Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Ảnh hưởng từ motif truyện tài tử giai nhân của văn học trung quốc đến truyện lục vân tiên của nguyễn đình chiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.22 KB, 5 trang )

Đề: Ảnh hưởng từ motif truyện tài tử giai nhân của văn học Trung Quốc đến truyện
Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
Với ưu thế vốn có của một quốc gia với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, văn học
Trung Quốc đã đổ chiếc bóng to lớn, vĩ đại của mình lên nhiều quốc gia trên thế giới
trong đó có Việt Nam. Trung Quốc có kho tàng văn học cổ điển phong phú với rất
nhiều thể loại đặc trưng và cũng là nguồn cảm hứng sáng tác cho nhà văn nhà thơ Việt
Nam thời kì trung đại. Theo bước đi của thời gian, khi cỗ xe văn học Trung Quốc lăn
bánh đến thời kì Minh – Thanh nó thu thập được một thể loại văn học mới mẻ đó là
tiểu thuyết. Tiểu thuyết là thể loại ra đời tương đối muộn nhưng nó đã chứng tỏ được
sức sống mạnh mẽ trong quá trình sinh thành và phát triển. Thời kì này cho ra đời
không ít những tác phẩm nổi tiếng, có giá trị trường tồn cho đến ngày hôm nay, chính
vì thế mà thời Minh – Thanh được gọi là thời kì của tiểu thuyết. Trong các mảng đề tài
tài của tiểu thuyết phải kể đến truyện tài tử giai nhân. Bởi thứ tình ái hôn nhân vô cùng
lý tưởng trong các tiểu thuyết tài tử giai nhân phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ, cũng như
nhu cầu phô trương cái tôi cá nhân và yêu cầu được do sống với bản ngã của mình.
Chính vì thế mà tiểu thuyết tài tử giai nhân khi du nhập vào Việt Nam lại có sức
lan tỏa vô cũng mạnh mẽ. Cũng dễ hiểu tại sao lại có rất nhiều tác phẩm của Việt Nam
mô phỏng cốt truyện của các tiểu thuyết thời kì này. Các truyện Nôm không hoàn toàn
lấy đề tài từ, cốt truyện Trung Quốc những cũng thể phủ nhận sức hút của thể loại này
ở Việt Nam. Trong hệ thống những tác phẩm truyện Nôm có nguồn gốc đề tài từ các
truyện cổ của Trung Quốc có truyện thơ Nôm Nhị độ mai. Truyện Nhị độ mai diễn ca
được bắt nguồn từ một truyện cổ của Trung Quốc có tên là Trung hiếu tiết nghĩa Nhị
độ mai.
Thể loại tiểu thuyết tài tử giai nhân đã thổi một hơi thở mới vào đời sống tinh
thần của người dân thời kì này. Không chỉ dừng lại ở phương diện thỏa mãn những
nhu cầu của đời sống tinh thần, motif trong truyện tài tử giai nhân còn ảnh hưởng đến
một số các tác phẩm truyện thơ Nôm của Việt Nam. Trong đó có ảnh hưởng đến tác
phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Thế nhưng những ảnh hưởng văn học dù
mãnh mẽ đến đâu cũng thông qua sự tiếp nhận, lựa chọn, sáng tạo, chứ không phải sao
chép một cách giản đơn. Đó chính là ý thức tiếp nhận cái mới nhưng vẫn không làm
mất đi bản sắc dân tộc của đại bộ phận văn sĩ Việt Nam.




Khám phá truyện Lục Vân Tiên qua motif truyện tài tử giai nhân không phải để
khẳng định, để xem nó như một truyện tài tử giai nhân một cách thuần túy. Mà để thấy
rằng truyện Lục Vân Tiên có chịu ảnh hưởng của không khí tiểu thuyết tài tài tử giai
nhân nhưng vẫn có những nét tương đồng và dị biệt, có những cách tân sáng tạo để
hợp với văn hóa của người Việt Nam. Lục Vân Tiên là một “tiểu thuyết bằng thơ
Nôm” thể hiện cái nhìn độc đáo và lý tưởng thẫm mĩ cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu.
Ông là một nhà thơ mù lòa nhưng có được cuộc đời lao động trí óc nghiêm túc, say
mê, tràn đầy nghị lực không hề mệt mỏi. Chính tài năng đích thực đã tạo ra anh hùng
Lục Vân Tiên sống mãi trong lòng quần chúng nhân nhân với bài học về luân lí đạo
đức của con người qua nhiều thế hệ. Với đề tài ảnh hưởng của motif trong tiểu thuyết
tài tử giai nhân của văn học Trung quốc đến tác phẩm Lục Vân Tiên, chúng ta có tiếp
cận qua các đặc trưng như: loại hình nhân vật, mô thức cốt truyện, chủ đề tư tưởng.
Đồng thời trong quá trình nghiên cứu, tìm ra những nét tương đồng và dị biệt, những
sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Đình Chiểu.
Về loại hình nhân vật, truyện tài tử giai nhân thì nhân tố chính dĩ nhiên là “tài
tử” và “giai nhân”. Tài tử là đại biểu cho một hình tưởng lí tưởng hóa nhân cách, là
mẫu mực về đạo đức và hành vi trong xã hội, hơn thế nữa là khuôn mẫu để mọi người
noi theo. Hình tượng người tài tử lý tưởng phải kiêm đủ cả tài, sắc, tình hiệp. Nhân vật
Lục Vân Tiên hội tụ đầy đủ những chuẩn mực của một người anh hùng nghĩa hiệp,
tuổi trẻ, tài cao, lòng khát khao được đem công danh tài năng cứu người, giúp đời. Tài
là yếu tố đầu tiên của người tài tử, đó là thứ “tài” khiến cho việc đỗ khoa cử dễ dàng
như trong lòng bàn tay và cũng là điều cuốn hút, hấp dẫn người giai nhân. Lục Vân
Tiên được nhắc đến với tài hoa, thao lược hơn người:
Văn đà khởi phụng đằng giao
Võ thêm ba lược sau thao ai bì.
Trong khi những tài tử của văn học Trung Quốc lại tự phụ vì tài, vì tài mà kiêu
ngạo, tự cho rằng: “đời người trên thế gian này, tài hoa là thứ nhất quyết không thể
thiếu”. Thì Lục Vân Tiên có tài nhưng lại kiêm tốn, hòa nhã, không cậy tài năng mà

kêu ngạo. Vì Nguyễn Đình Chiểu muốn xây dựng một người giai nhân gần gũi với
nhân dân, dám mang lý tưởng và khát vọng đấu tranh cho công lý, chính nghĩa.


Ngoài tài năng, nhân vật tài tử còn được ưu ái về mặt ngoại hình, hình thể phải hơn
người, vừa có vẻ đẹp nam tính vừa có vẻ đẹp trí tuệ siêu việt. Đây là khuôn mẫu bắt
buộc khi khắc họa nhân vật tài tử trong tiểu thuyết tài tử giai nhân của Trung quốc và
truyện Nôm Việt Nam. Qua con mắt của Thể Loan, Vân Tiên hiện lên với vẻ đẹp toàn
vẹn:
Mày ngài mắt phụng môi son
Mười phân cốt cách vuông tròn mười phân.
Một trong những đặc trưng không thể thiếu của người tài tử đó là tình. Trong
tiểu thuyết tài tử giai nhân, có được tình yêu của giai nhân đã trở thành lẽ sống, mục
đích cả đời của một trang giai nhân. Mặc dù cũng để nhân vật của mình ràng buộc
trong một chữ “ tình” thế nhưng không như Kim Trong mê đắm sắc đẹp của Thúy
Kiều mà chểnh mảng việc học hành thi cử chỉ lo tìm cách tiếp cận giai nhân. Bởi ngoài
chuyện tình cảm luyến ái, Lục Vân Tiên con mang nặng gánh nặng công danh, cứu dân
giúp đời. Đó cũng chính là lý do khi Nguyệt Nga ngỏ lời muốn trao xin một vật làm
tin, Vân Tiên tỏ ý làm ngơ, vì chàng ý thức được rằng “Chữ ân buộc lại chữ tình lay
dây”. Có thể nói đây chính là nét độc đáo trong cách nhìn mới về người giai nhân của
Nguyễn Đình Chiều so với tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc. Thay vì để nhân
vật ràng buộc trong chữ tình quyến luyến, bi lụy, bỏ bê công danh sự nghiệp. Chữ tình
phần nào giúp cho người tài tử khẳng định được phẩm chất đạo đức qua sự nhất kiến
chung tình với người giai nhân.
Sánh đôi với tài tử là người giai nhân với sự hội tụ đầy đủ của các yếu tố mạo,
tài, tình, thức. Người giai nhân nhất thiết phải là người xinh đẹp tuyệt trần, có vẻ đẹp
nghiêng nước nghiêng thành khiến cho tài tử nhất kiến chung tình. Dung mạo của
Kiều Nguyệt Nga tuy không được miêu tả ngay lúc gặp gỡ Lục Vân Tiên nhưng đó là
nhan sắc khiến thái sư mê mẩn, mong ước được cưới làm vợ:
Nàng vừa có sắc khuynh thành

Lại thêm rất bực tài tình hào hoa.
Nguyệt Nga không chỉ có nhan sắc khuynh thành mà tài hoa còn rất mực kì tài. Đặc
biệt là tài thi phú, khiến cho Lục Vân Tiên cũng phải thốt lời ngượng mộ:


Thơ ngân dũ xuất dũ kì
Cho hay tài gái kém gì tài trai.
Điều cốt yếu làm nên vẻ đẹp phẩm chất của giai nhân đó chính là tình. Tấm
lòng trung trinh son sắc với tình yêu nguyện chết không thay đổi của người giai nhân
là nhân tố gắn kết tình yêu của tài tử với giai nhân. Giai nhân không chỉ có tài, có tình
mà còn dũng cảm theo đuổi tình yêu, nắm giữ lấy hạnh phúc cá nhân, chứ không thể
để mặc cho sự sắp đặt của phụ mẫu. Nguyệt Nga không phải là người con gái khuê yếu
đuối, thụ động, khi tìm thấy tình yêu đích thực của đời mình nàng không hề ngại ngần
bày tỏ tấm lòng với Lục Vân Tiên.
Vẫn dựa trên hình mẫu lý tưởng về người tài tử giai nhân nhưng nhân vật Lục
Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga vẫn có những nét riêng mang đậm dấu ấn của người
Việt Nam. Khi miêu tả về hai nhân vật chính này Nguyễn Đình Chiểu không qua chú
trọng đến việc miêu tả ngoại hình, nhan sắc mà chỉ lưu tâm đến tài năng, lý tưởng.
Ngòi bút tác giả không hướng đến miêu tả một đôi tài tử giai nhân với những rung
động khao khát yêu thương mà đặt tình yêu của họ gắn bối cảnh thời đại rối ren để làm
rõ ngoài tình yêu thì trách nhiệm với dân với nước cũng vô cùng quan trọng.
Ảnh hưởng thứ hai không thể không nhắc đến là mô thức tự sự. Các tiểu thuyết
tài tử giai nhân Trung Quốc hay truyện thơ Nôm Việt Nam nhìn chung đều có cùng
một mô thức tự sự căn bản. Dù có giản lược một vài tình tiết, hoặc trưởng hợp lệch
chuẩn phá cách nào đó, nhưng mô thức cốt truyện phải tuân theo mô thức căn bản sau:
Nam nữ nhất kiến chung tình, tiểu nhân gây rối làm cho ly tán, tài tử thi đậu đoàn viên
hoặc ( Hội ngộ - Li Tán – Đoàn viên).
Truyện Lục Vân Tiên nhìn chung vẫn đi theo mô thức tự sự như các tiểu thuyết
tài tử giai nhân trước đó nhưng vẫn có những nét phá cách sáng tạo riêng, lược bỏ tinh
giản bớt những tình tiết phong hoa tuyết nguyệt của đôi tài tử giai nhân mà thay vào đó

là thể hiện chí hướng, cách nhìn nhận chuyện tình ái qua các sự việc, tình huống bất
ngờ. Lược bỏ khung cảnh trai gái dạo chơi viếng cảnh vô tình gặp nhau, Nguyễn Đình
Chiểu đã tạo ra cuộc hội ngộ theo motif anh hùng cứu mĩ nhân để thấy được tấm lòng
nghĩa hiệp của chàng Vân Tiên. Nguyệt Nga vừa gặp đã yêu trong khi đó Lục Vân
Tiên không giống như những tài tử trong tiểu thuyết Trung Quốc lấy tình yêu của giai
nhân làm lẽ sống của cuộc đời. Bởi lẽ sống của Lục Vân Tiên còn là ước vọng thi đỗ


bảng vàng, kinh ban tế thế, giúp dân cứu đời nên không thể ràng buộc mình trong tình
cảm nhi thường tình. Thế nên cuộc hội ngộ nhanh chóng kết thúc



×