Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TPP cơ hội thách thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.78 KB, 11 trang )

HIỆP ĐỊNH TPP VÀ VIỆT NAM
Group 5
Dương Thùy Trang (Nhóm trưởng)
Phạm Thị Diệu Hoa
Lê Thủy Ngân
Đặng Minh Ngọc
Bùi Thu Thủy

TÓM TẮT NỘI DUNG
1. Tổng quát về TPP và CPTPP
2. Việt Nam và TPP
a. Quá trình kí kết
b. Các lĩnh vực
c. Cơ hội và thách thức
3. Ảnh hưởng của TPP đến ngành dệt may và doanh nghiệp Nhà Bè

I.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TPP VÀ CPTPP

1. Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP


Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một Hiệp định Thương
mại Tự do ( Free Trade Agreement – FTA). TPP được biết đến như là một FTA
đặc biệt, một FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao… Lý do chủ yếu là bởi đây là FTA có
mức độ cam kết tự do hóa cao nhất, với phạm vi bao trùm nhiều lĩnh vực nhất
không chỉ với Việt Nam mà với tất cả các thành viên TPP.
Văn kiện TPP gồm 30 Chương, bao trùm rất nhiều vấn đề, từ các vấn đề
thương mại truyền thống (hàng hóa, dịch vụ, đầu tư…), đến các vấn đề thương
mại chưa hoặc ít được đề cập trong các FTA (mua sắm công, thương mại điện tử,


doanh nghiệp nhà nước…), và cả các vấn đề khác có liên quan đến thương mại
(lao động, môi trường…).
Hiện tại TPP bao gồm 12 thành viên ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là
Hoa Kỳ, Canada, mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản,
Singapore, Brunei, malaysia và Việt Nam.
TPP là một hiệp định mở, cho phép kết nạp thêm thành viên mới, cho phép
thành viên hiện tại có thể rút khỏi Hiệp định, và cũng cho phép sửa đổi các nội
dung của Hiệp định.
2. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ CPTPP
Sau khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),
11 nước còn lại tiếp tục thúc đẩy và đạt được thỏa thuận về tên gọi mới của Hiệp
định TPP là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP), được ký kết vào ngày 8/3.
Hiệp định CPTPP về cơ bản giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho
phép các nước thành viên tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ để bảo đảm sự cân
bằng trong bối cảnh mới.
Cũng như TPP, CPTPP được coi là một hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu
chuẩn cao, không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan
đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên
quan đến thương mại v.v. mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như
lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước v.v.
Ngoài ra, Hiệp định này đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa
cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ.

II.

VIỆT NAM VÀ TPP

1. Quá trình kí kết của Việt Nam và hiệp định TPP
TPP được đàm phán từ tháng 3/2010, gồm 12 quốc gia - Úc, Brunei, Canada,

Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam.
Đại diện của 12 quốc gia trong đó có Việt Nam sáng sớm 4/2/2016 đã chính thức
ký kết thỏa thuận Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
(TPP) tại New Zealand. Theo Bộ Công Thương, sự kiện này đánh dấu kết thúc


quá trình đàm phán hơn 5 năm với hơn 30 phiên làm việc ở cấp kỹ thuật và hơn
10 cuộc đàm phán ở cấp bộ trưởng, các nước TPP đã chính thức kết thúc đàm
phán hiệp định này vào ngày 5/10/2015 tại hội nghị bộ trưởng ở Hoa Kỳ. và mở
đầu cho giai đoạn phê chuẩn tại quốc hội từng nước. Sau đó, TPP cần được
Chính phủ các nước phê chuẩn và dự kiến có hiệu lực trong 2 năm tới.
2. Các lĩnh vực mà Hiệp định TPP bao trùm
Thương mại điện tử
- Dịch vụ xuyên biên giới
- Thuế
- Môi trường
- Dịch vụ tài chính
- Sở hữu trí tuệ
- Chi tiêu công của chính phủ
- Đầu tư
- Lao động
- Pháp luật
- Giải quyết tranh chấp
- Nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa
- Kiểm dịch thực phẩm
- Viễn thông
- Dệt may
- Bồi thường thiệt hại thương mại
3. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM
A.CƠ HỘI

1. Tham gia TPP giúp Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu và thay
đổi cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn.
- Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, TPP sẽ giúp GDP của Việt
Nam tăng thêm 10.0% vào năm 2030 và xuất khẩu sẽ tăng thêm được
30.1% vào năm 2030


- Nghiên cứu của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cũng chỉ ra rằng, sau khi
TPP được ký kết, Việt Nam sẽ là nước có thu nhập và xuất khẩu tăng
mạnh nhất trong 12 quốc gia TPP, với tốc độ tăng trưởng lần lượt 13,6% và
31,7%. Trong khi đó, những nước không tham gia TPP sẽ chịu thiệt hại do
giao thương chuyển hướng.

- Việc tham gia TPP sẽ mở ra cơ hội cho Việt Nam gia tăng sản xuất và
mở rộng thị trường ra nước ngoài vì những lý do sau:
o Việt Nam là một nước có thế mạnh về nguồn lao động trẻ dồi dào có
thể đáp ứng nhu cầu về lao động cho các ngành công nghiệp. TPP
ký kết có thể thúc đẩy đầu tư của các nước trong khối vào Việt Nam,
tạo cơ hội cho Việt Nam khai thác các lợi thế tiềm năng.
o Khi tham gia TPP, thuế suất giảm về 0% sẽ đem lại cơ hội cạnh
tranh bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam, tác động tích
cực đến thu nhập của người dân, cải thiện sức cạnh tranh của hàng
hóa xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của cả nước.


o Các ngành sản xuất của Việt Nam chủ yếu là quy mô nhỏ, công
nghệ lạc hậu. Gia nhập TPP mở ra cơ hội thu hút đầu tư, hợp tác với
các nước nhằm hiện đại hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
2. Tham gia TPP tạo điều kiện để Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị

trường, cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Với những cam kết sâu và rộng hơn trong WTO, TPP tạo điều kiện để nền
kinh tế Việt Nam phân bổ lại nguồn lực theo hướng hiệu quả hơn.
Đồng thời, hỗ trợ tích cực cho quá trình tái cơ cấu theo hướng công
nghiệp hóa - hiện đại hóa và đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển từ
tăng trưởng theo chiều rộng trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh sẵn có
sang tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào việc khai thác lợi thế cạnh
tranh động để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả xuất khẩu.
3. Tham gia TPP góp phần tạo động lực để các doanh nghiệp Việt Nam nâng
cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng hàng hóa dịch vụ và
phát triển khả năng sản xuất của nền kinh tế.
4. Tham gia TPP giúp Việt Nam thu hút được dòng FDI với giá trị lớn hơn và
công nghệ cao hơn.

5. Tham gia TPP góp phần tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tham
gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng của Việt Nam đang giúp Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ
hấp dẫn về đầu tư, thu hút nhiều dự án đầu tư lớn từ các tập đoàn đa
quốc gia như Samsung, LG, Microsoft, Intel, Mitsubishi Heavy Industries...
6. Hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới
Mức độ mở cửa của thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam hiện còn thấp,
tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính
thế giới. Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh,


tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và tiếp cận
với các nguồn vốn ủy thác trên thế giới với chi phí thấp hơn.
7. Nâng cao chất lượng đấu thầu
Trong khuôn khổ TPP, việc tuân thủ các điều khoản liên quan đến vấn đề

mua sắm chính phủ là bắt buộc. Khi đó, hoạt động đấu thầu sẽ trở nên phổ
biến và thuận lợi hơn, minh bạch hơn và là yếu tố để nâng cao chất
lượng các công trình, dịch vụ.
B. THÁCH THỨC
Bên cạnh những thuận lợi lớn, TPP cũng đặt ra nhiều thách thức lớn, đó là,
1. Rào cản công nghệ
Bất lợi từ việc thực thi các yêu cầu cao về môi trường, lao động, cạnh
tranh… và các ràng buộc mang tính thủ tục khi ban hành các quy định liên
quan đến rào cản kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ...
Khoa học và công nghệ chưa phát triển, làm tăng rào cản về chất lượng sản
phẩm và dịch vụ thâm nhập thị trường quốc tế và kém cạnh ngay trên nước nhà
so với các sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh khác. Việc công nghệ không phát triển
cũng chính là thách thức về sản xuất và phát triển hàng loạt với số lượng lớn để
đáp ứng được mức nhu cầu khổng lồ.
2. Thách thức về thu ngân sách,
Do tỷ trọng thu ngân sách từ thuế nhập khẩu đang giảm dần qua các năm, việc
xóa bỏ thuế nhập khẩu lại được thực hiện theo lộ trình, nên về cơ bản sẽ không
gây tác động lớn và đột ngột. Bên cạnh đó, khi xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ
trình, thu từ thuế nhập khẩu có thể giảm nhưng bù lại, số thu từ các sắc thuế khác
sẽ tăng lên do sản xuất, kinh doanh phát triển, không những đủ để bù đắp số thu
mất đi từ thuế nhập khẩu mà còn bổ sung thêm cho ngân sách nhà nước. Việc
tính toán tác động của Hiệp định TPP lên nguồn thu từ hàng nhập khẩu, vì vậy,
cần được nhìn theo cả 2 hướng.
3. Về thương mại hàng hóa
Với một số chủng loại nông sản mà Hoa Kỳ và một số nước khác trong TPP (Ôxtrây-lia, Niu Di-lân, Chi-lê) có thế mạnh, sức ép cạnh tranh là khá lớn khi thuế
được đưa về 0%, trong đó nổi bật là thịt lợn, thịt gà. Đây là những mặt hàng ta đã
sản xuất được nhưng sức cạnh tranh còn yếu. Một số nông sản khác cũng sẽ gặp
khó khăn nhưng ở mức độ nhẹ hơn vì những sản phẩm này ta vẫn phải nhập
khẩu với số lượng lớn, trong nước dù sao cũng đã quen với cạnh tranh, đó là sản
phẩm sữa, đậu tương, ngô và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc.

Một số sản phẩm công nghiệp mà bạn hàng TPP có thế mạnh cũng có thể gây
khó khăn cho sản xuất của ta, thí dụ như giấy, thép, ô tô. Tuy nhiên, có cơ sở để
cho rằng sức ép cạnh tranh sẽ không lớn vì sản phẩm của ta hướng đến phân
khúc thị trường trung bình trong khi sản phẩm của các nước TPP thường hướng
đến phân khúc thị trường cao cấp.


Để vượt qua thách thức này, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp – chăn nuôi, Việt
Nam phải hết sức nỗ lực, biến thách thức thành cơ hội đổi mới mô hình tăng
trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế.
4. Về quyền sở hữu trí tuệ
Sau 10 năm thực hiện Luật sở hữu trí tuệ từ 2006 đến hết năm 2015, tỉ lệ vi phạm
bản quyền phần mềm còn lớn, chiếm 81%, đang là một trong những rào cản, gây
khó khăn và bất lợi cho doanh nghiệp khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương TPP.
Phát biểu tại cuộc tọa đàm nêu trên, ông John Hill, Tham tán Kinh tế từ Đại sứ
quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho rằng Việt Nam sẽ có lợi lớn khi gia nhập TPP song
cũng có những bất lợi. TPP đề ra những tiêu chuẩn rất cao về bảo hộ sở hữu trí
tuệ. Những tiêu chuẩn này còn chặt chẽ hơn cả quy định của WTO, mà nếu không
tuân thủ thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Ông Hill cho rằng tỉ lệ cài đặt phần mềm không có bản quyền của Việt Nam hiện
81% là một trong những mức cao nhất trên thế giới, cao nhất trong 12 nước thành
viên TPP. Đây là vấn đề khó khăn lớn đối với doanh nghiệp trong nước vì không
những họ không tận dụng được lợi thế từ TPP mà còn vướng vào các vấn đề
pháp lý.
5. Yêu cầu với các quyền lao động cơ bản
TPP từ góc độ phát triển bền vững (môi trường), vì quyền con người (lao động),
minh bạch hóa và cải cách hành chính (các vấn đề còn lại). Việt Nam cần thuyết
phục được các đối tác rằng chúng ta đã có rất nhiều tiến bộ trong các lĩnh vực về
môi trường và lao động, và sẽ có những cải tiến dần trong phạm vi có thể thực

hiện để phù hợp với nguồn lực hiện có.
Việt Nam cần chủ động chấp nhận trước những yêu cầu về môi trường và lao
động mà Việt Nam hiện có thể đáp ứng được (không giữ quan điểm bảo thủ trong
toàn bộ vấn đề). Ví dụ, theo nhiều doanh nghiệp, hiện nay họ đã đang đáp ứng
nhiều tiêu chuẩn về lao động liên quan đến loại bỏ lao động cưỡng bức, cấm lao
động trẻ em, cấm phân biệt đối xử trong tuyển dụng và sử dụng lao động, đảm
bảo quyền tiếp cận công lý trong thực thi pháp luật lao động…. theo yêu cầu của
khách hàng.
6. Về hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế
Để thực thi cam kết trong TPP, sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định
pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường …
Tuy nhiên, như kinh nghiệm gia nhập WTO đã chỉ ra, với sự chuẩn bị nghiêm túc
và nỗ lực cao độ, Việt Nam có thể thực hiện thành công khối lượng công việc này,
nhất là khi ta được quyền thực hiện theo lộ trình.


III.

ẢNH HƯỞNG CỦA TPP ĐẾN NGÀNH DỆT MAY VÀ
DOANH NGHIỆP NHÀ BÈ

Dệt may là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, và thị
trường lớn nhất là Hoa Kỳ. Trong khi đó, đối với Hoa Kỳ dệt may là một trong
những ngành nhạy cảm. Trong Hiệp đinh TPP có 1 chương riêng là Chương Dệt
may (Chương IV của Hiệp định) bao gồm các nội dung chính như sau:
• Bộ quy tắc xuất xứ riêng đối với các sản phẩm dệt may
• Các quy định về biện pháp tự vệ đối với dệt may,
• Các vấn đề về hợp tác hải quan, chương trình giám sát, xác minh xuất xứ.
1. Tác động tích cực của TPP đến ngành dệt may Việt Nam
Khi bắt đầu có hiệu lực, TPP sẽ tạo ra cú hích lớn và mang đến động lực

quan trọng cho sự phát triển của dệt may Việt Nam, góp phần đưa dệt may
Việt Nam lên tầm cao hơn trong tương lai gần.
Thứ nhất, khi gia nhập TPP, đại bộ phận hàng dệt may của nước ta sẽ
được hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu vào các nước thành viên TPP. Khi
đó, thuế nhập khẩu vào Mỹ và các nước trong TPP sẽ giảm xuống bằng 0.
Đây là một lợi thế rất lớn để ngành dệt may tăng thị phần trên trường quốc
tế. Trước đây thuế nhập khẩu từ 17% trở lên, bây giờ nếu có hiệu lực sẽ
xuống còn 0%.
Thứ hai, ngành dệt may được kỳ vọng sẽ tăng mạnh và có tác động đáng
kể đến nền kinh tế trong nước. Hiện nay, xuất khẩu hàng dệt may đã chiếm
hơn 15% tổng doanh số xuất khẩu của cả nước và dự đoán đến năm 2025,
doanh thu xuất khẩu hàng dệt may có thể tăng lên đến 30 tỷ đồng nếu năng
lực sản xuất dệt may VN tăng theo đúng chiến lược mà các cơ quan chức
năng vạch ra. Đồng thời nhu cầu về nguyên liệu (bông, sợi) cũng sẽ tăng
tương ứng. Bên cạnh đó, các nước tham gia TPP đa số là những đối tác
xuất khẩu quan trọng của Việt Nam,
Nếu TTP có hiệu lực và đi vào thực thi thì tỉ trọng này trong tương lai có thể
sẽ cao hơn nhiều.
Thứ ba, nếu TPP góp phần thúc đẩy tốt vào đầu tư nguyên liệu thì các chỉ
tiêu về xuất siêu, giá trị gia tăng, tỷ lệ nội địa hóa của ngành đều được
nâng cao. Dự kiến ngành sẽ đạt mục tiêu đạt tỷ lệ nội địa hóa 60% vào
năm 2016 và 70% vào năm 2020.
Thứ tư, thị trường lao động trong ngành dệt may cũng sẽ ảnh hưởng theo
chiều hướng tích cực. Khi thuế suất bằng 0%, hàng hóa xuất khẩu sang
các nước TPP sẽ tăng lên nhiều, điều này đồng nghĩa với việc thị trường
lao động trong nước sẽ có nhiều thay đổi. Lực lượng lao động tham gia vào
ngành dệt may sẽ cao hơn kéo theo chất lượng lao động sẽ cao hơn. Theo
như dự kiến, trong điều kiện mọi yếu tố đều thuận lợi, xuất khẩu của Việt
Nam sẽ tăng 68 tỉ đô la vào năm 2026 nhờ TPP. Riêng về xuất khẩu dệt
may, một tỉ đô la xuất khẩu hàng năm sẽ tạo ra khoảng 250.000 việc làm.



2. Tác động tiêu cực của TPP đến ngành dệt may Việt Nam
Bên cạnh những mặt tích cực do TPP mang lại, ngành dệt may cũng sẽ
phải đối mặt với nhiều mặt tiêu cực, đó là:
Thứ nhất, đi đôi với việc các doanh nghiệp trong nước có cơ hội quyết tâm
nội địa hóa nguyên phụ liệu ngành dệt may trong nước lên tỉ lệ cao hơn do
một yêu cầu khắt khe của TPP là “nguyên tắc xuất xứ” thì thách thức của
nguyên tắc này đặt ra cho ngành cũng không phải là nhỏ. Nếu muốn
hướng thuế suất bằng 0% khi xuất khẩu thì các doanh nghiệp cần phải
chứng minh được là nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đó
hoàn toàn là sản xuất trong nước hoặc là nhập khẩu từ các nước tham gia
TPP khác chứ không phải là nguyên liệu (tính từ sợi) nhập khẩu từ các
nước ngoài TPP… Đó được gọi là nguyên tắc xuất xứ “từ sợi chỉ trở đi”
(yarn forward).
Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi hiện tại ngành
dệt may nước ta đang phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ
Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước ASEAN –Việt Nam chỉ đáp ứng được
trên dưới 20% các nguyên phụ liệu sản xuất, còn lại còn khoảng 80% đểu
phải phụ thuộc vào viêc nhập khẩu từ nước ngoài.
Thứ hai, là thách thức về xu hướng đầu tư rất nhanh và mạnh của các nhà
đầu tư nước ngoài với lợi thế cả về tài chính, công nghệ và thị trường đều
vượt xa so với các doanh nghiệp Việt Nam. Khi nội dung của Hiệp định đã
dần dần sáng tỏ, biết rõ mốc thời gian có thể thu được lợi ích từ Hiệp định
tại Việt Nam thì lập tức các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam.
Khi đó, doanh nghiệp 100% Việt Nam sẽ rơi vào thế yếu vì doanh nghiệp
Việt yếu hơn các doanh nghiệp nước ngoài về mọi mặt. Hàng xuất nhập
khẩu có xu hướng phát triển và được người tiêu dùng lựa chọn.
Thứ ba, mặt yếu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là năng suất lao
động thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực cũng như các nước

trên toàn cầu. chỉ số năng suất lao động của khu vực sản xuất của Việt
Nam chỉ đạt 2,4 trong khi các quốc gia sản xuất dệt may lớn khác như
Trung Quốc là 6,9 và Indonesia là 5,2. Đây là điểm yếu lớn nhất của dệt
may nói riêng và các ngành sản xuất sử dụng lao động nói chung. Với việc
năng suất lao động của Việt Nam thấp như vậy thì giá thành sản phẩm của
doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị đẩy lên cao hơn so với sản phẩm cùng loại
của các nước khác, kéo theo sản phẩm của Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh
kém.
Bên cạnh đó, thủ tục hành chính, hải quan; chi phí không chính thức…,
theo yêu cầu TPP, còn rườm rà và lớn hơn cả phần thuế được cắt giảm
trong TPP. Song, năng lực quản lý yếu kém, thiếu hụt lao động, năng suất
lao động thấp, thiếu vốn đầu tư và công nghệ … cũng là một trong những
yếu tố kìm hãm việc tăng năng lực sản suất cũng như xuất khẩu của doanh
nghiệp VN trong khuôn khổ TPP. Môi trường cũng là vấn đề nhức nhối đối


với những ngành sản xuất gây ô nhiễm có liên quan đến dệt may (như
ngành nhuộm). Ngoài ra, khả năng các nước nhập khẩu hàng dệt may Việt
Nam đưa ra các hàng rào kỹ thuật và thương mại phi thuế quan…để cản
trở xuất khẩu dệt may của Việt Nam là khó tránh khỏi.
Lựa chọn doanh nghiệp.
1. Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè - NBC
Được thành lập vào năm 1975,Sau 45 năm, thành công lớn nhất của NBC là tạo
được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước về năng lực sản xuất, chất lượng
sản phẩm, đồng thời xây dựng được một đội ngũ vững mạnh, đoàn kết hướng
đến những mục tiêu cao hơn. Đến nay NBC đã phát triển thành một Tổng Công ty
có 37 đơn vị và xí nghiệp thành viên, 30.000 cán bộ công nhân viên hoạt động
trên nhiều lĩnh vực với địa bàn trải rộng khắp cả nước.
2. Đối với những kho khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi gia nhập TPP,
có một số chiến lược như sau

a. Xuất phát từ doanh nghiệp:
Chuyên môn hóa sản phẩm: Để có thể tận dụng hiệu quả cao nhất từ Hiệp định
TPP, các doanh nghiệp dệt may cần phải nhanh chóng hình thành chuỗi cung ứng
hoàn chỉnh từ thiết kế – nguyên phụ liệu – may – phân phối và có sự liên kết hữu
cơ giữa các khâu.
Phát triển nguồn lực doanh nghiệp: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho
ngành dệt may, đào tạo lực lượng lao động lành nghề để có năng suất lao động
cao. Từ đó, sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh mạnh hơn trên
trường quốc tế.
Áp dụng công nghệ kĩ thuật vào sản xuất: Nghiên cứu và phát triển khoa học công
nghệ (R&D), xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Thúc đẩy việc
chuyển giao công nghệ, hợp tác Quốc tế trong ngành dệt may. Hàng dệt may Việt
Nam đã được công nghệ hóa tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế so với hàng hóa
xuất nhập khẩu
Gia tăng giá trị thương hiệu: Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam không chú trọng
đến bao bì sản phẩm hay tên thương hiệu, vị thế không tao được chỗ đứng trong
lòng người tiều dùng quốc tế. Để cạnh tranh với hàng hóa các nước, các doanh
nghiệp dệt may Việt nam cần chú trọng hơn về ngoại hình, mẫu mã của sản
phẩm. Cần làm nổi bật được thương hiệu để tạo chỗ đứng trong long người tiêu
dùng.
b. Xuất phát từ cơ quan chức năng, chính phủ
Lập nên hàng rào kỹ thuật và thương mại phi thuế quan ở một mức độ, việc lập
hàng rào phi thuế quan cũng là một giải pháp mà các nhà hoạch định chính sách
cần phải nghĩ tới. Khi đó ngành dệt may sẽ tránh được việc sẽ có dòng sản phẩm
cạnh tranh ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam khi doanh nghiệp Việt Nam năng lực


cạnh tranh còn yếu và những kiến thức và khâu chuẩn bị khi gia nhập TPP còn
hạn chế.
Thay đổi luật pháp tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong nước : Bên cạnh việc lập

hàng rào phi thuế quan, chính phủ cần mở rộng những chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp trong nước như giảm thuế thu nhập. tiến hành kiểm tra gắt gao với các
sản phẩm ngoại nhập trên thị trường, hỗ trợ việc truyền thông của doanh nghiệp
trong nước.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×