cách mạng Bolshevik năm 1917 tới năm 1921
được gọi là giai đoạn cộng sản thời chiến. Ruộng đất, toàn bộ ngành công
nghiệp và doanh nghiệp nhỏ đều bị quốc hữu hoá và nền kinh tế tiền tệ bị hạn

12


chế. Sự đối lập mạnh nhanh chóng phát triển. Nông dân muốn được trả bằng
tiền mặt cho các sản phẩm của mình và bực tức vì phải nộp thặng dư mùa
màng cho chính phủ như một phần chính sách nội chiến. Đối đầu với sự phản
đối của nông dân, V.I. Lênin (1870 - 1924) bắt đầu chiến lược rút lui khỏi
cộng sản thời chiến được gọi là Chính sách Kinh tế Mới (NEP). Nông dân
được miễn thuế bán buôn và được phép bán lương thực thặng dư ra thị trường
tự do. Thương mại phát triển khi bán lẻ tư nhân được hoạt động. Nhà nước
tiếp tục nắm ngân hàng, vận tải, công nghiệp nặng và các ngành công cộng.
Trong khi nền kinh tế đang chuyển đổi, đời sống xã hội của nhân dân
đã trải qua những thay đổi lớn. Sau khi Lenin qua đời, I.V. Stalin (1879 1953) chiến đấu giành quyền kiểm soát Liên bang Xô Viết với các phe phái
đối thủ bên trong Bộ chính trị, đặc biệt là phe của Leon Davidovich Trotsky.
Tới năm 1928, khi những người theo chủ nghĩa Trotsky hoặc đã bị lưu đày
hoặc đã mất quyền lực, Stalin đã sẵn sàng đưa ra một chương trình cực đoan
đưa quá trình công nghiệp hoá vào thực hiện. Sau những cải cách của Stalin
nước Nga đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn và chiến thắng trong cuộc
chiến thanh thế giới thứ hai.
Bên cạnh đó, trong những thập niên cuối của thế kỉ XIX, nước Pháp ráo
riết chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức, tiến hành những cuộc chiến
tranh xâm chiếm thuộc địa, chủ yếu ở khu vực châu Á và châu Phi. Nửa cuối
thế kỉ XIX, Pháp lần lượt thôn tính ba nước Đông Dương. Cùng với các đế
quốc khác, Pháp tham gia xâu xé Trung Quốc, lập tô giới ở đảo Hải Nam
(1898), có khu vực ảnh hưởng ở nhiều thành phố và tỉnh thành ở miền Nam
Trung Quốc. Những năm 90, Pháp chinh phục nhiều nước châu Phi (Xê-nêgan, Tây Xu-đăng, Ghi-nê, một phần Công-gô, Đa-hô-mây...).

Đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Pháp được mở
rộng chỉ đứng sau Anh, với diện tích gần 11 triệu km và 55,5 triệu dân.

13


Trong khi đó, chính trị trong nước Pháp có nhiều biến động. Đầu năm
1931, Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập bao gồm: Đảng Cộng sản,
Đảng Xã hội, Đảng Cấp tiến, Tổng đoàn lao động và các đoàn thể quần chúng
của 3 đảng trên.
Tháng 5/1936, Mặt trận Nhân dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc tổng
tuyển cử và đứng ra lập Nội các. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp
lên cao. Trong tháng 5 và tháng 6 năm 1936 có 1,5 triệu người bãi công đòi
cải thiện đời sống. Chính phủ Pháp phải thông qua đạo luật hủy bỏ thuế đánh
vào tiền bồi thường tai nạn lao động cho công nhân; quyết định số ngày nghỉ
có lương cho công nhân; hủy bỏ Sắc luật quy định giao kèo tập thể.
Tháng 9/1870, nước Pháp thành lập nền Cộng hoà thứ ba. Song, phái
Cộng hoà Pháp đã sớm chia thành hai nhóm: Ôn hoà và Cấp tiến. Hai nhóm
này thay nhau cầm quyền ở Pháp.
Đặc điểm của nền cộng hoà Pháp là tình trạng thường xuyên khủng
hoảng nội các. Trong vòng 40 năm (1875 - 1914), ở Pháp đã diễn ra 50 lần
thay đổi chính phủ. Nhiều vụ bê bối chính trị bị vỡ lở, nạn hối lộ và tham
nhũng lan tràn trong chính phủ.
Tóm lại, bối cảnh Châu Âu, đặc biệt ở Đức, Pháp và Nga cuối thế kỉ
XIX, nửa đầu thế kỷ XX đã ảnh hưởng rất lớn và dẫn tới thay đổi tới tư tưởng
của N.A. Berdyaev khi chứng kiến những sự thay đổi to lớn của chính trị Nga
với rất nhiều mâu thuẫn trong chính xã hội ông đang sống. Do đó một người
luôn luôn trăn trở về con đường mà nước Nga đã lựa chọn, về đất nước đã
khước từ những tư tưởng giải phóng tự do cho con người. Từ đây, ông đã viết
một loạt tác phẩm mang tính triết học, chính trị, xã hội có nhiều giá trị.


14


1.2. Tiền đề tƣ tƣởng cho sự ra đời quan niệm của N.A. Berdyaev
về con ngƣời
Các nhà tư tưởng đi trước đã có ảnh hướng lớn đến quan điểm của N.A.
Berdyaev, đặc biệt phải kể đến: Thomas Aquinas (1225 - 1274), G.W.F.
Hegel (1770 - 1831), J.J. Rousseau (1712 - 1778), I. Kant (1724 - 1804),
Franc Baader (1765 - 1841), A. Schopenhauer (1788 - 1860), J.S. Mill (1806 1873), S. Kierkegaard (1813 - 1855), K. Marx (1818 - 1883), N.L. Tolstoy
(1828 - 1910), T. Jaspers (1883 - 1969), F.W. Nietzsche (1844 - 1900), M.
Heiderger (1889 - 1976)…
I. Kant và A. Schopenhauer có ý nghĩa rất to lớn trong khởi đầu con
đường của N.A. Berdyaev. Ông không phải là triết gia theo trường phái và
trước khi cũng không như hiện nay không thuộc về trường phái nào cả. A.
Schopenhauer là triết gia đầu tiên mà ông tiếp nhận sâu sắc. N.A. Berdyaev
đã đọc cuốn sách triết học từ khi còn là một cậu bé. Mặc dù những năm tháng
tuổi trẻ ông gần gũi với tư tưởng của I. Kant, nhưng chưa bao giờ ông tiếp
nhận hoàn toàn, một cách trọn vẹn triết học của I. Kant, cũng như A.
Schopenhauer. Thậm chí trên một phương diện nào đó N.A. Berdyaev còn
đấu tranh với I. Kant. Nhưng có những tư tưởng có ảnh hưởng nhất định, xuất
hiện dưới hình thức này hay hình thức khác trong suốt con đường triết học
của ông. N.A. Berdyaev đặc biệt gần gũi với nhị nguyên luận của I. Kant,
phân biệt của I. Kant với quốc vương tự do và quốc vương tự nhiên, học
thuyết của I. Kant về tự do tính cách khả dĩ thấu hiểu được, duy chí luận của
I. Kant và cái nhìn thế giới các hiện tượng như là thế giới khác biệt với cái thế
giới chân thực mà ông gọi là thế giới của các vật tự thân.
N.A. Berdyaev vẫn còn gần gũi với tư tưởng của A. Schopenhauer đối
với ý chí và biểu tượng. Học thuyết của A. Schopenhauer về việc khách thể
hóa ý chí trong thế giới tự nhiên tạo ra một thế giới không chân thực và ông


15


gần gũi với chủ nghĩa phi lý tính của A. Schopenhauer. Quan niệm này đã
phần nào ảnh hưởng nhất định đến triết học cá biệt luận của ông và những tư
tưởng về khách thể hóa bản diện cá nhân.
Vậy nên N.A. Berdyaev cho rằng nhị nguyên luận của I. Kant và chủ
nghĩa bi quan của A. Schopenhauer gần gũi với chân lý hơn.
N.A. Berdyaev trong tác phẩm Triết học của tự do (2016), do Đỗ Minh
Hợp dịch, N.A. Berdyaev đã thừa nhận Franc Baader là người có tinh thần
gần gũi với mình. Franc Baader là triết gia, nhà thần học người Đức. Franc
Baader chống lại chủ nghĩa thực nghiệm trong thời của ông và tố cáo triết lý
phương Tây. Ông là một trong những nhà thần học có ảnh hưởng lớn đối với
triết học tiếp theo. Ông tin rằng thần học và triết học không bị đối lập nhau và
cho rằng sự tồn tại của con người phụ thuộc vào nhận thức của Đức Chúa
Trời về con người. Tất cả sự tự ý thức là cùng một lúc với ý thức của Đức
Chúa Trời. N.A. Berdyaev đã trình bày căn kẽ tư tưởng về Thượng Đế và
quan điểm của ông cũng có phần tương đồng trong cách hiểu với Franc
Baader. Chỉ có điều rằng, N.A. Berdyaev cho rằng giữa nhận thức của con
người và nhận thức của Thượng Đế có sự tách biệt và nhận thức của con
người ngoài tác động của Thượng Đế thì còn bị chi phối bởi những yếu tố xã
hội và tư duy của chính con người.
Nhà tư tưởng người tiếp theo ảnh hưởng đến tư tưởng của N.A.
Berdyaev là K.T. Jaspers - nhà triết học hiện sinh tôn giáo. K.T. Jaspers đã chỉ
ra ý nghĩa của tất cả hiện hữu để hướng lên một cách mạnh mẽ, từ lĩnh vực
những sự vật vật chất lầm lỳ, qua hiện sinh tinh thần của con người đến miền
siêu việt của Thiên Chúa mà ông gọi là Tồn tại tự nó (An-sich-Sein). Ông còn
chỉ ra Cái Tôi kinh nghiệm, cái Tôi ý thức và cái Tôi hiện sinh.
Về đối tượng của triết học, K.T. Jaspers thực chất phê bình cả chủ

nghĩa chủ quan lẫn chủ nghĩa khách quan, ở chỗ đã không xuất phát từ con

16


người, những ràng buộc và ước vọng của nó, đã kéo con người ra khỏi bản
thân nó bằng một thái độ điều tra triết học theo ý đồ sở hữu tri thức và
phương pháp khoa học. Tương đồng với đó, N.A. Berdyaev cho rằng triết học
cần được nhận thức trong hiện hữu của con người, con người sáng tạo ra tất
cả theo hình tượng của mình và tương đồng với mình và tổng hơp các sức
mạnh tinh thần của mình. N.A. Berdyaev cho rằng triết học hiện sinh của M.
Heidegger, K.T. Jaspers đã tiến gần tới điều đó.
Tiếp nối sự ảnh hưởng của các nhà hiện sinh phải kể đến S.
Kierkegaard được coi là cha đẻ của triết học hiện sinh và là một nhân vật
quan trọng tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển của triết học Châu Âu. S.
Kierkegaard quan tâm đến con người trong tình huống hiện sinh. Ông phân
biệt giữa hai tình trạng hiện tại của một người, nghĩa là bây giờ họ đang là gì,
và họ phải là gì. Ông cho rằng có một chuyển động trong đời sống một người
từ tình trạng bản chất sang tình trạng tồn tại. Tóm lại, con người trong quan
niệm của S. Kierkegaard là con người hiện sinh bị “ném vào thế giới này”,
nhưng được thúc đẩy đi tìm ý nghĩa của cuộc đời. Đức tin là hậu quả của tình
huống hiện sinh, là ân sủng và là nhu cầu giúp con người vượt qua được giới
hạn của tình huống hiện sinh là cái chết, sự không hiện hữu, sự không tồn tại.
Ngoài ra còn nói thêm rằng, đâu là cú hích đầu tiên và quan trọng đối
với thái độ ban đầu của N.A Berdyaev với thực tại xã hội và trong những
đánh giá đạo đức của ông về thế giới xung quanh. Đó chính là những năm
tháng N.A Berdyaev còn là cậu bé ông đã tiếp thu nhiều thức từ L. Tolstoy nhà văn, nhà triết học Nga lỗi lạc. Trong tâm niệm của N.A Berdyaev dối trá
nằm trong nền tảng của văn minh, trong lịch sử có tội lỗi với nguyên thủy,
trong toàn bộ xã hội xung quanh được xây dựng trên dối trá và bất công. Mặc
dù ông chưa bao giờ là tín đồ của học thuyết L. Tolstoy và thậm chí rất không

ưu những tín đồ theo L. Tolstoy. Thế nhưng cuộc nổi loạn của L. Tolstoy

17


chống lại cái vĩ đại trá ngụy và những vị thánh trá ngụy của lịch sử, chống lại
giả dối của tất cả những quan hệ xã hội của con người, đã thấm sâu vào con
người N.A Berdyaev. Sau một thời gian dài, cho đến lúc N.A Berdyaev viết
tác phẩm này, ông vẫn còn nhận ra trong bản thân mình những đánh giá ban
đầu về lịch sử và xã hội, tính tự do đó thoát khỏi cái truyền thống xã hội áp
đặt, thoát khỏi những thành kiến luân lí của các nhà mô phạm, cảm giá kinh
tởm đối với bạo lực. N.A. Berdyaev ý thức điều này như một cuộc cách mạng
tinh thần, bởi được sinh ra từ những phản ánh khác nhau đối với những gì ông
đã được chứng kiến.
Cuộc gặp gỡ của N.A. Berdyaev với F.W. Nietzsche có ý nghĩa to lớn
trong cuộc đấu tranh tinh thần diễn ra trong bản thân ông hồi đó. N.A.
Berdyaev đã đọc các tác phẩm của F.W. Nietzsche ngay từ khi tên tuổi của
ông còn chưa được biết đến rộng rãi. F.W. Nietzsche và L. Toilstoy đã có ảnh
hưởng rất lớn đến những tư tưởng về bất công, trá ngụy của N.A. Berdyaev
sau này. Thậm chí có lúc so sánh giữa hai triết gia, F.W. Nietzsche thắng cả
L. Toistoy, nhưng điều này chưa bao giờ triệt để cả. Đánh giá lại các giá trị
của F.W. Nietzsche, thái độ của N.A. Berdyaev đối với duy lý và luân lý đi
vào cuộc đấu tranh tinh thần của ông như một sức mạnh ngầm.
Sau này những năm tháng sinh viên, N.A. Berdyaev chịu ảnh hưởng
của K.H. Marx trong thái độ đối với thực tại xã hội. N.A. Berdyaev không
bao giờ đi theo một học thuyết chính thống nào và luôn đấu tranh chống lại
học thuyết chính thống. Ông thừa nhận chưa bao giờ là nhà Marxist chính
thống, chưa bao giờ theo chủ nghĩa duy vật, và ngay cả vào thời kì Marxist
ông vẫn là người theo chủ nghĩa duy tâm trong triết học. N.A. Berdyaev cố
gắng kết hợp triết học duy tâm với chủ nghĩa Marx trong các vấn đề xã hội.

Tuy nhiên thực chất N.A. Berdyaev đặt cơ sở cho chủ nghĩa xã hội một cách
duy tâm mặc dù ông thừa nhận nhiều luận điểm của cách hiểu duy vật luận về

18


lịch sử. Và thái độ của ông đối với chủ nghĩa Marx mang tính phân đôi, chưa
bao giờ tiếp thu được chủ nghĩa Marx một cách toàn diện.
Triết gia nổi tiếng người Đức, M. Heiderger đã không dưới ba lần N.A.
Berdyaev nhắc đến trong tác phẩm của mình. Điều này cũng cho thấy sự ảnh
hưởng lớn của M. Heiderger đến N.A. Berdyaev. Bản thể luận của M.
Heidegger là học thuyết về tồn tại con người, về cấu trúc của tồn tại con
người. Ông cho rằng tồn tại người là xuất phát điểm, là hiện thực đầu tiên có
tính thứ nhất. Khác các hiện hữu khác, tồn tại người là một hiện hữu ý
thức được sự hiện hữu của chính mình, tức là có khả năng nhận thức, khả
năng tự hỏi về vấn đề hiện hữu. Tồn tại không phải là các sự vật và nó cũng
khác hiện hữu. Tồn tại người là nền tảng, là nguồn gốc của toàn bộ hiện hữu.
Vốn là một một giáo sư giảng dạy triết học cùng với sự không đồng
tình trước thế cuộc của nước Nga lúc đấy giờ. Lúc đầu N.A. Berdyaev bị trục
xuất khỏi Nga, sau đó ông đến Đức và Pháp. Chính những thực tại xã hội ở ba
nước này đã khiến ông suy nghĩ về tình trạng nô lệ trên nhiều phương diện
của con người và đưa ra quan điểm giải phóng con người của ông. Cùng với
đó N.A. Berdyaev được tiếp xúc ngay từ nhỏ với cha của mình, người cũng có
tư tưởng tự do. Cho nên những tiền đề tư tưởng trên đã giúp hình thành quan
điểm hiện sinh về con người của N.A. Berdyaev - một trong những nhà triết
học có đóng góp nhất định đến sự phát triển của chủ nghĩa hiện sinh Pháp.
1.3. N.A. Berdyaev và tác phẩm Con người trong thế giới tinh thần
1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp của N.A. Berdyaev
* Cuộc đời.
Nước Nga - và cùng với nó là toàn bộ thế giới văn minh – hiện nay lại

tìm thấy tài sản tinh thần từng bị đánh mất - triết học duy tâm Nga, triết học

19


mà sự hưng thịnh của nó ở cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX thường được gọi
là Phục hưng triết học tôn giáo Nga. Một trong những nhân vật nổi bật nhất
của Phục hưng này là Nicolai Alexandrovich Berdyaev. N.A. Berdyaev sinh
năm 1874, qua đời năm 1948 trong một gia đình quý tộc Nga ở Kiev. Cha
ông, Alexander Mikhailovich Berdyaev - một người có học thức và coi mình
có tư tưởng tự do, thường bày tỏ sự hoài nghi đối với tôn giáo. Mẹ của N.A.
Berdyaev là Alina Sergeevna Berdyaeva - xuất thân từ tầng lớp thượng lưu
mang dòng máu của giới quý tộc Pháp và Nga.
Do vậy ông có nhiều điều kiện tiếp xúc với tri thức và ông thường
xuyên đến thư viện của cha mình - nơi ông đã đọc nhiều thể loại sách, trong
đó có sách của J.W.F. Hegel ( 1770 - 1831), A. Schopenhauer (1788 - 1860),
và I. Kant (1724 - 1804)…
Năm 1894, ông vào học trường sĩ quan quân đội, nhưng cảm thấy môi
trường không phù hợp nên đã chuyển sang học trường Đại học Kiev. Tại
trường, ông có thời gian tham gia cách mạng nhiệt tình trong sinh viên và trí
thức. Tại đây ông trở thành một người theo chủ nghĩa Mácxit tham gia hoạt
động trong phong trào sinh viên rất tích cực, sau đó bị bắt trong một cuộc
biểu tình và bị trục xuất khỏi trường đại học. Năm 1898, ông lại bị bắt giam
một tháng, sau đó bị đi đày ở miền Bắc Nga (1901 - 1902).
Năm 1904, ông kết hôn với Lydia Trusheff và vợ chồng ông chuyển
đến Saint Petersburg, Nga - trung tâm của hoạt động trí tuệ và luôn hừng hực
không khí cách mạng. Ông đã tham gia đầy đủ vào các cuộc tranh luận trí tuệ
và tinh thần, cuối cùng ông rời bỏ chủ nghĩa Macxit cực đoan để tập trung chú
ý vào triết học và tinh thần Kitô giáo.
Thời gian 1905 - 1906 ông cùng với S.N. Bulgakov (1891 - 1940), nhà

văn học, y học đã thành lập tạp chí Những vấn đề của cuộc sống nhằm tập
hợp những trào lưu mới trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng.

20


Một bài báo năm 1913, do chỉ trích Thượng Hội Thánh của Giáo hội
Chính Thống Nga, khiến ông bị buộc tội báng bổ Giáo hội và do vậy bị trừng
phạt, lưu đày đến Siberia suốt đời. Chiến tranh Thế giới và Cuộc Cách mạng
Bolshevik đã ngăn cản vấn đề này được đưa ra xét xử. Sau cuộc Cách mạng
tháng 10 năm 1917, tư tưởng của ông và nhiều nhà trí thức khác có phần
khác với chế độ Bolshevik vì chủ nghĩa toàn trị và sự thống trị của nhà nước
về quyền tự do cá nhân. Tuy nhiên, ông được phép trong thời gian này vẫn
được tiếp tục giảng dạy và viết.
Với sự băn khoăn luôn thường trực và quan điểm cá nhân của mình,
vào năm 1919 ông mở diễn đàn riêng, mang tên Học viện Văn hóa Tinh thần
tự do. Đây là một diễn đàn để ông diễn thuyết về các chủ đề nóng trong ngày
và trình bày chúng theo quan điểm của Kito giáo. Bên cạnh đó ông cũng trình
bày quan điểm của mình trong các bài giảng công đồng này. Và vào mỗi thứ
ba, học viện đã tổ chức một cuộc họp tại nhà vì hoạt động chống tôn giáo của
Liên Xô rất căng thẳng vào thời điểm đó và chính sách chính thức của chính
phủ Bolshevik, với luật chống tôn giáo Xô viết.
Năm 1920, N.A. Berdyaev trở thành giáo sư triết học tại Đại học
Moscow, Nga. Trong cùng năm đó, ông bị buộc tội: Tham gia vào một âm
mưu chống lại chính phủ, sau đó ông đã bị bắt và bỏ tù. Sau đó ông được đưa
ra tham vấn, ông không cầu xin, ông đã tuyên bố vững chắc về các nguyên tắc
đạo đức và tôn giáo nhờ đức hạnh mà ông không tuân theo Đảng cầm quyền.
Sau cùng họ không có lý do gì để đưa ông ra xét xử, và ông được trả tự do.
Sau đó các nhà chức trách của Liên Xô cuối cùng đã trục xuất ông khỏi
Tổ quốc của mình vào năm 1922. Ông trở thành một trong số 160 nhà văn,

học giả và trí thức nổi tiếng được các nhà khoa học đánh giá cao. Nhìn chung,
những người bị trục xuất này không ủng hộ chế độ của cả Nga hoàng và
Bolsheviks, họ muốn hình thức tự trị hơn là sự can thiệp nhiều của Chính

21


×