TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MARKETING
--------------o0o---------------
BÀI THUYẾT TRÌNH
MÔN MARKETING QUỐC TÊ
CHỦ ĐỀ:
SO SÁNH THUẾ MÀ CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC
TẾ CẦN CHI TRẢ TẠI VIỆT NAM VÀ MỸ.
Nhóm thực hiện
: Nhóm 11
Lớp
: Marketing quốc tế (118)_5
Giảng viên
: Thạc sỹ Dương Thị Hoa
Hà Nội, tháng 10 năm 2018
Thành viên nhóm 11 và đánh giá
1.
2.
3.
4.
Họ tên
Nguyễn Thị Thu (NT)
Nguyễn Thị Hương
Hoàng Thị Hường
Đinh Thị Thu Thảo
MSV
11164952
11162234
11162304
11164712
Đánh giá
10
10
10
10
MỤC LỤC
Ngành kinh doanh............................................................................................2
I. Tổng quan về môi trường marketing kinh doanh quốc tế tại Việt Nam và Mỹ.
1. doanh quốc tế tại Việt Nam
(THAM KHẢO WORLDBANK.ORG VÀ TỔNG CỤC THỐNG KÊ)
a. Môi trường kinh tế
+
+
+
+
+
+
+
Các định chế tài chính, kinh tế quốc tế mà Việt Nam gia nhập:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN: 28/7/1995
Khu vực Mậu dịch tự do Đông Nam Á - AFTA (Tháng 12/1995)
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC): 14/11/1998
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): 7/11/2006
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF):
Ngân hàng Thế giới (WB)
GDP và Tăng trưởng GDP
Tổng sản phẩm Quốc nội của Việt Nam ước tính tăng 7,1% (so với cùng
kì năm trước) trong nửa đầu năm 2018
+ Tăng trưởng GDP diễn ra đồng đều, đứng đầu là tăng trưởng trong ngành
chế tạo và chế biến ở mức 13% nhờ sức cầu mạnh từ bên ngoài.
b. Môi trường Xã hội - Nhân khẩu học
- Dân số trung bình đầu năm 2018 của cả nước ước tính 94,66 triệu người
- Dân trí và sức khỏe trong xã hội Việt Nam ngày nay tốt hơn nhiều so với
hai mươi năm trước đó và những thành tựu đó được phân bổ đồng đều.
- Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong 6 tháng đầu năm nay ước
tính 54 triệu người.
c. Môi trường công nghệ - đổi mới sáng tạo
- Có tiến bộ trong việc hình thành và duy trì các cơ quan và thể chế hỗ trợ
đổi mới sáng tạo.
- Hạ tầng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo còn yếu kém do thiếu
các phòng thí nghiệm và thiết bị nghiên cứu.
- Nâng cao hiệu lực của hệ thống đổi mới sáng tạo về tác động kinh tế - xã
hội.
- Chảy máu chất xám gia tăng.
d. Môi trường chính trị và pháp luật
- Nền chính trị ổn định được xem là lợi thế của Việt Nam khi gia nhập các
thể chế kinh tế.
- Các loại thuế áp dụng bao gồm: thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu
nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
1
- Ngày 6 tháng 8 năm 2014, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 103/2014/TTBTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước
ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Số thuế TNDN
phải nộp
STT
=
Doanh thu tính
thuế TNDN
x
Tỷ lệ thuế TNDN tính trên
Ngành kinh doanh
doanh thu tính thuế
Tỷ lệ (%) thuế TNDN
tính trên doanh thu
tính thuế
1
Thương mại: phân phối, cung cấp hàng hoá,
nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị gắn với dịch
1
2
vụ tại Việt Nam
Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm
5
3
Xây dựng
2
4
Hoạt động sản xuất, kinh doanh khác, vận chuyển
(bao gồm vận chuyển đường biển, vận chuyển
5
2
hàng không)
Cho thuê tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu
bay, tàu biển
2
6
Tái bảo hiểm
2
7
Chuyển nhượng chứng khoán
0,1
8
Lãi tiền vay
10
9
Thu nhập bản quyền
10
- Thông tư hướng dẫn cụ thể các trường hợp:
+ Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN trên cơ sở
kê khai doanh thu, chi phí để xác định thu nhập chịu thuế.
+ Nộp thuế GTGT, thuế TNDN theo phương pháp tỷ lệ tính trên doanh thu.
+ Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ %
tính trên doanh thu.
- Ban hành kèm theo Thông tư là mẫu Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài
- Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2014.
2
2. Môi trường kinh doanh quốc tế tại Mỹ
a. Môi trường kinh tế
- Hoa Kỳ là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, có cơ sở hạ tầng, giao
thông, đường xá phát triển và tốt nhất thế giới. Là nước nhập cảng lớn nhất và xuất
cảng lớn nhì thế giới.
- Ngày 27/7/2018, báo cáo từ Bộ Thương mại cho biết GDP quý II của Mỹ
tăng trưởng 4,1%, tăng 2,2% so với quý trước đó.
b. Môi trường văn hóa xã hội – nhân khẩu học
- Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, đa chủng tộc, truyền thống và giá trị.
Điều này dẫn đến việc thường xuyên có xung đột tôn giáo, màu da dẫn đến phân
biệt chủng tộc.
- Theo báo cáo thống kê Dân số Mỹ, tháng 1/2018 dân số nước Mỹ xấp xỉ
325 tỷ người, chiếm khoảng 4,3% dân số thế giới, tăng hơn 2 tỷ người so với cùng
kỳ năm 2017.
c. Môi trường công nghệ
- Hoa Kỳ đã và đang dẫn đầu trong việc sáng tạo kỹ thuật và nghiên cứu
khoa học.
- Là quốc gia phát triển và trồng trọt chính những thực phẩm biến đổi gen.
- Ngoài ra, Mỹ được biết đến là một quốc gia dẫn đầu về mạng internet, an
ninh mạng, công nghệ 4.0, hạt nhân và vũ khí hạng nặng.
d. Môi trường luật pháp, chính trị.
- Tại Mỹ có thành lập các hiệp hội doanh nghiệp trong nước, hoặc là các
quốc gia liên kết lại với nhau để tự bảo vệ mình, ví dụ như: Hiệp hội cà phê, hiệp
hội báo chí,…
Hoa Kỳ có hệ thống pháp luật liên bang, mỗi liên bang sẽ có Hiến pháp,
cùng đó, mỗi bang lại có một hệ thống pháp luật riêng nhưng ko được trái với hiến
pháp. Chính vì vậy, khi thành lập công ty hoặc văn phòng đại diện ở mỗi bang sẽ là
khác nhau. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước cần chú ý điều này.
Các hoạt động xuất nhập khẩu chịu sự điều tiết trực tiếp và chủ yếu của hệ
thống luật liên bang, một số luật của bang cùng gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất
nhập khẩu. Ví dụ, nhập khẩu xe hơi vào Hoa Kỳ chịu sự điều tiết trực tiếp của luật
liên bang.
. Điều chỉnh hàng nhập khẩu: Luật thương mại năm 1974 ủy quyền cho tổng
thống hành động khi một sản phẩm nhất định được nhập vào Mỹ với số lượng lớn
3
gây những thiệt hại nghiêm trọng, hoặc đe dọa gây thiệt hại đối với ngành công
nghiệp trong nước.
. Năm 2018, Mỹ đã giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống còn
21%. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp Mỹ đầu tư ở nước ngoài sẽ chuyển tiền về
nước thay vì để đó tái đầu tư.
. Mỹ không đánh thuế giá trị gia tăng( VAT), ngoại trừ một số tiểu bang áp
dụng từ 5 đến 10% trên doanh số sp( trừ Alaska, Daleware, ...)
3. So sánh kết luận
Như vậy, ta có thể kết luận sự khác nhau về môi trường vĩ mô của Việt Nam
và Mỹ, ở đây sẽ nhắc đến chủ yếu là về luật pháp, chính trị trong môi trường kinh
doanh quốc tế vì đây chính là chủ đề thảo luận chính của chủ đề thảo luận: Thuế và
phí của doanh nghiệp quốc tế.
Tại Việt Nam, các loại thuế, luật sẽ do quốc hội ban hành, thống nhất từ trên
xuống dưới, không phát sinh những điều luật, thuế riêng theo vùng miền hoặc khu
vực.
Tại Mỹ, ngoài Hiến pháp do nhà nước ban hành còn có những hiến pháp
riêng tại các liên bang. Chính vì vậy, khi doanh nghiệp đầu tư vào Mỹ, việc nghiên
cứu về từng bang, từng liên bang là vô cùng cẩn thận.
II. Hàng rào thuế quan đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế tại Việt
Nam, Hoa Kỳ
1. Tổng quan hàng rào thuế quan
- Định nghĩa: Thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ mua bán và
vận động qua biên giới hải quan của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ hải quan
Hiểu đơn giản: “Thuế quan là thuế được đặt ra bởi chính phủ đánh vào hàng
hóa khi chúng tiến vào biên giới quốc gia.” - trang 45, Marketing quốc tế, Cateora.
- Đặc điểm của thuế quan:
Tăng
Áp lực lạm phát
Quyền lợi đặc biệt
Kiểm soát của Chính phủ và các cân nhắc chính trị về các vấn đề kinh tế
Số lượng các thuế quan (họ sinh ra các thuế quan khác thông qua sự
4
dành cho nhau những đặc quyền giữa 2 nước)
Vị thế cán cân thanh toán
Làm yếu đi
Các mô hình cung và cầu
Các mối quan hệ quốc tế (họ có thể bắt đầu các cuộc chiến tranh thương
mại)
Nguồn cung của các nhà sản xuất
Hạn chế
Các lựa chọn sẵn có cho người tiêu dùng
Cạnh tranh
- Phân loại (chỉ trọng tâm vào phần thuế nhập khẩu, xuất khẩu và thuế
chống bán phá giá)
5
Các loại
thuế
Nội dung
Mục đích/Điều kiện áp dụng
Bảo vệ nguồn tài nguyên khan hiếm trong nước
Đánh vào hàng hóa,
Định hướng lại các hoạt động đầu tư sản xuất
Thuế
dịch vụ xuất khẩu của và XK
quan XK
một nước hoặc một
Điều tiết giá cả hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
vùng lãnh thổ
Bảo vệ lợi ích người sản xuất trong nước
Tăng thu cho ngân sách
Bảo hộ sản xuất trong nước
Đánh vào hàng hóa,
Thuế
dịch vụ nhập khẩu
quan NK
vào một nước hoặc
vùng lãnh thổ
Định hướng sản xuất, tiêu dùng trong nước
Tạo nguồn thu cho ngân sách
Kích thích sản xuất trong nước, đặc biệt là sản
xuất thay thế NK
Công cụ sử dụng để đàm phán với các đối tác
thương mại.
Thuế
Áp dụng với hàng hóa
chống bán nhập khẩu được xác
phá giá
định là bán phá giá
Áp dụng với hàng hóa
Thuế đối
kháng
NK được xác định là
CP nước XK trợ cấp
trái với quy định của
WTO
Điều kiện áp dụng:
Khi có đơn kiện ở nước nhập khẩu
Cơ quan điều tra nước NK xác định hàng hóa
đó bán phá giá
Điều kiện áp dụng: khi hàng NK được xác định
là trợ cấp trái quy định của WTO ở nước xuất
khẩu
→ Thuế này như một khoản phụ thu bù vào
phần trợ giá của chính phủ nước XK gây thiệt
hại cho nước NK
Thuế đánh vào hàng
Số lượng hàng hóa trong hạn ngạch được
Thuế hạn
NK vượt hạn ngạch
hưởng thuế quan thấp
ngạch
vào một quốc gia hay
Số lượng hàng hóa ngoài hạn ngạch chịu mức
vùng lãnh thổ
thuế cao
6
Dành cho hàng hóa
NK từ một số nước
Thuế
quan ưu
đãi
hoặc vùng lãnh thổ <
thuế quan MFN
(nguyên tắc tối huệ
Phân loại:
Thuế quan ưu đãi 1 chiều
Thuế quan ưu đãi 2 chiều
quốc)
Thuế
Bằng tổng các dòng
quan
thuế/tổng mặt hàng
trung bình chịu thuế
Thuế quan trung bình tính theo tỉ trọng nhập
khẩu hoặc trung bình các mặt hàng NK
2. Hàng rào thuế quan tại Việt Nam
a. Thuế xuất nhập khẩu:
- Căn cứ tính thuế: dựa trên trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ % của
từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế. Ngoài ra, một căn cứ rất quan trọng đó chính
là dựa trên các thỏa thuận ưu đãi về thuế tại Việt Nam.
- Đối với thuế nhập khẩu:
+ Thuế suất ưu đãi dành cho các nước/vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối hệ
quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam hoặc hàng hóa từ khu phi thuế quan
nhập khẩu vào Việt Nam đáp ứng điều kiện xuất xứ từ các nước trên.
+ Tối huệ quốc (Most favoured nation - MFN) là một trong những quy chế
pháp lý quan trọng trong quan hệ quốc tế hiện đại Tối huệ quốc đòi hỏi một quốc
gia phải đảm bảo dành cho tất cả các quốc gia đối tác một chế độ ưu đãi thuận lợi
như nhau.
+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các
nước/vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ
thương mại với VN
>> VD: Thuế suất ưu đãi đặc biệt Vietnam - Campuchia:
+ Danh mục hàng hoá có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia nhập khẩu
vào Việt Nam được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0%:
7
Thuế suất thông thường áp dụng với các trường hợp hàng nhập khẩu còn lại
(được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của mặt hàng tương ứng, trong trường
hợp thuế suất ưu đãi bằng 0% thì mức thuế do Thủ tướng Chính phủ quyết định dựa
trên luật thuế xuất - nhập khẩu)
- Đối với thuế xuất khẩu:
Quy định tại cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu
Trường hợp xuất khẩu sang các nước/vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi
về thuế XK trong quan hệ thương mại với VN thì thực hiện theo các thỏa thuận này
+ Thời điểm tính thuế:
Thời điểm tính thuế XNK là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan
Thời hạn nộp thuế: Trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy
định của Luật hải quan
+ Biểu thuế: nguyên tắc xây dựng
. Khuyến khích nhập khẩu nguyên vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp
ứng được nhu cầu
. Chú trọng vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm
năng lượng, bảo vệ môi trường
. Đơn giản, minh bạch, phù hợp với định hướng phát triển của nhà nước
8
. Đồng nhất, thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên
liệu thô, thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô
b. Thuế chống bán phá giá
- Điều kiện áp dụng:
+ Hàng hóa NK bán phá giá tại VN & biên độ bán phá giá phải được
xác định cụ thể
+ Việc bán phá giá gây nguy hại/đe dọa gây thiệt hại cho nền sản xuất trong
nước hoặc cản trở sự phát triển của nó
- Nguyên tắc áp dụng:
+ Mức độ: cần thiết, đủ để ngăn ngừa/hạn chế thiệt hại cho sản xuất trong
nước
được tiến hành khi có điều tra cụ thể
+ Chỉ Áp dụng khi nó không ảnh hưởng đến lợi ích KT - XH trong nước
- Thời hạn áp dụng:
+ Không quá 5 năm
+ Trong TH cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể
được gia hạn
Tác động của hàng rào thuế quan đến các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
Thuế quan ảnh hưởng đến quyết định nhập khẩu một mặt hàng của một
doanh nghiệp khi vào Việt Nam cũng như việc xuất khẩu một hàng trong nước ra
nước ngoài:
- Việt Nam đã có những chiến lược quy hoạch cho ngành XNK, tuy nhiên
chính sách thực thi thì thiếu rõ ràng >> Khó khăn cho các DN thực hiện
- Thủ tục hành chính đã giảm nhưng vẫn còn khá nhiều, nhất là trong lĩnh
vực thuế và hải quan >> Chậm trễ
- Tuy nhiên, các chính sách ưu đãi về thuế quan của VN cũng rất hấp dẫn
với các doanh nghiệp quốc tế tại một số quốc gia
Tất cả những điều trên sẽ dẫn đến các quyết định về quy mô sản xuất, hình
thức kinh doanh, khối lượng & số lượng các mặt hàng XNK của các doanh nghiệp
kinh doanh quốc tế tại VN.
3. Hàng rào thuế quan tại Mỹ
a. Hàng rào thuế quan tại mỹ
- Hàng rào thuế quan tại Mỹ gồm nhiều loại thuế áp lên hàng hóa dịch vụ
vảo doanh nhiệp.
9
- Thuế nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ:
+ Biểu thuế nhập khẩu là nội dung quan trọng nhất trong luật thuế của Mỹ.
Biểu thuế này có hơn 1600 trang, liệt kê rất chi tiết các loại hàng hoá và thuế xuất
nhập khẩu.
+ Các loại thuế hải quan được phân loại dựa trên:
. Thuế quan theo giá: Dựa trên phần trăm giá trị đã xác định của hàng hoá được
nhập
. Thuế theo lượng: Là thuế đánh theo trọng lượng hay dung tích hàng hoá, một số
lượng qui định trên trọng lượng đơn vị hoặc các số đo khác về số lượng.
. Thuế hỗn hợp: Tức là thuế quan theo lượng và theo giá, là loại thuế đánh trên
trọng lượng cộng thêm phần trăm của giá trị ( theo giá )
. Hạn ngạch thuế quan: (Mỹ áp dụng hạn ngạch để kiểm soát về khối lượng hàng
nhập khẩu trong một thời gian nhất định. Phần lớn hạn ngạch nhập khẩu do cục hải
quan quản lý
+ Hạn ngạch thuế quan:Qui định số lượng đối với loại hàng nào đó được
nhập khẩu vào Mỹ được hưởng mức thuế thấp trong một thời gian nhất định, nếu
vượt sẽ bị đánh thuế cao.
+ Hạn ngạch tuyệt đối: Là hạn ngạch về số lượng cho một chủng loại hàng
hoá nào đó được nhập khẩu vào Mỹ trong một thời gian nhất định, nếu vượt sẽ
không được phép nhập khẩu. Có hạn ngạch tuyệt đối mang tính toàn cầu, nhưng có
hạn ngạch tuyệt đối chỉ áp dụng đỗi với từng nước riêng biệt
- Định giá tính thuế hàng nhập khẩu: Có bốn nguyên tắc định giá được Hải
Quan Mỹ áp dụng theo thứ tự ưu tiên:
. Định giá theo món hàng giống hệt hoặc tương tự.
. Tính giá suy ngược, nghĩa là lấy giá bán lẻ trên thị trường trừ đi các chi phí
để tính giá nhập khẩu.
. Xác định giá thành, nghĩa là tính toán các chi phí sản xuất ra món hàng để
suy ra giá gần với giá nhập khẩu.
. Biện pháp tổng hợp nhiều yếu tố để suy ra giá nhập. Tuy nhiên biện pháp
này rất hiếm khi sử dụng đến.
- Thuế đối kháng: (thuế chống trợ cấp xuất khẩu). VÍ dụ Mỹ cho rằng chính
phủ Việt Nam đã trợ cấp các Basa của mình nên có giá rẻ 1.5 USD/kg trong khi cá
trên thị trường Mỹ có giá 2.3 USD/kg, thì Mỹ sẽ áp dụng mức thuế này. Với điều
kiện Mỹ chứng minh được.
10
- Thuế chống bán phá giá: Bộ ngoại thương Mỹ (DOC) giảm mức thuế
chống bán phá giá cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 12
– POR12 (từ 1.2.2016 - 31.1.2017) tới 7 lần so với kết quả sơ bộ hồi tháng 3.2018
có thể coi là một thắng lợi vẻ vang của ngành tôm trong suốt 13 năm ứng phó với
mức áp thuế chống bán phá giá của Mỹ
Tỷ lệ thuế quan trung bình ở Mỹ (1821-2016)
b. Tác động của hàng rào thuế quan đối với hoạt động của các doanh nghiệp
- Tổng thống Donal Trump áp thuế cho các tấm pin mặt trời, máy giặt,
thép và nhôm. Việc thực hiện thuế quan chủ yếu nằm trong phạm vi hoạt động của
Bộ Thương mại và Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ.
• Ảnh hưởng tới các doanh nghiệp:
- Ngành oto;
+ Mexico:Trump hứa sẽ áp đặt thuế quan - trong phạm vi từ 15 đến 35% cho các công ty di chuyển các hoạt động sang Mexico. Trump đã cam kết mức thuế
35% cho "mỗi chiếc xe, mỗi xe tải và mỗi bộ phận được sản xuất tại nhà máy của
Ford ở Mexico đi qua biên giới". Mức thuế quan ở mức đó cao hơn nhiều so với các
tiêu chuẩn quốc tế (khoảng 2,67% đối với Hoa Kỳ và hầu hết các nền kinh tế tiên
tiến khác và dưới 10 phần trăm đối với hầu hết các nước đang phát triển.
- Tấm năng lượng mặt trời:
+ Vào ngày 23 tháng 1 năm 2018, các hãng thông tin thông báo rằng Trump
đã áp đặt thuế quan đối với các tấm pin mặt trời sản xuất ngoài Hoa Kỳ. Thuế suất
11
ban đầu bắt đầu từ ba mươi phần trăm và dần dần sẽ giảm xuống còn mười lăm
trong vòng bốn năm.
+ Trung Quốc hiện đang là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất tấm năng lượng
mặt trời, và Trung Quốc quyết định cắt giảm thuế quan.Chung Sơn, Bộ trưởng Bộ
Thương mại Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố: "Đối với các biện pháp sai
trái của Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ làm việc với W.T.O. các thành viên kiên quyết bảo
vệ lợi ích hợp pháp của chúng tôi"
- Thép và nhôm:
+ Vào ngày 1 tháng 3 năm 2018, Trump tuyên bố dự định đánh thuế quan
25% vào thép và 10% vào nhôm nhập khẩu.
+ Ngày 31 tháng 5 năm 2018, Trump cho tăng thuế nhập cảng thép lên 25%
và nhôm 10% từ Canada, Mexico, và EU
+ Đối với Trung Quốc Dự kiến, Washington sẽ bắt đầu áp thuế bổ sung 10%
lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc và tăng lên 25% vào đầu năm 2019.
- Máy giặt:
+ Vào ngày 23 tháng 1 năm 2018, kết hợp với thuế quan đặt trên tấm pin
mặt trời, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã thông báo thuế đối với máy
giặt. Theo Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), nhập khẩu máy giặt dân dụng
lớn đã gia tăng "đều đặn" từ năm 2012 đến năm 2016, và kết quả hoạt động tài
chính của các nhà sản xuất trong nước đã "giảm mạnh".
+ Mức thuế quan này đã được đưa ra sau khi Whirlpool, một nhà sản xuất
máy giặt dựa trên Mỹ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ LG
Electronics và Samsung cả hai đều có trụ sở tại Hàn Quốc.
Thuế quan vào các máy giặt
Thành phần
1,2 million máy giặt nhập cảng đầu tiên
Tất cả các máy giặt nhập cảng sau đó
Các bộ phận được miễn thuế
Năm 1
Năm 2
Năm 3
20%
18%
16%
50%
45%
40%
50.000 đơn vị 70.000 đơn vị 90.000 đơn vị
=> Lợi ích từ việc đặt hàng rào thuế của ông Trump: Theo Bloomberg, tính
đến 4/2018, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ đã thu được 4 tỷ USD thông
qua việc dựng hàng rào thuế quan.
Các khoản thu đến từ thuế quan áp lên thép và nhôm nhập khẩu cũng như các
loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Số tiền này là một nguồn thu đáng kể bổ
sung cho ngân sách liên bang Mỹ.
12
Tổng thống Donald Trump cũng cho rằng việc dựng hàng rào thuế quan đã
góp phần đưa nước Mỹ vào một vị thế thương lượng mạnh hơn với các đối tác
thương mại.
4. So sánh hàng rào thuế quan hai nước
Nói chung, Mỹ hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, đến mức 50 tiểu bang
của nước này có thể so sánh với quy mô kinh tế của các quốc gia khác. Theo trang
phân tích dữ liệu Howmuch.net tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam chỉ
tương ứng với bang Nam Carolina, xếp thứ 27 về độ giàu có tại Mỹ.
Hàng rào thuế quam Mỹ
Hàng rào thuế quan Việt
Nam
Thuế nhập khẩu
/>
/>
Thuế nhập khẩu hàng hóa
u-thue-nhap-khau/attr-10-
vào Mỹ gồm 22 mục mỗi
205/cn10.html thuế nhập
mục gồm nhiều chương
khẩu
- Hạn chế nhập khẩu hàng
- Khuyến khích nhập khẩu
hóa Trung quốc với việc áp
một số mặt hàng với thuế
thuế lên đến 25% hàng nhập
nhập khẩu 0%.
khẩu
- Tham gia các Hiệp định tự
do hóa thương mại.
Việc tăng/giảm thuế giup
- Mang lại cho Mỹ 4 tỷ USD - Tạo cơ hội cho các doanh
cho mỹ từ thuế nhập khẩu
nghiệp kinh doanh quốc tế
đối với hàng hóa đặc biệt là
có cơ hội phát triển
thép, nhôm
- Làm giảm ngân sách nhà
nước
Vị thế so với các đối tác
Vị thế mạnh
Vị thế yếu
thương mại
III. Liên hệ thực tế – Samsung
1. Tổng quan về Samsung
Samsung là một trong những hãng công nghệ mạnh nhất hiện nay của thế
giới. Ngày nay,Cái tên Samsung có mặt trong mọi lĩnh vực từ y tế, bảo hiểm, địa ốc,
may mặc, đến khách sạn du lịch, và đặc biệt là điện tử đến viễn thông.
13
Những chi nhánh quan trọng của Samsung bao gồm Samsung Electronics
(công ty điện tử lớn nhất thế giới theo doanh thu, và lớn thứ 4 thế giới theo giá trị
thị trường năm 2012), Samsung Heavy Industries (công ty đóng tàu lớn thứ 2 thế
giới, chỉ đứng sau Hyundai Heavy Industry), Samsung Engineering và Samsung
C&T (lần lượt là công ty xây dựng lớn thứ 13 và 36 thế giới). Những chi nhánh chú
ý khác bao gồm Samsung Life Insurance (công ty bảo hiểm lớn thứ 14 thế giới),
Samsung Everland (quản lý Everland Resort, công viên chủ đề lâu đời nhất Hàn
Quốc), Samsung Techwin (công ty không gian vũ trụ, thiết bị giám sát, bảo vệ) và
Cheil Worldwide (công ty quảng cáo lớn thứ 16 thế giới theo doanh thu năm 2011).
2. Samsung tại Việt Nam
Lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam năm 1996 với nhà máy sản xuất màn hình
LCD ở Thủ Đức, Samsung đã liên tục lớn mạnh và phát triển.
Samsung Việt Nam hiện sở hữu 4 nhà máy là Samsung Electronics Vietnam
(SEV), Samsung Display Vietnam (SDV) tại Bắc Ninh và Samsung Electronics
Vietnam Thainguyen (SEVT) tại Thái Nguyên và Samsung Electronics HCMC CE
Complex (SEHC) tại TP HCM.
a. Chính sách ưu đãi của Việt Nam (Samsung giống với các tập đoàn khác,
đều được hưởng các chính sách thu hút FDI)
- Về thuế lợi tức (thuế thu nhập doanh nghiệp):
+ Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước ngoài trong hợp đồng hợp
tác kinh doanh nộp từ 15 đến 25% lợi nhuận thu được; được miễn thuế tối đa 2 năm
kể từ năm bắt đầu kinh doanh có lãi và giảm 50% thuế tối đa 2 năm tiếp theo. Khi
chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, nhà đầu tư nộp thuế chuyển lợi nhuận từ 5% đến
10% số tiền chuyển ra nước ngoài.
- Về thuế xuất, nhập khẩu (XNK): được miễn hoặc giảm thuế theo quyết
định của cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài trong từng trường hợp đặc
biệt cần khuyến khích đầu tư. Việc miễn, giảm thuế XNK được áp dụng đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên
nước ngoài trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh.
b. Thuế và phí mà Samsung đã trả cho Việt Nam
Có một câu hỏi đã luôn được dư luận Việt Nam đặt ra, đó là Samsung đầu tư
lớn, xuất khẩu nhiều nhưng đã nộp được bao nhiêu cho ngân sách Việt Nam?
14
Và câu trả lời đã được Samsung Việt Nam cho biết, dù đang trong giai đoạn
được miễn, giảm thuê theo quy định của pháp luật Việt Nam song tổng số tiền nộp
thuế của Samsung, bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập HYPERLINK
" \h doanh nghiệp… vẫn tăng đều qua hàng
năm.
Tổng số tiền nộp thuế của Samsung năm 2014 là 165 triệu USD; năm 2015
tăng lên 186 triệu USD; năm 2016 là 300 triệu USD (tương đương khoảng 6.750 tỷ
đồng) và nửa đầu năm 2017 là 186 triệu USD (tương đương 4.185 tỷ đồng).
Năm 2016, báo cáo kết quả kinh doanh của Samsung toàn cầu cho biết, hai
công ty chủ chốt của Samsung Electronics tại Việt Nam là Samsung Electronics
Vietnam (SEV) và Samsung Electronics Vietnam Thái Nguyên (SEVT) đã ghi nhận
mức doanh thu và lợi nhuận kỷ lục.
Hiện tổng số nhân lực làm việc cho các nhà máy của Samsung tại Bắc Ninh
và Thái Nguyên đã tăng lên hơn 110.000 người. Ngoài ra, Samsung Việt Nam còn
có 1 Trung tâm R&D (Nghiên cứu và phát triển) đặt tại Hà Nội với hơn 1.400 nhân
viên.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tổng số vốn đầu tư vào các lĩnh
vực trên tại Việt Nam của Samsung đến năm 2017 có thể tăng lên 20 tỷ USD.
Trong một buổi hội thảo mới đây, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị
trường trong nước (Bộ Công Thương) còn khẳng định rằng "Samsung hay các
doanh nghiệp FDI khác có những đóng góp quan trọng phát triển kinh tế Việt Nam
thì được coi là hàng Việt Nam".
Với những đóng góp về mặt cung cấp việc làm, đóng góp vào GDP, tăng
xuất khẩu thì sự hiện diện của Samsung tại Việt Nam vẫn là tín hiệu đáng mừng.
3. Samsung tại Mỹ
a. Giới thiệu Samsung tại Mỹ
Hồi tháng 02/2017, tổng thống Donald Trump đã đăng tải lên trang Twitter
cá nhân thông điệp: “Cám ơn Samsung! Chúng tôi sẽ vui vì có các bạn”
Ngày 29/06/2017, trang Blomberg đưa tin, Samsung Electronics đã công bố
khoảng đầu tư trị giá 1.9 tỷ USD vào 2 nhà máy sản xuất tại Mỹ, chuẩn bị cho việc
đưa dây chuyền sản xuất vào Mỹ
15
Trước đây, tổng Thống Mỹ Donald Trump từng kêu gọi Samsung và cả
Apple đưa dây chuyền sản xuất vào Mỹ nhằm tạo ra nhiều việc làm mới cho người
dân Mỹ.
Được biết, khoảng đầu tư sẽ bao gồm 1.5 tỷ cho nhà máy sản xuất chất bán
dẫn tại Austin và Texas. Còn khoảng 380 triệu USD sẽ được sử dụng để xây nhà
máy sản xuất thiết bị gia dụng ở Nam California. Hai khoản đầu tư này sẽ kéo dài
đến năm 2020.
c. Chính sách thuế áp dụng đối với Samsung tại Mỹ
- Thuế quan:
Hàn Quốc và Mỹ đã ký thỏa thuận thương mại tự do năm 2010 và mới ký lại
gần đây vào ngày 24/09/2018. Tuy nhiên, thỏa thuận này chủ yếu liên quan đến
giảm thuế trong lĩnh vực xe hơi và tiến tới xóa bỏ 95% thuế quan trên các hàng hóa
trong 5 năm tới.
- Thuế nội địa:
Là một công ty LLC (công ty trách nhiệm hữu hạn), khi đầu tư tại Mỹ thì các
khoản thuế mà Samsung Electronics phải chịu đó là:
Hoa Kỳ đánh thuế các công ty nước ngoài khác với các tập đoàn trong nước.
Các công ty nước ngoài phải chịu thuế 30% đối với cổ tức, tiền lãi, tiền bản quyền
và một số thu nhập khác. Trong khi đó, thuế thu nhập doanh nghiệp trong nước là
21% (bắt đầu từ ngày 01/01/2018)
4. So sánh với Việt Nam
Việt Nam là nước đang phát triên với tốc độ tăng trưởng và GDP còn thấp.
Việc thu hút vốn đầu tư là rất cần thiết
Vì vậy không chỉ đối với Samsung mà nhiều doanh nghiệp ngước ngoài
được hưởng nhiều đãi ngộ về thuế và phí
Mặt khác, Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, với tốc độ phát triển nhanh,
việc bảo hộ sản xuất nội địa rất được chú trọng. Vì vậy các doanh nghiệp nước
ngoài thường chịu thuế cao hơn
16
IV.Kết Luận
1. Tổng quan môi trường vĩ mô tại Việt Nam và Mỹ
- Việt Nam có nền chính trị ổn định, không xảy ra những xung đột, tranh
chấp vũ tranh nên là một trong những yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài.
- Mỹ tồn tại chính trị đa đảng, mỗi liên bang hay mỗi bang khác nhau sẽ có
những quy định, luật riêng đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh phải
chú ý đến pháp luật của từng bang khác nhau.
2. Hàng rào thuế quan đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế tại Việt
Nam, Hoa Kỳ.
•
Mỹ hạn chế nhập khẩu hàng hóa Trung quốc( bằng cách áp 25% thuế).
Việt Nam khuyến khích nhập khẩu một số mặt hàng với thuế nhập khẩu 0%.
•
Những chính sách làm tăng hay giảm thuế mang lại cho Mỹ 4 tỷ
USD( đối với hàng hóa đặc biệt). Tại Việt Nam, tạo cơ hội kinh doanh đối với
doanh nghiệp quốc tế, giảm ngân sách nhà nước.
3. Samsung hoạt động tại môi trường Việt Nam và Mỹ
•
Tại Việt Nam:
- Samsung chịu các loại thuế như: Nộp từ 15 đến 25% lợi nhuận thu được;
được miễn thuế tối đa 2 năm kể từ năm bắt đầu kinh doanh có lãi và giảm 50% thuế
tối đa 2 năm tiếp theo. Khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, nhà đầu tư nộp thuế
chuyển lợi nhuận từ 5% đến 10% số tiền chuyển ra nước ngoài.
- Tổng số tiền nộp thuế của Samsung nửa đầu năm 2017 là 186 triệu USD
(tương đương 4.185 tỷ đồng).
•
Tại Mỹ:
- Tháng 6/2017, Samsung Electronics đã công bố khoảng đầu tư trị giá 1.9
tỷ USD vào 2 nhà máy sản xuất tại Mỹ.
Các khoản thuế mà Samsung Electronics phải chịu đó là:
Chịu thuế 30% đối với cổ tức, tiền lãi, tiền bản quyền và một số thu nhập khác.
17