Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Nhóm 11 chuyền giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.12 KB, 5 trang )

Nhóm 11 – Chuyển giá
1.
2.
3.
4.

Nguyễn Thị Thu – 11164952 (NT)
Nguyễn Thị Hương – 11162234
Hoàng Thị Hường – 11162304
Đinh Thị Thu Thảo – 11164712

1. Tổng quan về chuyển giá
-

-

-

Khái niệm: Là việc các công ty (hoặc các chị nhánh của công ty) ở các
quốc gia khác nhau thay đổi giá bất thường (lên thật cao hoặc xuống thật
thấp) nhằm hưởng lợi về thuế
Đặc điểm
+ Giá cả hàng hóa dựa trên sự tính toán chủ quan của các nhà
quản lý tập đoàn đa quốc gia. Giá này có thể cao hơn, thấp
hơn giá thị trường
+ Định giá chuyển giao là việc các công ty sử dụng các
phương pháp nội bộ để xác định giá cả phù hợp với thông lệ
quốc tế và được chấp nhận tại quốc gia mà công ty con hoạt
động
+ Các công ty liên quan đến hoạt động chuyển giá đều có quan
hệ mật thiết với nhau: công ty mẹ- công ty con,các công ty


liên kết.. cùng hưởng lợi về tài chính
Nguyên nhân hiện tượng chuyển giá
+ Tối đa hóa lợi nhuận: Các doanh nghiệp luôn muốn tối đa
hóa lợi nhuận kể cả gian lận. Chuyển giá thông qua các giao
dịch hàng hóa dịch vụ… sẽ khó bị phát hiện hơn so với hành
vi gian lân thông thường.
+ Quyền tự do định đoạt trong kinh doanh thương mại và đầu
tư: doanh nghiệp có cơ hội tự quyết định giá trong các giao
dịch. Do vậy trong quan hệ mua bán với các doanh nghiệp
liên kết họ có thể toàn quyền quyết định giá, ghi lại bởi văn
bản pháp luật
+ Mối quan hệ chung về lợi ích giữa các công ty liên kết: Sự
khác biệt mức giá giao dịch được thực hiện bởi các bên so
với giá thị trường đã giúp doanh nghiệp hưởng lợi nhiều
hơn. Việc chuyển giá mang lại lợi ích toàn cục do né thuế.
+ Khác biệt về môi trương đầu tư, kinh doanh: Khác biệt về
thể chế chính trị, luật pháp tại mỗi quốc gia, đặc biệt là


chính sách thuế nhằm ưu đãi thu hút vốn đầu tư nươc ngoài
(các doanh nghiệp FDI).
- Các hình thức chuyển giá (thảo làm nốt)
+ Định giá các yếu tố đầu vào cao hơn thị trường: Các yếu tố đầu vào được
định giá cao từ đầu quá trình đầu tư góp vốn đến giai đoạn triển khai
. Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn
. Chuyển giá bằng cách nâng khống giá trị công nghệ, thương hiệu
. Nhập khẩu nguyên liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài hoặc công ty liên doanh
với giá cao
. Làm quảng cáo ở nước ngoài với chi phí cao
. Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao chi phí các đơn vị hành chính và

quản lý.
. Chuyển giá thông qua cho vay trực tiếp.
Định giá các yếu tố đầu ra thấp hơn thị trường: Doanh nghiệp FDI khi
xuất hàng ra khỏi doanh nghiệp nước đầu tư về công ty mẹ với hóa đơn
xuất bán giá thấp hơn nhiều so với giá thành
+ Chuyển giá thông qua các hoạt động tài trợ: tài trợ vay vốn, hỗ trợ máy
móc, thiết bị, dịch vụ tư vấn cho các nước được tài trợ (ODA), làm tăng
tài sản cố định, tăng chi phí sản xuất
+ Chuyển giá thông qua chênh lệch thuế suất: Lợi dụng sự chênh lệch thuế
suất và thuế suất lợi túc, thuế quan giữa hai quốc gia mà công ty kinh
doanh quốc tế thực hiện hành vi chuyển giá. Tối đa hóa chi phí ở nước có
thuế suất cao và tối đa hóa lợi nhuận ở nước có thuế suất thấp.
+ Chuyển giá lãi: Đây là một hình thức chuyển giá hết sức tinh vi của các
doanh nghiệp FDI – chi nhánh các MNCs.
+

Ví dụ: trong điều kiện nhiều quốc gia tích cực thu hút nguồn vốn từ bên ngoài
với mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững, Chính phủ các quốc gia đó đã có nhiều
chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, hoặc
khi đầu tư vào những địa bàn khác nhau, các doanh nghiệp liên kết đã chuyển doanh
thu, lợi nhuận từ những lĩnh vực, ngành nghề và khu vực khác không được hưởng ưu
đãi vào doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi nhằm giảm thuế phải nộp, tăng lợi
nhuận của nhóm liên kết.
+

Tác động của chuyển giá
Đối với nền kinh tế xuất khẩu đầu tư.


Quốc gia nào có thuế suất thấp hơn sẽ được hưởng lợi. Chuyển giá làm thất

thu thuế của quốc gia xuất khẩu đầu tư nếu thuế suất ở quốc gia này cao hơn thuế suất
của quốc gia tiếp nhận đầu tư, làm mất cân đối trong kế hoạch thuế của quốc gia này.
+

Đối với nền kinh tế nhận đầu tư:

. Các doanh nghiệp chuyển giá định giá cao các yếu tố đầu vào, từ đó các
doanh nghiệp chuyển giá rút ngắn thời gian thu hồi vốn, vì vậy mà các luồng vốn có
xu hướng chảy ngược ra khỏi quốc gia tiếp nhận đầu tư. Các hành động chuyển giá
nhằm thu hồi vốn nhanh hơn so với kế hoạch đầu tư ban đầu sẽ làm cho thay đổi cơ
cấu vốn của nền kinh tế quốc gia tiếp nhận đầu tư. Hậu quả là tạo ra sự phản ánh sai
lệch kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của nền kinh tế, tạo ra một bức tranh
kinh tế không trung thực.
. Thông qua hoạt động chuyển giá nhằm xâm chiếm thị phần khi mới tham
gia vào thị trường, các doanh nghiệp chuyển giá sẽ tiến hành các chiêu thức quảng
cáo và khuyến mãi quá mức và hậu quả là lũng đoạn thị trường.
. Thông qua hoạt động chuyển giá, các doanh nghiệp chuyển giá sẽ thực hiện
kế hoạch thôn tính các doanh nghiệp trong nước. Với tiềm lực tài chính mạnh, các
doanh nghiệp chuyển giá sẽ tiến hành liên doanh với các doanh nghiệp trong nước
với tỷ lệ vốn góp cao để nắm quyền quản lý
=> Như vậy:
Các hoạt động chuyển giá sẽ làm phá sản kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc
dân của các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Nếu không bị ngăn chặn kịp thời, về lâu dài,
các quốc gia tiếp nhận đầu tư sẽ phải phụ thuộc về mặt kinh tế và tiếp theo sau đó là
sự chi phối về mặt chính trị. Hoạt động chuyển giá sẽ gây ra tình trạng mất cân đối
trong cán cân thanh toán quốc tế của quốc giá đó
2. Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam
-

-


Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI),
mỗi năm có khoảng từ 40 - 50% doanh nghiệp FDI kê khai lỗ, trong đó có
rất nhiều doanh nghiệp lỗ trong nhiều năm liền. Thậm chí, có doanh
nghiệp lỗ lũy kế đến mức âm số vốn CSH nhưng vẫn tiếp tục hoạt động
bình thường, hơn nữa còn mở rộng kinh doanh. (Tình trạng này xảy ra phổ
biến tại các tỉnh/thành phố thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài như
TP.HCM và Bình Dương)
Dẫn chứng bằng các con số xác thực: Năm 2010, số doanh nghiệp FDI kê
khai lỗ ở Bình Dương là 754/1490 (chiến tỷ trọng 50.6%) trong đó có 200
doanh nghiệp lỗ quá vốn chủ sở hữu. Đặc biệt, tại Lâm Đồng có tới


104/111 doanh nghiệp FDI kê khai lỗ năm 2009 và những năm trước đó.
Cùng với đó là các tỉnh Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải
Phòng, Đồng Nai,.. Ước tính, số các doanh nghiệp FDI báo lỗ không dưới
50% tổng số doanh nghiệp bình quân cả nước (khoảng 14.6 nghìn doanh
nghiệp).
- Một tình huống kê khai lỗ điển hình ở Việt Nam thời gian qua được sự chú
ý của dư luận trong lĩnh vực nước giải khát là Coca - Cola:
+ Với Coca - Cola, theo Cục thuế TP HCM, từ khi bắt đầu hoạt động ở Việt Nam
năm 1992, công ty này liên tục báo lỗ cho đến cuối năm 2012. Việc thua lỗ của
Coca - Cola Việt Nam không phải do tăng trưởng doanh số yếu, thực tế sản lượng
của công ty vẫn tăng trưởng trên 25% mỗi năm. Đến thời điểm tháng 12/2012,
tổng số lỗ lũy kế của Coca - Cola Việt Nam lên đến 3.768 tỉ đồng, vượt quá số
vốn đầu tư ban đầu 2.950 tỉ đồng. Như vậy, về mặt kỹ thuật thì lẽ ra Coca - Cola
Việt Nam đã phải phá sản. Tuy nhiên, thay vì đóng cửa hay thu hẹp quy mô hoạt
động, năm 2014 Coca-Cola tiếp tục đầu tư thêm 210 triệu USD để mở rộng kinh
doanh ở Việt Nam.úi chẳng biết gì cả, giờ mới mở ra hix
+ Điều này đặt ra cho các cơ quan thuế Việt Nam về nghi án chuyển giá của công

ty này. Tuy nhiên, về mặt bằng chứng để chứng minh Coca - Cola Việt Nam
chuyển giá là rất yếu. Sau nhiều nỗ lực đấu tranh của phía Việt Nam, đến năm
2013 Coca - Cola Việt Nam đã bắt đầu báo lãi và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
cho Chính phủ Việt Nam.
+ Ngoài tình huống điển hình trên đây, còn rất nhiều tình huống chuyển giá khác đã
được cơ quan thuế Việt Nam thanh tra và làm rõ được hành vi chuyển giá. Tuy
nhiên cũng có rất nhiều trường hợp chưa phát hiện, hoặc hiện đã có nghi vấn
nhưng việc thanh tra và kết luận vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức.
>> Kết luận: Vấn đề chuyển giá đang diễn ra phổ biến tại Việt Nam, làm thất
thoát đi một lượng lớn Ngân sách Nhà nước. Hơn nữa, việc xử lý không triệt để vấn
đề này còn là sự thiếu công bằng với các doanh nghiệp kinh doanh trong nước. Để
môi trường kinh doanh trở nên hấp dẫn và minh bạch với tất cả các doanh nghiệp
trong và ngoài nước, Chính phủ cần có những giải pháp để giải quyết triệt để vấn đề
này.
3. Giải pháp kiến nghị

-

a. Những khó khăn thường gặp của cơ quan thuế
Thứ nhất, cơ quan thuế rất khó xác định được giá thị trường khách quan, vì yêu cầu
phải có thông tin; đòi hỏi các chuyên gia phải phân tích theo từng ngành nghề, lĩnh
vực, đôi khi phải mua hoặc trao đổi thông tin với phía nước ngoài. Nhưng luật pháp
hiện nay chưa quy định cụ thể, nên chưa có cơ sở pháp lý để xác định giá thị
trường; Nhà nước chưa có quy định nào để bảo đảm giá trị pháp lý của việc ấn định


-

-


giá, gây lúng túng và bị động đối với cơ quan thuế trong quá trình triển khai, nhất là
khi có sự tranh tụng trước pháp luật.
Thứ hai, cơ quan thuế chưa có đủ các cơ sở để áp dụng các biện pháp chế tài đủ
mạnh, nhằm buộc các DN phải kê khai chính xác về giá đối với các hoạt động giao
dịch liên kết (phạt về hành vi gian lận thuế, trốn thuế; truy cứu trách nhiệm hình sự;
cấm hoạt động kinh doanh tại Việt Nam...).
Thứ ba, văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định rõ cơ chế phối hợp hoặc quy
định trách nhiệm của các cơ quan chức năng có liên quan trong việc phối hợp với
cơ quan thuế, hỗ trợ xác minh về giá thị trường khách quan (cơ quan xuất nhập
cảnh, cơ quan ngoại giao, đại sứ quán, tham tán thương mại Việt Nam ở nước
ngoài). Hơn nữa, cơ quan thuế vẫn chưa có chức năng điều tra thuế... nên không thể
xử lý được các trường hợp vi phạm có tính phức tạp, phạm vi rộng ngoài lãnh thổ
Việt Nam.
b. Giải pháp
Trước mắt, Nhà nước cần có văn bản quy định nhiệm vụ cụ thể cho các
ngành có liên quan như: cơ quan thuế, hải quan, quản lý đầu tư, công an, viện kiểm
sát, tòa án, ngân hàng thực hiện tốt việc phối hợp theo thẩm quyền về trao đổi, cung
cấp thông tin, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp
luật trong hoạt động giao dịch liên kết và chuyển giá của các DN đầu tư nước
ngoài.
Về lâu dài,cần xây dựng Luật Chống chuyển giá, đồng thời sửa đổi bổ
sung các văn bản pháp luật có liên quan như: Luật Doanh nghiệp, Luật Ðầu tư, Luật
Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Thuế TNDN, Luật Dân sự. Hình thành cơ quan
chuyên trách chống chuyển giá ở cấp Trung ương và các tỉnh, thành phố nhằm chỉ
đạo thực hiện thông suốt. Có như vậy mới chống được hành vi chuyển giá, tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm thu đúng, thu đủ vào ngân sách Nhà nước.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×