MỞĐẦU
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình tất yếu đối với các nước lạc
hậu muốn trở thành các nước có nền sản xuất lớn. Sự cất cánh của bốn con rồng
Châu áđều có quá trình tích lũy thông qua ngành dệt may và xuất khẩu dệt may.
Đối với Việt Nam, ngành công nghiệp dệt may có vị trí to lớn trong tiến trình
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mười năm qua, ngành dệt may đã có
bước phát triển mạnh mẽ trở thành ngành xuất khẩu đứng thứ hai sau dầu thô,
song vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng gia công. Làm gìđể ngành dệt may Việt
Nam có thể cất cánh? Đó là một câu hỏi không chỉ riêng ngành dệt may mà cả
chính phủ phải quan tâm.
Đểđẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, vấn đềđặt
ra cho toàn ngành cần thiết phải nghiên cứu tiếp cận và thâm nhập thị trường
tiềm năng, mở rộng các thị trường hiên có. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam sang Hoa Kì, Việt Nam không chỉđạt được sự tăng trưởng ổn định về
ngoại thương mà còn phải thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất
khẩu.Vì vậy trong bài viết này em xin trình bày:"Một số cơ hội thách thức mà
ngành dệt may gặp phải và các giải pháp cơ bản để thúc đẩy quá trình hội
nhập của ngành dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ".
CHƯƠNG I
TỔNGQUANCHUNGVỀNGÀNHDỆTMAY VIỆT NAM.
Ngành sản xuất sản phẩm dệt may nước ta đã có truyền thống lâu đời,
nhưng ngành vẫn chỉ dừng ở trình độ sản xuất thủ công nghiệp và phổ biến là
“làng nghề”. Quá trình chuyển hóa từ sản xuất thủ công lên sản xuất công nghiệp
mới chỉđựoc ghi nhận khoảng 1 thế kỉ với tác nhân là sự chuyển giao công nghệ
từChâu Âu. Sự phát triển chính thức của ngành công nghiệp dệt may bắt đầu khi
khu công nghiệp Đông Nam áđược thành lập năm 1889. Sau chiếntranh thế giới
thứ hai, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam mới thực sự phát triển cả về quy
mô và tốc độ, nhưng chủ yếu thuộc khu vực kinh tế quốc doanh.
Từ năm 1975 cho đến năm 1991 ngành công nghiệp dệt may cả nước vẫn
chủ yếu dựa vào thiết bị cũđược chuyển giao từ Trung Quốc, Liên Xô và các
nước Đông Âu. Sản phẩm đều nhằm phục vụ nhu cầu nội địa là chính.
Từ năm 1991 đến nay công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta đã mở ra
thời kì phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp dệt
may. Sự phát triển của ngành công nghiệp này được ghi nhận trên nhiều phương
diện, trước hết là sựđổi mới về thiết bị và công nghệ, tiếp đến là sự phát triển về
quy mô của các doanh nghiệp nhà nước và sự tham gia nhanh chóng của khu vực
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế tư nhân, cuối cùng là sự thâm
nhập và phát triển thị trường xuất khẩu các sản phẩm dệt may.
Mặc dù phát triển chậm hơn so với các nứoc láng giềng Châu á, ngành dệt
may Việt Nam đã phát triển một cách đầy ấn tượng trong những năm gần đây về
công suất cũng như kim ngạch xuất khẩu. Ngành đã có thể tự khẳng định mình là
một lĩnh vực quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp của đất nước.
Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc tăng từ 90 triệu USD năm 1990lên 1,35 tỉ
USD năm 1997 và tạo ra khoảng 20 % tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Dệt
may được coi là một trong các ngành có lợi thế nhất của Việt Nam bởi nó sử
dụng nhiều lao động, mang về nhiều ngoại tệ cho đất nước, chỉđứng thứ hai sau
dầu khí. Năm 2001 giá trị xuất khẩu của ngành đãđạt được 2,1 tỉ USD, tao công
ăn việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động. Đến năm 2002 kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt mayđạt được 2,7 tỷ USD, tăng 37% so với 2001. Mục tiêu đến năm
2005 kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may phải đạt 4-5 tỷ USD vàđến năm 2010
sẽ là 8-10 tỷ USD, thu hút 2,5 đến 3 triệu lao động.Những thành tựu trên đãđạt
được chính trong bối cảnh ngành phải gia nhập vào một thị trường rất nhiều đối
thủ cạnh tranh gay gắt. Phát triển tốt ngành dệt may đồng nghĩa vơí việc hội
nhập vào khu vực và thế giới một cách hiệu quả hơn bởi chính những đặc điểm
toàn cầu của nó.
Dệt may là sản phẩm đa dạng, nhiều chủng lọai và nhu cầu liên tục tăng
lên cùng với xu thế tăng trưởng kinh tế. Mức sống càng cao đòi hỏi phải ăn mặc
càng đẹp, hơn thế nữa sản phẩm lai gọn nhẹ. Mỗi quốc gia đều có những phong
tục tâp quán khác nhau nên thị hiếu về cách ăn mặc cũng khác nhau. Vì vậy
nghiên cứu tìm hiểu kĩđặc điểm này giúp cho mặt hàng xuất khẩu của ta ngày
càng phong phú, đa dạng hơn.
CHƯƠNG II
THỰCTRẠNGXUẤTKHẨUHÀNGDỆTMAY VIỆT
NAMVÀOTHỊTRƯỜNG HOA KÌ.
1.Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Hiệp định Thương mại Việt-Mỹđược kí kết ngày 13/7/2000đã chính thức
có hiệu lực mở ra nhiều cơ hội cho quan hệ thương mại song phương,trong đó
mở ra nhiều cơ hội cho việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị
trường Mỹ. Mỹ là một thị trường khổng lồ với dân số trên 270 triệu, GDP hơn
10.000 tỷ USD mỗi năm, trong đó 80% được dành cho tiêu dùng. Mỹ là một nền
kinh tế có sức mua lớn nhất thế giới. Hàng năm, Mỹ nhập khẩu hơn 1000 tỷ
USD, chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch nhập khẩu toàn thế giới. Mặt khác, Mỹ
không những là một thị trường khổng lồ mà còn có sức chi phối vàảnh hưởng rất
lớn đến thị trường thế giới cũng như các tổ chức thương mại và tài chính quốc tế.
Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công tương đối rẻ, có nhiều
ngành nghề truyền thống trong đó có ngành dệt may, nên có khả năng và lợi thế
trong sản xuất ngành hàng này. Đây là mặt hàng mà thị trường Mỹ có nhu cầu rất
lớn và họđã mất lợi thế so sánh trong mặt hàng này.
Kể từ khi lệnh cấm vận được bãi bỏ, kim ngạch xuất khẩu của Việt
Namsang Mỹ liên tục tăng nhanh. Nếu năm 1994, kim ngạch xuất khẩu (KNXK)
của Việt Nam sang Mỹ là 50,4 triệu USD thì năm 2001 là 1.065,3 triệu USD,
tăng gấp 11 lần so với năm 1994, làm cho tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ
tăng lên7,26% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đến năm 2003, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng may mặ lớn
thứ 7 trên thị trường Mỹ với tổng giá trị xuất khẩu đạt 2,48 tỷ USD tăng 161%
về giá trị và 131% về sản lượng so với năm 2002. Theo số liệu thống kê Nhập
khẩu từ cơ quan Hải quan Mỹ, thứ tự các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc vào
Mỹ : đứng đầu là Trung Quốc với KNXK 11,6 tỷ USD chiếm 15% thị phần, tiếp
đó là Mexico, Pakistan, Ân Độ, Campuchia, Brazil, Việt Nam.
Hiện nay, Mỹ nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu là từĐài Loan, Hồng
Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc. Những nước này chiếm 1/2 khối lượng hàng dệt
may nhập khẩu vào Mỹ. Hiện nay Hiệp định Thương mại Việt – Mỹđã có hiệu
lực, mức thuế suất hàng may mặc giảm từ 51,1% xuống còn 10,3%. Nếu tới đây
Việt Nam được hưởng mức thuế suất này thì chắc chắn kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may sang Mỹ sẽ gia tăng mạnh mẽ.
2.Những cơ hội của ngành dệt may khi thâm nhập vào thị trường Mỹ.
Theo các chuyên gia kinh tế, ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước
những thời cơ hết sức thuận lợi. Thời cơđầu tiên phải kểđến là chính phủđã phê
duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2010 và ban hành một số cơ
chế chính sách hỗ trợ ngành dệt may tăng tốc và xuất khẩu. Thời cơ thứ hai là
sau sự kiện 11/9/2001 thế giưới đánh giá Việt Nam là một nước ổn định vàđây
làđiều kiện để thu hút các nhàđầu tư Mỹ vào Việt Nam. Các tập đoàn lớn của Mỹ
như JC Penny, Nike đã chính thức quan hệ với các doanh nghiệp may Niệt Nam
may quần áo thể thao xuất khẩu sang Mỹ. Thời cơ thứ ba là hiệp định thương
mại Việt – Mỹđãđược kí kết như vậy thị trường được mở rộng. Chính những thời
cơ thuận lợi này đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam phát triển.
Cơ hội đầu tiên là xu hướng chuyển dịch vốn và công nghệ thế giới diễn
ra mạnh mẽ. Xu hướng này chuyển dịch từ những nước không có lợi thé so sánh
sang các nước có lợi thế so sánh, trong đó có Việt Nam. Ngành may mặc cũng
nằm trong xu thế này, chuyển sản xuất từ các nước phát triển vàđang phát triển ở
trình độ cao sang các nước đang phát triển ở trình độ thấp. Một lí do cơ bản dễ
nhận thấy là giá lao động ngày càng cao làm tăng chi phí giá thành, ảnh hưởng