Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa tại công ty xuất nhập khẩu hà thiên – galaxy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.85 KB, 125 trang )

ưLời nói đầu
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề kinh tế được người ta nhắc đến nhiều
hơn và nó đã và đang ngày càng được quan tâm và chú trọng đối với hầu
hết các quốc gia trên thế giới. Đồng thời nó cũng là nhân tố thể hiện trình
độ phát triển của mỗi quốc gia Êy. Việt Nam cũng vậy, chúng ta đang ở giai
đoạn đầu tiên của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và quản lý cuả nhà
nước và đang từng bước khẳng định mình trong khu vực và với bạn bè quốc
tế. Nhà nước đã và đang thực hiện việc mở rộng quan hệ kinh tế, giao lưu
buôn bán với nước ngoài tạo điều kiện để chúng ta có thể hoà mình vào xu
hướng phát triển chung của toàn thế giới.
Như vậy, khi chuyển sang cơ chế kinh tế mới nã đã thực sự tác động
một cách sâu sắc đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thể hiên sự
cạnh tranh hết sức gay gắt, chịu sự điều tiết của quy luật cung cầu, không
chỉ đối với các doanh nghiệp trong nước mà còn giữa các doanh nghiệp
trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong môi trường đó, để có
thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp trong
nước luôn phải tự hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh để đem lại hiệu
quả cao nhất có thể và hiệu quả Êy chỉ có thể đo lường được thông qua chỉ
tiêu quan trọng nhất là lợi nhuận đạt đưọc.
Ngay từ khi mở rộng quan hệ kinh tế giao lưu buôn bán với nước
ngoài thì hoạt động xuất nhập khẩu (đặc biệt là hoạt động xuất khẩu hàng
hoá ) của các công ty trong nước đã đem lại mét phần không nhỏ vào thu
nhập của nền kinh tế quốc dân, ngoài ra nó còn đóng góp rất lớn vào sự
phồn thịnh của đất nước. Do đó nhà nước đã không ngừng tạo điều kiện để
cho hoạt động xuất nhập khẩu đạt hiệu quả cao và đặc biệt hơn đó là thông
1


qua luật hải quan nhà nước có thể quản lý sâu sát hơn hoạt động xuất nhập
khẩu của từng công ty. Gần đây, việc ra đời của luật hải quan mới làm cho


các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu gặp không Ýt những
hạn chế và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, nhất là nó ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình xuất khẩu hàng hoá đem lại nguồn thu ngoại
tệ tương đối lớn cho đất nước. Nhận thấy hoạt động kinh doanh xuất khẩu
không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với mỗi đơn vị kinh doanh nói riêng
mà còn đối với tiên trình hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước nói
chung. Chính vì vậy, việc các công ty phải tự hoàn thiện quy trình xuất
khẩu của nhằm mục đích trước mắt là phải thích ứng với quy định của luật
hải quan, sau đó giải quyết yêu cầu cấp bách đặt ra với mỗi công ty là đảm
bảo nâng cao hiệu quả và thực hiện việc kinh doanh theo đúng quy định của
pháp luật.
Qua nhận thức rót ra từ quá trình học tập như vậy, trong thời gian
thực tập ở công ty xuất nhập khẩu Hà Thiên ( tên giao dịch đối ngoại bằng
tiếng anh là: Galaxy ) thuộc Bộ giao thông vận tải, em đã tìm hiểu về quy
trình hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. Em thấy rằng, thực tế là công
ty đã tự điều chỉnh, tự hoàn thiện để sớm thích ứng và thực hiện theo đúng
quy định của luật hải quan do nhà nước ban hành, do đó công ty đã đạt
được những hiệu quả nhất định tuy nhiên vẫn còn có nhiều hạn chế trong
quá trình kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu đạt ra một cách triệt để.
Chính vì vậy, em đã chọn đề tài” Hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng
hoá tại công ty xuất nhập khẩu Hà Thiên – Galaxy” để nghiên cứu. Trong
thời gian thực hiện mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian có hạn,
kinh nghiệm chưa có nhiều, cơ sở lý luận chưa thật vững chắc nên bài viết
còn có những khiếm khuyết nhất định. Em rất mong được sự hướng dẫn của
các thầy cô giáo về mặt lý luận, sự chỉ bảo của các cán bộ công ty trên cơ

2


sở thực tế và sự đóng góp ý kiến của các bạn đọc để bài viết của em có giá

trị hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của GS-PTS Đặng Đình Đào
và các cán bộ công ty xuất nhập khẩu Hà Thiên đã tận tình giúp đỡ em hoàn
thành bài viết này.

Chương I
TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ QUY TRÌNH XUẤT
KHẨU HÀNG HOÁ

I/ Khái quát về xuất khẩu hàng hoá
1/ Khái niệm về xuất khẩu
Xuất phát từ xu thế toàn cầu hoá của nền kinh tế người ta định nghĩa
xuất khẩu nh sau :
Xuất khẩu là hình thức hàng hoá được sản xuất ra ở quốc gia này
nhưng không dùng ở trong nước mà đem tiêu thụ ở quốc gia khác. Xuất
khẩu chính là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài.
Xuất khẩu không phải là hoạt động kinh doanh buôn bán riêng lẻ mà là
hệ thông các quan hệ buôn bán được pháp luật của các quốc gia trên thế giới
cho phép. Các quốc gia tham gia vào hoạt động mua bán này đều phải tuân
thao các tập quán, thông lệ quốc tế. Đối với tất cả các quốc gia trên thế giới,
hoạt động xuất khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng cho mục tiêu phát triển
đất nước, phản ánh mối quan hệ xã hội và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia.
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay thì xuất khẩu là hoạt
động tất yếu của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Các quốc gia có sự
khác biệt về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn tài nguyên, con người …
3


do đó mỗi quốc gia sẽ có những thế mạnh, lợi thế riêng. Để tạo ra sự cân
bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia thường tiến hành

trao đổi hàng hóa dịch vụ với nhau. Tuy vậy, hoạt động xuất khẩu không chỉ
diễn ra ở các nước có lợi thế mà còn diễn ra ngay cả ở các quốc gia không
có bất kì một lợi thế nào. Những quốc gia này vẫn có thể thu được lợi Ých
không nhỏ khi tham gia xuất khẩu.
Theo David Ricardo : những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn
các nước khác, hoặc bị kém lợi thế hơn so với các nước khác trong việc sản
xuất sản phẩm hàng hoá, thì họ có thể thu được lợi thế so sánh nhất định về
một số mặt hàng và kém lợi thế so sánh về một số mặt hàng.
2/ Tầm quan trọng và nhiệm vụ của xuất khẩu hàng hoá
2.1/ Tầm quan trọng của xuất khẩu hàng hoá
* Đối với quá trình phát triển kinh tế
- Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu để nhập khẩu máy móc thiết bị,
máy móc phục vụ mục tiêu kỹ thuật của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
- Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy
sản xuất phát triển :
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng
mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật, công
nghệ hiên đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp
hóa phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu với đất
nước ta. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

4


Một là xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm dư thừa do sản
xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu,
chậm phát triển và do đó sẽ có tác động tiêu cực đến sự thay đổi cơ cấu kinh
tế và sản xuất. Bởi vì với nền kinh tế Việt Nam không thể trông chờ vào sự

dư thừa của quá trình sản xuất hàng hóa trong nước.
Hai là xem thị trường và đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan
trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm này chính là xuất phát từ nhu cầu của
thị trường thế giới để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này
đến sản xuất thể hiện ở chỗ :
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển
thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông
hay thuốc nhuộm và sự phát triển của ngành chế biến thực phẩm xuất khẩu,
dầu thực vật, gạo, chè … có thể kéo theo sự phát triển của ngành công
nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nã.
- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng
cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là
phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên
ngoài vào Việt Nam, nhằm hiện đại hoá nền kinh tế của đất nước, tạo ra
năng lực sản xuất mới.
- Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của nước ta sẽ tham gia vào các cuộc
cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Để có thể giành
thắng lợi trong các cuộc cạnh tranh đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản
xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thị trường.
- Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện
công tác quản trị sản xuất kinh doanh.

5


* Xuất khẩu có tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn việc
làm và cải thiện đời sống của nhân dân.
Tác động của xuất khẩu đối với đời sống bao gồm nhiều mặt. Trước
hết, sản xuất hàng hoá xuất khẩu là nơi thu hót hàng triệu người lao động và

đem lại cho họ nguồn thu nhập không nhỏ. Xuất khẩu còn tạo ra vốn để
nhập khẩu hàng hoá vật phẩm tiêu dùng hàng ngày, đáp ứng ngày càng
phong phú hơn đời sống của nhân dân.
* Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối
ngoại của nước ta.
Chóng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác
động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu có thể sớm hơn các
hoạt động kinh tế đối ngoại khác vì vậy tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ
này phát triển. Chẳng hạn xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất
khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư phát triển, mở rộng vận tải quốc tế
Mặt khác chính các quan hệ kinh tế đối ngoại này lại tạo tiền đề để mở rộng
xuất khẩu.
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược
để phát triển kinh tế và thực hiện cong nghiệp hoá đất nước.
* Đối với các doanh nghiệp.
- Xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp sử dụng khả năng dư thừa : các
doanh nghiệp thường tính đến khả năng sản xuất trước mắt và lâu dài. Vì thế
họ thường tính toán khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu nôi địa. Nhưng thực
tế,khả năng sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa là thường xảy ra.
Việc chuyển tài nguyên hay khả năng sản xuất sang quy trình sản xuất
hàng hoá mà trong nước đang có nhu cầu là rất khó khăn. Vì vậy, doanh

6


nghiệp có thể tìm kiếm được lợi Ých từ thị trường nước ngoài thông qua
xuất khẩu các sản phẩm, hàng hoá đang dư thừa.
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm được chi phí. Một
doanh nghiệp có thể giảm từ 20-30% chi phí mỗi khi sản lượng của nó tăng
gấp hai lần. Doanh nghiệp có thể giảm đựơc vhi phí là do : Trang trải chi phí

cố định nhờ có sản lượng lớn ; gia tăng hiệu quả nhờ kinh nghiệm sản xuất
với số lượng lớn; giảm được chi phí vận chuyển và chi phí mua nguyên liệu
khi vận chuyển, mua một số lượng lớn. Việc giảm được chi phí có ý nghĩa
to lớn đối với doanh nghiệp cụ thể, nó giúp doanh nghiệp nâng cao được sức
cạnh tranh của mình thông qua việc điều chỉnh giá bán hợp lí.
Nh vậy, để có thể giảm được chi phí nhờ vào gia tăng sản lượng, các
doanh nghiệp cần phải khẳng định mình trên thị trường toàn cầu hơn là thị
trường nội địa.
- Xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi Ých hơn. Doanh
nghiệp có thể bán sản phẩm ở cả thị trường nội địa và thị trường ngoài
nước. Nhưng họ có thể có lợi thế nhiều hơn ở nước ngoài. Sở dĩ lợi nhuận
thu được ở thị trường ngoài nước nhiều hơn vì môi trường cạnh tranh, giai
đoạn chu kỳ sống của sản phẩm ở nước ngoài khác với ở thị trường nội địa.
Một sản phẩm đang vào giai đoạn chín muồi ở trong nước làm cho sản
phẩm giảm xuống. Trong khi đó ở thị trường ngoài nước sản phẩm lại đang
vào giai đoạn phát triển. Do vậy, lúc này nếu xuất khẩu sản phẩm đó ra
ngoài nước thì việc giảm giá là không cần thiết. Một lÝ do khác có thể làm
cho lợi nhuận lớn hơn là do có sự khác nhau về chính sách của chính phủ
trong nước và ngoài nước về thuế khoá hay sự điều chỉnh giá.
- Doanh nghiệp có thể phân tán rủi ro khi tham gia vào hoạt động xuất
khẩu. Bằng cách mở rộng thị trường ra nước ngoài, doanh nghiệp có thể

7


giảm thiểu được những biến động về nhu cầu. Sở dĩ nh vậy là do chu kỳ
kinh doanh thay đổi từ nước này qua nước khác. Hơn nữa các sản phẩm có
thể nằm trong các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của chúng ở các
nước khác nhau. Bằng cách mở rộng thị trường, các doanh nghiệp sẽ có
thêm nhiều khách hàng và do đó họ có thể giảm được rủi ro tổn thất khi bị

mất một số Ýt khách hàng ở thị trường nội địa.
- Xuất khẩu tạo cơ hội nhập khẩu cho doanh nghiệp : Việc kinh doanh
có thể đến tư phía nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu.
Công việc kinh doanh được thúc đẩy có thể từ phía các nhà nhập khẩu
vì họ đang muốn tìm kiếm nguồn cung cấp rẻ hay các bộ phận có chất lượng
hơn để sử dụng cho qui trình sản xuất của họ. Hoặc doanh nghiệp đang tìm
kiếm mặt hàng mới từ nước ngoài để bổ sung cho mặt hàng đang có nhằm
tăng doanh số bán. Nhờ có nguồn cung cấp nguyên liệu phù hợp và rẻ,
doanh nghiệp sẽ có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình trên thị
trường xuất khẩu.
2.2/ Nhiệm vụ của xuất khẩu hàng hoá
- Phải mở rộng thị trường, nguồn hàng và đối tác kinh doanh xuất khẩu
nhằm tạo thành cao trào xuất khẩu, coi xuất khẩu là mòi nhọn đột phá cho
sự giàu có.
- Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi quyền lực của đất nước nh đất
đai, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, kỹ thuật – công nghệ
chất xám theo hướng khai thác lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh.
- Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng
và kim ngạch xuất khẩu.

8


- Tạo ra những mặt hàng (nhóm hàng) xuất khẩu chủ lực đáp ứng
những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và số
lượng, có hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao.
3/ Các hình thức xuất khẩu
3.1/ Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp được coi là hoạt động công ty bán hàng hoá trực
tiếp cho các khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài.

Các công ty có kinh nghiệm quốc tế thường trực tiếp bán các sản
phẩm của mình ra thị trường nước ngoài. Khách hàng của công ty không chỉ
đơn thuần là người tiêu dùng. Những ai có nhu cầu mua sản phẩm của công
ty đều là khách hàng của công ty. Để thâm nhập thị trường quốc tế qua hình
thức xuất khẩu trực tiếp, các công ty thường sử dụng hai hình thức chủ yếu
sau đây:
* Đại diện bán hàng:
Đại diện bán hàng là hình thức bán hàng không trên danh nghĩa của
mình mà lấy danh nghĩa của người uỷ thác. Đại diện bán hàng được nhận
lương và một phần hoa hồng trên cơ sở giá trị của hàng hoá mà họ bán
được. Trên thực tế, đại diện bán hàng hoạt động nh là nhân viên bán hàng
của công ty ở thị trường nước ngoài. Công ty sẽ ký hợp đồng trực tiếp với
khách hàng ở thị trường đó.
* Đại lý phân phối
Đại lý phân phối là người mua hàng hoá của công ty để bán theo kênh
tiêu thụ ở khu vực mà công ty phân định. Công ty khống chế phạm vi phân
phối, kênh phân phối ở thị trường nước ngoài. Đại lý phân phối chấp nhận

9


toàn bộ rủi ro liên quan đến việc bán hàng ở thị trường đã phân định và thu
lợi nhuận qua chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
3.2/ Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khấu gián tiếp được coi là hình thức công ty xuất khẩu các hàng
hoá và dịch vụ của minh thông qua trung gian ( thông qua người thứ ba ).
Các trung gian mua bán chủ yếu trong kinh doanh xuất khẩu là: Đại lý,
công ty quản lý xuất nhập khẩu và công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Các
trung gian mua bán này không chiếm hữu hàng hoá của công ty nhưng trợ
giúp công ty xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nước ngoài.

* Đại lý ( Agent ) : là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho một hoặc
nhiều nhà xuất khẩu ở thị trường nước ngoài.
Đại lý chỉ thực hiện một công việc nào đó do công ty uỷ thác và nhận
thù lao. Đại lý không chiếm hữu và sở hữu hàng hoá. Đại lý là người thiết
lập quan hệ hợp đồng giữa công ty và khách hàng ở thị trường nước ngoài.
* Công ty quản lý xuất khẩu (Export management company) :



các công ty nhận uỷ thác và quản lý công tác xuất khẩu hàng hoá.
Công ty quản lý xuất khẩu hàng hoá hoạt động trên danh nghĩa của
công ty xuất khẩu ( không phải danh nghĩa của mình ) nên là nhà xuất khẩu
gián tiếp. Công ty quản lý xuất khẩu đơn thuần làm các thủ tục xuất khẩu và
thu phí dịch vụ xuất khẩu. Bản chất công ty quản lý xuất khẩu là làm dịch
vụ quản lý và thu được một khoản thù lao nhất định từ các hoạt động đó.
* Công ty kinh doanh xuất khẩu ( Export trading company ): Là công
ty hoạt động nh là nhà phân phối độc lập có chức năng kết nối các khách
hàng nước ngoài với công ty xuất khẩu trong nước.

10


Ngoài việc thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến xuất khẩu,
các công ty này còn cung ứng các dịch vụ xuất nhập khẩu và thương mại đối
lưu, thiết lập và mở rộng các kênh phân phối, tài trợ cho các dự án thương
mại và đầu tư, thậm chí trực tiếp thực hiện sản xuất để bổ trợ một công đoạn
nào đó cho các sản phẩm ví dụ như bao gãi, in Ên... Các công ty này có thể
cung cấp các chuyên gia xuất khẩu cho các công ty xuất khẩu.
* Đại lý vận tải : Là các công ty thực hiện các hoạt động thuê vận
chuyển và các hoạt động có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá nh khai

báo hải quan, biểu thuế quan, các phí giao nhận chuyên chở bao hiểm.
Các đại lý vận tải này cũng thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu và phat
triển nhiều loại hình dịch vụ giao nhận hàng hoá đến tận tay người nhận.
Khi các công ty xuất khẩu thông qua các đại lý vận tải hay các công ty
chuyển phát hàng thì các đại lý và các công ty đó cũng làm các dịch vụ xuất
nhập khẩu liên quan tới hàng hoá đó. Bản chất các đại lý vận tải hoạt động
như các công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận vận chuyển và dịch vụ xuất
nhập khẩu, thậm chí cả dịch vụ bao gọi hàng hoá cho phù hợp với phương
thức vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hoá va hoạt động của họ.

II/ Quy trình xuất khẩu hàng hoá ở nước ta hiện nay
Xuất khẩu là hoạt động bán sản phẩm được sản xuất ở trong nước ra
nước ngoài, hoạt động này phức tạp hơn rất nhiều so với việc bán sản phẩm
ở trong nước. Vì vậy, để hoạt động kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả chúng
ta cần phải tổ chức hoạt động này một cách khoa học và chặt chẽ với nhiều
nghiệp vụ khác nhau, từ khâu điều tra nghiên cứu thị trường lùa chọn hàng
hoá xuất khẩu, lùa chọn đối tác giao dịch, tiến hành giao dịch đàm phán, ký
kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng. Mỗi khâu trong quá trình cần phải

11


được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và đặt nó trong một mỗi quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau.
Hiện nay, các đơn vị kinh doanh xuất khẩu ở Việt Nam thường tiến
hành xuất khẩu theo quy trình sau đây : ( sơ đồ quy trình xuất khẩu hàng
hoá)

12



1/ Nghiên cứu thị trường quốc tế
Nghiên cứu thị trường là điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ doanh
nghiệp nào muốn tham gia vào thị trường quốc tế. Đó là quá trình điều tra,
khảo sát để tìm khả năng bán hàng đối với một hoặc một nhóm sản phẩm,
kể cả biện pháp thực hiện mục tiêu đó. Các thông tin về tình hình cung cầu
thị trường, động thái giá cả, các chính sách, pháp luật, tập quán buôn bán có
liên quan tới xuất nhập khẩu của các nước nhằm lùa chọn được thị trường
thích hợp với doanh nghiệp.
Điều tra nghiên cứu thị trường nước ngoài bao gồm các nội dung chủ
yếu:
1.1/ Xác định nhu cầu nhập khẩu của bạn hàng
Đây là bước đầu tiên cơ bản nhất, rất quan trọng và cần thiết để tiến
hành hoạt động xuất khẩu. Bước này đòi hỏi doanh nghiệp khi tham gia xuất
khẩu phải có quá trình nghiên cứu, phân tích một cách hệ thống về nhu cầu
thị trường cũng như khả năng của doanh nghiệp. Đồng thời phải dự đoán xu
hướng biến động của thị trường, cơ hội, thách thức mà mình sẽ gặp phải,
nắm bắt đầy đủ về giá cả hàng hoá, các mức giá cho từng điều kiện mua bán
và phẩm chất hàng hoá. Bên cạnh đó, để lùa chọn được mặt hàng xuất khẩu
phù hợp, một yếu tố nữa phải được tính toán đến là tỷ suất ngoại tệ của mặt
hàng xuất khẩu (số lượng bản tệ phải chi ra để có thể thu được một đơn vị
ngoại tệ). Nếu tỷ suất này thấp hơn tỷ giá hối đoái trên thị trường thì xuất
khẩu có hiệu quả.
Doanh nghiệp có thể lùa chọn xuất khẩu các mặt hàng sau:
* SWYG: xuất khẩu những sản phẩm mà mình tự sản xuất (sell what
you have got )

13



* SWAB : xuất khẩu những sản phẩm mà thị trường cần ( sell what
people actually buy )
* GLOB: xuất khẩu những sản phẩm giống nhau không phân biệt quốc
gia, phong tục tập quán... ( sell the same things globaly disregarding
national frontiers )
Về mặt tiêu thụ phải biết mặt hàng định lùa chọn đang ở giai đoạn nào
trong chu kỳ sống của nó trên thị trường quốc tế.
Hình. Sơ đồ chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm
Doanh sè
Bão hoà



Phát triển



Thoái trào



Thâm nhập



Thời gian

Việc xuất khẩu những mặt hàng đang ở giai đoạn 1 và 2 trong chu kỳ
sống của sản phẩm có thuận lợi lớn nhất. Khi hàng hoá ở giai đoạn 3 và 4
thì sự thuận lợi giảm dần, tuy nhiên nếu thực hiện các biện pháp xúc tiến

tiêu thụ tốt nh: quảng cáo, giảm giá vẫn có thể đẩy mạnh được xuất khẩu.
1.2/ Lùa chọn, điều tra và nghiên cứu thị trường xuất khẩu
Đối với các đơn vị kinh doanh xuất khẩu, việc nghiên cứu thị trường
14


nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, sau khi lùa chọn được mặt
hàng xuất khẩu, doanh nghiệp phải tiến hành lùa chọn thị trường xuất khẩu
mặt hàng đó. Việc lùa chọn thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích
tổng hợp nhiều yếu tố bao gồm cả yếu tố vi mô, vĩ mô và khả năng của
doanh nghiệp. Thông thường đó là những yếu tố về văn hoá, xã hội, luật
pháp, kinh tế, cạnh tranh và các yếu tố thuộc môi trường tài chính.
a/ Nội dung nghiên cứu thị trường nước ngoài
Công tác gồm ba vấn đề chủ yếu đó là:
 Nghiên cứu chính sách ngoại thương của quốc gia (gồm: nghiên cứu
chính sách thị trường, chính sách mặt hàng, các chính sách hỗ trợ)
 Xác định và dự báo được những biến động của quan hệ cung cầu
hàng hoá trên thị trường thế giới.
 Tìm hiểu hệ thống thông tin giá cả, phân tích cơ cấu giá cả quốc tế
và dự báo được những biến động của nó.
b/ Phương pháp nghiên cứu thị trường nước ngoài
Có hai phương pháp chủ yếu để tiến hành nghiên cứu thị trường thế
giới: nghiên cứu tại bàn làm việc và nghiên cứu tại hiện trường.
 Nghiên cứu tại bàn làm việc: Theo phương pháp này các cán bộ
nghiên cứu thị trường phải đọc, nghiên cứu các tài liệu xuất bản trong nước;
các tài liệu xuất bản ở nước ngoài; các tài liệu không xuất bản hoặc không
phát hành rộng rãi của các tổ chức, cơ quan.
Phương pháp này có ưu điểm là chi phí thấp nhưng độ chính xác của
thông tin không cao vì phụ thuộc chủ yếu vào năng lực nghiên cứu và dự
đoán của cán bộ được phân công. Muốn thẩm định thông tin và đảm bảo

tính chính xác của thông tin cao hơn, cần thuê tư vấn đánh giá cho thêm ý
15


kiến (xin ý kiến chuyên gia…).
 Nghiên cứu tại hiện trường: Phương pháp này tốn kém hơn phương
pháp nghiên cứu trên. Cách tiến hành có thể là quan sát; phỏng vấn trực
tiếp; phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn qua thư, bảng hỏi…
2/ Lùa chọn đối tác giao dịch.
Việc lùa chọn đối tác xuất khẩu đáng tin cậy có ý nghĩa không nhỏ đến sự
thành bại trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Để có thể lùa chọn
được đối tác nh mong muốn các doanh nghiệp lên tiến hành nghiên cứu các
đối tác của mình trên một số phương diện sau:
 Quan điểm kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh
 Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh
 Khả năng tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật
 Uy tín và mối quan hệ trong kinh doanh
Quá trình lùa chọn các bạn hàng phải tuân thủ nguyên tắc đôi bên
cùng có lợi. Thông thường, khi lùa chọn bạn hàng kinh doanh một mặt nên
duy trì các bạn hàng truyền thống, mặt khác phải mở rộng quan hệ với các
đối tác mới. Đối với các đối tác mới, cách tốt nhất là đặt quan hệ và thực
hiện buôn bán với các công ty, những doanh nghiệp lớn và đã có uy tín
nhiều năm trên thị trường thế giới. Đây là một trong những phương sách
quan trọng để giảm bớt rủi ro trong kinh doanh. Tuỳ theo khả năng nắm bắt
thị trường, đối tác, tuỳ theo tiềm năng và ưu thế sẵn có của mình doanh
nghiệp nên lùa chọn những thị trường, đối tác kinh doanh cho phù hợp.
Doanh nghiệp nên chọn những đối tác có đặc điểm sau:

16



 Nên lùa chọn đối tác là những người xuất nhập khẩu trực tiếp do vậy
doanh nghiệp không phải chia sẻ lợi nhuận mà thu được lợi nhuận cao nhất.
Tuy nhiên, trong trường hợp là sản phẩm và thị trường hoàn toàn mới, thì
doanh nghiệp nên thông qua các đại lý hoặc các Công ty uỷ thác để giảm
bớt chi phí trong việc thâm nhập vào thị trường nước ngoài.
 Đối tác là những doanh nghiệp quen biết, có uy tín trong kinh doanh.
 Đối tác là những doanh nghiệp có thực lực tài chính.
 Đối tác là nhưng doanh nghiệp có thiện chí trong quan hệ làm ăn,
không có biểu hiện của hành vi lừa đảo.
3/ Lập phương án kinh doanh
Trên cơ sở những kết quả thu lượm được trong quá trình nghiên cứu thị
trường , doanh nghiệp tiến hành lập phương án kinh doanh. Phương án kinh
doanh chính là kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới những
mục tiêu xác định. Việc xây dựng phương án này bao gồm:
 Đánh giá tình hình thị trường, tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp, xác.
 Lùa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh.
Sự lùa chọn này được dùa trên cơ sở phân tích tình hình có liên quan.
 Đề ra mục tiêu cụ thể: khối lượng, giá bán và thị trường xuất khẩu.
 Đưa ra các biện pháp để thực hiện mục tiêu đó.
 Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh thông
qua các chỉ tiêu chủ yếu:
+ Tỷ suất ngoại tệ: Phản ánh số ngoại tệ có thể thu về trên tổng
số vốn bỏ ra.
17


Giá quốc tế cho xuất khẩu 1 tấn
hàng

Tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu =
Giá thu gom 1 tấn hàng để xuất
khẩu
+ Thời gian hoàn vốn:
S
T=
B + A +I
Trong đó: A: Khấu khao; B : Lãi;
KhÊu khao;

B : L·i;

S : Tổng số tiền chi tiêu;

A:

S : Tæng sè tiÒn chi tiªu;

T : Thời gian hoàn vốn;

I : Khoản trả lợi tức & tiền vay

+ Tỷ suất doanh lợi:
B+A
Rb =

. 100%
S

Trong đó:


B : Lãi S : Tổng số tiền chi tiêu

S:

Tæng sè tiÒn chi tiªu
A: Khấu haoR Rb: Tỷ suất doanh lợi
+ Điểm hoà vốn:
FCD
QHV =
P - Vbq

Trong đó:

QHV: Sản lượng hoà vốn;

F

FCD: Tổng chi phí cố định

P : Giá bán một đv hàng hoá; Vbq : Chi phí biến đổi bình quân
4/ Giao dịch và kí kết hợp đồng.

18


Sau khi lùa chọn được bạn hàng kinh doanh các đơn vị kinh doanh xuất
khẩu trong nước tiến hành kí kết hợp đồng với bên nước ngoài về các điều
kiện như : điều kiện tên hàng, điều kiện phẩm chất, điều kiện số lượng bao
bì, điều kiện giá cả, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán trả tiền, điều

kiện khiếu lại, điều kiện bảo hành, điều kiện vận tải, điều kiện trọng tài… và
những quy định riêng khác giữa hai bên trong hợp đồng.
5/ Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
5.1/ Xin giấy phép xuất khẩu
Giấy phép xuất khẩu là một biện pháp quan trọng để Nhà nước quản lí
hoạt động xuất nhập khẩu. Vì thế, trước khi xuất khẩu hàng hoá, doanh
nghiệp phải xin giấy phép xuất khẩu cho hàng hoá đó.

Ở nước ta, theo nghị định 89/CP ngày 15/12/99 kể từ ngày 1/2/2000 trở
đi, có 9 trường hợp sau đây phải xin giấy phép xuất nhập khẩu chuyến :
Hàng xuất khẩu nhà nước quản lí bằng hạn ngạch, hàng tiêu dùng nhập khẩu
theo kế hoạch được thủ tướng chính phủ phê duyệt, máy móc thiết bị nhập
khẩu theo vốn ngân sách, hàng của doanh nghiệp được thành lập theo luật
đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, hàng phục vụ thăm dò khai thác dầu
khí, hàng tham dự hội chợ trỉên lãm, hàng gia công, hàng tạm nhập tái xuất,
hàng xuất nhập khẩu thuộc diện phải quản lí để đảm bảo cân đối cung cầu
trong nước.
Khi hàng hoá thuộc đối tượng phải xin giấy phép xuất nhập khẩu doanh
nghiệp cần phải trình hồ sơ xin giấy phép bao gồm :
+ Hợp đồng
+ Phiếu hạn ngạch (hàng hoá thuộc diện quản lí bằng hạn ngạch)

19


+ Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu (nếu đó là trường hợp xuất nhập
khẩu uỷ thác)
+ Giấy báo tróng thầu của bộ tài chính (nếu đó là hàng xuất khâu trả nợ
nước ngoài)
Nếu hàng xuất khẩu qua nhiều cửa khẩu, cơ quan hải quan sẽ cấp cho

doanh nghiệp xuất nhập khẩu một phiếu theo dõi. Mỗi khi hàng thực tế được
giao nhận tại cửa khẩu, cơ quan hải quan sẽ trừ lùi vào phiếu theo dõi đó
(theo công văn số 208/TCHQ – GSQL ngày 20/3/1999 của tổng cục hải
quan).
Việc phân công các cơ quan quản lí về việc cấp giấy phép xuất nhập
khẩu nh sau :
+ Bé thương mại (các phòng cấp giấy phép) cấp giấy phép xuất khẩu
hàng mậu dịch, nếu hàng đó thuộc một trong 9 trường hợp trên.
+ Tổng cục Hải quan cấp giấy phép xuất khẩu cho hàng phi mậu dịch.
Mỗi giấy phép chỉ cấp cho một chủ hàng kinh doanh để xuất khẩu một
hoặc một số mặt hàng với một mức nhất định chuyên chở bằng một phương
thức vận tải và trao nhận tại cửa khẩu nhất định. Đơn xin giấy phép (và các
chứng từ đính kèm) phải được chuyển đến phòng (hoặc tổ) cấp giấy phép
của Bộ Thương mại. Sau 3 ngày kể từ ngày nhận được đơn đó, phòng (hoặc
tổ) cấp giấy phép phải trả lời kết quả (Thông tư 21/KTĐN/VT ngày
23/10/1999).
5.2/ Chuẩn bị hàng xuất khẩu
Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm 3 khâu chủ yếu : thu gom
tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu
hàng xuất khẩu.

20


* Thu gom làm thành lô hàng xuất khẩu
Việc mua bán ngoại thương thường tiến hành trên cơ sở số lượng lớn.
Trong khi đó sản xuất hàng xuất khẩu ở nước ta, về cơ bản là một nền sản
xuất nhỏ manh mún phân tán. Vì vậy, trong rất nhiều trường hợp, muốn làm
thành lô hàng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành thu gom tập
trung nhiều chân hàng cơ sở sản xuất thu mua. Cơ sở pháp lí để làm việc đó

là ký kết hợp đồng kinh tế giữa các chủ hàng xuất khẩu với các chân hàng.
Hợp đồng kinh tế về việc huy động hàng xuất khẩu có thể là hợp đồng
mua bán hàng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng nhận uỷ thác xuất
khẩu, hợp đồng liên doanh liên kết xuất khẩu … Hợp đồng dù thuộc loại
nào đều phải được ký kết theo nguyên tắc, trình tự và nội dung đã được ký
kết theo “Pháp lệnh về nội dung hợp đồng kinh tế” do Chủ tịch Hội đồng
Nhà nước ban hành ngày 25/9/2000.
* Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu
Trong buôn bán quốc tế, tuy không Ýt mặt hàng để trần hoặc để rời,
nhưng đại bộ phận hàng hoá đòi hỏi phải được đóng gói và bao bì trong quá
trình vận chuyển và bảo quản. Vì vậy, tổ chức đóng gói bao bì, kẻ mã hiệu
là khâu quan trọng trong việc chuẩn bị hàng hoá.
Muốn làm tốt được công việc bao bì đóng gói, một mặt cần phải nắm
vững các loại bao bì đóng gói mà hợp đồng qui định, mặt khác cần nắm
được những yêu cầu cụ thể của việc đóng gói để lùa chọn cách bao gói thích
hợp.
* Việc kẻ kí mã hiệu hàng xuất khẩu
Kí mã hiệu là những kí hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được
ghi trên các bao bì bên ngoài để thông báo những chi tiết cần thiết cho việc
giao nhận, bốc dỡ hoặc bảo quản hàng hoá.
21


Kẻ kí mã hiệu là một khâu cần thiết của quá trình đóng gói bao bì nhằm
:
+ Bảo đảm thuận lợi cho công tác giao nhận
+ Hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bảo quản vận chuyển, bốc dỡ hàng
hoá.
Kí hiệu mã bao gồm :
+ Những dấu hiệu cần thiết đối với người nhận hàng nh : tên người

nhận và tên người gửi, trọng lượng tĩnh và trọng lượng cả bao bì, tên nước
và địa điểm hàng đi, hành trình chuyên trở, số vận đơn, tên tàu, số liệu
chuyến đi.
Những dấu hiệu hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ hàng hoá và bảo quản
hàng hoá trên đường đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng nh : dễ vỡ, mở
chỗ này, tránh mưa, nguy hiểm …
Việc kí hiệu cần phải đạt được yêu cầu sau : sáng sủa, dễ đọc, không
phai mầu, không thấm nước, sơn hoặc mực không làm ảnh hưởng đến phẩm
chất hàng hoá.
Để hình thành một lô hàng, ngoài những công việc trên đây, đơn vị
kinh doanh xuất khẩu cần phải kiểm tra hàng hoá và lấy giấy chứng nhận sự
phù hợp của hàng hoá với qui định của hợp đồng (giấy chứng nhận phẩm
chất, giấy chứng nhận kiểm định …)
5.3/ Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu
* Kiểm nghiệm và kiểm định hàng xuất khẩu
Trước khi giao hàng, người xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng
về phẩm chất, số lượng, trọng lượng bao bì (tức kiểm nghiệm) hoặc nếu

22


hàng hoá xuất khẩu là động, thực vật phải kiểm tra về khả năng lây nhiễm
(tức kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật)
Việc kiểm nghiệm và kiểm dịch được tiến hành ở hai cấp : ở cơ sở và ở
cửa khẩu. Trong đó việc kiểm tra ở cơ sở ( tức đơn vị sản xuất, thu mua, chế
biến nh ở các nông trường, xí nghiệp …) có vai trò quyết định nhất và có
tác dụng triệt để nhất. Còn việc kiểm tra hàng hoá ở cửa khẩu có tác dụng
thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở và thủ tục quốc tế.
Việc kiểm nghiệm ở cơ sở là do tổ chức “kiểm tra chất lượng sản
phẩm” (KCS) tiến hành. Tuy nhiên thủ trưởng đơn vị vẫn là người chịu

trách nhiệm chính về phẩm chất hàng hoá. Vì vậy, trên giấy chứng nhận
phẩm chất, bên cạnh những chữ kí của bộ phận KCS, phải có chữ kí của thủ
trưởng đơn vị.
Việc kiểm dịch thực vật ở cơ sở là do phòng bảo vệ thực vật (của
huyện, quận hoặc nông trường) tiến hành. Việc kiểm dịch động vật ở cơ sở
là do phòng (hoặc trạm) thó y của huyện, quận hoặc của nông trường) tiến
hành.
Cục thó y và cục bảo vệ thực vật đều có chi nhánh ở các cửa khẩu (nh
cảng, ga quốc tế). Công ty giám định hàng hoá xuất khẩu cũng đặt ở đó các
trạm và các chi nhánh của công ty. Do đó, nếu có yêu cầu kiểm tra hàng hoá
ở cửa khẩu trước khi gửi hàng xuất khẩu, chủ hàng phải đề nghị các cơ quan
chứng nhận (về phẩm chất hoặc về sự kiểm dịch) đối với hàng hoá trong
thời hạn chậm nhất là 7 ngày trước khi hàng được bốc xuống tàu.
5.4/ Thuê phương tiện vận tải
Việc thuê phương tiện được tiến hành dùa vào ba căn cứ sau đây :
Những điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc điểm hàng mua
bán và điều kiện vận tải.
23


Chẳng hạn nếu điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là
CIF hoặc C and F (cảng đến) hoặc của hợp đồng nhập khẩu là FOB (cảng
đi) thì chủ hàng phải thuê tàu biển để chở hàng. Tàu này có thể là tàu
chuyến nếu hàng có khối lượng lớn và để trần (bulk cargo). Đó có thể là tàu
chợ (liner) nếu là hàng lẻ tẻ, lặt vặt, đóng trong bao kiện (general line). Việc
thuê khoang tàu chợ còn gọi là lưu cước (Booking a ship’s space).
Nếu ở điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CPT (cảng
đến) hoặc CIP (cảng đi) thì chủ hàng phải thuê container hoặc tàu Ro/Ro để
chở hàng. Trong trường hợp chuyên chở bằng container, hàng được giao cho
người vận tải bằng một trong hai phương thức :

- Nếu hàng đủ một container (Full container load-FCL), chủ hàng phải
đăng kí thuê container, chịu chi phí chở container rỗng từ bãi (container
yard-CY) về cơ sở của mình đóng hàng vào container, rồi giao cho người
vận tải.
- Nếu hàng không đủ một container (Less than a container load – LCL)
chủ hàng phải giao hàng cho người vận tải tại ga container (container
freightstation – CFS).
Việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm về nghiệp vụ, có thông
tin về tình hình thị trường thuê tàu và tinh thông các điều kiện thuê tàu. Vì
vậy, trong nhiều trường hợp, chủ hàng thường uỷ thác việc thuê tàu lưu
cước cho một công ty Hàng hải như : công ty thuê tàu và môi giới hàng hải
(Vietfracht), công ty đại lý tàu biển (VOSA) …
Cơ sở pháp lý điều tiết mối quan hệ giữa hai bên uỷ thác thuê tàu với
bên nhận uỷ thác thuê tàu là hợp đồng uỷ thác. Có hai loại hợp đồng uỷ thác
thuê tàu:
+ Hợp đồng thuê tàu cả năm
24


+ Hợp đồng thuê tàu chuyến
Chủ hàng căn cứ vào đặc điểm vận chuyển của hàng hoá để lùa chọn
loại hình thích hợp. Ví dô :
+ Đối với hàng khối lượng Ýt, không cồng kềnh thì thường thuê tàu để
chở gồm các bước sau : chủ hàng đăng kí thuê tàu, hãng tàu xác nhận đồng
ý, bốc hàng lên tàu lấy vận đơn, thanh toán cước phí.
+ Đối với hàng có khối lượng lớn và để trần thì thuê tàu chuyến (như
than quặng, ngò cốc …) gồm các bước sau : chủ hàng nghiên cứu thị trường
thuê tàu, chủ tàu phát giá cước, hai bên hoàn giá, bốc hàng lên tàu lấy vận
đơn, thanh toán tiền cước (tiền thưởng, phạt bốc dỡ nếu có).
5.5/ Mua bảo hiểm

Hàng hoá chuyển chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro tổn thất. Vì thế
bảo hiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại
thương.
Các chủ hàng khi cần mua bảo hiểm đều mua tại các công ty Việt
Nam. Hợp đồng bảo hiểm có thể là hợp đồng bảo hiểm bao (open policy)
hoặc hợp đồng bảo hiểm chuyến (voyage policy). Khi mua bảo hiểm bao,
chủ hàng (tức đơn vị kinh doanh XNK) kí hợp đồng từ đàu năm, còn khi
giao hàng xuống tàu xong, chủ hàng chỉ gửi đến công ty bảo hiểm một văn
bảm gọi là “giấy yêu cầu bảo hiểm” trên cơ sở giấy này, chủ hàng và công
ty bảo hiểm đàm phán kí kết hợp đông bảo hiểm. Để kí kết hợp đồng bảo
hiểm cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm.
Có ba điều kiện bảo hiểm chính : Bảo hiểm mọi rủi ro (điều kiện A),
bảo hiểm có tổn thất riêng (điều kiện B), bảo hiểm miễn tổn thất riêng (điều
kiện C). Cũng có một số điều kiện bảo hiểm phô nh : vì, mất trộm, mất cắp
và không giao hàng, gỉ và ôxi hoá, hư hại do móc cẩu, dây bẩn do dầu mỡ.
25


×